- 01-Pháp Hội Nhân Do
- 02-Thiện Hiện Khải Thỉnh
- 03-Đại Thừa Chánh Tông
- 04-Diệu Hạnh Vô Trụ
- 05-Như Lý Thật Kiến
- 06-Chánh Tín Hy Hữu
- 07-Vô Ðắc Vô Thuyết
- 08-Y Pháp Xuất Sanh
- 09-Nhất Tướng Vô Tướng
- 10-Trang Nghiêm Tịnh Ðộ
- 11-Vô Vi Phước Thắng
- 12-Tôn Trọng Chánh Giáo
- 13-Như Pháp Thọ Trì
- 14-Ly Tướng Tịch Diệt
- 15-Trì Kinh Công Ðức
- 16-Năng Tịnh Nghiệp Chướng
- 17-Cứu Kính Vô Ngã
- 18-Nhất Thể Ðồng Quán
- 19-Pháp Giới Thông Hoá
- 20-Ly Sắc Ly Tướng
- 21-Phi Thuyết Sở Thuyết
- 22-Vô Pháp Khả Ðắc
- 23-Tịnh Tâm Hành Thiện
- 24-Phước Trí Vô Tỷ
- 25-Hóa Vô Sở Hóa
- 26-Pháp Thân Phi Tướng
- 27-Vô Ðoạn Vô Diệt
- 28-Bất Thọ Bất Tham
- 29-Uy Nghi Tịch Tĩnh
- 30-Nhất Hiệp Tướng Lý
- 31-Tri Kiến Bất Sinh
- 32-Ứng Hoá Phi Chân
KINH KIM CANG
GIẢNG GIẢI
Hòa Thượng Thích Thanh Từ
ÐOẠN19
ÂM:
PHÁP GIỚI THÔNG HÓA.
- Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Nhược hữu nhân mãn tam thiên đại thiên thế giớithất bảo, dĩ dụng bố thí, thị nhân dĩ thị nhân duyên đắc phước đa phủ?
- Như thị Thế Tôn! Thử nhân dĩ thị nhân duyên đắc phước thậm đa.
- Tu-bồ-đề! Nhược phước đức hữu thật, Như Lai bất thuyết đắc phước đứcđa, dĩ phước đức vô cố, Như Lai thuyết đắc phước đức đa.
DỊCH:
PHÁP GIỚITHÔNG SUỐT KHÔNG BỊ NGĂN TRỞ.
- Này Tu-bồ-đề , ý ông nghĩ sao? Nếu có người đem bảy báu đầy dẫy cả tamthiên đại thiên thế giới dùng bố thí, người ấy do nhân duyên này được phước đứcnhiều chăng?
- Bạch Thế Tôn! Như thế! Người này do nhân duyên đó được phước đức rấtnhiều.
- Này Tu-bồ-đề! Nếu phước đức có thật, Như Lai chẳng nói được phước đứcnhiều, do phước đức không, nên Như Lai nói được phước đức nhiều.
GIẢNG:
Quí vị hiểu đoạn này như thế nào? Nếu phước đức có thật thì Như Lai khôngnói phước đức nhiều, bởi phước đức không, tức không thật nên Như Lai nói phướcđức nhiều. Vậy là phước đức có hay không? Ðó là câu mà đa số chúng ta đều thấyhơi khó hiểu. Trong đoạn trước tôi nói rằng triết lý kinh Kim Cang là chỉ chocác pháp tự tánh là không, duyên hợp giả có, bởi duyên hợp giả có cho nên nóicó nói không chỉ là giả danh chớ không thật. Nếu chúng ta thấy có thật thì cáithấy đó không đúng, bởi thấy không đúng cho nên nói là không nói phước đứcnhiều, mà sở dĩ nói phước đức nhiều là vì thấy rõ tự tánh phước đức không thật,vì tự tánh phước đức không thật cho nên tùy duyên tụ họp nhiều thì gọi đó lànhiều, tụ họp ít thì gọi đó là ít. Tụ họp nhiều thì gọi là nhiều, nhiều đó là tạitùy duyên chớ không phải trên lẽ thật, quí vị nhớ cho thật rõ chỗ đó. Ví dụ cóngười khuân cả ngàn, cả muôn thùng lúa đổ thành đống, vậy đống lúa đó nhiều hayít? Quí vị trả lời thế nào? Nói nhiều, ít thì cái nhiều và ít đó là tướng tùyduyên chớ trên lý chân thật, trên lý tánh không, các pháp không có nhiều, ít.Tỉ dụ một khối đất bằng nắm tay ta gọi khối đất nhỏ, khối đất bằng cái thùngthiếc chúng ta gọi là khối đất to, cái to, nhỏ đó là tại sao? Chẳng qua làtướng duyên hợp nhiều ít. Nhiều hạt bụi kết thành khối to gọi là khối đất to,ít hạt bụi kết thành khối nhỏ gọi là khối đất nhỏ. Nhưvậy to nhỏ là trên sựkếthợp nhiều ít của duyên chớ đâu có gì khác. Quí vị hiểu như vậy mới thấy được ýnghĩa của đoạn này.
Sở dĩ đức Phật nói: Nếu phước đức có thật thì Như Lai chẳng nói đượcphước đức nhiều, do phước đức không, nên Như Lai nói phước đức nhiều là vìđứng về mặt tánh không, các pháp do duyên khởi nên tự tánh là không. Tôi nhắclại một lần nữa, vì tất cả chúng ta quen nghe nói cái bàn thì nghĩ cái bàn thật,nghe nói cái nhà thì nghĩ cái nhà thật, nghe nói cái đồng hồ thì nghĩ cái đồnghồ thật, mỗi vật chúng ta đều cho nó là thật, tức là nhận có một cái thể chânthật ở trong nó. Người trí tuệ như đức Phật thì không thấy như thế; đồng hồ,nhà, bàn. chỉ là tướng duyên khởi hay là duyên hợp mà tự tánh cái đồng hồ làkhông, tự tánh cái nhà là không, tự tánh cái bàn là không, do duyên hợp nên giảcó. Vì duyên hợp giả có nên duyên nhiều thì nó to, duyên ít thì nó nhỏ; nó to,nó nhỏ là nói lý tùy duyên. Thế nên đức Phật bảo: Nếu có thật, có thật thể thìkhông nói nhiều, nói ít, vì không có thật thể nên tùy duyên nhiều thì gọi lànhiều, duyên ít thì gọi là ít. Trên lẽ chân thật, các pháp không cố định nênnói rằng tánh nó là không. Vì thế trên tánh không mà nói có lớn nhỏ là sai, chỉtrên tướng tùy duyên mới có to, có nhỏ khác nhau.