- Bài 01: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 02: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 03: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 04: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 05: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 06: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 07: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 08: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 09: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 10: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 11: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 12: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 15: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 16: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 17: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 18. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 19. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 20. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 21: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 22: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 23: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 24: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 25: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 26: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 27: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 28: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 29: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 30: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 31: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 32: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 33: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 34: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 35: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 36: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 37: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 38: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 39: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 41: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 42: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 43: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 44: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 45: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 46: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 47: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 48: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 49: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 50: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 51: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 52: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 53: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 54: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 55: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 56: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 57: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 58: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 59: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 60: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 61: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 62: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 63. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 64. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 65. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 66. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 67. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 68. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 69: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 70: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 71: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 72: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 73: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 74: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 75: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 76: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 77: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 78: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 79: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 80: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 81: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 82: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 83: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 84: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 85: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 87: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 88: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 89: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 90: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 91: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
THỦ LĂNG NGHIÊM
GIẢI NGHĨA
TOÀN KHÔNG
(Tiếp theo)
3). SỰ LỢI ÍCH CỦA THẦN
CHÚ THỦ LĂNG NGHIÊM:
1. THẦN LỰC BÍ MẬT CỦA CHÚ:
- A Nan! Những câu vi diệu, bí mật của "Phật Đảnh Quang Tụ, thuần trắng chẳng ô nhiễm" này, sanh ra tất cả chư Phật:
- Mười phương Như Lai do tâm chú này, được thành Vô Thượng Chánh Biến Tri Giác (1).
- Mười phương Như Lai trì tâm chú này, uốn dẹp tà ma, chế phục ngoại đạo.
- Mười phương Như Lai vận tâm chú này, ngồi bửu liên hoa (2), ứng hiện trong vô số quốc độ (3).
- Mười phương Như Lai dùng tâm chú này, nơi vô số quốc độ, chuyển đại pháp luân (4).
- Mười phương Như Lai trì tâm chú này, hay ở nơi mười phương xoa đảnh thọ ký cho hàng Bồ Tát, Thanh Văn, cho đến người chưa chứng quả vị.
- Mười phương Như Lai nương tâm chú này, hay ở nơi mười phương cứu vớt các khổ như: Địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, đui, điếc, ngọng, câm và bát khổ (5), những tai nạn lớn nhỏ đồng thời được giải thoát; các nạn: giặc, binh, vua, ngục, bão, lụt, lửa, nước cho đến đói khát nghèo nàn, ngay đó tiêu tan.
- Mười phương Như Lai tùy theo tâm chú này, hay ở nơi mười phương phụng sự thiện tri thức (6), trong tứ oai nghi được cúng dường như ý; nơi pháp hội của hằng sa Như Lai, được suy tôn là Đại Pháp Vương Tử (7).
- Mười phương Như Lai hành theo tâm chú này, hay ở nơi mười phương nhiếp thọ người có nhân duyên, khiến hàng Tiểu Thừa nghe tạng bí mật, chẳng sanh kinh sợ.
- Mười phương Như Lai tụng tâm chú này, thành Vô Thượng Giác, ngồi dưới cây Bồ Đề vào Đại Niết Bàn (8).
- Mười phương Như Lai truyền tâm chú này, sau khi diệt độ, phó chúc Phật Pháp, trụ trì cứu cánh, nghiêm tịnh giới luật, thảy đều trong sạch.
- Như ta thuyết chú " Phật Đảnh Quang tụ chẳng ô nhiễm" này, từ sáng đến tối chẳng dứt tiếng, trong đó những chữ và câu cũng chẳng trùng điệp, nếu từ đây ngộ nhập, mới biết tất cả hữu tình vô tình cũng thường thuyết chú này, nên gọi "Đảnh Như Lai" vậy.
GIẢI NGHĨA:
(1) Chánh biến tri giác: Chánh hay chính là đúng với thực tế, biến là phổ biến khắp không gian thời gian chẳng thiếu sót, tri giác là biết cùng tận. Chánh biến tri giác là biết như thật tuyệt đối, như Kinh nói: Một giọt mưa ngoài hằng xa thế giới đều biết.
(2) Bửu liên hoa: Là hoa sen qúy.
(3) Quốc độ: Là cõi nước.
(4) Chuyển đại pháp luân: Một vị đạt đại giác ngộ tức là thành Phật, sau khi giác ngộ thì bắt đầu giảng giáo lý chân thật bất hư cho chúng sinh hầu tu hành để thoát khỏi khổ được giải thoát, gọi là chuyển đại pháp luân.
(5) Bát khổ: Là 8 loại khổ, gồm: Sinh ra khổ, già đi khổ, bệnh khổ, chết khổ, chia lià khổ, oan gia hội ngộ khổ, mong cầu không được khổ, năm ấm (sắc, thụ, tưởng, hành, thức) khổ.
(6) Thiện tri thức: Là người hiều biết điều hay lẽ phải về một phương diện nào đó rồi chỉ dẫn cho người khác, đặc biệt về Phật giáo, danh từ Thiên tri thức phân thành 2 hạng:
1. Giáo thụ Thiện tri thức: Là người có khả năng dạy dỗ hướng dẫn người khác trên đường tu hành.
2. Đồng hạnh Thiện tri thức: Là người bạn tốt cùng tu học.
(7) Pháp vương tử: Con bậc Pháp vương. Phật là Pháp vương, Bồ tát là người kế thừa ngôi vị của Phật, nên gọi là Pháp vương tử.
(8) Vào đại Niết Bàn: Là nhập bản thể không sinh không diệt.
Thần Chú Phật Đảnh Quang Tụ (Chú Lăng Nghiêm) là những bí mật vừa dài vừa trúc trắc khó đọc thông, nhưng kỳ bí không thể nghĩ bàn. vì Chú từ hào quang trong sáng tụ trên đỉnh đầu Phật (Phật Đảnh Quang Tụ), sẵn có tất cả giải thoát (chư Phật). Do Tâm Chú này, mười phương chư Phật (Như Lai) đều biết rốt ráo tất cả vũ trụ vạn vật (thành Vô Thượng Chánh Biến Tri Giác), uốn dẹp tà ma, chế phục ngoại đạo. Ngồi trên hoa sen qúy (bửu liên hoa), hiện thân trong vô số cõi nước (quốc độ), giảng giải giáo hóa (chuyển đại pháp luân); xoa đầu thọ ký cho hàng Bồ Tát, Thanh Văn, cho đến người chưa chứng quả vị, khỏi bị nạn (cứu vớt các khổ) như: “Địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, đui, điếc, ngọng, câm, tám khổ”. Tại sao?
Vì tu hành và trì Chú thì kiếp sau sẽ không còn sinh vào chỗ các khổ nạn ấy nữa, do tu hành và trì Chú sẽ không còn tính tham lam, sân hận, trộm cắp, nên không còn bị các nạn “giặc cướp, binh, vua, ngục, bão, lụt, lửa, nước cho đến nghèo đói”. Phụng sự thiện tri thức, nhiếp thọ người có nhân duyên và hàng Thanh văn nghe tạng bí mật, tin tưởng yêu thích (chẳng sinh sợ hãi). Tu hành và tụng Tâm Chú này, sẽ thành Chính Đẳng Chính Giác (Vô Thượng Giác), ngồi dưới cây Bồ Đề thiền định nhập bản thể không sinh không diệt (vào Đại Niết Bàn).
2. KẾT QỦA CỦA TRÌ CHÚ:
- Hàng hữu học các ông chưa ra khỏi luân hồi phát tâm chí thành tu chứng quả A La Hán, nếu chẳng trì chú này mà ngồi đạo tràng, muốn khiến thân tâm xa lìa các ma sự thì chẳng có chỗ đúng.
- A Nan! Nếu có chúng sanh trong các thế giới, tùy theo vật dụng trong đất nước, hoặc lá, giấy, vải trắng để biên chép chú này, đựng trong túi nhỏ, nếu người ấy ngu muội chẳng thể tụng nhớ thì đeo trên mình, hoặc để trong nhà, nên biết người ấy trọn đời chẳng bị các thứ độc hại.
- A Nan! Nay ta vì ông thuyết chú này, cứu giúp thế gian được đại vô úy, thành tựu trí xuất thế gian cho chúng sanh.
- Sau khi ta diệt độ, chúng sanh trong đời mạt pháp, có người biết tự trì tụng, hoặc dạy người khác trì tụng chú này, nên biết những chúng sanh trì tụng như thế, lửa chẳng thể đốt, nước chẳng thể chìm, độc chẳng thể hại, cho đến tất cả ác chú của các Thiên Long, quỷ thần, yêu tinh, ma mị đều chẳng thể dính mắc, tâm được chánh thọ, tất cả bùa chú, yểm cổ, kim ngân độc dược, cỏ, cây, sâu, rắn, độc khí muôn loài, vào miệng người ấy đều thành cam lồ. Tất cả ác tinh, quỷ thần, dù có độc tâm hại người, đối với người ấy cũng chẳng thể khởi ác; các ác quỷ vương Tần Na, Dạ Ca (đầu heo mũi voi) cùng các quyến thuộc, đều thọ ơn Phật, thường gia hộ người ấy.
GIẢI NGHĨA:
Hàng hữu học phát tâm chí thành tu chứng quả A La Hán, nếu chẳng trì Chú này, muốn khiến thân tâm xa lìa các ma sự thì chẳng có chỗ đúng.
Nếu chúng sinh tùy theo vật dụng như đất nước, lá, giấy, vải, v.v… để biên chép Chú này; hoặc nhớ trong lòng (đeo trên mình hoặc để trong nhà), sẽ không bị các thứ độc hại. Chúng sinh trong đời Mạt pháp, người trì tụng, hoặc dạy người khác trì tụng Chú này, thì dẹp trừ được sân hận giận thù (lửa chẳng thể đốt), dứt bỏ được tham lam (nước chẳng thể chìm), lià tính giết hại (độc chẳng thể hại); cho đến tất cả ác chú của quỷ thần, yêu ma đều chẳng thể dính mắc.
Tất cả lời nói dối nói đâm thọc, nói thêu dệt, nói ác v.v… không còn nữa mà chỉ còn là những lời nói thật, nói ngay thẳng, nói hòa hợp, nói dịu dàng (bùa chú, kim ngân, độc dược, sâu rắn, độc khí, vào miệng người ấy đều thành cam lồ). Tất cả các tính ganh tị, tật đố, che dấu, gièm siểm, bỏn sẻn, kiêu ngoa, cộc cằn v.v… đều dứt lià (ác tinh, quỷ thần, dù có độc tâm hại người, đối với người ấy cũng chẳng thể khởi ác). Các ác quỷ vương Tần Na, Dạ Ca (đầu heo lợn mũi voi) cùng các quyến thuộc đều thọ ơn Phật nên thường gia hộ người ấy.
3. CHÚ ĐƯỢC HỘ VỆ:
(Còn tiếp)