- Duyên Khởi Tự
- Phẩm 1: Tựa
- Phẩm 2: Phương tiện
- Phẩm 3: Thí dụ
- Phẩm 4: Tín giải
- Phẩm 5: Dược Thảo Dụ
- Phẩm 6: Thọ Ký
- Phẩm 7: Hóa Thành Dụ
- Phẩm 8: Ngũ Bách Đệ Tử Thọ Ký
- Phẩm 9: Thọ Học Vô Học Nhân Ký
- Phẩm 10: Pháp sư
- Phẩm 11: Hiện Bảo Tháp
- Phẩm 12: Đề Bà Đạt Đa
- Phẩm 13: Khuyến Trì
- Phẩm 14: An Lạc Hạnh
- Phẩm 15: Tùng Địa Dũng Xuất
- Phẩm 16: Như Lai Thọ Lượng
- Phẩm 17: Phân biệt công đức
- Phẩm 18: Tùy hỷ công đức
- Phẩm 19: Pháp Sư Công Đức
- Phẩm 20: Thường bất khinh Bồ Tát
- Phẩm 21: Như Lai thần lực
- Phẩm 22: Chúc Lụy
- Phẩm 23: Dược Vương Bồ Tát Bổn Sự
- Phẩm 24: Diệu Âm Bồ Tát Vãng Lai
- Phẩm 25: Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn
- Phẩm 26: Đà La Ni
- Phẩm 27: Diệu Trang Nghiêm Vương Bổn Sự
- Phẩm 28: Phổ Hiền, Bồ Tát Khuyến Phát
Pháp Hoa Kinh
Phẩm 5: Dược Thảo Dụ
Nguồn: Thâm Nghĩa Đề Cương (Giáo án Cao Cấp Phật Học)
Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo ông Ca Diếp và các đại đệ tử: Tốt lắm, Ca Diếp! Ông khéo nói được công đức chân thật của Như Lai. Đúng như lời các ông, Như Lai còn có vô lượng vô số công đức khác, dù các ông có nói suốt ức kiếp đi nữa cũng không hết được.
Ca Diếp, nên biết! Như Lai là vua của các pháp, nói ra lời gì đều không sai không dối. Đối với tất cả pháp, Phật dùng sức trí tuệ và phương tiện mà diễn nói. Pháp Phật nói phát xuất từ "Nhất thiết chủng trí". Như Lai biết chỗ quy thú của tất cả pháp; rõ biết tâm hành của chúng sinh và thường đem trí tuệ mà chỉ bày cho.
Ca Diếp! Ví như trong cõi tam thiên đại thiên đất đai sông núi sanh ra cây cối lùm rừng và các thứ cỏ thuốc, chủng loại, tên gọi, màu sắc đều khác. Một vầng mây đen, bủa giăng trùm khắp và mưa xuống khắp nơi nhuần thắm. Cây cối, lùm rừng, các thứ cỏ thuốc, cây lớn, cây vừa, cây nhỏ, thứ nên thuốc, thứ không nên thuốc, tùy hạng thượng, trung, hạ mà hấp thụ nước khác nhau. Một vầng mây tuôn mưa, tùy giống loại mà sanh trưởng, đơm bông kết trái. Dù một cõi đất sanh, một trận mưa thắm mà cây cỏ đều sai khác.
Ca Diếp, nên biết! Như Lai hiện ra đời ví như vầng mây lớn hiện ra ấy. Giữa trời, A tu la....trong ba ngàn thế giới, Phật đường hoàng tuyên bố:
"Ta là đấng Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hành túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhơn sư, Phật, Thế tôn. Người chưa được độ thì làm cho được độ. Người chưa tỏ ngộ thì làm cho ngộ. Người chưa an thì làm cho an. Người chưa có Niết bàn thì làm cho chứng. Đời nầy và đời sau Phật đều biết đúng như thật. Ta là bậc Nhất thiết trí, bậc Nhất thiết kiến, là bậc trí đạo, bậc khai đạo, bậc thuyết đạo. Hàng trời, người, A tu la đều nên đến để nghe và học pháp".
Bấy giờ có vô số chúng sanh đến với Phật để nghe pháp. Như Lai xét căn tánh chúng sanh thông minh hay ám độn, tinh tấn hay giải đãi, tùy cơ, vừa sức mà nói pháp, khiến cho các chủng loại đều được sự lợi lành. Hiện đời được an ổn, lần lần tiến lên đường đạo, đời sau được sanh vào quốc độ thánh thiện an vui.
Như Lai thuyết pháp chỉ có một tướng, một vị, nghĩa là tướng giải thoát, tướng viễn ly, tướng Niết bàn tịch diệt, quy về tướng không, rốt ráo đến bậc "Nhất thiết chủng trí", vì Như Lai biết chủng tánh, thể tướng của chúng sanh nhớ gì, nghĩ gì, tu gì, nhớ thế nào, nghĩ thế nào, tu thế nào, Như Lai đều thấy biết đúng như thật, còn cây cối lùm rừng cỏ thuốc không thể biết tánh, thượng, hạ của nó.
Phật biết như vậy, rồi xem xét tâm ưa muốn của từng đối tượng mà dắt dẫn, cho nên không dạy liền cho chúng sanh về "Nhất thiết chủng trí".
Ca Diếp! Sự nhận thức của các ông hi hữu. Các ông đã biết rõ Như Lai tùy cơ nghi nói pháp khó tin khó hiểu, nay mà các ông đã tin tốt và tiếp nhận tốt.
Bấy giờ đức Thế Tôn tuyên lại nghĩa trên bằng một bài kệ:
Ca Diếp! Ông nên biết
Ta dùng các nhân duyên
Và nói nhiều thí dụ
Để chỉ bày đạo Phật
Đó là phương tiện của ta
Các Đức Phật cũng thế
Nay ta vì các ông
Nói việc chân thật nầy
Quả chứng của Thanh văn
Chưa phải thật diệt độ
Đạo sở hành của các ông
Phải là Bồ tát đạo
Học tu tiến lên dần
Tất cả sẽ thành Phật
THÂM NGHĨA
Dược thảo dụ là lấy các loại cây cối và thảo mộc có tánh chất nên thuốc, ví cho ba hạng người có căn tánh bậc thượng, bậc trung và bậc hạ. Đó là Thanh Văn, Duyên giác và Bồ tát. Ngoài ra, còn loại cây lùm rừng, những thứ "không nên thuốc" gì hết, cũng được đề cập chung với dược thảo nầy, để nói sự có mặt, sự hưởng thụ nước của một trận mưa bình đẳng của một số giống loại cỏ cây, nhưng là cỏ cây vô dụng. Đó là thứ cỏ cây sanh trưởng thuộc vùng đất "bạc địa phàm phu"
Phật thuyết pháp bình đẳng. Thật lý mà nói chỉ có một Phật thừa. Trong những kinh điển thường được xem là Tiểu thừa vẫn có cái mầm Đại thừa, có tư tưởng tối thượng thừa trong đó. Tùy trí tuệ nhận thức của từng căn tánh, từng đối tượng mà thấy có hoặc không. Giống như, cùng nhìn một bầu trời cảnh vật ngày xuân, thấy quang cảnh đẹp hồng hay ảm đạm âm u là tùy cặp kính hồng hay đen mà mình mang trên mắt.
Để chứng minh cụ thể, ta cùng đọc một đoạn kinh A hàm thuộc hệ tư tưởng Tiểu thừa.
"Nầy các Tỳ kheo! Tự mình thắp đuốc lên mà đi, thắp lên cây đuốc trí tuệ của mình, đừng ỷ lại nương theo ai khác. Tự mình quy y với mình, quy y với tự tánh mình, đừng hướng ngoại, quy y với ai khác".
Thế mà hàng Thanh Văn, Duyên Giác từ lâu, đối với Đại thừa Diệu pháp không hiểu biết chút nào, tự xem như mình không được dự phần. Rõ ràng, do sự hấp thụ của từng loại cây cối, chủng loại cỏ thuốc mà giá trị trưởng dưỡng khác nhau, còn nước mưa từ một vầng mây tuôn xuống thì chỉ có một tánh đượm nhuần. Tất cả giáo pháp của Như Lai chỉ có một tướng là tướng Giác ngộ và Giải thoát.
Học giáo lý phẩm dược thảo dụ, người chủng tánh Đại thừa cảm nhận sâu sắc nỗi khó khăn của đức Phật trên bước đường hóa độ chúng sanh và hiểu rõ lý do: Vì sao thời gian trước, chính Phật đã từng giảng dạy có "ba thừa" mà nay thì Như Lai lúc nào cũng dường như sẵn sàng quở trách!