Tâm Lý và Triết học Phật giáo
áp dụng trong đời sống hàng ngày
Nguyên tác: "Abhidhamma in daily life",
Tác giả: Nina Van Gorkom
Ðại đức Thiện Minh dịch ra Việt ngữ
Kỳ Viên Tự xuất bản, 2001
---o0o---
Chương 19
Tâm Tịnh Hảo trong đời sống
-ooOoo-
Có nhiều loại tâm khác nhau phát sanh trong đời sống của chúng ta và chúng có thể được phân tích thành nhiều cách khác nhau. Chúng được phân tích thành 4 loại:
Tâm thiện
Tâm bất thiện
Tâm quả
Tâm tố
Lối phân tích những tâm khác như sau:
Tâm tịnh hảo
Tâm vô tịnh hảo
Tâm bất thiện và tâm vô nhân là những tâm vô tịnh hảo, chúng không câu hành với những sở hữu tịnh hảo. Như chúng ta đã thấy, có 12 loại tâm bất thiện:
8 tâm tham
2 tâm sân
2 tâm si
Những tâm vô nhân là những tâm không có những nhân (tương ưng) và không có câu hành với những sở hữu tịnh hảo, và do đó chúng là vô tịnh hảo. Như chúng ta đã thấy có 18 loại tâm vô nhân. Chúng được tóm tắt:
10 ngũ song thức
2 tâm tiếp thu
3 tâm quan sát
1 tâm khán ngũ môn
1 tâm khán ý môn
1 tâm sinh tiếu
Như vậy có 30 tâm vô tịnh hảo: 12 tâm bất thiện và 18 tâm vô nhân.
Cũng có những tâm tịnh hảo phát sanh trong đời sống chúng ta, những tâm này câu hành với những sở hữu tịnh hảo. Trong số 3 sở hữu tịnh hảo là nhân. Chúng là: vô tham, vô sân và vô si. Những tâm tịnh hảo thì luôn luôn câu hành với 2 nhân tịnh hảo là vô tham và vô sân và chúng có thể hoặc không thể câu hành với trí tuệ. Do đó tâm tịnh hảo là hữu nhân. Khi chúng ta thực hiện bố thí, trì giới, tham thiền thì có những tâm thiện câu hành với những sở hữu tịnh hảo. Do đó tâm thiện là trong số những tâm tịnh hảo.
Tâm thiện là bố thí, trì giới, tham thiền đây là những loại tâm dục giới. Tâm dục giới là những tâm của chúng ta trong đời sống hằng ngày, ví dụ khi chúng ta thấy, suy nghĩ hoặc mong đợi điều gì. Ðôi khi tâm dục giới phát sanh với nhân tịnh hảo, đôi khi với nhân bất thiện, và đôi khi không phát sanh với bất cứ nhân nào. Bố thí, trì giới và tham thiền là do tâm thiện dục giới thực hiện; những loại nghiệp thiện này có thể thực hiện trong đời sống hằng ngày, vì ở đó có những cảm xúc giác quan. Tâm thiện dục giới còn gọi là tâm đại thiện.
Ðối với người đạt được thiền định lúc đó họ không thấy, nghe hay có những cảm xúc giác quan nào khác, như vậy tâm đó không phải là tâm dục giới, nhưng đó là tâm ở cõi cao hơn: tâm sắc giới và tâm vô sắc giới. Tuy nhiên, khi người đang tu tập thiền chỉ, trước khi họ đắc thiền định thì họ có những tâm đại thiện.
Khi người thành tựu giác ngộ thì tâm nhận biết Níp bàn là tâm siêu thế. Tuy nhiên, tâm thiện siêu thế, tâm đạo được nối tiếp bởi tâm đại thiện trong tiến trình tâm thức trong suốt thời gian họ chứng đắc quả vị giải thoát.
Thường chúng ta muốn có nhiều tâm thiện hơn. Chúng ta có thể nghĩ rằng hoàn cảnh sống của chúng ta và những người khác làm trở ngại sự phát sanh của tâm thiện, nhưng điều naỳ thì không phải như vậy. Nguyên nhân chính là tâm thiện ít phát sanh khi chúng ta thiếu phát huy điều thiện. Nếu chúng ta biết những lý do cho việc phát huy thiện pháp thì sẽ có nhiều tâm thiện trong đời sống của chúng ta hơn. Do học giáo lý chúng ta biết được phương pháp làm điều thiện. Nếu chúng ta không học giáo lý chúng ta có thể nghĩ rằng chúng ta làm điều thiện khi chúng ta có, trái lại là những tâm bất thiện. Ví dụ, chúng ta có thể nghĩ rằng khi bố thí, chỉ có những tâm thiện. Tuy nhiên, tâm tham cũng có thể phát sanh. Chúng ta có thể giúp đỡ điều gì cho bạn bè và chúng ta mong đợi họ đền ơn. Ðây không phải là thiện pháp mà là tham ái. Khi chúng ta học giáo lý, chúng ta biết rằng phương pháp bố thí thanh cao là cho mà không cần sự đền đáp. Khi chúng ta thể hiện những hành động thiện, mục đích của chúng ta là phải làm giãm thiểu tâm ích kỷ, đây là điều lợi ích cho chúng ta và những người khác.
Con người có những nghiệp lực khác nhau và đây là lý do cho sự phát sanh cho tâm thiện và tâm bất thiện. Ví dụ, khi người ta đi chùa thấy những người khác bố thí đến chư Tăng, họ có thể ảnh hưởng việc làm đó bằng nhiều cách khác nhau. Có người ý thức được những hàng động thiện của người khác, có người không quan tâm chút nào cả. Nếu người biết giá trị của việc thiện và nhận thức những hành động thiện của người khác như phương pháp bố thí, người ta sẽ sử dụng nhiều cơ hội hơn cho việc tạo thiện pháp.
Nếu như Ðức Phật chưa thành đạo và Ngài dạy giáo pháp chúng ta sẽ không có sự hiểu biết đầy đủ; chúng ta sẽ không có nhận thức rõ ràng về tâm thiện và tâm bất thiện và những nguyên nhân phát sanh của chúng. Ðức Phật dạy nhân loại phương pháp tu tập thiện pháp và đoạn trừ phiền não, và do đó chúng sanh căn cứ theo giáo điều và thực hiện những thiện pháp này đây là cách thức để cung kính Ngài. Chúng ta xem trong kinh Ðại Níp bàn(Trường bộ II, số 16, chương V, 137,138) trước khi Ðức Phật viên tịch dưới 2 cây Sa la song thọ, mặc dù không phải là mùa của nó nhưng 2 cây Sa la trổ đầy những bông hoa, những bông hoa rơi xuống khắp châu thân của ngài, những bông Mandàrava(Mạn thù) của Chư Thiên và những bột thơm chiên đàn rãi xuống trên thân của Ngài và những tiếng nhạc trời vang dội để cúng dường Ngài. Ðức Phật dạy đại đức Ànanda:
Này Ànanda, như vậy không phải kính trọng tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường hay lễ kính Như Lai. Nhưng nếu có Tỳ khưu, Tỳ khưu Ni, cư sĩ nam hay cư sĩ nữ nào thành tựu chánh pháp và tuỳ pháp, sống chơn chánh trong chánh pháp, hành trì đúng chánh pháp, thơì người ấy kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường Như Lai vơí sự cúng dường tối thựơng. Do vậy, này Ànanda, hãy thành tưụ chánh pháp và tuỳ pháp, sống chơn chánh trong chánh pháp và hành trì đúng chánh pháp. Này Ànanda, các thầy phải học tập như vậy.
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta có nhiều cơ hội để bố thí, trì giới. Ðối vơí tu tiến, điều này bao gồm Chỉ và Quán, học pháp và thuyết pháp cho những người khác. Không chỉ có các vị Tỳ khưu mà còn có các cư sĩ nữa cũng có thể học pháp và thuyết pháp. Chúng ta xem trong Kinh Ðại Níp bàn(chương III, 112,113):
Ðức Phật dạy Ðại Ðức Ànandavề ác Ma, Ngài dạy, sau khi Như Lai giác ngộ, ác ma cung thỉnh Như Lai giờ này đã hợp thời, Ngài nên nhập Níp bàn:
Này Ànanda, khi được nói vậy, ta nói với ác ma:- " Này ác ma ta sẽ không diệt độ cho đến khi nào không chỉ có Tỳ khưu và Tỳ khưu ni mà còn có nam và nữ cư sĩ trở thành những đệ tử chơn chánh, sáng suốt, có kỹ luật, sẳn sàng, đa văn, duy trì chánh pháp, thành tựu chánh pháp và tùy pháp, sống chơn chánh theo chánh pháp- sau khi học hỏi giáo lý, họ có thể tuyên bố, diễn giảng, trình bày, xác định, khai minh, phân tích và giải thích rõ ràng chánh pháp - khi có tà đạo khởi lên, có thể chất vấn và hàng phục một cách khéo léo, có thể truyền bá chánh pháp một cách thần diệu! Ta sẽ không diệt độ khi nào phạm hạnh mà ta giảng dạy chưa được thành tựu, thịnh đạt, phổ biến, quảng bá, biến mãn - nghĩa là được khéo giảng dạy cho loài người!
Thực tế là chúng ta có thể làm những hành động thiện trong đời sống của chúng ta là vì nhân duyên, chứ không vì bản ngã. Chúng ta xem trong Trường Bộ Kinh(III, số 34, thập thượng, chương III, 276) về những yếu tố hỗ trợ cho việc thiện:
Bốn pháp... (bốn phương tiện) có nhiều tác dụng: -chọn nơi lành mà ở, -chọn bạn lành để kết giao, - tự mình tu tập, - phước đã tạo đời trước.
Chọn nơi lành mà ở nghĩa là sống trong xứ quốc giáo vì ở đây có thể là nhân duyên tốt để hỗ trợ cho những tâm thiện. Ở đó người ta có cơ hội đi chùa nghe pháp. Giáo pháp có thể thay đổi đời sống cuả họ, đó là lý do cho việc thực hiện những hành động thiện như là bố thí, trì giới và tham thiền.
Chọn bạn lành để kết giao nghĩa là chọn những người bạn chơn chánh trong giáo pháp. Vì nếu ta sống trong xứ Phật giáo mà không gặp những người bạn chơn chánh trong Giáo pháp, để người đó có thể giúp ích ta trong việc nghiên cứu chân lý, thì xem như ta thiếu nhân duyên tiện lợi cho việc phát huy trí tuệ và đoạn trừ phiền não.
Tự mình tu tập với thiện pháp và xem thiện pháp như là mục tiêu cứu cánh. Có nhiều mức độ thiện pháp. Nếu người ta tu tập trí tuệ theo Bát chánh đạo, hi?u biết danh và sắc, thì sẽ ít có sự dính mắc về bản ngã. Nếu chánh niệm danh và sắc trong khi thực hiện những hành động thiện, người ta sẽ nhận chân là không có bản ngã, không có con người thực hiện những hành động này.Theo phương pháp trên, nghiệp thiện sẽ trong sạch hơn và thậm chí phiền não sẽ được đoạn trừ.
Ðời trước tạo phước là yếu tố thứ tư rất hữu ích. Nghiệp thiện được tạo tác trong kiếp quá khứ là duyên cho chúng ta đi đến nơi lành và gặp gỡ những người bạn tốt. Nghiệp là những nguyên nhân đưa đẩy người ta tái sanh trong xứ Phật giáo. Nghiệp thiện được tạo tác trong kiếp quá khứ là nhân duyên cho việc học và hành giáo pháp hiện tại. Nếu chúng ta xem những yếu tố trong đời sống là những nhân duyên cho những việc thiện, chúng ta sẽ hiểu rõ ràng hơn nó không có bản ngã mà bản ngã thực hiện những hàng động thiện.
Theo Vi diệu pháp, chúng ta thấy rằng có 8 loại tâm đại thiện. Tại sao không chỉ có một loại? Lý do là mỗi loại có nhân duyên phát sanh riêng của nó. Nếu chúng ta biết về những loại khác nhau này và chúng ta có thể nhận biết chúng khi những đặc tính của chúng hiện diện, điều đó sẽ giúp chúng ta không có chấp bản ngã. Bốn loại tâm đại thiện phát sanh với thọ hỷ và bốn loại pháp sanh với thọ xả. Chúng ta muốn có những tâm thiện với thọ hỷ vì chúng ta tham đắm vào thọ hỷ. Tuy nhiên chúng ta không thể cưỡng ép thọ hỷ phát sanh. Ðôi khi chúng ta thực hiện bố thí với thọ hỷ, đôi khi thọ xả. Nó tuỳ thuộc vào nhân duyên thọ hỷ hoặc thọ xả phát sanh với tâm đại thiện. Có 4 loại câu hành với trí tuệ; 4 loại không câu hành với trí tuệ. Ví dụ, chúng ta có thể giúp người khác không có trí tuệ hoặc có trí tuệ. Khi chúng ta nhận thức rằng giúp là thiện pháp, hoặc khi chúng ta nhận biết danh và sắc xuất hiện ở thời điểm đó, thí trí tuệ phát sanh với tâm đại thiện. Có 4 loại không cần nhắc bảo và 4 loại cần nhắc bảo. 8 loại tâm đại thiện là:
Câu hành thọ hỷ, có trí tuệ, không cần nhắc bảo
Câu hành thọ hỷ, có trí tuệ, cần nhắc bảo
Câu hành thọ hỷ, không trí tuệ, không cần nhắc bảo
Câu hành thọ hỷ, không trí tuệ, cần nhắc bảo
Câu hành thọ xả, có trí tuệ, không cần nhắc bảo
Câu hành thọ xả, có trí tuệ, cần nhắc bảo
Câu hành thọ xả, không trí tuệ, không cần nhắc bảo
Câu hành thọ xả, không trí tuệ, cần nhắc bảo
Tâm đại thiện không chỉ là loại tâm tịnh hảo dục giới. Tâm đại thiện là nhân; chúng có thể thúc đẩy nghiệp thiện qua thân, khẩu, ý mà thân khẩu ý có khả năng tạo quả. Cũng có những tâm đại quả, mà nó là những kết quả của nghiệp thiện thực hiện bằng những tâm đại thiện. Tâm đại quả cũng là tâm tịnh hảo, pháp sanh với sở hữu tịnh hảo.Có nhiều loại tâm đại quả vì nghiệp thiện sản sinh ra những loại khác nhau.
Hành động của con người thì không giống nhau và cho nên những kết quả cũng không tương tự. Người ta sanh ra với những tâm tái tục khác nhau. Tâm tái tục là những tâm quả; chúng là kết quả cuả nghiệp; Như chúng ta thấy trước đây (trong chương XI), người ta có thể chào đời với tâm tái tục mà nó là quả thiện vô nhân, hoặc với tâm tái tục là quả hữu nhân, câu hành với nhân tịnh hảo. Trong trường hợp chúng sanh sanh ra trong cõi dục gới khác nhau, tâm tái tục là tâm quả hữu nhân là tâm đại quả. Ngoại trừ tâm đại quả có những loại tâm quả hữu nhân khác mà chúng không phải là kết quả cuả nghiệp thiện dục giới. Nhưng là kết quả của nghiệp thiện của những cõi tâm thức cao hơn. Những loại này sẽ được đề cập sau.
Có 8 loại tâm đại quả. Chúng có thể câu hành với thọ hỷ hoặc thọ xả, chúng có thể có trí tuệ hoặc không có trí tuệ, chúng có thể không cần nhắc bảo hoặc cần nhắc bảo. Chúng được phân tích thành nhiều cách giống nhau như 8 loại tâm đại thiện đã đề cập ở trên.
Tâm hộ kiếp và tâm tử đều là những loại tâm giống nhau như tâm tái tục. Nếu tâm tái tục là tâm đại quả, tâm hộ kiếp và tâm tử của kiếp sống đó thì tương tự loại tâm đại quả.Trong trường hợp trên, chức năng của tái tục, hộ kiếp và tâm tử thực hiện bởi tâm đại quả.
Khi chúng ta thấy cảnh đẹp hoặc cảm nhận cảnh lạc qua các căn môn khác, tâm đó là tâm quả thiện; tuy nhiên loại tâm quả này là quả vô nhân, nó không phải là đại quả. Những chức năng thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng qua thân căn, và cũng như những chức năng tiếp thu và quan sát thì không thể thực hiện bởi tâm đại quả, chúng thực hiện do tâm quả vô nhân. Tâm na cảnh, tâm quả có thể phát sanh sau những tâm đổng lực và chúng thực hiện chức năng na cảnh có thể là tâm quả vô nhân hoặc tâm đại quả [1].
Vẫn còn có những loại tâm tịnh hảo dục giới khác nữa: tâm đại tố. Vị A la hán có tâm đại tố thay vì những tâm đại thiện. Bởi vì vị ấy không có nhân duyên cho sự tái sanh các ngài không còn tạo bất cứ nghiệp nào nữa. Các ngài có tâm đại tố mà tâm này thực hiện chức năng đổng lực trong tiến trình căn môn và tiến trình ý môn. Khi chúng ta cảm nhận cảnh lạc tâm tham có thể phát sanh và khi chúng ta cảm nhận cảnh bất lạc tâm sân có thể phát sanh. Vị A la hán thì có tâm xả đối với cảnh lạc và cảnh bất lạc, các ngài không còn phiền não nữa. Vị A la hán có thể có tâm đại tố bất tương ưng trí. Chư vị A la hán có thể có tâm đại tố bất tương ưng trí, vì trí tuệ không cần thiết tương ưng vơiù tâm đại tố khi các ngài không thuyết pháp dạy đạo.
Vị A la hán có những tâm tố tịnh hảo và cũng có những tâm tố vô tịnh hảo. Tâm khán ngũ môn, tâm khán ý môn và tâm vi tiếu có thể thực hiện chức năng đổng lực là những tâm tố vô tịnh hảo. Những loại tâm này không có câu hành với những sở hữu tịnh hảo, chúng là vô nhân.
Có tất cả 8 loại tâm đại tố. Chúng câu hành với thọ hỷ hoặc thọ xả, câu hành với trí tuệ hoặc không câu hành với trí tuệ, cần nhắc bảo hoặc không cần nhắc bảo. Chúng được phân tích tương đương như 8 loại tâm đại thiện.
Tất cả có 54 tâm dục giới là:
12 tâm bất thiện | 12+18=30 tâm vô tịnh hảo |
8 tâm đại thiện | 24 tâm tịnh hảo |
Như vậy có 30 tâm vô tịnh hảo và 24 tâm tịnh hảo dục giới.
Cũng có những tâm tịnh hảo mà không phải là tâm tịnh hảo dục giới:
Tâm tịnh hảo sắc giới
Tâm tịnh hảo vô sắc giới
Tâm tịnh hảo siêu thế
Chỉ có những tâm dục giới mới có thể bao gồm cả tâm tịnh hảo và tâm vô tịnh hảo. Tâm sắc giới , tâm vô sắc giới và tâm siêu thế là tâm tịnh hảo.
Người chưa đắc thiền hay chưa giác ngộ không thể nào biết tâm cuả những cõi này, nhưng họ có thể kiểm chứng giáo pháp đối với cõi dục giới. Chúng ta có thể tự nhận biết có lợi ích hay không khi thực hiện bố thí, trì giới và tham thiền. Chúng ta có thể nhận diện có thể phát huy những phương pháp thiện sự hay không để giúp chúng ta làm giảm thiểu tâm bất thiện. Ðôi khi trong khoảnh khắc chân chánh về việc bố thí, trì giới và tham thiền. Chúng ta có thể phát huy bất cứ lúc nào sự hiểu biết đúng đắn về pháp chân đế, bất kể là chúng ta thực hiện bố thí, trì giới, học hoặc dạy pháp. Sự hiểu biết chân chánh cũng có thể được phát huy khi không có cơ hội bố thí, trì giới, hoặc các thiện sự khác. Do chánh niệm về danh và sắc chúng ta biết những loại tâm khác nhau này phát sanh cũng biết những loại tâm bất thiện và cuối cùng tham sẽ giảm bớt đối với bản ngã. Trong khi chánh niệm chúng ta có thể thẩm tra được giáo pháp.
Chúng ta xem trong Tăng Chi Bộ Kinh(Pháp 7 chi, chương VIII, 9, Thông điệp):
Lúc bấy giờ Ðại đức Upàliđi đến Thế Tôn, sau khi đến và ngồi xuống một bên. Ngồi xuống Ðaị đức thưa: "Lành thay, bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết pháp cho con một cách vắn tắt, sau khi nghe Thế Tôn thuyết, con sẽ sống một mình, an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm và tinh cần".
"Này Upàli, những pháp nào mà thầy biết: "những pháp này không đưa đến nhất hướng, nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ và Níp bàn"
Này Upàli, thầy cần phải nhất hướng thọ trì, đây không phải là pháp, đây không phải là luật, đây không phải lời dạy của Thế Tôn. Và này Upàli, những pháp này thầy cần nên biết: "những pháp này đưa đến nhất hướng, nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ và Níp bàn"
Này Upàli, thầy phải nhất hướng thọ trì, đây là pháp, đây là luật, đây llà lời dạy của bậc Ðạo sư."
Chú giải Tăng Chi Bộ Kinh"Manorathapùrani" giải thích danh từ thắng trí là sự thể nhập cuả tam tướng; vô thường, khổ và vô ngã. Danh từ giác ngộ được ám chỉ đạo quả Níp bàn.
CÂU HỎI:
1/- Tâm nào là tâm vô nhân? Chúng luôn luôn là tâm vô tịnh hảo phải không?
2/- Chu vị A la hán có những tâm vô tịnh hảo không?
3/- Tại sao tâm thiền không phải là tâm dục giới?
4/- Tâm đại thiện luôn luôn câu hành với thọ hỷ phải không?
5/- Tâm quả có thể là tâm tịnh hảo không?
6/- Tâm tố có thể là tâm tịnh hảo không?
7/- Tại sao vị A la hán có tâm đại tố thay ví tâm đại thiện?
8/- Có bao nhiêu loại tâm dục giới?
Chú thích:
[1] Xem chương 15. Tâm na-cảnh vừa là tâm vô nhân vùa là tâm hữu nhân.
---o0o---
Source : BuddhaSasana Home Page
---o0o---
Trình bày : Nhị Tường