Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 23: Dược Vương Bồ-tát bản sự

23/10/201016:04(Xem: 6820)
Phẩm 23: Dược Vương Bồ-tát bản sự

PHẨM 23

DƯỢC VUƠNG BỒ-TÁT BẢN SỰ

Dược Vương Bồ-tát Bản Sự lànói về việc xưa của Bồ-tát Dược Vương. Thường thường trong kinh có chia ra Bảnsanh và Bản sự. Bản sanh thì nói về những kiếp quá khứ của Phật, còn Bản sự thìnhắc lại việc làm đời trước của đệ tử và những người khác. Chủ yếu của phẩm nàylà phá Sắc ấm.

CHÁNH VĂN:

1.- Lúc bấy giờ, ngài TúVương Hoa Bồ-tát bạch Phật rằng:

- Thế Tôn! Ngài Dược VươngBồ-tát dạo đi nơi cõi Ta-bà như thế nào? Thế Tôn! Ngài Dược Vương Bồ-tát đó, cóbao nhiêu trăm nghìn muôn ức na-do-tha hạnh khổ khó làm? Hay thay Thế Tôn!Nguyện giải nói cho một ít, các hàng trời, rồng, dạ-xoa, càn-thát-bà, a-tu-la,ca-lâu-la, khẩn-na-la, ma-hầu-la-dà, nhân cùng phi nhân v.v... và các vị Bồ-tát ở các nước khác đến cùng chúng Thanhvăn đây nghe đều vui mừng.

GIẢNG:

Mở đầu phẩm này, người đươngcơ đứng ra thưa hỏi là Bồ-tát Tú Vương Hoa. Tú Vương Hoa là vua của loài hoađẹp. Tại sao lại có một Bồ-tát kiều diễm như vậy? Người tu nếu đem thân nhơnhớp ô uế để hành hạnh Bồ-tát thì sẽ được Báo thân tốt đẹp. Nên khi đề cập tớiBồ-tát Dược Vương muốn đem thân cúng dường Phật, thì vị Bồ-tát đứng ra thưa hỏiphải là Bồ-tát có thân tươi đẹp.

Đây bắt đầu phần Nhập Tri kiếnPhật. Trước đã ngộ, bây giờ nhập. Muốn Nhập Tri kiến Phật trước phải làm sao?Là thiêu đốt thân tức phá Sắc uẩn. Thông thường nếu người nặng vật chất thìquên tinh thần, và ngược lại người trọng tinh thần thì xem thường vật chất. Thếnên muốn Nhập Tri kiến Phật, hay muốn sống với cái thanh tịnh sáng suốt củamình thì phải xem thường thân thể, nếu còn trọng thân thể thì không sống đượcvới Tri kiến Phật. Nên bắt đầu Nhập Tri kiến Phật thì phải coi thường thân tứđại.

CHÁNH VĂN:

2.- Lúc đó, Phật bảo ngàiTú Vương Hoa Bồ-tát:

- Về thuở quá khứ vô lượnghằng hà sa kiếp trước, có Phật hiệu Nhựt Nguyệt Tịnh Minh Đức Như Lai, ỨngCúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ,Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn.

Phật đó có tám mươi ức đạiBồ-tát, bảy mươi hai hằng hà sa chúng đại Thanh văn. Phật sống lâu bốn muôn hainghìn kiếp, Bồ-tát sống lâu cũng bằng Phật. Nước đó không có người nữ, địangục, ngạ quỉ, súc sanh, a-tu-la v.v... và với các khổ nạn. Đất bằng như bàn tay, chất lưu-ly làm thành, cây báutrang nghiêm, màn báu trùm lên, thòng các phan báu đẹp, bình báu, lò hương,khắp cùng cả nước, bảy món báu làm đài, một cây có một đài, cây đó cách đài đềumột lằn tên. Các cây báu đó đều có Bồ-tát, Thanh văn ngồi ở dưới. Trên các đàibáu đều có trăm ức chư thiên trỗi kỹ nhạc trời ca khen đức Phật để làm việccúng dường.

GIẢNG:

Phật nói về công hạnh tu hànhcủa những Bồ-tát trước đã hành, để người sau ứng dụng tu theo. Ngài kể từ thuởtrước có đức Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức Như Lai ra đời, Ngài có rất đông đệ tửBồ-tát, Thanh văn, quốc độ Ngài thanh tịnh và đẹp quí, không có điều ác và khổ,tất cả những cây cối trong nước Ngài đều có đài, mỗi cây có một đài, mỗi câyđều có một vị Bồ-tát hoặc Thanh văn ngồi ở dưới, giống như một khu rừng dướimỗi cây thông có tòa cho người ngồi tu. Cách nhau một trăm thước, có một vịngồi thiền yên lặng thanh tịnh. Đây đưa ra hình ảnh trước, để nói lên cái nhântu của Bồ-tát Dược Vương.

CHÁNH VĂN:

3.- Bấy giờ, đức Phật đó vìngài Nhứt Thiết Chúng Sanh Hỉ Kiến Bồ-tát, cùng chúng Bồ-tát và chúng Thanh vănnói kinh Pháp Hoa. Ngài Nhứt Thiết Chúng Sanh Hỉ Kiến Bồ-tát đó ưa tu tập khổhạnh, ở trong pháp hội của đức Nhựt Nguyệt Tịnh Minh Đức Phật, tinh tấn kinhhành, một lòng cầu thành Phật, mãn một muôn hai nghìn năm được “Hiện nhứt thiếtsắc thân tam-muội”.

Được tam-muội đó rồi lòngrất vui mừng, liền nghĩ rằng: “Ta được ‘Hiện nhứt thiết sắc thân tam-muội’ nàyđều là do sức được nghe kinh Pháp Hoa, ta nay nên cúng dường Nhựt Nguyệt TịnhMinh Đức Phật và kinh Pháp Hoa.”

Tức thời nhập tam-muội đó,ở giữa hư không rưới bông mạn-đà-la, bông ma-ha mạn-đà-la, cùng bột kiên hắcchiên-đàn đầy trong hư không như mây mà rưới xuống. Lại rưới hương hải thử ngạnchiên-đàn, sáu thù hương này giá trị cõi Ta-bà để cúng dường Phật .

Cúng dường thế đó rồi, từtam-muội dậy mà tự nghĩ rằng: “Ta dầu dùng thần lực cúng dường nơi Phật, chẳngbằng dùng thân cúng dường.” Liền uốngcác chất thơm: chiên-đàn, huân lục, đâu-lâu-bà, tất-lực-ca, trầm thủy giaohương; lại uống dầu thơm các thứ bông chiêm-bặc v.v... mãn một nghìn hai trămnăm, rồi lấy dầu thơm xoa thân, ở trước đức Nhựt Nguyệt Tịnh Minh Đức Phật dùngy báu cõi trời mà tự quấn thân, rưới các thứ dầu thơm, dùng sức nguyện thầnthông mà tự đốt thân.

Ánh sáng khắp soi cả tám mươiức hằng hà sa thế giới, các đức Phật trong đó đồng thời khen rằng: “Hay thay!Hay thay! Thiện nam tử! Đó là chân thiệt tinh tấn gọi là chân pháp cúng dườngNhư Lai. Nếu dùng hoa hương, chuỗi ngọc, hương đốt, hương bột, hương xoa, phanlọng bằng lụa cõi trời và hương hải thử ngạn chiên-đàn, dùng các món vật cúngdường như thế đều chẳng bằng được.

Giả sử quốc thành thê tử bốthí cũng chẳng bằng. Thiện nam tử! Đó gọi là món thí thứ nhứt, ở trong các mónthí rất tôn rất thượng, bởi dùng pháp cúng dường các đức Như Lai vậy.”

Các đức Phật nói lời đó rồiđều yên lặng. Thân của Bồ-tát lửa cháy một nghìn hai trăm năm, qua sau lúc đóthân Bồ-tát mới hết.

GIẢNG:

Bồ-tát Nhất Thiết Chúng SanhHỉ Kiến là tiền thân của Bồ-tát Dược Vương, lúc bấy giờ Ngài chuyên tu khổ hạnhvà nghe kinh Pháp Hoa ở trong pháp hội của Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức. Ngàiđược chánh định Hiện nhất thiết sắc thân, tức là thấy rõ thấy đúng như thật Sắcthân này. Thấy Sắc thân này như thế nào? Đối với người ngộ được Tri kiến Phậtthanh tịnh, thấy rõ Sắc thân tứ đại sanh diệt này như hòn bọt trên mặt biển,chợt nổi rồi tan; hòn bọt sánh với đại dương không đáng kể, nó chợt hiện chợtmất như mộng như huyễn. Thấy như thế gọi là được chánh định Hiện nhứt thiết sắcthân. Sau khi được chánh định thì Bồ-tát Nhất Thiết Chúng Sanh Hỉ Kiến phát tâmcúng dường Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức. Ngài liền nhập tam-muội đó, bèn ởgiữa hư không rưới những thù hương hoa để cúng dường Phật. Thù là một dụng cụcân lường, sáu thù bằng một phần tư lượng. Một phần tư lượng hương hải thử ngạnchiên-đàn, trị giá bằng cõi Ta-bà mà chúng ta đang ở, nó quí như thế.

Bồ-tátNhất Thiết Chúng Sanh Hỉ Kiến do nghe kinh Pháp Hoa, mà được Nhất thiết sắcthân tam-muội. Ngài thấy rõ diệu dụng của kinh Pháp Hoa và công đức giáo hóalớn lao của Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức, nên Ngài đã dùng tất cả hương hoathơm để cúng Phật. Tuy đã cúng dường hương hoa mà Ngài chưa mãn nguyện, Ngàilại còn ướp hương vào thân mình châm lửa thiêu để cúng dường Phật. Và khi Ngàithiêu thân cúng dường, thì được các đức Phật mười phương khen ngợi là chân thậttinh tấn, là chân pháp cúng dường Như Lai. Cúng dường hoa hương chuỗi ngọc quígiá, hay bố thí quốc thành thê tử công đức không bằng thiêu thân cúng dường.Như vậy là sao?

Giáo lýcủa Phật có nói đến bố thí, bố thí ngoại tài và bố thí nội tài. Ngoại tài lànhững thứ thuộc về con người: như quốc thành, thê tử, hương hoa, phan lọng...Những thứ này tuy quí nhưng giá trị có giới hạn, nên phước cũng giới hạn. Nộitài là chính bản thân con người, là cái không tự làm thành được nên rất quí. Vìvậy mà người dám đốt thân cúng dường Phật, công đức không thể tính kể. Nhưng, ởđây chúng ta phải hiểu nghĩa đốt thân, đúng với tinh thần kinh Pháp Hoa là, khingười nhập Tri kiến Phật coi thường thân tứ đại, nên đốt thân mình để cúngdường Phật, mà đốt thân là phá Sắc ấm và tiếp tục phá luôn Thọ, Tưởng, Hành,Thức ấm. Năm ấm phải phá sạch mới tới quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Người nhậpđược Tri kiến Phật đầu tiên là phá Sắc ấm, thấy rõ thân tứ đại do cha mẹ sanhlà vô thường huyễn hóa không thật, không có giá trị. Thấy như thế thì không lệthuộc nó, không bị nó chi phối làm cho phiền não khổ đau, vì không còn quítrọng nó, dùng nó làm phương tiện để truyền bá chánh pháp làm lợi ích cho chúngsanh. Thấy và thực hành như vậy là đốt thân hay đem thân cúng dường Phật, chớkhông phải ngộ đạo rồi đốt thân, đốt như thế vô tình làm cho Phật pháp sớm hoạidiệt. Vì ai ngộ đạo rồi cũng đốt thân cháy thành tro, thì còn ai truyền bá Phậtpháp? Vậy muốn nhập Tri kiến Phật, đầu tiên là phá Sắc ấm, ở đây gọi là đốtthân cúng dường Phật, đốt thân cúng dường Phật là bố thí thân trên hết. Tạisao? Vì những vật ngoài thân có thể làm ra được, còn thân này không tự làmthành được. Phá chấp ngã về thân, không quí trọng nó nữa, trải thân ra làm lợiích cho mọi người, thật vô vàn khó khăn, nên nói bố thí thân là cao hơn cả. XưaĐại sư Trí Giả đọc kinh Pháp Hoa tới đoạn này Ngài được chánh định, thấy PhậtThích-ca đang thuyết pháp trên hội Linh Sơn. Ngài đã nhập Pháp Hoa tam-muội, nênsau này Ngài giảng tựa kinh Diệu Pháp Liên Hoa suốt một tuần lễ. Đó là Ngài đãđược ngôn ngữ tam-muội. Chỗ này đáng cho chúng ta lưu ý.

CHÁNH VĂN:

4.- Ngài Nhứt Thiết ChúngSanh Hỉ Kiến Bồ-tát làm việc pháp cúng dường như thế xong, sau khi mạng chung,lại sanh trong nước của Nhựt Nguyệt Tịnh Minh Đức Phật, ở nơi nhà vua Tịnh Đứcbỗng nhiên ngồi xếp bằng hóa sanh ra, liền vì vua cha mà nói kệ rằng:

Đại vương nay nên biết!
Tôi kinh hành chốn kia
Tức thời được Nhứt thiết
Hiện chư thân tam-muội
Siêng tu rất tinh tấn
Bỏ thân thể đáng yêu
Cúng dường đức Thế Tôn
Để cầu huệ Vô thượng.

Nói kệ đó rồi thưa vua charằng: “Đức Nhựt Nguyệt Tịnh Minh Đức Phật nay vẫn hiện còn, tôi trước cúngdường Phật xong, được ‘Giải nhứt thiết chúng sanh ngữ ngôn đà-la-ni’ lại nghekinh Pháp Hoa này tám trăm nghìn muôn ức na-do-tha, chân-ca-la, tần-bà-la,a-súc-bà, các bài kệ.

Đại vương! Tôi nay lại nêncúng dường đức Phật đó.”

Thưa xong, liền ngồi đàibảy báu, bay lên hư không cao bằng bảy cây đa-la, qua đến chỗ Phật đầu mặt lạychưn, chấp tay nói kệ khen Phật:

Dung nhan rất đẹp lạ
Ánh sáng soi mười phương
Con vừa từng cúng dường
Nay lại về thân thấy.

GIẢNG:

Thân thấy, có nghĩa là chínhmắt mình được thấy, chớ không phải nghe người ta nói. Sau khi Bồ-tát Nhất ThiếtChúng Sanh Hỉ Kiến đốt thân cúng dường xong, thì Ngài hóa sanh trở lại, để gặpvà lễ Phật, rồi tiếp tục công việc giáo hóa. Như vậy Ngài xả thân Sắc ấm để cầuTrí tuệ Phật, coi như Ngài đã chết, kỳ thật Ngài có chết không? Bồ-tát xả kiếnchấp về thân, không còn thấy thân tứ đại là thật ngã nên ngộ Phật pháp thân.

CHÁNH VĂN:

5.- Lúc đó, Ngài Nhứt ThiếtChúng Sanh Hỉ Kiến Bồ-tát nói kệ xong mà bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Đức Thế Tônvẫn còn ở đời ư?”

Bấy giờ, đức Nhựt NguyệtTịnh Minh Đức Phật bảo ngài Nhứt Thiết Chúng Sanh Hỉ Kiến Bồ-tát rằng: “Thiệnnam tử! Giờ ta nhập Niết-bàn đã đến, giờ diệt tận đã đến, ông nên sắp đặtgiường tòa, ta trong đêm nay sẽ nhập Niết-bàn.”

Phật lại bảo ngài NhứtThiết Chúng Sanh Hỉ Kiến Bồ-tát rằng: “Thiện nam tử! Ta đem Phật pháp giao phócho ông, và các Bồ-tát đại đệ tử cùng pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác,cũng đem cõi thất bảo tam thiên đại thiên các cây báu, đài báu và hàng chưthiên cung cấp hầu hạ đều giao phó cho ông.

Sau khita diệt độ có bao nhiêu xá-lợi cũng phó chúc cho ông, nên làm cho lưu bố rộngbày các việc cúng dường, nên xây bao nhiêu nghìn tháp.”

Đức Nhựt Nguyệt Tịnh MinhĐức Phật bảo ngài Nhứt Thiết Chúng Sanh Hỉ Kiến Bồ-tát như thế rồi, vào khoảngcuối đêm nhập Niết-bàn.

GIẢNG:

Khi thấy Bồ-tát Nhất ThiếtChúng Sanh Hỉ Kiến xả thân để cúng dường, thì Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đứctin tưởng giao phó, nào là chánh pháp, nào là bốn chúng, nào là của cải, đồnggiao phó nốt, để vào Niết-bàn. Vì Ngài yên lòng đã có người thay thế Ngài đểgánh vác bảo trì Phật pháp.

CHÁNH VĂN:

6.- Lúcđó, ngài Nhứt Thiết Chúng Sanh Hỉ Kiến Bồ-tát thấy Phật diệt độ buồn cảm sầukhổ, luyến mộ nơi Phật, liền dùng hải thử ngạn chiên-đàn làm giàn để cúng dườngthân Phật mà thiêu đó.

Sau khilửa tắt, thâu lấy xá-lợi đựng trong tám muôn bốn nghìn bình báu, để xây támmuôn bốn nghìn tháp, cao ba thế giới, chưng dọn trang nghiêm thòng các phanlọng treo các linh báu.

Bấy giờ, ngài Nhứt ThiếtChúng Sanh Hỉ Kiến Bồ-tát lại tự nghĩ rằng: “Ta dầu làm việc cúng dường đó lòngcòn chưa đủ, ta nay lại nên cúng dường xá-lợi.” Liền nói với các Bồ-tát đại đệtử và trời, rồng, dạ-xoa v.v... tất cả đại chúng rằng: “Các ông phải một lòngghi nhớ, tôi nay cúng dường xá-lợi của đức Nhựt Nguyệt Tịnh Minh Đức Phật.”

Nói xong liền ở trước támmuôn bốn nghìn tháp đốt cánh tay trăm phước trang nghiêm, mãn bảy muôn hainghìn năm để cúng dường. Khiến vô số chúng cầu Thanh văn, vô lượng vô số ngườiphát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, đều làm cho trụ trong “Hiện nhứtthiết sắc thân tam-muội”.

Lúc đó, các Bồ-tát, trời, người, a-tu-la v.v... thấy Ngài không có taybèn sầu khổ buồn thương mà nói rằng: “Ngài Nhứt Thiết Chúng Sanh Hỉ Kiến Bồ-tátnày là thầy chúng ta, giáo hóa chúng ta, mà nay đốt tay, thân chẳng đầy đủ.”

Lúc ấy, ngài Nhứt Thiết Chúng Sanh Hỉ Kiến Bồ-tát ởtrong đại chúng lập lời thề rằng: “Tôi bỏ hai tay ắt sẽ được thân sắc vàng củaPhật, nếu thiệt không dối, thời khiến hai tay tôi hoàn phục như cũ.” Nói lờithề xong hai tay tự nhiên hoàn phục, đó là do phước đức trí huệ thuần hậu củaBồ-tát cảm nên.

Đương lúc đó cõi tam thiên đại thiên thế giới sáu điệuvang động, trời rưới hoa báu, tất cả người, trời được việc chưa từng có.

GIẢNG:

Sau khi Phật ký thác cho Bồ-tát Nhất Thiết Chúng Sanh Hỉ Kiến phải duytrì chánh pháp, phải giáo hóa đệ tử và duy trì sự nghiệp của Phật. Tới đâyBồ-tát đốt luôn hai cánh tay để cúng dường tháp Phật. Vậy đốt hai cánh tay hàmchứa ý nghĩa gì? Trước đốt thân là xả kiến chấp ngã nơi thân Sắc uẩn, hi sinhthân để làm lợi ích cho chúng sanh. Nếu chỉ phá chấp ngã nơi thân, mà còn mắckẹt kiến chấp nơi tâm, thấy có không, thiện ác... là kiến chấp hai bên, khôngthể đến quả Phật được. Vì vậy mà phải phá luôn cái thấy hai bên, qua hình ảnhbiểu trưng là đốt hai cánh tay. Ngay phẩm Tựa đã nói lên ý nghĩa này với hìnhảnh Phật phóng quang giữa chặng mày. Đến đây chúng ta lại càng thấy rõ hơn, nếuxem thường thân Sắc uẩn, hi sinh thân Sắc uẩn mà còn kiến chấp hai bên, thìchưa đến chỗ giải thoát viên mãn, vì còn kẹt trong đối đãi hai bên nên phải phánốt.

Sau khi đốt hai cánh tay rồi, Ngài thề rằng: “Tôi bỏ hai tay ắt sẽ đượcthân sắc vàng của Phật, nếu thật không dối, thì khiến hai tay tôi hoàn phục nhưcũ.” Nói lời thề xong, hai tay tự nhiên hoàn phục. Rõ ràng là phá được kiếnchấp hai bên thì nhất định sẽ được kết quả thành Phật không nghi ngờ.

Hạnh thứ nhất của Bồ-tát Nhất Thiết Chúng Sanh Hỉ Kiến là phá chấp thânSắc uẩn, hạnh thứ hai là phá kiến chấp hai bên.

CHÁNH VĂN:

7.- Đức Phật bảo ngài Tú Vương Hoa Bồ-tát:

- Ý ông nghĩ sao? Nhứt Thiết Chúng Sanh Hỉ Kiến Bồ-tát đâu phải ngườinào lạ, chính nay là ông Dược Vương Bồ-tát đó. Ông ấy bỏ thân bố thí số nhiềuvô lượng trăm nghìn muôn ức na-do-tha như thế.

Tú Vương Hoa! Nếu người phát tâmmuốn được đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, có thể đốt một ngón tay nhẫn đếnmột ngón chưn để cúng dường tháp của Phật, hơn đem quốc thành, thê tử và cõitam thiên đại thiên, núi rừng, sông ao, các vật trân báu mà cúng dường.

Nếu lại có người đem bảy thứ báu đầy cả cõi tam thiênđại thiên cúng dường nơi Phật, cùng đại Bồ-tát, Duyên giác và A-la-hán, côngđức của người đó được chẳng bằng người thọ trì kinh Pháp Hoa này nhẫn đến mộtbài kệ bốn câu, phước của người này rất nhiều.

GIẢNG:

Phật kết thúc, Bồ-tát Nhất Thiết Chúng Sanh Hỉ Kiến làtiền thân của Bồ-tát Dược Vương, Bồ-tát Dược Vương không phải hi sinh một đờimà hi sinh nhiều đời, đem thân cúng dường Phật như vậy. Nên Phật mới nói nếu ởđời có người muốn cầu thành Phật đạo, chỉ cần đốt một ngón chân hoặc một ngóntay cúng dường tháp Phật, còn hơn đem quốc thành thê tử và vật báu ở cõi tamthiên đại thiên cúng dường. Như vậy bố thí nội tài quí hơn bố thí ngoại tài.

Hơn thế nữa, người trì kinh Pháp Hoa lại còn quí hơn. Tại sao vậy? Vìvật báu tuy là quí, nhưng sanh diệt vô thường, đem tướng sanh diệt vô thường màcầu Phật đạo tuy có phước, nhưng chưa viên mãn, không bằng quay lại sống vớiTri kiến Phật không sanh không diệt, có sẵn nơi mình mới là viên mãn cứu kính.Chúng ta thấy Phật dạy quá rõ ràng, nhưng mà sau này có nhiều người đọc kinhPháp Hoa, hoặc đọc trong giới Bồ-tát thấy Phật dạy đốt thân cúng dường Phật, bènđốt tay, hoặc đốt chân, hoặc đốt liều trên đầu... để cúng dường Phật, việc làmnày rất thạnh hành, song mâu thuẫn mà người ta không biết mình đang kẹt trênhình tướng. Tại sao? Trong giới bản Phật có dạy: Người thiếu tay thiếu chân cótật, không được thọ giới Tỳ-kheo. Nếu không được thọ giới Tỳ-kheo thì làm saotruyền bá chánh pháp mà cho rằng Phật dạy đốt thân? Trong luật Phật đã khôngcho người có tật thọ giới, nếu người mới học đạo, nghe kinh rồi chấp tướng bènđốt tay cúng dường Phật, tới chừng thọ giới Tỳ-kheo, không được thọ thì saođây? Quí vị có thấy mâu thuẫn không? Nếu chúng ta hiểu đốt tay chân, đốt mộtphần thân xác là thể hiện tinh thần xả thân, xem nhẹ thân Sắc uẩn, để tu hànhvà làm lợi ích cho chúng sanh, tiến tới quả Phật thì có ý nghĩa. Tôi có sốnggần với những vị đốt một hai ngón tay. Hồi đốt, không biết họ phát nguyện nhưthế nào, nhưng rồi họ cũng quí thân và ích kỷ quá! Lại có nhiều người đốt trênđầu tới chín liều, thế mà rồi họ cũng cởi áo hoàn tục, sống thường tình như baonhiêu người khác! Như vậy là sao? Thoạt thấy như họ hi sinh rất mạnh, nhưng kỳthật đó là một việc làm do chấp tướng mà ra. Thậm chí còn có quan niệm đốt liềunhiều là lớn, không đốt liều là nhỏ. Thật là lệch lạc! Thế nên phải hiểu chothật rõ.

Hồi xưa khi còn học, tôi thắc mắc chỗ này lắm, thấy quí Hòa thượng kháccó đốt liều, sao Hòa thượng Giám đốc Ấn Quang và Hòa thượng Viện trưởng ViệnHóa Đạo không đốt? Tôi mới thưa hỏi thì Hòa thượng cười nói: “Ai muốn nguyện gìthì nguyện.” Ngài chỉ trả lời như vậy thôi. Chúng ta mới thấy nguyện xả thân đểlo cho đạo mới là chủ yếu. Đốt thân mà không có chí nguyện quên mình vì đạo, dùcho đốt nhiều tới đâu rồi cũng chỉ là việc làm của buổi đầu thôi. Vì vậy khitôi thọ giới Bồ-tát cũng không đốt liều nào. Chúng ta làm điều gì phải hiểu lýcho thật vững, chớ đừng thấy người làm rồi đua nhau làm theo, như vậy cũng hơinguy hiểm, sẽ làm cho Phật pháp suy vi.

CHÁNH VĂN:

8.- Tú Vương Hoa! Thí như trong các dòng nước: sông ngòi, kinh rạch thờibiển là lớn thứ nhứt, kinh Pháp Hoa này cũng như thế, ở trong các kinh của đứcNhư Lai nói rất là sâu lớn.

Lại như trong các núi non: thổ sơn, hắc sơn, núi Tiểu Thiết Vi, núi ĐạiThiết Vi cùng mười núi báu thời núi Diệu Cao bậc nhứt, kinh Pháp Hoa này cũngnhư thế, ở trong các kinh rất là bậc thượng.

Lại như trong các ngôi sao, mặt trăng là bậc nhứt, kinh Pháp Hoa nàycũng như thế, ở trong nghìn muôn ức các kinh, pháp này rất là sáng.

Lại như mặt trời hay trừ các chỗ tối tăm, kinh nàycũng thế, hay phá tất cả sự tối bất thiện.

Lại như trong các vua nhỏ, vua Chuyển Luân Thánh vươngrất là bậc nhứt, kinh này cũng như thế, ở trong các kinh là bậc tôn kính hơncả.

Lại như Đế Thích là vua trong ba mươi ba cõi trời, kinh này cũng thế, làvua trong các kinh.

Lại như trời Đại phạm thiên vương là cha của tất cả chúng sanh, kinh nàycũng thế, là cha của tất cả Hiền Thánh: bậc hữu học, vô học cùng hàng phát lòngBồ-đề.

Lại như trong tất cả phàm phu thời bậc Dự lưu, Nhứt lai, Bất lai, Vôsanh, Duyên giác là bậc nhứt, kinh này cũng như thế, tất cả Như Lai nói hoặcBồ-tát nói, hoặc Thanh văn nói, trong các kinh pháp là bậc nhứt hơn cả, cóngười thọ trì kinh điển này cũng lại như thế, ở trong tất cả chúng sanh cũng làbậc nhứt.

Trong tất cả Thanh văn cùng Duyên giác, Bồ-tát là bậc nhứt, kinh nàycũng thế, trong tất cả các kinh pháp rất là bậc nhứt.

Như Phật là Vua của các pháp, kinh này cũng thế, là Vua của các kinh.

GIẢNG:

Đức Phật nói rằng tất cả các cách bố thí ở trên, khôngbằng thọ trì kinh Pháp Hoa. Tới đây Phật mới tán thán giá trị của kinh Pháp Hoasánh với tất cả kinh khác thì kinh Pháp Hoa là bậc nhất, là Vua của tất cảkinh.

CHÁNH VĂN:

9.- Tú Vương Hoa! Kinh này có thể cứu tất cả chúng sanh, kinh này có thểlàm cho tất cả chúng sanh xa rời các khổ não, kinh này có thể lợi ích cho tấtcả chúng sanh, đầy mãn chỗ mong cầu của chúng như ao nước trong mát có thể đầyđủ cho những người khát nước, như kẻ lạnh được lửa, như kẻ trần truồng được yphục, như người buôn được chủ, như con gặp mẹ, như qua sông gặp ghe, như ngườibệnh gặp thầy thuốc, như tối được đèn, như nghèo được của báu, như dân gặp Vua,như khách buôn được biển, như đuốc trừ tối. Kinh Pháp Hoa này cũng thế, có thểlàm cho chúng sanh xa rời tất cả khổ, tất cả bệnh tật đau đớn, có thể mở sựtrăn trói của tất cả sanh tử.

Nếu người được nghe kinh Pháp Hoa này, hoặc chép, hoặc bảo người chép,được công đức, dùng trí huệ Phật tính lường nhiều ít chẳng thể được ngằn mé đó.Nếu chép kinh sách này, dùng hoa hương, chuỗi ngọc, hương đốt, hương bột, hươngxoa, phan, lọng, y phục, các thứ đèn: đèn nến, đèn dầu, các thứ đèn dầu thơm,đèn dầu chiêm-bặc, đèn dầu tu-mạn-na, đèn dầu ba-la-la, đèn dầu bà-lợi-sư-ca,đèn dầu na-bà-ma-lợi đem cúng dường, được công đức cũng là vô lượng.

GIẢNG:

Kinh Pháp Hoa có diệu dụng là cứu tất cả khổ ách cho chúng sanh. Chúngsanh nào biết trì tụng kinh Pháp Hoa, thì mọi khổ não đều hết sạch. Giống nhưngười khát gặp nước, người đói gặp cơm, người lạnh gặp lửa, người trần truồnggặp y phục, như tối được đèn, nghèo được của báu... Như vậy, kinh Pháp Hoa làbộ kinh làm cho chúng sanh xa rời mọi khổ não tật bệnh, mở hết mọi sự trói buộcở trong sanh tử. Tại sao? Vì kinh Pháp Hoa chỉ Tri kiến Phật cho mọi người, ainhận ra và hằng sống với Tri kiến Phật thì không còn thấy đói khổ. Tri kiếnPhật không phải là thân tứ đại, đã không phải là thân tứ đại thì làm gì có đói,có khát, có lạnh, có nóng...? Nếu không đói, không khát, không lạnh, khôngnóng, thì đâu có phiền não làm nhân dẫn đi trong luân hồi sanh tử. Cho nên nóikinh Pháp Hoa cứu tất cả khổ cho tất cả chúng sanh.

Sau đó, Phật nói công đức của kinh Pháp Hoa, người nào thọ trì, đọctụng, biên chép công đức vô lượng, Trí tuệ Phật cũng không thể tính đếm được.Tại sao Trí tuệ Phật trùm khắp, mà không thể biết được công đức kinh Pháp Hoa?Chúng ta nhớ trong Thiền tông, khi nói tới chỗ cứu kính thì nói chỗ đó mắt Phậtnhìn cũng không thấy nữa. Tại sao? Vì chỗ cứu kính đó không có tướng mạo, bởikhông có tướng mạo nên không có con mắt nào thấy được; mắt quỉ thần, mắt chưthiên, kể cả mắt Phật cũng không thấy, chỉ ai ngộ được thì người đó tự biếtthôi. Chớ người khác không thể căn cứ trên hình tướng mà thấy được.

CHÁNH VĂN:

10.- Tú Vương Hoa! Nếu có người nghe phẩm “Dược VươngBồ-tát Bổn Sự” này cũng được vô lượng vô biên công đức.

Nếu có người nữ nghe phẩm “Dược Vương Bồ-tát Bổn Sự” này mà có thể thọtrì, thời sau khi dứt Báo thân đàn bà đó không còn thọ lại nữa.

Sau khi Như Lai diệt độ, năm trăm năm sau, nếu có người nữ nghe kinhđiển này, đúng như lời mà tu hành, thời khi ở đây chết liền qua cõi An Lạc, chỗtrụ xứ của đức A-di-đà Phật cùng chúng đại Bồ-tát vây quanh, mà sanh trên tòabáu trong hoa sen.

Chẳng còn bị lòng tham dục làm khổ, cũng lại chẳng bị lòng giận dũi, ngusi làm khổ, cũng lại chẳng bị lòng kiêu mạn ganh ghét các tánh nhơ làm khổ,được thần thông Vô sanh pháp nhẫn của Bồ-tát, được pháp nhẫn đó thời nhãn cănthanh tịnh. Do nhãn căn thanh tịnh đó thấy bảy trăm muôn hai nghìn ức na-do-thahằng hà sa các đức Phật Như Lai.

Bấy giờ, các đức Phật đồng nói khen rằng:

- Hay thay! Hay thay! Thiệnnam tử! Ông có thể ở trong pháp hội của đức Thích-ca Mâu-ni Phật mà thọ trì đọctụng suy gẫm kinh này vì người khác nói, ông được công đức vô lượng vô biên,lửa chẳng đốt được, nước chẳng trôi được, công đức của ông, nghìn Phật chungnói chẳng thể hết được. Ông nay đã có thể phá các giặc ma, hoại quân sanh tử,các oán địch khác thảy đều trừ diệt.

Thiện nam tử! Trăm nghìncác đức Phật dùng sức thần thông đồng chung thủ hộ ông, tất cả trời người trongđời không ai bằng ông. Chỉ trừ các đức Như Lai, bao nhiêu Thiền định trí huệcủa các Thanh văn, Duyên giác, nhẫn đến Bồ-tát không có ai bằng ông.

- Tú Vương Hoa! Vị Bồ-tátđó thành tựu sức công đức trí huệ như thế.

GIẢNG:

Đến đây, có điều khiến chúngta để ý là, Phật giảng hơi nghiêng về phái nữ. Như chúng ta đã biết, trong tấtcả ái, ái thân là số một, và trong hai phái, phái nữ tình cảm dồi dào, vì vậynói mẹ thương con như biển cả, chớ không nói cha thương con như biển cả. Thếnên ở đây, nói tới tu hành, phá chấp thân Sắc uẩn, thì nhấn mạnh người nữ. Vìngười nữ ái thân nặng, nên mới trang điểm thân sắc cho đẹp, người nào trangđiểm nhiều là người đó ái thân nhiều, người ít trang điểm là người đó ái thânít. Ở đây Phật dạy người nữ nghe phẩm Dược Vương Bản Sự mà thọ trì đọc tụng thìhết Báo thân phụ nữ, tức là sạch ái nhiễm. Tại sao? Vì khi ngộ được Tri kiếnPhật, thấy rõ thân Sắc uẩn là huyễn hóa tạm bợ, không còn chấp thân thì ái cáigì? Không chấp và không ái thân thì đâu còn tái sanh làm người nữ nữa. Như vậy,sau khi Phật diệt độ thì người nữ đó sanh về cõi Phật A-di-đà, được tự tại anlạc. Sở dĩ chúng ta đau khổ là do ái ngã, nghe lời nói nặng ngủ không được, làvì cái ngã bị xúc chạm, mất một chút quyền lợi ngủ không ngon, vì ngã sở bị mấtmát... tất cả khổ ách đều từ ái ngã mà ra, bây giờ nếu dứt được tâm ái ngã thìkhông phải ở Cực Lạc là gì?

Sau đây Phật nói tiếp, nếungười phá được tâm ái ngã thì không còn bị tham dục làm khổ, không còn bị sângiận làm khổ, không còn bị ngu si làm khổ, không còn bị kiêu mạn ganh ghét làmkhổ... Do ái ngã nên mới ngu si, do ái ngã nên mới có tham dục, do ái ngã nênmới giận dữ... Nếu phá được tâm ái ngã thì hết ngu si, hết tham dục, hết sângiận...

Do khôngcòn chấp thân, không còn ái ngã nên không còn sanh tử. Đã không sanh tử thì lửalàm sao đốt, nước làm sao cuốn trôi, nhận chìm? Tất cả oán tặc không làm hại, khônglàm khổ được, nên nói phá hoại được quân ma sanh tử, các oán địch khác thảykhác đều trừ diệt.

Tới đây chúng ta thấy hình ảnhđẹp của Bồ-tát Nhất Thiết Chúng Sanh Hỉ Kiến, sau khi đốt thân sẽ được hoànthân đẹp thêm, sau khi đốt tay sẽ được hoàn tay đẹp hơn. Như vậy để thấy rằng,khi chúng ta phá chấp Sắc thân rồi, thì từ đó về sau được thân đẹp hơn, nênngười đương cơ hỏi Phật phép tu để phá Sắc ấm là Bồ-tát Tú Vương Hoa.

CHÁNH VĂN:

11.- Nếu có người nghe phẩm“Dược Vương Bồ-tát Bổn Sự” này mà có thể tùy hỉ khen ngợi, thời người đó trongđời hiện tại trong miệng thường thoảng ra mùi thơm hoa sen xanh; trong lỗ chânlông nơi thân thường thoảng ra mùi thơm ngưu đầu chiên-đàn, được công đức nhưđã nói ở trên.

Tú Vương Hoa! Vì thế ta đemphẩm “Dược Vương Bồ-tát Bổn Sự” này chúc lụy cho ông. Năm trăm năm sau khi tadiệt độ phải tuyên nói lưu bố rộng truyền ở cõi Diêm-phù-đề, chớ để dứt mất.Chớ cho hàng ác ma, dân ma, các trời, rồng, dạ-xoa, cưu-bàn-trà v.v... phákhuấy được.

Tú Vương Hoa! Ông phải dùngsức thần thông giữ gìn kinh này. Vì sao? Vì kinh này là món lương dược củangười bệnh trong cõi Diêm-phù-đề; nếu người có bệnh được nghe kinh này bệnhliền tiêu diệt, chẳng già, chẳng chết.

Tú Vương Hoa! Nếu ông thấycó người thọ trì kinh này, phải dùng hoa sen xanh đựng đầy hương bột rải trênngười đó. Rải xong nghĩ rằng: “Người này chẳng bao lâu quyết sẽ lấy cỏ trảingồi nơi đạo tràng phá các quân ma, sẽ thổi ốc pháp, đánh trống pháp, độ thoáttất cả chúng sanh ra khỏi biển sanh, già, bệnh, chết.”

Cho nên người cầu Phật đạothấy có người thọ trì kinh điển này, nên phải sanh lòng cung kính như thế.

GIẢNG:

Đối với phẩm kinh này, ai màđầy đủ lòng tin hoặc sanh lòng tùy hỉ, thì người đó châu thân đẹp đẽ, sạch sẽkhông có hôi hám dơ dáy. Vì không còn chấp thân, không ái thân, thì đâu có niệmxấu ác bẩn thỉu qui về thân nên ma quái không thể phá được.

Bệnh chung của chúng sanh ởcõi này là chấp ngã, chấp ngã nơi thân Sắc uẩn là nặng nhất, mà chấp thân làkhổ. Nếu không còn chấp thân thì bệnh khổ đâu còn, không phải thuốc hay là gì?Giả sử như thân đau oằn oại, mà thấy thân là huyễn hóa không thật, thì không bịcái đau chi phối nên không khổ. Nếu còn chấp thân, thương thân, thấy thân bệnh,buồn lo nên khổ. Còn chấp thân là còn bệnh còn khổ. Nếu ứng dụng phẩm này như lờiPhật dạy, thì không còn bệnh, không còn già, không còn chết. Đối với bệnh, già,chết thấy như trò đùa, không có tác dụng làm cho người khổ đau. Như vậy, ngườiphá được chấp ngã nơi thân thì người đó được tự tại, người đó sẽ ngồi đạotràng, và mọi người nên cúng dường các thứ hoa báu. Vì người đó sẽ thành đạo Vôthượng Chánh đẳng Chánh giác và sẽ nói pháp độ chúng sanh ra khỏi biển sanh,già, bệnh, chết.

CHÁNH VĂN:

12.- Lúc đức Phật nói phẩm“Dược Vương Bồ-tát Bổn Sự” này, có tám muôn bốn nghìn Bồ-tát được pháp “Giảinhứt thiết chúng sanh ngữ ngôn đà-la-ni”.

Đức ĐaBảo Như Lai ở trong tháp báu, khen ngài Tú Vương Hoa Bồ-tát rằng:

- Haythay! Hay thay! Tú Vương Hoa! Ông thành tựu bất khả tư nghì công đức mới có thểhỏi đức Thích-ca Mâu-ni Phật việc như thế, làm vô lượng lợi ích cho tất cảchúng sanh.

GIẢNG:

Tới đây chúng ta lại có chútnghi vấn: Trước nói Phật Đa Bảo hoàn chỗ cũ, sao bây giờ Ngài ở trong tháp khenngợi Bồ-tát Tú Vương Hoa? Như chúng ta đã biết Phật Đa Bảo là Phật pháp thân,mà Phật pháp thân thì không rời Báo thân và Hóa thân, nên không lúc nào Ngàivắng mặt khi còn nói kinh Pháp Hoa.

Phẩm Dược Vương Bồ-tát Bản Sự,chỉ cho chúng ta một phương thuốc để trị bệnh sanh, già, bệnh, chết. Phươngthuốc ấy là “không chấp, không ái thân Sắc uẩn, và buông xả kiến chấp hai bênđối đãi”. Đó là vị vua thuốc trên tất cả loài thuốc. Người nào uống được thuốcnày thì sẽ được đầy đủ thân sắc vàng, tức là Phật pháp thân hiển hiện. Vậy aithấy mình chấp ngã, ái ngã nặng, hãy trì tụng phẩm kinh này thường xuyên, khônglựa là các cô mang thân xác phụ nữ, hễ chấp ngã, ái ngã nhiều, dù là mang thânnam nhân, vẫn được coi là các cô như phẩm này nói. Đọc kinh Đại thừa, nếu chúngta chỉ hiểu trên chữ nghĩa, thì không thông được lý Phật dạy, thấy như Phật nóichuyện đàn bà con nít đâu đâu, kỳ thật là dạy chúng ta tu rất thực tế.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]