DUY THỨC HỌC
Tuệ Quang
Huyền-Cơ Phật-Học-Viện
---o0o---
PHẦN THỨ MƯỜI
THỨC THỨ BẢY
ĐOẠN I
TƯỚNG NĂNG-BIẾN THỨ HAI
Hỏi :
- Cái tướng năng-biến thứ hai thế nào ?
Đáp : (bài tụng).
1)“Tướng năng-biến thứ hai, cái thức ấy gọi là mạt-na.”
2)“Nương noi thức thứ támchuyển, và duyên nơi thức đó.”
3)“Tư-lương làm tính-tướng.”
4)“Thường chung vói 4 phiền-não : ngã-si, nhã-kiến, ngã-mạn, ngã-ái.”
Ngoài ra, thức này còn tương-ưng với các tâm-sở, như: xúc, tác-ý v.v.
5)Nhiếp về hữu-phú vô-ký.
6)Buộc theo chỗ sở-sinh1.
7)Khi chứng A-la-hán, hay vào diệt-tận-định, hay vào đạo xuất-thế thì không còn thức này.
ĐOẠN II
MẠT-NA : TƯ-LƯƠNG
Sau năng-biến thức-dị-thục, nên nói về các năng-biến tư-lương.
Cái thức đó, về thánh-giáo riêng nói tên là “MẠT-NA”, HẰNG THAM TƯ-LƯƠNG hơn các thức khác.
Các thánh-giáo e nó lạm với đệ-lục ý-thức nên đối với thức thứ bảy chỉ đặt tên là “Ý” .
(1) Sinh đâu có nó đấy
*
* *
ĐOẠN III
SỞ-Y
Nương nơichuyển là : cái chỗ sở-y1ấy, tức là cái năng-biến thức đầu (A-lại-da) .
Phật nói : - Cái thức đó nương noi tạng-thức.
Thức thứ bảy có chỗ nương, đó là thức thứ tám. Nếu không tạng-thức, quyết-định chẳng (khởi) chuyển.
Như bài kệ nói :
- A-lại-da làm chỗ nương nên có mạt-na chuyển. Nương các thức thứ tám và thứ bảy, các thức khác khởi.
A-lại-da thức đều có sở-y, cũng chỉ một thứ đó là thức thứ bảy. Nếu không thức đó quyết định chẳng chuyển.
Tạng-thức hằng với Mạt-na chung thời chuyển2. Tạng thức hằng nương Mạt-na.
ĐOẠN IV
SỞ-DUYÊN
Hỏi :
Sở-duyên của thức này thế nào ?
Đáp :
- Thánh-giáo nói thức đó duyên nơi tạng-thức.
Cái ý ấy chỉ duyên với kiến-phần của tạng-thức. Tạng-thức từ vô-thuỷ đến nay, một loại nối luôn, in tuồng thuần nhất, hằng làm chỗ sở-y của các pháp.
Thức thứ bảy chỉ chấp-thức thứ tám làm nội ngã của mình.
(1)Bị nương
(2)Hai thức nương nhau. Sáu thức trước nương hai thức này
ĐOẠN V
TU-LƯƠNG LÀM TÍNH-TƯỚNG
Thức thứ bảy lấy tư-lương làm tính-các riêng. Cũng lấy tư-lương1làm hành-tướng2.
Thẩm3tư-lương, nên gọi là Mạt-na.
Khi còn là chúng-sinh, chưa chứng, và chưa chuyển-y, thức này hằng-thẩm-tư-lương chấp ngã tướng. Khi đã chứng, đã chuyển-y, cùng hằng thẩm-tư-lương vô-ngã-tướng.
BÌNH-LUẬN
Đoạn này quan-hệ cho sự tu-học của ta.Thức thứ bảy luôn-luôn chấp-ngã. Nó luôn-luôn xét-nét, so-sánh.
Khi chứng quả A-la-hán, ta mới thoát khỏi bị nó chấp-ngã.
Vậy khi ta còn là chúng-sinh đây, thức này hoành hành ghê-gớm.Ta là nô-lệ cho nó.
Nó là thù-địch của ta.
Bao nhiêu tính-toán nhỏ-nhen, bao phân-biệt mình người, bao mánh-lới do lòng ích-kỷ súi-dục, đều do thức này.
Vậy ai bảo : - Tôi không ích-kỹ, tôi không chấp có tôi.
Người đó không hiểu duy-thức, không hiểu tâm-ý mình.
Vậy ta phải tìm cách giải-thoát khỏi vòng nô-lệ của thức này.
Phật dạy ta đối-trị với têm-bệnh nặng của ta.
Phật-pháp dạy ta giải-thoát khỏi ngã-chấp và pháp-chấp.
(1)Suy-nghĩ, đo lường.
(2)Trạng-thái, hành-động.
(3)Xét-nét
ĐOẠN VI
TƯƠNG-ƯNG VỚI TÂM-SỞ
Hỏi :
Ý với mấy tâm-sở tương-ưng.
Đáp :
Thường với 4 phiền-não chung có :
Từ vô-thủy đến vị chưa chuyển-y, tức là khi còn là chúng-sinh, cái ý này xoay-vần thường dyuyên nơi tang-thức, với 4 căn-bản1phiền-não tương-ưng.
Đó là :
1)NGÃ-SI : Vô-minh, mê nơi ngã-tướng và lý vô ngã.
2)NGÃ-MẠN : Kiêu-ngạo. Ỷ cái chấp-ngã. Khiến nâng cao tâm lên.
3)NGÃ-ÁI : Tham cái ngã. Đối với cái sở-chấp-ngã, rất sinh tham-đắm, và tỏ rằng mạn-ái chung cả kiến-mạn2.
4)NGÃ-KIẾN : Ngã-chấp3. Đối với chẳng phải ngã-pháp4, hư-vọng chấp làm ngã.
Bốn thứ này thương khởi, khuấy-đục dội-tâm, khiến chuyển-thức ngoài hằng thành tạp-nhiễm. Chúng hữu-tình do đó sinh-tử luân-hồi, không thể xuất-ly, nên gọi là phiên-não.
*
* *
Về cái vị đã chuyển-y, chỉ với 21 tâm-sở chung khởi :
Đó là :
1)5 biến-hành
2)5 biệt-cảnh.
3)11 thiện.
Như đệ-bát-thức, về cái vị đã chuyển-y, chỉ chung với xả-thụ, vì bởi xoay-vần chuyển. Hằn đối với cảnh sở-duyên bình-đẳng chuyển.
(1)
(2)Kiêu về học-hỏi v.v…
(3)Nắm lấy cái đó, thấy có ta.
(4)A-lại-da không phải ngã, lại chấp là ngã.
BÌNH-LUẬN
Đây là phần quan-trọng mà ta cần ghi-nhớ. Khi còn là chúng-sinh, tức là chưa vượt được sinh-tử luân-hồi, thức thứ bảy từ vô-thủy đến nay vẫn chung-khởi với bốn phiền-não căn-bản, đó là ngã-si, ngã-ái, ngã-mạn, ngã-kiến.
Chỉ biết có mình, chỉ yêu có ta, kiêu-ngạo vì ta đẹp, ta hay, ta hơn người, chỉ thấy có mình.
Đó là cái tật của chúng-sinh.
Đó là cái tật của loài người.
Đó là cái tật của chúng ta.
Bệnh này rất nặng, nó ăn sâu, mọc rễ trong tâm-hôn ta từ bao kiếp, thành thói quen lâu đời.
Nó làm ta mờ mắt, không thể khách-quan mà xét mình, xét người.
Vì thế mà ta bị luân-hồi sinh-tử.
Vì thế mà ta đau khổ.
Vì thế mà ta không giải-thoát được, cứ bám chặt lấy thân, lấy cảnh, như con ốc bám vỏ ốc, con rùa bám mai rùa.Vì thế mà lòng ta thường bị quấy-đục.
Các chuyển-thức như lục-thức đều bị tạp nhiễm, không trong-sạch được.
Biết như thế, ta không còn mờ-tối, ta sáng-suốt nhận lấy bệnh ta. Và nay tìm phương đối-trị, tìm phương giải-thoát chứ không bám-chấp nữa.
Mỗi khi ngã-si, ngã-ái, ngã-mạn, ngã-kiến khởi lên, ta nhận thấy liền, và ta sáng suốt, không a-dua theo nữa.
Khi đã tu-chứng, đã chuyển được thức thứ bảy, nó chỉ chung với 21 tâm-sở là 5 biến-hành, 5 biệt-cảnh, 11 thiện. Và chỉ chung với xả-thụ.
*
* *
Ngoài 4 phiền-não trên, thức thứ bảy khi còn là chúng-sinh, cũng tương-ưng với 5 biến hành và các tùy phiền não v.v… Nhưng không thường khởi.
*
* *
ĐOẠN VII
NHIẾP VỀ HỮU-PHÚ, VÔ-KÝ
Hỏi :
- Mạt-na tâm-sở nhiếp về tính gì ?
Đáp :
- Nhiếp về hữu-phú vô-ký.
Hữu-phú : Ý này tương-ưng vói 4 phiền-não, là nhiễm-pháp. Che mất tự-tâm, chướng-ngại thánh đạo.
Vô-ký : Chẳng phải thiện và bất-thiện.
ĐOẠN VIII
BUỘC THEO CHỖ SỞ-SINH
Hỏi :
- Mạt-na bị buộc vễ chỗ nào ?
Đáp :
Nó bị buộc theo những chỗ mình sinh ra1. Nếu sinh cõi dục, các tâm-sở tương-ưng với Mạt-na hiện-hành, liên buộc trong cõi dục.
Xoay-vần hằng duyên tạng-thức, nắm làm nội-ngã, ngay chỗ mình sinh.
ĐOẠN IX
XẢ
Hỏi :
- Cái ý nhiễm-ô ấy, vô-thủy nối luôn, vị nào dứt trọn, hoặc tạm-dứt ?
Đáp :
- A-lại-hán, diệt-tận-định, xuất-thế-đạo không có.
Từ A-la-hán trở lên các cảnh-giới bồ-tát, chủng-tử và hiện-hành của ý nhiễmđều hoàn-toàn đoạn-diệt, nên nói không có.
Về hữu-học diệt-tận-định và xuất-thế-đạo đều tạm-thời dẹp, chưa dứt, nên nói không có.
ĐOẠN X
SAO BIẾT THỨC NÀY CÓ ?
Hỏi :
- Sao lại biết cái thức thứ bảy ấy, xa-lìa nhãn-thức v.v… có tự-thể riêng ?
Đáp :
- Bởi vì thánh-giáo, chính-lý làm định-lượng.
Trong các kinh, Phật có nói : “Tâm, Ý, Thức”, ba thứ khác nhau.
1)Tâm : tập-khởi, tức là thức thứ tám nhóm chủng-tử các pháp, khởi ra các pháp.
2)Ý : tu-lương, thức thứ bảy duyên tạng-thức v.v… hằng-thẩm-tư-lương làm ngã.
Thức : liễu-biệt, sáu thức liễu-biệt 6 biệt-cảnh thô động, gián-đoạn, chuyển.
---o0o---
---o0o---