Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

20-Ly Sắc Ly Tướng

24/10/201008:56(Xem: 9148)
20-Ly Sắc Ly Tướng

KINH KIM CANG
GIẢNG GIẢI

Hòa Thượng Thích Thanh Từ

ĐOẠN 20

ÂM:

LYSẮC LY TƯỚNG.

-Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Phật khả dĩ cụ túc sắc thân kiến phủ?
- Phất dã Thế Tôn! Như Lai bất ưng dĩ cụ túc sắc thânkiến. Hà dĩ cố? Như Lai thuyết cụ túc sắc thân tức phi cụ túc sắc thân, thịdanh cụ túc sắc thân.
- Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Như Lai khả dĩ cụ túc chưtướng kiến phủ?
-Phất dã Thế Tôn! Như Lai bất ưng dĩ cụ túc chư tướngkiến. Hà dĩ cố? Như Lai thuyết chư tướng cụ túc tức phi cụ túc, thị danh chưtướng cụ túc.

DỊCH:

LÌASẮC, LÌA TƯỚNG.

-Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Phật có thể do đầy đủ sắc thân mà thấy chăng?
- Bạch Thế Tôn, không vậy! Như Lai không nên dođầy đủ sắc thân mà thấy. Vì cớ sao? Như Lai nói đầy đủ sắc thân tức chẳng phảiđầy đủ sắc thân ấy gọi là đầy đủ sắc thân.

- Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Như Lai có thể dođầy đủ các tướng mà thấy chăng?

- Bạch Thế Tôn, không vậy! Như Lai không nên dođầy đủ các tướng mà thấy. Vì cớ sao? Như Lai nói các tướng đầy đủ tức chẳngphải đầy đủ, ấy gọi là các tướng đầy đủ.

GIẢNG:

Tựacủa đoạn này là lìa sắc lìa tướng tức là lìa chấp sắc và lìa chấp tướng. Căn cứ vào đâu mà lìa chấp? Tức là căn cứ ngay nơi thân Phật, nên đứcPhật mới hỏi: Có thể do đầy đủ sắc thân mà thấy Như Lai chăng? Trong kinh nóiđức Phật có đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, đó là đầy đủ sắc thân.Có thể do những cái đó mà thấy Phật chăng? Ngài Tu-bồ-đề thưa: Không. Tại sao?Vì Như Lai thường nói đầy đủ sắc thân tức không phải đầy đủ sắc thân, ấy gọi làđầy đủ sắc thân.

Đầy đủsắc thân tức chẳng phải đầy đủ sắc thân, nghĩa là cái sắc thân đầy đủ ba mươihai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp đó không có tự thể, tánh nó là không, nên mớinói là không phải đầy đủ sắc thân, nhưng do duyên hợp nên gọi là đầy đủ sắcthân. Quí vị nhớ hai câu đó rõ ràng như vậy. Cũng như tôi nói cái bànkhông phải cái bàn, vì sao? Vì nó không có thể thực của cái bàn, nhưng do duyênhợp nên tạm gọi là cái bàn. Như vậy mới hiểu được lời Phật nói. Sắc thân là giảtướng, mà giả tướng đó không có thật thể. Tỉ dụ nói ba mươi hai tướng tốt củaPhật, thì ba mươi hai tướng tốt đó, cái gì là thể cố định thật? Như nói Ngài cótrái tai dài hay Ngài có cái ngực no tròn hình chữ vạn v.v., những cái đó chúngta nói cái nào là thật, là chủ của thân. Ba mươi hai tướng chẳng qua là nhiềuphần ráp lại, đủ ba mươi hai tướng gọi là Phật, như vậy ba mươi hai tướng đóchỉ là những giả tướng chớ không phải thật. Nếu cho ba mươi hai tướng làPhật thì không thấy Phật vì đó là mắc kẹt trên tướng. Lại nữa, ba mươihai tướng hiện nay còn không? Ba mươi hai tướng là duyên hợp cho nên khi đủduyên thì còn, thiếu duyên thì mất. Còn Như Lai có mất hay không? Như vậyđể chúng ta hiểu rằng đừng căn cứ vào sắc thân, đừng chấp ba mươi hai tướng tốtlà Phật, mà phải biết Như Lai là thể bất sanh bất diệt. Ba mươi hai tướng làtướng không có chủ thể, nên nói là tánh không. Vì tự tánh nó là không nên nóikhông phải đầy đủ sắc thân, do duyên hợp tạm có nên gọi là đầy đủ sắc thân.

Đếnphần các tướng, tướng đây chỉ sáu căn đầy đủ: mắt, tai, mũi v.v. toàn bộ củathân. Đức Phật hỏi: Có thể do đầy đủ các tướng mà thấy Như Lai chăng? Khi nãylà sắc, là hình sắc trắng đen hoặc là những vẻ tốt biểu hiện ra, ở đây nói vềtướng tức là các phần trong thân. Ngài Tu-bồ-đề trả lời: Không thể do các tướngđầy đủ mà thấy Như Lai. Vì cớ sao? Vì Phật nói các tướng đầy đủ tức không phảicác tướng đầy đủ, ấy gọi là các tướng đầy đủ. Chúng ta tưởng các tướng đầy đủlà Phật nhưng sự thật thì không phải. Vì các tướng không có tự thể chonên nói không phải các tướng đầy đủ, nhưng duyên hợp có đủ các tướng gọi là cáctướng đầy đủ. Hiểu như vậy thì chúng ta có chấp sắc, chấp tướng là thật không?Đây là đức Phật căn cứ vào Ngài, nay thử căn cứ vào chúng ta xem thế nào? Giảsử có một đạo hữu tên Chánh Đức, tôi hỏi rằng có thể do sắc trắng đen của ChánhĐức mà thấy Chánh Đức không. Quí vị trả lời thế nào? Không phải. Nếu do cái đómà thấy Chánh Đức, khi những cái đó tan rã thì không còn Chánh Đức nữa. Tôi lạihỏi: Có thể do các tướng hoặc là tay chân v.v. ráp lại mà thấy Chánh Đức không.Quí vị trả lời thế nào? Cũng không phải. Như thế thì các tướng đó chỉ là tướngduyên hợp, tự nó không có thật thể, do duyên hợp nên tạm gọi là các tướng thôi.Vậy con người chúng ta ngoài các sắc, các tướng duyên hợp, còn có cái gì nữakhông? Nếu căn cứ vào sắc, vào tướng cho là mình thì thế nào? Như lâu lâusụt vài ký thì nói tôi sụt hết mấy ký, lên được vài ký thì nói tôi được thêmmấy ký phải không? Như thế là cho việc lên ký, sụt ký là mình. Vậy chúng taphải nói thế nào cho đúng nghĩa hiểu đạo lý? Tứ đại của tôi lúc này giảmhay tăng thêm được mấy ký, nói thế mới đúng lẽ thật. Nếu chấp nhận tôi là tứđại thì tứ đại là vô tri, chấp vô tri là tôi thì quá khờ dại, tức là mình đãphủ nhận mình một cách đáng thương. Quí vị kiểm điểm lại xem chúng ta có nóinhư thế không? Nếu có thì chúng ta đã phủ nhận chúng ta một cách đáng thương.Do đất nước v.v. gặp duyên tốt giữ được nhiều thì đó là tăng, gặp duyên xấutiêu hao đi thì gọi là giảm. Như thế tăng giảm chỉ là việc của tứ đại chớkhông liên hệ gì đến mình cả. Ngày xưa khi năm, mười tuổi mình thấp chừng tám,chín tấc thì cũng là mình, bây giờ bốn mươi, năm mươi tuổi cao lên cả một thướcmấy thì cũng vẫn là mình. Cao thấp đó là do tứ đại tăng trưởng chớ đâu phảimình có cao, có thấp. Cao thấp là tướng duyên hợp nhiều ít, còn mình thì vẫn làmình. Hiểu như thế là ta hiểu lời đức Phật nói Sắc tướng không phải làNhư Lai. Nếu chấp sắc tướng là Như Lai thì khi sắc tướng tan rã Như Lai đâucòn. Bởi sắc tướng là duyên hợp nên chúng ta đừng chấp sắc tướng là mình, nếuai chấp sắc tướng là mình là đã quên mất mình rồi. Nếu không chấp sắc tướng làmình thì có đẹp cũng không tự cao, có xấu cũng không tủi hổ, đẹp xấu chỉ là sắctướng đầy đủ hoặc thiếu kém. Nếu hiểu như vậy tức chúng ta thoát ngoàihai cái khổ: Đẹp thì sanh kiêu mạn, xấu thì sanh tự ti. Như vậy lúc nào mìnhcũng an ổn, cả khi gần tắt thở mình cũng an vui. Tại sao? Vì đó là sắctướng hết duyên nên hoại chớ đâu phải mình hoại. Trái lại nếu nhận sắc tướng làmình thì khi sắp hoại sẽ khổ sở vô ngần, vì thấy mình sắp mất nên kinh hoàng.Quí vị thấy khi ta nhận sâu được lý kinh rồi mới thấy đúng lẽ thật, do đó lòngta an ổn trước những cảnh mà thiên hạ hoảng hốt. Đó là điều thiết yếu cho cuộcsống. Thế nên hiểu đạo thì sống an lành. Chúng ta hiện nay vì không hiểu đạonên cứ bám vào sắc thân, cho nó là mình nên khi nó tăng hoặc nó có gì thay đổihơn người thì tự hào, tự mãn hoặc sanh khinh mạn, khi nó thiếu kém thì xấu hổ,buồn tủi, tự ti, đó là điều lầm lẫn. Tóm lại nếu còn chấp sắc, chấp tướngthì không thấy Như Lai, nhưng Như Lai đây không phải là đức Thích-ca, vậy khôngthấy Như Lai nào? Như Lai mà mỗi người tự có đó!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]