Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

18. Kinh Tự Hoan Hỉ

12/03/201211:11(Xem: 5754)
18. Kinh Tự Hoan Hỉ

KINH TRƯỜNG A HÀM

Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm
Việt dịch: Thích Tuệ Sỹ

PHẦNII

18.KINH TỰ HOAN HỶ

Tôinghe như vầy:

Mộtthời Phật trú tại thành Na-nan-đà, trong rừng Ba-ba-lỵ-am-bà,cùng với chúng Đại Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi người.

Bấygiờ Trưởng lão Xá-lợi-phất đang ở nơi nhàn tĩnh, thầmtự suy nghĩ rằng:

“Tabiết với tâm quyết định rằng các Sa-môn, Bà-la-môn trongquá khứ, vị lai và hiện tại, không ai có trí tuệ, thầntúc, công đức, đạo lực sánh bằng Như Lai, Bậc Vô SởTrước, Đẳng Chánh Giác. “”

RồiXá-lợi-phất rời khỏi tịnh thất, đi đến chỗ Phật; cúiđầu lễ chân Phật, rồi ngồi sang một bên, bạch Phật rằng:

“Vừarồi ở tịnh thất, con thầm tự nghĩ rằng: Các Sa-môn, Bà-la-môntrong quá khứ, vị lai và hiện tại, không ai có trí tuệ,thần túc, công đức, đạo lực sánh bằng Như Lai, Bậc VôSở Trước, Đẳng Chánh Giác.”

Phậtbảo Xá-lợi-phất:

“Lànhthay, lành thay, ngươi có thể trước Phật mà nói lời nhưvậy. Với tin tưởng xác quyết, ngươi thật sự cất tiếngrống sư tử. Các Sa-môn, Bà-la-môn không ai bằng ngươi được.Thế nào, Xá-lợi-phất, ngươi có thể biết những điềuđược nhớ nghĩ trong tâm của chư Phật quá khứ chăng? BiếtĐức Phật ấy có giới như vậy, pháp như vậy, trí tuệnhư vậy, giải thoát như vậy, giải thoát đường như vậychăng?”

Đáprằng: “Không biết”.

“Thếnào, Xá-lợi-phất, ngươi có thể biết những điều đượcnhớ nghĩ trong tâm của chư Phật đương lai chăng? Biết ĐứcPhật ấy có giới như vậy, pháp như vậy, trí tuệ như vậy,giải thoát như vậy, giải thoát đường như vậy chăng?”

Đáprằng: “Không biết”.

“Thếnào, Xá-lợi-phất, nay, như Ta, Như Lai, Chí Chân, Đẳng ChánhGiác, những gì được nhớ nghĩ trong tâm, có giới như vậy,pháp như vậy, trí tuệ như vậy, giải thoát như vậy, giảithoát đường như vậy, ngươi có thể biết được chăng?”

Đáprằng: “Không biết”.

Phậtlại bảo Xá-lợi-phất:

“Ngươikhông thể biết những điều được nhớ nghĩ trong tâm củaNhư Lai, Chí Chân, Đẳng Chánh Giác trong quá khứ, vị lai,hiện tại, vì sao ngươi lại suy nghĩ một cách xác quyếtnhư thế? Nhân bởi sự kiện gì mà ngươi phát sinh ý nghĩnhư vậy, với tin tưởng xác quyết, cất tiếng rống sư tử?Nhưng các Sa-môn, Bà-la-môn khác nghe ngươi nói: Ta biết vớitâm quyết định rằng các Sa-môn, Bà-la-môn trong quá khứ,vị lai và hiện tại, không ai có trí tuệ, thần túc, côngđức, đạo lực sánh bằng Như Lai, họ sẽ không tin lờingươi.”

Xá-lợi-phấtbạch Phật rằng:

“Contuy không thể biết những điều suy nghĩ trong tâm của chưPhật quá khứ, vị lai, hiện tại; nhưng con có thể biếtpháp tổng tướng của Phật. Như Lai thuyết pháp cho con, cànglúc càng cao, càng lúc càng vi diệu ;; nói về pháp đen, pháptrắng; pháp duyên, không duyên; pháp chiếu, không chiếu. Nhữngđiều Như Lai dạy, càng cao, càng vi diệu. Con sau khi nghe, biếttừng pháp một ; đạt đến chỗ rốt ráo của pháp, con tinNhư Lai là Đấng Chí Chân, Đẳng Chánh Giác; tin pháp củaNhư Lai được khéo phân biệt; tin chúng của Như Lai thànhtựu sự diệt khổ. Trong các pháp thiện, đây là tối thượng.Thế Tôn có trí tuệ vô dư, thần thông vô dư . Các Sa-môn,Bà-la-môn trong đời không ai có thể sánh bằng Như Lai, huốnghồ muốn vượt lên trên.

“Phápmà Thế Tôn đã dạy, lại có pháp cao hơn nữa; đó là cácchế pháp. Các chế pháp đó là: Bốn niệm xứ, Bốn chánhcần, Bốn thần túc, Bốn thiền, Năm căn, Năm lực, Bảy giácý, Tám hiền thánh đạo. Đó là các chế pháp vô thượng,trí tuệ vô dư, thần thông vô dư. Các Sa-môn, Bà-la-môn trongđời không ai có thể sánh bằng Như Lai, huống hồ muốn vượtlên trên.

“Phápmà Thế Tôn đã dạy, lại có pháp cao hơn nữa, đó là chếcác nhập. Các nhập là mắt và sắc, tai và thanh, mũi và hương,lưỡi và vị, xúc và thân, ý và pháp. Cũng như Như Lai, ChíChân, Đẳng Chánh Giác quá khứ đã chế nhập này, tức làmắt và sắc,... cho đến, ý và pháp. Giả sử Như Lai, ChíChân. Đẳng Chánh Giác vị lai cũng chế nhập ấy, tức là,mắt và sắc,... cho đến, ý và pháp. Nay Như Lai, Chí Chân,Đẳng Chánh Giác, cũng chế nhập ấy, tức là, mắt và sắc,...cho đến, ý và pháp. Pháp ấy vô thượng, không gì có thểvượt qua; trí tuệ vô dư, thần thông vô dư; các Sa-môn, Bà-la-môntrong đời không ai có thể sánh ngang Như Lai, huống hồ vượtlên trên.

“Phápmà Thế Tôn đã dạy, lại có pháp trên nữa; đó là thứcnhập thai. Nhập thai là, một, loạn nhập thai, loạn trú vàloạn xuất; hai, không loạn nhập, loạn trú, loạn xuất; ba,không loạn nhập, không loạn trú nhưng loạn xuất; bốn, khôngloạn nhập, không loạn trú, không loạn xuất. Kia không loạnnhập, không loạn trú, không loạn xuất, là sự nhập thaibậc trên. Pháp ấy vô thượng, không gì có thể vượt qua;trí tuệ vô dư, thần thông vô dư; các Sa-môn, Bà-la-môn trongđời không ai có thể sánh ngang Như Lai, huống hồ vượt lêntrên.

“PhápNhư Lai thuyết, lại có pháp trên nữa, đó là đạo. Nói làđạo, tức là, các Sa-môn, Bà-la-môn bằng đủ các phươngtiện nhập định ý tam-muội; rồi tùy tam-muội tâm mà tuniệm giác ý, y dục, y viễn ly, y diệt tận, y pháp xuất yếu;tinh tấn, hỷ, khinh an, định, xả giác ý, y dục, y viễn ly,y diệt tận, y pháp xuất yếu. Pháp ấy vô thượng, khônggì có thể vượt qua; trí tuệ vô dư, thần thông vô dư; cácSa-môn, Bà-la-môn trong đời không ai có thể sánh ngang NhưLai, huống hồ vượt lên trên.

“PhápNhư Lai thuyết lại còn có pháp trên nữa; đó là diệt. Diệt,tức là: Diệt bằng khổ hành nhưng chậm chứng đắc, cảhai đều thấp kém. Diệt bằng khổ hành, chóng chứng đắc,duy chỉ khổ hành là thấp kém. Diệt bằng lạc, chậm chứngđắc, duy chỉ sự chậm là thấp kém. Diệt bằng lạc, chóngchứng đắc, nhưng không phổ rộng; vì không phổ rộng nênnói là thấp kém. Như nay Như Lai diệt bằng lạc, chóng chứngđắc, mà lại phổ rộng, cho đến trời và người đều thấybiến hóa thần diệu.”

Xá-lợi-phấtbạch Phật:

“Nhữngđiều Thế Tôn dạy vi diệu bậc nhất, cho đến nữ nhâncũng có thể thọ trì, dứt sạch lậu, thành vô lậu, tâmgiải thoát, tuệ giải thoát, tự thân tác chứng ngay trongđời này: sanh tử đã tận, phạm hạnh đã vững, việc cầnlàm đã làm xong, không còn hậu hữu. Đó là sự diệt vôthượng được Như Lai dạy. Pháp ấy vô thượng, không gìcó thể vượt qua; trí tuệ vô dư, thần thông vô dư; cácSa-môn, Bà-la-môn trong đời không ai có thể sánh ngang NhưLai, huống hồ vượt lên trên.

“PhápNhư Lai dạy còn có trên nữa; đó là ngôn thanh tịnh. Ngônthanh tịnh, tức là, Thế Tôn đối với các Sa-môn, Bà-la-mônkhông nói lời hư dối vô ích; nói không cốt để hơn, khôngvì phe đảng, lời nói nhu hòa, không sai thời tiết, lời nóikhông phát suông. Đó gọi là ngôn thanh tịnh. Pháp ấy vôthượng, không gì có thể vượt qua; trí tuệ vô dư, thầnthông vô dư; các Sa-môn, Bà-la-môn trong đời không ai có thểsánh ngang Như Lai, huống hồ vượt lên trên.

“PhápNhư Lai dạy còn có trên nữa, đó là kiến định. Nói kiếnđịnh, là nói rằng, có Sa-môn, Bà-la-môn, bằng đủ phươngtiện nhập định ý tam-muội. Tùy tam-muội tâm, quántừ đầu đến chân, từ chân đến đầu, trong ngoài lớpda, chỉ có những thứ bất tịnh như tóc, lông, móng, gan,phổi, ruột, dạ dày, lá lách, thận tức là năm tạng, mồhôi, mỡ, tủy, não, phân, nước tiểu, nước mũi, nước mắt,chỗ hôi thối bất tịnh, không một cái gì đáng tham. Đólà kiến định thứ nhất.

“CácSa-môn, Bà-la-môn, bằng đủ phương tiện, nhập định ý tam-muội,tùy tam-muội tâm, loại bỏ các thứ bất tịnh bêntrong và ngoài da, chỉ quán xương trắng và răng. Đó là kiếnđịnh thứ hai.

“CácSa-môn, Bà-la-môn, bằng đủ phương tiện, nhập định ý tam-muội,tùy tam-muội tâm, loại bỏ xương trắng và các thứ bấttịnh trong ngoài da, chỉ quán tâm thức trú ở chỗ nào, ởđời này hay đời sau? Đời này không gián đoạn, đời saukhông gián đoạn; đời này không giải thoát, đời sau khônggiải thoát. Đó là kiến định thứ ba.

“CácSa-môn, Bà-la-môn, bằng đủ phương tiện, nhập định ý tammuộitam-muội, tùy tam-muội tâm, loại bỏ các thứbất tịnh trong ngoài da và xương trắng, lại trùng quán thức.Thức ở đời sau, không ở đời này; đời nay gián đoạn,đời sau không đoạn; đời nay giải thoát, đời sau khônggiải thoát. Đó là kiến định thứ tư.

“CácSa-môn, Bà-la-môn, bằng đủ phưuơng tiện, nhập định ý tam-muội, tùy tam-muội tâm, loại bỏ cácthứ bất tịnh trong ngoài da và xương trắng, lại trùng quánthức; không ở đời này, không ở đời sau, cả hai đềugián đoạn, cả hai đều giải thoát. Đó là kiến định thứnăm. Pháp ấy vô thượng, không gì có thể vượt qua; trítuệ vô dư, thần thông vô dư; các Sa-môn, Bà-la-môn trong đờikhông ai có thể sánh ngang Như Lai, huống hồ vượt lên trên.

“PhápNhư Lai thuyết lại còn có trên nữa, đó là thường pháp.Thường pháp là, các Sa-môn, Bà-la-môn, bằng đủ phương tiện,nhập định ý tam-muội, tùy tam-muội tâm, nhớ lại hai mươithành kiếp và hoại kiếp của thế gian, vị ấy nói: Thếgian thường tồn, đây là thật, ngoài ra là dối. Vì sao? Vìdo tôi nhớ lại, cho nên biết có thành kiếp và hoại kiếpấy. Quá khứ còn lại thì tôi không biết. Thành kiếp, hoạikiếp vị lai, tôi cũng không biết. Người ấy sáng và chiềudo vô trí mà nói rằng: Thế gian thường tồn, duy chỉ đâylà thật, ngoài ra là dối. Đó là thường pháp thứ nhất.

“CácSa-môn, Bà-la-môn, bằng đủ phương tiện, nhập định ý tam-muội,tùy tam-muội tâm, nhớ lại bốn mươi kiếp thành và kiếphoại, vị ấy nói: Thế gian này thường, duy chỉ đây làthật, ngoài ra là dối. Vì sao? Vì tôi nhớ lại nên biếtcó thành kiếp, hoại kiếp. Tôi còn biết hơn thế nữa, biếtthành kiếp, hoại kiếp. Nhưng tôi không biết sự thành vàhoại của vị lai. Điều đó nói, biết khởi thủy mà khôngbiết chung cuộc. Người ấy sáng mai, chiều tối, do vô trímà nói rằng: Thế gian thường tồn, duy chỉ đây là thật,ngoài ra là dối. Đó là thường pháp thứ hai.

“CácSa-môn, Bà-la-môn, bằng đủ phương tiện, nhập định ý tam-muội,tùy tam-muội tâm, nhớ lại tám mươi thành kiếp, hoại kiếp,vị ấy nói rằng: Thế gian này thường, ngoài ra là dối.Vì sao? Tôi nhớ lại mà biết có thành kiếp, hoại kiếp;lại còn biết thành kiếp, hoại kiếp quá khứ hơn thế nữa.Thành kiếp, hoại kiếp vị lai tôi cũng biết cả. Ngườiấy sớm chiều do vô trí mà nói lời này: Thế gian thườngcòn, chỉ đây là thật, ngoài ra là dối. Đây là pháp thườngtồn thứ ba. Pháp ấy vô thượng, không gì có thể vượtqua; trí tuệ vô dư, thần thông vô dư; các Sa-môn, Bà-la-môntrong đời không ai có thể sánh ngang Như Lai, huống hồ vượtlên trên.

“Phápmà Như Lai thuyết còn có trên nữa, đó là quán sát. Quánsát là, có Sa-môn, Bà-la-môn, do tưởng mà quán sát, tâm kiathú hướng như thế, tâm này thú hướng như thế. Tâm ấykhi phát tưởng như vậy, hoặc hư hoặc thật. Đó là quánsát thứ nhất.

“CácSa-môn, Bà-la-môn, không do tưởng mà quán sát, nhưng hoặcnghe lời của chư Thiên và phi nhân, mà nói với người kiarằng: Tâm ngươi như vậy, tâm ngươi như vậy. Điều nàycũng hoặc thật, hoặc hư. Đó là quán sát thứ hai.

“CácSa-môn, Bà-la-môn, không do tưởng mà quán sát, cũng không nghelời của chư Thiên hay phi nhân, mà tự quán sát thân mình,lại nghe lời người khác, mà nói với người kia rằng: Tâmcủa ngươi như vậy, tâm của ngươi như vậy. Điều này cũngcó thật, cũng có hư. Đó là quán sát thứ ba.

“Hoặccó Sa-môn, Bà-la-môn, không do tưởng quán sát, cũng không nghelời chư Thiên và phi nhân nói, lại không tự quán sát, hayquán sát người khác; nhưng, trừ giác quán rồi, đắc địnhý tam-muội, quán sát tâm người khác, mà nói với ngườiấy rằng: Tâm của ngươi như vậy, tâm của ngươi như vậy.Quán sát như thế là chân thật. Đó là quán sát thứ tư.Pháp ấy vô thượng, không gì có thể vượt qua; trí tuệvô dư, thần thông vô dư; các Sa-môn, Bà-la-môn trong đờikhông ai có thể sánh ngang Như Lai, huống hồ vượt lên trên.

“PhápNhư Lai thuyết lại còn có trên nữa, đó là giáo giới. Giáogiới là, hoặc có trường hợp có người không trái vớigiáo giới, dứt sạch hữu lậu thành vô lậu, tâm giải thoát,trí tuệ giải thoát, ngay trong đời này tự thân tác chứng:sanh tử đã hết, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đãlàm xong, không còn hậu hữu. Đó là giáo giới thứ nhất.

“Cóngười không trái với giáo giới, dứt sạch năm hạ phầnkết, sau khi diệt độ chốn này sẽ không trở lại cõi nàynữa. Đó là giáo giới thứ hai.

“Hoặccó người không trái giáo giới, ba kết đã hết, dâm nộsi mỏng, đắc Tư-đà-hàm, sẽ trở lại đời này mà diệtđộ. Đó là giáo giới thứ ba.

“Hoặccó người không trái giáo giới, ba kết đã hết, đắc Tu-đà-hoàn,tối đa bảy lần trở lại, ắt sẽ thành đạo quả, khôngđọa ác thú. Đó là giáo giới thứ tư. Pháp ấy vô thượng,không gì có thể vượt qua; trí tuệ vô dư, thần thông vôdư; các Sa-môn, Bà-la-môn trong đời không ai có thể sánh ngangNhư Lai, huống hồ vượt lên trên.

“Phápmà Như Lai thuyết lại còn có trên nữa, là thuyết pháp chongười khác, khiến cho giới thanh tịnh. Giới thanh tịnh là,có Sa-môn, Bà-la-môn, có lời nói chí thành, không hề hai lưỡi,thường tự kính cẩn, dẹp bỏ ngủ nghỉ, không mang lòngtà siểm, miệng không nói dối, không dự đoán cát hung chongười, không tự mình xưng thuyết, đem sở đắc của ngườinày tỏ cho ngươòi khác để cầu thêm lợi từ người khác,tọa thiền tu trí, biện tài vô ngại, chuyên niệm không loạn,tinh cần không biếng nhác. Pháp ấy vô thượng, không gì cóthể vượt qua; trí tuệ vô dư, thần thông vô dư; các Sa-môn,Bà-la-môn trong đời không ai có thể sánh ngang Như Lai, huốnghồ vượt lên trên.

“Phápmà Như Lai thuyết lại còn có trên nữa, đó là giải thoáttrí. Nói là giải thoát trí, đó là, Thế Tôn do nhân duyêncủa người khác mà nội tâm tư duy rằng: Người này là Tu-đà-hoàn;người này là Tư-đàa-hoàn; người này là A-na-hàm, ngườinày là A-la-hán. Pháp ấy vô thượng, không gì có thể vượtqua; trí tuệ vô dư, thần thông vô dư; các Sa-môn, Bà-la-môntrong đời không ai có thể sánh ngang Như Lai, huống hồ vượtlên trên.

“Phápmà Như Lai thuyết lại còn có trên nữa, đó là tự thứctúc mạng trí chứng. Các Sa-môn, Bà-la-môn, bằng đủ cácphương tiện, nhập định ý tam-muội, tùy tam-muội tâm, tựmình nhớ lại vô số việc đời từ trước, một đời, haiđời,.... cho đến trăm ngàn thành kiếp, hoại kiếp, vô sốnhư vậy, ta sanh ở chỗ kia, có tên như vậy, chủng tộc nhưvậy, họ như vậy, thọ mạng như vậy, ẩm thực như vậy,khổ lạc như vậy; từ chỗ này sanh nơi kia; từ nơi kia sanhđến chỗ này, với nhiều tướng dạng khác nhau, tự nhớvô số kiếp sự đời xưa, ngày đêm thường nghĩ nhớ nhữngnơi đã trải qua. Đây là sắc. Đây là vô sắc. Đây là tưởng.Đây là vô tưởng. Đây là phi vô tưởng, thảy đều nhớbiết hết. Pháp ấy vô thượng, không gì có thể vượt qua;trí tuệ vô dư, thần thông vô dư; các Sa-môn, Bà-la-môn trongđời không ai có thể sánh ngang Như Lai, huống hồ vượt lêntrên.

“PhápNhư Lai thuyết còn có pháp trên nữa, đó là thiên nhãn trí.Thiên nhãn trí là, các Sa-môn, Bà-la-môn, bằng đủ các phươngtiện, nhập định ý tam-muội, từ tam-muội tâm, quán chúngsanh, hoặc sống, hoặc chết, có sắc tốt, sắc xấu, địnhmệnh lành, định mệnh dữ, hoặc đẹp, hoặc xấu, tùy theochỗ làm, thảy đều thấy hết, biết hết. Hoặc có chúngsanh thành tựu thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành, phỉbáng Hiền thánh, tin theo tà kiến điên đảo, khi thân hoạimạng chung đọa ba đường dữ. Hoặc có chúng sanh có thânhành thiện, khẩu hành thiện, ý hành thiện, không báng bổHiền thánh, chánh kiến, tín hành, khi thân hoại mạng chungsanh lên trời người. Bằng thiên nhãn thanh tịnh, quán chúngsanh, thấy biết như thật. Pháp ấy vô thượng, không gì cóthể vượt qua; trí tuệ vô dư, thần thông vô dư; các Sa-môn,Bà-la-môn trong đời không ai có thể sánh ngang Như Lai, huốnghồ vượt lên trên.

“Phápmà Như Lai thuyết lại còn có trên nữa, đó là thần túcchứng. Thần túc chứng là, các Sa-môn, Bà-la-môn, bằng đủcác phương tiện, nhập định ý tam-muội, tùy tam-muội tâm,thực hiện vô số thần lực; có thể biến một thân thànhvô số thân; từ vô số thân hợp làm một thân; vách đákhông trở ngại; ngồi kiết già giữa hư không; cũng như chimbay; vào ra lòng đất như ở trong nước; đi trên nước nhưđi trên đất; thân mình bốc khói, bốc lửa, như đống lửacháy rực; lấy tay sờ mặt trời, mặt trăng; đứng cao đếntrời Phạm thiên. Nếu Sa-môn, Bà-la-môn gọi đó là thầntúc, thì nên bảo họ rằng: “Có thần túc như vậy, khôngphải không có. Nhưng loại thần túc ấy thấp kém, hèn hạ,là việc làm của phàm phu, không phải điều mà Hiền thánhtu tập. Nếu Tỳ-kheo đối với sắc thế gian yêu thích màkhông nhiễm, sau khi xả ly sắc ấy, làm việc đáng làm, ấymới gọi là thần túc của Hiền thánh. Đối với sắc khôngđáng ưa cũng không ghét, sau khi xả ly sắc ấy, làm việcnên làm, ấy mới gọi là thần túc của Hiền thánh. Đốivới sắc mà thế gian yêu, sắc mà thế gian không yêu, lìabỏ cả hai, tu bình đẳng xả, chuyên niệm không quên, ấymới gọi là thần túc của Hiền thánh.

“Cũngnhư Ðức Thế Tôn tinh tấn dũng mãnh, có đại trí tuệ, cótri có giác, đắc đệ nhất giác, cho nên gọi là Đẳng giác.Thế Tôn nay cũng không hoan lạc nơi dục; không hoan lạcnơi điều tu tập của phàm phu thấp kém, cũng không nhọcnhằn siêng năng để chịu các thứ khổ não. Thế Tôn nếumuốn loại trừ pháp xấu ác, có giác có quán, có hỷ lạcdo định sanh, chứng nhập Sơ thiền, thì như thế Ngài liềncó thể loại trừ pháp xấu ác, có giác có quán, có hỷ lạcdo định sanh, chứng nhập Sơ thiền. Nhị thiền, Tam thiền,Tứ thiền, cũng vậy. Ngài tinh tấn, dũng mãnh, có đại trítuệ, có tri, có giác, đắc đệ nhất giác, nên gọi là Đẳnggiác.”

Phậtbảo Xá-lợi-phất :

“Nếucó dị học ngoại đạo đến hỏi ngươi rằng:: Trong cácSa-môn, Bà-la-môn quá khứ có ai sánh bằng Sa-môn Cù-đàm chăng?Ngươi sẽ trả lời như thế nào? Người ấy lại hỏi: Trongcác Sa-môn, Bà-la-môn vị lai có ai sánh bằng Sa-môn Cù-đàmchăng? Ngươi sẽ trả lời như thế nào? Kia lại hỏi: Trongcác Sa-môn, Bà-la-môn hiện tại có ai sánh bằng Sa-môn Cù-đàmchăng? Ngươi sẽ trả lời như thế nào?”

Xá-lợi-phấtliền trả lời:

“Giảsử được hỏi rằng: Trong các Sa-môn, Bà-la-môn quá khứcó ai sánh bằng Sa-môn Cù-đàm chăng? Con sẽ trả lời rằng:Có. Giả sử được hỏi: Trong các Sa-môn, Bà-la-môn vị laicó ai sánh bằng Sa-môn Cù-đàm chăng? Con sẽ trả lời rằng:Có. Giả sử được hỏi: Trong các Sa-môn, Bà-la-môn hiệntại có ai sánh bằng Sa-môn Cù-đàm chăng? Con sẽ trả lờirằng: Không.”

Phậtbảo Xá-lợi-phất:

“Dịhọc ngoại đạo kia lại hỏi: Vì sao nói là có? Và vì saonói là không? Ngươi sẽ trả lời như thế nào?”

Xá-lợi-phấtđáp:

“Consẽ trả lời người ấy rằng: Các Bậc Tam-da-tam-phật quákhứ cùng sánh bằng Như Lai. Các Tam-da-tam-phật vị lai cùngsánh bằng Như Lai. Nhưng con tự thân nghe từ Phật, rằng khôngcó trường hợp có thể nói có vị Tam-da-tam-phật hiện tạinào khác cùng sánh với Như Lai. Bạch Thế Tôn, con theo chỗđược nghe, y pháp, thuận pháp, mà trả lời như vậy, cóphải là trả lời đúng chăng?”

Phậtnói:

“Trảlời như vậy là y pháp, thuận pháp, không trái. Sở dĩ nhưvậy là vì, có các Đức Tam-da-tam-phật quá khứ sánh bằngTa. Có những vị Tam-da-tam-phật vị lai sánh bằng Ta. Nhưngkhông có trường hợp để nói rằng có hai Đức Phật cùngxuất hiện thế gian cùng một lần.”

Lúcbấy giờ Tôn giả Uất-đà-di đứng sau Phật, đang cầm quạtquạt Phật. Phật nói với Uất-đà-di:

“Uất-đà-di,ngươi hãy quán sát sự ít dục, biết đủ của Thế Tôn.Nay Ta có thần lực lớn, có uy đức lớn, mà ít dục, biếtđủ, không hoan lạc trong các dục. Uất-đà-di, nếu các Sa-môn,Bà-la-môn khác ở trong pháp này mà có thể tinh cần khó nhọc,chứng đắc một pháp, vị ấy sẽ dựng phướn mà bố cáobốn phương xa rằng: Nay Như Lai này ít dục, biết đủ. Nayhãy quán sát sự ít dục, biết đủ của Như Lai. Như Lai cóthần lực lớn, có uy đức lớn, không cần đến các dục.”

Rồithì, Tôn giả Uất-đà-di sửa y phục ngay ngắn, trịch áobày vai hữu, quỳ gối phải xuống đất, chắp tay bạch Phậtrằng:

“Kỳdiệu thay, bạch Thế Tôn, ít dục, biết đủ như Thế Tôn.Thế Tôn có thần lực lớn, có uy đức lớn, không cần đếncác dục. Nếu có Sa-môn, Bà-la-môn khác, ở trong pháp nàymà tinh cần khó nhọc chứng đắc một pháp, vị ấy sẽ dựngphướn tuyên cáo bốn phương xa rằng: Thế Tôn hiện nay làBậc ít dục, biết đủ. Xá-lợi-phất, ngài hãy thuyết phápnày cho các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo- ni, Ưu- bà- tắc, Ưu- bà- di.Những người ấy nếu có điều nghi ngờ đối với Phật,Pháp, Tăng, thì sau khi nghe pháp này sẽ không còn ở trong lướinghi nữa.”

Bấygiờ Thế Tôn nói với Xá-lợi-phất:

“Ngươihãy nhiều lần giảng thuyết pháp này cho các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni,Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di. Vì sao? Vì những người ấy nếu cónghi ngờ đối với Phật, Pháp, Tăng, đối với đạo, thìsau khi nghe ngươi giảng thuyết sẽ được thông tỏ.”

Xá-lợi-phấtđáp:

“Kínhvâng, bạch Thế Tôn.”

Rồithì, Xá-lợi-phất nhiều lần giảng thuyết pháp này cho cácTỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, vì để khiến họđược tự mình thanh tịnh, do đó được gọi là “Thanh Tịnhkinh”.

Lúcbấy giờ, Xá-lợi-phất nghe những lời Phật dạy, hoan hỷphụng hành.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567