Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần [2.8h]

18/04/201318:06(Xem: 8330)
Phần [2.8h]

Tạng Luật
Vinayapitaka

Phân Tích Giới Tỷ-Kheo - II
(Bhikkhuvibhanga II)

Tỳ kheo Indacanda Nguyệt Thiêndịch
---o0o---

VIII. CHƯƠNG ƯNG ĐỐI TRỊ (PĀCITTIYAKAṆḌAṂ)
(tiếp theo)

PHẦN THEO PHÁP - ĐIỀU HỌC THỨ NHẤT:

[680] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Kosambī, tu viện Ghosita. Vào lúc bấy giờ, đại đức Channa hành xử sai nguyên tắc. Các tỷ-kheo nói như vầy:

- Này đại đức Channa, chớ có hành động như thế, điều này không được phép.

Vị ấy nói như vầy:

- Này các đại đức, tôi sẽ không thực hành điều học này cho đến khi nào tôi còn chưa hỏi vị tỷ-kheo khác kinh nghiệm rành rẽ về Luật.

Các vị tỷ-kheo ít ham muốn, …(như trên)… Các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao khi được các tỷ-kheo nói theo Pháp đại đức Channa lại nói như vầy: “Này các đại đức, tôi sẽ không thực hành điều học này cho đến khi nào tôi còn chưa hỏi vị tỷ-kheo khác kinh nghiệm rành rẽ về Luật”?

…(như trên)…

- Này Channa, nghe nói khi được các tỷ-kheo nói theo Pháp ngươi lại nói như vầy: “Này các đại đức, tôi sẽ không thực hành điều học này cho đến khi nào tôi còn chưa hỏi vị tỷ-kheo khác kinh nghiệm rành rẽ về Luật,” có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này kẻ rồ dại, vì sao khi được các tỷ-kheo nói theo Pháp ngươi lại nói như vầy: “Này các đại đức, tôi sẽ không thực hành điều học này cho đến khi nào tôi còn chưa hỏi vị tỷ-kheo khác kinh nghiệm rành rẽ về Luật”? Này kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo nào khi được các tỷ-kheo nói theo Pháp lại nói như vầy: ‘Này các đại đức, tôi sẽ không thực hành điều học này cho đến khi nào tôi còn chưa hỏi vị tỷ-kheo khác kinh nghiệm rành rẽ về Luật’ thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).’ Này các tỷ-kheo, vị tỷ-kheo trong lúc học tập nên hiểu rõ, nên thắc mắc, nên hỏi han. Đây là sự đúng đắn trong trường hợp ấy.”

[681] Vị nào: là bất cứ vị nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo: ...(như trên)... Vị này là “vị tỷ-kheo” được đề cập trong ý nghĩa này.

(Bởi) các tỷ-kheo: (bởi) các vị tỷ-kheo khác.

Theo Phápnghĩa là điều gì đã được đức Thế Tôn quy định là điều học, điều ấy gọi là theo Pháp. Khi được nói bởi vị ấy, vị nói như vầy: “Này các đại đức, tôi sẽ không thực hành điều học này cho đến khi nào tôi còn chưa hỏi vị tỷ-kheo khác kinh nghiệm rành rẽ về Luật” thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[682] Vị đã tu lên bậc trên, nhận biết là đã tu lên bậc trên, vị nói như thế thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Vị đã tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, vị nói như thế thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Vị đã tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là chưa tu lên bậc trên, vị nói như thế thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Khi đang được nói về điều không được quy định (nghĩ rằng): “Thực hành điều này không đưa đếnsự đoạn trừ, không đưa đếnsự từ bỏ, không đưa đếnsự hoan hỷ, không đưa đếnsự giảm thiểu, không đưa đếnsự ra sức nỗ lực” rồi nói như vầy: “Này đại đức, tôi sẽ không thực hành điều học này cho đến khi nào tôi còn chưa hỏi vị tỷ-kheo khác kinh nghiệm rành rẽ về Luật, thông thái, trí tuệ, nghe nhiều, Pháp sư,” vị nói thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Khi đang được người chưa tu lên bậc trên nói về điều đã được quy định hoặc không được quy định (nghĩ rằng): “Thực hành điều này không đưa đếnsự đoạn trừ, không đưa đếnsự từ bỏ, không đưa đếnsự hoan hỷ, không đưa đếnsự giảm thiểu, không đưa đếnsự ra sức nỗ lực” rồi nói như vầy: “Này đại đức, tôi sẽ không thực hành điều học này cho đến khi nào tôi còn chưa hỏi vị tỷ-kheo khác kinh nghiệm rành rẽ về Luật, thông thái, trí tuệ, nghe nhiều, Pháp sư,” vị nói thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Người chưa tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là đã tu lên bậc trên, phạm tội dukkaṭa.

Người chưa tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa.

Người chưa tu lên bậc trên, nhận biết là chưa tu lên bậc trên, phạm tội dukkaṭa.

[683] (Với) vị trong lúc học tập: (với) vị có ý muốn học tập.

Nên hiểu rõ: nên biết rõ.

Nên thắc mắc: “Thưa ngài, điều này là thế nào, ý nghĩa của điều này là gì?”

Nên suy xét: nên suy nghĩ, nên cân nhắc.

Đây là sự đúng đắn trong trường hợp ấy: đây là sự hợp lý trong trường hợp ấy.

[684] Vị nói rằng: “Tôi sẽ biết, tôi sẽ học tập,” vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều học thứ nhất.

*******

ĐIỀU HỌC THỨ NHÌ:

[685] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, đức Thế Tôn bằng nhiều phương thức đã thuyết giảng về Luật (Vinaya) cho các tỷ-kheo, đã ngợi khen về Luật, đã ngợi khen sự nghiên cứu về Luật, đã ngợi khen đại đức Upāli như thế này như thế khác. Các tỷ-kheo (nghĩ rằng): “Đức Thế Tôn bằng nhiều phương tiện đã thuyết giảng về Luật, đã ngợi khen về Luật, đã ngợi khen về sự nghiên cứu Luật, đã ngợi khen đại đức Upāli như thế này như thế khác. Này các đại đức, vậy chúng ta hãy học thông thạo về Luật từ đại đức Upāli.” Và các vị ấy gồm nhiều tỷ-kheo trưởng lão, mới tu, và trung niên học thông thạo về Luật từ đại đức Upāli. Khi ấy, các tỷ-kheo nhóm Lục Sư đã bàn bạc điều này: “Này các đại đức, hiện nay nhiều vị tỷ-kheo trưởng lão, mới tu, và trung niên học thông thạo về Luật từ đại đức Upāli. Nếu các vị này được thành tựu kiến thức về Luật, họ sẽ lôi và quay chúng ta theo như ý thích. Này các đại đức, vậy chúng ta hãy chê bai Luật.” Sau đó, các tỷ-kheo nhóm Lục Sư đi đến gặp các tỷ-kheo và nói như vầy:

- Được việc gì với các điều học nhỏ nhặt và ít quan trọng được đọc tụng này? Chúng chỉ đem lại sự ăn năn, sự bực bội, sự bối rối thôi!

Các vị tỷ-kheo ít ham muốn, …(như trên)… Các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo nhóm Lục Sư lại chê bai Luật?

…(như trên)…

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các ngươi chê bai Luật, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi lại chê bai Luật ? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Khi giới bổn Pātimokkha đang được đọc tụng, vị tỷ-kheo nào nói như vầy: ‘Được việc gì với các điều học nhỏ nhặt và ít quan trọng được đọc tụng này? Chúng chỉ đem lại sự ăn năn, sự bực bội, sự bối rối thôi!’ Khi có sự chê bai điều học thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).

[686] Vị nào: là bất cứ vị nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo: ...(như trên)... Vị này là “vị tỷ-kheo” được đề cập trong ý nghĩa này.

Khi giới bổn Pātimokkha đang được đọc tụng: trong khi đang đọc tụng, hoặc trong khi đang bảo (người khác) đọc tụng, hoặc trong khi đang học, vị nói như vầy: “Được việc gì với các điều học nhỏ nhặt và ít quan trọng được đọc tụng này? Chúng chỉ đem lại sự ăn năn, sự bực bội, sự bối rối thôi! Những ai học thông thạo việc này các vị ấy có sự ăn năn, có sự bực bội, có sự bối rối. Những ai không học thông thạo việc này các vị ấy không có sự ăn năn, không có sự bực bội, không có sự bối rối. Phần nhiệm vụ này đã không được đọc tụng, phần nhiệm vụ này đã không được học tập, phần nhiệm vụ này đã không được học thông thạo, phần nhiệm vụ này không được duy trì, hoặc là Luật hãy biến mất hoặc là các tỷ-kheo này hãy không được thành tựu kiến thức.” Vị chê bai Luật đến vị đã tu lên bậc trên thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[687] Vị đã tu lên bậc trên, nhận biết là đã tu lên bậc trên, vị chê bai Luật thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Vị đã tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, vị chê bai Luật thì phạm tội pācittiya.

Vị đã tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là chưa tu lên bậc trên, vị chê bai Luật thì phạm tội pācittiya.

Vị chê bai Pháp khác thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Vị chê bai Luật và Pháp khác đến người chưa tu lên bậc trên thì phạm tội dukkaṭa.

Người chưa tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là đã tu lên bậc trên, phạm tội dukkaṭa.

Người chưa tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa.

Người chưa tu lên bậc trên, nhận biết là chưa tu lên bậc trên, phạm tội dukkaṭa.

[688] Vị không có ý định chê bai nói rằng: “Này, đến khi nào ngươi học thông thạo về các bài Kinh hoặc các bài kệ hoặc Vi Diệu Pháp rồi sẽ học thông thạo Luật sau,” vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều học thứ nhì.

*******

ĐIỀU HỌC THỨ BA:

[689] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo nhóm Lục Sư (nghĩ rằng): “Sau khi hành xử không đúng nguyên tắc,hãy để các vị biết rằng: ‘Chúng ta đã phạm tội vì không biết,’” rồi trong lúc giới bổn Pātimokkha đang được đọc tụng lại nói như vầy:

- Ngay giờ đây chúng tôi mới hay biết rằng điều học này đã được truyền lại trong giới bổn, đã được đầy đủ trong giới bổn, và được đưa ra đọc tụng vào mỗi nửa tháng.

Các vị tỷ-kheo ít ham muốn, …(như trên)… Các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo nhóm Lục Sư trong lúc giới bổn Pātimokkha đang được đọc tụng lại nói như vầy: “Ngay giờ đây chúng tôi mới hay biết rằng điều học này đã được truyền lại trong giới bổn, đã được đầy đủ trong giới bổn, và được đưa ra đọc tụng vào mỗi nửa tháng”?

…(như trên)…

- Này các tỷ-kheo, nghe nói trong lúc giới bổn Pātimokkha đang được đọc tụngcác ngươi nói như vầy: “Ngay giờ đây chúng tôi mới hay biết rằng điều học này đã được truyền lại trong giới bổn, đã được đầy đủ trong giới bổn, và được đưa ra đọc tụng vào mỗi nửa tháng,” có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này những kẻ rồ dại, vì sao trong lúc giới bổn Pātimokkha đang được đọc tụngcác ngươi lại nói như vầy: “Ngay giờ đây chúng tôi mới hay biết rằng điều học này đã được truyền lại trong giới bổn, đã được đầy đủ trong giới bổn, và được đưa ra đọc tụng vào mỗi nửa tháng”? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo nào trong lúc giới bổn Pātimokkha đang được đọc tụngvào mỗi nửa tháng lại nói như vầy: ‘Ngay giờ đây tôi mới hay biết rằng điều học này đã được truyền lại trong giới bổn, đã được đầy đủ trong giới bổn, và được đưa ra đọc tụng vào mỗi nửa tháng.’ Nếu các vị tỷ-kheo khác biết rõ về vị tỷ-kheo ấy rằng: ‘Vị tỷ-kheo này trước đây đã có ngồi hai hoặc ba lần trong lúc giới bổn Pātimokkha đang được đọc tụng, ai đó nói ra thì còn nhiều hơn nữa.’ Vị tỷ-kheo ấy không có được sự vô tội vì không biết. Và trong trường hợp đó, (vị ấy) đã vi phạm tội nào thì nên được hành xử theo pháp về tội đó. Hơn nữa, sự ngu dốtnên được khẳng định đối với vị ấy: ‘Này đại đức, ngươi đây không có sự lợi ích, ngươi đây đã nhận lãnh điều xấu là việc trong lúc giới bổn Pātimokkha đang được đọc tụng ngươi lại không khéo chăm chú và tác ý. Đây là tội ưng đối trị (pācittiyaṃ) trong sự ngu dốt ấy.”

[690] Vị nào: là bất cứ vị nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo: ...(như trên)... Vị này là “vị tỷ-kheo” được đề cập trong ý nghĩa này.

Vào mỗi nửa tháng: vào mỗi kỳ lễ Uposatha.

Trong lúc giới bổn Pātimokkha đang được đọc tụng: trong khi đang đọc tụng.

Nói như vầy: vị (nghĩ rằng): “Sau khi hành xử không đúng nguyên tắc,hãy để các vị hay biết rằng: ‘Ta đã phạm tội vì không biết,” rồi trong lúc giới bổn Pātimokkha đang được đọc tụng lại nói như vầy: “Ngay giờ đây tôi mới hay biết rằng điều học này đã được truyền lại trong giới bổn, đã được đầy đủ trong giới bổn, và được đưa ra đọc tụng vào mỗi nửa tháng” thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[691] Nếu các vị tỷ-kheo khác biết rõ về vị tỷ-kheo có ý định giả vờ ngu dốt ấy rằng: “Vị tỷ-kheo này trước đây đã có ngồi hai hoặc ba lần trong lúc giới bổn Pātimokkha đang được đọc tụng, ai đó nói ra thì còn nhiều hơn nữa.” Vị tỷ-kheo ấy không có được sự vô tội vì không biết. Và trong trường hợp đó, vị ấy đã vi phạm tội nào thì nên được hành xử theo pháp về tội đó. Hơn nữa, sự ngu dốt của vị ấy nên được khẳng định. Và này các tỷ-kheo, nên khẳng định về sự ngu dốt như vầy: Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỷ-kheo có kinh nghiệm, đủ năng lực:

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỷ-kheo này tên (như vầy) không khéo chăm chú và tác ý trong lúc giới bổn Pātimokkha đang được đọc tụng. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên khẳng định về sự ngu dốt của vị tỷ-kheo tên (như vầy). Đây là lời đề nghị.

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỷ-kheo này tên (như vầy) không khéo chăm chú và tác ý trong lúc giới bổn Pātimokkha đang được đọc tụng. Hội chúng khẳng định về sự ngu dốt của vị tỷ-kheo tên (như vầy). Đại đức nào đồng ý việc khẳng định về sự ngu dốt của vị tỷ-kheo tên (như vầy), vị ấy nên im lặng; vị nào không đồng ý, có thể nói lên.

Sự ngu dốt của vị tỷ-kheo tên (như vầy) đã được hội chúng khẳng định. Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.”

[692] Khi sự ngu dốt chưa được khẳng định, vị giả vờ ngu dốt thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Khi sự ngu dốt đã được khẳng định, vị giả vờ ngu dốt thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[693] Hành sự đúng pháp, nhận biết là hành sự đúng pháp, vị giả vờ ngu dốt thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Hành sự đúng pháp, có sự hoài nghi, vị giả vờ ngu dốt thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Hành sự đúng pháp, (lầm) tưởng là hành sự sai pháp, vị giả vờ ngu dốt thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Hành sự sai pháp, (lầm) tưởng là hành sự đúng pháp, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Hành sự sai pháp, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Hành sự sai pháp, nhận biết là hành sự sai pháp, thì vô tội.

[694] Vị chưa được nghe (giới bổn được tụng) đầy đủ, vị đã được nghe (giới bổn được tụng) đầy đủ chưa tới hai hoặc ba lần, vị không có ý định giả vờ ngu dốt, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều học thứ ba.

*******

ĐIỀU HỌC THỨ TƯ:

[695] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo nhóm Lục Sư nổi giận, bất bình rồi tung cú đánh vào các tỷ-kheo nhóm Mười Bảy Sư. Các vị ấy khóc lóc. Các tỷ-kheo đã nói như vầy:

- Này các đại đức, vì sao các vị khóc lóc vậy?

- Thưa các đại đức, những tỷ-kheo nhóm Lục Sư này nổi giận, bất bình rồi tung cú đánh vào chúng tôi.

Các vị tỷ-kheo ít ham muốn, …(như trên)… Các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo nhóm Lục Sư khi nổi giận, bất bình lại tung cú đánh vào các tỷ-kheo?

…(như trên)…

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các ngươi khi nổi giận, bất bình rồi tung cú đánh vào các tỷ-kheo, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi khi nổi giận, bất bình lại tung cú đánh vào các tỷ-kheo vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo nào nổi giận, bất bình rồi tung cú đánh vào vị tỷ-kheo thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).”

[696] Vị nào: là bất cứ vị nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo: ...(như trên)... Vị này là “vị tỷ-kheo” được đề cập trong ý nghĩa này.

Vào vị tỷ-kheo: vào vị tỷ-kheo khác.

Nổi giận, bất bình:không được hài lòng, có tâm bực bội, sanh khởi lòng cay cú.

Tung cú đánh: vị tung cú đánh bằng thân, hoặc bằng vật gắn liền với thân, hoặc vật ném ra, ngay cả bằng lá sen thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[697] Vị đã tu lên bậc trên, nhận biết là đã tu lên bậc trên, vị nổi giận bất bình rồi tung cú đánh thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Vị đã tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, vị nổi giận bất bình rồi tung cú đánh thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Vị đã tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là chưa tu lên bậc trên, vị nổi giận bất bình rồi tung cú đánh thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Vị nổi giận bất bình rồi tung cú đánh vào người chưa tu lên bậc trên thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Người chưa tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là đã tu lên bậc trên, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Người chưa tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Người chưa tu lên bậc trên, nhận biết là chưa tu lên bậc trên, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[698] Khi bị hãm hại bởi bất cứ người nào vị có ý định thoát thân rồi tung cú đánh, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều học thứ tư.

*******

ĐIỀU HỌC THỨ NĂM:

[699] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo nhóm Lục Sư nổi giận, bất bình rồi giơ tay dọa đánh các tỷ-kheo nhóm Mười Bảy Sư. Các vị ấy dầu được thoát khỏi cú đánh vẫn khóc lóc. Các tỷ-kheo đã nói như vầy:

- Này các đại đức, vì sao các vị khóc lóc vậy?

- Thưa các đại đức, các tỷ-kheo nhóm Lục Sư này nổi giận, bất bình rồi giơ tay dọa đánh chúng tôi.

Các vị tỷ-kheo ít ham muốn, …(như trên)… Các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo nhóm Lục Sư khi nổi giận, bất bình lại giơ tay dọa đánh các tỷ-kheo?

…(như trên)…

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các ngươi khi nổi giận, bất bình rồi giơ tay dọa đánh các tỷ-kheo, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi khi nổi giận, bất bình lại giơ tay dọa đánh các tỷ-kheo vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo nào nổi giận, bất bình rồi giơ tay dọa đánh vị tỷ-kheo thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).”

[700] Vị nào: là bất cứ vị nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo: ...(như trên)... Vị này là “vị tỷ-kheo” được đề cập trong ý nghĩa này.

Vị tỷ-kheo: vị tỷ-kheo khác.

Nổi giận, bất bình:không được hài lòng, có tâm bực bội, sanh khởi lòng cay cú.

Giơ tay dọađánh: vị đưa thân lên, hoặc vật gắn liền với thân, ngay cả lá sen thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[701] Vị đã tu lên bậc trên, nhận biết là đã tu lên bậc trên, vị nổi giận bất bình rồi giơ tay dọa đánh thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Vị đã tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, vị nổi giận bất bình rồi giơ tay dọa đánh thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Vị đã tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là chưa tu lên bậc trên, vị nổi giận bất bình rồi giơ tay dọa đánh thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Vị nổi giận bất bình rồi giơ tay dọa đánh người chưa tu lên bậc trên thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Người chưa tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là đã tu lên bậc trên, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Người chưa tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Người chưa tu lên bậc trên, nhận biết là chưa tu lên bậc trên, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[702] Khi bị hãm hại bởi bất cứ người nào vị có ý định thoát thân rồi giơ tay dọa đánh, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều học thứ năm.

*******

ĐIỀU HỌC THỨ SÁU:

[703] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo nhóm Lục Sư bôi nhọ vị tỷ-kheo với tội Tăng tàng (saṅghādisesa) không có nguyên cớ.

Các vị tỷ-kheo ít ham muốn, …(như trên)… Các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo nhóm Lục Sư lại bôi nhọ vị tỷ-kheo với tội saṅghādisesa không có nguyên cớ?

…(như trên)…

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các ngươi bôi nhọ vị tỷ-kheo với tội saṅghādisesa không có nguyên cớ, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi lại bôi nhọ vị tỷ-kheo với tội saṅghādisesa không có nguyên cớ vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo nào bôi nhọ vị tỷ-kheo với tội saṅghādisesa không có nguyên cớthì phạm tội ưng đối trị (pācittiya��).”

[704] Vị nào: là bất cứ vị nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo: ...(như trên)... Vị này là “vị tỷ-kheo” được đề cập trong ý nghĩa này.

Vị tỷ-kheo: vị tỷ-kheo khác.

Không có nguyên cớnghĩa là không được thấy, không được nghe, không bị nghi ngờ.

Với tội saṅghādisesa: với bất cứ tội nào thuộc nhóm mười ba tội.

Bôi nhọ: vị buộc tội hoặc bảo (người khác) buộc tội thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[705] Vị đã tu lên bậc trên, nhận biết là đã tu lên bậc trên, vị bôi nhọ với tội saṅghādisesa không có nguyên cớ thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Vị đã tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, vị bôi nhọ với tội saṅghādisesa không có nguyên cớ thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Vị đã tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là chưa tu lên bậc trên, vị bôi nhọ với tội saṅghādisesa không có nguyên cớ thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Vị bôi nhọ với sự hư hỏng về sở hành hoặc với sự hư hỏng về tri kiến thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Vị bôi nhọ người chưa tu lên bậc trên thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Người chưa tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là đã tu lên bậc trên, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Người chưa tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Người chưa tu lên bậc trên, nhận biết là chưa tu lên bậc trên, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[706] Vị buộc tội hoặc bảo (người khác) buộc tội theo như sự nhận biết, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều học thứ sáu.

*******

ĐIỀU HỌC THỨ BẢY:

[707] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo nhóm Lục Sư cố ý gợi lên nỗi nghi hoặc của các tỷ-kheo nhóm Mười Bảy Sư (nói rằng):

- Này các đại đức, điều học đã được đức Thế Tôn quy định rằng: “Không được cho tu lên bậc trên người chưa đủ hai mươi tuổi.” Và các ngươi chưa đủ hai mươi tuổi đã được tu lên bậc trên, phải chăng các ngươi là người chưa tu lên bậc trên?

Các vị ấy khóc lóc. Các tỷ-kheo đã nói như vầy:

- Này các đại đức, vì sao các vị khóc lóc vậy?

- Thưa các đại đức, các tỷ-kheo nhóm Lục Sư này cố ý gợi lên nỗi nghi hoặc của chúng tôi.

Các vị tỷ-kheo ít ham muốn, …(như trên)… Các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo nhóm Lục Sư lại cố ý gợi lên nỗi nghi hoặc của các tỷ-kheo?

…(như trên)…

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các ngươi cố ý gợi lên nỗi nghi hoặc của các tỷ-kheo, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi lại cố ý gợi lên nỗi nghi hoặc của các tỷ-kheo vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo nào cố ý gợi lên nỗi nghi hoặc của vị tỷ-kheo (nghĩ rằng): ‘Như vầy sẽ làm cho vị ấy không được thoải mái dầu chỉ trong chốt lát,’ sau khi thực hiện chỉ nguyên nhân ấy không điều nào khác thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).”

[708] Vị nào: là bất cứ vị nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo: ...(như trên)... Vị này là “vị tỷ-kheo” được đề cập trong ý nghĩa này.

Của vị tỷ-kheo: của vị tỷ-kheo khác.

Cố ý: sự vi phạm trong khi biết, trong khi có ý định, sau khi đã suy nghĩ, sau khi đã khẳng định.

Gợi lên nỗi nghi hoặc: Vị gợi lên nỗi nghi hoặc (nói rằng): “Ta tin rằng ngươi chưa đủ hai mươi tuổi mà đã được tu lên bậc trên, ta tin rằng ngươi đã thọ thực lúc sái thời, ta tin rằng ngươi đã uống men say, ta tin rằng ngươi đã ngồi với người nữ ở chỗ kín đáo” thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Sau khi thực hiện chỉ nguyên nhân ấy không điều nào khác: không có bất cứ nguyên nhân nào khác để gợi lên nỗi nghi hoặc.

[709] Vị đã tu lên bậc trên, nhận biết là đã tu lên bậc trên, vị cố ý gợi lên nỗi nghi hoặc thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Vị đã tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, vị cố ý gợi lên nỗi nghi hoặc thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Vị đã tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là chưa tu lên bậc trên, vị cố ý gợi lên nỗi nghi hoặc thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Vị cố ý gợi lên nỗi nghi hoặc của người chưa tu lên bậc trên thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Người chưa tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là đã tu lên bậc trên, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Người chưa tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Người chưa tu lên bậc trên, nhận biết là chưa tu lên bậc trên, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[710] Vị không có ý định gợi lên nỗi nghi hoặc (nói rằng): “Ta tin rằng ngươi chưa đủ hai mươi tuổi mà đã được tu lên bậc trên, ta tin rằng ngươi đã thọ thực lúc sái thời, ta tin rằng ngươi đã uống men say, ta tin rằng ngươi đã ngồi với người nữ ở chỗ kín đáo. Này ngươi hãy biết lấy, ngươi chớ có nghi hoặc về sau này,” vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều học thứ bảy.

*******

ĐIỀU HỌC THỨ TÁM:

[711] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo nhóm Lục Sư xung đột với các tỷ-kheo hiền thiện. Các tỷ-kheo hiền thiện nói như vầy:

- Này các đại đức, các tỷ-kheo nhóm Lục Sư này không có hổ thẹn, chúng ta không thể xung đột với các vị này được.

Các tỷ-kheo nhóm Lục Sư nói như vầy:

- Này các đại đức, vì sao các vị lại nhục mạ chúng tôi bằng lời nói là không có hổ thẹn?

- Này các đại đức, các vị đã nghe ở đâu?

- Chúng tôi đã đứng lắng nghe các đại đức.

Các vị tỷ-kheo ít ham muốn, …(như trên)… Các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo nhóm Lục Sư lại đứng lắng nghe các tỷ-kheo đang có sự xung đột, đang có sự cãi cọ, đang có sự tranh luận?

…(như trên)…

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các ngươi đứng lắng nghe các tỷ-kheo đang có sự xung đột, đang có sự cãi cọ, đang có sự tranh luận, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi lại đứng lắng nghe các tỷ-kheo đang có sự xung đột, đang có sự cãi cọ, đang có sự tranh luận vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo nào đứng lắng nghecác tỷ-kheo đang có sự xung đột, đang có sự cãi cọ, đang có s�� tranh luận (nghĩ rằng): ‘Những người này nói điều gì, ta sẽ nghe lời ấy,’ sau khi thực hiện chỉ nguyên nhân ấy không điều nào khác thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).”

[712] Vị nào: là bất cứ vị nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo: ...(như trên)... Vị này là “vị tỷ-kheo” được đề cập trong ý nghĩa này.

(Của) các tỷ-kheo: (của) các vị tỷ-kheo khác.

Đang có sự xung đột, đang có sự cãi cọ, đang có sự tranh luận: đang có sự tranh tụng.

Đứng lắng nghe: “Sau khi lắng nghe những người này, ta sẽ quở trách, ta sẽ nhắc nhở, ta sẽ làm cho hối lỗi, ta sẽ làm cho nhớ lại, ta sẽ làm cho xấu hổ” rồi đi đến thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Tại nơi nào, vị (ấy) đứng và nghe được thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Khi đang đi ở phía sau, vị đi nhanh hơn (nghĩ rằng): “Ta sẽ lắng nghe” thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Tại nơi nào, vị (ấy) đứng và nghe được thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Khi đang đi ở phía trước, vị đi chậm lại (nghĩ rằng): “Ta sẽ lắng nghe” thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Tại nơi nào, vị (ấy) đứng và nghe được thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Sau khi đi đến chỗ đứng hoặc chỗ ngồi hoặc chỗ nằm của vị tỷ-kheo, nên tằng hắng, nên báo hiệu cho vị đang nói biết. Nếu không tằng hắng hoặc báo hiệu cho biết thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Sau khi thực hiện chỉ nguyên nhân ấy không điều nào khác: không có bất cứ nguyên nhân nào khác để đứng lắng nghe.

[713] Vị đã tu lên bậc trên, nhận biết là đã tu lên bậc trên, vị đứng lắng nghe thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Vị đã tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, vị đứng lắng nghe thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Vị đã tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là chưa tu lên bậc trên, vị đứng lắng nghe thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Vị đứng lắng nghe người chưa tu lên bậc trên thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Người chưa tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là đã tu lên bậc trên, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Người chưa tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Người chưa tu lên bậc trên, nhận biết là chưa tu lên bậc trên, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[714] (Nghĩ rằng): “Sau khi lắng nghe những người này, ta sẽhạn chế, ta sẽ kềm chế, ta sẽ dập tắt (sự việc), ta sẽ tự mình thoát ra” rồi đi đến, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều học thứ tám.

*******

ĐIỀU HỌC THỨ CHÍN:

[715] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỷ-kheo nhóm Lục Sư sau khi hành xử sai nguyên tắc lại chống đối trong khi hành sự của mỗi một vị đang được thực hiện.

Vào lúc bấy giờ, hội chúng đã tụ họp lại do công việc cần làm nào đó. Các tỷ-kheo nhóm Lục Sư trong lúc đang làm y đã trao sự thỏa thuận cho một vị. Khi ấy, hội chúng (bàn bạc rằng): “Này các đại đức, chỉ có mỗi một vị tỷ-kheo nhóm Lục Sư đã đi đến, vậy chúng ta hãy thực hiện hành sự cho vị ấy” rồi đã thực hiện hành sự cho vị ấy. Sau đó, vị tỷ-kheo ấy đã đi đến gặp các tỷ-kheo nhóm Lục Sư. Các tỷ-kheo nhóm Lục Sư đã nói với vị tỷ-kheo ấy điều này:

- Này đại đức, hội chúng đã làm gì?

- Này các đại đức, hội chúng đã thực thi hành sự đến tôi.

- Này đại đức, chúng tôi đã không trao thỏa thuận vì mục đích của việc ấy (là việc): “Sẽ thực hiện hành sự cho đại đức.” Này đại đức, nếu chúng tôi biết rằng: “Sẽ thực hiện hành sự cho đại đức” chúng tôi đã không trao sự thỏa thuận.

Các vị tỷ-kheo ít ham muốn, …(như trên)… Các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo nhóm Lục Sư sau khi trao sự thỏa thuận cho những hành sự đúng pháp sau đó lại gây điều phê phán?

…(như trên)…

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các ngươi sau khi trao sự thỏa thuận cho những hành sự đúng pháp sau đó lại gây điều phê phán, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi sau khi trao sự thỏa thuận cho những hành sự đúng pháp sau đó lại gây điều phê phán vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo nào sau khi trao sự thỏa thuận cho những hành sự đúng pháp sau đó lại gây điều phê phán thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).”

[716] Vị nào: là bất cứ vị nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo: ...(như trên)... Vị này là “vị tỷ-kheo” được đề cập trong ý nghĩa này.

Hành sự đúng phápnghĩa là hành sự công bố, hành sự với lời thông báo, hành sự với lời thông báo đến lần thứ hai, hành sự với lời thông báo đến lần thứ tư được thực hiện theo Pháp, theo Luật, theo lời dạy của bậc Đạo Sư; việc ấy gọi là hành sự đúng pháp. Sau khi trao sự thỏa thuận, vị phê phán thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[717] Hành sự đúng pháp, nhận biết là hành sự đúng pháp, vị sau khi trao sự thỏa thuận lại phê phán thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Hành sự đúng pháp, có sự hoài nghi, vị sau khi trao sự thỏa thuận lại phê phán thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Hành sự đúng pháp, (lầm) tưởng là hành sự sai pháp, vị sau khi trao sự thỏa thuận lại phê phán thì vô tội.

Hành sự sai pháp, (lầm) tưởng là hành sự đúng pháp, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Hành sự sai pháp, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Hành sự sai pháp, nhận biết là hành sự sai pháp, thì vô tội.

[718] Trong khi biết rằng: “Hành sự đã được thực hiện sai pháp hoặc theo nhóm hoặc của vị không đáng bị hành sự” rồi phê phán, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều học thứ chín.

*******

ĐIỀU HỌC THỨ MƯỜI:

[719] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, hội chúng đã tụ họp lại do công việc cần làm nào đó. Các tỷ-kheo nhóm Lục Sư trong lúc đang làm y đã trao sự thỏa thuận cho một vị. Khi ấy, hội chúng (bàn bạc rằng): “Hội chúng đã tụ hội lại vì mục đích của hành sự gì giờ chúng ta sẽ thực hiện hành sự ấy” rồi đã xác định lời đề nghị. Khi ấy, vị tỷ-kheo ấy (nói rằng):

- Các vị này thực hiện hành sự đến mỗi một vị giống y như thế. Các đại đức sẽ thực hiện hành sự đến vị nào đây?

Sau khi không trao ra sự thỏa thuận rồi đã từ chỗ ngồi đứng dậy và bỏ đi. Các vị tỷ-kheo ít ham muốn, …(như trên)… Các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao trong khi lời quyết định đang được tuyên bố ở hội chúng vị tỷ-kheo không trao ra sự thỏa thuận rồi từ chỗ ngồi đứng dậy và bỏ đi ?

…(như trên)…

- Này tỷ-kheo, nghe nói trong khi lời quyết định đang được tuyên bố ở hội chúng ngươi không trao ra sự thỏa thuận rồi từ chỗ ngồi đứng dậy và bỏ đi, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này kẻ rồ dại, vì sao trong khi lời quyết định đang được tuyên bố ở hội chúng, ngươi không trao ra sự thỏa thuận rồi từ chỗ ngồi đứng dậy và bỏ đi vậy? Này kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo nào, trong khi lời quyết định đang được tuyên bố ở hội chúng, không trao ra sự thỏa thuận rồi từ chỗ ngồi đứng dậy và bỏ đi thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).”

[720] Vị nào: là bất cứ vị nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo: ...(như trên)... Vị này là “vị tỷ-kheo” được đề cập trong ý nghĩa này.

Trong khi lời quyết định (đang được tuyên bố) ở hội chúngnghĩa là sự việc đã được kể ra nhưng chưa được quyết định, hoặc là lời đề nghị vừa mới được xác định, hoặc là tuyên ngôn của hành sự chưa được hoàn thành.

(Sau khi) không trao ra sự thỏa thuận rồi từ chỗ ngồi đứng dậy và bỏ đi: (Nghĩ rằng): “Làm cách nào để hành sự này không thể duy trì, hoặc theo nhóm (không đủ số tỷ-kheo), hoặc không thể thực hiện” rồi đi thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Vị lìa xa khỏi tập thể một tầm tay (1 mét 25) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa). Khi đã lìa khỏi thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[721] Hành sự đúng pháp, nhận biết là hành sự đúng pháp, vị không trao ra sự thỏa thuận rồi từ chỗ ngồi đứng dậy và bỏ đi thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Hành sự đúng pháp, có sự hoài nghi, vị không trao ra sự thỏa thuận rồi từ chỗ ngồi đứng dậy và bỏ đi thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Hành sự đúng pháp, (lầm) tưởng là hành sự sai pháp, vị không trao ra sự thỏa thuận rồi từ chỗ ngồi đứng dậy và bỏ đi thì vô tội.

Hành sự sai pháp, (lầm) tưởng là hành sự đúng pháp, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Hành sự sai pháp, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Hành sự sai pháp, nhận biết là hành sự sai pháp, thì vô tội.

[722] Vị (nghĩ rằng): “Hội chúng sẽ có xung đột, hoặc cãi cọ, hoặc tranh luận, hoặc tranh cãi” rồi đi, (nghĩ rằng): “Sẽ có sự chia rẽ hội chúng hoặc là sự bất đồng hội chúng” rồi đi, (nghĩ rằng): “Hội chúng sẽ thực hiện hành sự hoặc là sai pháp, hoặc là theo nhóm, hoặc là của vị không xứng đáng với hành sự” rồi đi, vị bị bệnh rồi đi, vị đi vì công việc cần làm đối với vị bị bệnh, vị bị khó chịu vì tiểu tiện hoặc đại tiện rồi đi, vị không có ý định làm xáo trộn hành sự (nghĩ rằng): “Ta sẽ quay trở lại” rồi đi, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều học thứ mười.

*******

ĐIỀU HỌC THỨ MƯỜI MỘT:

[723] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Rājagaha, Veḷuvana, nơi nuôi dưỡng các con sóc. Vào lúc bấy giờ, đại đức Dabba Mallaputta phân bố chỗ cư ngụ và sắp xếp các bữa ăn cho hội chúng. Và vị đại đức ấy có y đã tàn tạ. Vào lúc bấy giờ, có một y được phát sanh đến hội chúng. Khi ấy, hội chúng đã cho y ấy đến đại đức Dabba Mallaputta. Các tỷ-kheo nhóm Lục Sư phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Các tỷ-kheo trao phần lợi lộc thuộc về hội chúng thuận theo sự quen biết.

Các vị tỷ-kheo ít ham muốn, …(như trên)… Các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo nhóm Lục Sư cùng với hội chúng hòa hợp đã cho y sau đó lại gây điều phê phán?

…(như trên)…

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các ngươi cùng với hội chúng hòa hợp đã cho y sau đó lại gây điều phê phán, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi cùng với hội chúng hòa hợp đã cho y sau đó lại gây điều phê phán vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo nào cùng với hội chúng hòa hợp đã cho y sau đó lại gây điều phê phán rằng: ‘Các tỷ-kheo trao phần lợi lộc thuộc về hội chúng thuận theo sự quen biết’thì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).”

[724] Vị nào: là bất cứ vị nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo: ...(như trên)... Vị này là “vị tỷ-kheo” được đề cập trong ý nghĩa này.

Hội chúng hòa hợpnghĩa là có sự đồng cộng trú được thiết lập trong cùng ranh giới (sīmā).

Y nghĩa là bất cứ loại y nào thuộc về sáu loại y (có kích thước) tối thiểu cần phải chú nguyện để dùng chung.

(Sau khi) đã cho: sau khi tự mình cho.

Thuận theo sự quen biếtnghĩa là thuận theo tình bạn bè, thuận theo sự đồng quan điểm, thuận theo sự đồng thọ thực, thuận theo sự có chung thầy tế độ, thuận theo sự có chung thầy dạy học.

Thuộc về hội chúngnghĩa là đã được dứt bỏ, đã được dâng đến hội chúng.

Lợi lộcnghĩa là các vật dụng như là y phục, vật thực, chỗ trú ngụ, và dược phẩm trị bệnh ngay cả cục bột tắm, gỗ chà răng, nắm chỉ rời.

Sau đó lại gây điều phê phán: Vị phê phán về y đã được cho đến vị đã tu lên bậc trên được hội chúng chỉ định làm vị phân bố chỗ trú ngụ hoặc làm vị sắp xếp bữa ăn hoặc làm vị phân chia cháo hoặc làm vị phân chia trái cây hoặc làm vị phân chia thức ăn khô hoặc làm vị phân chia vật linh tinh thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[725] Hành sự đúng pháp, nhận biết là hành sự đúng pháp, vị phê phán về y đã được cho thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Hành sự đúng pháp, có sự hoài nghi, vị phê phán về y đã được cho thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Hành sự đúng pháp, (lầm) tưởng là hành sự sai pháp, vị phê phán về y đã được cho thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Vị phê phán về vật dụng khác đã được cho thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Vị phê phán về y hoặc về vật dụng khác đã được cho đến vị đã tu lên bậc trên khôngđược hội chúng chỉ định làm vị phân bố chỗ trú ngụ hoặc làm vị sắp xếp bữa ăn hoặc làm vị phân chia cháo hoặc làm vị phân chia trái cây hoặc làm vị phân chia thức ăn khô hoặc làm vị phân chia vật linh tinh thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Vị phê phán về y hoặc về vật dụng khác đã được cho đến người chưa tu lên bậc trên được chỉ định hoặc không được chỉ định bởi hội chúng làm vị phân bố chỗ trú ngụ hoặc làm vị sắp xếp bữa ăn hoặc làm vị phân chia cháo hoặc làm vị phân chia trái cây hoặc làm vị phân chia thức ăn khô hoặc làm vị phân chia vật linh tinh thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Hành sự sai pháp, (lầm) tưởng là hành sự đúng pháp, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Hành sự sai pháp, có sự hoài nghi, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Hành sự sai pháp, nhận biết là hành sự sai pháp, phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[726] Vị phê phán vị đang hành động theo thói thường vì ưa thích, vì sân hận, vì si mê, vì sợ hãi rằng: “Lợi ích gì với việc cho đến vị ấy? Khi nhận được rồi (vị ấy) sẽ phí phạm, sẽ không bảo quản đúng đắn;” vị bị điên; vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều học thứ mười một.

*******

ĐIỀU HỌC THỨ MƯỜI HAI:

[727] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, trong thành Sāvatthi có bữa trai phạn có dâng y đến hội chúng của một hội đoàn nọ được đã chuẩn bị (thông báo rằng): “Sau khi mời thọ thực, chúng tôi sẽ dâng y.” Khi ấy, các tỷ-kheo nhóm Lục sư đã đi đến gặp hội đoàn ấy, sau khi đến đã nói với hội đoàn ấy điều này:

- Này các đạo hữu, hãy dâng các y này cho các vị tỷ-kheo này.

- Thưa các ngài, chúng tôi sẽ không dâng, bữa trai phạn có dâng y đến hội chúng hàng năm của chúng tôi đã được thông báo.

- Này các đạo hữu, hội chúng có nhiều thí chủ, hội chúng có nhiều bữa trai phạn, các vị này sống ở đây nương nhờ vào quý vị, trông ngóng nơi quý vị. Nếu quý vị sẽ không bố thí đến các vị này, giờ còn ai sẽ bố thí cho các vị này? Này các đạo hữu, hãy dâng các y này cho các vị tỷ-kheo này.

Khi ấy, trong lúc bị các tỷ-kheo nhóm Lục Sư ép buộc hội đoàn ấy đã dâng y được chuẩn bị như thế đến các tỷ-kheo nhóm Lục Sư rồi dâng vật thực đến hội chúng. Các vị tỷ-kheo biết đ��ợc bữa trai phạn có dâng y đến hội chúng đã được chuẩn bị mà không biết rằng: “(Y) đã được dâng đến các tỷ-kheo nhóm Lục Sư,” các vị ấy đã nói như vầy:

- Này các đạo hữu, hãy dâng y đến hội chúng.

- Thưa các ngài, không có y như đã chuẩn bị; các ngài đại đức nhóm Lục Sư đã thuyết phục dâng cho các ngài đại đức nhóm Lục Sư.

Các vị tỷ-kheo ít ham muốn, …(như trên)… Các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỷ-kheo nhóm Lục Sư biết lợi lộc đã được khẳng định là dâng cho hội chúng lại thuyết phục dâng cho cá nhân?

Sau đó, các vị tỷ-kheo ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỷ-kheo, nghe nói các ngươi biết lợi lộc đã được khẳng định là dâng cho hội chúng vẫn thuyết phục dâng cho cá nhân, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi biết lợi lộc đã được khẳng định là dâng cho hội chúnglại thuyết phục dâng cho cá nhân vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. … (như trên)… Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo nào biết lợi lộc đã được khẳng định là dâng cho hội chúng vẫn thuyết phục dâng cho cá nhânthì phạm tội ưng đối trị (pācittiyaṃ).”

[728] Vị nào: là bất cứ vị nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo: ...(như trên)... Vị này là “vị tỷ-kheo” được đề cập trong ý nghĩa này.

Biếtnghĩa là tự mình biết, hoặc là những người khác nói cho vị ấy, hoặc là vị kia nói.

Dâng cho hội chúngnghĩa là đã được dứt bỏ, đã được dâng đến hội chúng.

Lợi lộcnghĩa là các vật dụng như là y phục, vật thực, chỗ trú ngụ, và dược phẩm trị bệnh, ngay cả cục bột tắm, gỗ chà răng, nắm chỉ rời.

Đã được khẳng định nghĩa là lời nói đã được phát ra rằng: “Chúng tôi sẽ dâng, chúng tôi sẽ làm.” Vị thuyết phục dâng cho cá nhân thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

[729] Khi đã được khẳng định, nhận biết là đã được khẳng định, vị thuyết phục dâng cho cá nhân thì phạm tội ưng đối trị (pācittiya).

Khi đã được khẳng định, có sự hoài nghi, vị thuyết phục dâng cho cá nhân thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Khi đã được khẳng định, (lầm) tưởng là chưa được khẳng định, vị thuyết phục dâng cho cá nhân thì vô tội.

Khi đã được khẳng định là dâng cho hội chúng, vị thuyết phục dâng cho hội chúng khác hoặc bảo tháp thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Khi đã được khẳng định là dâng cho bảo tháp, vị thuyết phục dâng cho bảo tháp khác, hoặc hội chúng, hoặc cá nhân thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Khi đã được khẳng định là dâng cho cá nhân, vị thuyết phục dâng cho cá nhân khác, hoặc hội chúng, hoặc bảo tháp thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Khi chưa được khẳng định, (lầm) tưởng là đã được khẳng định, phạm tội dukkaṭa.

Khi chưa được khẳng định, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa.

Khi chưa được khẳng định, nhận biết là chưa được khẳng định, thì vô tội.

[730] Khi được hỏi rằng: “Chúng tôi dâng nơi nào?” vị nói rằng: “Nơi nào mà pháp bố thí của quý vị có thể đạt được sự hữu dụng, có thể được làm vật sửa chữa, có thể tồn tại lâu dài, hoặc nơi nào tâm của quý vị được hoan hỷ thì hãy dâng nơi đó,” vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều học thứ mười hai.

Phần Theo Pháp là phần thứ tám.

*******

Tóm lược phần này:

Theo Pháp, và chê bai,
vờ ngu dốt, cú đánh,
giá tay, không nguyên cớ,
cố ý, và lắng nghe,
ngăn cản, không thỏa thuận,
Dabba, thuyết phục dâng.

---o0o---

Nguồn: www.budsas.org

Trình bày: Linh Thoại

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]