- Lời nói đầu
- Phẩm thứ nhất: Phá Nhân Duyên
- Phẩm thứ nhì: Phá Khứ Lai
- Phẩm thứ ba: Phá Lục Tình
- Phẩm thứ tư: Phá Ngũ Aám (Ngũ Uẩn)
- Phẩm thứ năm: Phá Lục Chủng (Sáu Thứ)
- Phẩm thứ sáu: Phá Nhiễm Và Kẻ Nhiễm
- Phẩm thứ bảy: Quán Tam Tướng (Sanh, Trụ, Diệt)
- Phẩm thứ tám: Quán Phá “Pháp Tác” Và “Kẻ Tác”
- Phẩm thứ chín: Phá Bản Trụ (Bản Lai Vốn Đã Có)
- Phẩm thứ mười: Phá "Đốt" Và "Sở Đốt"
- Phẩm thứ mười một: Phá Bản Tế (Thực Tế Bản Lai Vốn Sẵn)
- Phẩm thứ mười hai: Phá Khổ
- Phẩm thứ mười ba: Phá "Hành"
- Phẩm thứ mười bốn: Phá "Hợp"
- Phẩm thứ mười lăm: Phá Hữu Vô
- Phẩm thứ mười sáu: Quán Trói Mở
- Phẩm thứ mười bảy: Quán Nghiệp
- Phẩm thứ mười tám: Quán "Pháp"
- Phẩm thứ mười chín: Quán "Thời"
- Phẩm thứ hai mươi: Quán Nhân Quả
- Phẩm thứ hai mươi mốt: Quán Thành Hoại
- Phẩm thứ hai mươi hai: Quán Như Lai
- Phẩm thứ hai mươi ba: Quán "Điên Đảo"
- Phẩm thứ hai mươi bốn: Quán Tứ Đế
- Phẩm thứ hai mươi lăm: Quán Niết Bàn
- Phẩm thứ hai mươi sáu: Quán Thập Nhị Nhân Duyên
- Phẩm thứ hai mươi bảy: Quán Tà Kiến
- Lời kết
PHẨM THỨ BA: PHÁ LỤC TÌNH
Ghi chú. Lục tình: Lục thức đối với lục căn, lục trần, sanh khởi tình chấp, nên gọi là lục tình (có cảm tình chấp đó là thực)
Nhãn nhĩ và tỷ thiệt
Cùng thân ý lục tình
Nhãn nhĩ ... lục tình này
Hành sắc thanh ... lục trần
Kiến chẳng thể có kiến
Phi kiến cũng chẳng kiến
Nếu đã phá nơi kiến
Tức là phá người kiến
Lìa "kiến", chẳng lìa "kiến"
Người kiến chẳng thể đắc
Vì chẳng có người kiến
Ðâu có kiến để kiến
Giải thích. Kinh Lăng Nghiêm nói: Lúc thấy sáng, kiến tinh (tánh thấy) chẳng phải là sáng; lúc thấy tối, kiến tinh chẳng phải là tối; lúc thấy thông, kiến tinh chẳng phải là thông; lúc thấy nghẽn, kiến tinh chẳng phải là nghẽn. Bốn nghĩa trên chứng tỏ kiến tinh chẳng theo cảnh trần sanh diệt. Ngươi còn nên biết "kiến kiến chi thời" (lúc cái bản kiến tự hiện), "kiến phi thị kiến" (kiến chẳng phải là kiến), "kiến do ly kiến" (kiến còn phải lìa kiến), "kiến bất năng cập" (vì kiến chẳng thể thấy được kiến).
Theo cái nhìn của Thiền Tông
Ấy là Thế Tôn hiển bày đệ nhứt nghĩa đế, cũng là diệu bồ đề đạo vậy. Kiến và kiến duyên gồm có năm nghĩa: Sáng, tối, thông, nghẽn (trần) là bốn thứ kiến duyên (sở kiến), còn kiến tinh là một thứ kiến vọng (năng kiến). Thế Tôn ở đây phân biệt năng kiến (kiến tinh) và kiến duyên (tướng sáng, tối, thông, nghẽn). Bản thể của diệu giác gọi là chơn kiến, dụ như đệ nhất nguyệt, thường chiếu rõ kiến tinh, mà kiến tinh (đệ nhị nguyệt) thì chẳng thể thấy được chơn kiến. Nên cho kiến tinh là vọng (do dụi mắt sở hiện tức là vọng). Cái kiến tinh của năng kiến đã là vọng, thì sắc tướng do kiến tinh thấy được dĩ nhiên cũng là vọng. Năng sở đều vọng, thì chẳng có "kẻ năng kiến" và sắc tướng của "sở kiến". Theo đó suy luận thì biết những cảnh trần do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cảm nhận được cũng như thế. Nên Kinh Bảo Tích nói: "Pháp thân" chẳng thể dùng kiến văn giác tri để cầu; chẳng phải sở kiến của nhục nhãn, vì vô sắc; chẳng phải sở kiến của thiên nhãn, vì vô vọng; chẳng phải sở kiến của huệ nhãn, vì lìa tướng; chẳng phải sở kiến của pháp nhãn, vì lìa "chư hành" (vô thường); chẳng phải sở kiến của Phật nhãn, vì lìa "chư thức". Nếu chẳng cho là có những cái thấy kể trên thì gọi là tri kiến Phật (tức là diệu giác).
Công án Thiền Tông (chứng minh những điều trên)
Tăng Văn Thùy ở chùa Báo Từ có nghiên cứu Kinh Thủ Lăng Nghiêm, gặp thiền sư Pháp Nhãn, trình sở học của mình, cho là phù hợp ý chỉ trong kinh.
Nhãn hỏi: Lăng Nghiêm há chẳng phải có nghĩa bát hoàn ư? (tám thứ trả về nguồn gốc)
Thùy đáp: Phải.
Hỏi: Sáng hoàn cái gì?
Ðáp: Sáng hoàn nhật luân (mặt trời)
Hỏi: Nhật hoàn cái gì?
Văn Thùy ngơ ngác, chẳng thể trả lời. Từ đó khâm phục thỉnh pháp. Như thế có thể biết "chủ trong chủ" thực chẳng phải ghi chú, giải thích có thể đến được.