Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương IX - PHẦN TẬP DƯỠNG SINH TÂM PHÁP

24/04/201317:00(Xem: 4575)
Chương IX - PHẦN TẬP DƯỠNG SINH TÂM PHÁP

Chương IX

PHẦN TẬP
DƯỠNG SINH TÂM PHÁP

Tập Dưỡng Sinh Tâm Pháp là thực hành Thiền hoạt động kết hợp với lời niệm Phật, đồng thời ta cũng tiếp nhận được năng lượng (hay nội hóa, internalize) Bát Chánh Đạo qua những câu khẩu quyết. Trong Dưỡng Sinh Tâm Pháp có một thế đặc biệt là Thế Chánh Định mà ta có thể tập riêng lẻ ra cũng đạt được nhiều lợi lạc, do đó chúng ta sẽ tìm hiểu trước.

1. Thế Chánh Định

a. Cơ Sở Đông Y

Sau khi đã tập thành thục phần Khí Công Thiếu Lâm, chúng ta bắt đầu Dưỡng Sinh Tâm Pháp bằng Thế Chánh Định. Thế này làm cho thân thể buông thư, tim đập thoải mái, lòng phấn chấn, an vui kéo dài. Để hiểu rõ lợi ích của thế tập này chúng ta cần biết về cơ sở� Đông Y của thế tập cùng cách tạo ra điều kiện để trạng thái thân tâm nhất như biểu lộ.

Thế Chánh Định liên hệ đến Kinh Tâm, có đường kinh và các huyệt như trong hình 9-1. Một cách tổng quát, khi tạng tâm bị bệnh thì hội chứng biểu lộ nơi toàn thân như cảm giác đau tức nơi vùng tim, sườn ngực, các bệnh rối loạn thần kinh tim, hồi hộp, tim đập nhanh, tim đập chậm, khó ngủ hay mất ngủ, hoặc dọc theo đường kinh nơi tay (xin xem hình 9-1) thì bị một hay nhiều thứ� bệnh như� đau khớp khủy tay, cổ tay, bàn tay hay đau dây trụ.

072


Hình 71 (9-1) Kinh Tâm và các huyệt liên hệ

Khi nhìn vào hình, chúng ta thấy các huyệt (có đánh số) từ nách xuống đầu ngón tay út. Các nhà châm cứu châm vào các huyệt đạo đó để chữa trị các bệnh tóm tắt trong bảng 9-1 dưới đây. Khi bị các chứng bệnh nói trên, đừng tự mình chữa trị lấy, tốt nhất là được các vị y sĩ chăm sóc thuốc men. Bên cạnh đó, khi chúng ta tập Thế Chánh Định với lòng buông thư, các động tác sẽ ảnh hưởng tốt đẹp vào tạng tâm, do đó hỗ trợ cho tim đập điều hòa, áp huyết hạ dần, trí óc trong sáng, lòng an vui.

#

Huyệt

Trị bệnh

1

Thiếu Hải

*Đầu: Chóng mặt, trí nhớ suy kém.

*Thân: Đau vùng tim, rét run

*Cánh tay: Khuỷu tay co rút, tay bị tê, bàn tay run, đau vùng nách

2

Linh Đạo

*Thân: Đau vùng tim, cảm giác lạnh trong xương, hay sợ hãi, tự nhiên mất tiếng nói.

*Cánh tay: Đau cánh tay, đau khuỷu tay

3

Thông Lý

*Đầu: Đau đầu, hoa mắt, cứng lưỡi không nói được.

*Thân: Tim đập mạnh, hồi hộp không yên, bắt phải đi tiểu không nhịn được.

*Cánh tay: Đau cổ tay, cánh tay, khuỷu tay

4

Âm Khích

*Thân: Cảm thấy tức, khó chịu, đau nơi vùng tim, tim đập mạnh, hồi hộp hay hoảng sợ, ra mồ hôi trộm.

5

Thần Môn

*Đầu: Chứng suy nhược, hay quên, mất ngủ, ngớ ngẩn, động kinh.

*Thân: Đau vùng tim, tim đập mạnh, hồi hộp, tiểu không nhịn được.

*Tay: Lòng bàn tay nóng.

6

Thiếu Phủ

*Thân: Đau trong ngực, tim hồi hộp.

*Tay: Lòng bàn tay nóng, ngón út bị co quắp.

7

Thiếu Xung

*Đầu: Tánh khí thất thường, khi vui lúc giận.

*Thân: Đau vùng tim, tim đập mạnh, hay hồi hộp, đau cạnh sườn.

*Châm vào huyệt này giúp trí não khỏe lên làm vượng tinh thần.

Bảng 4 (9-1) Các huyệt trên Kinh Tâm nơi tay

b. Cách Tập

Khi tập, chúng ta phải để tay cho đúng khi bắt đầu tập, các động tác phối hợp với hơi thở nhẹ nhàng khi thở vào (mũi) và khi thở ra (mũi), thở đan điền được là tốt nhất, nếu không thì thở thường cũng được. Xin chú tâm thoải mái và thực hành các động tác nhẹ nhàng như sau.

073a

Hình 72 (9-2) Thế Chánh Định

Khởi tập Thế Chánh Định: Đứng thẳng người, đầu lưỡi chạm hàm trên, thở bằng mũi, (khi hít vào lẫn thở ra). Thân tâm thật thoải mái, thở đan điền (nếu chưa thở đan điền được thì thở thường) ba hơi cho tâm thật lắng dịu. Sau đó, hai bàn tay để theo ấn định tâm như trong hình.

Tiếp theo, hít vào nhẹ nhàng bằng mũi đồng thời đưa hai tay thẳng lên (hình 9-3).

Thở ra nhẹ nhàng bằng mũi, hai bàn tay hạ xuống và đánh vòng ra sau lưng. Khi hai bàn tay bắt đầu đưa lên cao sau lưng thì hai gót chân cũng nhón lên (hình 9-4).

073b

Hình 73 (9-3) Thế Chánh Định

074

Hình 74 (9-4) Thế Chánh Định

Hai bàn tay chụm lại như đầu hai búp hoa sen, đưa lên cao sau lưng và thở ra hết hơi trong phổi (hình 9-5).

075

Hình 75 (9-5) Thế Chánh Định

076

Hình 76 (9-6) Thế Chánh Định

Hít vào nhẹ nhàng bằng mũi, hạ hai gót chân xuống, đồng thời kéo hai tay ra ngoài hai bên hông, các ngón tay cũng vẫn chụm lại (xem (1) trong hình). Thở ra nhẹ nhàng và đưa hai bàn tay vào thành ấn định tâm như trước (xem (2) trong hình 9-6).

Sau khi tập thành thục, có thể tập 30 lần, sau đó tăng lên 60 lần, sau đó tăng lên 100 lần. Thế Định Tâm có tiện lợi là lúc nào tập cũng được, ở nhà hay ở chỗ làm việc đều tập được, tập chung với các thế khác hay tập một thế này thôi cũng được. Đối với các người lớn tuổi không nhớ nhiều được thì hướng dẫn họ tập mỗi ngày từ 200 đến 300 lần thế này rất tốt. Tập một lần hay chia ra tập nhiều lần trong ngày đều tốt và giúp cho tinh thần họ phấn chấn và đưa đến cảm giác an lạc.

Sau khi tập Khí Công Thiếu Lâm chúng ta tập các thế Quân Bình Chân Khí, thế Vượng Não và các thế Vận Nội Lực và các thế Yoga. Tám Thế Dưỡng Sinh Tâm Pháp có thể (1) tập ngay sau khi tập khí công hay (2) tập sau khi xong phần các thế vận nội lực hoặc (3) tập sau khi xong phần tập các thế Yoga đều được cả. Tùy theo thời gian và sức khoẻ của mỗi người mà chúng ta phối hợp chương trình tập các thế này hàng ngày vào sáng và chiều hay tối cho thích hợp. Tuy nhiên, phần tập các thế Dưỡng Sinh Tâm Pháp để gia tăng phần an lạc lúc nào cũng tập vào cuối chương trình tập luyện.

Chương trình tập cho người mới bắt đầu xin đề nghị tuần tự như sau:

1.Tập thuần thục tám thế Khí Công Thiếu Lâm.

2.Tập thuần thục thế Quân Bình Chân Khí, thế Vượng Não, thế Vận Nội Lực Gia Tăng Chân Khí và Điều Chỉnh Thân.

3.Tập thuần thục thế Chánh Định.

4.Tập thuần thục tám thế Dưỡng Sinh Tâm Pháp.

5.Tập thuần thục các thế Yoga: Dũng Sĩ Đứng, Bước Tới, Quỳ và Ngồi.

2. Các Thế Dưỡng Sinh Tâm Pháp

Dưỡng Sinh Tâm Pháp gồm tám thế, mỗi thế giúp ngăn ngừa một chứng đau nhức hay phát triển một khả năng tốt đẹp cho cơ thể. Đây là sự phối hợp toàn bích của sự buông thư, cử động tay chân thoải mái, lời niệm và sự chú tâm nhẹ nhàng bền vững trong tâm rỗng lặng, đưa đến kết quả năng lượng của hạnh phúc bừng dậy, cùng với năng lượng làm cho Thân và Tâm khỏe mạnh (healing energy). Do đó, tập luyện hàng ngày phối hợp với Khí Công rất tốt. Đây là loại khí công nhẹ có lời hát (Chanting Tai Chi) rất giản dị và dễ thực hành nhất là phối hợp với âm nhạc. Mỗi thế có một ý nghĩa và khi đọc câu Khẩu Quyết thì biết ý nghĩa và động tác thực hành.

Theo trường Đại Học Y Khoa Harvard (Havard Medical School), có nhiều phương pháp tập luyện để tạo ra buông thư (hay cảm giác thư giãn thoải mái) để giải trừ sự căng thẳng như chú tâm vào hơi thở, buông xả các bắp thịt, thực hành Thiền, tập khí công, yoga và tai chi, và cả sự lập đi lập lại một câu cầu nguyện và quán tưởng. Mỗi người cần chọn lấy một phương pháp dễ dàng cho mình thực hành.

Tuy nhiên Khí Công Tâm Pháp lại phối hợp được tất cả những phương pháp trên qua cách thực hành thật giản dị, cụ thể nên rất có ích lợi cho mỗi người tập. Do đó,� khi tập các thế Khí Công Thiếu Lâm, Yoga và Dưỡng Sinh Tâm Pháp, chúng ta nhớ phối hợp động tác tập, hơi thở và sự chú tâm thoải mái để đạt được ích lợi tối đa.

Phần tiếp theo là Dưỡng Sinh Tâm Pháp có tám thế tập theo lời niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Chúng ta� cũng có thể đọc là Nam Mô A Mi Tô Fônếu không phải là Phật tử hay chọn một câu nào thích hợp cho mình cũng được. Hít hơi vào khi bắt đầu chữ Nam và thở ra khi bắt đầu chữ Di, trừ thế thứ tám là thế Chánh Định chúng ta đã nói về cách thở ở trên.

Mỗi thế có một câu khẩu quyết nói về ý nghĩa thế tập đồng thời liên hệ với động tác tập. Những câu Khẩu Quyết này rất tốt và tích cực, gieo vào tâm thức chúng ta những ý tưởng lành mạnh cùng với sự an vui xuất hiện khi tập làm cho tinh thần chúng ta trở nên tích cực và phấn chấn hơn (Xin đọc thêm trong tập san nghiên cứu sức khỏe Stress Control, Techniques for preventing and easing stress, Harvard Medical School, Special Health report, 2002).

Mỗi thế Dưỡng Sinh Tâm Pháp gồm có động tác phối hợp với lời niệm rất thoải mái giúp chúng ta phòng� ngừa hay giảm bớt cơn đau nhức hay bệnh vùng liên hệ. Tuy nhiên, nếu những người bị bệnh đặc biệt khi tập thấy đau thêm ở vùng nào đó hoặc yếu quá không thể tập được thì nên tập thật nhẹ nhàng thôi, đừng cố gắng quá.

Xin lưu ý: Khi tập các thế này xin nhớ để đầu lưỡi chạm hàm trên.

a. Thế Chánh Kiến

Khẩu Quyết

Thấy biết chân thật

Mở rộng cõi lòng

Sống với tánh giác

Lợi Ích

  • Làm giản gân, bắp thịt

  • Gia tăng sức mạnh của hai chân và hai bàn chân

  • Giải trừ căng thẳng

Cách Tập

Đứng thẳng người, hai bàn chân ngang hai vai, buông xả thoải mái và thở đan điền: hít vào NamMô A, thở ra Di Đà Phậthai hay nhiều lần cho tâm lắng dịu (hình 9-7). Quý vị cũng có thể chọn một câu thích hợp với tôn giáo của mình.

Sau khi Tâm lắng dịu thì bắt đầu hít vào và đưa tay lên theo chữ Nam. Hai tay đưa đến miệng với chữ Mô, hai lòng bàn tay đối nhau (hình 9-8).

077_037

Hình 77 (9-7) Thế Chánh Kiến

078_038

Hình 78 (9-8) Thế Chánh Kiến

Hai tay đưa lên đầu với chữ A, hít mạnh thêm, hai gót chân đưa lên, hai lòng bàn tay gần nhau (hình 9-9).

079_039

Hình 79 (9-9) Thế Chánh Kiến

080_040

Hình 80 (9-10) Thế Chánh Kiến

Tới chữ Di thở ra đồng thời hạ hai tay cùng với hai gót xuống. Hai bàn tay mở rộng khi hạ xuống phía dưới (hình 9-10).

Tới chữ Đà là hai tay ở vị trí hai bên đùi (hình 9-11).

081_041

Hình 81 (9-11) Thế Chánh Kiến

Đến chữ Phật là đưa hai tay vào phía trong và chạm nhẹ vào đùi. Tập liên tục 10 lần. Sau lân thứ mười, đứng thẳng như lúc bắt đầu, thở đan điền hai lần theo lời niệm rồi tập thế kế tiếp.

082_042

Hình 82 (9-12) Thế Chánh Tư Duy

b. Thế Chánh Tư Duy

Khẩu Quyết

An trú Trung Đạo

Tánh tướng bất nhị

Suy nghĩ chân thật

Lợi Ích

  • Chuyển động cột sống

  • Giảm chứng đau vùng lưng

  • Giải trừ căng thẳng

Cách Tập

Tư thế chuẩn bị cũng như thế trước (hình 9-12).

Đứng thẳng người, thở đan điền, hai tay để trước bụng, hai lòng bàn tay dựng thẳng và các ngón tay hướng ra phía trước, song song với nhau và cách nhau độ nửa tấc (5 cm).

083_043

Hình 83 (9-13) Thế Chánh Tư Duy

Khi nghe chữ Nam thì bắt đầu hít vào, đưa hai tay về phía hông bên mặt hoặc bên trái (các thế Dưỡng Sinh Tâm Pháp không phân thành Nam tả, Nữ hữu). Đến tận cùng chữ A thì dừng lại, cảm giác hơi căng nhẹ bên nách (hình 9-14).

084_044

Hình 84 (9-14) Thế Chánh Tư Duy

085_045

Hình 85 (9-15) Thế Chánh Tư Duy

Đến chữ Di thì đưa tay về phía bên trái. Đến tận cùng chữ Phật thì hơi thở ra vừa hết, dừng lại (hình 9-15). Khi nghe chữ Nam thì lại bắt đầu hít vào và chuyền hai tay qua phía bên mặt tập tiếp thêm 9 lần.

Xin lưu ý: Mặt luôn luôn nhìn thẳng về phía trước trong khi hai tay quay qua trái và qua phải để gia tăng sự chuyện động mền dẻo của cột sống.

c. Thế Chánh Ngữ

Khẩu Quyết

Lời nói chân thật

Xây dựng, hiểu biết

Trước sau như một

Lợi Ích

  • Phòng ngừa chứng đau hai bên vai

  • Vận động các bắp thịt cánh tay, bàn tay, các bắp thịt của hai chân

  • Giải trừ căng thẳng

Cách Tập

Tư thế chuẩn bị cũng như thế trước: đứng thẳng người, thở đan điền thoải mái theo lời niệm (hình 9-16).

086_046

Hình 86 (9-16) Thế Chánh Ngữ

087_047

Hình 87 (9-17) Thế Chánh Ngữ

Khi nghe chữ Nam thì hít vào và đưa tay lên. Đến chữ Mô thì hai bàn tay tới hai bên miệng (hình 9-17).

Đến chữ A thì tiếp tục hít vào thoải mái và hai bàn tay có hai động tác. Động tác 1: Lật hai bàn tay ra phía ngoài (hình 9-18).

088_048

Hình 88 (9-18) Thế Chánh Ngữ

Động tác 2: Đồng thời xuống tấn và kéo hai bàn tay qua hai bên, hai lòng bàn tay hướng về phía trước, các ngón tay chĩa lên phía trên và có cảm giác hơi căng nhẹ hai bên� nách (hình 9-19).

Đến chữ Di thở ra đồng thời đẩy hai bàn tay ra phía trước (hình 9-20).

089_049

Hình 89 (9-19) Thế Chánh Ngữ

090_050

Hình 90 (9-20) Thế Chánh Ngữ

Đến chữ Đà thì đứng lên và hai bàn tay đưa ra phía sau cổ và hạ xuống phía hai vai (hình 9-21).

091_051

Hình 91 (9-21) Thế Chánh Ngữ

092_052

Hình 92 (9-22) Thế Chánh Ngữ

Đến chữ Phật thì hai tay bàn tay lại chuyển lên phía trên rồi hạ xuống hai bên thân (hình 9-22).

Hết chữ Phật thì tận cùng hơi thở ra và hai tay chạm nhẹ hai bên đùi, chấm dứt một lần tập (hình 9-23). Sau đó tập tiếp cho đủ 10 lần.

093_053

Hình 93 (9-23) Thế Chánh Ngữ

d. Thế Chánh Nghiệp

Khẩu Quyết

Thân tốt lành

Lời tích cực

Ý an vui

Là đóa sen

Tỏa chiếu sáng ngời

Lợi Ích

  • Chuyển động hòa hợp tay chân

  • Đưa đến trạng thái thân và tâm rất an lạc, thoải mái

  • Giải trừ căng thẳng

Cách Tập

Để chuẩn bị đứng thẳng người và thở đan điền theo lời niệm hai lần (hình 9-24).

094_054

Hình 94 (9-24) Thế Chánh Nghiệp

Thế này có bốn phần là (1) thân, (2) khẩu, (3) ý và (4) đóa sen. Trước hết là phần Thân: Khi nghe chữ Nam thì hít vào thoải mái đồng thời đưa hai tay lên. Đến chữ Mô hai tay đến phía dưới ngực, các ngón tay trỏ ở phía trước xương ức (hình 9-25).

095_055

Hình 95 (9-25) Thế Chánh Nghiệp

Đến chữ A tiếp tục hít vào với hai động tác:

  • Xoay hai lòng bàn tay ra phía ngoài.

  • Kéo hai tay ra hai bên vai, cùng lúc xuống tấn (hình 9-26).

Đến chữ Di hai tay đẩy ra phía trước đồng thời thở ra. Đến chữ Đà đánh vòng hai tay qua hai bên thân lên trên, đồng thời đứng lên (hình 9-27).

096_056

Hình 96 (9-26) Thế Chánh Nghiệp

097_057

Hình 97 (9-27) Thế Chánh Nghiệp

Đến chữ Phật hai tay hạ xuống, đưa vào trong và hết tiếng Phật thì hai tay đụng nhẹ vào đùi (hình 9-28). Đứng thẳng để tiếp tục tập tiếp động tác kế tiếp.

098_058

Hình 98 (9-28) Thế Chánh Nghiệp

Tiếp theo là phần Khẩu. Vị trí ban đầu như thường lệ (hình 9-29).

Tiếp tục thở đan điền, khi nghe chữ Nam thì đưa hai bàn tay lên phía trên miệng. Đến chữ Mô thì hai bàn tay ở hai bên miệng (hình 9-30).

099_059

Hình 99 (9-29) Thế Chánh Nghiệp

100_060

Hình 100 (9-30) Thế Chánh Nghiệp

Đến chữ A thì có hai động tác. Động tác 1: Xoay hai lòng bàn tay ra phía ngoài (hình 9-31).

101_061

Hình 101 (9-31) Thế Chánh Nghiệp

102_062

Hình 102 (9-32) Thế Chánh Nghiệp

Động tác 2: Kéo hai bàn tay ra bên hai vai, đồng thời xuống tấn (hình 9-32).

Đến chữ Di, đẩy hai bàn tay ra ngoài. Qua chữ Đà, đánh vòng hai bàn tay qua hai bên lên phía trên, đồng thời đứng lên và đến chữ Phật thì hạ hai tay xuống (hình 9-33).

103_063

Hình 103 (9-33) Thế Chánh Nghiệp

Hết chữ Phật thì hai tay chạm nhẹ vào đùi. Đứng thẳng để tập tiếp (hình 9-34).

Tiếp theo là phần Ý. Chữ Nam, đưa hai tay lên. Đến chữ Mô thì hai bàn tay ở phía trước mặt, các ngón tay ngang trán, phía trước bộ não (ý căn) (hình 9-35).

104_064

Hình 104 (9-34) Thế Chánh Nghiệp

105_065

Hình 105 (9-35) Thế Chánh Nghiệp

Đến chữ A, có hai động tác. Động tác 1: Xoay hai lòng bàn tay ra phía ngoài (hình 9-36).

106_066

Hình 106 (9-36) Thế Chánh Nghiệp

107_067

Hình 107 (9-37) Thế Chánh Nghiệp

Động tác 2: Kéo hai bàn tay qua hai bên vai đồng thời xuống tấn (hình 9-37).

Đến chữ Di thì thở ra đồng thời đẩy hai bàn tay ra phía trước, chữ Đà thì đánh vòng hai bàn tay ra phía ngoài, lên trên và đứng lên (hình 9-38).

108_068

Hình 108 (9-38) Thế Chánh Nghiệp

Đến chữ Phật thì hạ hai tay xuống. Tận cùng chữ Phật thì hai tay chạm vào đùi. Đứng thẳng để tập tiếp (hình 9-39).

Sau cùng là phần Đóa Sen. Chữ Nam hít vào và đưa hai tay vòng phía hai bên thân lên phía trên đầu, đến chữ A hai bàn tay chụm lại như búp sen (hình 9-40).

109_069

Hình 109 (9-39) Thế Chánh Nghiệp

110_070

Hình 110 (9-40) Thế Chánh Nghiệp

Còn trong chữ A, hai lòng bàn tay quay ra phía ngoài. Đến chữ Di thì thở ra, đánh vòng hai cánh tay ra hai bên và hạ hai tay xuống (hình 9-41).

111_071

Hình 111 (9-41) Thế Chánh Nghiệp

Đến cuối chữ Phật thì hai tay chạm vào người. Tiếp tục tập ba hoặc bốn lần Thế Chánh Nghiệp vì đã có nhiều động tác thay vì tập mười lần như các thế khác.

e. Thế Chánh Mạng

Khẩu Quyết

Nuôi dưỡng lành mạnh

Quán sát tường tận

Phát triển hài hòa

Lợi Ích

  • Phòng ngừa chứng đau thần kinh tọa

  • Gia tăng sức mạnh các bắp thịt hai chân

  • Phối hợp tốt đẹp hoạt động thân thể

Cách Tập

Để chuẩn bị đứng thẳng người và thở đan điền như với các thế khác (hình 9-42).

112_072

Hình 112 (9-42) Thế Chánh Mạng

Bắt đầu tập: ngồi xuống, các đầu ngón tay chạm nhẹ trên mặt đất (hình 9-43).

113_073

Hình 113 (9-43) Thế Chánh Mạng

114_074

Hình 114 (9-44) Thế Chánh Mạng

Nghe chữ Nam bắt đầu đứng lên, qua chữ Mô tiếp tục đứng thẳng lên (hình 9-44).

115_075

Hình 115 (9-45) Thế Chánh Mạng

Qua chữ A có hai động tác. Động tác 1: hai bàn tay để trước mắt như nhìn ống nhòm (quan sát tường tận) (hình 9-45).

Động tác 2: đưa tay lên phía trên đầu, các đầu ngón tay đối nhau (như hình Hòa Thượng Bố Đại, mà người ta thường gọi nhầm là ông Phật Hoan Hỉ hay là The Happy Buddha) (hình 9-46).

116_076

Hình 116 (9-46) Thế Chánh Mạng

117_077

Hình 117 (9-47) Thế Chánh Mạng

Đến chữ Di, thở ra đồng thời đưa hai tay ra ngoài, đánh vòng tròn thứ nhấtvà cùng lúc xuống tấn (hình 9-47).

Đến chữ Đà hai tay đánh vòng tròn thứ nhìvà tiếp tục xuống tấn.

Đến chữ Phật hai tay đánh thành 1/2 vòng tròn (vòng tròn thứ ba)rồi hạ xuống (hình 9-48). Cuối chữ Phật thì hai bàn tay chạm nhẹ vào mặt đất như lúc bắt đầu (hình 9-50).

119_079

Hình 118 (9-48) Thế Chánh Mạng

120_080

Hình 119 (9-49) Thế Chánh Mạng

f. Thế Chánh Tinh Tấn

Khẩu Quyết

Siêng năng, Bền chí,

Dũng cảm, Tích cực,

Xây dựng cuộc đời

Lợi Ích

  • Gia tăng sức mạnh của các bắp thịt, gân và xương chân

  • Giúp cơ thể duy trì sự thăng bằng lâu dài, rất cần thiết cho người cao niên

Cách Tập

Thế chuẩn bị: đứng thẳng người, hai tay để chéo trước ngực (hình 9-50).

Nghe lời niệm và thực hành như sau (hình 9-51):

  • đến chữ Nam thì hít vào và bắt đầu xoay hai lòng bàn tay ra ngoài,

  • đến cuối chữ Mô thì hai lòng bàn tay hướng hẳn ra phía ngoài,

  • đến chữ A thì kéo hai tay thẳng ra hai bên, ngang hai vai, hai bàn tay úp xuống.

121_081

Hình 120 (9-50) Thế Chánh Tinh Tấn

122_082

Hình 121 (9-51) Thế Chánh Tinh Tấn

Đến chữ Di thì thở ra đồng thời hạ hai tay xuống, cùng lúc ngồi xuống càng thấp càng tốt, hai gót chân đưa lên (hình 9-52).

123_083

Hình 122 (9-52) Thế Chánh Tinh Tấn

124_084

Hình 123 (9-53) Thế Chánh Tinh Tấn

Đến chữ Đà thì hai tay đưa vào trong, đồng thời đứng lên, hai gót chân vẫn đưa cao. Tiếp tục thở ra, hai tay đưa đưa lên và vào phía trong, hai tay trở về vị thế chéo trước ngực. Đến chữ Phật thì hai tay đã ở vị trí chéo trước ngực như lúc đầu và hai gót chân hạ xuống (hình 9-53). Tập thêm chín lần nữa.

g. Thế Chánh Niệm

Khẩu Quyết

Thường biết rõ ràng

Thân, Thọ, Tâm, Pháp

Lợi Ích

  • Chuyển động nhẹ nhàng các khớp xương ngón tay, cổ tay, khuỷu tay và vai

  • Thế này rất tốt cho những người bị đau khớp tay hoặc làm việc trong các ngành điện tử, vi tính, tiện, sửa máy móc, nha sĩ, v.v...

Cách Tập

Bắt đầu tập, đưa thẳng hai tay ra phía trước, bàn tay và các ngón tay buông nhẹ và không chạm nhau, người đứng thẳng (hình 9-54).

125_085

Hình 124 (9-54) Thế Chánh Niệm

126_086

Hình 125 (9-55) Thế Chánh Niệm

Khi nghe chữ Nam hít vào và hai bàn tay kéo vào phía trong (hình 9-56).

127_087

Hình 126 (9-56) Thế Chánh Niệm

Đến chữ Mô thì hai tay quạt lại ra phía ngoài. Tận cùng chữ Mô thì hai bàn tay ở phía trước. Đến chữ A thì hạ hai tay xuống hai bên người (hình 9-57).

Đến chữ Di thì thở ra, cùng lúc hai tay đánh vòng ra ngoài và lên phía trên, hai tay đưa ra hai bên (hình 9-58).

128_088

Hình 127 (9-57) Thế Chánh Niệm

129_089

Hình 128 (9-58) Thế Chánh Niệm

130_090

Hình 129 (9-59) Thế Chánh Niệm

Đến chữ Đà thì bắt đầu đưa hai bàn tay vô phía trong, tạo góc tròn hai bên. Đến chữ Phật thì hạ hai tay xuống và đưa thẳng phía trước như lúc bắt đầu khởi thế (hình 9-59). Tập đủ mười lần.

h. Thế Chánh Định

Khẩu Quyết

Thoải mái thảnh thơi

Thân tâm là một

Tự tại trong đời

Lợi Ích

  • Đây là một thế tập rất ích lợi giúp giảm đau vai, đau lưng, các chứng tim hồi hộp, đập nhanh

  • Giúp quân bình huyết áp (xin xem phần giải thích phía trước)

Cách Tập

Bảy thế trước hít vào một lần và thở ra một lần. Thế này theo cách Thế Chánh Định đã nói trước đây, đó là hít vào hai lần và thở hai lần.

Để chuẩn bị, hai bàn tay để theo ấn định tâm phía trước (hình 9-60).

Khi nghe chữ Nam thì bắt đầu hít vào và đưa hai tay lên phía trên. Qua chữ Mô tiếp tục hít vào và hai tay tiếp tục đưa cao. Đến chữ A thì hai tay ở phía trên đầu, lòng hai bàn tay đưa ra ngoài (hình 9-61).

Đến chữ Di thở ra đồng thời hạ hai tay xuống và hai tay đánh vòng ra phía sau lưng, hai bàn tay chụm lại thành hai búp sen đưa lên. Hai gót chân đồng thời đưa lên (hình 9-62).

131_091

Hình 130 (9-60) Thế Chánh Định

132_092

Hình 131 (9-61) Thế Chánh Định

133_093

Hình 132 (9-62) Thế Chánh Định

Tận cùng chữ Di là hai bàn tay đưa lên vị trí cao nhất phía sau lưng, hai gót chân đưa cao và cũng là tận cùng hơi thở ra (hình 9-63).

Đến chữ Đà thì hít vào, đồng thời đưa hai tay ra hai bên phía trước (hình 9-64).

Đến chữ Phật thì thở ra, đồng thời đưa hai bàn tay vào trong và để lại theo ấn định tâm như lúc bắt đầu tập (hình 9-65).

134_094

Hình 133� (9-63) Thế Chánh Định

076

Hình 134� (9-64) Thế Chánh Định

135b_096

Hình 135 (9-65) Thế Chánh Định

Điều cần nhớ: Bảy thế trước của Dưỡng Sinh Tâm Pháp thở vào và thở ra một lần, thế Chánh Định thở vào và thở ra hai lần. Tập đủ 10 lần và hoàn tất Dưỡng Sinh Tâm Pháp.


Khí Công Tâm Pháp Toàn Tập
Thầy Phụng Sơn


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567