- Bài 01: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 02: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 03: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 04: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 05: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 06: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 07: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 08: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 09: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 10: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 11: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 12: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 15: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 16: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 17: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 18. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 19. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 20. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 21: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 22: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 23: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 24: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 25: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 26: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 27: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 28: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 29: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 30: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 31: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 32: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 33: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 34: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 35: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 36: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 37: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 38: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 39: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 41: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 42: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 43: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 44: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 45: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 46: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 47: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 48: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 49: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 50: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 51: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 52: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 53: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 54: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 55: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 56: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 57: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 58: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 59: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 60: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 61: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 62: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 63. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 64. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 65. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 66. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 67. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 68. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 69: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 70: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 71: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 72: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 73: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 74: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 75: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 76: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 77: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 78: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 79: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 80: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 81: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 82: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 83: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 84: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 85: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 87: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 88: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 89: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 90: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 91: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
KINH THỦ LĂNG NGHIÊM
GIẢI NGHĨA
TOÀN KHÔNG
(Tiếp theo)
3. NHƯỢC ĐIỂM CỦA NĂM CĂN:
12- Tánh kiến dù rõ ràng,
Thấy trước chẳng thấy sau,
Bốn phía thiếu một nửa,
Làm sao được viên thông?
13- Hơi Thở thông ra vào,
Quán đến chẳng giao khí (1),
Lìa thở chẳng ngộ nhập,
Làm sao được viên thông?
14- Thiệt nhập chẳng vô cớ,
Do vị sanh giác tri,
Vị mất giác cũng mất,
Làm sao được viên thông?
15- Thân với xúc đồng nhau, (2)
Chẳng phải Viên Giác Quán,
Chẳng hội không ngằn mé,
Làm sao được viên thông?
16- Ý căn lộn vọng tưởng,
Chẳng thấy tánh trong lặng,
Tưởng niệm chẳng giải thoát,
Làm sao được viên thông?
GIẢI NGHĨA:
(1) Chẳng giao khí: Như nín hơi thở, không thở.
(2) Thân với xúc đồng nhau: Nghĩa là sự tiếp xúc biết (giác) rõ ràng, chỉ có thân mới biết, quên thân thuần giác cũng chẳng phải Viên Giác. Cần phải như quán Viên Giác đến chỗ thân tâm đều vượt khỏi (siêu việt) chẳng có ngằn mé mới có thể thầm hội (ngộ) vạn pháp; nếu có thân xúc thì sự biết có ngằn mé giới hạn, chẳng phải viên thông cùng khắp vậy.
Đoạn thứ ba, kệ diễn tả nhược điểm của Năm Căn như sau:
12- Tánh kiến dù rõ ràng,
Thấy trước chẳng thấy sau,
Bốn phía thiếu một nửa,
Làm sao được viên thông?
Tính thấy của mắt vốn rõ ràng bao quát nhưng chỉ thấy được phía trước chẳng thấy phía sau; nghĩa là bốn hướng tám phương mất đi một nửa, khó mà chứng viên thông.
13- Hơi Thở thông ra vào,
Quán đến chẳng giao khí (1),
Lìa thở chẳng ngộ nhập,
Làm sao được viên thông?
Mũi thở ra thở vào, khoảng giữa không có thở (không giao khí); do đó không dung thông mà còn cách trở, nên khó chứng viên thông.
14- Thiệt nhập chẳng vô cớ,
Do vị sanh giác tri,
Vị mất giác cũng mất,
Làm sao được viên thông?
Lưỡi không có vị thì tính nếm không thành, vị không tương tục nên không phải lúc nào vị cũng sẵn có, do đó khó chứng viên thông.
15- Thân với xúc đồng nhau (2),
Chẳng phải Viên Giác Quán,
Chẳng hội không ngằn mé,
Làm sao được viên thông?
Sự tiếp xúc biết rõ ràng, chỉ có thân mới biết, quên thân thuần giác cũng chẳng phải biết đầy đủ (Viên Giác). Cần phải như quán Viên Giác đến chỗ thân tâm đều vượt khỏi (siêu việt) chẳng có ngằn mé mới có thể thầm hội (ngộ) vạn pháp; nếu có thân xúc thì sự biết có ngằn mé giới hạn, chẳng phải viên thông cùng khắp vậy. Thân biết xúc nhưng phải có đối tượng, do đó tiếp xúc và chỗ tiếp xúc (năng sở) không thường liên tục nên khó mà chứng viên thông.
16- Ý căn lộn vọng tưởng,
Chẳng thấy tánh trong lặng,
Tưởng niệm chẳng giải thoát,
Làm sao được viên thông?
Ý căn thường xen lẫn với vọng tưởng nên không thanh tịnh; tưởng niệm chẳng dễ dứt bỏ nên khó mà chứng viên thông.
4. NHƯỢC ĐIỂM CỦA SÁU THỨC:
17- Kiến, Tướng, Thức hòa hợp,
Cả ba vốn chẳng tướng,
Tự thể đã chẳng định,
Làm sao được viên thông?
18- Tâm Văn khắp mười phương,
Sanh nơi đại nguyện lực,
Sơ cơ, chẳng thể vào,
Làm sao được viên thông?
19- Quán Mũi là phương tiện,
Chỉ khiến nhiếp tâm trụ,
Trụ thành tâm sở tru, (1)
Làm sao được viên thông?
20- Thuyết Pháp dùng âm thanh,
Khai ngộ người đã thành,
Lời nói chẳng vô lậu,
Làm sao được viên thông?
21- Trì Phạm chỉ trói thân,
Phi thân chẳng thể trói,
Vốn chẳng khắp tất cả,
Làm sao được viên thông?
22- Thần Thông vốn sẵn đủ,
Chẳng do luyện mới có,
Tác ý không lìa vật,
Làm sao được viên thông?
GIẢI NGHĨA:
(1) Trụ thành tâm sở trụ: Sự nhiếp tâm thật là khó, khi tán loạn chỉ sợ chẳng thể trụ, sau khi được tịch tịnh, lại thành sở trụ của tâm; trụ và chẳng trụ đều chẳng phải bản thể của vô trụ, nên chẳng được viên thông.
(2) Trì phạm: Trì là giữ lấy, Phạm là phép tắc; Trì phạm là giữ phép tắc, giữ giới.
Đoạn thứ tư, kệ diễn tả nhược điểm của Sáu Thức như sau:
17- Kiến, Tướng, Thức hòa hợp,
Cả ba vốn chẳng tướng,
Tự thể đã chẳng định,
Làm sao được viên thông?
Cái thấy, hình sắc và thức hòa hợp; cả ba đều là ảo huyển, không có tự thể; do đó khó mà chứng viên thông.
18- Tâm Văn khắp mười phương,
Sanh nơi đại nguyện lực,
Sơ cơ, chẳng thể vào,
Làm sao được viên thông?
Cái nghe cùng khắp mười phương, do đại nguyện tu hành (đại nguyện lực); nên hàng sơ tâm không dễ dàng nhập đạo, do đó khó chứng viên thông.
19- Quán Mũi là phương tiện,
Chỉ khiến nhiếp tâm trụ,
Trụ thành tâm sở trụ (1),
Làm sao được viên thông?
Quán chóp mũi đó là phương tiện chỉ nhằm nhiếp tâm trụ; khi tâm trụ thì trở thành có chỗ trụ, do có chỗ trụ nên khó chứng viên thông.
20- Thuyết Pháp dùng âm thanh,
Khai ngộ người đã thành,
Lời nói chẳng vô lậu,
Làm sao được viên thông?
Thuyết pháp dùng văn tự có âm thanh chỉ có thể khai ngộ cho người thâm sâu, vì lời nói văn tự chẳng phải là không dính mắc (vô lậu), do đó khó chứng viên thông.
21- Trì Phạm chỉ trói thân,
Phi thân chẳng thể trói,
Vốn chẳng khắp tất cả,
Làm sao được viên thông?
Giữ phép tắc (Trì phạm) chỉ trói buộc cái thân, không thân chẳng thể câu thúc; Giới và thân vốn không cùng khắp, do đó khó mà chứng viên thông.
22- Thần Thông vốn sẵn đủ,
Chẳng do luyện mới có,
Tác ý không lìa vật,
Làm sao được viên thông?
Thần thông đã sẵn đầy đủ, không do tu luyện mới có; do khởi suy nghĩ (tác ý) không rời sự vật nên khó chứng viên thông.
5. NHƯỢC ĐIỂM CỦA 7 ĐẠI:
(Còn tiếp)