Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tản Mạn ....Hoa Và Đạo

24/10/201813:01(Xem: 3640)
Tản Mạn ....Hoa Và Đạo

hoa phuong tim
TẢN MẠN ....HOA VÀ ĐẠO 

 

Đông và Tây có lẽ gặp nhau nhiều nhất trong việc chọn lựa tên cho con cái, nhất là  đứa trẻ được chào đời ấy sẽ  là trai hay gái, nếu là trai thì chọn những đức tính tốt hoặc lương thiện: Dũng, Đức, Nhân, Hùng, Ái , Nghĩa, Toàn ...riêng với bé gái tượng trưng cho sự mảnh mai, yếu ớt thì lại chọn tên các loài hoa như: Lan, Huệ, Mai, Cúc, Hồng v.v...và vì thế tôi cũng được nằm trong số những bé gái mang tên một loài hoa ...

Nhưng sau nầy khi có dịp nghiên cứu chơi chơi về tử vi và số mệnh của đời người, trong những lúc thất bại vào giữa tuổi trung niên, thì tôi lại nghiệm ra cái tên lại có ảnh hưởng đến  phần nào cuộc đời của người đó, chứ không hề biết rằng Hoa rất quan trọng đối với người Phật tử ...

Hoa luôn mang đến cho trái tim người ngắm nó một ý tưởng vui tươi, trong sạch và lành mạnh, không ai bị phiền não hay có ý  định bất chánh trước cảnh đẹp của muôn hoa, vì đặc tính của nó là: 

1- Trang điểm cho thiên nhiên và 

2 - Làm cho đời người thêm tươi thắm.

Hoa còn được dùng để cúng dường trước Từ dung của Chư Phật và Bồ tát vì cái đẹp của nó bên cạnh hương trầm và ánh sáng hoa đăng đã được xem là lễ vật cao quý nhất.

Các màu sắc của Hoa cũng diễn tả được ước nguyện tư tưởng của người dâng hoa đến Tam Bảo như sau:

  • Màu Trắng biểu hiện cho sự bình yên, mạnh khỏe, chống lại mọi sự nguy hiểm.
  • Màu Đỏ mang một ý nghĩa kính trọng. 
  • Màu Vàng thì làm tăng sự phong phú thịnh vượng.

Sau này khi học sâu hơn và được xem những bài luận giải của các Danh Tăng về kinh, nhất là khi học đến Hoa Sen trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa thì tôi mới hiểu được nghĩa thâm thúy của chữ Hoa.

Gần đây nhất, với lòng kính ngưỡng Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ, Thầy Thích Nguyên Tạng đã cho phổ biến bài thơ Ngắm Hoa cho các đệ tử chúng tôi và các bạn liên hữu gần xa tham khảo, thì tôi lại bàng hoàng và suy nghĩ mãi về hai câu thơ cuối của bài thơ đó là: 

Vòng luân hồi tùy nguyện vào ra

Mà ai biết chỉ ta với hoa tri kỷ.

Thì không biết duyên may gì sáng nay khi học đến Phẩm thứ 14 trong Kinh Kim Cang, trong phần luận giải của một Ân Sư ( quyển sách này được in từ 1983), thì tôi bỗng chốc ngộ ra điều mà Đức Tăng Thống muốn truyền trao cho chúng sinh hậu bối biết rằng Ngài đã đạt  được địa vị Bồ Tát, không cần biết ở địa nào nhưng chắc chắn Ngài đã tìm thấy ông chủ của mình. Đó là câu NHƯ LAI TỨC LÀ NGHĨA NHƯ CỦA VẠN PHÁP. 

Tuy biết mình chưa hội đủ GIÁO, CƠ, THỜI, QUỐC (có nghĩa là phải biết căn cơ của mình  ở đâu, biết việc nào nên làm, không nên làm, việc nên nói, việc không nên nói và nói với ai, ở đâu, lúc nào), nhưng tôi xin mạn phép được tóm tắt và ghi lại  phần luận giải về chữ Hoa liên quan đến chữ  Như của Vạn Pháp để phổ biến một điều mà từ bài thơ đã ngầm chỉ rõ "Đức Đệ Ngũ Tăng Thống, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, qua bài thơ Ngắm Hoa đã ẩn hiện cho chúng ta sự đạt đến cứu cánh của người Tu Phật, đó là đã hòa nhập bản thể Nhất Như " . 

Kính xin  được ghi lại lời giải thích về đặc tánh của Hoa theo Luận sư trong sách ấy như sau: "Hoa có thêm đặc tánh nữa là bất biến trong thời gian và không gian ".

Trước  đây hàng vạn năm và sau này triệu triệu năm sau nữa đặc tánh ấy vẫn không thay  đổi Nhưng lúc nào loài hoa cũng tùy duyên, tùy hoàn cảnh, tùy môi trường khi thì sinh ra hoa Sen, khi thì sinh ra hoa Hồng, hoa Lan, hoa Huệ, khi nào phải phô bày màu trắng, màu cam, màu hồng ...vàng, đỏ tất cả màu sắc không thiếu màu nào mà thế  gian chưa ai có thể pha màu chính xác như thiên nhiên được. 

Ngàn năm trước dù trong không gian nào, đặc tánh bất biến mà tùy duyên của loài hoa, của vạn pháp như thế nào thì ngàn năm sau dù ở không gian nào đặc tánh cũng như thế. Đó là chữ NHƯ của vạn pháp. 

Chữ Như hàm ý bình đẳng, vô phân biệt, nhứt như, như thật và trong câu NHƯ LAi TỨC LÀ NGHĨA NHƯ CỦA VẠN PHÁP,  thì Như Lai là bậc đã chứng nhập Chơn Như, lúc nào cũng hiển thị hai chữ NHƯ THẬT trong tư tưởng, lời nói và hành động. Là bậc thể hiện được các đặc tánh của Chơn Như, đặc tánh bất biến mà tùy duyên, thường hằng mà năng sanh. 

Cũng như từ lâu Tôi cũng được học rằng: Các Đức Như Lai đều có cùng thọ  mạng vô lượng,  vô lượng công đức, đều nói pháp Nhất Thừa, các Ngài đều như một, không khác, vì các Ngài đã Phản Bổn Hoàn Nguyên, đã hòa nhập bản  thể nhất như ... 

Phản bổn hoàn nguyên là cứu cánh của người tu Phật, sau khi đã quán chiếu thấy được các tướng trạng của các pháp đều đồng một thể tánh, thấy được Tướng Tánh viên dung, nhứt như,  nghĩa là trong sai biệt thấy được bình đẳng, trong bình đẳng vẫn còn sai biệt. Và vì thế Phật mới bảo với Ngài Tu Bồ Đề rằng "Như Lai là nghĩa Như của vạn pháp " .

Thật là một  điều vui mừng của tôi khi đọc lại lời luận giải này và kính xin tri ân Thầy Thích Nguyên Tạng đã giúp tôi và các bạn đọc được nghe, họa bài thơ tuyệt diệu “Ngắm Hoa” của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống, để có tâm trạng hoan hỷ và vui mừng khi được biết thêm rằng, dù ngay trong thời Mạt Pháp nếu ai cố gắng tu tập rốt ráo cũng sẽ được giải thoát, cũng sẽ có chứng đắc, "dù chứng đắc không phải là chứng đắc ... mà tạm gọi là chứng đắc vậy thôi". Kính mong được trình bày với ý nghĩ thô thiển của một người vừa được ân phước tìm hiểu về Đạo trong những năm tháng cuối đời ...

 

Nam Mô A Di Đà Phật.

Đệ tử Huệ Hương  

24/10/2018 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/10/2010(Xem: 3602)
1. Do đâu mà có Thiền Minh Sát? Thiền Minh Sát là một loại thiền căn bản và chính yếu của Phật Giáo Nguyên Thủy. 2. Vipassana nghĩa là gì? Chữ "Vipassana" được chia làm hai phần "Vi" có nghĩa là "bằng nhiều cách" và "Passana" có nghĩa là "nhìn thấy". Vậy "Vipassana" có nghĩa là thấy được bằng nhiều cách khác nhau. (Minh sát).
08/10/2010(Xem: 3600)
Dĩ nhiên chẳng ai muốn đau khổ và mọi người đều cố gắng tìm kiếm hạnh phúc. Khắp nơi trên thế giới nhân loại đang tìm đủ cách để ngăn ngừa hoặc làm vơi đi nỗi đau khổ và tạo an vui hạnh phúc. Tuy nhiên mục đích chính yếu của họ chỉ nhằm tạo hạnh phúc thể chất bằng phương tiện vật chất. Thật ra, hạnh phúc hay không đều do ở tâm của chúng ta. Vậy mà rất ít người nghĩ đến vấn đề phát triển tinh thần. Những người muốn rèn luyện tinh thần lại càng hiếm hoi hơn nữa.
06/10/2010(Xem: 3356)
Có nhiều cách thức để chúng ta tiếp cận với kinh điển. Chúng ta đọc kinh như một tác phẩm văn học để tìm ra những biểu hiện thẩm mỹ của nội dung tư tưởng, hay đọc kinh để hiểu những phạm trù triết học, những tư tưởng ẩn áo mà kinh hàm chứa, v.v… Cách thức nào không quan trọng. Song, một điều mà người học Phật cần phải lưu ý là cái chân lý thường nghiệm thì phi ngôn thuyết; nó có được do sự kinh nghiệm của mỗi ngư
28/09/2010(Xem: 6465)
Bản thân sự đau đớn nơi thân không là yếu tố quyết định duy nhất cho việc có sức khỏe hay không, thậm chí kinh nghiệm vui sướng, do bản chất vô thường...
28/09/2010(Xem: 6436)
Trong khi các luận sư của Hoa nghiêm tông vận dụng những lối trực chỉ của Thiền theo cách riêng của họ, các Thiền sư được lôi cuốn đến nền triết học tương tức tương nhập...
21/09/2010(Xem: 7159)
Đây là bản dịch mới của bài KinhĀnāpānasatisuttamthuộc Tạng Kinh, Trung Bộ, tập III, bài 118. Căn cứ theovăn tự, bản dịch này trình bày một số điểm xét ra có phần khác biệt so với cácbản dịch trước đây. Những điểm này chủ yếu được trình bày ở phần cước chú.
16/09/2010(Xem: 6292)
Khi Thiền sư Thích Nhất Hạnh – năm nay đã 86 tuổi – được giới thiệu trước công chúng tại quảng trường Copley vào chiều Chủ nhật, Thầy bắt đầu bằng hành động ngồi yên và không nói gì trong suốt 25 phút.
16/09/2010(Xem: 9262)
Chúng ta tiếp nhận huyết thống, gốc rễ từ Tổ tiên, nhưng nếu không có Ông Bà, Cha Mẹ sinh đẻ, nuôi nấng thì không có chúng ta hôm nay, nên phận làm con cần phải biết về danh tánh, gia phả, giòng họ và nơi sinh cơ lập nghiệp của Tổ tiên mình. Đối với người Phật Tử cũng vậy. Đức Phật thị hiện tại thế gian để khai thị chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật, nhưng nếu không có Thầy, Tổ truyền đăng tục diệm, truyền giới, truyền pháp thì mạng mạch Phật pháp không thể tồn tại cho đến hôm nay.
04/09/2010(Xem: 5406)
Hai truyền thống của Nam và Bắc truyền đều thừa nhận rằng, vào thời hoàng kim Phật giáo, mười ba năm đầu trong Tăng đoàn không có giới luật, nhưng sau đó sự lớn mạnh của Tăng đoàn, sự khác biệt về nhận thức nên đức Phật đã chế ra giới luật để “phòng hộ các căn” nhằm giúp cho mỗi thành viên trong Tăng đoàn được thanh tịnh và giả thoát. Thiết nghĩ, Bát kỉnh pháp cũng không ngoài những thiện ý đó!
28/08/2010(Xem: 4673)
Hoàng tử Bồ-Đề-Đa-La thả lỏng giây cương. Con bạch mã thong dong bước qua cổng hoàng thành, đi về phía hoàng cung. Đám lính lệ cúi rạp, đỡ hoàng-tử xuống ngựa. Khi hoàng-tử bước vào sân rồng thì đã thấy phụ hoàng là vua Hương Chí, hai hoàng huynh là hoàng-tử Nguyệt-Tịnh-Đa-La và Công-Đức-Đa-La đang cung kính tiếp chuyện một vị tăng. Hoàng-tử Bồ-Đề-Đa-La vội quỳ xuống đảnh lễ. Vua Hương Chí nói: - Đây là Tổ Bát-Nhã-Đa-La mà cha cung thỉnh tới để được cúng dường ngài.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567