Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển Thượng

08/11/201420:36(Xem: 3911)
Quyển Thượng

Mật Tạng Bộ 4 – No.1201 (Tr.13_ Tr.16)

 

ĐỂ LỊ TAM MUỘI DA BẤT ĐỘNG TÔN THÁNH GIẢ

NIỆM TỤNG BÍ MẬT PHÁP

_QUYỂN THƯỢNG_

 

Hán dịch: Chùa Đại Hưng Thiện_Tam Tạng Sa Môn BẤT KHÔNG phụng Chiếu dịch
Việt dịch: Sa Môn THÍCH QUẢNG TRÍ
Phục hồi Phạn Chú: HUYỀN THANH

 

ĐỂ LỊ TAM MUỘI DA BẤT ĐỘNG MINH VƯƠNG

BỔN SỰ THẦN LỰC TỨC CHƯỚNG BÍ YẾU

_PHẨM THỨ NHẤT_

 

Ta, Bạc Già Phạm Đại Nhật Thế Tôn (Vairocana-lokanātha) lại vì người tu Chân Ngôn nói Nhân trừ Chướng. Tất cả Pháp Chướng có vô lượng nhưng thiết yếu đều do từ nơi tâm sanh ra. Lại do Hành Giả đời quá khứ tùy theo Pháp Xan (Tham lẫn) cho nên hiện đời có nhiều các Chướng, nên biết Nhân Duyên đây cũng tùy tâm mà sanh, nên biết Xan Tham là Nhân của các Chướng, nếu hay trừ Nhân Chướng ấy thì các Chướng tự dứt.

Nếu hay đối trị mà trừ tức Tịnh Bồ Đề Tâm vậy.

Nếu niệm Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta), tức là hay trừ Nhân của các Chướng.

Lại tất cả các Chướng do tâm phân biệt sanh, Tư Hữu của Tâm  tức là Chướng, ấy là nhóm Phiền Não, Tùy Phiền Não trong Tâm. Nếu lìa các phân biệt tức là tịnh Tâm Bồ Đề

Do Chân Ngôn Hành Giả nhớ niệm Tâm này. Tức lìa hết thảy các lỗi, ý thường suy nghĩ Vô Động Thánh Giả (Ārya-acala) liền hay trừ hết thảy chướng như trước đã nói. Vô Động Minh Vương (Acala-vidya-rāja) này là Pháp Thân của Như Lai. Do tự nguyện nên trong tướng Vô Tướng mà hiện tướng đó, hộ hết thảy Chân Ngôn Hành Giả. Nếu hay thường niệm tức lìa hết thảy chướng tức là Vô Động vậy. Đây tức là Tâm Bồ Đề chân tịnh, lấy nghĩa này để biểu thị nên nhân việc mà lập tên gọi. Minh Vương này nhắm một mắt cũng có ý sâu xa. Do Phật soi xét chỉ có một, không có hai, không có ba.  Phần dưới của Ấn ấy thì tự nói vậy.

 

_ Này Bí Mật Chủ! Tất cả gió ác (ác phong) nên tụng niệm chữ A (唒) cũng có ý thâm sâu. Chính là lấy chữ A làm thân, dùng Môn chữ vốn vô sanh này mà làm thân ta, Vô Ngã làm chữ HA (栒), Tâm tụng. Dùng bột hương chấm điểm mặt đất làm bảy chấm tròn,

Gió (phong) này, trước tụng chữ HA, ở trong gia thêm 7 chấm để che chắn tốt, rồi mới y theo Phộc Dữu (Vāyu:gió) dùng cái chén bằng ngói (ngõa oản) che hợp lại. Chén ngói này là nghĩ nhớ (tư niệm) Di Lô (Sumeru: núi Tu Di) của Đại Chúng Sanh, mọi thời trên đó tưởng chữ A và điểm làm Phong Đại Phộc Cơ ấy (cái máy để cột trói Phong Đại), trước kia Phật đã nói là khi tạo lập Đàn nếu có gió lớn gây chướng là do lập ở nơi đất trống, cần phải dừng lại. Nên tưởng chữ A (唒) này tràn khắp bên trong thân phần, chữ này làm màu sắc của Kim Cang Bất Động tức là màu vàng ròng.

Như vậy tưởng xong, lại tâm tụng chữ A (唒), ở Phương Phong (phương Tây Bắc) dùng hương bột (đồ hương) vẽ một vòng tròn nhỏ ở mặt đất với các điểm nhỏ như viên đạn  , đủ số xong, liền dùng chén ngói đậy lên. Trên chén ngói tưởng chữ A, dùng chữ này làm núi Kim Cang mà trấn áp. Các núi Tu Di (Sumeru) của ba ngàn Đại Thiên hợp làm một Thể mà che trên ấy. Lại ngay lúc đó, mọi thời trên vật khí tác tưởng chữ A, chữ A này là nghĩa Kim Cang bất động, thêm một chấm là biến khắp mọi nơi. Nay Kim Cang bất động này biến khắp mọi nơi, tức là nghĩa tăng thêm rộng lớn.

 

_ Bí Mật Chủ! Thủy Chướng Pháp là: nhớ nghĩ chữ LA (娮-RA) tràn khắp nơi trong thân của mình, làm đám lửa nóng Đại Lực màu đỏ, tức là vòng lửa mạnh, từ bên trong tuôn ra khắp nơi trên thân như tràng hoa (Man) làm hình Đại Lực hung ác đáng sợ, tay cầm Đại Đao Ấn. Làm hình giận dữ xong, vẽ dưới đất làm tượng mây hoặc làm tượng Rồng Rắn, dùng Đao Ấn chặt đứt hình mây ấy tức diệt tan.

Do mây là Nhân nơi y cứ của các Thủy (nước) tùy theo phương khởi chướng mới có thể làm được, như mưa từ Đông đi đến tức làm ở phương Đông. Hoặc làm Kim Cang Quyết (cây cọc Kim Cang) dùng chặn đứng gió này. Cây cọc này lấy cây Khư Đà La làm chày Kim Cang một chia (Độc Cổ Kim Cang Xử) dùng Kim Cang Chân Ngôn gia trì, tưởng đồng hết thảy Kim Cang mà đóng, cũng tùy nơi phương diện. Nên tưởng tự thân đồng với hết thảy Kim Cang, sau đó mới làm. Cây cọc này là Kim Cang ba chia (Tam Cổ Kim Cang) trừ bỏ các chia bên tức thành Kim Cang một chia (Độc Cổ Kim Cang), nhỏ nhất là Kim Cang Châm (cây kim Kim Cang) tức trừ hết thảy chướng nạn.

 

_ Lại nói Đại Uy Đức Phẫn Nộ Bất Động Đại Lực Chân Ngôn Pháp. Ở trong Bổn Mạn Đồ La làm trụ, người trì tụng ở trong Mạn Đồ La vẽ làm hình tượng kẻ kia, dùng bàn chân trái dẫm đạp trên đỉnh đầu của hình ấy sẽ trừ dứt, chết không có nghi. Sau lại nói phương tiện khác khiến trừ hết thảy chướng, như trước đã nói Bất Động Minh Vương Bản Mạn Đồ La tức là Tam Giác Mạn Đồ La, trong đó là màu đen, người trì tụng tưởng thân mình là tượng của Bất Động Tôn Minh Vương.

Lại ở trong đây tác pháp, có hai ý: Một là tưởng Bất Động Tôn ở trong Đàn tròn dẫm đạp lên trên kẻ kia, hai là tưởng tự thân là Bất Động Tôn. Tức là dùng Bổn Chân Ngôn Ấn mà dẫm đạp lên trên. Trong tam giác vẽ kẻ gây chướng nạn, sau đó vào trong dùng chân trái dẫm đạp trên đảnh đầu kẻ ấy, thêm hình đại phẫn nộ, kẻ kia tức thời thối lui. Nếu kẻ kia vi phạm giáo lệnh này tức tự chặt đứt mạng căn. Cho nên người trì tụng nên sanh tâm Từ Bi mà nghĩ rằng: “Đừng nên đoạt mạng kẻ kia”. Có điều mật ý  trong đây thì  Bất Động là kẻ gây chướng, tức là từ Tâm sanh ra Pháp của nhóm xan tham, hay gây tất cả chướng nạn cho người tu hành.

Nay Vô Động Minh Vương này tức là Nhất Thiết Trí Trí (Sarva-jñā-jñāna), Tâm Đại Bồ Đề (Mahā-bodhi-citta),  nên biết đây tức là sức mạnh vô cùng hay hại hết tất cả lỗi lầm của nhóm Tùy Miên khiến cho nhóm ấy bị chặt đứt hết, tức là nghĩa bị chết

Như trong Hội Du Dà, Đức Phật mới thành Chánh Giác, trong Đại Tập Hội hết thảy Mạn Đồ La, chỗ nhiếp Chúng (Saṃgha) trong ba cõi, có Ma Hê Thủ La (Maheśvara) tức là chủ của ba ngàn Thế Giới, trụ trong ba ngàn cõi, do Tâm ngã mạn nên không nghe lệnh mời (triệu mạng) mà tự nghĩ rằng: “Ta là chủ của Tam Giới, có ai hơn được mà dám triệu Ta vậy?!...” Rồi lại nghĩ rằng “Các vị Trì Minh sợ tất cả uế ác. Nay Ta hóa làm rất cả vật dơ uế vây quanh bốn mặt rồi trụ ở giữa thì các vị Trì Minh có dùng Chú Thuật, cũng chẳng làm gì được”.

Thời Vô động Minh Vương vâng theo Giáo Mạng của Đức Phật, kêu triệu vị Trời ấy. Thấy vị đó làm các việc như vậy, liền hóa làm Thọ Xúc Kim Cang (tức là Bất Tịnh Kim Cang) khiến bắt vị ấy.

Bấy giờ Bất Tịnh Kim Cang trong giây lát ăn nuốt hết thảy các uế không còn dư sót, liền bắt đến vị ấy đến chỗ Phật. Vị ấy nói: “Ngươi là loại Dạ xoa còn Ta là chủ chư Thiên, làm sao có thể nghe lệnh mời của Ngươi”. Liền bỏ chạy trở về, như vậy bảy lần.

Khi ấy Vô Động Minh Vương bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Hữu Tình này cố ý phạm Tam Muội Gia Pháp của chư Phật ba đời, nên làm gì để trị?”

Đức Phật dạy:“Liền nên chặt đứt kẻ ấy”

Thời Bất Động Minh Vương bắt lấy vị ấy (Maheśvara), dùng chân trái đạp lên đảnh đầu trong nửa vành trăng, chân phải đạp lên đầu vợ của vị ấy (Uma) trên nửa vành trăng. Bấy giờ vị Đại Tự Tại  Thiên liền mạng chung, ngay trong lúc mê man ấy thì chứng vô lượng Pháp, được thọ ký sanh vào thế giới Hôi Dục, thành Phật hiệu là Nhật Nguyệt Thắng Như Lai

Đây đều là việc bí mật. Ăn hết thảy các đồ dơ ác…là ăn nuốt  cặn đục dơ uế của nhóm nghiệp ác, phiền não. Đây tức là vì Pháp mà kết thúc bổn mạng. Là chặt đứt hết tất cả Tâm Pháp của vị ấy nhập vào Vô Sanh Pháp Tánh, ở trong đây được hết thảy Phật thọ ký  chứ không phải là giết chết.

 

_ Bấy giờ chư Thiên nhìn thấy Tam Thiên Giới Thiên Vương do không thuận theo Tam Muội Gia của chư Phật nên tự phải mạng chung. Hết thảy đều kính sợ tự nói rằng: “Thiên Chủ còn như vậy thì Ta làm sao không đến!...” Liền cùng nhau đi đến chỗ Phật, ở trong Đại Mạn Đồ La, mà được pháp lợi.

Thời Vô Động Minh Vương bạch Phật rằng: “Đại Tự Tại Thiên này, nên khiến làm thế nào?”.

Đức Phật dạy: “Ông nên làm cho sống lại”

 

Thời Vô Động Minh Vương liền nói Pháp Giới Sanh Chân Ngôn. Khi ấy vị Đại Tự Tại liền sống lại, tức rất vui vẻ bạch phật rằng: “Thật là hiếm có! Con đầu tiên được kêu đến đây hướng về Đức phật. Vị Dạ Xoa này là loại nào mà con chẳng thể biết?” .

Đức Phật dạy: “Đây là chủ của chư Phật”

“Con nghĩ rằng chư Phật là đấng Tôn Quý trong hết thảy, làm sao lại dùng vị này làm chủ ? !... Đây là chỗ không hiểu được. Nay mới biết sức của Đại Vương này khiến cho con được thọ ký làm Phật,  nên biết thật là Tôn của chư Phật”

Này Bí Mật Chủ! Đại Tự Tại Thiên là chủ của ba ngàn Thế Giới  tức là tự tâm của chúng sanh, ấy là Vô Minh Trụ Địa ở trong các Hoặc được tự tại, chỉ trừ Tâm Đại Bồ Đề chứ không ai có thể giáng phục được. Chặt đứt mạng sống kia, tức là tác Chứng ở trong Thế Giới Tịch Nhiên. Sống lại tức là khởi các Tuệ Môn. Chính vì thế cho nên Chân Ngôn Hành Giả nên mỗi mỗi  thuận theo Mật Ngữ của chư Phật.

 

_ Lại có Pháp. Đem hai loại Giới Tử  (hạt cải) với các thuốc độc hòa trộn lại làm hình tượng kẻ gây chướng kia,rồi dùng xoa bôi khiến cho thân kẻ kia như bị lửa đốt, mau bị trúng thương cho nên gọi là mau bị dựa dính. Cho đến hàng Đại Phạm gây Chướng còn dính,  huống là các loại khác.

Phàm Pháp này đều cần trì tụng Đại Thành Tựu Giải Pháp lâu dài rồi mới có thể làm. Nếu chỉ nghe Pháp liền cầu được dùng như vậy thì không có lý này. Dùng cái cọc (quyết) bằng cây Khư Đà La, nếu không có cây này thì dùng cây Khổ Luyện cho đến dụng tân thiết (Thép Mới ) cũng được. Cần biết việc này vậy”.

 

Thời Kim Cang Thủ bạch phật rằng: “Như con biết nghĩa của Đức Phật Thế Tôn đã nói. Con cũng biết địa vị trụ trong Mạn Đồ La. Thế Tôn Tôn Chủ hiện oai khiến trụ địa vị ấy. Giáo Sắc của Như Lai như vậy chẳng dám ẩn dấu. Tại sao vậy? Vì Phật Tam Muội Da này là Thầy của hết thảy Chân Ngôn, tức là Tánh trụ”

 

Kim Cang Thủ bạch Phật rằng: “Đại Vô Động Minh Vương này (tức là Tôn Chủ) hay làm các việc oai mãnh như vậy, hay điều phục việc khó điều. Đây là Sứ truyền Giáo Lệnh của bí mật như vậy.

Như Bổn Tôn là Phật Bộ, tức bên trong Kim Luân, nếu làm như vậy ắt có linh nghiệm. Hiện Oai Đức này tức là lời nói có hiệu nghiệm, khiến cho người tu hành nếu làm như vậy ắt khiến cho có hiệu nghiệm, trong các sanh tử được nghe biết khắp cả, chẳng dám ẩn dấu Chân Ngôn Chủ của điều này. Thế bên bậc Trì Kim Cang rất oai mãnh chẳng dám ẩn dấu. Do nói Tôn này có linh nghiệm  cho nên làm các việc thiện đều thành, các loài gây chướng chẳng dám ẩn dấu chỗ mà Như Lai đã giáo sắc. Đây  tức là Tam Muội Da của chư Phật ba đời ở mười phương. Chúng con, hết thảy Chấp Kim Cang cũng nên làm Pháp này, chỗ nên làm tùy theo Tam Muội Da này không dám bỏ mất. Tại sao vậy? Đây tức là Tánh của các Chấp Kim Cang, thế nên sẽ trụ ở Pháp này.

Như nhóm bốn Tính mỗi mỗi đều có Gia Pháp. Nếu mất Gia Pháp ắt chẳng gọi là kính thuận sự dạy bảo của Tổ Tiên, cha mẹ…bị người đời gọi là ác tử (Con bất hiếu). Nay Đại Hùng Mãnh này đều điều phục sự khó điều phục, tuyên bố sự dạy bảo (giáo), là Pháp Gia Tính của nhóm Kim Cang Ta, ấy là nhà của Như Lai Chủng Tánh.

Các hàng Bồ Tát tu hành Môn Chân Ngôn của nhóm này, trụ ở trong cội rễ, làm hết thảy sự nghiệp. Đây là lời nói mà Kim Cang Thủ dùng Thân khuyên nhủ siêng năng thực hành. Chỗ nên làm sự nghiệp của chúng con cũng lại như vậy. Nếu đời vị lai, người trì Chân Ngôn cũng nên trụ ở địa vị này, ấy là Gia Pháp của Như Lai, nên dùng vô lượng Môn hàng phục các chướng, khiến cho Pháp của Như Lai không dám ẩn dấu vậy.

Người hành Chân Ngôn này cũng đối với các Tôn, nếu muốn làm Hàng Phục tức nên tự thân làm Vô Động Tôn trụ ở trong vòng lửa (hỏa luân) cũng gọi là Hỏa Sanh Tam Muội”.

 

_ Này Bí Mật Chủ! Nếu lấy các màu sắc vẽ các Tôn trong Mạn Đồ La. Trước tiên Đức Phật nói Bổn Tôn đều có hình sắc, phần dưới sẽ nói. Như bên trên nói tùy theo Bổn Vị,  trụ mà làm sự nghiệp.

Ấy là hết thảy các Tôn ở trong Hội. Nếu thấy vị ấy có màu vàng, tức tương ứng ngồi trong Kim Cang. Màu trắng tức ngồi trong Thủy Luân. Màu đỏ tức ngồi trong Hỏa Luân. Màu đen tức ngồi trong Phong Luân. Tiếp theo bên dưới có chữ có màu sắc là tên gọi riêng của Phạn Âm. Đây là hình tướng. Như vậy, yên lặng tức tu ngồi trong Đàn tròn. Các loại nên mỗi mỗi y theo Giáo mà vẽ. Thế nên chư Phật đã nói: “Đạo ấy huyền đồng chẳng phải là cái Tôi”, cho nên nói muốn khiến cho chúng sanh khởi niềm tin quyết định.

Này Bí Mật Chủ! Đời vị lai sẽ có chúng sanh kém Huệ không tin nghe Pháp này.  do trước kia không có Tín Căn cho nên nghe điều này nhưng chẳng tin. Vì nhóm chúng sanh này là hàng độn căn, thiếu Trí, chẳng đủ lòng tin cho nên nghe việc thâm sâu này không thể hiểu rõ, khiến tăng thêm lưới nghi ngờ. Đây tức nói lý do gây ra chướng ngại.

Như vậy, chân thật vẽ hình sắc và trì tụng… mỗi mỗi đều có Ý sâu xa, vẽ việc không thể nghĩ bàn của Như Lai đấy. Như nhóm vẽ hình sắc này đều y theo Pháp chẳng nghi nhờ thì hay thâm nhập Pháp Giới bất tư nghị, chỉ người có niềm tin mới được nhập vào.

Nếu muốn dùng Tâm tính đếm thấp kém để đo lường thì làm sao biết được! Bởi thế há chẳng nghi ngờ sao! Nói chẳng phải là Pháp Chân Không, Vô Tướng của Như Lai, từ đây tự làm hại mình vậy.

Chữ có màu sắc này cũng nói là thông đạt nghĩa chánh đúng đấy. Ấy là phương tiện khác, không có việc chẳng hiểu nghĩa. Do điều ấy, trước tiên ở đây, tất cả nói Phạn Âm hỗ trợ cho nhau”.

 

_ Văn bên trên đã minh họa chư Phật. Nay câu bên dưới này nói rằng: Phật trước kia đã nói như vậy xong. Ta, người hết thảy đều nói lợi ích cho người mong cầu mà kẻ phàm phu kia chẳng biết. Nói Pháp Tướng trống rỗng (Śūnya: Không), hết thảy các Pháp Tướng nói là Thường nên trụ vào Chân Ngôn Nghiệp làm điều thiện, không có nghi ngờ.

Ý này nói là: Như Lai có đủ Nhất Thiết Trí (Sarva-jñā) ở trong các Pháp mà được tự tại, do chúng sanh kém Huệ không thể chấp nhận ngay.

Nói Như Lai tự chứng Lực Dụng không thể nghĩ bàn, cho nên phương tiện làm nhóm hình sắc tô vẽ này, khiến các chúng sanh tùy theo chỗ làm, hay mãn điều mong cầu mà được lợi ích. Sở dĩ như thế là do các chúng sanh chưa hiểu Tướng trống rỗng (Không Tướng) của các Pháp. Thế nên trong không có Tướng (vô tướng) mà phương tiện làm có tướng (hữu tướng). Nếu ngươi hiểu được Ý sâu xa của Phật sẽ trụ ở Hạnh Chân Thường, chỗ đã làm của các cõi (chư Hữu) đều nhập vào Lý Thể, đồng ở Tâm của Nhất Thiết Trí Trí. Như vậy không nghi lo, hết thảy Pháp chướng ngại không có dịp thuận tiện quấy nhiễu.

 

_ Tiếp lại nói Pháp Giới Sanh Chân Ngôn là:

“Nẵng ma tam mạn đa một đà nẫm (1) Đạt ma đà đổ (2) tát-phộc bà phộc cú ngân”

矧休 屹亙阢 惵忠鉔 叻愍四加 辱矛惵人曳

*) NAMAḤ  SAMANTA-VAJRĀṆĀṂ _ DHARMA-DHĀTU  SVABHĀVAKA- UHAṂ

 

_ Bí Mật nói là Bất Động, là Tâm Bồ Đề, nghĩa của Đại Tịch Định. Ta, Bạc Già Phạm Đại Nhật Thế Tôn từ Chánh Giác ban đầu, ngồi ở Đạo Tràng Tịch Diệt, dùng Đại Nguyện cho nên chứng biết Chư Phật Ứng Chánh Đẳng Giác ba đời, đều từ bốn Bí Mật, ba Bồ Đề dấy lên, ứng hiện ba Thân thành Đẳng Chánh Giác

Khi Như Lai thành Đạo thời trước tiên ngồi dưới cây Bồ Đề báu, hàng Ma thành Đạo, tức là Đại Tịch Định, Bất Động, nhân gốc rễ của Bồ Đề, nghĩa của chư Phật ba đời đều huyễn hóa.

Hiện mọi loại thân tức là giáo hóa điều phục các chúng sanh. Nhân vào việc mà lập Hiệu gọi là Bất Động Tôn

 

_ Lại minh họa nghĩa của Tôn. Tức là Thân Trí sai biệt của Đại Nhật Thế Tôn, dùng Đại Nguyện cho nên ở trong Vô Tướng mà hiện làm Tướng.

 

_ Nhắm một con mắt có Ý sâu xa, thị hiện thân cực tệ xấu ác. Chỉ Đức Phật Thế Tôn mới có đầy đủ mọi Tướng rộng lớn viên mãn, còn Ta là Thân xấu xí hèn kém, cũng là nghĩa của Bố Ma (khiến cho Ma sợ hãi)

 

_ Trên đầu có bảy búi tóc biểu thị cho bảy phần Bồ Đề.

 

_ Bên trái rũ một lọn tóc hướng xuống dưới là nghĩa của rũ lòng Từ Bi, thương nhớ chúng sinh hèn ác rất khổ não.

 

_ Nói Vô Động Sứ Giả tức là Đại Nhật Như Lai, như vị vua của Thế Gian ra lệnh sai khiến một người gấp rút truy bắt đem người kia đến, bên trên đến vương công bên dưới đến dân thường, không kể giàu nghèo sang hèn… chẳng ai dám trái nghịch đều tùy theo sự sai khiến đi đến chỗ của nhà vua,  không kể  thiện ác mỗi mỗi đều y  theo Giáo Mạng. Nghĩa của Vô Động Sứ cũng lại như vậy, hay khiến cho người hành Chân Ngôn gần gũi thấy Phật, cho nên phát Tâm rộng lớn, trong địa vị Quán Đảnh là con trưởng của Phật, Đức Phật khiến Nguyện thanh tịnh cõi nước của Phật, Thần Thông du hý.

 

_ Tay phải cầm cây kiếm. Như sự chinh chiến, phòng ngự của Thế Gian cũng đều cầm vũ khí sắc bén thì mới thắng được. Bồ Tát cũng như thế

 

_ Tay trái cầm sợi dây là nghĩa cột trói. Lại như Thế Gian kín đáo bắt một người. Như có kẻ trái nghịch khó hàng phục, liền dùng sợi dây cột buộc kéo đi. Sợi dây bí mật của chư Phật hàng phục bốn Ma cũng lại như vậy.

 

_ Ngồi trên bàn đá cũng là nghĩa bất động, Như núi non ở đời cũng dùng đá trấn áp thì mới đứng yên. Lại như biển lớn cũng dùng Núi Tu Di trấn áp thì mới được thường yên, lắng trong viên mãn. Bất Động cũng như thế, do do Tánh của tảng đá lớn hay sanh ra hết thảy vật báu. Vô Động (Acala) ngồi trên bàn đá lớn cũng hay sanh ra báu Công Đức của Phật, cũng là nghĩa hàng phục bốn Ma.

 

_ Bất Động cũng tự thân mình phát ra ánh sáng nóng rực của lửa, tức là Bổn Tôn tự trụ Hỏa Sanh Tam Muội

Lại nói rõ lửa có bốn nghĩa: hai loại thuộc Thế Gian, hai loại thuộc Xuất Thế Gian.

Lửa Thế Gian. Thứ nhất là Nội Hỏa (lửa bên trong), tên gọi của ba Độc phiền não là lửa, hay thiêu đốt các Công Đức tốt lành của chúng sanh. Thứ hai là Ngoại Hỏa (lửa bên ngoài) hay thành tựu chúng sanh, nuôi dưỡng vạn vật.

Lửa Xuất Thế Gian là lửa Đại Trí vậy.

Như trong 95 Pháp của Ngoại Đạo thì pháp thờ lửa là hơn hết. Như con Rồng lửa to lớn biến làm lửa Xuất Thế thiêu đốt gây tổn hại chúng sanh, cũng hay thiêu đốt mọi vật. Lửa Vô Động Trí trước tiên hay hàng phục Rồng lửa, chế ngự các Đạo khác, bên trên đến Đẳng Giác, bên dưới đến chúng sanh, đều hay thiêu đốt các phiền não cho đến tập khí Đại Trí của Bồ Đề, cũng hay thiêu đốt hết thảy Vô Minh, phiền não, chướng ngại hắc ám của chúng sanh.

Lại chữ câu Chân Ngôn của Bổn Tôn có nghĩa Hỏa Sanh, tức là câu Ma Hạ Lô Sa (Mahā-roṣa:Đại sinh khí, đại phẫn ác). Lửa Trí này trụ tại A Tự Nhất Thiết Trí Môn, lớp lớp thiêu đốt tập khí phiền não rộng lớn của Bồ Tát khiến cho không còn dư sót, cho nên gọi là Hỏa Sanh Tam Muội.

 

Lại nghĩa của Vô Động là cầm giữ cây kiếm sắc bén hay đoạn hoại nghiệp sanh tử, yêu thích, phiền não. Hàng phục tham, sân, si, ngã mạn, phiền não trong ba đời.

 

_ Ăn đồ dư thừa là ăn nuốt hết thảy các ác nghiệp, phiền não, chướng nặng nề của chúng sanh khiến cho hết sạch không còn dư sót. Do chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn, cho nên hàng phục đời vị lai; chặt đứt Vô Minh, phiền não, tập khí, kiến chướng…

 

_ Cầm sợi dây Kim Cang dẫn dắt đến đường Đại Bồ Đề, trụ tại cửa Giải Thoát của Phật, nối tiếp phát vượng địa vị mầm giống của Tam Bảo chẳng cho đứt đoạn, cho nên gọi là nghĩ a Hàng Tam Thế.

 

Thế nên Bổn Tôn trụ tại bốn Mật Môn là lớp lớp của A (A-狣) Lộ (RO-刎) Ham (HĀṂ-戧) Hàm (MĀṂ -赩), là nghĩa Bố Ma (lam cho Ma sợ hãi), cũng là nghĩa của Chủng Tử. Như khu ruộng tốt của Thế Gian có thể gieo xuống mầm giống tốt. Mầm giống Trí của chư Phật cũng lại như vậy, hay thành tựu Đại Bi Mạn Đồ La sanh ra hết thảy Đà La Ni Môn, Tam Ma Địa Môn

 

_ Cây Câu Để Chi (là cây hòe), cây Điểu Già (là Ốt Bột) cây A Di Thi Lợi Sư (là cây Thủ Cung Hòe), cây Trấn Đầu Ca (không rõ là cây gì), cây Đốc Ca (là cây Lật), cây Bá La Sư (là cây Hồ Đào), cây Dương Tố Khư (cam thảo), cây Cư Lăng Ca (là cây mận,) cây Xá Lợi Bát Na (là tường vi)

 

_ Lại nữa hoặc có Chân Ngôn mà bên trong có ba chữ Hồng hay thành tựu hết thảy việc. Ấy là việc của nhóm: Hộ Thân, Kết Giới, Triệu Thỉnh, Cúng Dường, Tương Trợ, Quyết Phạt, Giáo Thọ….Nếu người trì hết thảy Chân Ngôn đã lâu mà chẳng thành tựu thì trì Chân Ngôn này sẽ thành tựu Pháp của hết thảy Chân Ngôn.

Tam Hồng Tự Chân Ngôn là:

“Nẵng mồ lạt đát nẵng đát ra dạ da(1) nẵng mãng thất chiến-đồ phộc nhật-ra bá noa duệ (2) ma hạ dược khất-xoa, tế na bát đa duệ (3) Úm (4) tô tất địa da, tô tất địa da (5) sa thái dã (6) tô tất địa yết ra (7) hồng hồng hồng (8) phấn tra phấn tra”.

巧伕 先寒氛仲伏 

巧休 鉠汔 向忝扒他份 亙扣 伏朽弛巧扔出份

輆 鉏帆盎伏 帆盎伏 州叻伏  鉏帆盎  一先 狫狫狫 民誆 民誆 民誆

NAMO  RATNA-TRAYĀYA

NAMAḤ  ŚCAṆḌA VAJRA-PĀṆĀYE – MAHĀ-YAKṢA -SENAPATĀYE

OṂ – SUSIDDHIYA  SIDDHIYA-SĀDHAYA, SUSIDDHI KARA – HŪṂ  HŪṂ  HŪṂ – PHAṬ  PHAṬ  PHAṬ

 

_ Liên Hoa Bộ Minh Vương tên là Hạ Dã Yết Rị Bà (Hayagrīva) là Bổ Sắt Trưng Ca Minh Vương Chân Ngôn, cũng gọi là Giáng Tam Thế Minh Vương.

Chân Ngôn là:

“Nẵng mô ra đát-nẵng đát ra dạ da. Nẵng mãng thất chiến đồ phộc nhật ra bá noa duệ, ma ha dược khuất-xoa tế  nẵng bát đa duệ. Úm, tố bà nễ tố bà hồng khất lị vĩ noa, khất lị vĩ noa, hồng, khất lị vĩ noa, bá da hồng, a na da hộ, bạc già phạm, vĩ nễ dạ, phộc nhật ra ra xà, hồng phấn tra, nẵng mãng”

巧伕 先寒氛仲伏 

巧休 鉠汔 向忝扒他份亙扣 伏朽弛巧扔出份

湡 鉏帎 市鉏帎 狫  鉎谼鉎谼 狫  鉎谼 狣扔伏 狫 玅巧伏 趌  矛丫圳 合攻全介 狫 民誆  巧休

NAMO  RATNA-TRAYĀYA

NAMAḤ  ŚCAṆḌA VAJRA-PĀṆĀYE – MAHĀ-YAKṢA -SENAPATĀYE

OṂ – SUMBHA  NISUMBHA  HŪṂ – GṚHṆA  GṚHṆA  HŪṂ – GṚHṆA  APAYA   HŪṂ – ĀNAYA  HOḤ – BHAGAVAṂ  VIDYĀ-RĀJA  HŪṂ  PHAṬ NAMAḤ 

 

_ Liên Hoa Bộ Minh Vương Tâm:

“Úm, vĩ lộ chỉ ninh, sa phộc ha”

湡 合吐丁市 送扣

OṂ_ VILOKINI  SVĀHĀ

 

_ Phật Bộ Minh Vương Tâm:

“Úm, nhạ phộc nhật ra, lộ giả ninh, sa phộc  ha”

輆 切 砉忝 吐旄啐 渢扣

OṂ_ JAḤ _ VAJRA-LOCANI  SVĀHĀ

 

_ Kim Cang Bộ Minh Vương Tâm:

“Úm, mãn độ lị nễ dị bát đế sa phộc  ha”

 

Niệm tụng xong, lúc muốn nằm ngủ thời tác Quang Trang Nghiêm Ấn lúc trước.

Lại dùng Bộ Mẫu hộ Thân, lại Bị Giáp gia trì chỗ nằm, sau đó lắng sạch Thân Tâm. Tụng Minh là:

“Úm, phệ xa nễ hồng”.

輆 秪喨啐 猲

OṂ_ VEŚANI  HŪṂ

Dùng Gia Trì này khiến không có mộng ác. Nếu có mộng thấy các Tướng ác, liền tụng Minh này là:

“Úm, phộc nhật ra na la ha na ma tha bàn xà ra noa hồng phấn”

輆 砉忝 叨捖 祌矧 亙卉 悜旄 捖仕 猲 傋誆

OṂ_ VAJRA  DARA  HANA  MATHA  PACA  RAṆA  HŪṂ  PHAṬ

Tụng 108 biến, ở chỗ nằm ngủ, như Pháp Tịch Trừ, Kết Giới

 

_ Nếu muốn biết tướng Thiện Ác, nên dùng ba Bộ Minh Vương Tâm lúc trước gia trì Đàn, nước thơm bảy biến, rồi uống ba bụm kèm rưới vảy trên Thân.

_ Nếu lúc niệm tụng cầu thành tựu thời như bên trên tác Pháp rồi mới nhận lấy tướng tốt lành.

 

“Hết thảy chúng sanh

Vô Minh che lấp

Chỉ cầu Bồ Đề

Chẳng thể tin nhận

Ta nay vì họ

Chẳng vì Thân mình

Nguyện xin Như Lai

Vào lúc Thành Tựu

Trả lại (Ta) biến số”

Tụng Kệ xong rồi, dùng Bách Tự Minh gia trì

Lại dùng Bộ Mẫu hộ Tôn với Thân của mình

Dùng Tam Muội Da Đại Kết Hộ, chuyển Ấn ấy vòng theo bên trái, dùng câu Văn Xà liền thành Giới vậy

 

ĐỂ LỊ TAM MUỘI DA BẤT ĐỘNG TÔN THÁNH GIẢ

NIỆM TỤNG BÍ MẬT PHÁP

_QUYỂN THƯỢNG (Hết)_

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567