Tâm Lý và Triết học Phật giáo
áp dụng trong đời sống hàng ngày
Nguyên tác: "Abhidhamma in daily life",
Tác giả: Nina Van Gorkom
Ðại đức Thiện Minh dịch ra Việt ngữ
Kỳ Viên Tự xuất bản, 2001
---o0o---
Chương 25
-ooOoo-
1. Lời bạt
Nguyên tác "Abhidhamma in Daily Life" của tác giả Nina Van Gorkom đã được Ðại đức Thiện Minh dịch ra Việt ngữ với nhan đề "Tâm Lý và Triết học Phật giáo áp dụng trong đời sống hàng ngày".
Ðọc qua quyển sách chúng ta mới thấy giá trị của đời sống tinh thần là như thế nào. Quyển sách đã giới thiệu bộ môn giáo lý Abhidhamma (Vi diệu pháp) trong Phật giáo, tác giả đã trình bày sự ứng dụng thực tế của giáo lý Abhidhamma trong cuộc sống hàng ngày thật thú vị.
Bà Rhys Davids nói rất đúng: "Abhidhamma đề cập đến những gì ta tìm thấy bên trong ta, quanh ta, và những gì ta khao khát thành đạt".
Abhidhamma hay Vi diệu pháp đúng là môn Tâm Lý học hay Triết học của Phật giáo. Abhidhamma đã phân tích hai yếu tố nhân sinh quan là thể xác (vật chất) và tâm linh (tinh thần), Abhidhamma cũng nêu rõ mối liên quan giữa hai yếu tố ấy, vật chất ảnh hưởng đến tâm linh, và ngược lại.
Hạnh phúc và đau khổ trong đời sống con người sẽ tùy thuộc vào hai yếu tố đó mà phát sinh, hai yếu tố đó gọi theo từ chuyên môn là Danh (Nàma) và Sắc (Rùpa).
Danh pháp là gồm tâm và sở hữu tâm (Citta, Cetasika); Sắc pháp là nói đến thân tứ đại: đất, nước, lửa, gió (Dhàtu).
Một người hiểu biết, khéo tu luyện nội tâm sẽ làm cho tinh thần trong sáng an trú với tư tưởng thuần thiện, thanh lọc tư duy ô nhiễm bất thiện như tham, sân, si, hoài nghi, ngã mạn... Từ thái độ ấy sẽ tạo cho người này một nghị lực, một sức mạnh tâm linh, và sẽ khiến cho có cuộc sống lành mạnh và an lạc.
Tác giả quyển sách đã mô tả cặn kẻ bằng kiến thức Phật pháp và kinh nghiệm tu tập của mình và dịch giả đã khéo léo chuyển món ăn tinh thần này đến chúng ta. Giá trị quyển sách không thể phủ nhận được.
Mong sao tất cả mọi người sẽ cảm nhận được giá trị đó và sẽ ứng dụng giáo lý Abhidhamma trong cuộc sống hàng ngày.
Chùa Siêu Lý (Vĩnh Long)
Mùa Ðông Canh thìn
Tỳ khưu Giác Giới
2. Phụ Lục - Thuật ngữ Pali-Việt
Abhidhamma | vi diệu pháp, thắng pháp |
Abhidhammattha Sangaha | thắng pháp tập yếu luận |
Abhinna | thắng trí |
Adosa | vô sân |
Ahetuka cittas | tâm vô nhân |
Àkàsànancàyatana | không vô biên xứ |
Àkincannàyatana | vô sở hữu xứ |
Akusala | bất thiện |
Alobha | vô tham |
Amoha | vô sân |
Anàgàmì | A na hàm (bất lai) |
Anattà | vô ngã |
Anicca | vô thường |
Anuloma | thuận thứ |
Anusaya | tùy miên |
Anupàdisesa nibbàna | vô dư Níp bàn |
Àpo-dhàtu | thủy giới |
Appanà | an chỉ định |
Arahat | bậc A La Hán |
Àrammana | cảnh đối tượng, cảnh tượng |
Ariyan | bậc thánh |
Arùpa-bhùmi | cõi vô sắc giới |
Arùpa-brahma bhùmi | cõi Phạm thiên vô sắc giới |
Arùpa-jhàna | thiền vô sắc |
Asankhàrika | không cần nhắc bảo |
Asankhata dhamma | pháp vô vi |
Àsavas | lậu hoặc |
Asobhana | tịnh hảo |
Asubha | bất tịnh |
Asura | a tu la |
Atìta-bhavanga | hộ kiếp vừa qua |
Atthasàlinì | chú giải bộ Pháp Tụ |
Àvajjana | hướng môn |
Avijjà | vô minh |
Ayoniso manasikàra | ghi nhớ lý tác ý |
Bhàvanà | tu tiến, tham thiền |
Bhavanga | hộ kiếp |
Bhavanga calana | hộ kiếp rúng động |
Bhavangupaccheda | hộ kiếp dứt dòng |
Bhikkhu | vị Tỳ khưu |
Bhikkhunì | vị Tỳ khưu ni |
Bhùmi | cõi |
Brahma-vihàra | phạm trú |
Buddha | đức Phật |
Buddhaghosa | giác âm |
Cakkhu | mắt, nhãn |
Cakkhu-dhàtu | nhãn giới |
Cakkhu-dvàra | nhãn môn |
Cakkhu-dvàravajjana-citta | tâm khán nhãn môn |
Cakkhupasàda rùpa | sắc thần kinh nhãn |
Cakkhu-vinnàna | nhãn thức |
Cetanà | tư, cố ý |
Cetasika | sở hữu tâm |
Citta | tâm |
Cuti-citta | tâm tử |
Dàna | bố thí |
Dassana-kicca | chức năng thấy |
Dhamma | pháp |
Dhamma-dhàtu | pháp giới |
Dhammàrammana | cảnh pháp |
Dhammasanganì | bộ Pháp Tụ |
Dhàtukathà | bộ chất ngữ |
Ditthi | tà kiến |
Ditthigata sampayutta | tương ưng tà kiến |
Domanassa | thọ ưu |
Dosa | sân |
Dosa-mùla-citta | tâm sân căn |
Dukkha | khổ |
Dukkha vedanà | thọ khổ |
Dvàra | môn |
Dvi-panca-vinnàna | ngũ song thức |
Ekaggatà | nhất hành tâm |
Gantha | phước |
Ghàna-dhàtu | tỷ giới |
Ghànapasàda rùpa | sắc thần kinh tỷ |
Ghàna-vinnàna | tỷ thức |
Ghàyana-kicca | chức năng ngửi |
Gotrabhù | chuyển tánh |
Hadaya-vatthu | ý vật |
Hasituppàda-citta | tâm sinh tiếu |
Hetu | nhân |
Indrìya | căn, quyền |
Issà | tật đố |
Jàti | sanh, đặc tính, chủng loại |
Javana-citta | tốc lực tâm |
Jhàna | thiền |
Jhànanga | những chi thiền |
Jinhà-dhàtu | thiệt giới |
Jivhàpasàda rùpa | thần kinh thiệt |
Jivhà-vinnàna | thiệt thức |
Kàma | dục lạc |
Kàma-bhùmi | cõi dục |
Kàmacchandha | dục tham |
Kàma-sobhana citta | tâm tịnh hảo dục giới |
Kàmàvacara cittas | tâm dục giới |
Kamma | nghiệp |
Kamma patha | nghiệp đạo |
Karunà | bi mẫn |
Kasina | đề mục |
Kàya | biến xứ |
Kàya dhàtu | thân giới |
Kàyapasàda rùpa | sắc thần kinh thân |
Kàya-vinnatti | thân biểu tri |
Kàya-vinnàna | thân thức |
Khandha | ngũ uẩn |
Kicca | chức năng, phận sự |
Kilesa | phiền não |
Kiriya citta | tâm tố |
Kukkucca | hối hận |
Kusala citta | tâm thiện |
Kusala kamma | nghiệp thiện |
Kusala | thiện |
Lobha | tham |
Lobha-mùla-citta | tâm tham căn |
Lokiya citta | tâm hiệp thế |
Lokuttara citta | tâm siêu thế |
Lokuttara dhammas | pháp siêu thế |
Macchariya | lậu, xan tham |
Magga | đạo |
Magga-citta | tâm đạo |
Mahà-bhùta-rùpas | sắc tứ đại |
Mahà kiriyacitta | tâm đại tố |
Mahà-kusalacitta | tâm đại thiện |
Mahà-vipàkacitta | tâm đại quả |
Manàyatana | ý xứ |
Mano | ý |
Mano-dhàtu | ý giới |
Mano-dvàràvajjana-citta | tâm khán ý môn |
Mano-dvàra-vìthi-cittas | lộ trình tâm ý môn |
Mano-vinnàna-dhàtu | nhãn thức giới |
Màra | Ma vương |
Mettà | từ |
Middha | thụy miên |
Moha | si mê |
Moha-mùla-cittas | tâm căn si |
Mudità | tùy hỉ |
Nàma | danh pháp |
Natthika ditthi | vô hữu kiến |
N’eva-sannà-n’àsannàyatana | phi tưởng phi phi tưởng xứ |
Nibbàna | Níp bàn |
Nimitta | dấu, ấn chứng |
Nirodha-samàpatti | Thiền diệt |
Nìvarana | triền cái |
Nana | trí |
Ojà | thực tố, chất dinh dưỡng |
Olàrika rùpas | sắc thô |
Pacceka Buddha | Phật độc giác |
Patibhàganimitta | quang tướng |
Patigha | sân hận |
Patthàna | bộ đại xứ |
Patisandhi citta | tâm tái tục |
Pàli | tiếng Pàli |
Pancadvàràvajjana-citta | tâm khán ngũ môn |
Pancavinnàna | ngũ thức |
Panna | trí tuệø, huệ |
Pannatti | chế định |
Paramattha dhamma | pháp chơn đế |
Parikamma | tâm chuẩn bị |
Pasàda-rùpas | sắc thần kinh |
Peta | ngạ quỉ, người quá vãng |
Phala-citta | tâm quả |
Phassa | xúc |
Photthabbàrammana | cảnh xúc |
Phusana kicca | chức năng xúc chạm |
Pìti | Pháp hỷ (phỉ lạc) |
Puggalapannatti | Bộ nhân chế định |
Puthujjana | kẻ phàm phu |
Ràhula | ra hầu la |
Rasàrammana | cảnh vị |
Rùpàrammana | cảnh sắc |
Rùpa | sắc pháp |
Rùpa-brahma plane or | cõi Phạm thiên sắc |
Rùpa-bhùmi | cõi sắc giới |
Rùpa-jhàna | thiền sắc giới |
Rùpa-khandha | sắc uẩn |
Rùpàvacara cittas | tâm sắc giới |
Saddàrammana | cảnh thinh |
Saddhà | niềm tin |
Sahagata | câu hành |
Sahetuka | hữu nhân |
Sakadàgàmì | nhất lai |
Samàdhi | định |
Samatha | thiền chỉ, tu tịnh |
Sammà | chân chánh |
Sampaticchana-citta | tâm tiếp thu |
Sampayutta | tương ưng |
Sangha | tăng già |
Sankhata | pháp hữu vi |
Sannà | tưởng |
Sannàkkhandha | tưởng uẩn |
Santìrana-citta | tâm quan sát |
Sankhàra dhamma | pháp hành |
Sankhàrakkhandha | hành uẩn |
Sàriputta | Xá Lợi Phất |
Sasankhàrika | cần được nhắc bảo |
Sati | niệm, chú niệm |
Satipatthàna sutta | kinh niệm xứ |
Satipatthàna | niệm xứ |
Sa-upàdisesa nibbàna | hữu dư Níp bàn |
Sàyana-kicca | chức năng đếm |
Savana-kicca | chức năng nghe |
Sìla | giới |
Sìlabbatupàdàna | giới cấm thủ |
Sobhana hetus | nhân tịnh hảo |
Sobhana kiriyacittas | những tâm tố tịnh hảo |
Sobhana (citta & cetasika) | tịnh hảo (tâm và sở hữu tâm) |
Somanassa | thọ hỉ |
Sota-dhàtu | nhĩ giới |
Sota-dvàràvajjana-citta | tâm khán nhĩ môn |
Sota-dvàra-vìthi-cittas | lộ trình tâm khán nhĩ môn |
Sotàpanna | bậc Tu đà hườn |
Soto-vinnàna | nhĩ thức |
Sukha | lạc |
Sukha-vedanà | thọ lạc |
Sukhuma | tế, vi tế |
Sutta | kinh điển |
Suttanta | tạng kinh |
Tadàrammana-citta | tâm na cảnh |
Tathàgata | Như Lai |
Tatramajjhattatà | trung tánh (xả) |
Tejo-dhàtu | hỏa giới |
Theravàda | Phật giáo Trưởng lão thuyết, |
Thìna | hôn trầm |
Tipitaka | Tam Tạng |
Uddhacca | trạo cử, phóng dật |
Udàna | kinh Phật tự thuyết |
Upacàra | cận hành |
Upacàra-samàdhi | cận hành định |
Upàdà-rùpa | sắc y sinh |
Upàdàna | thủ, chấp thủ |
Upàdànakkhandhas | thủ uẩn |
Upekkhà | xả |
Vacìvinnatti | khẩu biểu tri |
Vatthu | vật |
Vàyo-dhàtu | phong giới |
Vedanà | thọ |
Vedanàkkhandha | thọ uẩn |
Vibhanga | Bộ Phân tích |
Vicàra | tứ |
Vicikicchà | hoài nghi |
Vinaya | tạng luật |
Vinnàna | thức |
Vinnàna-dhàtu | thức giới |
Vinnànakkhandha | thức uẩn |
Vinnànancàyatana | thức vô biên xứ |
Vipàkacitta | tâm quả |
Vipassanà | thiền quán (tu Tuệ) |
Vippayutta | bất tương ưng |
Viriya | tinh tấn |
Visaịkàra dhamma | pháp vô vi |
Visuddhimagga | Thanh tịnh đạo |
Vitakka | tầm |
Vìthi-cittas | lộ trình tâm |
Vìthimutta-cittas | ngoài lộ trình tâm |
Votthapana-citta | tâm phán đoán |
Vyàpàda | sân hận |
Yamaka | bộ Song đối |
Yoniso manasikàra | như lý tác ý |
---o0o---
Source : BuddhaSasana Home Page
---o0o---
Trình bày : Nhị Tường