Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài 61: Kinh Thủ Lăng Nghiêm

30/11/201706:42(Xem: 4720)
Bài 61: Kinh Thủ Lăng Nghiêm

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

GIẢI NGHĨA

TOÀN KHÔNG

(Tiếp theo)

 

3. NHƯỢC ĐIỂM CỦA NĂM CĂN:

12- Tánh kiến dù rõ ràng,
Thấy trước chẳng thấy sau,
Bốn phía thiếu một nửa,
Làm sao được viên thông?
13- Hơi Thở thông ra vào,
Quán đến chẳng giao khí (1),

Lìa thở chẳng ngộ nhập,
Làm sao được viên thông?
14- Thiệt nhập chẳng vô cớ,
Do vị sanh giác tri,
Vị mất giác cũng mất,
Làm sao được viên thông?
15- Thân với xúc đồng nhau, (2)
Chẳng phải Viên Giác Quán,
Chẳng hội không ngằn mé,
Làm sao được viên thông?
16- Ý căn lộn vọng tưởng,
Chẳng thấy tánh trong lặng,
Tưởng niệm chẳng giải thoát,
Làm sao được viên thông?

 

GIẢI NGHĨA:

 

(1) Chẳng giao khí: Như nín hơi thở, không thở.

(2) Thân với xúc đồng nhau: Nghĩa là sự tiếp xúc biết (giác) rõ ràng, chỉ có thân mới biết, quên thân thuần giác cũng chẳng phải Viên Giác. Cần phải như quán Viên Giác đến chỗ thân tâm đều vượt khỏi (siêu việt) chẳng có ngằn mé mới có thể thầm hội (ngộ) vạn pháp; nếu có thân xúc thì sự biết có ngằn mé giới hạn, chẳng phải viên thông cùng khắp vậy.

     Đoạn thứ ba, kệ diễn tả nhược điểm của Năm Căn như sau:       

12- Tánh kiến dù rõ ràng,
Thấy trước chẳng thấy sau,
Bốn phía thiếu một nửa,
Làm sao được viên thông?

      Tính thấy của mắt vốn rõ ràng bao quát nhưng chỉ thấy được phía trước chẳng thấy phía sau; nghĩa là bốn hướng tám phương mất đi một nửa, khó mà chứng viên thông.

 

13- Hơi Thở thông ra vào,
Quán đến chẳng giao khí (1),
Lìa thở chẳng ngộ nhập,
Làm sao được viên thông?
      Mũi thở ra thở vào, khoảng giữa không có thở (không giao khí); do đó không dung thông mà còn cách trở, nên khó chứng viên thông.

 

14- Thiệt nhập chẳng vô cớ,
Do vị sanh giác tri,
Vị mất giác cũng mất,
Làm sao được viên thông?
      Lưỡi không có vị thì tính nếm không thành, vị không tương tục nên không phải lúc nào vị cũng sẵn có, do đó khó chứng viên thông.

 

15- Thân với xúc đồng nhau (2),
Chẳng phải Viên Giác Quán,
Chẳng hội không ngằn mé,
Làm sao được viên thông?

      Sự tiếp xúc biết rõ ràng, chỉ có thân mới biết, quên thân thuần giác cũng chẳng phải biết đầy đủ (Viên Giác). Cần phải như quán Viên Giác đến chỗ thân tâm đều vượt khỏi (siêu việt) chẳng có ngằn mé mới có thể thầm hội (ngộ) vạn pháp; nếu có thân xúc thì sự biết có ngằn mé giới hạn, chẳng phải viên thông cùng khắp vậy. Thân biết xúc nhưng phải có đối tượng, do đó tiếp xúc và chỗ tiếp xúc (năng sở) không thường liên tục nên khó mà chứng viên thông.

 

16- Ý căn lộn vọng tưởng,
Chẳng thấy tánh trong lặng,
Tưởng niệm chẳng giải thoát,
Làm sao được viên thông?

     Ý căn thường xen lẫn với vọng tưởng nên không thanh tịnh; tưởng niệm chẳng dễ dứt bỏ nên khó mà chứng viên thông.

 

4. NHƯỢC ĐIỂM CỦA SÁU THỨC:

17- Kiến, Tướng, Thức hòa hợp,

Cả ba vốn chẳng tướng,
Tự thể đã chẳng định,
Làm sao được viên thông?
18- Tâm Văn khắp mười phương,
Sanh nơi đại nguyện lực,
Sơ cơ, chẳng thể vào,
Làm sao được viên thông?
19- Quán Mũi là phương tiện,
Chỉ khiến nhiếp tâm trụ,
Trụ thành tâm sở tru, (1)
Làm sao được viên thông?
20- Thuyết Pháp dùng âm thanh,
Khai ngộ người đã thành,
Lời nói chẳng vô lậu,
Làm sao được viên thông?
21- Trì Phạm chỉ trói thân,
Phi thân chẳng thể trói,
Vốn chẳng khắp tất cả,
Làm sao được viên thông?
22- Thần Thông vốn sẵn đủ,

Chẳng do luyện mới có,
Tác ý không lìa vật,
Làm sao được viên thông?

 

GIẢI NGHĨA:

 

(1) Trụ thành tâm sở trụ: Sự nhiếp tâm thật là khó, khi tán loạn chỉ sợ chẳng thể trụ, sau khi được tịch tịnh, lại thành sở trụ của tâm; trụ và chẳng trụ đều chẳng phải bản thể của vô trụ, nên chẳng được viên thông.
(2) Trì phạm: Trì là giữ lấy, Phạm là phép tắc; Trì phạm là giữ phép tắc, giữ giới.

     Đoạn thứ tư, kệ diễn tả nhược điểm của Sáu Thức như sau:       

17- Kiến, Tướng, Thức hòa hợp,
Cả ba vốn chẳng tướng,
Tự thể đã chẳng định,
Làm sao được viên thông?
      Cái thấy, hình sắc và thức hòa hợp; cả ba đều là ảo huyển, không có tự thể; do đó khó mà chứng viên thông.

 

18- Tâm Văn khắp mười phương,
Sanh nơi đại nguyện lực,
Sơ cơ, chẳng thể vào,
Làm sao được viên thông?
      Cái nghe cùng khắp mười phương, do đại nguyện tu hành (đại nguyện lực); nên hàng sơ tâm không dễ dàng nhập đạo, do đó khó chứng viên thông.

 

19- Quán Mũi là phương tiện,
Chỉ khiến nhiếp tâm trụ,
Trụ thành tâm sở trụ (1),
Làm sao được viên thông?
      Quán chóp mũi đó là phương tiện chỉ nhằm nhiếp tâm trụ; khi tâm trụ thì trở thành có chỗ trụ, do có chỗ trụ nên khó chứng viên thông.

 

20- Thuyết Pháp dùng âm thanh,
Khai ngộ người đã thành,
Lời nói chẳng vô lậu,

Làm sao được viên thông?
      Thuyết pháp dùng văn tự có âm thanh chỉ có thể khai ngộ cho người thâm sâu, vì lời nói văn tự chẳng phải là không dính mắc (vô lậu), do đó khó chứng viên thông.

 

21- Trì Phạm chỉ trói thân,

Phi thân chẳng thể trói,

Vốn chẳng khắp tất cả,
Làm sao được viên thông?

      Giữ phép tắc (Trì phạm) chỉ trói buộc cái thân, không thân chẳng thể câu thúc; Giới và thân vốn không cùng khắp, do đó khó mà chứng viên thông.

22- Thần Thông vốn sẵn đủ,
Chẳng do luyện mới có,
Tác ý không lìa vật,
Làm sao được viên thông?

      Thần thông đã sẵn đầy đủ, không do tu luyện mới có; do khởi suy nghĩ (tác ý) không rời sự vật nên khó chứng viên thông.

 

5. NHƯỢC ĐIỂM CỦA 7 ĐẠI:

 (Còn tiếp)


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com