Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần [01]

16/04/201314:27(Xem: 8876)
Phần [01]


Tủ sách Nghiên cứu Phật học

Giáo tài A Tỳ Ðàm

Hòa thượng Saddhammajotika

Tỳ kheo Giác Nguyên dịch Việt,
Sài gòn, 1989

---o0o---

Phần [01]

BỐN PHÁP PARAMATTHA (CHÂN ÐẾ)

Tattha vuttaabhidhammatthaa
Catudhaa paramatthato
Citta.m cetasikam ruupa.m
Nibbaanamiiti sabbathaa

Thích giải:

Tiếng Paramatthanếu đem chiết tự thì có 2 từ: Parama + attha: pháp mang tính chất chân như tuyệt đối, là pháp cơ bản (padhaana) cho tục đế, lại nữa, bản chất tột cùng của danh sắc là một pháp nghĩa tuyệt đối, nên gọi là paramattha. Bậc Ðạo Sư khi thuyết pháp độ đời, Ngài triển khai về 2 sự thật: sự thật của từ ngữ thông thường (sammutivohaara) và sự thật về bản thể (sabhaava).

Trong tạng kinh, Tạng Luật và bộ Puggalapa~n~natti (Nhân chế định),Ngài thuyết về sự thật thứ nhất. Trong 6 bộ Diệu pháp còn lại thì Ngài nhắm vào sự thật bản thể như trong bộ chú giải Manosathapaara.niicũng có nói:

Duve saccaani akkhaasi
Sambuddho vadata.m varo
Sammuti.m paramattha~nca
Tatiya.m mupalabhati.

"Ðức Chánh Giác, bậc tối thượng giữa các hàng trí nhân chỉ nói pháp theo 2 sự thật: tục đế và chân đế , chớ không nói tới sự thật nào khác"

Sở dĩ bậc Ðạo Sư thuyết pháp theo 2 sự thật như vậy vì muốn đem lại lợi ích cho chúng sanh có những người tuy hữu duyên (veneyyasatta) nhưng chưa từng được nghe về pháp chân đề trong thời Phật quá khứ ; nên muốn độ họ, Ngài phải nói về sự thật thông thường trước đã rồi sau cùng mới hướng dẫn họ tiến tới trình độ trí tuệ về pháp chân đế. Còn đối với những chúng sanh đã có sẳn vốn liếng trí tuệ về lý chân đế từ đời quá khứ thì ngài mới trực tiếp đem lý chân đế giảng cho họ nói tóm lại, dầu nói pháp cách nào đi nữa Ngài cũng luôn nhắm đến lợi ích cho đời.

Trong tục đế lại có 2 khía cạnh nữa: tục đế theo ngôn từ Chư Phật (như trong 2 tạng kinh, luật, puggalapa~n~natti) và tục đế theo đời thường. Hể còn là ngôn từ tục đế thì dầu có được xem là chân ngôn cũng chỉ "chân" theo phương diện tục đế bởi nếu xét theo khía cạnh bản thể (sabhaava) thì đó không còn là như thật nữa, có "thật" chăng cũng chỉ là không phải vọng ngữ thôi. Còn lý chân đế thì quả thật là như chân bởi nó là thực tại, là bản chất tuyệt cùng của danh sắc như vậy từ ngữ tục đế dầu của chư Phật hay của người đời cũng không là vọng ngữ bởi đó chỉ là phương tiện như trong Anguttaranikaaya- atthakathaa (Chú giải Tăng chi)có nói:

Tasmaa vohaanakusalassa
Lokanaathassa jantuno
Sammuti.m vohanantassa
Musaavaado na jaayati

"Chính vì những lý do vừa nêu trên nên trong khi Ðức Phật nói pháp theo từ ngữ tục đế không phải là nói dối"

Tục đế có 2 như đã nói, còn chân đế (paramatthasacca) cũng có 2:

a) Sabhaavasacca: bản tướng như chân của danh sắc (sabhaavalakkhana) như pháp thiện, bất thiện ...
b) Ariyasacca: Chỉ cho 4 Thánh đế Khổ, Tập, Diệt, Ðạo.

CITTA-PARAMATTHA (TÂM VƯƠNG)

Bây giờ giải về chi pháp thứ nhất của 4 pháp chân đế, đó là Tâm. Tâm là cái biết cảnh (aaramma.navijaananalakkha.na). Sau đây là một vài câu giải tự về tiếng Citta(tâm):

- Aaram.na.m cintetiiti citta.m: tư duy cảnh nên gọi là tâm.
- Cintenti sampayuttadhammaa etenaati citta.m: các pháp tương ưng tức là các sở hữu đồng sanh nhờ cái này mà biết cảnh nên cái này được gọi là tâm.
- Cintanamatta.m citta.m:chính cái biết, cái suy nghĩ là tâm vậy.
- Cittì karotiiti citta.m:pháp thực tính nào làm cho đời sống chúng sanh trở nên đa dạng thì cái đó là tâm.

Kể cả những vật vô tri (ajiivita) cũng do năng lực của tâm chúng sanh mà trở nên đa dạng rắc rối. Sở dĩ các chúng sanh được xem là đa dạng phức tạp là do chủng loại đa dạng, đa dạng là do sở hành, hạnh nghiệp sai biệt; sở hành sai biệt là do tham ái sai biệt, tham ái sai biệt là do tưởng sai biệt, tưởng sai biệt là do tâm sai biệt. Như trong paramatthadiipaniighi rằng:

"Cittavicittataaya sa~n~naavicittaa, sa~n~naavicittataaya ta.nhaavicittataaya kammaani vicittaani, kammavicittataaya yoniso vicittaa yonivicittataaya tesa.mtiracchaanagataana.m vicittatà veditabbaa!"

Nói tóm lại bản thể của tâm gồm có 3 khía cạnh.

1) Chính nó có bản chất biết cảnh.
2) Nó làm nhân cho các sở hữu cùng biết cảnh như nó.
3) Nó làm cho các sinh vật (jiivita) và các vật vô tri (ajiivita) trở nên sai biệt đa dạng.

Ðức Thế Tôn và các vị Chú Giải Sư đã nói về nhiều khía cạnh đặc biệt của tâm nhưng ở đây chỉ trích đoạn một câu Phật ngôn trong Sa.myutta-nikaaya(Tương Ưng Bộ):

Di.t.tham vo bhikkhave cara.na.m naama cittanti? Ta.m bhante. Ta.m pi kho bhikkhave carana.m citta.m cittena cintitanti tenaapi kho bhikkhave cara.nena cittena citta~n~neva cittataranti, nàha.m bhikkhave a~n~na.m ekanikaayampi samanupassaami ya.m eva.m citta.m yathayida.m bhikkhave tiracchaanagataa paanaa te pi kho bhikkhave tiracchaanagataa paa.naa cittena cittigataa, tehi pi kho bhikkhave tiracchaanagatehi paa.nehi citta~n~neva cittatananti.

" Này các tỳ kheo! Có bao giờ các ngươi nhìn thấy bức họa nào chưa? Thưa có ạ - Này các Tỳ kheo, cho đến ngay cả bức tranh đó nếu nó có cái gì phức tạp, sai biệt trong ấy cũng là do tâm sáng tác nên. Này các Tỳ kheo, tâm là cái phức tạp, đa dạng hơn cả bức tranh phức tạp đó nữa. Này các Tỳ kheo, trong tất cả các chúng sanh trên đời, ta chưa thấy một sanh loài nào phức tạp, sai biệt, đa dạng như loài bàng sanh cả, mà tất cả những cái phức tạp đó đều do tâm mà ra, chính tâm tạo ra cái sai biệt, đa dạng đó, này các Tỳ kheo, tâm còn phức tạp hơn cả các loài bàng sanh"

Trong một chỗ khác, cũng ở Sa.my.Ðức Phật dạy:

Cittena niiyate loko
Cittena parikassati
Cittassa ekadhammassa
Sabbeva vasamanvaguu

"Thế gian này được tâm dắt đi siêu đọa, tất cả chúng sanh đều đi theo quyền lực của cái tâm".

Trong Atthakathaa của Sutta-nipaata (Kinh tập)có ghi rằng:

Cittanaanattamaagamma
Naanatta.m hoti vaayuno
Vaayunaamattato naanaa
Hoti kaayassa i~njanaa

"Chính vì tâm luôn phức tạp đa dạng nên có các oai nghi cử động phức tạp. Chính nhờ có các oai nghi đó mà thân thể mới cử động được".

Và trong Vibhaavaniitikaacòn ghi như sau:

Vicittakara.naa citta.m
Attano cittataaya vaa
Cittakammakilesehi
Citta.m taayati vaa tathaa
Cinoti attasantaana.m
Vicittaarammananti ca

"Gọi là tâm vì nó tạo ra sự sai biệt đa dạng (ở đây chỉ cho 32 tâm quả), hay gọi là tâm vì bản chất của chính nó là đa phức tạp, sai biệt (ở đây chỉ cho cả 89 tâm). Tâm quả (vipaakacitta) được gọi là tâm vì nó do thiện nghiệp, ác nghiệp và phiền não tác tạo hay nói cách khác, tâm quả được gọi là tâm vì nó có chức năng bảo vệ thân thể, môi trường hành động của các nghiệp thiện ác và phiền não. Thức nào luôn tác động cho các uẩn nối tiếp nhau sanh khởi liên tục thức ấy được gọi là tâm (ở đây chỉ cho các tâm đổng lực bất thiện và thiện hiệp thế). Một lý khác, thức nào tự mình nối nhau sanh khởi liên tục, thức ấy được gọi là tâm (ở đây chỉ cho 47 đổng lực hiệp thế những tâm mà làm cố hưởng duyên - aasevanapaccayađược). Thức nào có cảnh phức tạp, sai biệt, đa dạng thì thức ấy được gọi là tâm (ở đây chỉ cho cả 89 tâm)".

Sự biến diệt của tâm vô cùng mau lẹ, như bậc Ðạo Sư đã thuyết trong Angutta. (Tăng chi) :

Yaava~nciday bhikkhave upamaa pi na sukaraa yaava lahuparivatta.m citta.m.

"Này các Tỳ kheo, tâm này sanh diệt cực kỳ mau lẹ, rất khó mà tìm được ví dụ nào để diễn tả sự mau lẹ đó được. "

CETASIKA-PARAMATTHA (TÂM SỞ HỮU )

Tiếp theo là giải về sở hữu tâm sở hữu tâm nào là pháp nương nơi tâm mà sanh khởi (cittanissitatalakkhana.m). Trường hợp sở hữu tâm nương tâm để sanh khởi không giống như trường hợp cây cối nương mặt đất mọc lên, bời vì trong trường hợp đó mặt đất là cứ điểm nâng đỡ (aadhaarathaa.na) còn cây là cái được nâng đỡ (aadheyya). Còn vai trò tâm và sở hữu đối với nhau thì tâm là nissaya(năng y), sở hữu là nissita(sở y) giống như ông thầy với người học trò. Sở dĩ nói như vậy là vì sở hữu mà biết được cảnh cũng nhờ nương vào tâm, bỏ tâm ra, sở hữu không làm được cái việc biết cảnh nên nó bắt buộc phải nương vào tâm để sanh ra. Chính vì vậy ta có thể nói rằng sở hữu là cái sinh khởi trong tâm hay phải thường xuyên cấu hợp với tâm, như các câu giải tự sau đây của các bậc Ðại Sư tiền bối:

- Cetasi bhava.m cetasika.m.(Sanh ra trong tâm nên gọi là sở hữu tâm)
- Cetasi nitutta.m cetasika.m(Thường xuyên quan hệ trong tâm nên gọi là sở hữu tâm).

MỐI TƯƠNG HỆ GIỮA TÂM SỞ HỮU VÀ CẢNH

Sự tương quan tương hệ giữa 3 pháp nầy được ví dụ như một phòng vẽ vậy. Trong sự phối hợp đó, tâm giống như nước pha màu, sở hữu giống như màu còn cảnh dù vô tri hay hữu thức sinh vật hay vô sinh vật (jiivita hay ajiivita) thì cũng giống như tấm vải (hay tờ giấy để vẽ), 6 môn (nhãn, nhĩ ...) thì giống như cây cọ vẽ, còn các chúng sanh thì giống như người họa sĩ.

RUUPA-PARAMATTHA (SẮC)

Sắc là cái luôn biến diệt thay đổi (ruppanalakkha.na.m) trong môi trường thiếu điều kiện mà ta gọi là virodhapaccaya(điều kiện xung khắc) như những lúc nóng lạnh, bệnh hoạn, đói khát, gió nắng, ruồi muổi ... có câu giải tự về tiếng Ruupa(sắc) rằng:

- Siitu.nhaadivirodhipaccayehi ruppatiiti: ruupa.m(bị thay đổi vì những điều kiện khắc nghiệt như đã kể gọi là sắc).

NIBBAANA-PARAMATTHA (NÍP-BÀN)

Níp-bàn là pháp tịch tịnh đối với 5 uẩn (santilakkha.na). Sở dĩ nói như vậy và Níp-bàn là cái đã tách rời tham ái mọi cách dứt khoát. Một khi vị La Hán đã viên tịch (khandhaparinibbaana) thì mọi nỗi khổ luân hồi như sanh lão tử ... cũng vĩnh viễn chấm dứt. Như các câu giải tự sau đây:

-Vaanato nikkhantanti nibbaana.m(Níp-bàn là cái thoát ngoài ái thúc phược).

- Nibbaayanti sabbe va.t.tadukkhasantaapaa etasminti nibbaana.m(Níp-bàn là pháp mà trong đó hoàn toàn giải thoát mọi bức nhiệt đau khổ luân hồi).

- Nibbaayanti ariyajanaa etasminti nibbaanam(Níp-bàn là điểm mà chư Thánh nhân viên tịch đối với các khổ).

Ở đây từ Nibbaananếu đem chiết tự thì có 2 tiếng.

Ni: ra khỏi, vượt ngoài, giải thoát.
Vaana: ta.nhaa(tham ái)

Vậy Nivaanalà ra khỏi tham ái. Mà theo văn phạm Paalikhi ghép từ như vậy, phụ âm V sẽ được tăng cường và dĩ nhiên nó phải biến dạng mới phát âm được, vậy 2 chữ V sẽ trở thành 2 chữ B, thành va Nibbaana.

THÍCH GIẢNG:

Gọi là kusalevì đó là tâm không lầm lỗi và cho thiện quả. Gọi là Mahaakusalacittavì tâm thiện này cho quả lớn và nó làm cơ sở cho thiền định, thắng trí, đạo quả khởi lên; có nó dẫn nhập, các thượng pháp ấy mới có mặt được.

Gọi là Mahavipaakacitta vì đây là quả của tâm đại thiện và khi nói về 3 phương diện thọ (hỷ xả), tương ưng (sampayoga: trí và vô trí), tác động (sankhaara) vô và hữu trợ) cũng giống như tâm đại thiện.

Gọi là Mahaakriyaacittavì nó thay thế đại thiện để vị La Hán có thể làm những việc mà lẽ ra phải làm bằng tâm đại thiện.

* Tiếng kaamacó lời giải tự như sau :

- Kaametiiti kaamo, pháp nào là sự ham muốn trong cảnh, pháp ấy được gọi là dục (kaama). Dục ở câu này chỉ cho kilesakaamatức kaamata.nhaa.

- Kaamiiyatiiti kaamo(pháp nào là đối tượng ham muốn của kaamata.nhaapháp ấy được gọi là kaama. Ở đây chỉ cho Vatthukaamatức là kaama citta, cetasikaruupa.

- Kaamassa bhavoti kaamo(cõi nào là môi trường sinh khởi cho kilesakaamavatthukaama, cõi ấy được gọi là cõi kaama), ở đây chỉ cho 11 cõi dục giới.

- Kaame avacaratiiti kaamaavacara.m(tâm nào luân chuyển trong cõi dục tâm ấy được gọi là tâm kaamaavacaracác câu giải tự về Ruupa:

- Ruupassa bhavoti ruupa.m(cõi nào làm môi trường cho vatthuruupakilesaruupacó mặt thì cõi ấy được gọi là cõi sắc). Vatthuruupalà 15 tâm sắc giới, 35 sở hữu hợp còn kilesaruupa ruupatanhaa: Sự thích thú trong thiền (jhaana), trong thắng trí và trong các cõi sắc.

- Ruupa avacaratiiti ruupaavacana.m(tâm nào luân chuyển trong cõi sắc, tâm ấy được gọi là tâm sắc giới).

Gọi là cõi vô sắc vì đó là môi trường có mặt của vatthu-aruupa(12 tâm vô sắc, 30 sở hữu hợp) và kilesaaruupaa(aruupata.nhaa: sự ái luyến trong thiền vô sắc cõi vô sắc) như 2 câu giải tự sau đây:

- Aruupassa bhavoti aruupa.m(cõi nào là môi trường có mặt của vatthu...)

- Aruupe avacaratiiti arupaavacara.m. (Tâm nào luân du trong cõi vô sắc ...)

Gọi là Mahaggatalà dựa vào ý nghĩa của câu giải tự sau đây:

- Mahantam gatoti mahaggato(tâm nào luôn đi vào sự thanh cao và rộng lớn tâm ấy được gọi là tâm đáùo đại)

Giải tự tiếng lokiya:

- Loke niyuttaati lokiyaa(pháp nào luôn tương hệ tam giới pháp ấy được gọi là pháp hiệp thế).

89 Tâm phân theo (sa~njaati) chủng loại có 4 nhóm chủng loại:

- 12 tâm bất thiện (akusalajaati)
- 21 tâm thiện (kusalajaati)
- 36 tâm quả (vipaakajaati)
- 20 tâm duy tác (kiriyaajaati).

89 Tâm phân theo địa vức (bhuumi - giới):

- Có 54 tâm thuộc dục vức (kaamabhava)
- Có 15 tâm thuộc sắc vức (ruupabhuumi)
- Có 12 tâm thuộc vô sắc vức (aruupabhuumi)

- Có 8 Tâm thuộc Siêu thế vức (lokuttarabhuumi):

Bhuumicó 2 thứ:

1).thaanabhuumi: chỉ cho 31 cõi.
2) avatthaabhuumi: Giới vức trừu tượng, chỉ chung những gì nằm trong và ngoài 3 ái; nói rõ hơn, avatthaabhuumiđược dùng để chỉ cho phạm vi hoạt động, địa bàn có mặt hay không có mặt của tham ái.

Nói theo chi pháp thì như sau:

a) Kaama-avatthaabhuumi:chỉ cho 54 tâm Dục giới, 52 sở hữu, 28 sắc pháp.
b) Ruupa-avatthaabhuumi:chỉ cho 15 tâm sắc giới và 35 sở hữu hợp.
c) Aruupa-avatthaabhuumi: chỉ cho 12 tâm vô sắc và 30 sở hữu hợp.
d) Lokuttara-avattha:chỉ cho pháp nào vượt ngoài phạm vi hoạt động của 3 tham ái, tức là 8 tâm siêu thế, 36 sở hữu hợp và Níp-bàn.

Như vậy, kaamabhuumi, ruupabhuumiaruupabhuumivừa kể theo .thaanabhuumicũng được kể theo asatthaabhuumicũng được. Riêng Lokuttara- bhuumi chỉ kể theo avatthaabhuumimà thôi.

* Trong các tâm Ðáo Ðại và Siêu thế đều có các sở hữu Tầm, tứ, hỷ, lạc định kết hợp đ? làm việc chiếu sát cảnh án xứ hay cảnh Níp-bàn. Ðiều cần nhớ là trong tâm Siêu thế dù cũng có 5 sở hữu đó nhưng chúng không được gọi là chi thiền (jhaananga) vì chúng chẳng có quan hệ (sambandha) gì tới samathaaramma.na(cảnh chỉ), chính do vậy, cá nhân tâm siêu thế không được gọi là tâm thiền (jhaanacitta). như dựa theo các câu giải tự sau đây:

- Kasi.naadiramma.na.m jhaayati upanijjhaayatiiti jhaana.m(sở hữu nào "thắp sáng" các cảnh đề mục chỉ tịnh thì sở hữu đó được gọi là Thiền).

- Vitakkaadijhaanangehi sampayutta.m cittanti: jhaanacitta.m(tâm thiền là tâm tương ưng với các chi thiền).

121 TÂM PHÂN THEO 9 KHÍA CẠNH (NAYA).

1) Tâm phân theo giống (jhaatihay sa~njaatibhedanaya)

- akusalajaaticó 12 tâm
- kusalajaaticó 37 tâm
- viipaakajaaticó 52 tâm
- kriyaajaaticó 20 tâm

2) Tâm phân theo giới vức (bhuumibhedanaya)

- kaamacittacó 54
- ruupacittacó 15
- aruupacittacó 12
- lokuttaracittacó 20

3) 121 tâm phân theo bản chất (sobha.nabhedanaya)

- asobha.nacittacó 30 tâm
- sobhanacittacó 91 tâm

4) 121 tâm phân theo lokabhedanaya:

- lokiyacittacó 81 tâm
- kokuttaracittacó 40 tâm.

5) Hetubhedanaya:

- ahetukacittacó 18 tâm
- hetukacittacó 103 tâm

6) Jhaanabhedanaya:

- ajhaanacittacó 54 tâm
- jhaanacittacó 67 tâm

7) Vedanaabhedanaya:

- Sukhasahagatacittacó 1
- Duk ...có 1
- Somanas ...có 62
- Domanas ...có 2
- Upek ...có 5

8) Sampayogabhedanaya:

- Sampayuttecittacó 87 tâm
- Vippayuttacittacó 34

9) Sankhaarabhedanaya:

- asankhaarikacittacó 37
- sasankhaarikacittacó 84
- 18 tâm vô nhân thuộc vippayutta.
- 67 tâm thiền thuộc sampayutta.
- 2 tâm si (mohamuulacitta) và 18 tâm vô nhân được kể vào asankhaarikacitta (vô trợ)
- 67 tâm thiền được kể vào sasankhaarikacitta (hữu trợ)

Câu hỏi trong phần Cittaparamattha

1) Hãy dịch câu kệ lễ bái của bộ Abhidhammattha Sangaha .

2) Ý nghĩa bài kệ?

3) Việc lễ bái Tam Bảo và các Ðại Sư tiền bối trước khi viết sách có lợi ích gì ?

4) Trong câu kệ lễ bái đó có câu lễ bái Tam Bảo như thế nào, câu dẫn nhập soạn phẩm như thế nào?

5) Có mấy loại saddhamma? Kể ra?

6) Paramatthalà gì và có mấy loại paramattha?

7) Hãy giải tính nghĩa về bản chất (dhammajaati) của 4 pháp paramattha(theo các câu giải tự).

8) Tâm có mấy? Hãy kể bằng Paali.

9) Bất thiện tâm là thế nào và có bao nhiêu?

10) Hãy giải nghĩa các tâm sau đây:

- Mohamuulacitta, akusalavipaaka, ahetukacitta, mahaakusalacitta, mahaavipaakacitta, mahaakiriyaacitta, kaamavacaracitta.

11) Hãy phân loại 12 tâm bất thiện theo các khía cạnhvedanaabhedanaya, sampayogabhedanayasankhaarabhedanaya.

12) Hãy dịch câu kệ này: a.t.thadhaalobhamuulaani ... siyu.m.

13) Hãy phân loại tâm asobhanacittatheo jaatibhedanaya, vedanaabhedanaya, sampayogabhedanaya.

14) Hãy phân tách sự khác biệt giữa sukhasahagatacittavới somanassasahagata, giữa dukkhasahagatavới domanassasahagatacitta.

15) Có bao nhiêu tâm tịnh hảo thọ xả bất tương ưng vô trợ? kể ra?

16) Ông A là một người tin lý nghiệp báo lần nọ vì chiều vợ, ông phải đi trộm gà về làm thịt cho vợ ăn, ông làm những việc đó bằng một tâm trạng miễn cưỡng, hãy cho biết ông A đã xài tâm nào để làm những chuyện sai trái ấy.

17) Trong các tâm Dục giới có bao nhiêu tâm thọ hỷ bất tương ưng và hữu trợ? Kể ra?

18) Hãy dịch sang quốc ngữ các từ Paalichuyên môn sau đây:

- Somanassasahagatam ...

19) Tại sao 7 tâm quả bất thiện không được gọi là 7 tâm quả bất thiện vô nhân trong khi 8 tâm quả thiện (trong số 18 tâm vô nhân đó) lại được gọi là ahetuka-kusalavipaakacitta?

20) Hãy phân tách sự khác biệt giữa nhãn thức quả bất thiện với nhãn thức quả thiện, giữa khai ngũ môn và khai ý môn

21) Có một người ngoại đạo nọ nhân dịp viếng chùa đã vì phép lịch sự mà lễ Phật một cách hờ ơ miễn cưỡng, hãy cho biết ông ta đã dùng tâm nào để làm việc ấy?

22) Một cậu bé vì nghe lời mẹ nên đem cơm đặt bát Chư Tăng, trong lúc đặt bát, nó cũng cảm thấy vui thích. Hãy cho biết lúc đó nó xài tâm gì ?

23) Hãy phân tích sự khác biệt giữa các tâm vô trợ và hữu trợ, tương ưng và bất tương ưng, tâm quả thiện vô nhân và tâm đại quả, duy tác vô nhân và đại duy tác.

24) Hãy phân loại 87 tâm hiệp thế theo jaatibhedavaya, bhuumibhedanaya, sabha.nabhedanaya, hetubhedanayajhaanabhedanaya.

25) Trong 67 tâm thiền, có bao nhiêu tâm thuộc giống thiện (kusalajaati), có mấy tâm thuộc giống quả, có mấy tâm thuộc giống vô ký.

26) Hãy giải nghĩa tên gọi của các tâm sau đây: tâm vô Tịnh Hão, tâm Sắc Giới, tâm Ðáo Ðại, Tâm Hiệp Thế, Tâm Siêu Thế và tâm Thiền.

27) Trong kaamacitta(Tâm Dục giới), tâm Sắc Giới và vô sắc giới đều có thiện, quả và duy tác, tại sao trong tâm Siêu Thế chỉ có thiện và quả mà không có duy tác.

28) Tại sao có lúc kể 89 tâm có lúc lại kể 121 tâm: Tâm thiền có 2 chi thiền được bao nhiêu cái? Kể ra?

29) Hãy phân loại 121 tâm theo các khía cạnh giống, Thọ và (sobha.na) bản chất.

30) Hãy điền vào chỗ trống:

Vitakkavicaarapiitisukha-ekaggataasahita.m ... ... kusalacitta.m.

31) Ðiều gì chứng minh được rằng từ Sơ Thiền đến Tứ Thiền là tâm câu hành hỷ?

32) Hãy dịch câu kệ sau đây:

Ekaadasantha.m tasma
Pathamaadikamiitita.m
Jhaanamekekamantetu
Teviiatividha.m bhave

33) Hãy phân loại các tâm thiền có chi thiền qua các khía cạnh giống, Thọ và Lokabhedanaya.

34) Hãy đọc lại bài kệ phân loại 89 tâm theo jaatibhedanaya.

35) Có mấy cách tương ưng (sampayutta) và có bao nhiêu tâm tuy không có từ "tương ưng trí" đi kèm theo tên nhưng vẫn được xếp vào loại tương ưng trí? Có mấy tâm tuy trong khi nêu tên không có kèm theo tiếng ngũ thiền nhưng vẫn được kể vào loại tâm ngũ thiền và tại sao chúng được kể vào đó?

36) Hãy vẽ bản đồ 121 tâm theo thứ tự.

-ooOoo-

CETASIKA-SANGAHA

Các chúng sanh cho dù có sắc đẹp toàn diện đến mức nào đi nữa nếu không có tâm pháp thì cũng chẳng khác gì pho tượng. Mà tâm pháp là phải gồm 2 thành phần tâm và sở hữu tâm 2 thành phần nầy tương quan mật thiết với nhau, là yếu tố bất khả ly của nhau (cho nhau), chúng cùng sanh với nhau, cùng diệt với nhau, cùng biết cảnh chung nhau và cùng nương một vật như nhau. Tâm và sờ hữu tâm đối với nhau giống như máy móc cơ khí và điện vậy, nếu có điện thì máy móc không hoạt động được, cho nên Ngài Anuruddha mới viết rằng:

Ekuppaadanirodhaa ca
Ekaalambanavatthukaa
Cetoyuttaa dvipa~n~naasa
Dhammaa cetasikaa mataa.

LƯỢC GIẢI:

52 sở hữu tâm luôn tương quan với tâm (cetayutta) trên 4 khía cạnh Ekuppaada(đồng sanh), nghĩa là cả hai không cái nào sanh trước hay sau nhau được; Ekanirodha(đồng diệt) Ekaalambana(cùng biết đồng tri 1 cảnh với nhau), tâm biết cảnh nào thì sở hữu hợp cũng biết cảnh ấy; Ekavatthuka(đồng nương một vật), như tâm đang nương nhãn vật được gọi là sở hữu tâm vì hội đủ 4 khía cạnh nầy.

Ðiều cần nhớ là 3 chi cetayuttađầu tiên thì là cố định còn chi sau cùng thì bất định bởi vì ở cõi ngũ uẩn (pa~ncavokaara) thì tâm pháp còn nương vật nhưng ở cõi tứ uẩn thì không có vật để nương nên tại đó tâm và sở hữu chỉ tương đồng nhau trên 3 khía cạnh đầu thôi.

52 sở hữu tâm được chia ra thành 3 cụm (Raasi: đống):

- A~n~naasamaanaraasicetasika(cụm tợ tha gồm có 13)
- Akusalaraasicetasika(cụm bất thiện có 14)
- Sobha.naraasicetasika(cụm tịnh hão có 25) hay gọi gọn thì bỏ tiếng Raasicũng được như a~n~nasamaanacetasika...

Theo ý kiến thống nhất của các vị A Xà Lê Chú Giải Sư như Ngài Anuruddha chẳng hạn thì 2 sở hữu vô lượng phần hợp được 28 tâm: 8 đại thiện, 8 đại tố, 12 tâm sắc giới (trừ 3 tâm ngũ thiền). Còn theo một số ý kiến riêng lẻ (kecivaada) khác thì 2 sở hữu nầy chỉ hợp được 20 tâm thôi, đó là 4 tâm đại thiện hỷ thọ, 4 đại duy tác hỷ thọ, 12 tâm sắc giới (trừ ngũ thiền, bởi lẽ vihi.msaa(não hại: chỉ cho tâm sân) và arati(bất mãn: chỉ cho tật đố) đều là pháp đối nghịch của 2 sở hữu Vô lượng phần. Bi thì đối lập với vihi.msaa, Hỷ thì đối lập với arati, cho nên chúng phải là thọ hỷ chớ không thể thọ xả.

Theo các Ngài Chú Giải Sư thì quan điểm trên có phần đúng mà cũng có phần sai. Ðúng là vì đối với người Hành Giả trong buỗi đầu mới tu tập đề mục Bi, Tùy hỷ, chỉ mới ở giai đoạn parikamma-bhaavanaa, parikamma-nimitta, chưa đạt tới uggaha-nimittathì Bi và Tùy Hỷ phải tương ưng với Hỷ Thọ nếu không như vậy thì chúng sẽ không thể sinh khởi ý kiến trên (kecivaada) đúng là đúng ở khía cạnh đó nhưng kể từ lúc hành giả đã tu tập 2 phạm trú nầy một cách thuần thục như đã đạt tới uggaha nimittachẳng hạn thì Bi và Tùy Hỷ của vị ấy có thể là câu hành xả. Ðó là cái sai lầm của ý kiến trên, khi nó chủ trương rằng Bi và Tùy Hỷ chỉ có thể câu hành Hỷ thọ.

8 sở hữu sau đây: Tật đố, Bỏn xẻn, Trạo hối, 3 Giới phần, Bi và Tùy hỷ được gọi chung là naanaakadàcicetasikavì chúng không bao giờ đi chung nhau (naanaa) và chúng là những sở hữu bất định, chỉ thỉnh thoảng xuất hiện, 2 sở hữu hôn thụy chỉ thỉnh thoảng xuất hiện nhưng bao giờ cũng đi chung nhau nên được gọi là sahakadaacicetasika.

11 sở hữu trên đây được gọi là chung lại là aniyatayogiicetasika(những sở hữu phối hợp tâm 1 cách bất định). 41 sở hữu còn lại được gọi là niyatayogiicetasika.

Sở dĩ phân loại như thế vì có những sở hữu dù tâm bắt cảnh nào chúng cũng hợp được nhưng cũng có những sở hữu phải có cảnh riêng mới xuất hiện, chúng không tạp tri, chỉ thỉnh thoảng có mặt thôi. Ðó chính là 11 sở hữu nữa kể trên. Mạn (maana) được xếp vào bất định vì khi nào tâm bất tương ưng kiến khởi lên có kèm theo sự chấp ngã (Ahangaaha) thì khi đó Mạn mới có mặt. Khi nào tâm bất tương ưng kiến khởi lên mà không có ahangaha(ngã chấp) đi kèm thì Mạn không có mặt vậy Mạn được gọi là kadaacicetasika(sở hữu khởi đột xuất):

Tật đố, bỏn xẻn và trạo hối (kukkucca) cũng là những sở hữu bất định đã vậy những khi có mặt trong tâm chúng không bao giờ đi chung với nhau. Về vấn đề nầy ta cần hiểu rộng như sau: Khi nào tâm sân khởi lên mà trong đó không có cảnh gì để có sự ghen tỵ, bón rít, cắn rứt thì 1 trong 3 sở hữu nầy không khởi lên, tâm sân trong lúc đó chỉ có 1 sở hữu sân mà thôi (thay vì trong sở hữu sân phần có tới 4). Khi nào trong tâm sân có pha chút ghen tức cái gì đó của tha nhân thì sở hữu Tật đố mới khởi lên còn 2 sở hữu bỏn xẻn với trạo hối thì vắng mặt bởi chức năng của chúng không phải nằm trong trường hợp đó. Nói tóm lại 1 trong 3 sở hữu nầy cứ nhằm vào những cơ hội thích hợp thì xuất hiện trong tâm sân ngay, mà bao giờ cũng đi riêng nhau cái này có mặt thì 2 cái kia vắng mặt.

Hai sở hữu Hôn thụy cũng là những sở hữu đột xuất, chỉ hiện khởi trong 5 tâm hữu trợ (sasankhaarika) thôi. Vào những khi tâm hữu trợ khởi lên và có điều kiện thích hợp thì 2 sở hữu Hôn thụy mới có mặt và luôn đi chung với nhau, mà như đã nói 2 sở hữu nầy là bất định, là những sở hữu đột xuất, không phải lúc nào cũng có mặt trong tâm. Bởi vì khi có tâm hữu trợ mà không có sự thụ động, thối thất thì 2 sở hữu Hôn thụy không thể có mặt, chỉ khi nào trong các tâm hữu trợ có dấu hiệu của sự thụ động, dã dượi, bệnh hoạn thì chúng mới hiện khởi.

Bây giờ nói về 3 sở hữu Giới Phần chúng được gọi là naanaakaadàciceta-sika, nhưng đó là nói lúc chúng hợp trong tâm hiệp thế, còn đối với các tâm siêu thế thì chúng đóng vai trò thường trực cố định và còn đi chung với nhau nữa, như Ngài Anuruddha đã nói như sau:

"Viratiyo pana tissopi lokuttara cittesu sabbathaapi niyataa ekatova labhanti lokiyesu pana kaamaavacarakusalasveva kadaaci sandissanti visu.m visu.m"

Sở dĩ các đại thiện 3 sở hữu Giới Phần là những sở hữu đột xuất và không đi chung nhau vì khi nào tâm đại thiện khởi lên có kêu theo Tín, Niệm, trí, Từ, Bi, Hỷ mà không có liên quan gì tới sự ngăn trừ ác hạnh và tà mạng thì trong những lúc đó các sở hữu Giới Phần không có mặt. Khi nào các đại thiện khởi lên có kèm theo sự ngăn trừ khẩu ác hạnh (catuvaciiduccarika) mà không có liên hệ gì tới vấn đề sinh kế (aajiiva) thì lúc đó trong tâm đại thiện chỉ có sở hữu Chánh Ngữ thôi chớ không có 2 sở hữu kia. Khi nào tâm đại thiện khởi lên có kèm theo sự ngăn trừ 3 thân ác hạnh mà không co liên quan gì tới vấn đề sinh kế thì lúc đó chỉ có sở hữu Chánh Nghiệp thôi, chớ không có 2 sở hữu kia. Còn khi nào tâm đại thiện khởi lên có kèm theo sự ngăn trừ 3 thân ác hạnh), 4 khẩu ác hạnh mà có liên hệ về vấn đề sinh kế một cách mật thiết thì lúc đó trong tâm đại thiện chỉ có 1 sở hữu Giới Phần Chánh Mạng thôi.

Sở dĩ nói 2 sở hữu vô lượng phần là những sở hữu đột xuất của 28 tâm vì khi nào tâm Ðại Thiện, Ðại Tố khởi lên có kèm theo Tín, Niệm, Trí... mà không có kèm Bi, Tùy Hỷ thì trong lúc đó 2 Vô Lượng Phần không có mặt. Khi nào các tâm thiền Sắc Giới khởi lên qua các đề mục ngoài đề mục phạm trú thì 2 Vô Lượng Phần cũng phải vắng mặt và khi có cơ hội hợp trong 28 tâm ấy, 2 sở hữu Vô Lượng Phần cũng không bao giờ đi chung với nhau bởi vì khi 28 tâm này lấy chúng sanh đang bị khổ (dukkhitasatta) để làm cảnh thì lúc đó chỉ có Bi mà không có Hỷ khi nào 28 tâm lấy chúng sanh đang hạnh phúc (sukhitasatta) làm cảnh thì lúc đó chỉ có Tuỳ Hỷ mà không có Bi.

-ooOoo-

KỂ RỘNG 52 SỞ HỮU TÂM

- Kể hẹp thì sở hữu biến hành chỉ có 7 nhưng kể rộng thì có tới 847 vì mỗi sở hữu hợp được 121 tâm, nhân lại thành ra có tới 847 sở hữu biến hành.

- Sở hữu biệt cảnh nếu tính hẹp thì chỉ có 6 nhưng nếu tính rộng thì có đến 488 tức là có đến 55 sở hữu tầm, 66 sở hữu tứ, 110 sở hữu thắng giải, 105 sở hữu cần, 51 sở hữu hỷ, 101 sở hữu dục; vậy tổng cộng lại, nếu tính rộng thì sở hữu tợ tha lên tới 1335 sở hữu:

- Nếu tính hẹp thì sở hữu bất thiện chỉ có 14 nhưng nếu tính rộng thì có tới 83 tức là nhóm Si Phần (mocatuka) gồm 48 sở hữu, nhóm Tham Phần (lotika) gồm 16 sở hữu, nhóm Sân Phần (docatuka) gồm nhóm 8 sở hữu nhóm Hôn Phần (thiduka) gồm 10 sở hữu, si Hoài Nghi vẫn một.

- Các sở hữu Tịnh Hão nếu tính rộng thì có tới 2008 tức là vì 19 sở hữu biến hành hợp được 91 tâm tịnh hão nên nếu đem nhân với nhau thì thành ra 1729 sở hữu Tịnh Hão Biến Hành. 3 giới phần vì hợp được với 48 tâm nên thành ra có tới 144 sở hữu vô Lượng Phần. 2 Vô Lượng Phần vì mỗi cái hợp được 28 sở hữu nên thành ra có tới 56 sở hữu Vô Lượng Phần. Sở hữu Trí Tuệ vì hợp được với 79 tâm nên thành ra có đến 79 cái. Tất cả sở hữu Tịnh Hão nếu tính rộng có tới 2008 cái, vậy tổng cộng lại, tất cả sở hữu nếu tính rộng thì có đến 3426 cái.

CÁC CÂU HỎI VỀ SỞ HỮU

1) Hãy kể 4 điểm tương đồng giữa tâm và sở hữu tâm và nêu câu paali chứng minh (không cần định nghĩa).

2) Tại sao tâm và sở hữu tâm lại phải hổ tương nhau? Hãy cho ví dụ về mối tương quan tương hệ giữa tâm và sở hữu để làm nổi bật tầm quan trọng của mối tương quan đó.

3) 52 sở hữu nếu kể theo từng Raasithì có mấy? kể ra, và mỗi raasithì có bao nhiêu sở hữu tâm? Kể ra?

4) Hãy giải nghĩa các sở hữu tâm sau đây: biến hành biệt cảnh, bất thiện biến hành (sabbaakusalayogiicetasika), sở hữu sân phần, tịnh hão biến hành, vô lượng phần.

5) Hãy nói rõ bản thể (sabhaava) của các sở hữu: Xúc, Thọ, Tưởng, Tác ý, Tầm, Thắng giải, Hỷ, Dục, Si, Tham, Sân, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Bi, Tùy Hỷ.

6) Hãy phân tách sự khác biệt giữa sở hữu tư và tác ý, tầm và tứ, dục (chanda) và tham (lobha), hôn trầm và thụy miên.

7) Hãy gọi bằng từ chuyên môn các pháp tánh sau đây:

- Là cái nhớ cảnh.
- Là pháp tánh vắng lặng và an lập các pháp đồng sanh vào 1 cảnh.
- Là cái bão vệ pháp đồng sanh
- Cái tính cách chăm chút cảnh.
- Là cái mang tính hiểu sai trong cảnh.
- Là cái mang tính thủ chấp bản thân.
- Là cái cắn rứt trong những ác nghiệp đã làm và thiện nghiệp chưa làm.

8) Nghi ngờ như thế nào mới là si hoài nghi? Sự thắc mắc trong bài vỡ hay thắc mắc về tên người tên vật mà mình chưa biết có phải là si hoài nghi không? Hãy giải thích rõ.

9) Tại sao cũng là sở hữu tịnh hão biến hành mà từ tín cho đến hành xả chỉ được kể lẽ, từ tịnh thân đi thì lại kể cặp và ý nghĩa khác nhau của sở hữu trong mỗi cặp ấy như thế nào?

10) Hãy dịch bài kệ Terasa~n~nasamaanaa ca. pe. dvipa~n~naasa paniccare.

11) Hãy dịch và giải câu kệ Satta sabbattha yujjanti.Pe. sabha.nesvesa sobha.naa.

12) Có bao nhiêu sở hữu hợp được trong các tâm hiệp thế? Kể ra?

13) Hãy cho biết có mấy tâm hợp được và không hợp được với các sở hữu tầm, thắng giải, cần, hỷ, dục.

14) Có mấy tâm tuy là thọ hỷ nhưng không hợp với sở hữu hỷ được? đồng thời hãy cho biết lý do.

15) Hãy nêu ra các tâm quả mà có thể hợp được với các sở hữu xúc, thọ, tứ, cần, hỷ.

16) Trong 89 tâm (nói hẹp), sở hữu tầm hợp được mấy? Kể ra? Và hãy dịch bài kệ Sabbaapu~n~nesu...

17) Trong 89 tâm, sở hữu hỷ hợp được 27 hoặc 35 tâm ấy một cách bất định hãy cho biết lý do và kể rõ 27, 35 tâm ấy.

18) Hãy cho biết:

- Tâm nào hợp với tầm được nhưng không hợp với cần được.
- Tâm nào hợp với cần được mà không hợp với tầm được.
- Tâm nào hợp cả tầm lẫn cần.
- Tâm nào không thể hợp cả 2 sở hữu ấy.
- Tâm nào hợp với giới phần được mà không hợp với vô lượng phần được.
- Tâm nào chỉ với vô lượng phần mà không hợp với hôn phần được?
- Tâm nào có thể hợp với cả 2.
- Tâm nào không thể hợp với cả 2.

19) Hãy nêu bài kệ nói về những tâm không hợp được với 6 sở hữu biệt cảnh.

20) Có mấy sở hữu hợp được trong 12 tâm bất thiện? Kể ra?

21) Có bao nhiêu sở hữu bất thiện hợp được trong tâm tham? Kể ra?

22) Hãy giải thích: tại sao sở hữu Tà Kiến và Mạn lại không thể gặp nhau trong một tâm?

23) Có bao nhiêu sở hữu chỉ hợp trong tâm tương ưng, không hợp trong tâm bất tương ưng? Kể ra?

24) Hãy kể rõ những sở hữu bất thiện nào mà (chỉ) hợp được trong 1 tâm 2 tâm, 3 tâm, 4 tâm, 5 tâm, 6 tâm, 7 tâm, 8 tâm.

25) Hãy phân ra những sở hữu tịnh hão nào hợp được tất cả tâm tịnh hão và hợp được trong từng tâm tịnh hão.

26) Hãy nói rõ những khác biệt 3 giới phần khi hợp trong tâm hiệp thế và siêu thế, ở mỗi trường hợp có khác biệt nhau thế nào?

27) Hãy kể những tâm có thể hợp với 2 vô lượng phần theo cả samaanavaadakecivaadavà cho biết những (cái) sai đúng trong 2 ý kiến đó. 28) Có mấy tâm hiệp thế hỷ thọ hợp được với sở hữu trí tuệ và hãy kể rõ 16 cách sampayoga (tương ưng).

29) Hãy dịch 2 bài kệ Ekuunaviisati dhammaa...Pannaa pakaasitaa...

30) Hãy giải thích ý nghĩa của bài kệ Issaamaccherakukkucca...

31) Hãy giải thích thế nào là sở hữu đột xuất (aniyatayogiicetasika), có bao nhiêu sở hữu đột xuất, kể ra, và hãy cho biết có bao nhiêu sở hữu đột xuất thuộc giống bất thiện, thuộc giông thiện, thuộc giống quả, và thuộc giống tố.

32) Hãy phân ra các sở hữu đột xuất theo cách kadaaci, sahakadaacinaanaakaadaacivà dẫn những bài kệ nào có nhắc tới vấn đề nầy (khỏi dịch).

33) hãy kể ra những sở hữu đột xuất cố định, đột xuất bất định, những sở hữu thường trực mà (niyata) bất định thường trực mà cố định.

34) hãy cho biết có bao nhiêu tâm hợp được với tâm tham I, tâm tham IV, tâm tham V, tâm tham VIII, tâm si I.

35) Hãy dịch bài kệ Chatti.msaanuttare ...

36) Hãy kể ra những tâm bất thiện mà được 15 sở hữu hợp, 18 sở hữu hợp, 19 sở hữu hợp, 20 sở hữu hợp, 21, 22, sở hữu hợp.

37) Hãy kể rõ những sở hữu bất định và cố định của 2 tâm sân.

38) Có mấy sở hữu bất thiện biến hành? Kể ra và dẫn chứng kệ ngôn (miễn dịch).

39) trong 18 tâm vô nhân tâm nào có nhiều sở hữu hợp nhất, ít sở hữu hợp nhất?

40) Hãy kể những tâm vô nhân nào mà không hợp được với các sở hữu xúc, tầm, cần, dục.

41) Có mấy sở hữu hợp được với 8 đại thiện, 8 đại quả, 8 đại tố, 3 nhị thiền sắc giới, 3 tứ thiền sắc giới.

42) Hãy kể ra những sỡ hữu hợp cố định và bất định của:

- Tâm tham thứ 3.
- Tâm tham thứ 8.
- Ðại thiện thứ nhất.
- Ðại tố thứ 8.
- 3 sơ thiền hiệp thế.
- 8 ngũ thiền siêu thế.

43) Hãy kể những tâm tịnh hão có sở hữu hợp bằng nhau trên các con số: 36, 35, 34, 33, 32, 31, 30.

44) Hãy nói mấy cách nhiếp (sangaha) của các tâm sau đây (vắn tắt thôi):

- 12 bất thiện, 18 vô nhân.
- 8 đại thiện.
- 12 tâm vô sắc.
- 40 tâm siêu thế.

45) Hãy giải thích ý nghĩa tiếng nhiếp "sangaha" và tiếng tương ưng "sampayoga".

46) Hãy cho biết có mấy sở hữu đồng sanh với thọ, tầm, thắng giải, hỷ, dục, si, kiến, tật đố, hôn trầm, hoài nghi, tín, bi.

47) Một vị Thánh Tu-đà-huờn nọ khi nhìn thấy bức ảnh đẹp chợt khởi ý ưa thích, hãy phân tách tâm trạng ấy theo chi pháp.

48) Cha mẹ vốn thương con nhưng vì con cái quá ngổ nghịch nên cha mẹ có đôi lần phải tức giận. Hãy phân tích tâm trạng đó theo Vi diệu pháp.

49) Bằng sở hữu nào, bạn có thể giải đáp mau chóng các câu hỏi về abhidhammavà có bao nhiêu sở hữu đồng thanh nữa?

50) Hãy kể ra các sở hữu tiếp theo các sở hữu sau đây: xúc, tứ, hỷ...

51) Hãy vẽ bản đồ 52 sở hữu.

-ooOoo-

* 52 Sở hữu có 16 cách tương ưng (sampayoga):

- 13 Tợ tha có 7 cách tương ưng:

a) 7 biến hành được kể là 1 cách
b) 6 biệt cảnh được kể là 6 cách

- 14 Bất thiện biến hành có 5 cách tương ưng:

a) sở hữu si phần hợp trong 12 bất thiện tâm, đó là 1 cách.
b) nhóm tham phần hợp trong 8 tâm tham là 1 cách.
c) nhóm sân phần hợp trong 2 tâm sân là 1 cách.
d) nhóm hôn thụy hợp trong 5 tâm bất thiện hữu trợ là 1 cách.
e) hoài nghi trong si hoài nghi là 1 cách.

- 25 Tịnh hão có 4 cách tương ưng:

a) 19 tịnh hão biến hành hợp trong 59 hoặc 91 tâm tịnh hão, đó là 1 cách.
b) 3 giới phần hợp trong 16 hoặc 48 tâm cũng là cách.
c) 2 vô lượng phần hợp trong 26 tâm cũng là 1 cách.
d) sở hữu trí tuệ hợp trong 47 hoặc 79 tâm đó cũng là 1 cách.

---o0o---

Trình bày : Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com