- Phần mở đầu
- 1. Kinh Pháp môn căn bản (a)
- 2. Kinh Tất cả lậu hoặc
- 3. Kinh Thừa tự Pháp
- 4. Kinh Sợ hãi và khiếp đảm
- 5. Kinh Không uế nhiễm
- 6. Kinh Ước nguyện
- 7. Kinh Ví dụ tấm vải
- 8. Kinh Đoạn giảm
- 9. Kinh Chánh tri kiến
- 10. Kinh Niệm xứ
- 11. Tiểu kinh Sư tử hống
- 12. Đại kinh Sư tử hống
- 13. Đại kinh Khổ uẩn
- 14. Tiểu kinh Khổ uẩn
- 15. Kinh Tư lượng
- 16. Kinh Tâm hoang vu
- 17. Kinh Khu rừng
- 18. Kinh Mật hoàn
- 19. Kinh Song tầm
- 20. Kinh An trú tầm
- 21. Kinh Ví dụ cái cưa
- 22. Kinh Ví dụ con rắn
- 23. Kinh Gò mối
- 24. Kinh Trạm xe
- 25. Kinh Bẫy mồi
- 26. Kinh Thánh cầu
- 27. Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
- 28. Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
- 29. Đại kinh Ví dụ lõi cây
- 30. Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
- 31. Tiểu kinh Khu rừng sừng bò
- 32. Đại kinh Khu rừng sừng bò
- 33. Đại kinh Người chăn bò
- 34. Tiểu kinh Người chăn bò
- 35. Tiểu kinh Saccaka
- 36. Đại kinh Saccaka
- 37. Tiểu kinh Đoạn tận ái
- 38. Đại kinh Đoạn tận ái
- 39. Đại kinh Xóm ngựa
- 40. Tiểu kinh Xóm ngựa
- 41. Kinh Saleyyaka
- 42. Kinh Veranjaka
- 43. Đại kinh Phương quảng
- 44. Tiểu kinh Phương quảng
- 45. Tiểu kinh Pháp hành
- 46. Đại kinh Pháp hành
- 47. Kinh Tư sát
- 48. Kinh Kosampiya
- 49. Kinh Phạm thiên cầu thỉnh
- 50. Kinh Hàng ma
- 51. Kinh Kandaraka
- 52. Kinh Bát thành
- 53. Kinh Hữu học
- 54. Kinh Potaliya
- 55. Kinh Jivaka
- 56. Kinh Ưu-ba-ly
- 57. Kinh Hạnh con chó
- 58. Kinh Vương tử Vô-úy
- 59. Kinh Nhiều cảm thọ
- 60. Kinh Không gì chuyển hướng
- 61. Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Am-bà-la
- 62. Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
- 63. Tiểu kinh Malunkyaputta
- 64. Đại kinh Malunkyaputta
- 65. Kinh Bhaddali
- 66. Kinh Ví dụ con chim cáy
- 67. Kinh Catuma
- 68. Kinh Nalakapana
- 69. Kinh Gulissani
- 70. Kinh Kitagiri
- 71. Kinh Vacchagotta về Tam minh
- 72. Kinh Vacchagotta về lửa
- 73. Đại kinh Vacchagotta
- 74. Kinh Trường Trảo
- 75. Kinh Magandiya (a)
- 76. Kinh Sandaka
- 77. Đại kinh Sakuludayi
- 78. Kinh Samanamandika
- 79. Tiểu kinh Sakuludayi
- 80. Kinh Vekhanassa
- 81. Kinh Ghatikara
- 82. Kinh Ratthapala
- 83. Kinh Makhadeva
- 84. Kinh Madhura
- 85. Kinh Vương tử Bồ-đề
- 86. Kinh Angulimala
- 87. Kinh Ái sanh
- 88. Kinh Bahitika
- 89. Kinh Pháp trang nghiêm
- 90. Kinh Kannakatthala
- 91. Kinh Brahmayu
- 92. Kinh Sela
- 93. Kinh Assalayana
- 94. Kinh Ghotamukha
- 95. Kinh Canki
- 96. Kinh Esukari
- 97. Kinh Dhananjani
- 98. Kinh Vasettha
- 99. Kinh Subha
- 100. Kinh Sangarava
- 101. Kinh Devadaha
- 102. Kinh Năm Ba
- 103. Kinh Như Thế Nào
- 104. Kinh Làng Sama
- 105. Kinh Làng Sama
- 106. Kinh Bất Động Lợi Ích
- 107. Kinh Ganaka Moggallana
- 108. Kinh Gopaka Moggakamma
- 109. Đại Kinh Mãn Nguyệt
- 110. Tiểu Kinh Mãn Nguyệt
- 111. Kinh Bất Đoạn
- 112. Kinh Sáu Thanh Tịnh
- 113. Kinh Chân Nhân
- 114. Kinh Nên Hành Trì Không Nên Hành Trì
- 115. Kinh Đa Giới
- 116. Kinh Thôn Tiên
- 117. Đại Kinh Bốn Mươi
- 118. Kinh Nhập Tức Xuất Tức Niệm
- 119. Kinh Thân Hành Niệm
- 120. Kinh Hành Sanh
Kinh Trung Bộ
20. Kinh An Trú Tầm
Nguồn: Hòa Thượng Thích Minh Châu
Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn trú ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Độc). Tại đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Chư Tỷ-kheo". - "Thưa vâng, bạch Thế Tôn", các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:
– Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo muốn thực tu tăng thượng tâm cần phải thường thường tác ý năm tướng. Thế nào là năm? Ở đây, Tỷ-kheo y cứ tướng nào, tác ý tướng nào, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si sanh khởi, thời này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải tác ý một tướng khác liên hệ đến thiện không phải tướng kia. Nhờ tác ý một tướng khác liên hệ đến thiện, không phải tướng kia, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh. Chư Tỷ-kheo, ví như một người thợ mộc thiện xảo hay đệ tử một người thợ mộc, dùng một cái nêm nhỏ đánh bật ra, đánh tung ra, đánh văng ra một cái nêm khác; chư Tỷ-kheo, cũng vậy, khi một Tỷ-kheo y cứ một tướng nào, tác ý một tướng nào, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si sanh khởi, thời này chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải tác ý một tướng khác liên hệ đến thiện, không phải tướng kia. Nhờ tác ý một tướng khác liên hệ đến thiện, khác với tướng kia, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ấy khi tác ý một tướng khác với tướng kia, liên hệ đến thiện, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si vẫn khởi lên, thời này chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải quán sát các nguy hiểm của những tầm ấy: "Đây là những tầm bất thiện, đây là những tầm có tội, đây là những tầm có khổ báo". Nhờ quán sát các nguy hiểm của những tầm ấy, các bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh. Chư Tỷ-kheo, ví như một người đàn bà hay người đàn ông trẻ tuổi, trong tuổi thanh xuân, tánh ưa trang sức nếu một xác rắn, hay xác chó, hay xác người được quàng vào cổ, người ấy phải lo âu, xấu hổ, ghê tởm. Chư Tỷ-kheo, cũng vậy, nếu Tỷ-kheo ấy nhờ quán sát... nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ấy trong khi quán sát các nguy hiểm của những tầm ấy, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si vẫn khởi lên, thời này chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải không ức niệm, không tác ý những tầm ấy. Nhờ không ức niệm, không tác ý các tầm ấy, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh. Chư Tỷ-kheo, ví như một người có mắt, không muốn thấy các sắc pháp nằm trong tầm mắt của mình, người ấy nhắm mắt lại hay ngó qua một bên. Chư Tỷ-kheo, cũng vậy, nếu Tỷ-kheo ấy, trong khi không ức niệm, không tác ý... được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ấy trong khi không ức niệm, không tác ý các tầm ấy, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si vẫn khởi lên. Chư Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo ấy cần phải tác ý đến hành tướng các tầm và sự an trú các tầm ấy. Nhờ tác ý đến hành tướng các tầm và sự an trú các tầm ấy, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục... được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh. Ví như một người đang đi mau, suy nghĩ: "Tại sao ta-lại đi mau? Ta hãy đi chậm lại". Trong khi đi chậm, người ấy suy nghĩ: "Tại sao ta-lại đi chậm? Ta hãy dừng lại". Trong khi dừng lại, người ấy suy nghĩ: "Tại sao Ta lại dừng lại? Ta hãy ngồi xuống". Trong khi ngồi, người ấy suy nghĩ: "Tại sao ta-lại ngồi? Ta hãy nằm xuống". Chư Tỷ-kheo, như vậy người ấy bỏ dần các cử chỉ thô cứng nhất và làm theo các cử chỉ tế nhị nhất. Chư Tỷ-kheo, cũng vậy, nếu Tỷ-kheo ấy tác ý đến... (như trên)... được an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ấy trong khi tác ý đến hành tướng các tầm và sự an trú các tâm, các ác, bất thiện tầm liên hệ... đến si vẫn khởi lên, thời chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy phải nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm. Nhờ nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục... liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong... được an trú, an tịnh nhất tâm, định tĩnh. Ví như một người lực sĩ nắm lấy đầu một người ốm yếu, hay nắm lấy vai, có thể chế ngự, nhiếp phục, và đánh bại. Chư Tỷ-kheo, cũng vậy, nếu Tỷ-kheo ấy trong khi tác ý hành tướng các tầm và sự an trú các tầm ấy, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si vẫn khởi lên, thời chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy phải nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm. Nhờ nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ trừ diệt chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo, trong khi y cứ tướng nào, tác ý tướng nào, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si sanh khởi. Tỷ-kheo ấy tác ý một tướng khác, liên hệ đến thiện, khác với tướng kia, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được diệt trừ, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
Tỷ-kheo ấy, nhờ quán sát sự nguy hiểm các tầm ấy, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
Tỷ-kheo ấy, nhờ không ức niệm, không tác ý các tầm ấy, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
Tỷ-kheo ấy tác ý hành tướng các tầm và an trú các tầm, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
Tỷ-kheo ấy nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.
Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là đã an trú trong đọa tầm pháp môn. Vị ấy có thể tác ý đến tầm nào vị ấy muốn, có thể không tác ý đến tầm nào vị ấy không muốn; vị ấy đã đoạn trừ khát ái, đã giải thoát các kiết sử, khéo chinh phục kiêu mạn, đã chấm dứt khổ đau.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.