Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần [1.5a]

18/04/201317:52(Xem: 8887)
Phần [1.5a]

Tạng Luật
Vinayapitaka

Phân Tích Giới Tỷ-Kheo - I
(Bhikkhuvibhanga I)

Tỳ kheo Indacanda Nguyệt Thiêndịch
2004

---o0o---

V. CHƯƠNG TĂNG TÀNG (SAṄGHĀDISESA) [1]

Bạch chư đại đức, mười ba điều Tăng tàng (Saṅghādisesa) này được đưa ra đọc tụng.

ĐIỀU TĂNG TÀNG (SAṄGHĀDISESA) THỨ NHẤT:

[301] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi (Xá Vệ), Jetavana (Kỳ Viên), tu viện của ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Độc). Vào lúc bấy giờ, đại đức Seyyasaka không được thỏa thích[2]thực hành Phạm hạnh. Vì thế, vị ấy trở nên ốm o, cằn cỗi, xuống sắc, có vẻ xanh xao, thân hình nổi đầy gân. Đại đức Udāyi[3]đã nhìn thấy đại đức Seyyasaka ốm o, cằn cỗi, xuống sắc, có vẻ xanh xao, thân hình nổi đầy gân; sau khi nhìn thấy đã nói với đại đức Seyyasaka điều này:

- Này đại đức Seyyasaka, tại sao ngươi lại ốm o, cằn cỗi, xuống sắc, có vẻ xanh xao, thân hình nổi đầy gân? Này đại đức Seyyasaka, chẳng lẽ ngươi không được thỏa thích thực hành Phạm hạnh?

- Này đại đức, đúng vậy.

- Này đại đức Seyyasaka, như thế thì ngươi hãy ăn theo như ý thích, hãy ngủ theo như ý thích, hãy tắm theo như ý thích. Sau khi đã ăn theo như ý thích, đã ngủ theo như ý thích, đã tắm theo như ý thích, khi nào sự không thỏa thích sanh khởi ở ngươi, tham ái quấy rối tâm, khi ấy ngươi hãy dùng bàn tay gắng sức làm xuất ra tinh dịch.

- Này đại đức, có được phép làm như thế không?

- Này đại đức, được chớ. Ta cũng làm như thế.

Sau đó, đại đức Seyyasaka đã ăn theo như ý thích, đã ngủ theo như ý thích, đã tắm theo như ý thích. Sau khi đã ăn theo như ý thích, đã ngủ theo như ý thích, đã tắm theo như ý thích, khi nào sự không thỏa thích sanh khởi, tham ái quấy rối tâm, khi ấy vị ấy đã dùng bàn tay gắng sức làm xuất ra tinh dịch. Rồi một thời gian sau, đại đức Seyyasaka đã trở nên có tướng mạo, căn quyền sung mãn, sắc mặt rạng rỡ, sắc thân an tịnh. Khi ấy, các vị tỷ-kheo thân hữu của đại đức Seyyasaka đã nói với đại đức Seyyasaka điều này:

- Này đại đức Seyyasaka, trước đây đại đức thì ốm o, cằn cỗi, xuống sắc, có vẻ xanh xao, thân hình nổi đầy gân. Bây giờ, trong lúc này, đại đức đây đã trở nên có tướng mạo, căn quyền sung mãn, sắc mặt rạng rỡ, sắc thân an tịnh. Này đại đức Seyyasaka, đại đức có sử dụng thuốc men gì không?

- Này các đại đức, tôi không có sử dụng thuốc men. Tôi chỉ ăn theo như ý thích, ngủ theo như ý thích, tắm theo như ý thích. Sau khi đã ăn theo như ý thích, đã ngủ theo như ý thích, đã tắm theo như ý thích, khi nào sự không thỏa thích sanh khởi ở tôi, tham ái quấy rối tâm, khi ấy tôi dùng bàn tay gắng sức làm tinh dịch xuất ra.

- Này đại đức Seyyasaka, có phải đại đức gắng sức làm tinh dịch xuất ra bằng chính bàn tay đã thọ dụng vật tín thí không?

- Này các đại đức, đúng vậy.

Các vị tỷ-kheo ít ham muốn, …(như trên)… các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao đại đức Seyyasaka lại dùng bàn tay gắng sức làm tinh dịch xuất ra vậy?

Rồi sau khi đã khiển trách đại đức Seyyasaka bằng nhiều phương thức, các vị tỷ-kheo ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy, nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỷ-kheo lại rồi hỏi đại đức Seyyasaka rằng:

- Này Seyyasaka, nghe nói ngươi dùng bàn tay gắng sức làm tinh dịch xuất ra, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này kẻ rồ dại, thật không đúng đắn, không hợp lẽ, không tốt đẹp, không xứng pháp sa-môn, không được phép, không nên làm! Này kẻ rồ dại, vì sao ngươi lại dùng bàn tay gắng sức làm tinh dịch xuất ra? Này kẻ rồ dại, không phải ta bằng nhiều phương thức đã thuyết giảng pháp để đưa đến sự không còn tham ái chứ không phải để đưa đến tham ái, đã thuyết giảng pháp để đưa đến sự không còn ràng buộc chứ không phải để đưa đến sự ràng buộc, đã thuyết giảng pháp để đưa đến sự không còn chấp thủ chứ không phải để đưa đến chấp thủ hay sao? Này kẻ rồ dại, thế mà ở đây trong khi ta thuyết giảng pháp để đưa đến sự không còn tham ái thì ngươi lại nghĩ đến tham ái, thuyết giảng pháp để đưa đến sự không còn ràng buộc thì ngươi lại nghĩ đến sự ràng buộc, thuyết giảng pháp để đưa đến sự không còn chấp thủ thì ngươi lại nghĩ đến sự chấp thủ. Này kẻ rồ dại, không phải ta bằng nhiều phương thức đã thuyết giảng pháp để đưa đến sự không còn tham ái trong các ái, để đưa đến sự không còn đam mê trong các nỗi đam mê, để kềm chế sự khao khát, để trừ diệt sự vướng mắc, để cắt đứt vòng tái sanh, để diệt tận ái, để ly tham, để đưa đến sự tịch diệt, để đưa đến Niết Bàn hay sao? Này kẻ rồ dại, không phải ta bằng nhiều phương thức đã đề cập đến sự từ bỏ các dục, đã đề cập đến sự hiểu rõ về các dục tưởng, đã đề cập đến sự kềm chế các nỗi khao khát về dục, đã đề cập đến sự trừ diệt các dục tầm, đã đề cập đến sự lắng dịu của các nỗi thôi thúc do dục vọng hay sao? Này kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. Hơn nữa, này kẻ rồ dại, chính sự việc này đem lại sự không có niềm tin ở những kẻ chưa có đức tin và làm thay đổi (niềm tin) của một số người đã có đức tin.

Khi ấy, đức Thế Tôn đã khiển trách đại đức Seyyasaka bằng nhiều phương thức về sự khó khăn trong việc cấp dưỡng, sự khó khăn trong việc ăn uống, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Việc xuất ra tinh do sự cố ý thì tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).[4]Và như thế, điều học này đã được đức Thế Tôn quy định cho các tỷ-kheo.

[302] Vào lúc bấy giờ, các vị tỷ-kheo sau khi thọ thực các loại vật thực hảo hạng có niệm bị xao lãng, không tỉnh giác, rồi rơi vào giấc ngủ. Trong khi các vị ấy có niệm bị xao lãng, không tỉnh giác, rồi rơi vào giấc ngủ, tinh dịch đã bị xuất ra do chiêm bao. Các vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: “Điều học đã được đức Thế Tôn quy định rằng: “Việc xuất ra tinh do sự cố ý thì tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).Và tinh dịch của chúng ta đã bị xuất ra do chiêm bao. Và có sự cố ý trong trường hợp này được tính đến; phải chăng chúng ta đã phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa)?” Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỷ-kheo, sự cố ý ấy là có nhưng nó không đáng kể.

Rồi đức Thế Tôn nhân lý do ấy, nhân sự kiện ấy đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỷ-kheo rằng:

- ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Việc xuất ra tinh dịch có sự cố ý thì tội Tăng tàng (Saṅghādisesa), ngoại trừ chiêm bao.

[303] Sự cố ý: là sự vi phạm trong khi biết, trong khi nhận thức, khi đã suy nghĩ rồi tiến hành.

Tinh: có mười loại tinh: xanh, vàng, đỏ, trắng, màu sữa loãng, màu nước, màu dầu ăn, màu sữa tươi, màu sữa đông, màu bơ lỏng.

Sự xuất ra: sự làm di chuyển khỏi vị trí được gọi là “Sự xuất ra.”

Ngoại trừ chiêm bao: trừ ra trong giấc ngủ.

Tội Tăng tàng (Saṅghādisesa): Chỉ có hội chúng ban cho hành phạt parivāsacủa tội đó, cho thực hành lại từ đầu, ban cho hành phạt mānatta, cho giải tội, không phải một số vị, không phải một cá nhân; vì thế được gọi là “tội Tăng tàng.” Là việc định danh, tức là việc đặt tên cho cả nhóm tội giống như tội ấy; vì thế được gọi là “tội Tăng tàng.”

[304] Làm xuất ra ở sắc pháp thuộc nội phần, làm xuất ra ở sắc pháp thuộc ngoại phần, làm xuất ra ở sắc pháp thuộc nội phần và ngoại phần, làm xuất ra trong khi lắc hông ở khoảng không, làm xuất ra khi có sự tác động của tham ái, làm xuất ra khi có sự tác động của phân, làm xuất ra khi có sự tác động của nước tiểu, làm xuất ra khi có sự tác động của gió, làm xuất ra khi có sự tác động của sâu bọ, làm xuất ra vì mục đích sức khoẻ, làm xuất ra vì mục đích khoái lạc, làm xuất ra vì mục đích dược phẩm, làm xuất ra vì mục đích bố thí, làm xuất ra vì mục đích phước thiện, làm xuất ra vì mục đích tế lễ, làm xuất ra vì mục đích cõi trời, làm xuất ra vì mục đích nòi giống, làm xuất ra vì mục đích nghiên cứu, làm xuất ra vì mục đích đùa giỡn, làm xuất ra (tinh) xanh, làm xuất ra (tinh) vàng, làm xuất ra (tinh) đỏ, làm xuất ra (tinh) trắng, làm xuất ra (tinh) màu sữa loãng, làm xuất ra (tinh) màu nước, làm xuất ra (tinh) màu dầu ăn, làm xuất ra (tinh) màu sữa tươi, làm xuất ra (tinh) màu sữa đông, làm xuất ra (tinh) màu bơ lỏng.

[305] Ở sắc pháp thuộc nội phần: là ở sắc pháp có liên quan đến bản thân.

Ở sắc pháp thuộc ngoại phần: là ở sắc pháp có liên quan hoặc không có liên quan đến người khác.

Ở sắc pháp thuộc nội phần và ngoại phần: là ở cả hai nơi.

Trong khi lắc hông ở khoảng không:là dương vật của vị đang nỗ lực ở khoảng không trở nên thích ứng.

Khi có sự tác động của tham ái: là dương vật của vị bị tham ái quấy rối trở nên thích ứng.

Khi có sự tác động của phân: là dương vật của vị bị phân quấy rối trở nên thích ứng.

Khi có sự tác động của nước tiểu: là dương vật của vị bị nước tiểu quấy rối trở nên thích ứng.

Khi có sự tác động của gió: là dương vật của vị bị gió quấy rối trở nên thích ứng.

Khi có sự tác động của sâu bọ: là dương vật của vị bị sâu bọ quấy rối trở nên thích ứng.

Vì mục đích sức khoẻ: là (nghĩ rằng): “Ta sẽ không có bệnh.”

Vì mục đích khoái lạc: là (nghĩ rằng): “Ta sẽ tạo ra cảm giác khoái lạc.”

Vì mục đích dược phẩm: là (nghĩ rằng): “Sẽ có được thuốc men.”

Vì mục đích bố thí: là (nghĩ rằng): “Ta sẽ cho vật thí.”

Vì mục đích phước thiện: là (nghĩ rằng): “Sẽ có được phước báu.”

Vì mục đích tế lễ: là (nghĩ rằng): “Ta sẽ dâng lên vật tế lễ.”

Vì mục đích cõi trời: là (nghĩ rằng): “Ta sẽ đi đến cõi trời.”

Vì mục đích nòi giống: là (nghĩ rằng): “Sẽ có được nòi giống.”

Vì mục đích nghiên cứu: là (nghĩ rằng): “Ta sẽ nghiên cứu. Sẽ có được (tinh) xanh, sẽ có được (tinh) vàng, sẽ có được (tinh) đỏ, sẽ có được (tinh) trắng, ...(như trên)..., sẽ có được (tinh) màu bơ lỏng.”

Vì mục đích đùa giỡn: có ý định chơi giỡn.

[306] Ở sắc pháp thuộc nội phần, vị có ý định rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Ở sắc pháp thuộc ngoại phần, vị có ý định rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Ở sắc pháp thuộc nội phần và ngoại phần, vị có ý định rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Trong khi lắc hông ở khoảng không, vị có ý định rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Khi có sự tác động của tham ái, vị có ý định rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Khi có sự tác động của phân, vị có ý định rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Khi có sự tác động của nước tiểu, vị có ý định rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Khi có sự tác động của gió, vị có ý định rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Khi có sự tác động của sâu bọ, vị có ý định rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vì mục đích sức khoẻ, vị có ý định rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vì mục đích khoái lạc, ...(như trên)... vì mục đích dược phẩm, vì mục đích bố thí, vì mục đích phước thiện, vì mục đích tế lễ, vì mục đích cõi trời, vì mục đích nòi giống, vì mục đích nghiên cứu, vì mục đích đùa giỡn, vị có ý định rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị tác ý đến (tinh) xanh rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị tác ý đến (tinh) vàng, (tinh) đỏ, (tinh) trắng, (tinh) màu sữa loãng, (tinh) màu nước, (tinh) màu dầu ăn, (tinh) màu sữa tươi, (tinh) màu sữa đông, (tinh) màu bơ lỏng rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Dứt phần “Liên quan đến sự trong sạch.”

[307] Vị tác ý đến mục đích sức khoẻ và mục đích khoái lạc rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị tác ý đến mục đích sức khoẻ và mục đích dược phẩm, mục đích sức khoẻ và mục đích bố thí, mục đích sức khoẻ và mục đích phước thiện, mục đích sức khoẻ và mục đích tế lễ, mục đích sức khoẻ và mục đích cõi trời, mục đích sức khoẻ và mục đích nòi giống, mục đích sức khoẻ và mục đích nghiên cứu, mục đích sức khoẻ và mục đích đùa giỡn rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Dứt phần “Phân tích theo sự xoay vòng có liên quan đến một nhân tố.”

[308] Vị tác ý đến mục đích khoái lạc và mục đích dược phẩm rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị tác ý đến mục đích khoái lạc và mục đích bố thí, mục đích khoái lạc và mục đích phước thiện, mục đích khoái lạc và mục đích tế lễ, mục đích khoái lạc và mục đích cõi trời, mục đích khoái lạc và mục đích nòi giống, mục đích khoái lạc và mục đích nghiên cứu, mục đích khoái lạc và mục đích đùa giỡn rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị tác ý đến mục đích khoái lạc và mục đích sức khoẻ rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

[309] Vị tác ý đến mục đích dược phẩm và mục đích bố thí rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị tác ý đến mục đích dược phẩm và mục đích phước thiện, mục đích dược phẩm và mục đích tế lễ, mục đích dược phẩm và mục đích cõi trời, mục đích dược phẩm và mục đích nòi giống, mục đích dược phẩm và mục đích nghiên cứu, mục đích dược phẩm và mục đích đùa giỡn, mục đích dược phẩm và mục đích sức khoẻ, mục đích dược phẩm và mục đích khoái lạc rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

[310] Vị tác ý đến mục đích bố thí và mục đích phước thiện rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị tác ý đến mục đích bố thí và mục đích tế lễ, mục đích bố thí và mục đích cõi trời, mục đích bố thí và mục đích nòi giống, mục đích bố thí và mục đích nghiên cứu, mục đích bố thí và mục đích đùa giỡn, mục đích bố thí và mục đích sức khoẻ, mục đích bố thí và mục đích khoái lạc, mục đích bố thí và mục đích dược phẩm rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

[311] Vị tác ý đến mục đích phước thiện và mục đích tế lễ rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị tác ý đến mục đích phước thiện và mục đích cõi trời, mục đích phước thiện và mục đích nòi giống, mục đích phước thiện và mục đích nghiên cứu, mục đích phước thiện và mục đích đùa giỡn, mục đích phước thiện và mục đích sức khoẻ, mục đích phước thiện và mục đích khoái lạc, mục đích phước thiện và mục đích dược phẩm, mục đích phước thiện và mục đích bố thí rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

[312] Vị tác ý đến mục đích tế lễ và mục đích cõi trời rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị tác ý đến mục đích tế lễ và mục đích nòi giống, mục đích tế lễ và mục đích nghiên cứu, mục đích tế lễ và mục đích đùa giỡn, mục đích tế lễ và mục đích sức khoẻ, mục đích tế lễ và mục đích khoái lạc, mục đích tế lễ và mục đích dược phẩm, mục đích tế lễ và mục đích bố thí, mục đích tế lễ và mục đích phước thiện rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

[313] Vị tác ý đến mục đích cõi trời và mục đích nòi giống, mục đích cõi trời và mục đích nghiên cứu, mục đích cõi trời và mục đích đùa giỡn, mục đích cõi trời và mục đích sức khoẻ, mục đích cõi trời và mục đích khoái lạc, mục đích cõi trời và mục đích dược phẩm, mục đích cõi trời và mục đích bố thí, mục đích cõi trời và mục đích phước thiện, mục đích cõi trời và mục đích tế lễ rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

[314] Vị tác ý đến mục đích nòi giống và mục đích nghiên cứu, mục đích nòi giống và mục đích đùa giỡn, mục đích nòi giống và mục đích sức khoẻ, mục đích nòi giống và mục đích khoái lạc, mục đích nòi giống và mục đích dược phẩm, mục đích nòi giống và mục đích bố thí, mục đích nòi giống và mục đích phước thiện, mục đích nòi giống và mục đích tế lễ, mục đích nòi giống và mục đích cõi trời rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

[315] Vị tác ý đến mục đích nghiên cứu và mục đích đùa giỡn, mục đích nghiên cứu và mục đích sức khoẻ, mục đích nghiên cứu và mục đích khoái lạc, mục đích nghiên cứu và mục đích dược phẩm, mục đích nghiên cứu và mục đích bố thí, mục đích nghiên cứu và mục đích phước thiện, mục đích nghiên cứu và mục đích tế lễ, mục đích nghiên cứu và mục đích cõi trời, mục đích nghiên cứu và mục đích nòi giống rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

[316] Vị tác ý đến mục đích đùa giỡn và mục đích sức khoẻ rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị tác ý đến mục đích đùa giỡn và mục đích khoái lạc, mục đích đùa giỡn và mục đích dược phẩm, mục đích đùa giỡn và mục đích bố thí, mục đích đùa giỡn và mục đích phước thiện, mục đích đùa giỡn và mục đích tế lễ, mục đích đùa giỡn và mục đích cõi trời, mục đích đùa giỡn và mục đích nòi giống, mục đích đùa giỡn và mục đích nghiên cứu rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Dứt “Phần tổng hợp theo sự xoay vòng có liên quan đến một nhân tố.”

Phần có liên quan đến hai nhân tố nên được hướng dẫn y như thế.

[317] Vị tác ý đến mục đích sức khoẻ, mục đích khoái lạc, và mục đích dược phẩm rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa). ...(như trên)...

Vị tác ý đến mục đích sức khoẻ, mục đích khoái lạc, và mục đích đùa giỡn rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Phần phân tích theo sự xoay vòng có liên quan đến hai nhân tố.

[318] Vị tác ý đến mục đích khoái lạc, mục đích dược phẩm, và mục đích bố thí rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa). ...(như trên)... mục đích khoái lạc, mục đích dược phẩm, và mục đích đùa giỡn, ...(như trên)...

Vị tác ý đến mục đích khoái lạc, mục đích dược phẩm, và mục đích sức khoẻ rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa). ...(như trên)...

Vị tác ý đến mục đích nghiên cứu, mục đích đùa giỡn, và mục đích sức khoẻ rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa). ...(như trên)...

Vị tác ý đến mục đích nghiên cứu, mục đích đùa giỡn, và mục đích nòi giống rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Dứt “Phần tổng hợp theo sự xoay vòng có liên quan đến hai nhân tố.”

[319] Phần liên quan đến ba nhân tố, phần liên quan đến bốn nhân tố, phần liên quan đến năm nhân tố, phần liên quan đến sáu nhân tố, phần liên quan đến bảy nhân tố, phần liên quan đến tám nhân tố, phần liên quan đến chín nhân tố nên được thực hiện y như thế.

Đây là phần có liên quan đến tất cả các nhân tố.

[320] Vị tác ý đến mục đích sức khoẻ và mục đích khoái lạc, mục đích dược phẩm và mục đích bố thí, mục đích phước thiện và mục đích tế lễ, mục đích cõi trời và mục đích nòi giống, mục đích nghiên cứu và mục đích đùa giỡn rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Dứt “Phần có liên quan đến tất cả các nhân tố.”

[321] Vị tác ý đến (tinh) xanh và (tinh) vàng rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị tác ý đến (tinh) xanh và (tinh) đỏ, ...(như trên)..., (tinh) xanh và (tinh) trắng, (tinh) xanh và (tinh) màu sữa loãng, (tinh) xanh và (tinh) màu nước, (tinh) xanh và (tinh) màu dầu ăn, (tinh) xanh và (tinh) màu sữa tươi, (tinh) xanh và (tinh) màu sữa đông, (tinh) xanh và (tinh) màu bơ lỏng rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Dứt “Phần phân tích theo sự xoay vòng có liên quan đến một nhân tố.”

[322] Vị tác ý đến (tinh) vàng và (tinh) đỏ rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị tác ý đến (tinh) vàng và (tinh) trắng, ...(như trên)..., (tinh) vàng và (tinh) màu sữa loãng, (tinh) vàng và (tinh) màu nước, (tinh) vàng và (tinh) màu dầu ăn, (tinh) vàng và (tinh) màu sữa tươi, (tinh) vàng và (tinh) màu sữa đông, (tinh) vàng và (tinh) màu bơ lỏng, (tinh) vàng và (tinh) xanh rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị tác ý đến (tinh) đỏ và (tinh) trắng rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị tác ý đến (tinh) đỏ và (tinh) màu sữa loãng, (tinh) đỏ và (tinh) màu nước, (tinh) đỏ và (tinh) màu dầu ăn, (tinh) đỏ và (tinh) màu sữa tươi, (tinh) đỏ và (tinh) màu sữa đông, (tinh) đỏ và (tinh) màu bơ lỏng, (tinh) đỏ và (tinh) xanh, (tinh) đỏ và (tinh) vàng rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị tác ý đến (tinh) trắng và (tinh) màu sữa loãng, (tinh) trắng và (tinh) màu nước, (tinh) trắng và (tinh) màu dầu ăn, (tinh) trắng và (tinh) màu sữa tươi, (tinh) trắng và (tinh) màu sữa đông, (tinh) trắng và (tinh) màu bơ lỏng, (tinh) trắng và (tinh) xanh, (tinh) trắng và (tinh) vàng, (tinh) trắng và (tinh) đỏ rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị tác ý đến (tinh) màu sữa loãng và (tinh) màu nước, (tinh) màu sữa loãng và (tinh) màu dầu ăn, (tinh) màu sữa loãng và (tinh) màu sữa tươi, (tinh) màu sữa loãng và (tinh) màu sữa đông, (tinh) màu sữa loãng và (tinh) màu bơ lỏng, (tinh) màu sữa loãng và (tinh) xanh, (tinh) màu sữa loãng và (tinh) vàng, (tinh) màu sữa loãng và (tinh) đỏ, (tinh) màu sữa loãng và (tinh) trắng rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị tác ý đến (tinh) màu nước và (tinh) màu dầu ăn, (tinh) màu nước và (tinh) màu sữa tươi, (tinh) màu nước và (tinh) màu sữa đông, (tinh) màu nước và (tinh) màu bơ lỏng, (tinh) màu nước và (tinh) xanh, (tinh) màu nước và (tinh) vàng, (tinh) màu nước và (tinh) đỏ, (tinh) màu nước và (tinh) trắng, (tinh) màu nước và (tinh) màu sữa loãng rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị tác ý đến (tinh) màu dầu ăn và (tinh) màu sữa tươi, (tinh) màu dầu ăn và (tinh) màu sữa đông, (tinh) màu dầu ăn và (tinh) màu bơ lỏng, (tinh) màu dầu ăn và (tinh) xanh, (tinh) màu dầu ăn và (tinh) vàng, (tinh) màu dầu ăn và (tinh) đỏ, (tinh) màu dầu ăn và (tinh) trắng, (tinh) màu dầu ăn và (tinh) màu sữa loãng, (tinh) màu dầu ăn và (tinh) màu nước rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị tác ý đến (tinh) màu sữa tươi và (tinh) màu sữa đông, (tinh) màu sữa tươi và (tinh) màu bơ lỏng, (tinh) màu sữa tươi và (tinh) xanh, (tinh) màu sữa tươi và (tinh) vàng, (tinh) màu sữa tươi và (tinh) đỏ, (tinh) màu sữa tươi và (tinh) trắng, (tinh) màu sữa tươi và (tinh) màu sữa loãng, (tinh) màu sữa tươi và (tinh) màu nước, (tinh) màu sữa tươi và (tinh) màu dầu ăn rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị tác ý đến (tinh) màu sữa đông và (tinh) màu bơ lỏng, (tinh) màu sữa đông và (tinh) xanh, (tinh) màu sữa đông và (tinh) vàng, (tinh) màu sữa đông và (tinh) đỏ, (tinh) màu sữa đông và (tinh) trắng, (tinh) màu sữa đông và (tinh) màu sữa loãng, (tinh) màu sữa đông và (tinh) màu nước, (tinh) màu sữa đông và (tinh) màu dầu ăn, (tinh) màu sữa đông và (tinh) màu sữa tươi rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị tác ý đến (tinh) màu bơ lỏng và (tinh) xanh rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị tác ý đến (tinh) màu bơ lỏng và (tinh) vàng, (tinh) màu bơ lỏng và (tinh) đỏ, (tinh) màu bơ lỏng và (tinh) trắng, (tinh) màu bơ lỏng và (tinh) màu sữa loãng, (tinh) màu bơ lỏng và (tinh) màu nước, (tinh) màu bơ lỏng và (tinh) màu dầu ăn, (tinh) màu bơ lỏng và (tinh) màu sữa tươi, (tinh) màu bơ lỏng và (tinh) màu sữa đông rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Dứt “Phần tổng hợp theo sự xoay vòng có liên quan đến một nhân tố.”

Phần có liên quan đến hai nhân tố được hướng dẫn y như thế.

[323] Vị tác ý đến (tinh) xanh, (tinh) vàng, và (tinh) đỏ rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị tác ý đến (tinh) xanh, (tinh) vàng, và (tinh) trắng rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa). ...(như trên)...

Vị tác ý đến (tinh) xanh, (tinh) vàng, và (tinh) màu bơ lỏng rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Dứt “Phần phân tích theo sự xoay vòng có liên quan đến hai nhân tố.”

[324] Vị tác ý đến (tinh) vàng, (tinh) đỏ, và (tinh) trắng rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa). ...(như trên)...

Vị tác ý đến (tinh) vàng, (tinh) đỏ, và (tinh) xanh rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa). ...(như trên)...

Vị tác ý đến (tinh) màu sữa đông, (tinh) màu bơ lỏng, và (tinh) xanh rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa). ...(như trên)...

Vị tác ý đến (tinh) màu sữa đông, (tinh) màu bơ lỏng, và (tinh) màu sữa tươi rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Dứt “Phần tổng hợp theo sự xoay vòng có liên quan đến hai nhân tố.”

[325] Phần liên quan đến ba nhân tố, phần liên quan đến bốn nhân tố, phần liên quan đến năm nhân tố, phần liên quan đến sáu nhân tố, phần liên quan đến bảy nhân tố, phần liên quan đến tám nhân tố, phần liên quan đến chín nhân tố nên được thực hiện y như thế.

Đây là phần có liên quan đến tất cả các nhân tố.

[326] Vị tác ý đến (tinh) xanh, (tinh) vàng, (tinh) đỏ, (tinh) trắng, (tinh) màu sữa loãng, (tinh) màu nước, (tinh) màu dầu ăn, (tinh) màu sữa tươi, (tinh) màu sữa đông, và (tinh) màu bơ lỏng rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Dứt “Phần có liên quan đến tất cả các nhân tố.”

[327] Vị tác ý đến mục đích sức khoẻ và (tinh) xanh rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị tác ý đến mục đích sức khoẻ, mục đích khoái lạc, (tinh) xanh, và (tinh) vàng rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị tác ý đến mục đích sức khoẻ, mục đích khoái lạc, mục đích dược phẩm, (tinh) xanh, (tinh) vàng, và (tinh) đỏ rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị tác ý đến mục đích sức khoẻ, mục đích khoái lạc, mục đích dược phẩm, mục đích bố thí, (tinh) xanh, (tinh) vàng, (tinh) đỏ, và (tinh) trắng rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị tác ý đến mục đích sức khoẻ, mục đích khoái lạc, mục đích dược phẩm, mục đích bố thí, mục đích phước thiện, (tinh) xanh, (tinh) vàng, (tinh) đỏ, (tinh) trắng, và (tinh) màu sữa loãng rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị tác ý đến mục đích sức khoẻ, mục đích khoái lạc, mục đích dược phẩm, mục đích bố thí, mục đích phước thiện, mục đích tế lễ, (tinh) xanh, (tinh) vàng, (tinh) đỏ, (tinh) trắng, (tinh) màu sữa loãng, và (tinh) màu nước rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị tác ý đến mục đích sức khoẻ, mục đích khoái lạc, mục đích dược phẩm, mục đích bố thí, mục đích phước thiện, mục đích tế lễ, mục đích cõi trời, (tinh) xanh, (tinh) vàng, (tinh) đỏ, (tinh) trắng, (tinh) màu sữa loãng, (tinh) màu nước, và (tinh) màu dầu ăn rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị tác ý đến mục đích sức khoẻ, mục đích khoái lạc, mục đích dược phẩm, mục đích bố thí, mục đích phước thiện, mục đích tế lễ, mục đích cõi trời, mục đích nòi giống, (tinh) xanh, (tinh) vàng, (tinh) đỏ, (tinh) trắng, (tinh) màu sữa loãng, (tinh) màu nước, (tinh) màu dầu ăn, và (tinh) màu sữa tươi rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị tác ý đến mục đích sức khoẻ, mục đích khoái lạc, mục đích dược phẩm, mục đích bố thí, mục đích phước thiện, mục đích tế lễ, mục đích cõi trời, mục đích nòi giống, mục đích nghiên cứu, (tinh) xanh, (tinh) vàng, (tinh) đỏ, (tinh) trắng, (tinh) màu sữa loãng, (tinh) màu nước, (tinh) màu dầu ăn, (tinh) màu sữa tươi, và (tinh) màu sữa đông rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị tác ý đến mục đích sức khoẻ, mục đích khoái lạc, mục đích dược phẩm, mục đích bố thí, mục đích phước thiện, mục đích tế lễ, mục đích cõi trời, mục đích nòi giống, mục đích nghiên cứu, mục đích đùa giỡn, (tinh) xanh, (tinh) vàng, (tinh) đỏ, (tinh) trắng, (tinh) màu sữa loãng, (tinh) màu nước, (tinh) màu dầu ăn, (tinh) màu sữa tươi, (tinh) màu sữa đông, và (tinh) màu bơ lỏng rồi gắng sức và làm xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Dứt “Phần tổng hợp cả hai phần theo sự xoay vòng có tính chất trộn lẫn.”

[328] Vị tác ý rằng: “Ta sẽ làm xuất ra (tinh) xanh,” rồi gắng sức và làm xuất ra (tinh) vàng thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị tác ý rằng: “Ta sẽ làm xuất ra (tinh) xanh,” rồi gắng sức và làm xuất ra (tinh) đỏ thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị tác ý rằng: “Ta sẽ làm xuất ra (tinh) xanh,” rồi gắng sức và làm xuất ra (tinh) trắng thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị tác ý rằng: “Ta sẽ làm xuất ra (tinh) xanh,” rồi gắng sức và làm xuất ra (tinh) màu sữa loãng thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị tác ý rằng: “Ta sẽ làm xuất ra (tinh) xanh,” rồi gắng sức và làm xuất ra (tinh) màu nước thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị tác ý rằng: “Ta sẽ làm xuất ra (tinh) xanh,” rồi gắng sức và làm xuất ra (tinh) màu dầu ăn thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị tác ý rằng: “Ta sẽ làm xuất ra (tinh) xanh,” rồi gắng sức và làm xuất ra (tinh) màu sữa tươi thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị tác ý rằng: “Ta sẽ làm xuất ra (tinh) xanh,” rồi gắng sức và làm xuất ra (tinh) màu sữa đông thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị tác ý rằng: “Ta sẽ làm xuất ra (tinh) xanh,” rồi gắng sức và làm xuất ra (tinh) màu bơ lỏng thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Dứt “Phần phân tích theo sự xoay vòng.”

[329] Vị tác ý rằng: “Ta sẽ làm xuất ra (tinh) vàng,” rồi gắng sức và làm xuất ra (tinh) đỏ thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị tác ý rằng: “Ta sẽ làm xuất ra (tinh) vàng,” rồi gắng sức và làm xuất ra (tinh) trắng ...(như trên)... làm xuất ra (tinh) màu sữa loãng ... làm xuất ra (tinh) màu nước ... làm xuất ra (tinh) màu dầu ăn ... làm xuất ra (tinh) màu sữa tươi ... làm xuất ra (tinh) màu sữa đông ... làm xuất ra (tinh) màu bơ lỏng ... làm xuất ra (tinh) xanh thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Dứt “Phần tổng hợp theo sự xoay vòng.”

[330] Vị tác ý rằng: “Ta sẽ làm xuất ra (tinh) đỏ,” rồi gắng sức và làm xuất ra (tinh) trắng thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị tác ý rằng: “Ta sẽ làm xuất ra (tinh) đỏ,” rồi gắng sức và làm xuất ra (tinh) màu sữa loãng ...(như trên)... làm xuất ra (tinh) màu nước ... làm xuất ra (tinh) màu dầu ăn ... làm xuất ra (tinh) màu sữa tươi ... làm xuất ra (tinh) màu sữa đông ... làm xuất ra (tinh) màu bơ lỏng ... làm xuất ra (tinh) xanh ... làm xuất ra (tinh) vàng thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị tác ý rằng: “Ta sẽ làm xuất ra (tinh) trắng,” rồi gắng sức và làm xuất ra (tinh) màu sữa loãng thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa). ...(như trên)... làm xuất ra (tinh) đỏ thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa). (Các sự xoay vòng nên được hiểu như thế).

Vị tác ý rằng: “Ta sẽ làm xuất ra (tinh) màu bơ lỏng,” rồi gắng sức và làm xuất ra (tinh) xanh thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị tác ý rằng: “Ta sẽ làm xuất ra (tinh) màu bơ lỏng,” rồi gắng sức và làm xuất ra (tinh) vàng ...(như trên)... làm xuất ra (tinh) đỏ ... làm xuất ra (tinh) trắng ... làm xuất ra (tinh) màu sữa loãng ... làm xuất ra (tinh) màu nước ... làm xuất ra (tinh) màu dầu ăn ... làm xuất ra (tinh) màu sữa tươi ... làm xuất ra (tinh) màu sữa đông thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Dứt “Phần xoay vòng ở giữa.”

[331] Vị tác ý rằng: “Ta sẽ làm xuất ra (tinh) vàng,” rồi gắng sức và làm xuất ra (tinh) xanh thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị tác ý rằng: “Ta sẽ làm xuất ra (tinh) đỏ,” rồi gắng sức và làm xuất ra (tinh) xanh ... Vị tác ý rằng: “Ta sẽ làm xuất ra (tinh) trắng,” rồi gắng sức và làm xuất ra (tinh) xanh ... Vị tác ý rằng: “Ta sẽ làm xuất ra (tinh) màu sữa loãng,” rồi gắng sức và làm xuất ra (tinh) xanh ... Vị tác ý rằng: “Ta sẽ làm xuất ra (tinh) màu nước,” rồi gắng sức và làm xuất ra (tinh) xanh ... Vị tác ý rằng: “Ta sẽ làm xuất ra (tinh) dầu ăn,” rồi gắng sức và làm xuất ra (tinh) xanh ... Vị tác ý rằng: “Ta sẽ làm xuất ra (tinh) màu sữa tươi,” rồi gắng sức và làm xuất ra (tinh) xanh ... Vị tác ý rằng: “Ta sẽ làm xuất ra (tinh) màu sữa đông,” rồi gắng sức và làm xuất ra (tinh) xanh ... Vị tác ý rằng: “Ta sẽ làm xuất ra (tinh) bơ lỏng,” rồi gắng sức và làm xuất ra (tinh) xanh thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Dứt “Bước thứ nhất của sự xoay vòng nghịch.”

[332] Vị tác ý rằng: “Ta sẽ làm xuất ra (tinh) đỏ,” rồi gắng sức và làm xuất ra (tinh) vàng thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa). ... (tinh) trắng, (tinh) màu sữa loãng, (tinh) màu nước, (tinh) màu dầu ăn, (tinh) màu sữa tươi, (tinh) màu sữa đông, (tinh) màu bơ lỏng ... Vị tác ý rằng: “Ta sẽ làm xuất ra (tinh) xanh,” rồi gắng sức và làm xuất ra (tinh) vàng thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Dứt “Bước thứ nhì của sự xoay vòng nghịch.”

[333] Vị tác ý rằng: “Ta sẽ làm xuất ra (tinh) trắng,” rồi gắng sức và làm xuất ra (tinh) đỏ thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa). ... (tinh) màu sữa loãng, (tinh) màu nước, (tinh) màu dầu ăn, (tinh) màu sữa tươi, (tinh) màu sữa đông, (tinh) màu bơ lỏng, (tinh) xanh ... Vị tác ý rằng: “Ta sẽ làm xuất ra (tinh) vàng,” rồi gắng sức và làm xuất ra (tinh) đỏ thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Dứt “Bước thứ ba của sự xoay vòng nghịch.”

[334] Vị tác ý rằng: “Ta sẽ làm xuất ra (tinh) màu sữa loãng,”rồi gắng sức và làm xuất ra (tinh) trắng thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa). ... (tinh) màu nước, (tinh) màu dầu ăn, (tinh) màu sữa tươi, (tinh) màu sữa đông, (tinh) màu bơ lỏng, (tinh) xanh, (tinh) vàng ... Vị tác ý rằng: “Ta sẽ làm xuất ra (tinh) đỏ,” rồi gắng sức và làm xuất ra (tinh) trắng thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Dứt “Bước thứ bốn của sự xoay vòng nghịch.”

[335] Vị tác ý rằng: “Ta sẽ làm xuất ra (tinh) màu nước,”rồi gắng sức và làm xuất ra (tinh) màu sữa loãng thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa). ... (tinh) màu dầu ăn, (tinh) màu sữa tươi, (tinh) màu sữa đông, (tinh) màu bơ lỏng, (tinh) xanh, (tinh) vàng, (tinh) đỏ ... Vị tác ý rằng: “Ta sẽ làm xuất ra (tinh) trắng,” rồi gắng sức và làm xuất ra (tinh) màu sữa loãng thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Dứt “Bước thứ năm của sự xoay vòng nghịch.”

[336] Vị tác ý rằng: “Ta sẽ làm xuất ra (tinh) màu dầu ăn,”rồi gắng sức và làm xuất ra (tinh) màu nước thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa). ... (tinh) màu sữa tươi, (tinh) màu sữa đông, (tinh) màu bơ lỏng, (tinh) xanh, (tinh) vàng, (tinh) đỏ, (tinh) màu trắng ... Vị tác ý rằng: “Ta sẽ làm xuất ra (tinh) màu sữa loãng,” rồi gắng sức và làm xuất ra (tinh) màu nước thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Dứt “Bước thứ sáu của sự xoay vòng nghịch.”

[337] Vị tác ý rằng: “Ta sẽ làm xuất ra (tinh) màu sữa tươi,”rồi gắng sức và làm xuất ra (tinh) màu dầu ăn thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa). ... (tinh) màu sữa đông, (tinh) màu bơ lỏng, (tinh) xanh, (tinh) vàng, (tinh) đỏ, (tinh) màu trắng, (tinh) màu sữa loãng ... Vị tác ý rằng: “Ta sẽ làm xuất ra (tinh) màu nước,” rồi gắng sức và làm xuất ra (tinh) màu dầu ăn thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Dứt “Bước thứ bảy của sự xoay vòng nghịch.”

[338] Vị tác ý rằng: “Ta sẽ làm xuất ra (tinh) màu sữa đông,”rồi gắng sức và làm xuất ra (tinh) màu sữa tươi thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa). ... (tinh) màu bơ lỏng, (tinh) xanh, (tinh) vàng, (tinh) đỏ, (tinh) màu trắng, (tinh) màu sữa loãng, (tinh) màu nước ... Vị tác ý rằng: “Ta sẽ làm xuất ra (tinh) màu dầu ăn,” rồi gắng sức và làm xuất ra (tinh) màu sữa tươi thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Dứt “Bước thứ tám của sự xoay vòng nghịch.”

[339] Vị tác ý rằng: “Ta sẽ làm xuất ra (tinh) màu bơ lỏng,”rồi gắng sức và làm xuất ra (tinh) màu sữa đông thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa). ... (tinh) xanh, (tinh) vàng, (tinh) đỏ, (tinh) màu trắng, (tinh) màu sữa loãng, (tinh) màu nước, (tinh) màu dầu ăn ... Vị tác ý rằng: “Ta sẽ làm xuất ra (tinh) màu sữa tươi,” rồi gắng sức và làm xuất ra (tinh) màu sữa đông thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Dứt “Bước thứ chín của sự xoay vòng nghịch.”

[340] Vị tác ý rằng: “Ta sẽ làm xuất ra (tinh) xanh,”rồi gắng sức và làm xuất ra (tinh) màu bơ lỏng thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa). ... (tinh) vàng, (tinh) đỏ, (tinh) màu trắng, (tinh) màu sữa loãng, (tinh) màu nước, (tinh) màu dầu ăn, (tinh) màu sữa tươi ... Vị tác ý rằng: “Ta sẽ làm xuất ra (tinh) màu sữa đông,” rồi gắng sức và làm xuất ra (tinh) màu bơ lỏng thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Dứt “Bước thứ mười của sự xoay vòng nghịch.”

Dứt “Sự xoay vòng nghịch.”

[343][5]Vị có ý định, gắng sức, bị xuất ra thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị có ý định, gắng sức, không bị xuất ra thì phạm trọng tội (thullaccaya).

Vị có ý định, không gắng sức, bị xuất ra thì vô tội.

Vị có ý định, không gắng sức, không bị xuất ra thì vô tội.

Vị không có ý định, gắng sức, bị xuất ra thì vô tội.

Vị không có ý định, gắng sức, không bị xuất ra thì vô tội.

Vị không có ý định, không gắng sức, bị xuất ra thì vô tội.

Vị không có ý định, không gắng sức, không bị xuất ra thì vô tội.

[344] Do chiêm bao, vị không có ý định làm cho xuất ra, vị bị điên, vị có tâm bị rối loạn, vị bị thọ khổ hành hạ, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

[345]

Giấc mơ, đại, tiểu tiện,
suy tầm, và nước nóng,
thuốc thoa, bị cơn ngứa,
đường đi, bao tinh hoàn,
nhà tắm hơi, bắp vế,
sa-di, và vị ngủ,
đùi, nắm tay bóp chặt,
ở khoảng trống, gồng mình,
vị suy tưởng, lỗ khoá,
vị vỗ bằng thanh gỗ,
giòng nước chảy, đầm nước,
rửa ráy, đống bông hoa,
hương lạc, trong cát, bùn,
rưới nước, ở chỗ nằm,
và dùng ngón tay cái.

[346] Vào lúc bấy giờ, tinh dịch của vị tỷ-kheo nọ đã bị xuất ra do giấc mơ. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: “Phải chăng ta đã phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa)?” Sau đó, vị tỷ-kheo ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này tỷ-kheo, do giấc mơ thì vô tội.

[347] Vào lúc bấy giờ, tinh dịch của vị tỷ-kheo nọ đã bị xuất ra trong lúc đại tiện. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: “Phải chăng ta đã phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa)?” Vị ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này tỷ-kheo, (khi ấy) ngươi có tâm gì?

- Bạch Thế Tôn, con không có ý định làm xuất ra.

- Này tỷ-kheo, vị không có ý định làm xuất ra thì vô tội.

[348] Vào lúc bấy giờ, tinh dịch của vị tỷ-kheo nọ đã bị xuất ra trong lúc tiểu tiện. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, vị không có ý định làm xuất ra thì vô tội.

[349] Vào lúc bấy giờ, tinh dịch của vị tỷ-kheo nọ đã bị xuất ra trong lúc (vị ấy) suy tư tầm cầu về dục. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, vị trong lúc suy tư tầm cầu về dục thì vô tội.

[350] Vào lúc bấy giờ, tinh dịch của vị tỷ-kheo nọ đã bị xuất ra trong lúc (vị ấy) tắm nước nóng. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, (khi ấy) ngươi có tâm gì?

- Bạch Thế Tôn, con không có ý định làm xuất ra.

- Này tỷ-kheo, vị không có ý định làm xuất ra thì vô tội.

Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ trong lúc tắm nước nóng có ý định làm xuất ra, và tinh dịch đã bị xuất ra. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi đã phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ trong lúc tắm nước nóng có ý định làm xuất ra nhưng tinh dịch đã không bị xuất ra. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm trọng tội (thullaccaya).

[351] Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ bị vết thương ở dương vật. Trong lúc vị ấy thoa thuốc, tinh dịch đã bị xuất ra. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: “Phải chăng ta đã phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa)?” Vị ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này tỷ-kheo, (khi ấy) ngươi có tâm gì?

- Bạch Thế Tôn, con không có ý định làm xuất ra.

- Này tỷ-kheo, vị không có ý định làm xuất ra thì vô tội.

Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ bị vết thương ở dương vật. Vị ấy trong lúc thoa thuốc có ý định làm xuất ra, và tinh dịch đã bị xuất ra. ...(như trên)... tinh dịch đã không bị xuất ra. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm trọng tội (thullaccaya).

[352] Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ trong lúc (gãi) ngứa ở tinh hoàn, tinh dịch đã bị xuất ra. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, vị không có ý định làm xuất ra thì vô tội.

Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ trong lúc (gãi) ngứa ở tinh hoàn có ý định làm xuất ra, và tinh dịch đã bị xuất ra. ...(như trên)... tinh dịch đã không bị xuất ra. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm trọng tội (thullaccaya).

[353] Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ trong lúc đi đường tinh dịch đã bị xuất ra. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, vị không có ý định làm xuất ra thì vô tội.

Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ trong lúc đi đường có ý định làm xuất ra, và tinh dịch đã bị xuất ra. ...(như trên)... tinh dịch đã không bị xuất ra. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm trọng tội (thullaccaya).

[354] Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ trong lúc tiểu tiện đã nắm lấy bao tinh hoàn và tinh dịch đã bị xuất ra. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, vị không có ý định làm xuất ra thì vô tội.

Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ trong lúc tiểu tiện đã nắm lấy bao tinh hoàn có ý định làm xuất ra, và tinh dịch đã bị xuất ra. ...(như trên)... tinh dịch đã không bị xuất ra. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm trọng tội (thullaccaya).

[355] Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ trong lúc hơ nóng vùng bụng ở trong nhà tắm hơi, tinh dịch đã bị xuất ra. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, vị không có ý định làm xuất ra thì vô tội.

Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ trong lúc hơ nóng vùng bụng ở trong nhà tắm hơi có ý định làm xuất ra, và tinh dịch đã bị xuất ra. ...(như trên)... tinh dịch đã không bị xuất ra. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm trọng tội (thullaccaya).

[356] Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ trong lúc kỳ cọ phần lưng của thầy tế độ ở trong nhà tắm hơi, tinh dịch đã bị xuất ra. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, vị không có ý định làm xuất ra thì vô tội.

Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ trong lúc kỳ cọ phần lưng của thầy tế độ ở trong nhà tắm hơi có ý định làm xuất ra, và tinh dịch đã bị xuất ra. ...(như trên)... tinh dịch đã không bị xuất ra. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm trọng tội (thullaccaya).

[357] Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ trong lúc cho người xoa bóp bắp vế, tinh dịch đã bị xuất ra. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, vị không có ý định làm xuất ra thì vô tội.

Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ trong lúc cho người xoa bóp bắp vế có ý định làm xuất ra, và tinh dịch đã bị xuất ra. ...(như trên)... tinh dịch đã không bị xuất ra. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm trọng tội (thullaccaya).

[358] Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ có ý định làm xuất ra đã nói với vị sa-di nọ điều này:

- Này sa-di, hãy đến. Ngươi hãy nắm lấy dương vật của ta.

Vị sa-di đã nắm lấy dương vật của vị ấy. Tinh dịch của vị ấy đã bị xuất ra. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi đã phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

[359] Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ đã nắm lấy dương vật của vị sa-di đang ngủ. Tinh dịch của vị ấy đã bị xuất ra. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[360] Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ trong lúc dùng hai bắp vế ép chặt lấy dương vật, tinh dịch của vị ấy đã bị xuất ra. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, vị không có ý định làm xuất ra thì vô tội.

Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ trong lúc dùng hai bắp vế ép chặt lấy dương vật có ý định làm xuất ra, và tinh dịch đã bị xuất ra. ...(như trên)... tinh dịch đã không bị xuất ra. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm trọng tội (thullaccaya).

[361] Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ trong lúc dùng nắm tay bóp chặt lấy dương vật, tinh dịch của vị ấy đã bị xuất ra. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, vị không có ý định làm xuất ra thì vô tội.

Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ trong lúc dùng nắm tay bóp chặt lấy dương vật có ý định làm xuất ra, và tinh dịch đã bị xuất ra. ...(như trên)... tinh dịch đã không bị xuất ra. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm trọng tội (thullaccaya).

[362] Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ trong khi lắc hông ở khoảng trống có ý định làm xuất ra, và tinh dịch đã bị xuất ra. ...(như trên)... tinh dịch đã không bị xuất ra. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm trọng tội (thullaccaya).

[363] Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ trong lúc gồng cứng cơ thể, tinh dịch của vị ấy đã bị xuất ra. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, vị không có ý định làm xuất ra thì vô tội.

Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ trong lúc gồng cứng cơ thể có ý định làm xuất ra, và tinh dịch đã bị xuất ra. ...(như trên)... tinh dịch đã không bị xuất ra. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm trọng tội (thullaccaya).

[364] Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ bị dục khởi đã suy tưởng về âm vật của người nữ. Tinh dịch của vị ấy đã bị xuất ra. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa). Và này các tỷ-kheo, vị bị dục khởi không nên suy tưởng về âm vật của người nữ; vị nào suy tưởng thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[365] Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ trong lúc đưa dương vật vào lỗ khoá có ý định làm xuất ra, và tinh dịch đã bị xuất ra. ...(như trên)... tinh dịch đã không bị xuất ra. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm trọng tội (thullaccaya).

[366] Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ trong lúc dùng thanh gỗ vỗ vào dương vật có ý định làm xuất ra, và tinh dịch đã bị xuất ra. ...(như trên)... tinh dịch đã không bị xuất ra. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm trọng tội (thullaccaya).

[367] Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ trong lúc tắm ở giòng nước chảy (paṭisote), tinh dịch đã bị xuất ra. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, vị không có ý định làm xuất ra thì vô tội.

Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ trong lúc tắm ở giòng nước chảy có ý định làm xuất ra, và tinh dịch đã bị xuất ra. ...(như trên)... tinh dịch đã không bị xuất ra. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm trọng tội (thullaccaya).

[368] Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ trong lúc đùa nghịch ở đầm nước (udañjale), tinh dịch đã bị xuất ra. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, vị không có ý định làm xuất ra thì vô tội.

Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ trong lúc đùa nghịch ở đầm nước có ý định làm xuất ra, và tinh dịch đã bị xuất ra. ...(như trên)... tinh dịch đã không bị xuất ra. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm trọng tội (thullaccaya).

[369] Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ trong lúc chạy ở trong nước (udake), tinh dịch đã bị xuất ra. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, vị không có ý định làm xuất ra thì vô tội.

Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ trong lúc chạy ở trong nước có ý định làm xuất ra, và tinh dịch đã bị xuất ra. ...(như trên)... tinh dịch đã không bị xuất ra. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm trọng tội (thullaccaya).

[370] Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ trong lúc đùa nghịch ở nơi đống bông hoa (pupphāvaḷiyaṃ), tinh dịch đã bị xuất ra. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, vị không có ý định làm xuất ra thì vô tội.

Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ trong lúc đùa nghịch ở nơi đống bông hoa có ý định làm xuất ra, và tinh dịch đã bị xuất ra. ...(như trên)... tinh dịch đã không bị xuất ra. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm trọng tội (thullaccaya).

[371] Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ trong lúc chạy trong rừng cây hương lạc (pokkharavane), tinh dịch đã bị xuất ra. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, vị không có ý định làm xuất ra thì vô tội.

Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ trong lúc chạy ở trong rừng cây hương lạc có ý định làm xuất ra, và tinh dịch đã bị xuất ra. ...(như trên)... tinh dịch đã không bị xuất ra. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm trọng tội (thullaccaya).

[372] Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ trong lúc đưa dương vật vào trong cát có ý định làm xuất ra, và tinh dịch đã bị xuất ra. ...(như trên)... tinh dịch đã không bị xuất ra. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm trọng tội (thullaccaya).

[373] Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ trong lúc đưa dương vật vào trong bùn có ý định làm xuất ra, và tinh dịch đã bị xuất ra. ...(như trên)... tinh dịch đã không bị xuất ra. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm trọng tội (thullaccaya).

[374] Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ trong lúc dùng nước rưới lên dương vật, tinh dịch đã bị xuất ra. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, vị không có ý định làm xuất ra thì vô tội.

Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ trong lúc dùng nước rưới lên dương vật có ý định làm xuất ra, và tinh dịch đã bị xuất ra. ...(như trên)... tinh dịch đã không bị xuất ra. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm trọng tội (thullaccaya).

[375] Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ trong lúc cọ xát dương vật ở chỗ nằm có ý định làm xuất ra, và tinh dịch đã bị xuất ra. ...(như trên)... tinh dịch đã không bị xuất ra. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm trọng tội (thullaccaya).

[376] Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ trong lúc dùng ngón tay cái cọ xát vào dương vật có ý định làm xuất ra, và tinh dịch đã bị xuất ra. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: “Phải chăng ta đã phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa)?” Vị ấy đã trình lên đức Thế Tôn.

- Này tỷ-kheo, ngươi đã phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ trong lúc dùng ngón tay cái cọ xát vào dương vật có ý định làm xuất ra, và tinh dịch đã không bị xuất ra. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: “Phải chăng ta đã phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa)?” Vị ấy đã trình lên đức Thế Tôn.

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm trọng tội (thullaccaya).

Dứt điều Tăng tàng (Saṅghādisesa) thứ nhất.

*******

ĐIỀU TĂNG TÀNG (SAṄGHĀDISESA) THỨ NHÌ:

[377] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, đại đức Udāyi cư ngụ ở trong rừng.[6]Trú xá của đại đức ấy đẹp đẽ, đáng nhìn, xinh xắn, có nội phòng ở giữa, khắp nơi xung quanh căn nhà có giường, ghế, nệm, gối được khéo xếp đặt, nước uống, nước rửa được khéo bố trí, phòng ốc được quét dọn cẩn thận. Nhiều người có ý muốn nhìn ngắm trú xá của đại đức Udāyi đã đi đến. Có người Bà-la-môn nọ cùng người vợ cũng đã đi đến gặp đại đức Udāyi, sau khi đến đã nói với đại đức Udāyi điều này:

- Chúng tôi muốn nhìn ngắm trú xá của ngài đại đức Udāyi.

- Này Bà-la-môn, như thế thì chúng ta có thể nhìn ngắm.

Rồi đã cầm lấy chìa khoá, tháo chốt, mở cửa ra, và đi vào trong trú xá. Người Bà-la-môn ấy đã đi vào tiếp theo sau đại đức Udāyi. Rồi người nữ Bà-la-môn ấy đã đi vào tiếp theo sau người Bà-la-môn ấy. Khi ấy, trong khi mở ra một số cửa sổ, trong khi đóng lại một số cửa sổ, đại đức Udāyi đã đi vòng quanh nội phòng rồi đi đến ở phía sau và vuốt ve các phần thân thể của người nữ Bà-la-môn ấy. Rồi người Bà-la-môn ấy đã trao đổi lời xã giao thân thiện với đại đức Udāyi và ra đi. Khi ấy, người Bà-la-môn ấy được hoan hỷ đã thốt ra lời hoan hỷ rằng:

- Các vị sa-môn Thích tử này thật là cao quý khi sống trong khu rừng như vầy! Ngài đại đức Udāyi thật là cao quý khi sống trong khu rừng như thế này!

Được nói như thế, người nữ Bà-la-môn ấy đã nói với người Bà-la-môn ấy điều này:

- Sự cao quý của vị ấy là do đâu? Ông đã vuốt ve các phần thân thể của tôi ra sao thì sa-môn Udāyi cũng đã vuốt ve các phần thân thể của tôi y như thế.

Khi ấy, người Bà-la-môn ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Các vị sa-môn Thích tử này không biết hổ thẹn, giới hạnh xấu xa, nói láo. Chính các vị này giả vờ là những vị thực hành Pháp, là những vị thực hành sự an tịnh, là những vị có Phạm hạnh, nói lời chân thật, có giới hạnh, có thiện pháp! Các vị này không có sa-môn hạnh, các vị này không có Phạm hạnh! Sa-môn hạnh của các vị này đã bị hư hỏng, Phạm hạnh của các vị này đã bị hư hỏng! Sa-môn hạnh của các vị này đâu rồi? Phạm hạnh của các vị này đâu rồi? Sa-môn hạnh của các vị này đã không còn, Phạm hạnh của các vị này đã không còn! Vì sao sa-môn Udāyi lại vuốt ve các phần thân thể của vợ ta? Không thể để cho các người đàn bà gia đình danh giá, các tiểu thơ gia đình danh giá, các thiếu nữ gia đình danh giá, các cô dâu gia đình danh giá, các nữ tỳ gia đình danh giá đi đến tu viện hoặc trú xá bởi vì nếu các người đàn bà gia đình danh giá, các tiểu thơ gia đình danh giá, các thiếu nữ gia đình danh giá, các cô dâu gia đình danh giá, các nữ tỳ gia đình danh giá đi đến tu viện hoặc trú xá, các sa-môn Thích tử có thể làm nhục họ!

Các tỷ-kheo đã nghe được người Bà-la-môn ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các vị tỷ-kheo ít ham muốn, tự biết đủ, khiêm tốn, có hối hận, ưa thích sự học tập, các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao đại đức Udāyi lại thực hiện việc xúc chạm thân thể với người nữ?

Sau đó, các vị tỷ-kheo ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy, nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỷ-kheo lại và hỏi đại đức Udāyi rằng:

- Này Udāyi, nghe nói ngươi thực hiện việc xúc chạm thân thể với người nữ, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này kẻ rồ dại, thật không đúng đắn, không hợp lẽ, không tốt đẹp, không xứng pháp sa-môn, không được phép, không nên làm! Này kẻ rồ dại, vì sao ngươi lại thực hiện việc xúc chạm thân thể với người nữ vậy? Này kẻ rồ dại, không phải ta bằng nhiều phương thức đã thuyết giảng pháp để đưa đến sự không còn tham ái chứ không phải để đưa đến tham ái, ...(như trên)... đã đề cập đến sự lắng dịu của các nỗi thôi thúc do dục vọng hay sao? Này kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo nào bị khởi dục, do tâm bị thay đổi, rồi thực hiện việc xúc chạm thân thể với người nữ là sự nắm lấy tay, hoặc nắm lấy búi tóc, hoặc sự vuốt ve bất cứ bộ phận nào thì tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

[378] Vị nào: là bất cứ vị nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo: ...(như trên)... Vị này là “vị tỷ-kheo” được đề cập trong ý nghĩa này.

Bị khởi dục: nghĩa là có dục vọng, có sự khao khát, có tâm say đắm.

Bị thay đổi: tâm có dục vọng là (tâm) bị thay đổi, tâm giận hờn là (tâm) bị thay đổi, tâm mê muội là (tâm) bị thay đổi. Tâm có dục vọng là (tâm) “bị thay đổi” được đề cập trong ý nghĩa này.

Người nữ: nghĩa là người nữ nhân loại, không phải nữ dạ-xoa, không phải ma nữ, không phải loài thú cái, ngay cả đứa bé gái mới sanh ngày hôm ấy cho đến bà lão.

Với: cùng chung.

Thực hiện việc xúc chạm thân thể:được gọi là sự vi phạm.

Tay: nghĩa là tính từ cùi chỏ cho đến các đầu móng tay.

Búi tóc: nghĩa là tóc thuần túy, hoặc là (tóc) có trộn lẫn chỉ sợi, hoặc là có trộn lẫn tràng hoa, hoặc là có trộn lẫn bạc, hoặc là có trộn lẫn vàng, hoặc có trộn lẫn ngọc trai, hoặc có trộn lẫn ngọc ma-ni.

Bộ phận: nghĩa là trừ ra tay và búi tóc, các phần còn lại gọi là bộ phận.

[379] Sự sờ vào, sự vuốt ve, sự vuốt xuống, sự vuốt lên, sự vỗ xuống, sự vỗ lên, sự kéo vào, sự đẩy ra, sự giữ lại, sự ôm chặt, sự nắm lấy, sự chạm vào.

[380] Sự sờ vàonghĩa là việc được cọ xát vào.

Sự vuốt venghĩa là sự di chuyển từ chỗ này qua chỗ khác.

Sự vuốt xuốngnghĩa là đưa xuống phía dưới.

Sự vuốt lênnghĩa là nâng lên phía trên.

Sự vỗ xuốngnghĩa là nghiêng về phía dưới.

Sự vỗ lênnghĩa là hướng lên phía trên.

Sự kéo vàonghĩa là sự lôi tới.

Sự đẩy ranghĩa là sự đưa về lại.

Sự giữ lạinghĩa là sự siết chặt lại sau khi nắm lấy bộ phận (của thân thể).

Sự ôm chặtnghĩa là sự siết chặt lại cùng với bất cứ ai.

Sự nắm lấynghĩa là việc được nắm lấy.

Sự chạm vàonghĩa là việc được đụng vào.

[381] Tội Tăng tàng (Saṅghādisesa): Chỉ có hội chúng ban cho hành phạt của tội đó ...(như trên)... vì thế được gọi là “tội Tăng tàng.”

[382] Là người nữ và biết là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, vuốt xuống, vuốt lên, vỗ xuống, vỗ lên, kéo vào, đẩy ra, giữ lại, ôm chặt, nắm lấy, chạm vào thân thể của người nữ ấy với thân thể (vị ấy) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Là người nữ và có sự hoài nghi, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của người nữ ấy với thân thể (vị ấy) thì phạm trọng tội (thullaccaya).

Là người nữ và (lầm) tưởng là người vô căn, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của người nữ ấy với thân thể (vị ấy) thì phạm trọng tội (thullaccaya).

Là người nữ và (lầm) tưởng là người nam, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của người nữ ấy với thân thể (vị ấy) thì phạm trọng tội (thullaccaya).

Là người nữ và (lầm) tưởng là loài thú, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của người nữ ấy với thân thể (vị ấy) thì phạm trọng tội (thullaccaya).

Là người vô căn và biết là người vô căn, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của người vô căn ấy với thân thể (vị ấy) thì phạm trọng tội (thullaccaya).

Là người vô căn và có sự hoài nghi, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của người vô căn ấy với thân thể (vị ấy) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Là người vô căn và (lầm) tưởng là người nam, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của người vô căn ấy với thân thể (vị ấy) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Là người vô căn và (lầm) tưởng là loài thú, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của người vô căn ấy với thân thể (vị ấy) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Là người vô căn và (lầm) tưởng là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của người vô căn ấy với thân thể (vị ấy) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Là người nam và biết là người nam, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của người nam ấy với thân thể (vị ấy) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Là người nam và có sự hoài nghi, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của người nam ấy với thân thể (vị ấy) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Là người nam và (lầm) tưởng là loài thú, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của người nam ấy với thân thể (vị ấy) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Là người nam và (lầm) tưởng là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của người nam ấy với thân thể (vị ấy) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Là người nam và (lầm) tưởng là người vô căn, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của người nam ấy với thân thể (vị ấy) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Là loài thú và biết là loài thú, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của loài thú ấy với thân thể (vị ấy) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Là loài thú và có sự hoài nghi, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của loài thú ấy với thân thể (vị ấy) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Là loài thú và (lầm) tưởng là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của loài thú ấy với thân thể (vị ấy) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Là loài thú và (lầm) tưởng là người vô căn, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của loài thú ấy với thân thể (vị ấy) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Là loài thú và (lầm) tưởng là người nam, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của loài thú ấy với thân thể (vị ấy) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[383] Hai người nữ và biết hai người nữ là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của hai người nữ ấy với thân thể (vị ấy) thì phạm hai tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Hai người nữ và có sự hoài nghi là hai người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của hai người nữ ấy với thân thể (vị ấy) thì phạm hai trọng tội (thullaccaya).

Hai người nữ và (lầm) tưởng hai người nữ là người vô căn, ...(như trên)... Hai người nữ và (lầm) tưởng hai người nữ là người nam, ...(như trên)... Hai người nữ và (lầm) tưởng là loài thú, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của hai người nữ ấy với thân thể (vị ấy) thì phạm hai trọng tội (thullaccaya).

Hai người vô căn và biết hai người vô căn là người vô căn, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của hai người vô căn ấy với thân thể (vị ấy) thì phạm hai trọng tội (thullaccaya).

Hai người vô căn và có sự hoài nghi là hai người vô căn, ...(như trên)... Hai người vô căn và (lầm) tưởng hai người vô căn là người nam, ...(như trên)... Hai người vô căn và (lầm) tưởng hai người vô căn là loài thú, ...(như trên)... Hai người vô căn và (lầm) tưởng hai người vô căn là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của hai người vô căn ấy với thân thể (vị ấy) thì phạm hai tội tác ác (dukkaṭa).

Hai người nam và biết hai người nam là người nam, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của hai người nam ấy với thân thể (vị ấy) thì phạm hai tội tác ác (dukkaṭa).

Hai người nam và có sự hoài nghi là hai người nam, ...(như trên)... Hai người nam và (lầm) tưởng hai người nam là loài thú, ...(như trên)... Hai người nam và (lầm) tưởng hai người nam là người nữ, ...(như trên)... Hai người nam và (lầm) tưởng hai người nam là người vô căn, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của hai người nam ấy với thân thể (vị ấy) thì phạm hai tội tác ác (dukkaṭa).

Hai con thú và biết hai con thú là loài thú, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của hai con thú ấy với thân thể (vị ấy) thì phạm hai tội tác ác (dukkaṭa).

Hai con thú và có sự hoài nghi là hai con thú, ...(như trên)... Hai con thú và (lầm) tưởng hai con thú là người nữ, ...(như trên)... Hai con thú và (lầm) tưởng hai con thú là người vô căn, ...(như trên)... Hai con thú và (lầm) tưởng hai con thú là người nam, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của hai con thú ấy với thân thể (vị ấy) thì phạm hai tội tác ác (dukkaṭa).

[384] Người nữ và người vô căn và (lầm) tưởng cả hai là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của cả hai người ấy với thân thể (vị ấy) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) và tội tác ác (dukkaṭa).

Người nữ và người vô căn và có sự hoài nghi về cả hai, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của cả hai người ấy với thân thể (vị ấy) thì phạm trọng tội (thullaccaya) và tội tác ác (dukkaṭa).

Người nữ và người vô căn và (lầm) tưởng cả hai là người vô căn, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của cả hai người ấy với thân thể (vị ấy) thì phạm hai trọng tội (thullaccaya).

Người nữ và người vô căn và (lầm) tưởng cả hai là người nam, , vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của cả hai người ấy với thân thể (vị ấy) thì phạm trọng tội (thullaccaya) và tội tác ác (dukkaṭa).

Người nữ và người vô căn và (lầm) tưởng cả hai là loài thú, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của cả hai người ấy với thân thể (vị ấy) thì phạm trọng tội (thullaccaya) và tội tác ác (dukkaṭa).

Người nữ và người nam và (lầm) tưởng cả hai là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của cả hai người ấy với thân thể (vị ấy) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) và tội tác ác (dukkaṭa).

Người nữ và người nam và có sự hoài nghi về cả hai, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của cả hai người ấy với thân thể (vị ấy) thì phạm trọng tội (thullaccaya) và tội tác ác (dukkaṭa).

Người nữ và người nam và (lầm) tưởng cả hai là người vô căn, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của cả hai người ấy với thân thể (vị ấy) thì phạm trọng tội (thullaccaya) và tội tác ác (dukkaṭa).

Người nữ và người nam và (lầm) tưởng cả hai là người nam, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của cả hai người ấy với thân thể (vị ấy) thì phạm trọng tội (thullaccaya) và tội tác ác (dukkaṭa).

Người nữ và người nam và (lầm) tưởng cả hai là loài thú, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của cả hai người ấy với thân thể (vị ấy) thì phạm trọng tội (thullaccaya) và tội tác ác (dukkaṭa).

Người nữ và loài thú và (lầm) tưởng cả hai là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của cả hai người ấy với thân thể (vị ấy) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) và tội tác ác (dukkaṭa).

Người nữ và loài thú và có sự hoài nghi về cả hai, ...(như trên)... (lầm) tưởng cả hai là người vô căn, ...(như trên)... (lầm) tưởng cả hai là người nam, ...(như trên)... (lầm) tưởng cả hai là loài thú, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của cả hai người ấy với thân thể (vị ấy) thì phạm trọng tội (thullaccaya) và tội tác ác (dukkaṭa).

Người vô căn và người nam và (lầm) tưởng cả hai là người vô căn, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của cả hai người ấy với thân thể (vị ấy) thì phạm trọng tội (thullaccaya) và tội tác ác (dukkaṭa).

Người vô căn và người nam và có sự hoài nghi về cả hai, ...(như trên)... thì phạm hai tội tác ác (dukkaṭa).

Người vô căn và người nam và (lầm) tưởng cả hai là người nam, ...(như trên)... Người vô căn và người nam và (lầm) tưởng cả hai là loài thú, ...(như trên)... Người vô căn và người nam và (lầm) tưởng cả hai là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của cả hai người ấy với thân thể (vị ấy) thì phạm hai tội tác ác (dukkaṭa).

Người vô căn và loài thú và (lầm) tưởng cả hai là người vô căn, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của cả hai người ấy với thân thể (vị ấy) thì phạm trọng tội (thullaccaya) và tội tác ác (dukkaṭa).

Người vô căn và loài thú và có sự hoài nghi về cả hai, ...(như trên)... Người vô căn và loài thú và (lầm) tưởng cả hai là người nam, ...(như trên)... Người vô căn và người nam và (lầm) tưởng cả hai là loài thú, ...(như trên)... Người vô căn và người nam và (lầm) tưởng cả hai là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của cả hai người ấy với thân thể (vị ấy) thì phạm hai tội tác ác (dukkaṭa).

Người nam và loài thú và (lầm) tưởng cả hai là người nam, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của cả hai người ấy với thân thể (vị ấy) thì phạm hai tội tác ác (dukkaṭa).

Người nam và loài thú và có sự hoài nghi về cả hai, ...(như trên)... Người nam và loài thú và (lầm) tưởng cả hai là loài thú, ...(như trên)... Người nam và loài thú và (lầm) tưởng cả hai là người nữ, ...(như trên)... Người nam và loài thú và (lầm) tưởng cả hai là người vô căn, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của cả hai người ấy với thân thể (vị ấy) thì phạm hai tội tác ác (dukkaṭa).

[385] Là người nữ và biết là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của người nữ ấy bằng vật được gắn liền với thân thể (vị ấy) thì phạm trọng tội (thullaccaya).

Hai người nữ và biết cả hai người nữ là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của hai người nữ ấy bằng vật được gắn liền với thân thể (vị ấy) thì phạm hai trọng tội (thullaccaya).

Người nữ và người vô căn và (lầm) tưởng cả hai là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của hai người ấy bằng vật được gắn liền với thân thể (vị ấy) thì phạm trọng tội (thullaccaya) và tội tác ác (dukkaṭa).

Là người nữ và biết là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào vật được gắn liền với thân thể của người nữ ấy bằng thân thể (vị ấy) thì phạm trọng tội (thullaccaya).

Hai người nữ và biết cả hai người nữ là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào vật được gắn liền với thân thể của hai người nữ ấy với thân thể (vị ấy) thì phạm hai trọng tội (thullaccaya).

Người nữ và người vô căn và (lầm) tưởng cả hai là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào vật được gắn liền với thân thể của hai người ấy với thân thể (vị ấy) thì phạm trọng tội (thullaccaya) và tội tác ác (dukkaṭa).

Là người nữ và biết là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào vật được gắn liền với thân thể của người nữ ấy bằng vật được gắn liền với thân thể (vị ấy) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Hai người nữ và biết cả hai người nữ là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào vật được gắn liền với thân thể của hai người nữ ấy bằng vật được gắn liền với thân thể (vị ấy) thì phạm hai tội tác ác (dukkaṭa).

Người nữ và người vô căn và (lầm) tưởng cả hai là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào vật được gắn liền với thân thể của hai người ấy bằng vật được gắn liền với thân thể (vị ấy) thì phạm hai tội tác ác (dukkaṭa).

Là người nữ và biết là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào vật ném ra của người nữ ấy với thân thể (vị ấy) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Hai người nữ và biết cả hai người nữ là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào vật ném ra của hai người nữ ấy với thân thể (vị ấy) thì phạm hai tội tác ác (dukkaṭa).

Người nữ và người vô căn và (lầm) tưởng cả hai là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào vật ném ra của hai người ấy với thân thể (vị ấy) thì phạm hai tội tác ác (dukkaṭa).

Là người nữ và biết là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào vật ném ra của người nữ ấy bằng vật được gắn liền với thân thể (vị ấy) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Hai người nữ và biết cả hai người nữ là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào vật ném ra của hai người nữ ấy bằng vật được gắn liền với thân thể (vị ấy) thì phạm hai tội tác ác (dukkaṭa).

Người nữ và người vô căn và (lầm) tưởng cả hai là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào vật ném ra của hai người ấy bằng vật được gắn liền với thân thể (vị ấy) thì phạm hai tội tác ác (dukkaṭa).

Là người nữ và biết là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào vật ném ra của người nữ ấy bằng vật ném ra (của vị ấy) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Hai người nữ và biết cả hai người nữ là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào vật ném ra của hai người nữ ấy bằng vật ném ra (của vị ấy) thì phạm hai tội tác ác (dukkaṭa).

Người nữ và người vô căn và (lầm) tưởng cả hai là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào vật ném ra của hai người ấy bằng vật ném ra (của vị ấy) thì phạm hai tội tác ác (dukkaṭa).

Dứt phần trùng lặp về vị tỷ-kheo.

[386] Là người nữ và biết là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục và người nữ sờ vào, vuốt ve, vuốt xuống, vuốt lên, vỗ xuống, vỗ lên, kéo vào, đẩy ra, giữ lại, ôm chặt, nắm lấy, chạm vào thân thể của vị tỷ-kheo với thân thể của cô ấy; (nếu) vị ấy có ý muốn đáp ứng, rồi ra sức bằng thân, và biết được sự xúc chạm thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Hai người nữ và biết cả hai người nữ là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục và hai người nữ sờ vào, vuốt ve, vuốt xuống, vuốt lên, vỗ xuống, vỗ lên, kéo vào, đẩy ra, giữ lại, ôm chặt, nắm lấy, chạm vào thân thể của vị tỷ-kheo với thân thể của họ; (nếu) vị ấy có ý muốn đáp ứng, rồi ra sức bằng thân, và biết được sự xúc chạm thì phạm hai tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Người nữ và người vô căn và (lầm) tưởng cả hai là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục và cả hai sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của vị tỷ-kheo với thân thể của họ; (nếu) vị ấy có ý muốn đáp ứng, rồi ra sức bằng thân, và biết được sự xúc chạm thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) và tội tác ác (dukkaṭa).

Là người nữ và biết là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục và người nữ sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của vị tỷ-kheo bằng vật được gắn liền với thân thể của cô ấy; (nếu) vị ấy có ý muốn đáp ứng, rồi ra sức bằng thân, và biết được sự xúc chạm thì phạm trọng tội (thullaccaya).

Hai người nữ và biết cả hai người nữ là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục và hai người nữ sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của vị tỷ-kheo bằng vật được gắn liền với thân thể của họ; (nếu) vị ấy có ý muốn đáp ứng, rồi ra sức bằng thân, và biết được sự xúc chạm thì phạm hai trọng tội (thullaccaya).

Người nữ và người vô căn và (lầm) tưởng cả hai là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục và cả hai sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào thân thể của vị tỷ-kheo bằng vật được gắn liền với thân thể của họ; (nếu) vị ấy có ý muốn đáp ứng, rồi ra sức bằng thân, và biết được sự xúc chạm thì phạm trọng tội (thullaccaya) và tội tác ác (dukkaṭa).

Là người nữ và biết là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục và người nữ sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào vật được gắn liền với thân thể của vị tỷ-kheo với thân thể của cô ấy; (nếu) vị ấy có ý muốn đáp ứng, rồi ra sức bằng thân, và biết được sự xúc chạm thì phạm trọng tội (thullaccaya).

Hai người nữ và biết cả hai người nữ là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục và hai người nữ sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào vật được gắn liền với thân thể của vị tỷ-kheo với thân thể của họ; (nếu) vị ấy có ý muốn đáp ứng, rồi ra sức bằng thân, và biết được sự xúc chạm thì phạm hai trọng tội (thullaccaya).

Người nữ và người vô căn và (lầm) tưởng cả hai là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục và cả hai sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào vật được gắn liền với thân thể của vị tỷ-kheo với thân thể của họ; (nếu) vị ấy có ý muốn đáp ứng, rồi ra sức bằng thân, và biết được sự xúc chạm thì phạm trọng tội (thullaccaya) và tội tác ác (dukkaṭa).

Là người nữ và biết là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục và người nữ sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào vật được gắn liền với thân thể của vị tỷ-kheo bằng vật được gắn liền với thân thể của cô ấy; (nếu) vị ấy có ý muốn đáp ứng, rồi ra sức bằng thân, và biết được sự xúc chạm thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Hai người nữ và biết cả hai người nữ là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục và hai người nữ sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào vật được gắn liền với thân thể của vị tỷ-kheo bằng vật được gắn liền với thân thể của họ; (nếu) vị ấy có ý muốn đáp ứng, rồi ra sức bằng thân, và biết được sự xúc chạm thì phạm hai tội tác ác (dukkaṭa).

Người nữ và người vô căn và (lầm) tưởng cả hai là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục và cả hai sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào vật được gắn liền với thân thể của vị tỷ-kheo bằng vật được gắn liền với thân thể của họ; (nếu) vị ấy có ý muốn đáp ứng, rồi ra sức bằng thân, và biết được sự xúc chạm thì phạm hai tội tác ác (dukkaṭa).

Là người nữ và biết là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục và người nữ sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào vật ném ra của vị tỷ-kheo bằng thân thể của cô ấy; (nếu) vị ấy có ý muốn đáp ứng, rồi ra sức bằng thân, và biết được sự xúc chạm thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Hai người nữ và biết cả hai người nữ là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục và hai người nữ sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào vật ném ra của vị tỷ-kheo bằng thân thể của họ; (nếu) vị ấy có ý muốn đáp ứng, rồi ra sức bằng thân, và biết được sự xúc chạm thì phạm hai tội tác ác (dukkaṭa).

Người nữ và người vô căn và (lầm) tưởng cả hai là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục và cả hai sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào vật ném ra của vị tỷ-kheo bằng thân thể của họ; (nếu) vị ấy có ý muốn đáp ứng, rồi ra sức bằng thân, và biết được sự xúc chạm thì phạm hai tội tác ác (dukkaṭa).

Là người nữ và biết là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục và người nữ sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào vật ném ra của vị tỷ-kheo bằng vật được gắn liền với thân thể của cô ấy; (nếu) vị ấy có ý muốn đáp ứng, rồi ra sức bằng thân, và biết được sự xúc chạm thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Hai người nữ và biết cả hai người nữ là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục và hai người nữ sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào vật ném ra của vị tỷ-kheo bằng vật được gắn liền với thân thể của họ; (nếu) vị ấy có ý muốn đáp ứng, rồi ra sức bằng thân, và biết được sự xúc chạm thì phạm hai tội tác ác (dukkaṭa).

Người nữ và người vô căn và (lầm) tưởng cả hai là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục và cả hai sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào vật ném ra của vị tỷ-kheo bằng vật được gắn liền với thân thể của họ; (nếu) vị ấy có ý muốn đáp ứng, rồi ra sức bằng thân, và biết được sự xúc chạm thì phạm hai tội tác ác (dukkaṭa).

Là người nữ và biết là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục và người nữ sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào vật ném ra của vị tỷ-kheo bằng vật ném ra của cô ấy; (nếu) vị ấy có ý muốn đáp ứng, rồi ra sức bằng thân, và biết được sự xúc chạm thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Hai người nữ và biết cả hai người nữ là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục và hai người nữ sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào vật ném ra của vị tỷ-kheo bằng vật ném ra của họ; (nếu) vị ấy có ý muốn đáp ứng, rồi ra sức bằng thân, và biết được sự xúc chạm thì phạm hai tội tác ác (dukkaṭa).

Người nữ và người vô căn và (lầm) tưởng cả hai là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục và cả hai sờ vào, vuốt ve, ...(như trên)... nắm lấy, chạm vào vật ném ra của vị tỷ-kheo bằng vật ném ra của họ; (nếu) vị ấy có ý muốn đáp ứng, rồi ra sức bằng thân, và biết được sự xúc chạm thì phạm hai tội tác ác (dukkaṭa).

[387] Vị có ý muốn đáp ứng, rồi ra sức bằng thân, và biết được sự xúc chạm thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vị có ý muốn đáp ứng, rồi ra sức bằng thân, (nhưng) không biết được sự xúc chạm thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Vị có ý muốn đáp ứng, (nhưng) không ra sức bằng thân, và biết được sự xúc chạm thì vô tội.

Vị có ý muốn đáp ứng, (nhưng) không ra sức bằng thân, và không biết được sự xúc chạm thì vô tội.

Vị có ý muốn thoát ra, rồi ra sức bằng thân, và biết được sự xúc chạm thì vô tội.

Vị có ý muốn thoát ra, rồi ra sức bằng thân, (nhưng) không biết được sự xúc chạm thì vô tội.

Vị có ý muốn thoát ra, (nhưng) không ra sức bằng thân, và biết được sự xúc chạm thì vô tội.

Vị có ý muốn thoát ra, (nhưng) không ra sức bằng thân, và không biết được sự xúc chạm thì vô tội.

[388] Vị không cố ý, khi tâm không ghi nhận (asatiyā),[7]vị không biết, vị không thích thú, vị bị điên, vị có tâm bị rối loạn, vị bị thọ khổ hành hạ, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

[389]

Người mẹ, người con gái,
chị gái, và người vợ,
nữ quỷ, người vô căn,
ngủ, đã chết, thú cái,
và con búp bê gỗ,
bị áp bức, xe hàng,
đường đi, và thân cây,
chiếc thuyền, dây, cây gậy,
vị dùng bình bát đẩy,
khi được người đảnh lễ,
ra sức nhưng không đụng.

[390] Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ sờ vào người mẹ do lòng thương mến mẹ. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: “Phải chăng ta đã phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa)?” Vị ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ sờ vào người con gái ruột do lòng thương mến con gái. ...(như trên)... sờ vào người chị ruột do lòng thương mến chị ruột. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)... Vị ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[391] Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ đã thực hiện việc xúc chạm thân thể với người vợ cũ. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi đã phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ đã thực hiện việc xúc chạm thân thể với nữ dạ-xoa. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm trọng tội (thullaccaya).

Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ đã thực hiện việc xúc chạm thân thể với người vô căn. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm trọng tội (thullaccaya).

Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ đã thực hiện việc xúc chạm thân thể với người nữ đang ngủ. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi đã phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ đã thực hiện việc xúc chạm thân thể với người nữ đã chết. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm trọng tội (thullaccaya).

Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ đã thực hiện việc xúc chạm thân thể với người nữ dạng thú (tiracchānagatitthiyā). Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ đã thực hiện việc xúc chạm thân thể với con búp bê gỗ. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[392] Vào lúc bấy giờ, có nhiều người đàn bà đã áp bức vị tỷ-kheo nọ và tay nắm tay dẫn đi. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi có thích thú không?

- Bạch Thế Tôn, con không thích thú.

- Này tỷ-kheo, vị không thích thú thì vô tội.

[393] Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ bị khởi dục và đã lay động chiếc xe hàng có người đàn bà đã leo lên. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[394] Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ khi nhìn thấy người đàn bà đi ngược chiều đã bị khởi dục rồi dùng bả vai thúc vào (cô ấy). Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi đã phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

[395] Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ bị khởi dục và đã lay động thân cây có người đàn bà đã leo lên. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[396] Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ bị khởi dục và đã lay động chiếc thuyền có người đàn bà đã leo lên. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[397] Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ bị khởi dục và đã lôi sợi dây thừng đang được người đàn bà nắm lấy. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm trọng tội (thullaccaya).

Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ bị khởi dục và đã lôi cây gậy đang được người đàn bà nắm lấy. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm trọng tội (thullaccaya).

[398] Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ bị khởi dục và đã dùng bình bát đẩy người đàn bà. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm trọng tội (thullaccaya).

Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ trong khi người đàn bà đang đảnh lễ[8]đã đưa bàn chân lên. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi đã phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ (nghĩ rằng): “Ta sẽ nắm lấy người đàn bà” rồi đã ra sức nhưng chưa chạm đến. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: “Phải chăng ta đã phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa)?” Vị ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Dứt điều Tăng tàng (Saṅghādisesa) thứ nhì.

*******


[1]Tựa đề này do người dịch thêm vào để tiện việc phân biệt

[2]Anabhirato: tâm bị loạn động và đang bị thiêu đốt bởi ngọn lửa ái dục nhưng lại không muốn trở về trạng thái tại gia (theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

[3]Theo ngài Buddhaghosa, đại đức Udāyi là thầy tế độ của đại đức Seyyasaka.

[4]Ngài Buddhaghosa giải thích rằng: (Saṅghādisesa = Saṅgha-ādi-sesa)Hội chúng (Saṅgha)là cần thiết từ lúc khởi đầu (ādi)và các phần kế (sesa). Khởi đầu là sự ban cho hành phạt parivāsa, các phần kế là sự ban cho hành phạt mānattahoặc sự ban cho việc thực hành trở lại từ đầu (mūlāya paṭikassanaṃ), cuối cùng là hành sự giải tội (abbhānakamma) đều do hội chúng (Saṅgha)thực hiện, cá nhân hoặc nhóm tỷ-kheo đều không được (Xin xem thêm Tiểu Phẩm – Cullavagga, chương II).

[5]Số bị cách khoảng có lẽ do lỗi kỹ thuật vì nội dung không thiếu sót khi so sánh với CD Chaṭṭhasaṅgāyana.

[6]Ngài Buddhaghosa cho rằng trú xá của đại đức Udāyi không phải ở trong một khu rừng riêng biệt mà ở trong Jetavana, thuộc về khu vực ở một bên, cuối cùng, sát ranh giới.

[7]Ngài Buddhaghosa giải thích về “asatiyā” như sau: Vị ấy bị bận rộn về việc khác nên không biết rằng: “Ta chạm vào người nữ.” Trong lúc không biết (asatiyā = thất niệm) như thế, như trong khi co duỗi tay chân, v.v... vị có sự đụng cham thì vô tội.

[8]Theo ngài Buddhaghosa, người đàn bà đảnh lễ theo lối nắm lấy bàn chân của vị tỷ-kheo. Trường hợp ấy, vị tỷ-kheo nên có vật phủ lên bàn chân hoặc bất động.

---o0o---

Nguồn: www.budsas.org

Trình bày: Linh Thoại

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]