Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

40-2. Phẩm Thất nhật (2)

02/05/201111:10(Xem: 13483)
40-2. Phẩm Thất nhật (2)

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
Việtdịch: Hòa thượng Thích Thanh Từ - Hiệu đính: Hòa thượngThích Thiện Siêu
ViệnNghiên cứu Phật học Việt Nam - PL 2541 - TL 1997

TẬP 3

XXXX.2.Phẩm Thất nhật (2)

7.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở bên bờ sông A-du-xà cùng với năm trăm chúngđại Tỳ-kheo.

Khiấy Ðại Quân-đầu đang ở chỗ nhàn vắng nghĩ rằng: 'Cónghĩa này hằng thêm công đức hay không có lý này?'.

Quân-đầuliền đứng dậy đến chỗ Thế Tôn, cúi lạy rồi ngồi mộtbên. Bấy giờ Quân-đầu bạch Phật:

- BạchThế Tôn! Vừa rồi con ở chỗ vắng vẻ có nghĩ: 'Có lý làmcác việc được thêm công đức hay không?'. Nay con hỏi ThếTôn, cúi mong thuyết cho.

ThếTôn bảo:

- Cóthể được tăng thêm công đức.

Quân-đầubạch Phật:

- Ðượctăng thêm công đức thế nào?

ThếTôn bảo:

- Tăngthêm có bảy việc, phước ấy không thể cân lường, cũngkhông ai có thể tính toán được. Thế nào là bảy? Ở đây,con nhà vọng tộc trai hoặc gái, chưa từng cất già lam choTăng, liền lập già-lam. Phước này không thể kể.

Lạinữa, Quân-đầu! Nếu thiện nam, thiện nữ, có thể đem giườngtòa thí cho tăng-già-lam và cho Tỳ-kheo Tăng. Này Quân-đầu!Ðó là phước thứ hai không thể tính kể.

Lạinữa, Quân-đầu! Nếu thiện nam, thiện nữ dùng thức ăn bốthí Tỳ-kheo Tăng. Này Quân-đầu! Ðó là phước thứ ba khôngthể tính kể.

Lạinữa, Quân-đầu! Nếu thiện nam, thiện nữ cấp áo che mưacho Tỳ-kheo Tăng. Này Quân-đầu! Ðó là phước thứ tư, khôngthể tính kể.

Lạinữa, Quân-đầu! Nếu trai gái nhà vọng tộc đem thuốc mencho Tỳ-kheo Tăng. Này Quân-đầu! Ðó là phước thứ năm khôngthể tính kể.

Lạinữa, Quân-đầu! Nếu thiện nam, thiện nữ ở đồng trốnglàm giếng tốt. Này Quân-đầu! Ðó là phước thứ sáu khôngthể tính kể.

Lạinữa, Quân-đầu! Thiện nam, thiện nữ làm nhà gần đườngcho người sẽ đi qua có chỗ trú ngụ. Ðó là phước thứbảy không thể tính kể.

Ðâylà, này Quân-đầu! Pháp bảy công đức, phước không lườngđược. Hoặc đi hoặc ngồi, cho dù mạng chung, phước cũngtheo sau như bóng theo hình, đức này không thể tính kể màbảo rằng có bao nhiêu phước. Cũng như nước biển lớn khôngthể dùng thăng đấu đong rồi bảo có bao nhiêu nước; bảycông đức này cũng lại như thế, phước không có hạn lượng.

Thếnên Quân-đầu! Thiện nam, thiện nữ hãy cầu phương tiệnhoàn thành bảy công đức. Như thế, Quân-đầu, hãy học điềunày!

Bấygiờ, Quân-đầu nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

8.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- CácThầy hãy tu hành về tưởng chết, tư duy tưởng chết.

Khiấy có Tỳ-kheo Thượng tọa bạch Thế Tôn:

- Conthường tu hành tư duy tưởng chết.

ThếTôn bảo:

- Thầytư duy tu hành tưởng chết thế nào?

Tỳ-kheobạch Phật:

- Contư duy tưởng chết rằng: 'Chỉ còn sống bảy ngày nữa, nêntư duy thất giác ý, ở trong pháp Như Lai có nhiều lợi ích,sau khi chết không hối hận'. Bạch Thế Tôn, con tư duy tưởngchết như thế.

ThếTôn bảo:

- Thôi,thôi, Tỳ-kheo! Ðây chẳng phải tu hành về tưởng chết. Ðâygọi là pháp phóng dật.

Lạicó Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:

- Concó thể kham nhận tu hành tưởng chết.

ThếTôn bảo:

- Thầytu hành tư duy tưởng chết thế nào?

Tỳ-kheobạch Phật:

- Naycon nghĩ rằng: 'Ý muốn còn có sáu ngày, suy nghĩ Chánh phápNhư Lai rồi sẽ chết. Ðiều này có ích'. Con tư duy tưởngchết như thế.

ThếTôn bảo:

- Thôi,thôi, Tỳ-kheo! Thầy cũng theo pháp phóng dật, chẳng phảilà tư duy tưởng chết.

Lạicó Tỳ-kheo bạch Phật: 'Muốn còn năm ngày, hoặc bốn ngày,hoặc ba ngày, hai ngày, một ngày'.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Thôi,thôi, Tỳ-kheo! Ðây cũng là pháp phóng dật, chẳng phải làtư duy tưởng chết.

Khiấy lại có một Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:

- Concó thể kham nhẫn tu hành tưởng chết như vầy: Con đến giờđắp y ôm bát vào thành Xá-vệ khất thực, xong lại ra khỏithành Xá-vệ trở về chỗ mình. Về trong thất vắng, con tưduy thất giác ý rồi mạng chung. Ðây là tư duy tưởng chết.

ThếTôn bảo:

- Thôi,thôi, Tỳ-kheo! Ðây cũng chẳng phải tư duy tu hành tưởngchết. Lời nói của các Thầy đều là hạnh phóng dật, chẳngphải là pháp tu hành tưởng chết.

Lúcđó Thế Tôn lại bảo Tỳ-kheo:

- Ngườicó thể làm được như Tỳ-kheo Bà-ca-lợi. Ðây gọi là tưduy tưởng chết. Tỳ-kheo ấy khéo hay tư duy tưởng chết,chán ghét thân này là nhơ nhớp bất tịnh. Nếu Tỳ-kheo tưduy tưởng chết, buộc ý ở trước, tâm không di động, nhớsố hơi thở ra vào, qua lại, trong đó tư duy thất giác ý,thì ở trong pháp Như Lai được nhiều lợi ích. Vì sao thế?Tất cả các hạnh đều không, đều tịch; khởi và diệtđều là huyễn hóa, không chân thật. Thế nên Tỳ-kheo! Nênở trong hơi thở ra vào mà tư duy tưởng chết thì sẽ thoátsanh, già, bệnh, chết, sầu lo khổ não. Như thế, này cácTỳ-kheo, nên học như vậy!

Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

9.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ, vua Ba-tư-nặc ra lệnh cho quần thần: 'Mau sửa soạnxe vũ bảo. Ta muốn đến chỗ Thế Tôn, lễ bái thăm hỏi'.

Rồèại vương ra khỏi thành đến chỗ Thế Tôn, cúi lạy rồingồi một bên. Khi ấy Như Lai đang thuyết pháp cho vô sốchúng vây quanh.

Lúcnày có bảy Ni-kiền Tử, lại có bảy người lõa hình, lạicó bảy hắc Phạm chí, lại có bảy Bà-la-môn lõa hình, điqua cách Thế Tôn không xa. Khi ấy, vua Ba-tư-nặc thấy nhữngngười này đi qua chỗ Thế Tôn không xa, liền bạch Phật:

- Conxem những người này đi qua không dừng lại, đều là ngườithiểu dục tri túc không có gia nghiệp. Nay ở thế gian, nhữngngười này là thượng thủ nhất trong hàng A-la-hán. Vì saothế? Họ ở trong mọi người mà rất là khổ hạnh, khôngtham lợi dưỡng.

ThếTôn bảo:

- Ðạivương! Ông trọn chưa biết chân nhân La-hán, chẳng do lộbày hình thể mà gọi là A-la-hán. Ðại vương nên biết! Ðâyđều không phải hạnh chân thật. Nên nhớ quán sát lâu đàicho chính đáng; rồi lại nên quán đáng thân biết thân, đánggần biết gần. Vì sao thế? Thời quá khứ lâu xa có bảyPhạm chí cùng học một nơi, tuổi đã già yếu, lấy cỏlàm y phục, ăn quả hạt của cỏ, khởi các tà kiến, mỗingười nghĩ: 'Chúng ta tu pháp khổ hạnh này để sau làm đạiQuốc vương, hoặc cầu làm Phạm Tứ thiên vương'.

Bấygiờ có Thiên sư A-tư-đà là tổ phụ của các Bà-la-môn,biết tâm niệm các Phạm chí kia, liền từ trời Phạm thiênhiện xuống chỗ bảy Bà-la-môn. Khi ấy Thiên sư A-tư-đàbỏ phục sức của Trời, hiện hình Bà-la-môn đi kinh hànhngoài trời, bảy Phạm chí xa thấy A-tư-đà kinh hành ai nấynổi giận mà nói:

- Ðâylà hạng người đắm trước dục lạc nào mà lại đi trướcnhững người Phạm hạnh chúng ta? Nay ta sẽ chú cho nó tiêuthành tro.

Rồibảy Phạm chí lấy tay bụm nước rảy Phạm chí kia chú rằng:

- NayÔng mau thành tro đất.

NhưngBà-la-môn càng ôm sân giận, thì nhan sắc Thiên sư càng thêmđoan chánh. Tại sao thế? Vì lòng từ có thể diệt sân.

Bấygiờ bảy Phạm chí liền nghĩ: 'Chúng ta chẳng phải cấm giớisắp thối chuyển sao? Chúng ta ngay khi khởi sân hận, ngườikia liền được đoan chánh'.

Khiấy bảy Phạm chí liền nói kệ này với Thiên sư:

LàTrời, Càn-thát-bà,
HayLa-sát Quỷ thần,
Lúcnày gọi là gì?
Chúngtôi muốn được biết.
Khiấy Thiên sư A-tư-đà liền đáp kệ:
Khôngphải Càn-thát-bà,
KhôngQuỷ thần, La-sát,
Thiênsư A-tư-đà,
Naychính là thân ta.

Nayta biết tâm các Ông nghĩ gì nên từ trời Phạm thiên xuốngđây. Phạm thiên cách đây thật là xa xôi; thân Trời ÐếThích cũng lại như thế, Chuyển luân Thánh vương cũng chẳngthể được. Chẳng thể dùng khổ hạnh này mà làm Phạm Tứthiên vương.

Khiấy Thiên sư A-tư-đà liền nói kệ:

Baonhiêu niệm trong tâm,
Áongoài thì thô xấu,
Nếucần tu chánh kiến,
Xalìa hẳn đường ác.
Tâmgiới hành thanh tịnh,
Miệnghành cũng như thế,
Xalìa các ác niệm,
Ắtsẽ sanh lên trời.

Lúcấy bảy Phạm chí thưa Thiên sư:

- 'Cóđúng là Thiên sư chăng?'.

- 'Ðúngvậy. Nhưng này Phạm chí! Không phải do lõa hình mà đượcsanh lên trời, chưa chắc tu khổ hạnh này được sanh cõiPhạm thiên, lại chẳng phải lộ bày thân thể, làm bao nhiêukhổ hạnh mà được sanh cõi ấy. Ai có thể nhiếp tâm ýkhiến không di động liền sanh lên trời, chứ không thể dochỗ tu tập của các Ông mà được sanh chỗ ấy'.

Ðạivương! Quán sát nghĩa ngày thì chẳng phải do lõa hình màgọi là A-la-hán. Người phàm phu muốn biết được bậc chânnhân, việc này chẳng đúng. Nhưng chân nhân có thể phân biệtđược chỗ tu tập hạnh của phàm phu. Lại nữa, người phàmphu không thể biết hạnh của phàm phu. Bậc chân nhân thìcó thể biết hạnh của phàm phu. Nếu Ðại vương muốn biếthọ, phải nên tìm phương tiện biết từ lâu xa đến nay,chứ chẳng phải ngay bây giờ mà dùng để quán xét họ. Ðúngvậy, Ðại vương, nên dùng phương tiện mà học điều này.

Bấygiờ vua Ba-tư-nặc bạch Thế Tôn:

- NhưLai thuyết rất hay! Chẳng phải người đời có thể hiểurõ. Việc nước bề bộn, con muốn trở về.

Phậtbảo vua:

- Ðãđúng lúc, Ðại vương!

Vualiền từ chỗ ngồi đứng lên cúi lạy Thế Tôn rồi lui đi.

Khiấy vua Ba-tư-nặc nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

10.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật tại nước Thích-sĩ Ca-tỳ-la-vệ, trong vườn Ni-câu-lũcùng chúng đại Tỳ-kheo năm trăm người.

Bấygiờ, Thế Tôn thọ thực xong, từ vườn Ni-câu-lũ đến làngTỳ-la-da-trí ngồi dưới một gốc cây. Khi ấy Chấp Trượnghọ Thích ra khỏi Ca-tỳ-la-vệ đến chỗ Thế Tôn, đứngtrước mặt im lặng. Rồi ông ta hỏi Thế Tôn:

- Sa-môndạy những gì? Luận những gì?

ThếTôn bảo:

- Phạmchí nên biết! Ðiều luận của Ta không phải chỗ Trời, Rồng,Quỷ Thần có thể bì kịp. Cũng chẳng phải dính mắt vàođời, lại chẳng phải trụ ở đời. Ðiều luận của Tachính như thế đó.

Khiấy Chấp Trượng họ Thích cúi đầu than thở rồi lui đi.Như Lai liền từ chỗ ngồi đứng lên, trở về chỗ ở. Lúcđó Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Vừarồi Ta ngồi trong vườn kia có Chấp Trượng họ Thích đếnhỏi Ta rằng: 'Sa-môn có những luận gì?' Ta đáp: 'Ðiều luậncủa Ta, Trời, Rồng, Quỷ Thần chẳng thể bì kịp; chẳngphải dính mắc vào đời, cũng chẳng phải trụ ở đời.Ðiều luận của Ta chính là vậy'. Khi ấy Chấp Trượng họThích nghe lời này rồi liền lui đi.

Khiấy có một Tỳ-kheo bạch Tỳ-kheo:

- Thếnào là không dính mắc vào đời, cũng không trụ ở đời?

ThếTôn bảo:

- Nhưđiều Ta luận đều không dính mắc vào đời, như nay đốivới dục được giải thoát, dứt hết các hồ nghi của họThích, không có các tưởng. Ðiều luận của Ta chính là đây.

NhưLai nói thế xong, đứng lên vào thất. Lúc đó các Tỳ-kheobảo nhau:

- Vừarồi Thế Tôn nói sơ lược nghĩa của luận kia. Ai có thểkham nhậm nói rộng nghĩa này chăng?

CácTỳ-kheo tự nói với nhau:

- ThếTôn thường khen ngợi Tôn giả Ðại Ca-chiên-diên. Nay chỉcó Ca-chiên-diên có thể thuyết nghĩa này.

Khiấy các Tỳ-kheo nói với Ca-chiên-diên:

- Vừarồi Thế Tôn nói lược nghĩa này, cúi mong Tôn giả hãy giảngthuyết rộng rãi nghĩa này, phân biệt từng việc cho mọingười được hiểu.

Ca-chiên-diênđáp:

- Vínhư ở làng xóm có người ra khỏi làng muốn tìm vật chânthật. Người ấy nếu gặp cây to liền đốn chặt, lấy cànhlá, bỏ cây mà đi. Nay các Thầy cũng như thế, bỏ Như Lairồi đi theo cành mà tìm thực. Nhưng Như Lai xem thấy khắptất cả, chiếu sáng thế gian, là vị dẫn đường của Trời,Người. Như Lai là vị Chân chủ của pháp, các Thầy cũngsẽ có thời tiết, tự nhiên sẽ gặp lúc Như Lai nói nghĩanày.

CácTỳ-kheo đáp:

- NhưLai tuy là Chân chủ của pháp giảng rộng nghĩa này. NhưngTôn giả được Như Lai thọ ký đủ sức thuyết rộng nghĩanày.

Ca-chiên-diênđáp:

- CácThầy lắng nghe, khéo suy nghĩ đó, tôi sẽ diễn thuyết phânbiệt nghĩa này.

CácTỳ-kheo đáp:

- Rấttốt!

Khiấy các Tỳ-kheo vâng lời rồi, Ca-chiên-diên bảo:

- NayNhư Lai nói: 'Ðiều luận của Ta, chẳng phải Trời, Rồng,Quỷ thần có thể theo kịp. Cũng chẳng phải dính mắc vàođời, cũng chẳng phải trụ ở đời. Ta đối với đó đượcgiải thoát, đoạn các hồ nghi, không còn do dự nữa. Nhưnay chúng sanh ưa thích tranh tụng, khởi các loạn tưởng'.Như Lai lại nói: 'Ta chẳng ở đó khởi tâm nhiễm trước'.Ðây là tham dục sử, sân nhuế, tà kiến, dục thế gian sử,kiêu mạn sử, nghi sử, vô minh sử, hoặc gặp sự báo ứngđao gậy đau khổ, tranh tụng với người, khởi bao nhiêu hạnhbất thiện, khởi các loạn tưởng, hưng hạnh bất thiện.Nếu mắt thấy sắc mà khởi thức tưởng, ba việc làm nhâncho nhau mà có. Xúc đã có xúc liền có thọ, đã có thọ liềncó sở giác, đã sở giác liền có tưởng, đã có tưởngliền cân lường nó, khởi bao nhiêu niệm tưởng, chấp trước.Tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân lại xúcchạm, ý biết pháp mà khởi thức tưởng, ba việc làm nhâncho nhau mà có xúc, đã có xúc liền có thọ, đã có thọ liềncó giác, đã có giác liền có tưởng, đã có tưởng liềncân lường chúng, rồi ở trong đó khởi bao nhiêu thứ niệmtưởng chấp trước. Ðây là tham dục sử, sân nhuế sử,tà kiến sử, kiêu mạn sử, dục thế gian sử, si sử, nghisử, tất cả đều khởi lên sự nguy biến của đao gậy,và bao nhiêu tai biến khác, chẳng thể tính kể. Nếu có ngườinói rằng: 'Cũng không có mắt, cũng không có sắc, mà có xúc',việc này không đúng. Nếu lại có người nói: 'Không có xúcmà có thọ', đây cũng là không đúng. Nếu nói: 'Không thọmà có tưởng dính mắc', việc này không đúng. Nếu có ngườinói: 'Không tai, không tiếng; không mũi, không mùi; không lưỡi,không vị; không thân, không xúc chạm; không ý, không pháp,mà nói có thức', trọn không có lý này. Nếu nói không thứcmà có xúc, việc này chẳng đúng. Nếu không có xúc mà nóicó thọ, việc này không đúng. Nếu nói không thọ mà có tưởngchấp trước, việc này không đúng.

Nếulại có người nói có mắt có sắc, trong đó khởi thức;điều này đúng. Nếu nói tai và tiếng, mũi và mùi, lưỡivà vị, thân và xúc chạm, ý và pháp, ở trong đó khởi thức;việc này ắt đúng.

ChưHiền nên biết, do nhân duyên này, đức Thế Tôn mới nóirằng: 'Ðiều luận của Ta, Trời và Người, Ma hay Thiên makhông thể tới kịp, cũng chẳng dính mắc vào đời, cũngchẳng trụ ở đời. Nhưng Ta ở nơi dục mà được giảithoát, dứt hồ nghi, không còn do dự'. Thế Tôn nhân nơi đâythuyết sơ nghĩa này.

CácThầy nếu tâm không hiểu thì hãy đến chỗ Như Lai hỏi lạinghĩa này. Nếu Như Lai có nói gì, nên nhớ phụng trì.

Khiấy, những Tỳ-kheo nghe Ca-chiên-diên nói, chẳng nói 'hay' cũngchẳng nói 'không phải', đứng lên mà đi, tự bảo nhau rằng:'Chúng ta nên đem nghĩa này đến hỏi Như Lai, nếu Thế Tôncó nói gì chúng ta sẽ vâng làm'.

Rồinhững Tỳ-kheo ấy đến chỗ Thế Tôn cúi lạy chân Phật,ngồi xuống một bên. Bấy giờ các Tỳ-kheo đem việc nàybạch Thế Tôn đầy đủ. Khi ấy Như Lai bảo Tỳ-kheo:

- Tỳ-kheoCa-chiên-diên thông minh biện tài, đã thuyết rộng nghĩa này.Nếu các Thầy đến chỗ Ta hỏi nghĩa này, Ta cũng nói vớicác Thầy như thế.

Khiấy Tôn giả A-nan ở sau lưng Như Lai. A-nan bạch Phật:

- Kinhnày nghĩa lý rất sâu xa. Ví như có người đi đường gặpđược cam lồ, lấy mà ăn, rất thơm ngon, ăn không biết chán.Ðây cũng như thế, thiện nam, thiện nữ, đến nơi nghe phápnày không biết chán.

VàTôn giả A-nan lại bạch Thế Tôn:

- Kinhnày tên là gì, phải làm sao vâng làm?

Phậtbảo A-nan:

- Kinhnày tên là 'Cam lồ pháp vị' hãy nhớ phụng hành.

Bấygiờ Tôn giả A-nan nghe Phật dạy xong, hoan hỉ vâng làm.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]