Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 11: Hiện bảo tháp

23/10/201015:45(Xem: 6062)
Phẩm 11: Hiện bảo tháp

PHẨM 11

HIỆN BẢO THÁP

Như tôi đã nói mục đích Phậtnói kinh Pháp Hoa là để khai thị cho chúng sanh ngộ nhập Tri kiến Phật. PhẩmTựa nói tổng quát trọn bộ kinh. Từ phẩm Phương Tiện đến phẩm Pháp Sư là phần “khai”Phật tri kiến. Những phẩm này Phật dùng những phương tiện thực tế, cũng như cácđệ tử Phật dùng những thí dụ cụ thể nói lên chỗ nhận hiểu của các ngài, để minhchứng rằng các ngài đã tin nhận nơi mình có sẵn Tri kiến Phật. Trước tiên làngài Xá-lợi-phất, kế đến là bốn vị Đại Ca-diếp, Mục-kiền-liên, Tu-bồ-đề,Ca-chiên-diên... sau nữa gồm năm trăm vị A-la-hán, và cuối cùng thì có những vịhữu học vô học như ngài A-nan, La-hầu-la... Phật tùy theo cơ duyên mà thọ kýcho, phần này là phần khai, tức là mở ra cái hướng để nhìn và đi vào.

Phẩm Hiện Bảo Tháp là phần“thị” Phật tri kiến. “Thị” là chỉ cho người thấy (ngộ), “thị” và “ngộ” khôngrời nhau. Tri kiến Phật tướng trạng như thế nào mà có thể chỉ được? Tri kiếnPhật là Tánh giác có sẵn nơi mỗi người, hằng sáng soi mà không hình khôngtướng, nên khó chỉ khó nhận. Giống như không khí tối cần thiết cho lẽ sống củasanh vật, nhưng không hình không tướng nên khó chỉ; khó chỉ không phải là khôngcó. Vì vậy mà phải mượn những hình ảnh biểu trưng để chỉ cho chúng ta ngầm nhậnra Tri kiến Phật, nên phẩm Hiện Bảo Tháp, phẩm Đề-bà-đạt-đa... nêu lên nhữnghình ảnh biểu trưng cho Tri kiến Phật có sẵn muôn thuở không mất ở nơi mỗingười, khi người tin nhận thì nó hiện tiền. Ở đây mang tính cách giải bày nêura phần khai, thị, ngộ, nhập, kỳ thật toàn bộ kinh đều chỉ cho mọi người nhậnra nơi thân năm uẩn này có sẵn Tri kiến Phật chớ không ở nơi nào khác.

CHÁNH VĂN:

1.- Lúc bấy giờ, trước Phậtcó tháp bằng bảy báu, cao năm trăm do-tuần, ngang rộng hai trăm năm mươido-tuần, từ dưới đất nổi lên trụ ở giữa hư không; các món vật báu trau dồi, nămnghìn bao lơn, nghìn muôn phòng nhà, vô số tràng phan để nghiêm sức đó, chuỗingọc báu rủ xuống, muôn nghìn linh báu treo trên tháp. Bốn mặt đều thoảng đưara mùi hương gỗ ly cấu, chiên-đàn khắp cùng cả cõi nước.

Cácphan lọng đều dùng bảy thứ báu: vàng, bạc, lưu-ly, xa-cừ, mã não, trân châu vàmai khôi hiệp lại thành, cao đến ngang cung trời Tứ thiên vương, trời Đao-lợirưới hoa mạn-đà-la cúng dường tháp báu.

Các trời khác và rồng, dạ-xoa,càn-thát-bà, a-tu-la, ca-lâu-la, khẩn-na-la, ma-hầu-la-dà, nhân, phi nhânv.v... nghìn muôn ức chúng đều đem tất cả hoa, hương, chuỗi ngọc, phan, lọng,kỹ nhạc mà cúng dường tháp báu, đồng cung kính tôn trọng ngợi khen.

Bấy giờ, trong tháp báuvang tiếng lớn ra khen rằng:

- Hay thay! Hay thay! ĐứcThích-ca Mâu-ni Thế Tôn! Có thể dùng huệ lớn bình đẳng vì đại chúng nói kinhGiáo Bồ-tát Pháp Phật Sở Hộ Niệm Diệu Pháp Liên Hoa. Đúng thế! Đúng thế! ĐứcThích-ca Mâu-ni Thế Tôn! Như lời Phật nói đó, đều là chân thật.

GIẢNG:

Tới đây Phật nêu lên hình ảnhmột tháp bằng bảy báu, từ dưới đất nổi lên trụ giữa hư không, rồi từ trong thápđó vang ra tiếng khen Phật Thích-ca nói kinh Pháp Hoa là đúng là chân thật.Tháp bảy báu là tượng trưng cho cái thân hình thành bằng thất đại: đất, nước,gió, lửa, không, thức, kiến. Khi “ngộ”, nhận ra Tri kiến Phật thì nó thanh tịnhtrở thành thất bảo, nếu còn mê Tri kiến Phật, tâm uế trược thì nó là thất đại.Tại sao tháp bảy báu này nổi lên trụ ở giữa hư không mà không trụ ở mặt đất? Ởphẩm Pháp Sư, Phật có nói người giảng kinh Pháp Hoa phải có đủ ba điều kiện làtừ bi, nhẫn nhục và trí tuệ rõ biết tất cả pháp Không. Trụ trong hư không làngồi tòa Như Lai, với Trí tuệ Bát-nhã thấy tất cả các pháp Tự tánh là Không.Thấy được như thế mới chuyển thất đại thành thất bảo. Ngay trong thất đại cósẵn Tri kiến Phật, đoạn sau biểu trưng bằng Phật Đa Bảo, nếu gặp duyên khai mởthì nó hiện ra rỡ ràng, nên nói ở trong tháp bảy báu vang ra tiếng khen PhậtThích-ca nói kinh Pháp Hoa đúng và chân thật. Kinh Pháp Hoa chính là Tri kiếnPhật, chư Phật đời quá khứ cũng ngộ Tri kiến Phật, chư Phật đời hiện tại, đờivị lai cũng ngộ Tri kiến Phật không khác.

CHÁNH VĂN:

2.- Bấy giờ, bốn chúng thấytháp báu lớn trụ trong hư không, lại nghe trong tháp vang tiếng nói ra, đềuđược pháp hỉ, lấy làm lạ chưa từng có, liền từ chỗ ngồi đứng dậy cung kính chấptay rồi đứng một bên.

Lúc đó,có vị đại Bồ-tát tên Đại Nhạo Thuyết, biết lòng nghi của tất cả trời, người,a-tu-la v.v... trong thế gian mà bạch Phật rằng:

- BạchThế Tôn! Do nhân duyên gì mà có tháp này từ đất nổi lên, lại ở trong tháp vangra tiếng như thế?

Lúc đó, Phật bảo ngài ĐạiNhạo Thuyết Bồ-tát:

- Trongtháp báu này có toàn thân Như Lai, thời quá khứ về trước, cách đây vô lượngnghìn muôn ức vô số cõi nước ở phương Đông, có nước tên Bảo Tịnh, trong nước đócó Phật hiệu là Đa Bảo, đức Phật đó tu hành đạo Bồ-tát phát lời thệ nguyện lớnrằng: “Nếu ta được thành Phật sau khi diệt độ trong cõi nước ở mười phương cóchỗ nào nói kinh Pháp Hoa, thời tháp miếu của ta vì nghe kinh đó mà nổi ra nơitrước để làm chứng minh khen rằng: Hay thay!”

ĐứcPhật đó thành Phật rồi lúc sắp diệt độ ở trong đại chúng, trời, người, bảo cácTỳ-kheo rằng: “Sau khi ta diệt độ muốn cúng dường toàn thân của ta thời nêndựng một tháp lớn.”

Đức Phật đó dùng sức nguyệnthần thông nơi nơi chỗ chỗ trong mười phương cõi nước, nếu có nói kinh PhápHoa, thời tháp báu đó đều nổi ra nơi trước, toàn thân Phật ở trong tháp khenrằng: “Hay thay! Hay thay!”

Đại Nhạo Thuyết! Nay thápcủa Đa Bảo Như Lai vì nghe nói kinh Pháp Hoa nên từ dưới đất nổi lên khen rằng:“Hay thay! Hay thay!”

GIẢNG:

Từ trước những người đứng rathưa hỏi là những vị Thanh văn, La-hán có trong lịch sử. Tới đây là phần “thị”Phật tri kiến dùng hình ảnh biểu trưng để chỉ, nên người đứng ra thưa hỏi cũnglà vị Bồ-tát biểu trưng tên là Đại Nhạo Thuyết. Ngài đứng ra thưa hỏi nguyên donào tháp nổi lên trụ giữa hư không và vang ra tiếng như vậy?

Ngài được đức Phật giải thíchrằng, trong tháp báu ấy có toàn thân Như Lai. Thời quá khứ xa xưa, về phươngĐông có cõi nước tên là Bảo Tịnh, Phật hiệu Đa Bảo tu hạnh Bồ-tát, có lời thệnguyện là sau khi Ngài diệt độ, nơi nào nói kinh Pháp Hoa thì tháp Ngài sẽ nổilên ở trước để nghe kinh và chứng minh. Đây lại nêu lên hình ảnh tượng trưng nữa.Phật đã thành Phật mà còn nghe pháp là chuyện thừa, vì đã là bậc vô học rồi đâucòn cần nương pháp để học để tu. Tại sao Phật Đa Bảo đã niết-bàn rồi mà cònnguyện nghe pháp và chứng minh pháp hội đó? Rõ ràng là ý nghĩa biểu trưng! ĐaBảo là nhiều báu, Bảo Tịnh là của báu trong sạch, nước Phật và hiệu Phật đều làquí báu, những món quí báu đều chỉ cho Tri kiến Phật. Tri kiến Phật thanh tịnh,sáng suốt không bị thời gian không gian chi phối, rất tôn quí nên nói là báu. Ởđây Phật Đa Bảo là chỉ cho Tri kiến Phật, hay Phật pháp thân, mà Phật pháp thânthì thanh tịnh ở ngay nơi thân thất đại của mỗi người, nên tượng trưng bằng cõinước Bảo Tịnh. Thí dụ con người chúng ta tâm đang bị phiền não chi phối, thườngtạo những ác nghiệp nên thường lộ ra dáng vẻ tối tăm nặng nề, nếu tâm thường anvui sáng suốt, thường tạo nghiệp lành thì lộ ra dáng vẻ tươi sáng thanh tịnh.Vì vậy ở đây nói tâm thanh tịnh thì hiện ra thân cũng thanh tịnh, nên nói làbáu.

CHÁNH VĂN:

3.- Bấy giờ, ngài Đại NhạoThuyết Bồ-tát do sức thần của đức Như Lai mà bạch Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Chúng connguyện muốn thấy thân của đức Phật đó.

Phật bảo ngài Đại NhạoThuyết Bồ-tát Ma-ha-tát:

- Phật Đa Bảo đó có nguyệnsâu nặng: “Nếu lúc tháp báu của ta vì nghe kinh Pháp Hoa mà hiện ra nơi trướccác đức Phật, có Phật nào muốn đem thân ta chỉ bày cho bốn chúng, thời các vịPhật của Phật đó phân thân ra nói pháp ở các cõi nước trong mười phương đềuphải nhóm cả một chỗ, vậy sau thân của ta mới hiện ra.”

Đại Nhạo Thuyết! Các vịPhật của ta phân thân nói pháp ở các cõi nước trong mười phương nay nên sẽ nhómlại.

Ngài Đại Nhạo Thuyết bạchPhật rằng:

- Thưa Thế Tôn! Chúng concũng nguyện muốn thấy các vị Phật của Thế Tôn phân thân để lễ lạy cúng dường.

GIẢNG:

Đến đây, chúng ta càng thêmsáng tỏ là, đức Phật Đa Bảo có nguyện rằng khi tháp Ngài hiện ra trong hội nghekinh Pháp Hoa, đức Phật giảng kinh Pháp Hoa trong thời đó, muốn cho tứ chúngthấy được thân của Ngài thì, các Hóa thân của Phật đó đang phân đi giáo hóa ởkhắp nơi phải tụ hội về một chỗ, ngồi yên lại, mở tháp ra mới thấy được thâncủa Ngài. Nếu mà phân thân Phật đi làm Phật sự chưa tụ hội về thì không thể mởtháp được, và cũng không thấy toàn thân của Phật Đa Bảo được. Lời nguyện này cóý nghĩa gì? Phật pháp thân tức là Phật Đa Bảo, Phật báo thân là chỉ cho thânPhật Thích-ca giáng sanh ở Ấn Độ, Phật hóa thân hay Ứng thân là những thân Phậtphân ra đi nói pháp ở các cõi trong mười phương. Muốn thấy được Phật Đa Bảo thìcác Hóa thân phải cùng qui hội về nhập Pháp thân là thấy rõ toàn thân Ngài. Đoạnsau sẽ nói rõ ý này.

CHÁNH VĂN:

4.- Bấygiờ, Phật phóng một lằn sáng nơi lông trắng giữa chặng mày, liền thấy năm trămmuôn ức na-do-tha hằng hà sa cõi nước ở phương Đông. Các cõi nước đó đều dùngpha lê làm đất, cây báu, y báu để làm đồ trang nghiêm, vô số nghìn muôn ứcBồ-tát đầy dẫy trong nước đó. Khắp nơi giăng màn báu, lưới báu phủ trên, đứcPhật trong nước đó đều dùng tiếng lớn tốt mà nói các pháp, và thấy vô lượngnghìn muôn ức Bồ-tát khắp đầy trong nước đó vì chúng sanh mà nói pháp. PhươngNam, Tây, Bắc, bốn phía trên dưới chỗ tướng sáng lông trắng chiếu đến cũng lạinhư thế.

Lúc đó, các Phật ở mườiphương đều bảo chúng Bồ-tát rằng: “Thiện nam tử! Ta nay phải qua thế giớiTa-bà, chỗ của đức Thích-ca Mâu-ni Phật, cùng để cúng dường tháp báu của Đa BảoNhư Lai.”

5.- Lúc bấy giờ, cõi Ta-bàliền biến thành thanh tịnh, đất bằng lưu-ly, cây báu trang nghiêm, vàng rònglàm dây để giăng ngăn tám đường, không có các tụ lạc làng xóm, thành ấp, biểncả, sông ngòi, núi sông cùng rừng. Đốt hương báu lớn, hoa mạn-đà-la trải khắpcõi đất, dùng lưới màn báu giăng trùm ở trên, treo những linh báu, chỉ lưu lạichúng trong hội này, dời các trời người để ở cõi khác.

Lúc đó,các đức Phật đều đem theo một vị Bồ-tát lớn để làm Thị giả qua cõi Ta-bà đềuđến dưới cây báu, mỗi mỗi cây báu cao năm trăm do-tuần, nhánh lá bông trái thứlớp rất trang nghiêm. Dưới các cây báu đều có tòa sư tử cao năm do-tuần cũngdùng đồ báu tốt mà trau dồi đó.

Khi ấy,các đức Phật đều ngồi xếp bằng trên tòa này, như thế lần lựa đến khắp đầy cảcõi tam thiên đại thiên mà ở nơi thân của đức Thích-ca Mâu-ni Phật phân ratrong một phương vẫn còn chưa hết.

Bấygiờ, đức Thích-ca Mâu-ni vì muốn dung thọ các vị Phật của mình phân thân, nên ởtám phương lại biến thành hai trăm muôn ức na-do-tha cõi nước, đều làm chothanh tịnh, không có địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh cùng a-tu-la, lại cũng dời cáchàng trời người để ở cõi khác.

Những nước của Phật biếnhóa ra đó cũng dùng lưu-ly làm đất, cây báu trang nghiêm cao năm trăm do-tuần,nhánh lá bông trái đều có thứ lớp tốt đẹp, dưới cây đều có tòa báu sư tử caonăm do-tuần, dùng các thứ báu để trau dồi. Những nước đó cũng không có biển cảsông ngòi và các núi lớn: núi Mục-chân-lân-đà, núi Thiết Vi, núi Đại Thiết Vi,núi Tu-di v.v... thông làm một cõi nước Phật, đất báu bằng thẳng, các báu xenlẫn nhau làm màn trùm khắp ở trên, treo các phan lọng, đốt hương báu lớn, cáchoa trời báu trải khắp trên đất.

ĐứcThích-ca Mâu-ni Phật vì các Phật sẽ đến ngồi, nên ở nơi tám phương lại đều biếnthành hai trăm muôn ức na-do-tha cõi nước, đều làm cho thanh tịnh, không có địangục, ngạ quỉ, súc sanh và a-tu-la, lại dời các hàng trời người để ở cõi khác.Những nước biến hóa ra đó cũng dùng lưu-ly làm đất, cây báu trang nghiêm, caonăm trăm do-tuần, nhánh, lá, bông, trái thứ tự tốt đẹp, dưới cây đều có tòa sưtử bằng báu cao năm do-tuần, cũng dùng chất báu tốt mà trau dồi đó.

Nhữngnước này cũng không có biển cả sông ngòi và các núi lớn: núi Mục-chân-lân-đà,núi Đại Mục-chân-lân-đà, núi Thiết Vi, núi Đại Thiết Vi, núi Tu-di v.v... thônglại làm một cõi nước Phật đất báu bằng thẳng, các báu đương xen lẫn nhau thànhmàn trùm khắp ở trên, treo các phan lọng, đốt hương báu tốt, các thứ hoa trờibáu trải khắp trên đất.

Bấy giờ, ở phương Đông, cácđức Phật trong trăm nghìn muôn ức na-do-tha hằng hà sa cõi nước của đứcThích-ca Mâu-ni Phật phân thân ra, thảy đều nói pháp đến nhóm ở cõi này. Tuầntự như thế, các đức Phật trong cõi nước ở mười phương thảy đều đến nhóm ngồi ởtám phương. Bấy giờ, mỗi mỗi phương các đức Như Lai ngồi khắp đầy trong bốntrăm muôn ức na-do-tha cõi nước.

GIẢNG:

Đức Phật Thích-ca được đạichúng yêu cầu họp các Hóa thân Phật của Ngài về, để chúng chiêm ngưỡng và đượcthấy đức Phật Đa Bảo ở trong tháp. Bấy giờ Phật Thích-ca từ giữa chặng màyphóng ra một luồng hào quang sáng qua vô số cõi nước ở phương Đông, Nam, Tây,Bắc... Các Hóa thân Phật thấy hào quang liền biết Phật muốn mình qui hội về,tuần tự các ngài rủ nhau về. Khi vô số Hóa thân Phật đều qui hội về thì cõiTa-bà này được dẹp hết các loài trời, người, a-tu-la, súc sanh, ngạ quỉ, địangục, chỉ còn một cõi thanh tịnh, hiện ra các tòa báu để cho Hóa thân Phật antrụ. Khi Hóa thân Phật an trụ xong thì Phật mới mở cửa tháp cho đại chúng thấyPhật Đa Bảo. Chúng ta phải hiểu như thế nào về ba đức Phật này? Trong kinh PhápBảo Đàn, Lục Tổ có nói về ba thân Phật như sau:

Pháp thânkhởi niệm; Pháp thân là Tự tánh pháp thân, khởi niệm là Hóa thân. Khi khởi niệmmà không dính không kẹt hai bên có không, tà chánh v.v... là Báo thân thanhtịnh. Thân tuy nói là ba nhưng cùng một Thể. Pháp thân là chỉ cho Tự tánh thanhtịnh của chính mình, Báo thân là chỉ cho tâm thanh tịnh lìa chấp hai bên, cònniệm tưởng dấy từ tâm gọi là Hóa thân. Như chúng ta mỗi ngày khởi vô số nghĩtưởng hết chuyện xưa đến chuyện nay, hết chuyện thiện tới chuyện ác, hết chuyệnbên Đông tới chuyện bên Tây... Đó là Hóa thân của chúng ta, vì chúng ta là phàmphu nên Hóa thân không đi giáo hóa chúng sanh, mà là đi phá phách chọc ghẹochúng sanh, chớ không làm được điều gì hay. Ví dụ như đang tu, bỗng dưng khởilên những niệm rất trần tục đó là phá phách chớ gì? Chư Phật đã giác ngộ thấynơi nào chúng sanh có duyên liền khởi nguyện đến giáo hóa. Phật khởi niệm, khởitrong giác ngộ chớ không khởi trong mê mờ như chúng sanh. Do đó chúng sanh cóvô số phiền não, Phật cũng có vô số Hóa thân để giáo hóa. Bây giờ muốn thấyđược Pháp thân Phật thì Hóa thân phải qui về với Báo thân và phải ngồi yên,nghĩa là những Hóa thân tức là những vọng tưởng chạy Đông chạy Tây khắp cả mườiphương phải dừng, phải định thì Pháp thân Phật mới hiển hiện, nếu còn vọngtưởng rối loạn thì Pháp thân Phật không hiển hiện. Chúng ta tu hành lúc nàocũng vậy, nếu muốn được giác ngộ thì phải định, tức là sạch hết mọi loạn tưởngrồi mới phát tuệ, tức là nhận ra Tri kiến Phật sẵn có nơi mình. Đây là nhữnghình ảnh biểu trưng, chúng ta chớ kẹt trên danh tướng mà không thấu được lýkinh, rồi không ứng dụng tu hành được.

Đến đâychúng ta thấy có cái gì mâu thuẫn: Tại sao cõi Ta-bà của Phật Thích-ca khôngthanh tịnh, nào là núi sông, gò nổng, sỏi cát... lộn xộn đủ thứ, còn các cõiphân thân Phật đến giáo hóa thì thanh tịnh trang nghiêm toàn là bảy báu? Nhưvậy phân thân do Phật hóa ra có giá trị hơn chính Báo thân Phật Thích-ca sao?Như trên đã nói Hóa thân là những vọng tưởng chạy khắp mười phương nghĩ về người,về trời, về thú, về địa ngục... đó là đang đi trong lục đạo. Tất cả những vọngtưởng đó đều bất tịnh. Khi mà dừng hết mọi vọng tưởng bất tịnh chạy Đông chạyTây đó, thì tâm thanh tịnh an định, nên cõi nước cũng thanh tịnh, mà khi tâmthanh tịnh thì Phật hiện tiền. Nhưng muốn dừng hết mọi vọng tưởng không chạyĐông chạy Tây, hay nói theo trong kinh là gom hết Hóa thân Phật về một nơi thìtrước tiên phải có trí tuệ không kẹt hai bên. Người đối với cảnh khởi niệm phânbiệt hai bên, tốt xấu, hay dở, phải trái... rồi sanh ưa ghét, niệm khởi rồidiệt, diệt rồi sanh, sanh sanh diệt diệt, vô số vọng niệm chạy khắp sáu đườngkhông dừng nghỉ, nên phiền não trần lao cũng vô số. Đó là người thấy một bênkhông có trí tuệ. Nếu người có trí tuệ đối với các pháp thấy đúng như thật, doduyên hợp tạm có, không có tự thể cố định nên không chấp thế này là tốt thế kialà xấu, không khởi niệm ưa chán tìm cầu hay ghét bỏ, nên không bị phiền não chiphối, tâm được an định. Như vậy là người có trí không kẹt hai bên. Trí không kẹthai bên ở đây tượng trưng bằng hình ảnh hào quang phát ra ở giữa chặng mày.

CHÁNH VĂN:

6.- Lúc đó các đức Phật đềungồi tòa sư tử dưới cây báu, đều sai vị Thị giả qua thăm viếng đức Thích-caMâu-ni Phật, đều đưa cho đầy bụm hoa báu mà bảo Thị giả rằng:

- Thiện nam tử! Ngươi quađến núi Kỳ-xà-quật, chỗ của đức Thích-ca Mâu-ni Phật, theo như lời của ta màthưa cùng Phật thế này: “Như Lai có đượcít bịnh ít khổ sức khỏe an vui, và chúng Bồ-tát cùng Thanh văn đều an ổnchăng?” Rồi đem hoa báu này rải trên Phật để cúng dường mà thưa rằng: “Đức Phậtkia cùng muốn mở tháp báu này.”

Các đức Phật sai người đếncũng như vậy.

Bấy giờ, đức Thích-caMâu-ni Phật thấy các vị Phật của mình phân thân đều ngồi trên tòa sư tử, đềunghe các Phật cùng muốn đồng mở tháp báu, Phật liền từ chỗ ngồi đứng dậy trụtrên hư không, tất cả hàng bốn chúng đồng đứng dậy chấp tay một lòng nhìn Phật.

Khi ấy, đức Thích-ca Mâu-niPhật dùng ngón tay hữu mở cửa tháp bảy báu vang ra tiếng lớn, như tháo khóachốt mở cửa thành lớn.

Tức thời, tất cả chúngtrong hội đều thấy đức Đa Bảo Như Lai ở trong tháp báu ngồi tòa sư tử, toànthân không rã như vào Thiền định, lại nghe Phật đó nói:

- Hay thay! Hay thay!Thích-ca Mâu-ni Phật sướng thích nói kinh Pháp Hoa đó, ta vì nghe kinh đó màđến cõi này.

Bấy giờ, hàng tứ chúng thấyđức Phật đã diệt độ vô lượng nghìn muôn ức kiếp về trước nói lời như thế đềukhen là việc chưa từng có, đều đem hoa trời báu rải trên đức Phật Đa Bảo vàPhật Thích-ca Mâu-ni.

Lúc đó, đức Đa Bảo Phật ởtrong tháp báu chia nửa tòa cho Thích-ca Mâu-ni Phật mà nói rằng:

- Thích-ca Mâu-ni Phật cóthể đến ngồi trên tòanày.

Tức thời đức Thích-caMâu-ni Phật vào trong tháp báu ngồi xếp bằng trên nửa tòa đó.

Bấy giờ, hàng đại chúngthấy hai đức Như Lai ngồi xếp bằng trên tòa sư tử trong tháp bảy báu thời đềunghĩ rằng: “Đức Phật ngồi trên cao xa, cúi mong đức Như Lai dùng sức thần thônglàm cho bọn chúng con đều được ở trên hư không.”

Tức thời đức Thích-caMâu-ni Phật dùng sức thần thông tiếp hàng đại chúng đều ở hư không, rồi dùngtiếng lớn mà khắp bảo đó rằng:

- Ai có thể ở trong cõiTa-bà này rộng nói kinh Diệu Pháp Liên Hoa nay chính phải lúc. Như Lai khôngbao lâu sẽ vào Niết-bàn, Phật muốn đem kinh Pháp Hoa này phó chúc cho có người.

GIẢNG:

Khi Hóa thân Phật cùng qui hộivề, đều ngồi trên tòa sư tử sai Thị giả đem hoa báu đến núi Kỳ-xà-quật vấn anPhật Thích-ca, cùng với đại chúng và cúng dường cung thỉnh Phật Thích-ca mởtháp bảy báu để chiêm ngưỡng Phật Đa Bảo.

Sau khi Hóa thân Phật qui hộivề ngồi yên rồi, Phật Thích-ca mới mở được cửa tháp cho đại chúng thấy toànthân Phật Đa Bảo trong tháp, và Phật Đa Bảo mời Phật Thích-ca cùng ngồi nửa tòavới Ngài. Như vậy để thấy rằng Pháp thân là có sẵn muôn đời nếu dừng hết vọngtưởng điên đảo thì ngay nơi Báo thân này Pháp thân hiện tiền. Nếu còn vọngtưởng duyên theo ngoại cảnh thì Pháp thân ẩn khuất không hiển hiện.

Khi đại chúng thấy hai đứcPhật cùng ngồi tòa sư tử trong tháp bảy báu trên hư không, đều nghĩ rằng Phậtngồi trên hư không cao xa, mong đức Như Lai dùng sức thần thông khiến cho cácngài đều được ở trên hư không. Phật Thích-ca liền dùng thần thông tiếp đạichúng trên hư không. Tại sao có những hiện tượng như vậy? Như phẩm Pháp Sư đãnói, người nào muốn thấy được Tri kiến Phật là phải từ bi, nhẫn nhục và thấytất cả pháp là Không. Vì vậy, đức Phật phương tiện giáo hóa để cho người dùngtrí Bát-nhã tu, thấy tất cả pháp là Không, đó là thần thông, chớ không phảidùng thần lực đưa tất cả đại chúng từ mặt đất lên hư không để thấy Phật. NếuNgài biến hóa đại chúng được như vậy thì Ngài cũng biến hóa cho tất cả chúngsanh thành Phật, để họ khỏi tu, vì tu khó và lâu lắm mới được thành Phật. Đó làNgài vận dụng phương tiện giáo hóa cho chúng sanh tỉnh giác, không còn lầm lẫnchấp các pháp là thật có. Thấy rõ các pháp duyên hợp giả có, Tự tánh là không,tâm không còn chấp, không còn chạy theo các pháp, tâm an định, Pháp thân hiểnhiện. Vì vậy ở đây nói nâng đại chúng lên hư không để thấy Phật và được nghePhật nói pháp. Và sau khi nâng đại chúng lên hư không rồi, nói rằng: “Ai có thểở trong cõi Ta-bà này rộng nói kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nay chính phải lúc. NhưLai không bao lâu sẽ vào Niết-bàn, Phật muốn đem kinh Pháp Hoa này phó chúc chocó người.” Khi nâng đại chúng lên hư không thì ngang chừng đó là phải lúc, làxứng đáng nhận lãnh lời phó chúc, nên Ngài kết luận là Ngài sắp vào Niết-bàn,ai có thể nói kinh Pháp Hoa thì Ngài giao phó. Khi đại chúng còn ở dưới đất tứclà còn chấp có, chấp không, thấy hai bên, Ngài không tuyên bố lời này. Khi nângđại chúng lên hư không, tức là đại chúng đã có trí tuệ thấy rõ tất cả pháp đúngnhư thật, không còn kẹt hai bên, Phật mới tuyên bố như vậy.

Qua những hình ảnh trên, nếuchúng ta căn cứ trên chữ nghĩa thì thấy khó hiểu khó tin, thấy như huyễn hoặcmê tín, rồi đâm ra phỉ báng kinh. Lý kinh thật cao siêu tuyệt diệu, nếu chúngta không hiểu, vô tình biến thành cái tầm thường rồi phỉ báng, điều này khôngnên để xảy ra.

CHÁNH VĂN:

Khi ấy,đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:

7.-

Đấng Thánh chúa Thế Tôn
Dầu diệt độ đã lâu
Ở trong tháp báu này
Còn vì pháp mà đến
Các ông lại thế nào
Há chẳng siêng vì pháp?
Phật Đa Bảo diệt độ
Đã vô lượng số kiếp
Nơi nơi đến nghe pháp
Vì khó gặp được vậy.
Phật kia bổn nguyện rằng:
Sau khi ta diệt độ
Nơi nơi tháp ta qua
Thường vì nghe Pháp Hoa.
Lại vô lượng các Phật
Số nhiều như hằng sa
Của ta phân thân ra
Vì muốn đến nghe pháp
Và cùng để ra mắt
Phật diệt độ Đa Bảo
Nên đều bỏ cõi đẹp
Cùng với chúng đệ tử
Trời, người, rồng, thần thảy
Và các việc cúng dường
Muốn pháp lâu ở đời
Cho nên đến cõi này.
Ta vì các Phật ngồi
Dùng sức thần thông lớn
Dời vô lượng trời, người
Làm cho nước thanh tịnh.
Các đức Phật mỗi mỗi
Đều đến dưới cây báu
Như hoa sen trang nghiêm
Nơi ao báu trong sạch.
Dưới mỗi cây báu đó
Có tòa báu sư tử
Phật xếp bằng ngồi trên
Sáng suốt rất đẹp đẽ
Như giữa đêm tối tăm
Đốt đuốc lớn lửa sáng.
Thân Phật thoảng hương thơm
Bay khắp mười phương nước
Chúng sanh được hương xông
Vui mừng không kể xiết
Thí như luồng gió lớn
Thổi lay nhánh cây nhỏ
Dùng các phương tiện đó
Làm cho pháp ở lâu.

GIẢNG:

Phật khuyến khích đại chúngrằng Phật Đa Bảo đã niết-bàn lâu rồi, nay vì kinh Pháp Hoa mà hiện bảo tháp đểnghe, bởi kinh Pháp Hoa khó gặp khó được, đại chúng nên phát tâm thọ trì kinhPháp Hoa.

CHÁNH VĂN:

8.-

Nói cùng hàng đại chúng
Sau khi ta diệt độ
Ai có thể hộ trì
Đọc nói kinh pháp này
Thời nay ở trước Phật
Nên tự phát lời thệ.
Coi Phật Đa Bảo kia
Dầu đã diệt từ lâu
Do bổn thệ nguyện rộng
Mà còn rền tiếng lớn.
Đức Đa Bảo Như Lai
Và cùng với thân ta
Nhóm họp các Hóa Phật
Phải nên biết ý này.
Các hàng Phật tử thảy
Ai có thể hộ pháp
Nay nên phát nguyện lớn
Khiến pháp ở đời lâu.
Có ai hay hộ được
Kinh Diệu Pháp Hoa này
Thời là đã cúng dường
Thích-ca cùng Đa Bảo
Đức Đa Bảo Phật đây
Ở trong tháp báu lớn
Thường dạo qua mười phương
Vì để nghe kinh này.
Cũng là để cúng dường
Các Hóa Phật đến nhóm
Trang nghiêm rất sáng đẹp
Các thế giới vô lượng.
Nếu người nói kinh này
Thời là đã thấy ta
Cùng Đa Bảo Như Lai
Và các vị Hóa Phật.

GIẢNG:

Phật dạytất cả những người đã phát tâm thọ trì kinh Pháp Hoa, sau đó là phải thệnguyện. Tại sao phải thệ nguyện? Vì Phật Đa Bảo từ muôn kiếp tới giờ vẫn còn ởtrong tháp không hư, không hoại, đó là nói lên ý nghĩa Pháp thân không hoạidiệt vì nó vô tướng, bởi vô tướng nên thọ trì rất là khó. Phàm cái gì có hìnhtướng mắt thấy tay sờ mó được thì nắm bắt gìn giữ tương đối dễ. Tri kiến Phậttuy không tướng mà hằng hiện hữu, muốn chỉ và muốn nhận rất khó, nên đòi hỏingười tu phải bền chí nhẫn nại tâm không lui sụt, mới có thể tiến tới đíchđược. Tuy biết mình có sẵn Tri kiến Phật, song thời gian tu để nhận ra nó khônghạn định. Trong kinh thường diễn tả rất lâu xa, nếu thệ nguyện không vững, khikhỏe vui thì tu, mệt buồn thì nghỉ, như vậy không tiến. Do đó Phật dạy ngườiphát tâm thọ trì kinh Pháp Hoa phải có chí nguyện bền vững.

CHÁNH VĂN:

9.-

Các thiện nam tử này
Đều nên suy nghĩ kỹ
Đây là việc rất khó
Phải phát nguyện rộng lớn
Bao nhiêu kinh điển khác
Số nhiều như hằng sa
Dầu nói hết kinh đó
Cũng chưa đủ làm khó,
Hoặc đem núi Diệu Cao
Ném để ở phương khác
Cách vô số cõi Phật
Cũng chưa lấy làm khó,
Nếu người dùng ngón chân
Động cõi nước Đại thiên
Ném xa qua cõi khác
Cũng chưa lấy làm khó,
Hoặc đứng trên Hữu đảnh
Nói vô lượng kinh khác
Vì để dạy bảo người
Cũng chưa lấy làm khó,
Nếu sau lúc Phật diệt
Người ở trong đời ác
Có thể nói kinh này
Đây thời rất là khó.
Giả sử lại có người
Dùng tay nắm hư không
Để mà khắp dạo đi
Cũng chưa lấy làm khó,
Sau khi ta diệt độ
Nếu người tự thơ trì([2])
Hoặc bảo người thơ trì
Đây thời là rất khó.
Hoặc đem cả cõi đất
Để trên móng ngón chân
Bay lên đến Phạm thiên
Cũng chưa lấy làm khó,
Sau khi Phật diệt độ
Người ở trong đời ác
Tạm đọc kinh pháp này
Đây thời mới là khó.
Giả sử gặp kiếp thiêu
Gánh mang những cỏ khô
Vào lửa không bị cháy
Cũng chưa lấy làm khó,
Sau khi ta diệt độ
Nếu người trì kinh này
Vì một người mà nói
Đây thời mới là khó.
Hoặc người trì tám muôn
Bốn nghìn các tạng pháp
Đủ mười hai bộ kinh
Vì người mà diễn nói
Khiến các người nghe pháp
Đều được sáu thần thông
Dầu được như thế đó
Cũng chưa lấy làm khó,
Sau khi ta diệt độ
Nghe lãnh kinh điển này
Hỏi nghĩa thú trong kinh
Đây thời mới là khó.
Hoặc có người nói pháp
Làm cho nghìn muôn ức
Đến vô lượng vô số
Hằng hà sa chúng sanh
Chứng được quả La-hán
Đủ sáu phép thần thông
Dầu có lợi ích đó
Cũng chưa phải là khó,
Sau khi ta diệt độ
Nếu người hay phụng trì
Những kinh điển như đây
Đây thời là rất khó.

GIẢNG:

Phật nói kinh Pháp Hoa rất khóthọ trì, khó đem ra giảng dạy. Ngài dùng những ví dụ để so sánh cái khó củakinh Pháp Hoa. Thứ nhất là dầu cho nói hết kinh điển của Phật nhiều như số cátsông Hằng cũng chưa đủ làm khó.

Thứ hai là đem núi Diệu Caoném ở phương khác, cách vô số cõi Phật cũng chưa phải là khó. Thứ ba là dùngngón chân động cõi nước Đại thiên ném xa qua cõi khác cũng chưa phải là khó.Thứ tư là đứng trên cõi trời Sắc cứu kính nói vô lượng kinh để dạy bảo ngườicũng chưa phải là khó. Thứ năm là dùng bàn tay nắm hư không để dạo đi khắp cõinước cũng chưa phải là khó. Thứ sáu là đem tất cả cõi đất để trên móng ngónchân bay lên đến Phạm thiên cũng chưa phải là khó. Thứ bảy là gặp kiếp thiêumang những cỏ khô vào lửa không bị cháy cũng chưa phải là khó. Thứ tám là trìtám muôn bốn ngàn Tạng pháp đủ mười hai bộ kinh, giảng nói cho người nghe chứngLục thông cũng chưa phải là khó. Thứ chín là nói pháp độ cho vô số chúng sanhchứng Lục thông La-hán cũng chưa phải là khó. Cái khó nhất là sau khi Phật diệtđộ ở trong đời ác nói được kinh này mới thật là khó.

Chín việc khó vừa nêu trên,đối với khả năng chúng ta đã không làm được, thế mà sánh với việc thọ trì giảngnói kinh Pháp Hoa trong đời ác trược càng khó hơn nữa. Như vậy là sao? Đời áctrược là thời mà tâm người đang điên đảo móng vọng tìm cầu, tranh giành, duanịnh, người mạnh lấn hiếp người yếu, khen mình chê người, lừa dối lẫn nhau. Vớitâm người mê mờ cuồng loạn như thế, mà giảng nói Tri kiến Phật thì họ có tin cónhận được không? Thật khó mà tin nhận được! Vì muốn nhận ra Tri kiến Phật làphải dừng tất cả mọi vọng niệm. Nếu vọng niệm còn chạy ngược chạy xuôi, dù chothuyết giảng thế nào chăng nữa, người ta cũng không hiểu không tin nên nói làkhó. Nên nhớ, kinh nàylà chỉ cho Tri kiến Phật, chớ không phải bộ kinhvăn tự được ghi chép bằng giấy mực và đóng lại thành tập thành bộ. Thế nên muốngiảng giải chỉ cho người nhận ra Tri kiến Phật là phải có đủ từ bi, nhẫn nhụcvà trí tuệ mới hội đủ điều kiện để thuyết giảng, nên nói là khó. Ngày nay chúngta thấy giảng kinh Pháp Hoa tuy dễ, nhưng nếu làm đúng thì chúng ta ít ai làmđược. Như hôm nay tôi giảng kinh Pháp Hoa cũng chỉ là gượng gạo nói, chưa trọnvẹn ý nghĩa trên và có lẽ người nghe cũng còn dính kẹt đủ thứ trần lao, nênnghe thì nghe chớ chưa nhận ra Tri kiến Phật.

CHÁNH VĂN:

10.-

Ta vì hộ Phật đạo
Ở trong vô lượng cõi
Từ thuở trước đến nay
Rộng nói nhiều các kinh
Mà ở trong kinh đó
Kinh này là bậc nhứt
Nếu có người trì được
Thời là trì thân Phật.
Các thiện nam tử này
Sau khi ta diệt độ
Ai có thể thọ trì
Và đọc tụng kinh này
Thời nay ở trước Phật
Nên tự nói lời thệ
Kinh pháp đây khó trì
Nếu người tạm trì đó
Thời ta rất vui mừng
Các đức Phật cũng thế
Người nào được như vậy
Các đức Phật thường khen
Đó là rất dõng mãnh
Đó là rất tinh tấn
Gọi là người trì giới
Bậc tu hạnh đầu-đà
Thời chắc sẽ mau được
Quả Vô thượng Phật đạo.
Có thể ở đời sau
Đọc trì kinh pháp này
Là chân thật Phật tử
Trụ ở bậc thuần thiện.
Sau khi Phật diệt độ
Có thể hiểu nghĩa này
Thời là mắt sáng suốt
Của trời người trong đời.
Ở trong đời kinh sợ
Hay nói trong chốc lát
Tất cả hàng trời người
Đều nên cúng dường đó.

GIẢNG:

Vì muốn hộtrì Phật đạo thường còn mà Phật hằng nói kinh, và trong các kinh, Phật thườngnói kinh Pháp Hoa là bậc nhất. Nên người nào thọ trì kinh này là hộ trì phápPhật, thọ trì thân Phật được Phật hoan hỉ tán thán khen ngợi là người trì giớitinh tấn, dõng mãnh tu hạnh đầu-đà, chắc chắn sẽ mau được Vô thượng Phật đạo,sẽ là con mắt sáng cho thế gian, xứng đáng cho trời người cúng dường.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567