Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 26: Pháp hệ của Pháp Nhãn tông - 3

01/11/202121:57(Xem: 6478)
Quyển 26: Pháp hệ của Pháp Nhãn tông - 3

canh duc truyen dang luc

CẢNH ĐỨC TRUYỀN ĐĂNG LỤC

QUYỂN 26

Sa-môn Đạo Nguyên đời Tống soạn

Việt dịch: Lý Việt Dũng

 

 

PHÁP TỰ CỦA THANH NGUYÊN HÀNH TƯ: ĐỜI THỨ 9 ĐẾN ĐỜI THỨ 11

I- ĐỜI THỨ 9:

A- PHÁP TỰ của THIỀN SƯ VĂN ÍCH THANH LƯƠNG KIM LĂNG: 33 người, 13 người được ghi chép.

1- Thiền sư Thiệu Minh Tiến Phước Tô Châu

2- Thiền sư Cẩn Cổ Hiền Trạch Châu

3- Thiền sư Khả Huân Hưng Phước Tuyên Châu

4- Thiền sư Thủ Nột Thượng Lam Hồng Châu

5- Hòa thượng Phúc Thoàn Phủ Châu

6- Thiền sư Pháp Hoài Phụng Tiên Hàng Châu

7- Thiền sư Tuệ Lãng Hóa Thành Lô Sơn

8- Thiền sư Đạo Hồng Vĩnh Minh Hàng Châu

9- Thiền sư Linh Giám Cao Lộc

10- Hòa thượng Thượng Tuyền Kinh Môn

11- Thiền sư Tăng Độn Đại Lâm Lô Sơn

12- Thiền sư Nhân Tháng Nhân Vương Trì Châu

13- Thiền sư Nghĩa Nhu Qui Tông Lô Sơn

B- PHÁP TỰ của THIẾN SƯ HỒNG TIẾN THANH KHÊ HƯƠNG CHÂU: 2 người được ghi chép.

1- Thiền sư Tùng Y núi Thiên Bình Tương Châu

2- Thiền sư Duyên Đức Viên Thông Lô Sdn

C- PHÁP TỰ của THIỀN SƯ HƯU PHÚC THANH LƯƠNG KIM LĂNG: 2 người, một người được ghi chép.

- Thiền sư Tuệ Đồng Phụng Tiên Kim Lăng

D- PHÁP TỰ của THIỀN SƯ THIỆU TU núi LONG TẾ PHỦ CHÂU: 1 người được ghi chép:

- Hòa thượng Quảng Nguyên Hà Đông

Đ- PHÁP TỰ của THIỀN SƯ THỦ AN NAM ĐÀI HÀNH NHẠC: 2 người, một người được ghi chép:

- Thiền sư Thiện Mỹ Thứu Lĩnh Tương Châu

E- PHÁP TỰ của THIỀN SƯ HUYỀN ƯNG viện BẮC CÙ CHƯƠNG CHÂU: 1 người không cơ duyên, ngữ cú không ghi chép.

F- PHÁP TỰ của THIỀN SƯ VÔ DẬT LONG THỌ CHƯƠNG CHÂU: 1 người được ghi chép:

- Thiền sư Pháp Khiên Long Thọ Chương Châu

G- PHÁP TỰ của THIỀN SƯ ĐẠO THUYÊN QUI TÔNG LÔ SƠN:

1 người được ghi chép:

- Thiền sư Nghĩa Thuyên Cửu Phong Quân Châu

H- PHÁP TỰ của THIỀN SƯ KẾ ĐẠT HOÀNG LONG MY CHÂU:

1 người được ghi chép:

- Hòa thượng trụ thế đời thứ hai Hoàng Long.

I- PHÁP TỰ của THIỀN SƯ DUYÊN QUAN LƯƠNG SƠN LÃNG CHÂU: 1 người được ghi chép:

- Thiền sư Cảnh Huyền núi Đại Dương Dĩnh Châu

II- ĐỜI THỨ 10

J- PHÁP TỰ của QUỐC SƯ ĐỨC THIỀU THIÊN THAI: 49 người, 30 người được ghi chép.

1- Thiền sư Diên Thọ chùa Vĩnh Minh Hàng Châu

2- Thiền sư Thiệu An Báo Ân Hàng Châu

3- Thiền sư Thủ Uy Quảng Bình Phước Châu

4- Thiền sư Vĩnh An Báo Ân Hàng Châu

5- Thiền sư Sư Hộ Quang Thánh Quảng Châu

6- Thiền sư Thanh Dực Phụng Tiên Hàng Châu

7- Thiền sư Trí Cần Phổ Môn Thiên Thai

8- Thiền sư Nguyệt Tế Nhạn Đảng Ôn Châu

9- Thiền sư Hy Biện Phổ Môn Hàng Châu

10- Thiền sư Ngộ An Quang Khánh Hàng Châu

11- Thiền sư Hữu Thiềm Bát Nhã Thiên Thai

12- Thiền sư Toàn Khẳng Trí Giả Vụ Châu

13- Thiền sư Nghĩa Long Ngọc Tuyền Phước Châu

14- Thiền sư Hiểu Vinh Long Sách Hàng Châu

15- Thiền sư Khánh Tiêu Công Thần Hàng Châu

16- Thiền sư Kính Thao Xứng Tâm Việt Châu

17- Thiền sư Sư Thuật Nghiêm Phong Phước Châu

18- Thiền sư Tuệ Đạt Hoa Nghiêm Lô Châu

19- Thiền sư Đạo Viên Thanh Thái Việt Châu

20- Thiền sư Khánh Tường Cửu Khúc Hàng Châu

21- Thiền sư Hành Minh Khai Hóa Hàng Châu

22- Thiền sư Nghĩa Viên Khai Thiện Việt Châu

23- Thiền sư Ngộ An Thoại Lộc Ôn Châu

24- Thiền sư Tuệ Cư Long Huê Hàng Châu

25- Thiền sư Ngộ Trăn Tề Vân Vụ Châu

26- Thiền sư Bổn Tiên chùa Thoại Lộc Ôn Châu

K- PHÁP TỰ của THIỀN SƯ TUỆ MINH chùa BÁO ÂN HÀNG CHÂU: 1 người được ghi chép:

- Đại sư Bảo Minh Phước Châu

L- PHÁP TỰ của THIỀN SƯ ĐẠO TIỀM VĨNH MINH HÀNG CHÂU: 3 người được ghi chép.

1- Thiền sư Hoài Tỉnh Thiên Quang Vương Châu

2- Đại sư Chí Trừng Trấn Cảnh Cù Châu

3- Thiền sư Khánh Tường Sùng Phước Minh Châu

M- PHÁP TỰ của THIỀN SƯ THANH TÙNG LINH ẨN HÀNG CHÂU: 9 người, tám người được ghi chép.

1- Thiền sư Đạo Tuệ viện Công Thần Hàng Châu

2- Thiền sư Nguyện Chiêu La Hán Tú Châu

3- Thiền sư Sư Trí Báo Ân Xứ Châu

4- Thiền sư Khả Tiên Hộc Ninh Cù Châu

5- Thiền sư Đạo Đoan Quang Hiếu Hàng Châu

6- Thiền sư Ngộ Ninh Bảo Thanh Hàng Châu

7- Thiền sư Biện Long Chi Đề Phước Châu

8- Thiền sư Hy Biện Viên Thoại Hàng Châu

N- PHÁP TỰ của ĐẠO SƯ HÀNH NGÔN BÁO TỪ KIM LĂNG:

1 người được ghi chép:

- Thiền sư Nghĩa Năng Vân Cư Hồng Châu

O- PHÁP TỰ của THIỀN SƯ THÁI KHÂM THANH LƯƠNG KIM LĂNG: 1 người được ghi chép:

- Thiền sư Đạo Tề Vân Cư Hồng Châu

P- PHÁP TỰ của THIỀN SƯ PHÁP AN BÁO ÂN KIM LĂNG: 2 người được ghi chép.

1- Thiền sư Đạo Kiên Thê Hiền Lô Sơn

2- Thiền sư Tuệ Thành, trụ thế đời thứ mười bốn Qui Tông Lô Sơn

Q- PHÁP TỰ của THIỀN SƯ DIÊN QUI viện TRƯỜNG AN LÔ CHÂU: 2 người được ghi chép.

1- Thiền sư Biện Thật Trường An Lô Châu

2- Thiền sư Dụng Thanh Vân Cái Đàm Châu

III- ĐỜI THỨ 11

R- PHÁP TỰ CỦA ĐẠI SƯ BẰNG NGẠN viện TRƯỜNG THỌ TÔ CHÂU: 1 người được ghi chép:

- Thiền sư Pháp Tề, trụ thế đời thứ hai Trường Thọ

 

 

 

THIỀN SƯ THIỆU MINH

Viện Tiến Phước Tô Châu

Pháp Tự Đời Thứ Chín Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Thanh Lương Văn Ích

 

Châu tướng súy Tiền Nhân thỉnh sư trụ trì, rồi hỏi:

- Thế nào là thói nhà của Hòa thượng?

Sư nói:

- Mọi nơi đều nhìn xem.

 

 

THIỀN SƯ CẨN

Viện Cổ Hiền Trạch Châu

Pháp Tự Đời Thứ Chín Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Thanh Lương Văn Ích

 

Sư khám biện ông tăng:

- Thân Như Lai kiên mật, mọi thứ trong trần đều hiện. Thế nào là thân kiên mật?

Tăng đưa ngón tay lên, sư nói:

- Hiện tức hiện, nhưng ông làm sao lãnh hội?

Tăng không lời đối đáp.

Sư đang đứng hầu thầy, Tịnh Tuệ hỏi một ông tăng rằng:

- Từ khi rời đây rồi đi về đâu?

Tăng nói:

- Đi vô đất Lĩnh.

Tịnh Tuệ nói:

- Không dễ dúng gì.

Tăng nói:

- Luống can thiệp như thế đối với nhiều hành cước tăng.

Tịnh Tuệ nói:

- Hành cước nhiều như thế cũng không chán.

Tăng không lời đối đáp. Sư ngay lời nói ấy đại ngộ.

Tăng hỏi:

- Thế nào là Phật?

Sư nói:

- Hãy lãnh ngộ tức khắc!

Chú: Nguyên văn ‘Trúc trước nhữ tị khổng’ hàm ý chỉ lãnh hội mau lẹ.

 

 

THIỀN SƯ KHẢ HUÂN

Viện Hưng Phước Tuyên Châu

Pháp Tự Đời Thứ Chín Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Thanh Lương Văn Ích

 

Sư họ Chu, người Kiến Dương Kiến Châu, từ sau khi được Tịnh Tuệ ấn khả, liền khai pháp trụ trì.

Tăng hỏi:

- Thế nào là chủ Hưng Phước?

Sư nói:

- Xà-lê không hiểu biết.

Hỏi:

- Há chỉ có cái đó là đúng chăng?

Sư nói:

- Dẫu chưa dứt cuồng điên mà đầu đâu có mất.

Hỏi:

- Thế nào là đạo?

Sư nói:

- Cần mẫn mà thi hành.

Hỏi:

- Sao gọi là pháp không?

Sư nói:

- Chẳng không.

Sư có bài kệ thị chúng rằng:

Nguyên văn:      

秋 江 煙 島 睁

辑 路 行 行 立

不 冬 诫 善 音

爭 知 普 門 入

Phiên âm:

Thu giang yên đáo tĩnh

Âu lộ hàng hàng lập

Bất niệm Quán Thế Âm

Tranh tri Phổ Môn nhập?

Tạm dịch:

Sông thu đảo khói trong

Cò diệc đứng từng cặp

Chẳng niệm Quán Thế Âm

Sao biết Phổ Môn nhập?

 

 

THIỀN SƯ THỦ NỘT

Viện Thượng Lam Hồng Châu

Pháp Tự Đời Thứ Chín Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Thanh Lương Văn Ích

 

Sư thượng đường nói với chúng rằng:

- Trọn lệnh đề cương, không người quét đất. Anh em trong chốn tùng lâm, hãy cùng nhau chứng minh. Các bạn lớp sau, có nghi xin cứ hỏi!

Có ông tăng hỏi:

- Nguyện sư mở cửa cam lồ, nên quán sát đệ nhất nghĩa. Chẳng rơi vào trong có không, thỉnh sư thùy thị.

Sư nói:

- Đại chúng chứng minh.

Tăng nói:

- Nếu thế thì khuất tất rồi còn gì?

Sư nói:

- Lời nói tầm ruồng.

Hỏi:

- Thế nào là Phật?

Sư nói:

- Còn hỏi ai nữa!

 

 

HÒA THƯỢNG PHÚC THOÀN

Pháp Tự Đời Thứ Chín Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Thanh Lương Văn Ích

 

Tăng hỏi:

- Thế nào là Phật?

Sư đáp:

- Không biết.

Hỏi:

- Thế nào là chỉ ý Tổ sư từ Tây lại?

Sư đáp:

- Đừng có phỉ báng Tổ sư chứ!

 

 

THIỀN SƯ PHỔ MINH PHÁP HOÀI

Pháp Tự Đời Thứ Chín Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Thanh Luơng Văn Ích

 

Tăng hỏi:

- Phật Thích Ca xuất thế, trời mưa bốn hoa, đất rung sáu cách. Xin hỏi Hòa thượng (hôm nay xuất thế) có điềm lành gì?

Sư nói:

- Đại chúng đều trọn thấy.

Nói:

- Pháp của Pháp vương là như thế ?

Sư nói:

- Bậc nhân vương còn thấy đó.

Hỏi:

- Ấn báu của Tịnh Tuệ Hòa thượng đích thân truyền. Hôm nay một hội nên trao cho ai?

Sư nói:

- Ai là người không có phần đâu?

Nói:

- Nếu thế thì tiếng sấm chấn động vô biên sát độ vậy.

Sư nói:

- Cũng nên rộng nghe.

 

 

THIÊN SƯ TUỆ LÃNG

Chùa Hóa Thành Lô Sơn

Pháp Tự Đời Thứ Chín Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Thanh Lương Văn Ích

 

Tướng quốc Giang Nam Tống Tề Khâu thỉnh sư khai đường. Sư bước lên tòa nói:

- Hôm nay Linh công vời sơn tăng ta vì đại chúng thuyết pháp. Chăng phải chẳng thừa Phật trao dặn, chẳng vong ơn Phật. Trong chúng đây có ai han hỏi xin bước ra cùng Linh công kết duyên.

Tăng hỏi:

- Linh công đích thân giáng lâm, đại chúng tụ tập đông dầy Tông thừa từ trước, thỉnh sư cử xướng.

Sư nói:

- Há phải chăng đã cô phụ Linh công rồi?

Hỏi:

- Sư thường mỏi miệng, thế tại làm sao chuyện tự kỷ của học nhân vẫn không rành?

Sư hỏi:

- Xà-lê không rành rõ chỗ nào đâu?

Nói:

- Chỗ không rành rõ, thỉnh sư quyết đoán cho.

Sư hỏi:

- Mới nãy nói với ông cái gì?

Nói:

- Nếu thế thì toàn nhân hôm nay cả.

Sư nói:

- Lui ra sau lạy ba lạy!

 

 

THIỀN SƯ ĐẠO HỒNG THÔNG BIỆN

Chùa Tuệ Nhật Vĩnh Minh Hàng Châu

Pháp Tự Đời Thứ Chín Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Thanh Lương Văn Ích

 

Sư là trụ thế đời thứ ba. Tăng hỏi:

- Rời xa cảnh Thiên Thai, đến lên ngọn Tuệ Nhật, từ lâu nghe sư tử rống, hôm nay thỉnh sư thông.

Sư nói:

- Có nghe không vậy?

Nói:

- Nếu thế ngày xưa là Sùng Thọ, hôm nay là Vĩnh Minh vậy.

Sư nói:

- May mà tự lanh lợi, cần gì phải nói loạn xị mà chi.

Sư nói với mọi người rằng:

- Đại đạo trông không, xưa nay thường như thế. Chân tâm đầy khắp, trí như lượng rờ rỡ. Vạn tượng sum la đều chân thật tướng. Bao quát đất trời, từ xưa tới nay, đại chúng lãnh hội không? Có biện bạch được không?

Hỏi:

- Quốc vương gia mệnh, công khanh dự tiệc pháp, xin hỏi hôm nay nên làm việc gì?

Sư nói:

- Hãy nghiệm thủ.

Hỏi:

- Ý ấy thế nào?

Sư hỏi:

- Từ đâu lại vậy?

Nói:

- Nếu thế tức vẫn thành ra đường đột thôi.

Sư nói:

- Đừng có nói loạn xị.

Hỏi:

- Chư Phật xuất thế phóng ra trăm ngàn ánh sáng. Sư lên tòa báu có điềm lành gì?

Sư nói:

- Khá nên nghiệm thủ.

Nói:

- Pháp của Pháp vương như thế.

Sư nói:

- Ấy cũng là lời nói luông suông.

 

 

THIỀN SƯ LINH GIÁM (CAO LY)

Pháp Tự Đời Thứ Chín Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Thanh Lương Văn Ích

 

Tăng hỏi:

- Thế nào là Già-lam thanh tịnh?

Sư nói:

- Là chuồng bò đó.

Hỏi:

- Thế nào là Phật?

Sư nói:

- Kéo thằng điên ra!

 

 

HÒA THƯỢNG TUYỀN - KINH MÔN

Pháp Tự Đời Thứ Chín Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Thanh Lương Văn Ích

 

Tăng hỏi:

- Hai con rồng tranh trái châu, con nào được?

Sư nói:

- Ta được.

Nói:

- Xa xôi đầu bôn cửa sư, sư tiếp dẫn thế nào?

Sư nắm gậy mà nhìn. Ông tăng ấy lễ bái, sư liền hét.

Tăng hỏi:

- Xích Bích không lằn trầy thì thế nào?

Sư nói:

- Ta chẳng trọng.

Hỏi:

- Sau chẳng trọng thì thế nào?

Sư nói:

- Trong lửa cào cào dế bay lên trời.

 

 

THIỀN SƯ TĂNG ĐỘN

Chùa Đại Lâm Lô Sơn

Pháp Tự Đời Thứ Chín Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Thanh Lương Văn Ích

 

Ban sơ, sư trụ Viên Thông. Có ông tăng cử thuật chuyện tăng hỏi Hòa thượng Huyền Sa Sư Bị: ‘Trong khoảng Tông thừa từ trước, làm thế nào ngôn luận?’. Huyền Sa đáp: ‘Ít người nghe’, rồi hỏi sư:

- Chẳng biết ý chỉ Huyền Sa thế nào?

Sư nói:

- Đợi ông dời ngọn núi Thạch Nhĩ rồi, ta sẽ nói cho ông nghe.

 

 

THIỀN SƯ DUYÊN THẮNG

Viện Nhân Vương Trì Châu

Pháp Tự Đời Thứ Chín Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Thanh Lương Văn Ích

 

Tăng hỏi:

- Nhà nông kích hoại thì thế nào?

Sư nói:

- Nhà tăng (tăng gia) tự có bổn phần sự.

Tăng nói:

- Chẳng hỏi tăng gia bổn phần sự. Hỏi nông gia kích hoại thì thế nào?

Sư nói:

- Đầu lưỡi nơi nào?

 

 

THIỀN SƯ NGHĨA NHU

Chùa Qui Tông Lô Sơn

Pháp Tự Đời Thứ Chín Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Thanh Lương Văn Ích

 

Sư là trụ thế đời thứ mười ba. Ban sơ, sư thượng đường bước lên tòa. Duy-na đánh kẻng nói:

- Tiệc pháp đầy bậc Thiền sư kiệt xuất. Nên quán đệ nhất nghĩa.

Sư nói:

- Nếu đã là đệ nhất nghĩa thì làm sao quán được? Nói như thế thì rơi vào nơi nào? Đó là quán hay lại là không cho người quán? Bậc tiên đức cùng các vị thượng tọa hãy cùng chứng minh. Kẻ hậu học sơ tâm chớ gọi là lời hỏi ngược lại, lời nương tựa ngược lại. Có nghi xin cứ hỏi.

Tăng hỏi:

- Chư Phật ra đời thuyết pháp độ người cảm trời, động đất. Hòa thượng ra đời có điềm lành gì?

Sư nói:

- Trước trời người, đại chúng nói mớ làm gì ?

Hỏi:

- Các quan đã tụ tập, đại chúng lắng tai. Thế nào là chuvện một lời xuất thế?         

Sư nói:

- Đại chúng chứng minh.

Hỏi:

- Chỗ khói hương bay lên sư lên tòa. Xin hỏi chuyện Tông thừa như thế nào?         

Sư nói:

- Thừa giáo cũng chẳng lãnh hội.

Hỏi:

- Hoa Ưu Đàm rụng người người đều thấy. Đạt bổn vô tâm chuyện thế nào?

Sư nói:

- Lời nói dối.

Nói:

- Nếu thế thì Nam Năng riêng có chỉ ý thâm sâu, nếu không phải người tâm tâm thì không biết.

Sư nói:

- Chuyện nên mang ơn tùng lâm.

Hỏi:

- Ngày xưa Kim Phong, hôm nay Qui Tông, xin hỏi là một hay là hai?

Sư nói:

- Tạ ơn ông chứng minh.

Hỏi: 

- Trí Tạng một mũi tên bắn thẳng Qui Tông. Một mũi tên của Qui Tông nên bắn ai?

Sư nói:

- Đừng có phỉ báng Trí Tạng của ta chứ!

Hỏi:

- Hôm nay Tri Quân đích thân chứng pháp. Sư từ nơi nào đáp được ơn sâu?

Sư nói:

- Bảo ta nói thế nào mới được?

Sư nói:

- Một hỏi, một đáp cũng không có lúc dứt. Phật pháp cũng không phải đạo lý đó. Này đại chúng! Sự việc hôm nay, vốn chẳng phải bản tâm. Thật ra chỉ vì người trụ sơn nên hữu ý. Hướng lai thành Phật cũng vô tâm. Ấy bởi Tri Quân thỉnh mệnh, chúng trong chùa thành tâm. Đã đến nơi này, thì nên nói cái gì mới được? Có tương tất không vậy? Nếu chuyện đó không kịp thì người xưa bèn nói gặp nhau muốn gọi nhau, nhìn nhau đăm đăm mà không nói nên lời, làm sao lãnh hội đây? Nếu lãnh hội thì có thể báo ơn sâu không thể báo, hỗ trợ đầy đủ sự hóa đạo không thể làm. Còn nếu không lãnh hội, chớ có nói bậc Trưởng lão khai đường chỉ cử thuật lời người xưa. Chuyện long thạnh này, trời cao, biển sâu còn nói không kịp, nên rốt lại không dám chúc Hoàng phong, hồi hướng thanh liệt. Tại sao vậy? Người xưa vẫn còn nói: Ta cầu đảo lâu rồi! Hà huống đương kim Thánh minh? Đứng lâu, tạm biệt!

Tăng hỏi:

- Thế nào là miếu Không vương?

Sư nói:

- Chẳng ít Thần.

Hỏi:

- Thế nào là người trong miếu?

Sư nói:

-Vừa mới nãy chẳng nói dối.

Hỏi:

- Rùa linh chưa hiện điềm triệu thì thế nào?

Sư nói:

- Là lành, là dữ.

Nói:

- Chưa đạt nguồn của nó, thỉnh sư phương tiện.

Sư nói:

- Đạt rồi mà.

Hỏi:

- Sau khi đạt thì thế nào?

Sư nói:

- Rốt lại chẳng hỏi như thế.

Hỏi:

- Từ lâu phát Đại thừa, trong lòng quên ý ấy. Thế nào là ý ấy?

Sư nói:

- Lại quên trong đạo.

 

 

THIỀN SƯ TÙNG Y

Núi Thiên Bình Tương Châu

Pháp Tự Đời Thứ Chín Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Hồng Tấn Thanh Khê Tương Châu

 

Có ông tăng hỏi:

- Làm thế nào ra khỏi được ba giới?

Sư nói:

- Hãy đem ba giới lại, ta đưa giùm ông ra.

Tăng hỏi:

- Thế nào là thói nhà của Hòa thượng?

Sư nói:

- Hiển lộ sờ sờ.

Hỏi:

- Thế nào là Phật?

Sư nói:

- Không chỉ trời, chỉ đất.

Hỏi:

- Tại làm sao mà không chỉ trời, chỉ đất?

Sư nói:

- Chỉ có ta là độc tôn.

Hỏi:

- Thế nào là Thiên Bình?

Sư nói:

- Chín lồi, mười lõm.

Nói: 

- Động sâu nước ngon ngọt. Người uống vì sao chẳng bay lên, rớt xuống?

Sư hỏi:

- Nằm mộng thấy cái gì vậy?

Hỏi:

- Đại chúng tụ tập đông dầy, nên bàn việc gì?

Sư nói:

- Chỗ khói hương bốc lên, sum la hiện.

 

 

THIỀN SƯ DUYÊN ĐỨC

Viện Viên Thông Lô Sơn

Pháp Tự Đời Thứ Chín Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Hồng Tấn Thanh Khê Tương Châu

 

Sư họ Hoàng, người Tiền Đường. Ban sơ, sư xuất gia ở viện Lãng Chiêm Lâm An, tròn năm (21 tuổi) đến núi Thiên Thai thọ giới cụ túc. Ban đầu, sư tập Thiền-na nơi Thiền sư Thuận Đức, Thiên Long, sau đó đến vùng Giang Biểu hỏi đạo, được sơn chủ Hồng Tấn ấn tâm. Lúc bấy giờ Quốc chúa Giang Nam xây cất viện, thỉnh sư khai đường.

Sư thượng đương nói với đại chúng:

- Các vị thượng đường phải mở cho sáng con mắt đạo. Đó là bổn phần sự của hành cước tăng. Con mắt đạo nếu không sáng tỏ thì dùng vào đâu được, chỉ thả lê các nơi ăn cơm mà thôi (đi hành cước). Nếu con mắt đạo mà sáng tỏ, thì còn có gì chướng ngại chứ? Nếu không sáng tỏ con mắt đạo thì nói bao nhiêu cũng không có chỗ dùng. Không có chuyện gì, cố gắng tham cứu nhé.

Tăng hỏi:

- Thế nào là bốn không dời đổi?

Sư nói:

- Đất, nước, lửa, gió.

Tăng hỏi:

- Thế nào là tâm của Phật xưa?

Sư đáp:

- Chim nước mà lại đậu trên rừng cây.

Tăng nói:

- Kẻ học này không lãnh hội.

Sư nói:

- Người học tự lãnh hội nhé!

Tăng nói:

- Từ lâu rồi vác cây đàn không dây, thỉnh lão sư đàn cho nghe một bản.

Sư hỏi:

- Vác đến đây bao lâu rồi?

Tăng nói:

- Chẳng biết gãy âm điệu gì đây?

Sư nói:

- Câu chuyện rơi rụng rồi. Tạm biệt!

Hỏi:

- Thế nào là đại ý của Phật pháp?

Sư nói:

- Đèn sáng thời xưa, gốc ánh sáng lành của Phật là như thế.

Hỏi:

- Thế nào là tự kỷ của kẻ học này?

Sư nói:

- Hỏi trái lại như thế, ý để làm gì?

Hỏi:

- Thế nào là chủ của Đại Mai?

Sư hỏi:

- Hôm nay xà-lê rời nơi nào vậy?

Phần phụ lục:

Bộ hạ của đại tướng quân Bắc Tống Tào Hàn vượt sông Trường Giang, đột nhập chùa Viên Thông. Tăng chúng kinh hoảng bỏ trốn hết, chỉ còn sư bình thản ngồi im như thường. Tào Hàn đến nơi, sư cũng chẳng đứng chào hỏi. Tào Hàn giận dữ, quát tháo:

- Trưởng lão há không nghe nói đến tướng quân giết người không nháy mắt đó sao?

Sư nhìn Hàn một lúc lâu nói:

- Ngài có biết nơi đây có vị Hòa thượng không sợ chết đó chăng? Tào Hàn vô cùng kinh ngạc, đối với sư sanh lòng kính nể, hỏi:

- Tăng chúng vì sao mà chạy trốn hết?

Sư nói:

- Đánh trống kêu gọi là tập hợp ngay.

Tào Hàn sai thủ hạ đánh trống, nhưng không có ông tăng nào tới. Tào Hàn hỏi:

- Vì sao tăng chúng không đến?

Sư đáp:

- Vì tướng quân có bụng giết người.

Nói đoạn đứng dậy tự tay đánh trống. Tăng chúng liền tụ tập lại. Tào Hàn hướng về sư lễ bái, hỏi về sách lược chiến thắng, sư nói:

- Đó là việc mà Thiền tăng đây không rành.

 

 

THIỀN SƯ TỊNH CHIẾU TUỆ ĐỒNG

Chùa Phụng Tiên Thăng Châu

Pháp Tự Đời Thứ Chín Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Hưu Phục Thanh Lương Thang Châu

 

Sư họ Trương, người Ngụy Phủ, tuổi còn thơ đã xuất gia lễ Thiền sư Duy Trực viện Bắc Thiền Nhiên Châu xuống tóc tròn năm (21 tuổi) thọ giới cụ túc với luật sư Hy Tháo ở Phủ Châu rồi đắc pháp ở Thanh Lương.

Tăng hỏi:

- Duy nhất thân kiên mật, nhất thiết trong trần hiện.

Lại nói:

- Thân Phật sung mãn nơi pháp giới, phổ hiện trước nhất thiết quần sanh. Nơi hai con đường này, thỉnh sư nói.

Sư nói:

- Duy nhất thân kiên mật, nhất thiết trong trần hiện.

Tăng hỏi:

- Thế nào là tâm của Phật xưa?

Sư nói:

- Ông nghi cái nào không phải?

Hỏi:

- Thế nào là người thường tại?

Sư nói:

- Đã hỏi ai vậy?

 

 

HÒA THƯỢNG QUẢNG NGUYÊN HÀ ĐÔNG

Pháp Tự Đời Thư Chín Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Thiệu Tu Núi Long Tế Phủ Châu

 

Tăng hỏi:

- Thế nào là đại ý của Phật pháp?

Sư thị kệ rằng:

Nguyên văn:      

剎 杀 現 形 儀

塵 塵 具 覺 知

性 源 常 鼓 浪

不 悟 未 曾 移

Phiên âm:

Sát sát hiện hình nghi

Trần trần cụ giác tri

Tính nguyên thường cổ lãng

Bất ngộ vị tằng di

Tạm dịch:

Sát sát hiện hình nghi

Trần trần đủ giác tri

Nguồn tính thường vỗ sóng

Không ngộ chưa từng di

 

 

THIỀN SƯ THIỆU MỸ

Thứu Lĩnh Tương Châu

Pháp Tự Đời Thứ Chín Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Thủ An Nam Đài Hành Nhạc

 

Sư là trụ thế đời thứ ba. Tăng hỏi:

- Thế nào là cảnh của Thứu Lĩnh?

Sư nói:

- Núi Hiện đối ngọc bích. Nước sông chảy xuôi Nam.

Hỏi:

- Thế nào là người trong cảnh?

Sư nói:

- Có chuyện gì thế?

Hỏi:

- Trăm sông khác dòng chảy, nhưng đều quay về biển cả. Xin hỏi biển cả có mấy giọt?

Sư nói:

- Ông có đến biển chưa vậy?

Hỏi:

- Sau khi đến biển thì thế nào?

Sư nói:

- Hôm sau sẽ nói với ông.

 

 

THIỀN SƯ PHÁP KHIÊN LONG THỌ

Pháp Tự Đời Thứ Chín Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Vô Dật Viện Long Thọ Chương Châu

 

Sư người huyện Tân Giang Tuyền Châu, họ Thi. Bà mẹ họ Liêu khi vừa cấn nghén sư là đã ghét thức tanh mặn. Khi trưởng thành, sư bèn bỏ nhà xuất gia thọ giới cụ túc tại viện Bồ-đề chùa Khai Nguyên tại bổn châu. Sau đó, sư đến Chương Châu tham yết Hòa thượng Vô Dật mà đắc chỉ. Thứ sử Trần Hồng Tiệm thỉnh sư khai đường trụ trì, là trụ thế đời thứ ba của Long Thọ.

Sư thượng đường nói với chúng rằng:

- Hôm nay Long Thọ xuất thế thì tam thế chư Phật cũng đồng lúc xuất thế, đồng lúc chuyển pháp luân (thuyết pháp), các người có thấy không?

Tăng hỏi:

- Thế nào là cảnh của Long Thọ?

Sư nói:

- Không có chỗ cho ông đặt chân.

Hỏi:

- Thế nào là người trong cảnh?

Sư nói:

- Chưa hiểu cảnh đấy.

Có ông tăng đến tham yết, hôm sau vào phương trượng thỉnh sư tâm yếu. Sư nói:

Nguyên văn:

昨 曰 相 逢 序 起 居

今 朝 相 見 事 還 如

如 何 却 見 呈 心 要

心 要 如 何 特 地 疏

Phiên âm:

Tạc nhật tương phùng tự khởi cư

Kim triêu tương kiến sự hoàn như

Như hà khước mịch trình tâm yếu

Tâm yếu như hà đặc địa sơ

Tạm dịch:

Hôm qua gặp nhau đã lạy chào

Sáng nay gặp nhau chuyện thế nào?

Thế nào là kiếm trình tâm yếu ?

Tâm yếu càng xa bởi tại sao?

 

 

THIỀN SƯ NGHĨA THUYÊN

Cửu Phong Quân Châu

Pháp Tự Đời Thứ Chín Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Đạo Thuyên Chùa Qui Tông Lô Sơn

 

Tăng hỏi:

- Thế nào là chỉ ý Tổ sư từ Tây lại?

Sư nói:

- Có kẻ sức mạnh vác mà chạy.

 

 

HÒA THƯỢNG HOÀNG LONG

Trụ Thế Đời Thứ Hai My Châu

Pháp Tự Đời Thứ Chín Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Kế Đạt Hoàng Long My Châu

 

Tăng hỏi:

- Thế nào là mật thất?

Sư nói:

- Chẻ không ra.

Hỏi:

- Thế nào là người trong mật thất?

Sư nói:

- Chẳng phải tướng nam nữ.

Hỏi:

- Ai là người tuốt gươm trong nước?

Sư nói:

- Xương Phước.

Hỏi:

- Bỗng gặp bậc tôn quý thì thế nào?

Sư nói:

- Không lưu lại.

 

 

THIỀN SƯ CẢNH HUYỀN

Núi Đại Dương Dĩnh Châu

Pháp Tự Đời Thứ Chín Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Duyên Quan Lương Sơn Lãng Châu

 

Tăng hỏi:

- Tùng lâm mênh mông, trống pháp vang lừng, hướng thượng Tông thừa, làm sao cử xướng?

Sư nói:

- Chẳng có chút tin tức nào, làm sao mà khẳng đương?

Hỏi:

- Tông thừa hôm nay đã mong được sư chỉ thị, xin hỏi pháp tự, nối tự người nào?

Sư nói:

- Lương Sơn điểm xuất gương xưa thời nhà Tần. Trường Khánh trước ngọn núi một dạng sáng chói.

Hỏi:

- Thế nào là cảnh của Đại Dương?

Sư nói:

- Hạc cô đơn, vượn già cỗi kêu trong hang. Tòng gầy, trúc lạnh, tiêu tan khói xanh.

Hỏi:

- Thế nào là người trong cảnh?

Sư nói:

- Thế nào? Thế nào?

Hỏi:

- Thế nào là thói nhà của Đại Dương?

Sư nói:

- Đầy bình rót không ra. Khắp nơi chẳng người đói.

Hỏi:

- Thế nào là Phật?

Sư nói:

- Ông sao lại không là Phật?

Hỏi:

- Kẻ học này không hiểu thì thế nào?

Sư nói:

- Siêu nhiên chẳng vác trăng ba thu. Một câu Đương Dương há tại đèn?

Hỏi:

- Thế nào là chỉ ý Tổ sư từ Tây lại?

Sư nói:

- Giải đáp câu hỏi không được.

Hỏi:

- Kẻ học này không lãnh hội thì thế nào?

Sư nói:

- Trâu sắt đất Thiểm Hữu ai cũng nghe tiếng. Biện Hòa được ngọc còn truyền đến ngày nay.

Hỏi:

- Thế nào là câu thấu Pháp thân của Đại Dương?

Sư nói:

- Dưới đáy biển cả bụi hồng dậy. Trên đỉnh núi Tu-di nước chảy tràn đầy.

Hỏi:

- Ngưu Đầu Pháp Dung khi chưa gặp Tứ Tổ Đạo Tín thì tại sao trăm chim ngậm hoa?

Sư nói:

- Ra cửa gà đen đầu đội tuyết.

Hỏi:

- Sau khi gặp rồi, tại sao chim không còn ngậm hoa?

Sư nói:

- Khi mặt trời sáng mọc ra thì gà đen ra khỏi cửa bay đi.

Phần phụ lục:

Ban sơ, sư đến chỗ Thiền sư Lương Sơn Duyên Quán

- Thế nào là đạo tràng vô tướng?

Lương Sơn chỉ tượng Quán Âm nói:

- Tượng này do Ngô xử Sĩ vẽ đây.

Sư vừa định hỏi nữa thì Lương Sơn đã nói tiếp:

- Cái này là hữu tướng, cái kia là vô tướng.

Sư do đó tỉnh ngộ, vội vàng lễ bái. Lương Sơn hỏi:

- Sao lại chẳng nói một lời?

Sư đáp:

- Nói chẳng được gì, lại e rơi vào giấy bút.

Lương Sơn cười nói:

- Câu này đáng khắc vào bia đá đây.

Sư hiến một bài thơ:   

Nguyên văn:

我 昔 初 機 學 道 迷

萬 水 千 山 見 見 知

明 今 辨 古 中 難 會

直 說 無 心 轉 更 迷

Phiên âm:

Ngã tích sơ cơ học đạo mê

Vạn thủy thiên sơn mịch kiến tri

Minh kim biện cổ trung nan hội

Trực thuyết vô tâm chuyển cánh mê

Tạm dịch:

Ta trước sơ cơ học đạo mê

Tìm lý nước non chân bước lê

Thông thạo cổ kim thành chẳng hiểu

Dù nói vô tâm chính lại mê

Rồi nói:

- Kính mong lão sư điểm xuyết cho chiếc gương xưa đời Tần, chiếu soi bổn lai diện mục của con lúc chưa sanh. Như nay đây giác ngộ rồi có tâm cảnh gì? Nửa đêm thả con gà đen mang tuyết bay múa.

Lương Sơn nói:

- Tông pháp của Động Sơn nay đã có nơi nương tựa rồi.

Thời gian ngắn sau đó, danh tiếng của sư vang dội.

Chú: Cảnh Huyền là truyền nhân trọng yếu đời thứ năm của Động Sơn Lương Giới.

(Theo Ngũ Đăng Hội Nguyên quyển 14)

***

Có người hỏi:

- Thế nào là câu nói siêu việt Pháp thân?

Sư đáp:

- Bụi hồng đầy dưới đáy biển cả, trên đỉnh núi Tu-di nước lục chảy tràn.

(Theo Ngũ Đăng Hội Nguyên quyển 14)

***

Sư thượng đường nói:

- Trên mỏm núi cao muôn trượng, đá treo hiểm trở khó vượt qua. Dao kiếm chơm chởm và băng mỏng khó đi a? Diệu cú Tông thừa rất khó phân mạch lạc rành rõ. Pháp môn bấl nhị ngay Duy-ma-cật cũng ngậm miệng không lời. Cho nên Đạt Ma Tổ sư từ Tây lại phải chín năm nhìn vách mới gặp được tri âm (Huệ Khả). Đại Dương ta hôm nay cũng vô duyên quá! Tạm biệt!

 (Theo Ngũ Đăng Hội Nguyên quyển 14)

***

Tăng hỏi:

- Thế nào là người triệt để lãnh hội?

Sư đáp:

- Hư không chẳng thể xếp loại.

Lại hỏi:

- Thế nào là Pháp thân thanh tịnh?

Sư đáp:

- Bò trắng mửa ra hoa tuyết, ngựa ô cởi gà ô.

***

Sư thượng đường nói:

- Nửa đêm gà ô ấp trứng thiên nga, sáng ra nở chim quán, lông hạc, mỏ chim ưng, mình con cò, lại cùng con quạ làm bạn bè, bay lên cao tới mây xanh, bay thấp dưới rặng liễu cạnh bờ sông, chiều tối quay lại nhìn kỹ hóa ra là con nhạn trên mây.

 

 

THIỀN SƯ TRÍ GIÁC DIÊN THỌ

Chùa Tuệ Nhật Vĩnh Minh Hàng Châu

Pháp Tự Đời Thứ Mười Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Quốc Sư Thiên Thai Đức Thiều

 

Sư họ Vương, người Dư Hàng, lúc tuổi còn bé đã qui tâm Phật thừa. Đến lúc trưởng thành không ăn thức ăn tanh mặn, ngày chỉ ăn một bửa, trì kinh Pháp Hoa thất hàng câu hạ, chỉ sáu tuần (tuần mười ngày) là đã đọc thuộc lòng. Sư tụng kinh cảm được bầy dê quỳ xuống nghe kinh.

Năm 28 tuổi, sư làm tướng quân trấn thủ Huê Đình, gặp lúc đại sư Thúy Vi Vĩnh Minh dời đến trụ chùa Long Sách, đại diễn huyền hóa. Lúc bấy giờ, Ngô Việt Văn Mục vương biết lòng sư mộ đạo, bèn theo chí sư, cho phép bỏ chức vụ xuất gia, lễ Thúy Vi làm thầy, chấp nhận lao nhọc cùng chúng, quên hẳn thân phận tướng quân của mình, mặc chẳng lụa là, ăn chẳng gia vị ngon ngọt, chỉ mặc vải thô, ăn rau rác qua ngày mà thôi.

Về sau sư đến ngọn Thiên Trụ núi Thiên Thai tập định trong chín tuần (90 ngày). Có chim xích án làm tổ trong áo của sư. Kịp đến khi tham yết Quốc sư Thiều, vừa thấy sư là Thiều đã khí trọng ngay, mật trao huyền chỉ, nhưng nói với sư rằng:

- Ông với nguyên soái có duyên, ngày sau sẽ đại hưng Phật sự.

Sư mật thọ huyền ký, ban sơ trụ núi Tuyết Đậu ở Minh Châu, học lữ đến đông dầy (Năm thứ nhất niên hiệu Hàm Bình tứ biển ngạch Tư Thánh tự).

Sư thượng đường nói:

- Nơi Tuyết Đậu này, thác nước cao ngàn tầm, không dừng chảy một phút giây nào. Hang hóc muôn nhận, chẳng có chỗ đặt chân. Các ông đây hướng về đâu mà tiến bước?

Lúc ấy, có ông tăng hỏi:

- Một con đường Tuyết Đậu làm sao giẫm bước?

Sư nói:

- Bước bước huê lạnh kết. Lời lời triệt để băng.

Năm đầu niên hiệu Kiến Long, Trung Ý Vương thỉnh sư vào ở chùa mới xây ở núi Linh Ẩn làm trụ thế đời thứ nhất. Qua năm sau, lại thỉnh trụ đại đạo tràng lớn Vĩnh Minh, làm trụ thế đời thứ hai, tăng chúng có 2.000 người. Tăng hỏi:

- Thế nào là diệu chỉ của Vĩnh Minh?

Sư nói:

- Đốt thêm hương đi.

Tăng nói:

- Tạ ơn sư chỉ thị.

Sư nói:

- Cũng mừng là chẳng dính dáng gì.

Sư có bài kệ rằng:

Nguyên văn:

欲 識 永 明 旨

門 前 一 湖 水

日 照 光 明 生

風 來 波 浪 起

Phiên âm:

Dục thức Vĩnh Minh chỉ

Môn tiền nhất hồ thủy

Nhật chiếu quang minh sanh

Phong lai ba lãng khỉ

Tạm dịch:

Muốn hiểu Vĩnh Minh chỉ

Trước cổng một hồ thủy

Nắng soi ánh sáng sanh

Gió lại sóng nước khỉ.

Hỏi:

- Kẻ học này từ lâu ở tại Vĩnh Minh, nhưng tại sao lại không biết thói nhà Vĩnh Minh?

Sư nói:

- Ngay nơi chẳng lãnh hội mà lãnh hội.

Hỏi:

- Chỗ chẳng lãnh hội thì làm sao lãnh hội được?

Sư nói:

- Thai bò sanh voi con. Biển biếc dậy bụi hồng.

Hỏi:

- Thành Phật thành Tổ ra không khỏi. Sáu nẻo luân hồi ra không khỏi. Xin hỏi ra cái gì không khỏi?

Sư nói:

- Ra không khỏi chỗ ông hỏi.

Hỏi:

- Thừa mong trong Giáo có nói: ‘Tất cả chư Phật cùng chư Phật pháp đều từ kinh này mà ra’. Thế nào là kinh này?

Sư nói:

- Dài lâu chuyển không dừng. Chẳng phải nghĩa mà cùng chẳng phải tiếng.

Hỏi:

- Làm thế nào thọ trì?

Sư nói:

- Nếu muốn thọ trì thì phải nghe bằng mắt.

Hỏi:

- Thế nào là gương tròn lớn?

Sư nói:

- Cái chậu cát bể.

Sư cư đạo tràng Vĩnh Minh 15 năm, độ đệ tử 1.700 người. Năm Khai Bảo thứ bảy, sư vào núi Thiên Thai độ giới, ước hơn muôn người, thường cùng thất chúng thọ giới Bồ-tát, ban đêm thí thực cho quỷ thần, ngày phóng sanh các loại chẳng thể tính đếm nổi. Sáu thời tán huê, hành đạo, sức lực còn lại niệm kinh Pháp Hoa đến một muôn ba ngàn bộ. trước tác sách Tông Cảnh Lục 100 quyển, thi kệ, phú vịnh gồm ngàn muôn lời, truyền bá ra tận hải ngoại. Quốc vương nước Cao Ly (Triều Tiên) xem ngôn giáo của sư, khiển sứ thỉnh sách, giữ lệ đệ tử, phụng kim tuyến dệt thành áo ca-sa kết kèm theo rất nhiều châu ngọc. Tăng nhân nước ấy có 36 người đích thân thừa ấn ký rồi lần lượt quay về bổn quốc mỗi người giáo hóa một nơi.

Tháng chạp năm Ất Hợi nhằm năm Khai Bảo thứ tám sư nhuốm bệnh. Ngày 26 giờ Thìn đốt hương cáo chúng, ngồi kiết già mà qua đời. Qua năm sau, ngày mùng 6 tháng giêng xây tháp ở núi Đại Từ, thọ 72 tuổi, thọ lạp 42.

Thái Tông hoàng đế tứ biển ngạch là Thọ Ninh Thiền Viện.

Phần phụ lục:

Ban sơ, sư trụ chùa núi Tuyết Đậu, thượng đường nói:

- Núi Tuyết Đậu này có thác nước mạnh bạo cao ngàn tầm, sợi tơ, hạt lúa không thể dừng được, có mỏm núi kỳ lạ cao muôn nhận, ngay cả chỗ giẫm chân cũng không có, các vị theo đâu mà lên được?

(Theo Ngũ Đăng Hội Nguyên quyển 10)

***

Sư có bài thi kệ trứ danh truyền đời:

Nguyên văn:

孤 猨 叫 落 嚴 中 月

野 客 吟 殘 半 夜 燈

此 境 此 情 誰 得 意

白 雲 深 處 坐 禪 僧

Phiên âm:

Cô viên kiếu lạc nham trung nguyệt

Dã khách ngâm tàn bán dạ đăng

Thử cảnh thử tình thùy đắc ý

Bạch vân thâm xứ tọa Thiền tăng

Tạm dịch:

Vượn kêu trăng lặn lưng đồi

Khách ngâm bấc lụn bồi hồi nửa đêm

Hỏi ai trong cảnh êm đềm

Ông tăng Thiền tọa bên thềm mây giăng.

(Theo Ngũ Đăng Hội Nguyên quyển 10)

Tăng hỏi:

- Trong giáo pháp có dạy: ‘Tất cả chư Phật cùng Phật pháp đều từ trong kinh này (kinh Kim Cang) mà ra’. Thế nào là kinh này?

Sư đáp:

- Tụng niệm lâu dài không ngừng nghỉ, cùng ngữ nghĩa và âm thanh chẳng quan hệ.

Lại hỏi:

- Làm sao tiếp thụ, phụng hành?

Sư đáp:

- Nếu muôn tiếp thụ và phụng hành, thì nên trợn mắt ra mà nghe.

(Theo Ngũ Đăng Hội Nguyên quyển 10)

 

 

THIỀN SƯ KHẢ HOẰNG

Viện Đại Ninh Ôn Châu

Pháp Tự Đời Thứ Mười Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Đức Thiều Quốc Sư Núi Thiên Thai

 

Tăng hỏi:

- Thế nào là một con đường chánh chân?

Sư nói:

- Thất điên bát đảo.

Nói:

- Nếu thế thì pháp môn chẳng có gì khác biệt?

Sư nói:

- Ta biết ông lãnh hội lầm rồi đó.

Hỏi:

- Trống trơn sạch sẽ chẳng có một đầu sợi tơ thì thế nào?

Sư nói:

- Lời lẽ đã sẩy rồi.

Nói:

- Thỉnh sư chỉ thị.

Sư nói:

- Vừa mới nãy cũng chẳng luống thiết lập.

Nói:

- Hướng thượng Tông thừa, thỉnh sư cử dương.

Sư nói:

- Ông hỏi muộn mất rồi.

Nói:

- Nếu thế thì chẳng tiên đà gì cả.

Sư nói:

- Hiểu sâu ông như thế mà.

 

 

ĐẠI SƯ BẰNG NGẠN

Viện An Quốc Trường Thọ Tô Châu

Pháp Tự Đời Thứ Mười Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Thiên Thai Đức Thiều

 

Sư họ Tần, người Vĩnh Gia, thọ nghiệp tại chùa Khai Nguyên bổn châu. Ban sơ, sư tham yết Hòa thượng Bảo Tư Kim Lăng Vụ Châu. Sau nhờ Thiền sư Tuệ Minh kích phát, mà qui về dưới thất của Thiên Thai, ngộ chính pháp nhãn. Từ đấy tùy duyên xiển pháp, thạnh hóa Cô Tô. Tiết súy Tiền Nhân Phụng lễ trọng xây Viện thỉnh sư thuyết pháp. Bổn quốc tứ ca-sa tím, ban hiệu Quảng Pháp Đại Sư.

Tăng hỏi:

- Thế nào là huyền chỉ?

Sư nói:

- Bốn góc chấm đất.

Hỏi:

- Thế nào là pháp tuyệt mảy may?

Sư nói:

- Sơn hà đại địa.

Nói:

- Nếu thế thì tức tướng mà vô tướng.

Sư nói:

- Cũng là lời điên rồ.

Hỏi:

- Thế nào là lời ngay thẳng?

Sư nói:

- Ngàn quanh, muôn co.

Nói:

- Nếu thế thì chẳng khỏi tổng thị.

Sư nói:

- Đó là lời lẽ gì?

Hỏi:

- Thế nào là đạo?

Sư nói:

- Lặn lội chẳng dễ.

Sư vào năm Kiến Long thứ hai nhằm năm Tân Dậu đem gậy trao lại cho môn nhân Pháp Tề tiếp nối thuyết pháp, ngay năm đó ngày mùng 6 tháng 4 thị diệt, thọ 49 tuổi, lạp thọ 35.

 

 

ĐẠI SƯ CHÍ PHÙNG

Đạo Tràng Huê Nghiêm Núi Ngũ Vân Hành Châu

Pháp Tự Đời Thứ Mười Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Quốc Sư Thiên Thai Đức Thiều

 

Sư người Dư Hàng, sanh ra là ghét món ăn tanh máu, da dẻ thân thể thơm tho, sạch sẽ. Tuổi thơ xuất gia tại viện Lãng Chiêm Đông Sơn của bổn huyện, y niên (21 tuổi) thọ giới cụ túc. Sư quán thông tam học (giới, định, tuệ), liễu đạt tánh tướng, từng mộng thấy lên núi Tu-di, nhìn thấy ba đức Phật bày hàng mà ngồi: Trước là đức Thích Ca, kế đó là đức Di Lặc. Sư đều đảnh túc hai vị duy có vị Phật thứ ba không biết là ai, nên chỉ ngước nhìn mà thôi. Lúc đó, đức Thích Ca chỉ thị rằng: ‘Đây là đức Phật Sư Tử Nguyệt sẽ tiếp nối Phật Di Lặc’. Liền đó, sư mới lễ bái.

Sau khi tỉnh dậy, nhân xem Đại Tạng Kinh mới thấy phù hợp với điều mình đã nằm mộng thấy. Khoảng niên hiệu Thiên Phước sư du phương đến đạo tràng Vân Cư núi Thiên Thai, tham yết Quốc sư Đức Thiều, chủ khách nhân duyên khế hợp, đốn phát huyền bí. Một ngày kia, nhân vào hang Phổ Hiền yến tọa bỗng có một vị thần quì trước mặt. Sư hỏi thần:

- Ông là ai vậy?

Đáp:

- Là thần hộ giới.

Sư nói:

- Ta lo là có oan trái kiếp trước chưa dứt, Thần có biết không vậy?

Thần nói:

- Sư có tội gì lớn đâu, chẳng qua là có một lỗi lầm nhỏ.

Sư nói:

- Là lỗi lầm gì?

Thần nói:

- Phàm nước rửa bình bát cũng là vật của thí chủ cúng dường nhưng sư luôn trút bỏ. Đó là điều không đúng.

Nói xong biến mất. Từ đó, sư luôn uống trọn nước rửa bình bát. Về lâu sau, bị bệnh đau bao tử, chữa trị trong mười năm mới khỏi.

Quốc vương Ngô Việt nghe danh đức, đạo phong của sư, vời đến ban ca-sa tím cùng tứ hiệu Phổ Giác Đại Sư. Ban đầu, mệnh sư trụ viện Công Thân ở Lâm An, học đồ kéo đến đông dầy. Sư thượng đường nói:

- Này các vị thượng tọa! Bỏ một tri thức để rồi lại tham vấn một tri thức, đều là học theo cách Thiện Tài Đồng Tử chu du phương Nam. Xin hỏi chư vị thượng tọa, như Thiện Tài Đồng Tử lạy từ giã Bồ-tát Văn Thù định lên núi Diệu Phong để yết kiến Tỳ-kheo Đức Vân. Khi đến nơi hóa ra Đức Vân là người mình đã từng gặp ở ngọn núi khác rồi. Nếu Giáo ý và Tổ ý cùng một phương tiện, thì rốt lại không có lý gì khác. Đằng kia đã rõ thì đằng này cũng rành. Chư thượng tọa hôm nay đối diện lão tăng là để gặp nhau hay không gặp nhau? Nơi đây là ngọn núi vi diệu, hay ngọn khác mới vi diệu? Thảng hoặc từ đó mà tỉnh ngộ, có thể nói là không cô phụ lão tăng cũng là thường thấy Tỳ-kheo Đức Vân, chưa từng một phút giây rời xa. Có tin được chăng?

Tăng hỏi :

- Tùng lâm cử xướng, khúc nhạc vì ngày nay. Thế nào là ý nghĩa đích thực của Công Thần?

Sư nói:

- Có thấy không?

Nói:

- Nếu thế thì đại chúng đều mừng vui.

Sư nói:

- Tưởng đâu là con sư tử.

Hỏi:

- Phật Phật trao tay, Tổ Tổ truyền tâm, xin hỏi Hòa thượng truyền cái gì?

Sư nói:

- Ông nhận chỉ ý được không?

Nói:

- Kẻ học này nhận chỉ ý không được. Còn có người nhận được chỉ ý không?

Sư nói:

- Đại chúng cười ông.

Hỏi:

- Thế nào là Như Lai tạng?

Sư nói:

- Vừa hay hỏi đấy.

Hỏi:

- Thế nào là cơ ngữ của chư Phật?

Sư nói:

- Nói phải được không.

Một ngày nọ, sư thượng đường lặng thinh hồi lâu nói:

- Đại chúng hãy xem.

Nói xong hạ đường quay về phương trượng.

Năm đầu niên hiệu Khai Bảo, Trung Ý vương xây tinh xá Phổ Môn, ba phen thỉnh sư trụ trì, tái xiển dương Tông yếu, tức trụ thế đời thứ nhất của Phổ Môn.

Sư thượng đường nói:

- Bậc cổ đức vì pháp mà đi hành cước, thật tình chẳng ngại lao nhọc. Như Hòa thượng Tuyết Phong ba phen trở lại Đầu Tử, chín lần lên Động Sơn, lẩn quẩn tới lui mà còn chưa cầu được lối ngộ nhập. Nhìn xem kẻ học các ông gần đây, vừa mới bước chân tới cổng liền chờ được lão tăng tiếp dẫn, chỉ bàn tay nói Thiền. Các ông muốn tạo đạo huyền cực, há lại rỗi nhàn. Huống chuyện này ngộ có lúc, gấp gáp cầu đâu có được. Các ông có muốn biết lúc ngộ chăng? Như nay đây mọi người hãy xuống tăng đường, tĩnh tọa, chờ ngọn núi Ngưỡng Gia gật đầu, chừng đó lão tăng sẽ nói cho các ông nghe.

Lúc đó, có ông tăng bước ra hỏi:

- Ngọn Ngưỡng Gia đã gật đầu rồi đó, thỉnh sư nói đi.

Sư nói:

- Đại chúng hãy nói xem ông tăng này lãnh hội lời lão tăng hay không lãnh hội lời lão tăng?

Ông tăng ấy lễ bái, sư nói:

- Hôm nay ngẫu nhiên thất giám.

Hỏi:

- Thế nào là thói nhà của Phổ Môn?

Sư nói:

- Bao người quán sát không đủ.

Hỏi:

- Thế nào là cảnh của Phổ Môn?

Sư nói:

- Ông đến nơi khác hãy hỏi thói nhà vậy.

Sư vào năm Khai Bảo thứ tư giã từ Quốc chúa, cho rằng mình đã già nua, muốn nương tựa suối rừng để di dưỡng. Lúc bấy giờ, có đại tướng Lăng Siêu lấy đạo tràng Huê Nghiêm vừa mới cất ở núi Ngũ Vân thí cúng dùng làm nơi chung lão của sư.

Tháng 11 năm Ất Dậu nhằm năm thứ hai niên hiệu Ung Hy, sư bỗng bệnh nặng. Ngày 25 mệnh thị tăng nấu nước thơm tắm gội, ngồi kiết già, giây lâu sau đó qua đời, thọ 77 tuổi, thọ lạp 58, tháp tên Bảo Phong Thường Chiếu.

 

 

THIỀN SƯ TUỆ NGUYỆT PHÁP ĐOAN

Trụ Thế Đời Thứ Ba Chùa Quang Giáo Báo Ân Hàng Châu

Pháp Tự Đời Thủ Mười Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Thiên Thai Đức Thiều

 

Sư thượng đường nói:

- Mấy đêm cùng các thượng tọa nói hươu, nói vượn (1) mà cũng chưa hết chuyện. Hôm nay cùng các thượng tọa đại khai phương tiện, nói luôn một thời, có vui vẻ nghe không vậy? Đứng đã lâu, tạm biệt!

Chú (1): Nguyên văn ‘Đông ngữ, Tây thoại’ là nói Đông, nói Tây.

Tăng nói:

- Kẻ học này đến như thế, thỉnh sư tiếp dẫn.

Sư nói:

- Không tiếp.

Tăng nói:

- Vì sao mà không tiếp?

Sư nói:

- Vì ông quá lanh lợi.

 

 

THIỀN SƯ THIỆU AN THÔNG BIỆN MINH ĐẠT

Trụ Thế Đời Thứ Tư Chùa Quang Giáo Báo Ân Hàng Châu

Pháp Tự Đời Thứ Mười Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Thiên Thai Đức Thiều

 

Sư thượng đường nói:

- Một câu nhiễm thần, muôn kiếp không hủ lậu. Hôm nay vì các thượng tọa cử một câu, hãy rành rõ mà ký thủ nhé. Tạm biệt!

Tăng hỏi:

- Đại chúng lắng tai, thỉnh sư chẳng tiếc sẻn.

Sư nói:

- Kỳ quái quá.

Tăng nói:

- Nếu thế thì hôm nay được gặp sư rồi vậy.

Sư nói:

- Là lời lẽ gì đó?

***

Sư có lúc thị chúng rằng:

- May mà có lầu đài quanh đất, thường đề Tổ Tổ ấn hại chi chư thượng tọa tham thủ. Đứng đã lâu tạm biệt!

***

Tăng hỏi:

- Thế nào là thói nhà của Hòa thượng?

Sư nói:

- Mọi nơi đều thấy cả.

Tăng nói:

- Nếu thế thì xuyên suốt xưa nay.

Sư nói:

- Đừng nói tầm ruồng!

 

 

THIỀN SƯ THỦ UY TÔNG NHẤT

Viện Quảng Bình Phước Châu

Pháp Tự Đời Thứ Mười Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Thiên Thai Đức Thiều

 

Sư người Hầu Quan Phước Châu, thọ nghiệp ở núi Tây Phong, tham yết Đức Thiều Thiên Thai đắc chỉ, được Quốc sư trao cho pháp y. Lúc ấy, có ông tăng hỏi rằng:

- Đầu núi Đại Dữu (chỗ thượng Minh đuổi kịp Lục Tổ Huệ Năng định đoạt y bát, sau cùng được Lục Tổ độ cho) đề chẳng khởi, làm sao truyền trao cho sư?

Sư đưa áo lên nói:

- Có ai dám nói Thiên Thai được chăng?

Lúc đó, Ngô Việt Trung Ý Vương ngưỡng mộ danh đức sư, mệnh xiển pháp trụ trì, ban hiệu cho sư, đồ chúng đông dầy.

Sư thượng đường thị chúng rằng:

- Đại sư Đạt Ma từng nói: ‘Đạo pháp của ta 3.000 năm sau chẳng suy suyển một mảy may nào’. Kẻ tiên đạt cùng nhau chứng minh. Còn kẻ chưa đạt, chẳng dời đổi mảy may.

Tăng nói:

- Tiếng đại hồng chung vừa dứt, đại chúng đến dự tiệc pháp. Người xưa nói: ‘Mặc ông gặp ngàn Thánh, ta có Thiên chân Phật’. Thế nào là Thiên chân Phật?

Sư nói:

- Ngàn Thánh là em.

Hỏi:

- Thế nào là thói nhà của Quảng Bình?

Sư nói:

- Ai người chẳng thọ dụng?

***

Về sau sư dời đến trụ tại Trường Khánh Di Sơn, thượng đường thị chúng rằng:

- Không cần khai kinh, tác Phạn, không cần sao chép chi li, có chỗ lý luận không vậy? Dù cho có chỗ lý luận, chẳng qua cũng chỉ là lời đàm luận phương tiện. Chuyện Tông thừa tính sao đây?

Tăng hỏi:

- Thế nào là chỉ ý Tổ sư từ Tây lại?

Sư nói:

- Chưa từng có ai đáp được.

Tăng nói:

- Thỉnh sư phương tiện.

Sư nói:

- Sao không hỏi đi.

Về sau, sư qua đời tại Trường Khánh.

 

 

THIỀN SƯ VĨNH AN

Trụ Thế Đời Thứ Năm Chùa Báo Ân Quang Giáo Hàng Châu

Pháp Tự Đời Thứ Mười Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Thiên Thai Đức Thiều

 

Sư họ Ông, người Vĩnh Gia Ôn Châu, tuổi trẻ đã nương theo đại sư Vị Chinh của bổn quận xuất gia. Về sau, trong khoảng niên hiệu Đường Thiên Thành, sư theo bổn sư vào quốc đô. Ngô Việt Trung Ý Vương mệnh Vị Chinh làm quan Tăng chính. Sư không thích công việc của thế tục (1), nghĩ định lén đến Mân Xuyên đầu phỏng Thiền hội, nhưng gặp đường sá quanh co lắm nẻo trở đương, bèn quay về núi Thiên Thai, kết am tranh mà ở. Sau đó, gặp Quốc sư Đức Thiều khai thị, đốn ngộ bản tâm, bèn từ giã ra khỏi núi. Vị Chinh Thiền sư tâu lên Trung Ý Vương.

Ban sơ. Vương mệnh trụ viện Thanh Thái Việt Châu, kế đó vời cư Thượng Tự, ban hiệu ‘Chánh Giác Không Tuệ Thiền Sư’.

Chú:(1) Ngày xưa tu hành mà nhận chức tước của vua, dù là tước vị tông giáo, vẫn bị bậc đạt ngộ coi là làm việc thế tục.

Sư thượng đương nói:

- Mười phương chư Phật cùng lúc tụ tập đông đầy chứng minh cho chư thượng tọa. Chư thượng tọa cùng lúc chứng minh chư Phật. Có tin không vậy? Kỵ nhất là suy đoán!

Tăng hỏi:

- Bốn chúng tụ tập đông đủ làm sao cử xướng?

Sư nói:

- Nếu đến các nơi, điều cần nhất là đừng có cử xướng lầm.

Tăng nói:

- Chẳng riêng kẻ học này, mà đại chúng đều có chỗ nhờ cậy.

Sư nói:

- Hãy lễ bái đi.

Tăng nói:

- Năm thừa, ba tạng người nói khá nhiều. Chỉ ý Tổ sư từ Tây lại, thỉnh sư chỉ thị.

Sư nói:

- Năm thừa, ba tạng.

Hỏi:

- Hướng thượng còn có chuyện không vậy?

Sư nói:

- Ông lanh lợi quá.

Hỏi:

- Thế nào là đại tác Phật sự?

Sư nói:

- Hiềm nỗi gì.

Tăng nói:

- Nếu thế thì đích thân thừa Ma đính rồi vậy.

Sư nói:

- Nơi nào thấy Thế Tôn?

Hỏi:

- Thế nào là chỉ ý Tổ sư từ Tây lại?

Sư nói:

- Ông hãy qua bên đây đứng.

Tăng dời bước, sư nói:

- Lãnh hội không vậy?

Tăng nói:

- Không lãnh hội.

Sư thị kệ rằng:

Nguyên văn:

汝 問 西 來 意

且 過 這 边 立

昨 夜 三 更 時

雨 打 虚 空 濕

電 影 豁 然 明

不 似 蚰 蜒 急

Phiên âm:

Nhữ vấn Tây lai ý

Thả quá giá biên lập

Tạc dạ tam canh thì

Vũ đả hư không thấp

Điện ảnh khoát nhiên minh

Bất tự du diên cấp

Tạm dịch:

Ông hỏi ý Tây lai

Hãy qua đứng bên này

Hôm qua lúc canh ba

Mưa dập hư không lầy

Điện ảnh bỗng nhiên sáng

Chẳng giống du diên bày.

Chú: Du diên là một loại sâu bọ đầu có sừng, chân dài.

Tháng 6 mùa hạ năm Giáp Tuất, nhằm năm thứ bảy niên hiệu Khai Bảo, sư nhuốm bệnh, nói lời vĩnh biệt với đại chúng. Lúc ấy có ông tăng hỏi:

- Ngày xưa Chánh pháp của Như Lai, Ca Diếp đích thân truyền. Xin hỏi huyền phong của Hòa thượng trăm năm sau làm thế nào thể hội?

Sư nói:

- Ông nơi nào thấy Ca Diếp vậy?

Tăng nói:

- Nếu thế thì cứ tín thọ phụng hành, chẳng quên chỉ ý ấy.

Sư nói:

- Phật pháp không phải đạo lý đó.

Nói xong ngồi mà qua đời, thọ 64 tuổi, thọ lạp 44. Đã hỏa thiêu rồi mà lưỡi không tiêu tan, trái lại mềm nhuyễn như cánh sen hồng, nay giữ trong đạo tràng Phổ Hiền.

Sư lấy kinh Pháp Hoa do trưởng giả Lý chú thích và lý luận huyền áo hiệp cùng kinh thành 120 quyển, khắc in phổ biến trải khắp thiên hạ.

 

 

THIỀN SƯ SƯ HỘ

Đạo Tràng Quang Thánh Quang Châu

Pháp Tự Đời Thứ Mười Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Thiên Thai Đức Thiều

 

Sư người Mân Việt. Từ khi đắc pháp ở Thiên Thai, sư hóa hành ở Lĩnh Biểu. Quốc chủ họ Lưu đãi ngộ sư theo bậc thầy, xây cất đại già lam, thỉnh sư ở, ban hiệu Đại Nghĩa.

Tăng hỏi:

- Xưa kia Phạn vương thỉnh Phật. Hôm nay Quốc chúa đến dự tiệc pháp. Chỉ ý Tổ sư từ Tây lại, làm sao cử xướng?

Sư nói:

- Chẳng cần Tây lại, sơn tăng đã cử xướng rồi mà.

Hỏi:

- Há chẳng phương tiện?

Sư nói:

- Mới vừa rồi há chẳng là phương tiện?!

Hỏi:

- Quốc vương ba lần vời thỉnh đến trụ đạo tràng Quang Thánh xin hỏi Hòa thượng pháp tự nơi nào?

Sư nói:

- Một tiếng trống đánh ‘thùng’, muôn cửa đều nhìn thấy.

Hỏi:

- Nếu thế thì diệu chỉ của Thiên Thai, Quang Thánh đích thần kế thừa?

Sư nói:

- Đừng nói loạn xị thế.

Nói:

- Kẻ học này mới vào tùng lâm. Diệu quyết Tây lại, thỉnh sư chỉ thị.

Sư nói:

- Lúc ông chưa vào tùng lâm, ta đã chỉ thị cho ông rồi.

Hỏi:

- Làm sao lãnh hội?

Sư nói:

- Không cần lãnh hội.

 

 

THIỀN SƯ THANH DỰC

Chùa Phụng Tiên Hàng Châu

Pháp Tự Đời Thứ Mười Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Thiên Thai Đức Thiều

 

Sư người Vĩnh Gia, đắc pháp với Quốc sư Đức Thiều Thiên Thai. Ngô Việt Trung Ý Vương vời sư vào hỏi đạo, mệnh Quân sứ Tiết Ôn xây cất đại già lam ở Tây Hồ gọi là Phụng Tiên, xây gác báu Đại Phật, thỉnh sư đến ở, ban hiệu Thiền sư Viên Thông Đại Giác.

Tăng hỏi:

- Thế nào là chỉ ý Tổ sư từ Tây lại?

Sư nói:

- Hãy lớn tiếng cử thuật lại đại chúng.

Vào khoảng niên hiệu Khai Bảo, sư thị diệt tại bổn tự.

 

 

THIỀN SƯ TRÍ CẦN

Chùa Phổ Môn Núi Thiên Thai Thai Châu

Pháp Tự Đời Thứ Mười Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Thiên Thai Đức Thiều

 

Tăng hỏi:

- Thế nào là tay trống không mà cầm cày?

Sư nói:

- Nhưng mà hãy cả tin như thế?

Hỏi:

- Thế nào là đi bộ mà cỡi trâu?

Chú: Nguyên văn ‘Bộ hành kỵ thủy ngưu’.

Sư nói:

- Ông từ đâu lại?

Sư có bài tụng thị chúng rằng:

Nguyên văn:

今 年 五 十 五

脚 未 蹋 寸 土

山 河 是 眼 睛

大 海 是 我 肚

Phiên âm:

Kim niên ngũ thập ngũ

Cước vị đạp thốn thổ

Sơn hà thị nhãn tinh

Đại hải thị ngã đỗ

Tạm dịch:

Năm nay năm mươi lăm

Tấc đất chân chưa đạp

Núi sông là con ngươi

Biển cả bụng lão nạp.

Năm Thái Bình Hưng Quốc thứ tư, lệ mở cuộc thi Tăng kinh nghiệp. Tôn túc các nơi đều ghi pháp danh, riêng sư không mang bút giấy gì cả. Lúc đó, quan thông phán Lý Hiểu hỏi các Thiền sư:

- Thế Tôn có biết viết chữ không vậy?

Sư đáp:

- Người trong thiên hạ đều biết.

Năm đầu niên hiệu Thuần Hóa, sư chẳng có bệnh gì, gọi thị giả tắm rửa cho. Tắm rửa xong, dặn dò đại chúng, ngồi yên mà qua đời. Tháp xây tại bổn sơn.

Ba năm sau, môn nhân dời tháp mở khám thờ thấy toàn thân sư chẳng tan hủy, nét mặt nghiễm nhiên, râu tóc dài thêm ra, bèn nghinh đón vào tháp mới.

 

 

THIỀN SƯ NGUYỆN TẾ

Pháp Tự Đời Thứ Mười Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Thiên Thai Đức Thiều

 

Sư họ Giang, người Tiền Đường. Tuổi thiếu niên, y theo Thiền sư Thiệu Nham chùa Thủy Tâm xuất gia, thọ giới cụ túc. Ban sơ, sư học tập giáo pháp của Trí Giả Thiên Thai tinh nghiên chỉ quán, viên dung hạnh môn.

Về sau, sư tham yết Quốc sư Đức Thiều Thiên Thai, phát minh huyên áo, bèn trụ núi Nhạn Đãng. Năm thứ năm niên hiệu Khai Bảo, trưởng tử của Trung Ý Vương xây chùa Quang Khánh ở Tây Quan, thỉnh sư khai pháp trụ trì, lại chọn dưới thành trong số Thiền chúng lấy 300 người nổi tiếng và đức hạnh vào chùa mới.

Sư thượng đường, có ông tăng hỏi:

- Trăng đêm ánh sáng vằng vặc, tại sao đầm biếc không có ảnh?

Sư nói:

- Gã Thiền sư kiệt xuất lộng ảnh.

Ông tăng ấy từ bên Đông qua bên Tây đứng sư nói:

- Chẳng những lộng ảnh mà còn bố đầu.

Sư ở đấy không bao lâu, cố từ vào núi, khoảng niên hiệu Thái Bình Hưng Quốc thị diệt.

 

 

THIỀN SƯ HY BIỆN

Chùa Phổ Môn Hàng Châu

Pháp Tự Đời Thứ Mười Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Thiên Thai Đức Thiều

 

Sư người Thường Thục Tô Châu. Tuổi nhỏ xuất gia, lễ Thiền sư Khải Tường viện Diên Phước của bổn huyện xuống tóc thọ giới cụ túc đến núi Lăng Già nghe luật. Sau đó, đến núi Thiên Thai thọ tâm ấn. Năm đầu niên hiệu Càn Đức Ngô Việt Trung Ý Vương mệnh sư trụ viện Thanh Thái Việt Châu, ban hiệu Tuệ Trí Thiền Sư. Trong khoảng niên hiệu Khai Bảo, lại vời sư vào trụ chùa Phổ Môn, làm trụ thế đời thứ hai.

Sư thượng đường nói:

- Sơn tăng ta thiếu kém tri kiến, lại ít nghe thấy, tu trì. Tuy là ở trong núi thị phụng Hòa thượng Đức Thiều nhưng cũng chẳng mong được một câu khai thị, cho đến nỗi hôm nay đây cùng các vị nhân giả tựu hội, cũng chẳng có một pháp nào trợ phát, hà huống vì chư nhân giả phân biệt đạo đời, thương lượng xưa nay. Có quái trách sơn tăng không? Nếu có người quái trách thì thử nói xem người đó cụ nhãn hay không cụ nhãn (1)? Có nghĩa chủ khách, hay không nghĩa chủ khách? Kẻ học sau sơ cơ phải nên xét kỹ.

Chú (1): Gọi đủ là ‘Cụ nhãn giả’, còn gọi là 'Cụ nhãn nạp tăng', nghĩa đen là người có Pháp nhãn. Thiền tông dùng thuật ngữ này để chỉ người có khả năng thấy suốt nguyên lý vũ trụ và thật tướng của mọi pháp.

Lúc bấy giờ, có ông tăng hỏi:

- Thế nào là chuyện Phổ Môn thị hiện thần thông?

Sư nói:

- Nếu thế thì xà-lê quái trách lão tăng rồi.

Tăng nói:

- Không quái trách thì thế nào?

Sư nói:

- Ông hãy lui xuống tăng đường mà tham đi.

Năm thứ ba niên hiệu Thái Bình Hưng Quốc, Ngô Việt Vương vào tham kiến. Sư từ Bảo tháp đến gặp Vương tại điện Tư Phước. Vương ban ca-sa tím tứ hiệu Tuệ Minh Đại Sư. Trong niên hiệu Đoan Củng, sư gởi sớ muốn quay về làng quê cũ, Vương xuống chiếu chấp thuận, tứ ngự chế thi. Trung Ý Vương cúng thí vàng tại viện Thường Thục bổn sơn xây tháp bảy tầng, cao 200 thước (Tàu). Khi công trình đã xong, ngày 15 tháng 2 năm Chí Đạo nhuốm bệnh mà qua đời, thọ 77 tuổi, thọ lạp 63, tháp xây tại góc Tây Bắc của viện.

 

 

THIỀN SƯ NGỘ AN

Chùa Quang Khánh Hàng Châu

Pháp Tự Đời Thứ Mười Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Thiên Thai Đức Thiều

 

Sư họ Thâm, người Tiền Đường. Tuổi còn rẽ tóc trái đào đã xuất gia, lễ chủ am Trọng Tiêu ở ngọn Huê Đính Thiên Thai xuống tóc, y niên (21 tuổi) thọ giới cụ túc. Về sau, gặp Quốc sư Đức Thiều tại bổn sơn, mật khế Tông chỉ. Trong khoảng niên hiệu Càn Đức Ngô Việt Trung Ý Vương mệnh trụ viện Bắc Quan Khuynh Tâm sau đó lại vời vào trụ chùa Thiên Long. Năm thứ bảy niên hiệu Khai Bảo, nhằm năm Giáp Tuất, An Hy Vương thỉnh sư nơi chùa Quang Khánh thu nhiếp đồ chúng, ban hiệu Thiện Trí Thiền Sư.

Ban sơ, sư thượng đường, có ông tăng hỏi:

- Bảo châu vô giá, thỉnh sư trao phó.

Sư nói:

- Khéo thổ lộ.

Nói:

- Nếu thế thì người người đều có đầy đủ vậy.

Sư nói:

- Hạt châu ở nơi nào?

Tăng bèn lễ bái, sư nói:

- Cũng chỉ là lời nói suông.

Hỏi:

- Đề cương, cử lĩnh, trọn lập chủ khách. Thế nào là chủ?

Sư nói:

- Lời hỏi ấy quá hủy khuất.

Hỏi:

- Thế nào là khách?

Sư nói:

- Mới nãy nói với ông cái gì?

Hỏi:

- Chủ khách đạo hiệp thì thế nào?

Sư nói:

- Lệnh ấy không thi hành.

Hỏi:

- Trăng tâm tròn đầy đơn độc ánh sáng nuốt vạn tượng. Thế nào là ánh sáng nuốt vạn tượng?

Sư nói:

- Đại chúng đều thấy ông như thế.

Nói:

- Ánh sáng nuốt vạn tượng theo sư nói, trăng tâm cô lẽ ý thế nào?

Sư nói:

- Phải phấn chấn tinh thần lên chứ.

Nói:

- Cò dựa tổ tuyết còn phân biệt được, ánh sáng nuốt vạn tượng chuyện khó rành.

Sư nói:

- Hãy lui ra!

Tăng hỏi:

- Non xanh, nước biếc phân biệt rõ ràng, xin nói một câu, thế nào là thói nhà của Hòa thượng?

Sư đáp:

- Đều đã bị ông nói hết rồi.

Tăng nói:

- Chưa chắc là đã như thế, thỉnh Hòa thượng nói thôi.

Sư đáp:

- Đừng có nói quàng xiên.

Ngoài ra, còn có ông tăng khác bước ra định hành lễ, sư nói:

- Hỏi và đáp đều đầy đủ.

Ông tăng định nêu câu hỏi, sư quát mắng ông ta.

Sư có lần nói với đại chúng:

- Muôn lãnh hội diệu lý Thiền tông thì áng mây bay quấn quanh ngọn núi trước mặt là đã rõ ràng chân thật, chẳng cần phải truy tìm nơi nào khác.

Hỏi:

- Thừa mong người xưa có nói: ‘Dưới đáy giếng bụi hồng sanh ra, trên đầu núi sóng to dậy, xin hỏi ý ấy thế nào?

Sư nói:

- Nếu đến nơi khác thì cứ như thế.

Hỏi:

- Ý chỉ của Hòa thượng như thế nào?

Sư nói:

- Mới nãy nói với ông cái gì?

Sư lại nói:

- Xưa nay nối tiếp đều nói: ‘Bụi sanh đáy giếng sóng dậy đầu non. Hoa đốm kết trái, gái đá sanh con’, thế làm sao lanh hợi? Há có phải hòa tiếng đưa sự, tựu vật trình tâm, trong câu giấu cơ phong, trước tiếng nói đều hiển lộ chăng? Há có phải có danh không thể, dị xướng huyền đàm chăng? Chư thượng tọa tự lãnh hội mới được. Người xưa ý chỉ không phải thế. Nếu đã không thể lãnh hội như thế, thì nên lãnh hội thế nào? Các vị thượng tọa có muốn lãnh hội chăng? Chỉ cần nhìn chỗ bò bùn đi, sóng ảo trong ánh sáng bụi nơi sa mạc, ngựa gỗ hí vang, hoa đốm rơi ảnh. Thánh phàm như thế, đạo lý phân minh, cần gì đứng lâu, tạm biệt!

Năm thứ ba Thái Bình Hưng Quốc, sư từ Bảo tháp đến, gặp Vương ở điện Tư Phước, tứ hiệu Minh Trí Đại Sư. Năm đầu niên hiệu Thuần Hóa, trở về chùa xưa Quang Khánh. Năm thứ ba niên hiệu Thuần Hóa, ngày 21 tháng 9 qui tịch.

 

 

THIỀN SƯ HỮU THIỀM

Chùa Bát Nhã Núi Thiên Thai

Pháp Tự Đời Thứ Mười Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Quốc Sư Thiên Thai Đức Thiều

 

Sư người Lâm An Tiền Đường, tuổi còn thơ đà xuất gia, được độ tu tại viện Lãng Chiêm bổn huyện. Nghe ở Thiên Thai Quốc sư Đức Thiều thịnh hóa, từ nơi xa xôi sư đến nhận Thiều làm thầy, mật ấn tâm địa. Ban sơ, mệnh sư ngụ viện Phổ Hiền núi Vân Cư, tăng lữ kéo đến rất đông. Ngô Việt Trung Ý Vương ban hiệu Từ Ngộ Thiền Sư. Kế sư dời đến trụ Thượng Tự, chúng hơn năm trăm.

Tăng hỏi:

- Tiếng trống vừa động, đại chúng tụ tập đông dầy, hướng thượng Tông thừa, thỉnh sư cử xướng.

Sư nói:

- Làm sứt mẻ ông cái gì?

Nói:

- Nếu thế thì người người đều gội nhuần ơn đức.

Sư nói:

- Đừng có nói xàm.

Năm Ưng Hy thứ ba, sư đem sơn môn, đại chúng giao cho đệ tử thọ nghiệp là Long Nhất nối gót khai pháp, đến năm đầu niên hiệu Thuần Hóa là thị diệt, đem về chôn ở bổn sơn.

 

 

THIỀN SƯ TOÀN KHẲNG

Chùa Trí Giả Vụ Châu

Pháp Tự Đời Thứ Mười Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Thiên Thai Đức Thiều

 

Ban sơ, sư tham yết Thiên Thai. Thiên Thai hỏi:

- Ông tên gì?

Sư nói:

- Toàn Khẳng.

Thiên Thai hỏi:

- Khẳng chịu cái gì?

Sư bèn lễ bái.

Sau khi trụ trì, có ông tăng hỏi:

- Có người chẳng đồng ý (Bất khẳng), sư có cam lòng không vậy? (Hỏi kiểu chơi chữ, tức dùng “Bất khẳng” để chọi lại “Toàn khẳng”)

Sư nói:

- Nếu người đó hỏi ta, tức sẽ nói cho y nghe.

Sư vào khoảng niên hiệu Thái Bình Hưng Quốc, đem gậy trao phó cho pháp tự đệ tử là Thiệu Trung kế thế thuyết pháp.

Về sau, sư qui tịch tại bổn tự.

 

 

THIỀN SƯ NGHĨA LONG

Ngọc Tuyền Phước Châu

Pháp Tự Đời Thứ Mười Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Thiên Thai Đức Thiều

 

Sư thượng đường nói:

- Sơn hà đại địa đều trọn tại con mắt của mỗi người. Tại làm sao mà còn nói lãnh hội với không lãnh hội?

Lúc đó, có ông tăng hỏi:

- Sơn hà đại địa trong con mắt. Sư nay muốn chỉ qui ai?

Sư nói:

- Chỉ vì thương tọa khứ xứ rõ rành.

Nói:

- Nếu chẳng đến đây nêu câu hỏi đó thì làm sao mà biết phương tiện không phải thí suông.

Sư nói:

- Lờ mờ tựa khúc mới nghe nổi, lại bị gió đưa trong biệt điệu.

 

 

THIỂN SƯ HIỂU VINH

Trụ Thế Đời Thứ Năm Chùa Long Sách Hàng Châu

Pháp Tự Đời Thứ Mười Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Thiên Thai Đức Thiều

 

Sư người Bạch Lộc Ôn Châu, họ Đặng, tuổi thơ ấu nương theo chùa Thoại Lộc mà xuất gia, đăng giới (thọ giới cụ túc). Nghe trên Thiên Thai Quốc sư Đức Thiều thịnh hóa, sư liền vào núi tham lễ, nhận tâm pháp.

Ban sơ, sư trụ viện Tịnh Phước Phú Dương Hàng Châu, về sau, trụ chùa Long Sách. Sư ở cả hai nơi đều tựu đồ khai pháp. Tăng hỏi:

- Tổ Tổ truyền nhau, xin hỏi Hòa thượng truyền cho ai?

Sư nói ;

- Ông có biết Tổ chưa vậy?

Tăng Tuệ Văn hỏi:

- Thế nào là Sa-môn chân thật?

Sư nói:

- Ông là Tuệ Văn.

Hỏi:

- Thế nào là Đại thần châu Bát nhã?

Sư nói:

Nguyên văn:

船 苦 大 神 珠

分 形 萬 億 軀

塵 塵 彰 妙 體

剎 剎 盡 毗 座

Phiên âm:

Bát nhã đại thần châu

Phân hình vạn ức khu

Trần trần chương diệu thể

Sát sát trận Tỳ Lô

Tạm dịch:

Đại thần châu Bát nhã

Phân hình vạn ức thân

Trần trần nêu diệu thể

Sát sát trọn Tỳ Lô.

Hỏi:

- Chuyện nhật dụng thế nào?

Sư nói:

Nguyên văn:

一 念 周 沙 界

曰 用 萬 般 通

湛 然 常 寂 滅

常 轉 自 家 風

Phiên âm:

Nhất niệm chu sa giới

Nhật dụng vạn ban thông

Trạm nhiên thường tịch diệt

Thường chuyển tự gia phong

Tạm dịch:

Một niệm trải ba giới

Nhật dụng muôn ban thông

Trạm nhiên thường tịch diệt

Thường chuyển tự gia phong.

Ngày kia, sư ngồi tại đài Diệu Thiện nhận đại chúng tiểu tham.

Chú: ‘Tiểu tham’ là buổi thưa hỏi không chính thức và hình thức cũng không trang trọng trong ngày. Vãn tham là buổi thưa hỏi ban đêm.

Có ông tăng hỏi:

- Chuyện hướng thượng thôi không hỏi tới, thế nào là ý nghĩa đích thực của đài Diệu Thiện?

Sư nói:

- Nếu đến các nơi, hãy rành rõ cử thuật lại.

Tăng nói:

- Nếu thế thì mây có thế bay khỏi núi. Nước không ngoài tuôn vào khe.

Sư bèn nạt đùa.

Ngày 29 tháng 8 năm Canh Dần, nhằm năm đầu niên hiệu Thuần Hóa, sư qui tịch tại viện Tịnh Độ chùa Linh Quang Tú Châu. Trước đó, sư đã dự báo với môn nhân, biên thư từ giã đồng đạo, thọ 71 tuổi, thọ lạp 56.

 

 

THIỀN SƯ KHÁNH TIÊU

Viện Công Thần Huyện Lâm An Hàng Châu

Pháp Tự Đời Thứ Mười Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Thiên Thai Đức Thiều

 

Tăng hỏi:

- Thế nào là thói nhà của Công Thần?

Sư nói:

- Sáng tối, có không.

Hỏi:

- Nếu thế thì chư pháp không sanh vậy?

Sư nói:

- Ông gọi cái gì là chư pháp?

Sư bèn tụng rằng:

Nguyên văn:

功 臣 家 風

明 闇 色 空

法 法 非 異

心 心 自 通

想 麼 會 得

易 佛 真 宗

Phiên âm:

Công Thần gia phong

Minh ám sắc không

Pháp pháp phi dị

Tâm tâm tự thông

Nhẫm ma hội đắc

Chư Phật chân Tông

Tạm dịch:

Công Thần gia phong

Sáng tối, có không

Pháp pháp chẳng khác

Tâm tâm tự thông

Nếu hiểu như thế

Chư Phật chân Tông.

 

 

THIỀN SƯ XỨNG TÂM

Kính Thao Việt Châu

Pháp Tự Đời Thứ Mười Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Thiên Thai Đức Thiều

 

Tăng nói:

- Kết thúc túi bị, thỉnh sư trao phó.

Sư nói:

- Đừng có kiêng kỵ.

Hỏi:

- Cô phụ Hòa thượng chỗ nào đâu?

Sư nói:

- Vừa hay ông cô phụ ta đấy.

Về sau, sư dời đến trụ tại viện Bảo An Hàng Châu và thị diệt nơi đó.

 

 

THIỀN SƯ SƯ THUẬT

Nghiêm Phong Phước Châu

Pháp Tự Đời Thứ Mười Của Thanh Nguyền Hành Tư

Pháp Tự Của Thiên Thai Đức Thiều

 

Ban sơ, lúc khai đường sư bước lên tòa, có Hòa thượng Cực Lạc hỏi rằng:

- Đại chúng trang nghiêm, ngưỡng vọng, thỉnh sư chấn động sấm pháp.

Sư nói:

- Đại chúng có lãnh hội chăng? Có biện biệt được không? Hôm nay chẳng khác Linh Sơn, cho đến quốc độ của chư Phật trên trời dưới thế đều là như vậy. Trải từ xưa đến nay, luôn chẳng biến dị. Làm sao lãnh hội được đạo lý không biến dị đó? Nếu lãnh hội được thì sở dĩ nói: Vô biên sát cảnh, tự nó chẳng ngăn cách một mảy may. Mười thế xưa nay, trước sau chẳng dời đổi ở đương niệm.

Hỏi:

- Linh Sơn một hội, Ca Diếp đích thân nghe. Hôm nay một hội Nghiêm Phong, ai là người nghe?

Sư nói:

- Kẻ hỏi không còn nhỏ.

Hỏi:

- Thế nào là Văn Thù?

Sư nói:

- Nơi đến thật rõ ràng.

 

 

THIỀN SƯ TUỆ ĐẠT

Huê Nghiêm Lô Châu

Pháp Tự Đời Thứ Mười Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Thiên Thai Đức Thiều

 

Tăng hỏi:

- Thế nào là tâm của Phật xưa?

Sư nói:

- Sơn hà đại địa.

Hỏi:

- Thế nào là cảnh của Huê Nghiêm?

Sư nói:

- Đầy mắt không hình ảnh.

 

 

THIỀN SƯ ĐẠO VIÊN

Viện Thanh Thái Diệm Huyệt Việt Châu

Pháp Tự Đời Thứ Mười Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Thiên Thai Đức Thiều

 

Tăng hỏi:

- Ông tăng qua đời đi về đâu?

Sư nói:

- Hôm nay qua đời.

Thượng tọa Lĩnh Trung hỏi:

- Thế nào là chỉ ý Tổ sư từ Tây lại?

Sư nói:

- Không thể nói với ông cây bá thọ trước sân.

 

 

THIỀN SƯ KHÁNH TƯỜNG

Viện Quan Âm Cửu Khúc Hàng Châu

Pháp Tự Đời Thứ Mười Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Thiên Thai Đức Thiều

 

Sư người Dư Hàng, họ Thẫm, thân cao hơn bảy thước (Tàu), biện luận quán chúng, nghe nhiều, nhớ dai. Lúc bấy giờ dưới cửa Thiên Thai suy tôn sư là kiệt xuất.

Tăng hỏi:

- Trong đường hiểm ác, lấy gì làm cầu bến?

Sư nói:

- Lấy cái đó làm cầu bến.

Hỏi:

- Thế nào là cái đó?

Sư nói:

- Xây nắn lỗ mũi ông.

 

 

ĐẠI SƯ HÀNH MINH TRUYỀN PHÁP

Chùa Khai Hóa Hàng Châu

Pháp Tự Đời Thứ Mười Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Thiên Thai Đức Thiều

 

Sư người bổn châu, họ Vu, tuổi niên thiếu đã nương Thiền sư Trí Giác núi Tuyết Đậu Minh Châu xuống tóc. Khi Trí Giác dời đến trụ đại đạo tràng Vĩnh Minh, có đồ chúng đến 2.000 người vua và các quan đêu khâm trọng ngưỡng mộ, pháp hóa càng thêm thịnh. Sư từ Thiên Thai thọ ký, quay về Vĩnh Minh tiếp đỡ thầy mình, hải chúng đều khuynh ngưỡng.

Năm thứ tám niên hiệu Khai Bảo, Trí Giác qui tịch sư bèn trụ chùa Năng Nhân. Trung Ý Vương lại xây chùa Đại Hòa (chùa này về sau đổi tên là Lục Hòa. Về sau, vua Thái Tông ban tứ hiệu Khai Hóa) vời thỉnh sư trụ trì. Sư hai nơi đều tựu đồ thuyết pháp.

Tăng hỏi:

- Thế nào là trong cửa Khai Hóa lưu xuất phương tiện?

Sư nói:

- Ngày ngày tiếng sóng nghe hai lần.

Hỏi:

- Thế nào là đèn không dứt?

Sư nói:

- Cám ơn xà lê soi đuốc.

Hoàng đế Thái Tông ban tứ ca-sa tía và sư hiệu. Ngày mùng 6 tháng 4 năm Hàm Bình thứ tư, sư thị diệt.

 

 

THIỀN SƯ NGHĨA VIÊN

Chùa Ngư Bổ Khai Thiện Huyện Tiêu Sơn Việt Châu

Pháp Tự Đời Thứ Mười Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Thiên Thai Đức Thiều

 

Tăng hỏi:

- Một năm qua, một năm đến, thỉnh sư khai thị phương tiện trong cửa.

Sư nói:

- Hãy ký thủ rành mạch.

Nói:

- Nếu thế thì là thời xưa sư tử rống, ngày nay vua tượng về.

Sư nói:

- Cũng mừng là chẳng dính dáng gì.

 

 

THIỀN SƯ THƯỢNG PHƯƠNG NGỘ AN

Chùa Thoại Lộc Ôn Châu

Pháp Tự Đời Thứ Mười Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Thiên Thai Đức Thiều

 

Sư người Phước Châu, đắc pháp với Thiên Thai, lại luôn xem kinh Lăng Nghiêm hiểu trọn nghĩa, người đương thời gọi là ông An Lăng Nghiêm.

Năm đầu niên hiệu Chí Đạo, tháng thứ ba mùa xuân lúc sắp thị diệt, có đệ tử pháp tự Uẩn Nhân hầu bên, sư bèn nói kệ rằng:

Nguyên văn:

不 是 嶺 頭 攜 得 事

豈 從 鷄 足 付 將 來

自 古 聖 賢 皆 若 此

非 吾 今 日 為 君 裁

Phiên âm:

Bất thị lĩnh đầu huề đắc sự

Khởi tùng Kê Túc phó tương lai

Tự cổ Thánh hiền giai nhược thử

Phi ngô kim nhật vi quân tài

Tạm dịch:

Chẳng phải Lĩnh Đầu cầm được việc

Há từ Kê Túc phó tương lai

Từ xưa Thánh hiền đều như thế

Chẳng phải nay đây ta vẽ bày

Sư nói kệ trao dặn xong, lấy nước thơm tắm rửa thân mình thay y phục, ngồi im, bảo đem quan tài vào phòng, lặng thinh hồi lâu, tự vào hòm. Trải ba ngày, môn nhân và xà-lê Du của bổn tự mở nắp áo quan, thấy sư nằm nghiêng bên phải theo thế cát tường. Bốn chúng khóc lóc thảm thiết, sư lại ngồi dậy thượng đường thuyết pháp, cùng mắng rầy và răn dạy chúng rằng:

- Lần này ai mà mở quan tài ta thì không phải là đệ tử của ta. Nói xong lại vào hòm mà qua đời.

 

 

THIỀN SƯ TUỆ CƯ

Chùa Long Huê Hàng Châu

Pháp Tự Đời Thứ Mười Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Thiên Thai Đức Thiều

 

Sư người Mân Việt. Từ khi lãnh chỉ ở Thiên Thai, Ngô Việt Trung Ý Vương mệnh trụ Thượng Tự (Chùa Thượng). Ban sơ, lúc khai đường, đại chúng tập định, sư nói:

- Tông thừa từ trước cho đến nay, ngôn luận thế nào? Lại cử xướng như Thế nào? Như Đức Thích Ca Như Lai thuyết thời giáo một đời, như bình trút nước, vậy mà bậc cổ đức còn cho là lời nói mớ trong giấc mộng. Hãy hỏi xem bậc cổ đức đà căn cứ vào lý nào mà nói như thế? Có lãnh hội không vậy? Mở cửa hoác ra, chưa từng ứ kẹt. Phàm hay Thánh, chẳng rĩ mảy bụi. Nói phàm tắc toàn phàm, cử Thánh tắc toàn Thánh. Phàm Thánh không đối nhau, cái cái đều độc tôn. Do đó mới nói: ‘Sơn hà đại địa trường thời thuyết pháp, trường thời phóng ánh sáng, đất nước gió lửa, nhất nhất như thế’.

Lúc đó, có ông tăng bước ra lễ bái, sư nói:

- Lại chẳng dính dáng gì.

Tăng hỏi:

- Chư Phật xuất thế phóng ánh sáng, rung động đất. Hòa thượng xuất thế có điềm lành gì?

Sư nói:

- Thoại đầu tự vỡ.

***

Ngày khác, sư thượng đường nói với chúng rằng:

- Long Huê trong ấy cùng chỉ hái củi, nhổ cải. Tới lui, lên xuống. Buổi sáng một cử cháo, thọ trai trưa một bữa cơm, sau khi thức dậy uống chung trà, nhưng mà nên tham thủ như thế. Tạm biệt!

Hỏi:

- Học nhân chưa rõ tự kỷ, làm sao biện biệt được cạn sâu?

Sư nói:

- Hãy thức thủ con mắt.

Hỏi:

- Thế nào là con mắt tự kỷ?

sư nói:

- Nói với ông cái gì?

 

 

THIỀN SƯ NGỘ TRĂN

Núi Tề Vân Vụ Châu

Pháp Tự Đời Thứ Mười Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Thiên Thai Đức Thiều

 

Sư người Việt Châu, họ Dương. Lúc còn bé thư, đã nương chùa Đại Thiện bổn châu xuất gia. Đầy năm (21 tuổi) thọ giới cụ túc. Sau đó, tham dự pháp hội Thiên Thai, đích thân thừa ấn ký, trụ núi Tề Vân mà yến cư, pháp lữ kéo đến đông dầy.

Tăng hỏi:

- Thế nào là cái tháp không lằn hồ?

Sư nói:

- Năm sáu thước (Tàu).

Ông tăng ấy lễ bái, sư nói:

- Tháp nghiêng đồ rồi.

Hỏi:

- Hiểu biết tròn đầy, nhưng tại sao lại không nhân tâm niệm?

Sư nói:

- Hiểu biết tròn đầy.

Nói:

- Khác gì tâm niệm.

Sư nói:

- Ông gọi cái gì là tâm niệm?

***

Sư nhân đêm nhàn tọa ngẫu nhiên thành bài tụng rằng:

Nguyên văn:

秋 庭 肅 肅 風 飇 飈

寒 星 列 空 蟾 魄 高

揞 靜 静 坐 神 不 勞

烏 窠 無 端 拈 布 毛

Phiên âm:

Thu đình túc túc phong tao tao

Hàn tinh liệt không thiềm phách cao

Chi di tĩnh tọa thần bất lao

Điểu Khòa vô đoan niêm bố mao

Tạm dịch:

Sân thu hiu hắt gió vi vu

Sao lạnh giăng không mặt trăng cao

Ngồi trơ im lặng thằn không nhọc

Điểu Khòa vô cớ niêm bố mao

Chú: Điểu Khòa tức Thiền sư Đạo Lâm rứt sợi chỉ vải thị pháp.

Các bài ca kệ của sư đều do xúc cảnh mà sáng tác. Ba trăm bài thấy lưu hành ở cuốn ngữ lục khác.

Trong niên hiệu Chí Đạo, sư qua đời tại chùa Đại Thiện.

 

 

THIỀN SƯ BỔN TIÊN

Chùa Thoại Lộc Ôn Châu

Pháp Tự Đời Thứ Mười Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Thiên Thai Đức Thiều

 

Sư người Vĩnh Gia Ôn Châu, họ Trịnh, tuổi còn bé thơ đã xuất gia tại viện Tập Khánh bổn châu, thọ giới cụ túc tại chùa Quốc Thanh Thiên Thai, đắc pháp với Quốc sư Thiên Thai Đức Thiều. Sư lúc mới gặp Quốc sư, ngài dẫn lời nói (của Lục Tổ Huệ Năng khi còn là Lư hành giả):

- ‘Không phải gió hay phướn động mà là tâm nhân giả động’.

Sư liền ngộ giải ngay, về sau, sư khai thị đồ chúng rằng:

- Ta khi xưa học pháp môn Thiên Thai, ngay lời nói liền lãnh hội. Nhưng trong ngàn ngày, trong bốn oai nghi, giống như có vật ngăn trong ngực, như kẻ thù cùng ở một nơi với mình. Ngàn ngày sau trong một ngày, vật không còn ngăn ngực, kẻ thù không còn ở chung nữa, ngay đó an lạc, bỗng thấy việc nhầm lỗi lúc trước. Nói đoạn sư thuật ba bài tụng rằng:

1- Bài thứ nhất:

Bài tụng:

Nguyên văn:

‘不 是 風 方 動,人 者 動’

非 風 方 動 唯 心 動

自 古 相 傳 直 至 今

今 後 水 雲 徒 欲 曉

祖 師 真 實 好 知 音

Phiên âm :

‘Bất thị phong phan động, nhân giả động’

Phi phong phan động duy tâm động

Tự cổ tương truyền trực chí kim

Kim hậu thủy vân đồ dục hiểu

Tổ sư chân thật hảo tri âm

Tạm dịch:

‘Không phải gió phướn động mà tâm nhân giả động’

Gió phướn chẳng động duy tâm động

Từ xưa truyền lại đến bấy giờ

Hành cước nay đây như muốn hiểu

Tổ sư chân thật chẳng nghi ngờ

2- Bài thứ hai:

Bài tụng:

Nguyên văn:

‘見 色 便 見 心’

若 是 見 色 便 見 心

人 來 問 著 方 難 得

更 求 道 理 說 多 般

孤 負 平 生 三 事 衲

Phiên âm:

‘Kiến sắc tiện kiến tâm’

Nhược thị kiến sắc tiện kiến tâm

Nhân lai vân trước phương nan đáp

Cánh cầu đạo lý thuyết đa ban

Cô phụ bình sanh tam sự nạp

Tạm dịch:

‘Thấy sắc liền thấy tâm’

Nếu là thấy sắc liền thấy tâm

Người đến hỏi han phải ngậm câm

Đạo lý cần cầu nêu đủ thứ

Cô phụ bình sanh khách tùng lâm

3- Bài thứ ba:

Bài tụng:

Nguyên văn:

‘明 自 己’

曠 大 刼 來 衹 如 是

如 是 同 天 亦 同 地

同 地 同 人 作 麼 形

作 麼 形 兮 無 不 是

Phiên âm:

‘Minh tự kỷ’

Khoáng đại kiếp lai kì như thị

Như thị đồng thiên diệc đồng địa

Đồng địa đồng nhân tác ma hình

Tác ma hình hề vô bất thị

Tạm dịch:

‘Sáng soi tự mình’

Từ bao kiếp nay là như thế

Như thế trời cùng lại đất cùng

Cùng trời cùng đất sao hình thành

Hình thành thế nào cũng là đúng.

Sư từ đó chân không giẫm nơi thành thị, tay không nhận tiền tài đồ vật, chẳng sắm đồ nằm, chẳng mặc lụa là. Suốt ngày chỉ ăn một bữa trai vào giờ Mão, ngồi im suốt ngày. Dạy dỗ đồ chúng sớm tối khẩn thiết, trải 30 năm, ý chí càng lúc càng vững bền.

Sư nói với đại chúng:

- Các vị có thấy rừng trúc, chùa chiền, nước non, nhà cửa nhân chúng không? Nếu nói nhìn thấy thì là ngoài tâm có vật nếu nói không thấy thì rừng trúc, chùa chiền, nước non, nhà cửa nhân chúng tại sao lại hiện ra trước mặt? Như vậy có lãnh hội không? Nếu lãnh hội thì tự nhiên rất linh lợi. Không có chuyện gì nữa đừng có đứng thêm.

Sư thị chúng rằng:

- Phật thân tràn đầy nơi pháp giới, phổ hiện trước nhất thiết quần sanh, tùy duyên phó cảm không đâu là chẳng đều khắp. Nhưng thường ở nơi tòa Bồ-đề. Nếu nói thân Phật tràn đầy nơi pháp giới, Bồ-tát giới, Duyên giác giới, Thanh văn giới, Thiên giới, Tu-la giới, Nhân giới, súc sanh giới, ngạ quỷ (quỷ đói) giới, địa ngục giới, các thứ giới như thế cần phải chẳng có dấu tích thì mới được. Vì sao mà lại có hai, ba lời nói thế. Vì nói pháp giới chỉ là thân Phật nên mới nói như thế. Nói như thế đã thành hai, ba. Lại nói thế nào về thân Phật tràn đầy pháp giới? Hướng vào chỗ này cùng các ông nói loạn xị. Có được không vậy? Nói lời lẽ này nếu mà lãnh hội được, các ông hãy nói xem người chẳng trải qua a-tăng-kỳ kiếp mà hoạch Pháp thân là ai? Đó đây đi tắm cho hết lao nhọc. Chẳng hại chi tạm lui ra.

***

Sư có lúc nói:

- Phàm tham học Phật pháp, chưa chắc học hỏi đáp là tham học, chưa chắc học giản trạch lời lẽ là tham học, chưa chắc học đại ngữ (nói thay) là tham học, chưa chắc học biệt ngữ là tham học, chưa chắc phá mở các lời lẽ kỳ đặc trong kinh luận là tham học, chưa chắc phá mở lời lẽ ký đặc của Tổ sư là tham học. Nếu như các cách tham học vừa kể, mặc tình cho ông thông đạt mười mươi ở trong Phật pháp cũng không có chỗ thật thấy, gọi là kẻ Càn tuệ. Há không nghe bậc cổ đức nói: ‘Thông minh chẳng địch nổi sanh tử, Càn Tuệ chẳng tránh khỏi khổ luân hồi’.

Chú: Càn tuệ là địa thứ nhất trong cấp bậc tu hành của Bồ-tát gồm Tam thừa, Thập địa.

Các ông nếu tham học, phải chân thật tham học mới được. Chân thật tham học thì lúc đi tham thủ lúc đi, lúc đứng tham thủ lúc đứng, lúc ngồi tham thủ lúc ngồi, lúc ngủ tham thủ lúc ngủ, lúc nói tham cứu lúc nói, lúc nín tham cứu lúc nín. Bất cứ làm công việc gì cũng tham thủ trong lúc làm công việc đó. Đã hướng về các thời tham thủ như thế, hãy nói coi kẻ nào tham thủ được, mà tham thủ cái gì chớ? Nói đến đây, nên tự có chỗ rành rõ mới được. Nếu chẳng có chỗ minh bạch thì gọi là tham học hời hợt, tức chẳng trọn tham cứu.

Sư lại nói:

- Rừng rậm chim kêu, khe biếc cá quẫy, áng mây bày ra, tiếng thác đổ ào ào. Các vị có biết các cảnh tượng đó hướng về các vị chỉ thị con đường ngộ nhập chăng? Nếu như biết thì là tham ngộ rồi đấy.

Sư lại nói:

- Trong giáo pháp của Thiên Thai nói ba cửa Văn Thù, Quán Âm và Phổ Hiền. Cửa Văn Thù là nhất thiết sắc, cửa Quán Âm là nhất thiết thanh, cửa Phổ Hiền là không cất bước mà đến. Ta nói cửa Văn Thù không phải nhất thiết sắc, cửa Quán Âm không phải nhất thiết thanh, còn cửa Phổ Hiền là cái gì nào? Đừng có nói ngoài hẳn giáo thuyết của Thiên Thai. Không chuyện gì nữa, hãy lui ra đi!

Sư lại nói:

- Nam Tuyền qua đời rồi đi về đâu? Nhà Đông làm lừa, nhà Tây làm ngựa. Nếu người tu hành muốn ra khỏi ba giới mà nghe câu nói này chẳng khỏi hồ nghi, chẳng khỏi kinh sợ. Nam Tuyền qua đời đi về đâu? Nhà Đông làm lừa, nhà Tây làm ngựa. Hoặc có kẻ lãnh hội nói: ‘Ngàn biến muôn hóa không khỏi chân thường’ Nam Tuyền qua đời đi về đâu? Nhà Đông làm lừa, nhà Tây làm ngựa, có kẻ lãnh hội nói: ‘Nên lãnh hội trong loài khác, mới lãnh hội được lời lẽ đó’. Nam Tuyền qua đời đi về đâu? Nhà Đông làm lừa, nhà Tây làm ngựa, có kẻ lãnh hội nói: ‘Nhà Đông là Nam Tuyền, nhà Tây là Nam Tuyền’. Nam Tuyền qua đời rồi đi về đâu? Nhà Đông làm lừa, nhà Tây làm ngựa. Có kẻ lãnh hội nói: ‘Nhà Đông lang quân tử, nhà Tây lang quân tử’. Nam Tuyền qua đời đi về đâu? Nhà Đông làm lừa, nhà Tây làm ngựa. Kẻ lãnh hội nói: ‘Nhà Đông là cái gì? Nhà Tây là cái gì?’. Nam Tuyền qua đời đi về đâu? Nhà Đông làm lừa, nhà Tây làm ngựa. Có kẻ lãnh hội nói: ‘Bèn làm lừa kêu, lại làm ngựa hí’. Nam Tuyền qua đời đi về đâu? Nhà Đông làm lừa, nhà Tây làm ngựa. Có kẻ lãnh hội nói: ‘Gọi cái gì là lừa nhà Đông? Gọi cái gì là ngựa nhà Tây?’. Nam Tuyền qua đời đi về đâu? Nhà Đông làm lừa, nhà Tây làm ngựa. Có người lãnh hội nói: ‘Đã hỏi chuyện qua đời, đáp tại chỗ hỏi’. Nam Tuyền qua đời đi về đâu? Nhà Đông làm lừa, nhà Tầy làm ngựa. Có kẻ lãnh hội nói: ‘Làm chỗ cây lộ trụ’. Nam Tuyền qua đời đi về đâu? Nhà Đông làm lừa, nhà Tây làm ngựa. Có kẻ lãnh hội nói: ‘Nhà Đông làm lừa lưng tổn Nam Tuyền chỗ nào? Nhà đi về đâu? Nhà Đông làm lừa, nhà Tây làm ngựa. Kẻ học không lãnh hội. Cần lên cỡi cứ lên cỡi, cần xuống cứ xuống. Lời đáp này chẳng cần được nhiều đạo lý mới lãnh hội. Nếu thấy tánh pháp giới, cũng chớ có nhiều chuyện. Tạm biệt!

Lại lần khác, sư nói:

- Sáng sớm thức dậy, rửa tay, rửa mặt, súc miệng xong, uống trà. Uống trà xong lễ bái trước tượng Phật, lễ bái trước Phật xong Hòa thượng chủ sự đến thăm hỏi. Hòa thượng chủ sự thăm hỏi xong, trong tăng đường mọi người tham hỏi, trong tăng đường tham hỏi xong, thượng đường ao cháo. Thượng đường ăn cháo xong, đi nằm ngủ, đi nằm ngủ xong, trở dậy rửa mặt, rửa tay súc miệng. Rửa tay, rửa mặt, súc miệng xong uống trà. Uống trà xong lo chuyện Đông đường, Tây đường, chuyện Đông Tây đường xong, đến giờ thọ trai trong tăng đường hành ích. Giờ thọ trai trong tăng đường hành ích xong, thượng đường ăn cơm, Thượng đường ăn cơm xong súc miệng, súc miệng xong, uống trà. Uống trà xong, lo việc Đông đường, Tây đường. Lo chuyện Đông đường, Tây đường xong, trời đã tối xướng lễ, trời đã tối xướng lễ xong, trước tăng đường hỏi đáp vãng tham. Trước tăng đường vãng tham xong, chủ sự xứ hát tham, chủ sự xứ hát tham xong, Hòa thượng xứ tham hỏi, chỗ Hòa thượng tham hỏi xong, đầu hôm xướng lễ. Đầu hôm xướng lễ xong, tại tăng đường nói lời tạm biệt, nơi tăng đường nói lời tạm biệt xong chỗ Hòa thượng tham hỏi. Chỗ Hòa thượng tham hỏi xong, lễ bái hành đạo, tụng kinh, niệm Phật. Ngoài những việc trên thì có lúc đến vườn chùa, hoặc đi vô quận, hoặc đến nhà tục lữ, hoặc đến chợ búa. Đã có như thế chuyện vận dụng thì làm sao nói đạo lý chẳng chuyển động tướng? Làm sao nói được đạo lý thường tại định, vô hữu bất định thể? Có nói được không vậy? Nếu như nói được thì mặc tình thuyết thủ. Tạm biệt!

***

Có lúc sư lại nói:

- Hình ảnh trong gương chỉ do nơi ánh sáng mà hiển hiện. Tất cả mọi sự việc mà các ông làm, hãy nói xem nhờ vào cái gì mà hiển hiện. Có biết được không? Nếu mà biết được thì trong tham học đã ngàn đủ, muôn đủ. Chẳng có chuyện gì nữa, chớ đứng lâu.

***

Ngày khác, sư lại nói:

- Các ông đây, ban đêm ngủ say không biết bất cứ việc gì. Thử hỏi các ông trong lúc đó có bổn lai tánh không? Nếu nói lúc đó là có bổn lai tánh thì lúc ấy lại chẳng biết gì cả, chẳng khác chết chút nào. Còn nếu nói lúc ấy chẳng có bổn lai tánh, thì lúc đang ngủ say, bổng tỉnh giấc, hiểu biết lại như cũ. Có lãnh hội không vậy? Ngủ say chẳng hiểu biết gì cả như chết một thứ, ngủ say bỗng tỉnh giấc hiểu biết như cũ. Trong các lúc như thế thì thấy cái gì? Nếu mà không lãnh hội, mọi người tự mình thể cứu thủ. Không có chuyện gì nữa, chớ đứng lâu.

Sư nói:

- Vạn vật sở dĩ sanh ra là do tâm nhìn thấy. Nếu nói thế thì là con đường ngộ nhập rất tốt. Xin hỏi các vị: Mắt thấy mọi thứ sắc, tai nghe mọi thứ âm thanh, mũi ngửi mọi thứ mùi, lưỡi nếm mọi thứ vị, thân chạm mọi thứ mềm trơn, ý phân biệt mọi thứ sự vật. Các vật là đối tượng của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Đó là tâm của các vị hay không phải tâm của các vị? Nếu như nói đó là tâm của các vị thì tại sao lại không cùng thân thể của các vị dung hợp lại làm một khối? Các vật đối tượng đó sao lại ở ngoài mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Nếu không phải là tâm các vị thì lại ngặt nỗi vạn vật sở dĩ sanh ra là do tâm nhìn thấy. Các loại câu nói đó lưu truyền trên thế gian, ai mà không nêu nói. Các vị nghe ta giảng như thế, có lãnh hội không? Như chưa lãnh hội thì mọi người dụng tâm thảo luận. Chuyện lãnh hội đặt để nơi tăng chúng, chẳng nên ngại chán chuyện tham học. Không có chuyện gì nữa, hãy rời pháp đường đi.

Tháng 2 năm đầu niên hiệu Đại Trung Tường Phù, sư bỗng nói với đệ tử đứng đầu là Như Trú rằng:

- Hãy tạo khám thờ đá, ngày rằm tháng 9 cuối thu, ta sẽ qua đời Như Trú vâng mệnh, tức khắc hoàn thành. Đến ngày, sĩ thứ xa gần đều kéo đến chiêm ngưỡng.

Đúng ngày đó, đệ tử tham vấn như thường. Tới giờ ngọ sư ngồi yên tại phương trượng, tay bắt ấn báu, lại nói với Như Trú rằng:

- Người xưa nói: ‘Cỡi đầu cọp, quất đuôi cọp’, còn chuyện khoảng giữa thì tính thế nào đây?

Như Trú đáp rằng:

- Cũng chỉ là Như Trú.

Sư nói:

- Ông hãy hỏi ta đi.

Như trú hỏi:

- Cỡi đầu cọp, quất đuôi cọp, còn chuyện khoảng giữa thì Hòa thượng làm thế nào?

Sư nói:

- Ta cũng lộng không ra.

Nói xong mở một mắt hé nhìn rồi qui tịch, thọ 67 tuổi, lạp thọ 42. Quan Trưởng lại tâu mọi việc lên vua, chiếu bổn châu kiểm thị trước tác bình sanh của sư. Như Trú bèn phụng mệnh, tập hợp những gì sư trước tác trong trúc lâm thành mười quyển gồm thơ, ca, và từ, cộng chung hơn 1.000 bài dâng lên triều đình. Chiếu chỉ cất vào bí các, tặng Như Trú ca-sa tía.

 

 

ĐẠI SƯ THÔNG PHÁP ĐẠO THÀNH

Viện Trường Khê Bảo Minh Phước Châu

Pháp Tự Đời Thứ Mười Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Tuệ Minh Chùa Báo Ân Hàng Châu

 

Sư thượng đường nói:

- Như dạy một người, chúng đông cũng vậy. Tạm biệt!

Tăng hỏi:

- Thế nào là thói nhà của Bảo Minh?

Sư nói:

- Xem.

Hỏi:

- Viên âm phổ chấn, tam đẳng đều nghe, Tâm tiên nơi Tây Trúc, thỉnh sư mật phó.

Sư lặng thinh hồi lâu, tăng hỏi:

- Nếu thế thì ý mã đã trở thành bảo mã. Tâm ngưu bỗng biến thành bạch ngưu.

Chú: Gọi đủ là ‘Lộ địa bạch ngưu’. Lộ địa là chỉ chỗ bằng phẳng ngoài cổng, dụ cho nơi bình an vô sự. Bạch ngưu, bò trắng ý chỉ con bò thanh tịnh. Phẩm Thí Dụ trong kinh Pháp Hoa dùng từ ‘bò trắng’ để chì giáo pháp Nhất thừa, từ đó suy rộng ra ‘Lộ địa bạch ngưu’ chỉ cảnh giới thanh tịnh, chẳng nhuốm chút phiền não, ô nhiễm.

Sư nói:

- Thất điên, bát đảo.

Nói:

- Nếu mà không như thế thì rước lấy cái mỉm cười.

Sư nói:

- Hãy lễ bái rồi lui ra sau đi.

Hỏi:

- Thế nào là chỉ ý từ Tây lại của Hòa thượng?

Sư nói:

- Ta chưa từng đến Tây Thiên.

Hỏi:

- Thế nào là chỉ ý từ Tây lại của kẻ học này?

Sư nói:

- Ông ở Đông Độ bao lâu rồi?

 

 

THIỀN SƯ HOÀI TỈNH

Viện Thiên Quang Vương Châu

Pháp Tự Đời Thứ Mười Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Đạo Tiềm Chùa Vĩnh Minh Hàng Châu

 

Sư người Đào Sơn, họ Trịnh, xuất gia từ thuở nhỏ, tinh cứu luật bộ. Nghe văn cứ của Thiên Thai, dừng tâm nơi chỉ quán viên đốn. Sau xem kinh Lăng Nghiêm, văn lý sâu thẳm, không thể lãnh hội nổi.

Một tối tụng kinh đã lâu, tựa vào bàn như ngủ gục, trong mộng thây mặt trời từ trên không đáp xuống, sư mở miệng nuốt lấy. Từ đó tự nhiên phát ngộ, các nghĩa môn khác nhau đều chẳng trệ ngại, về sau, nghe pháp tịch của Quốc Thành Vĩnh Minh long thịnh, bèn tới tham vấn. Vĩnh Minh duy ấn ký tiền giải, mà không chỉ dụ nào khác, lấy chiếc áo nạp mà Trung Ý Vương ban tặng trao lại cho sư để biểu thị lòng tin.

Sau sư trụ viện Nghiêm Tịnh Hồ Tây. Năm thứ ba niên hiệu Khai Bảo, Thứ sử Cù Châu là Ông Thạnh ngưỡng trọng đạo pháp của sư bèn khai phá Tây Sơn, cất đại Thiền uyển (Hoàng đế Thái Tông tứ biển ngạch, đổi lại là Bảo Vân Tự) thỉnh sư ở, học giả kéo đến đông dầy.

Sư thượng đường nói:

- Này chư thượng tọa! Pháp Phật chẳng có chuyện gì. Ngày xưa mặt trời sáng, ngày nay mặt trời sáng. Ngày xưa gió, ngày nay cũng gió. Ngày xưa thượng tọa, ngày nay cũng thượng tọa. Đừng có cử thuật cũng liễu tri, nói cũng liễu tri. Nhất thiết thành hiện hảo. Tạm biệt!

Sư vào tháng 7 năm Nhâm Thân, nhằm năm thứ năm niên hiệu Khai Bảo nhuốm bệnh, chẳng chịu chữa trị. Trước đó ba ngày có cây báu hiện trong ao tắm, sư nói:

- Phàm mọi tướng sở hữu đều là hư vọng.

Xế trưa ngày 27, tập hợp đồ chúng nói lời vĩnh tiệt, ngồi im mà qua đời, thọ 67 tuổi, hỏa thiêu thu xá-lợi, môn nhân xây tháp.

 

 

ĐẠI SƯ CHÍ TRỪNG

Trấn Cảnh Cù Châu

Pháp Tự Đời Thứ Mười Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Đạo Tiềm Chùa Vĩnh Minh

 

Tăng hỏi:

- Thế nào là cây gươm định trời đất?

Sư nói:

- Không rỉ lậu một mảy may nào.

Hỏi:

- Người dùng gươm ấy thì Thế nào?

Sư nói:

- Không biết.

Tăng hỏi:

- Như nhân buổi lao động tập thể, lưỡi cày làm thương tốn, chết chóc ễnh ương, trùn giun thì có tội không vậy?

Sư hỏi:

- Ai là kẻ hạ thủ?

Nói:

- Nếu thế thì chẳng tội lỗi gì cả.

Sư nói:

- Nhân quả tự nhiên thôi.

Sau sư dời đến trụ chùa Bảo Vân Tây Sơn Hàng Châu thuyết pháp. Bổn quốc chúa tứ ca-sa tím, ban hiệu Tích Thiện Đại Sư.

 

 

THIỀN SƯ KHÁNH TƯỜNG

Viện Sùng Phước Minh Châu

Pháp Tự Đời Thứ Mười Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Đạo Tiềm Chùa Vĩnh Minh

 

Sư thượng đường nói:

- Này chư Thiền đức! Kiến tánh trải khắp, văn tánh cũng vậy. Động triệt mười phương, không trong, không ngoài. Do đó mà người xưa mới nói: ‘Tùy duyên vô tác, động tịnh thường chân. Thi vi như thế, toàn chân trí dụng’.

Hỏi:

- Thế nào là người bổn lai?

Sư nói:

- Rờ rỡ sáu thước (Tàu) thật rõ rành.

Hỏi:

- Như bổn lai nhân kia có làm tướng mạo như thế không vậy?

Sư nói:

- Ông gọi cái gì là bổn lai nhân?

Nói;

- Thỉnh sư phương tiện.

Sư nói:

- Bảo ai phương tiện?

 

 

THIỀN SƯ ĐẠO TUỆ

Viện Công Thần Lâm An Hàng Châu

Pháp Tự Đời Thứ Mười Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Thanh Tùng Chùa Linh Ẩn Hàng Châu

 

Tăng nói:

- Sư lên tòa báu, đại chúng tụ tập đông dầy thỉnh sư cử xướng Tông giáo.

Sư nói:

- Đại chúng chứng minh cho thượng tọa.

Nói:

- Nếu thế thì phô bày từ xưa tới nay.

Sư nói:

- Cũng nên lãnh thoại mới được.

 

 

THIỀN SƯ NGUYỆN CHIÊU

Viện La Hán Tú Châu

Pháp Tự Đời Thứ Mười Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Thanh Tùng Chùa Linh Ẩn Hàng Châu

 

Sư người Tiền Đường, y viện Bảo Thanh Tây Sơn bổn quận mà thọ nghiệp. Từ phát minh tâm địa tại chùa Linh Ẩn chúng thỉnh sư xuất thế.

Chú: Xuất thế có bốn nghĩa:

a- Là từ gọi tắt của ‘Xuất thê gian’, chỉ người siêu việt thế tục, xuất ly thế trần, cũng còn gọi là ‘xuất trần’.

b- Chỉ chư Phật xuất hiện nơi thế gian thành Phật để giáo hóa chúng sanh, như nói ‘Bổn hoài của chư Phật khi xuất thế’.

c- Thiền sư sau khi tự thân tu hành công đức, quay trở lại nhân gian giáo hóa chúng sanh, gọi là xuất thế.

d- Hoặc Thiền sư được nhiệm mệnh chức vị trụ trì.

Trong ngữ cảnh này chữ ‘Xuất thế’ có nghĩa thứ tư (d).

Sư thượng đường nói:

- Sơn hà đại địa là bậc thiện tri thức, thời thường thuyết pháp thời thời độ người chẳng hại chi cho các vị thượng tọa tham thỉnh Chẳng có chuyện chi nữa. Đứng đã lâu rồi.

Tăng nói:

- Thói nhà La Hán, thỉnh sư một câu.

Sư nói:

- Gia Hòa hiệp tuệ, thượng quốc truyền thơm.

Tăng nói:

- Đó còn là thói nhà của Gia Hòa, thế nào là thói nhà La Hán?

Sư nói:

- Nếu có đến các nơi khác thì cử thuật lại rõ ràng.

***

Sau sư trụ chùa Hương Nghiêm Hàng Châu, tăng hỏi:

- Không lập một mảy may nào, thỉnh sư nói thẳng.

Sư nói:

- Mọi người cười ông kìa.

Hỏi:

- Phải lãnh hội như thế nào?

Sư nói:

- Trả lại ta thoại đầu đi!

 

 

THIỀN SƯ SƯ TRÍ

Viện Báo Ân Xứ Châu

Pháp Tự Đời Thứ Mười Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Thanh Tùng Chùa Linh Ẩn Hàng Châu

 

Tăng hỏi :

- Thế nào là thói nhà của Hòa thượng ?

Sư nói :

- Ai mà không thấy chớ ?

Hỏi :

- Thế nào là một tướng Tam-muội ?

Sư nói :

- Xanh, vàng, đỏ, trắng.

Hỏi:

- Một tướng ở đâu?

Sư nói:

- Ông khá lanh lợi đấy.

Hỏi:

- Tổ Tổ truyền nhau, truyền pháp ấn. Sư nay pháp tự từ người nào?

Sư nói:

- Trước ngọn Linh Thứu, vành trăng rờ rỡ.

 

 

THIỀN SƯ KHẢ TIÊN

Hộc Ninh Cù Châu

Pháp Tự Đời Thứ Mười Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Thanh Tùng Chùa Linh Ẩn

 

Tăng hỏi:

- Thế nào là thói nhà của Hộc Ninh?

Sư nói:

- Tạ ơn ông chỉ thị.

Hỏi:

- Thế nào là chỉ ý Tổ sư từ Tây lại?

Sư nói:

- Quái trách lão tăng chỗ nào?

Noi:

- Kẻ học này không hiểu, thỉnh sư phương tiện.

Sư nói:

- Há vừa rồi chẳng phải là hỏi chỉ ý Tổ sư từ Tây lại đó sao?

 

 

THIỀN SƯ ĐẠO ĐOAN

Viện Quang Hiếu Lâm An Hàng Châu

Pháp Tự Đời Thứ Mười Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Thanh Tùng Chùa Linh Ẩn

 

Tăng hỏi:

- Thế nào là Phật?

Sư nói:

- Hãy hỏi lớn tiếng đi.

Tăng hỏi:

- Há đó là đúng rồi chăng?

Sư nói;

- Chớ có dính dáng.

Về sau, sư trụ chùa Linh Ẩn và thị diệt nơi đó.

 

 

THIỀN SƯ NGỘ NINH

Viện Bảo Thanh Tây Sơn Hàng Châu

Pháp Tự Đời Thứ Mười Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Thanh Tùng Chùa Linh Ẩn

 

Buổi ban sơ khai đường, sư bước lên tòa, có hai ông tăng lễ bái một lượt. Sư nói:

- Cả hai người đều lầm lẫn.

Tăng nghĩ định mở lời hỏi, sư liền xuống tòa.

 

 

THIỀN SƯ BIỆN LONG

Chùa Ung Hy Chi Đề Phước Châu

Pháp Tự Đời Thứ Mười Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Thanh Tùng Chùa Linh Ẩn

 

Sư người Minh Châu, y theo Thiền sư Liễu Ngộ chùa Linh Ẩn mà xuất gia, rồi đó thọ tâm ấn.

Sư thượng đường nói:

- Thật tướng rờ rỡ, chèn lấp hư không. Thể kim cương chẳng thể phá hoại. Đại chúng có thấy hay là không thấy? Nếu mà nói thấy thì thể của thật tướng vốn chẳng phải xanh vàng, đỏ trắng, dài ngắn, vuông tròn. Lại chẳng phải là pháp của kiến văn giác tri thì làm sao mà nói đạo lý của thấy? Nếu nói không thấy thì làm sao lại nói thật tướng rờ rỡ chèn lắp hư không? Làm sao mà lại không thấy?

Tăng hỏi:

- Thế nào là một con đường hướng thượng?

Sư nói:

- Dưới chân đó.

Nói:

- Như thế thì thường hay giẫm đạp.

Sư nói:

- Đừng có nhận lầm.

Hỏi:

- Thế nào là thân kiên mật?

Sư nói:

- Trần truồng trùi trụi.

Nói:

- Nếu thế thì không mật rồi.

Sư nói:

- Thấy cái gì?

 

 

THIỀN SƯ HY VIÊN

Viện Thoại Long Hàng Châu

Pháp Tự Đời Thứ Mười Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Thanh Tùng Chùa Linh Ẩn

 

Tăng hỏi:

- Thế nào là thói nhà của Hòa thượng?

Sư nói:

- Đặc tạ xà-lê hỏi han.

Nói:

- Hỏi han thì chẳng không, nhưng thói nhà là thế nào?

Sư nói:

- Gã ngủ gục!

 

 

THIỀN SƯ NGHĨA NĂNG

Trụ Thế Đời Thứ 9 Núi Vân Cư Hồng Châu

Pháp Tự Đời Thứ Mười Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Hành Ngôn Báo Từ Kim Lăng

 

Sư thượng đường nói:

- Không cần thượng lại, trong pháp đường Thánh tăng Kiều Trần Như vì các thượng tọa mà chuyển pháp luân đệ nhất nghĩa được chăng? Nếu tự tin được, mạnh ai nấy quay về tăng đường mà tham thủ.

Sau khi sư bước xuống pháp đường, bỗng hỏi một ông tăng:

- Như sơn tăng ta mới vừa rồi bảo thượng tọa tham thủ Thánh tăng. Thánh tăng có nói gì không?

Chú: ‘Thánh tăng’ cũng còn gọi là Thượng tăng, nguyên chỉ vị tăng nhân khai ngộ đức cao, trọng vọng, nhưng về sau thì chỉ tượng Thánh tăng đặt ở thượng tòa nơi trai đường. Các tự viện Nguyên Thỉ thì đặt tượng Tân Đầu Lô, còn tự viện các chùa Đại thừa thì đặt tượng Văn Thù. Các chùa của Thiền tông thì đặt tượng của Bồ-tát Văn Thù tại tăng đường’ hoặc tượng Bồ-tát Quán Âm, hoặc Tân đầu Lô hoặc Kiều Trần Như. Không Sanh, Đại Ca Diếp hoặc Bố đại Hòa thượng.

Tăng nói:

- Đặc tạ Hòa thượng tái cử thuật!

Tăng hỏi:

- Thế nào là Phật?

Sư nói:

- Tâm ấy là Phật?

Nói:

- Kẻ học này không lãnh hội, thỉnh sư phương tiện!

Sư nói:

- Lấy phương tiện gọi là Phật. Hãy hồi quang phản chiếu xem thân tâm mình là vật gì?

 

 

THIỀN SƯ ĐẠO TẾ

Trụ Thế Đời Thứ 11 Núi Vân Cư Hồng Châu

Pháp Tự Đời Thứ Mười Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Thái Khâm Thanh Lương Kim Lăng

 

Sư người Hồng Châu, họ Kim, lễ Thiền sư Minh Chiếu núi Bách Trượng mà được độ. Sau đó, sư đi khắp các Thiền hội, lòng học hỏi chưa ngưng dứt. Sau đó, sư gặp Thiền sư Pháp Đăng cơ duyên khế ngộ.

Lúc Pháp Đăng (Thái Khâm) trụ trì viện Thượng Lam, sư chủ quản kinh tạng trong viện. Có một hôm, sư đứng hầu một bên,

Pháp Đăng hỏi:

- Này tạng chủ! Ta có một tắc ứng đối thoại đề liên quan đến chỉ ý Tổ sư từ Tây lại, ông lãnh hội thế nào?

Sư đáp:

- Không Đông, không Tây.

Pháp Đăng nói:

- Chẳng dính dáng gì cả (Một giao thiệp).

Sư hỏi:

- Con thì lãnh hội như thế, chẳng hiểu Hòa thượng lãnh hội thế nào?

Pháp Đăng nói:

- Nhà ai cũng có con cháu.

Sư tức khắc lãnh hội chỉ ý trong đó.

Ban sơ, sư trụ viện Đông Thiền ở Quân Châu, có ông tăng hỏi:

- Thế nào là Phật?

Sư hỏi lại:

- Vậy chứ ông là ai đó?

Hỏi:

- Gai góc trong rừng không lối ra. Thỉnh sư phương tiện mở lối đường.

Sư hỏi:

- Ông nghĩ định đi về đâu?

Tăng nói;

- Tựa hồ không đến đó.

Sư nói:

- Lời nói tầm ruồng.

Hỏi:

- Chẳng khỏi luân hồi mà cũng chẳng cần giải thoát thì thế nào?

Sư nói:

- Có từng hỏi qua Kiến Sơn chưa?

Nói:

- Kẻ học này không lãnh hội, thỉnh sư phương tiện.

Sư nói:

- Tha cho ông 30 gậy.

Hỏi:

- Thế nào là tam Bảo?

Sư nói:

- Ông là bảo gì?

Nói:

- Thế nào?

Sư nói:

- Đất gỗ ngói gạch.

Kế đó, sư trụ viện Song Lâm Hồng Châu. Sau cùng, trụ núi Vân Cư. Sư ba nơi thuyết pháp, trước tác ngữ yếu, sưu huyền niêm cổ, đại biệt ngữ, tập thành thịnh hành các nơi.

Tháng 9 năm Đinh Dậu nhằm năm thứ ba niên hiệu Chí Đạo, sư nhuốm bệnh. Giờ Thân ngày thứ tám, lệnh bảo dộng chuông tập hợp chúng. Duy-na bạch rằng:

- Chúng đã tập hợp đầy đủ.

Sư nói:

- Lão tăng ba nơi trụ trì hơn 30 năm. Anh em mười phương tụ tập bàn nói đạo pháp. Nhờ các chủ sự, đầu thủ tận tâm tán trợ. Lão tăng hôm nay lửa gió tương bức, riêng cùng các người gặp nhau. Chư nhân có thấy không? Nếu hôm nay mà thấy, ấy là phưong tiện cuối cùng. Mọi người hướng về đâu mà thấy? Hãy hướng về chỗ bốn đại, năm ấm mà thấy, chỗ lục nhập, thập nhị xứ mà thấy. Trong đây nếu thấy thì có thể cho rằng núi Vân Cư trong 20 năm sau kẻ hậu học có chỗ nhờ cậy. Sau khi ta đi rồi, sơn môn đại chúng trao lại cho Khế Hoài khai đường trụ trì. Phàm công việc nên cần mẫn mà làm, mọi người phần ai cũng đều nên nỗ lực. Tạm biệt!

Mọi người vừa tan ra thì sư nằm về hướng Tây mà qua đời, thọ 69 tuổi, thọ lạp 48. Nay tháp còn tại bổn sơn.

 

 

THIỀN SƯ ĐẠO KIÊN

Chùa Thê Hiền Lô Sơn

Pháp Tự Đời Thứ Mười Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Thanh Tùng Chùa Linh Ẩn Hàng Châu

 

Có vị quan nhân hỏi:

- Mỗ giáp đây lúc chiếm Kim Lăng, bày binh bố trận giết người vô số thì có tội không vậy?

Sư nói:

- Lão tăng chỉ cần xem.

Hỏi:

- Thế nào là chỉ ý Tổ sư từ Tây lại?

Sư nói:

- Biển cả không gió mà sóng dậy.

Hỏi:

- Thế nào là cảnh của Thê Hiền?

Sư nói:

- Thê Hiền có cảnh gì đâu?

 

 

THIỀN SƯ TUỆ THÀNH

Trụ Thế Đời Thứ 14 Chùa Qui Tông Lô Sơn

Pháp Tự Đời Thứ Mười Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Pháp An Viện Báo Ân Kim Lăng

 

Sư người Dương Châu, họ Thôi. Tuổi nhỏ đã xuất gia thọ giới cụ túc tại viện Minh Thủy Phủ Châu, đi du phương duyên khế hợp với Thiền sư Tuệ Tế, mật thừa tâm ấn, cất am ở ngọn Kim Phong Lô Sơn mà ở. Tháng đầu mùa hạ năm thứ tư niên hiệu Thuần Hóa Hòa thượng Nhu của Qui Tông qui tịch, quan Quận thú cùng với đồ chúng của sơn môn nhiều phen thỉnh sứ khai pháp trụ trì.

Ban sơ, sư thượng đường, chưa bước lên tòa nói với chúng rằng:

- Trời, Người đắc đạo, lấy đó làm chứng minh. Như thế liền tan ra, đã là che khấp. Còn như chưa hiểu thì sẽ phu diễn lại.

Nói xong mới lên tòa.

Tăng hỏi:

- Quan Quận thú dự tiệc pháp, thỉnh sư diễn pháp.

Sư nói:

- Ta không bằng ông.

Hỏi:

- Thế nào là Phật?

Sư nói:

- Thế nào là chẳng phải?

Hỏi:

- Thế nào là chỉ ý Tổ sư từ Tây lại?

Sư nói:

- Không biết.

Sư lại nói:

- Hỏi han thôi hãy dừng lại, vì chư thượng tọa có hỏi đến cùng kiếp, hỏi cũng chẳng tới đâu cả. Sơn tăng ta có đáp đến cùng kiếp đáp cũng không trọn được. Tại sao vậy? Bởi vì chư thượng tọa đều có bổn phần sự, tròn đầy mười phương, trải khắp xưa nay, cho đến chư Phật cũng không dám lầm lẫn chư thượng tọa, ấy là đính tộc, chỉ trợ phát chư thương tọa. Cho nên mới nói: ‘Mười phương, pháp giới chư hữu tình, niệm niệm để chứng quả thiện thệ’. Họ đã trượng phu thì mình cũng thế, sao lại coi nhẹ mình mà tự thoái lui, rụt rè. Chư thượng tọa! Không nên tháo lui, rụt rè, tín thủ mà thôi. Tổ sư từ Tây lại chỉ nói kiến tánh thành Phật. Kỳ dư các điều ngài nói đều không bì được câu nói ấy, rốt lại có phương tiện kỳ đặc cử thuật lại cho các ông, hãy ký thủ rõ rành, đến các nơi khác chớ lầm cử thuật lại. Đứng đã lâu, tạm biệt!

***

Ngày khác, sư thượng đường, tăng hỏi:

- Chỗ không thông gió, làm sao mà qua được?

Sư nói:

- Ông từ đâu tới vậy?

Tăng cử thuật chuyện Nam Tuyền rằng: ‘Bình đồng là cảnh, bên trong bình có nước. Không được động tới cảnh, hãy đem nước lại cho lão tăng’. Đặng Ẩn Phong bèn đưa bình lên trút nước. Nam Tuyền bèn thôi.

Sư nói:

- Đặng Ẩn Phong thật kỳ quái, trút nước loạn xị như thế.

Sư tiếp nhận Qui Tông trong 14 năm, thường tựu đồ hơn 500 người.

Ngày 18 tháng 3 năm Cảnh Đức thứ tư, sư thượng đường từ biệt chúng, an nhiên mà qua đời (1), thọ 67 tuổi, thọ lạp 52, toàn thân nhập tháp ở bổn sơn.

Chú: Chi tiết này e bản khắc có chỗ lầm lẫn chăng? Vì Đạo Nguyên dâng sách này, nguyên có tên là ‘Phật Tổ Đồng Tham Tập’ lên vua Tống Chân Tông vào năm đầu niên hiệu Cảnh Đức (1004) và được nhóm ông Dương Ức nhuận sắc lại trong một năm là xong thì nhất định trong nội dung sách không thể chép chuyện xảy ra vào năm Cảnh Đức thứ tư (1007) được. Hoặc giả vì sách này được trùng san hai lần: Lần thứ nhất vào năm 1134, tức năm thứ tư đời Thiệu Hưng Nam Tống bởi Tư Giám và lần thứ hai vào năm 1316, tức năm thứ ba Diên Hựu đời Nguyên bởi Hy Vị, nên bị các nhà trùng san sửa chữa lại chăng? Xin chờ chỉ giáo!

 

 

THIỀN SƯ BIỆN THẬT

Trụ Thế Đời Thứ Hai Viện Trường An Lô Sơn

Pháp Tự Đời Thứ Mười Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Diên Qui Trường An Lô Châu

 

Tăng hỏi:

- Thế nào là chỉ ý Tổ sư từ Tây lại?

Sư đáp:

- Ngọn núi linh Thiếu Thất ở trên chín tầng mây.

 

 

THIỀN SƯ DỤNG THANH

Chùa Hải Hội Núi Vân Cái Đàm Châu

Pháp Tự Đời Thứ Mười Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Diên Qui Trường An Lô Châu

 

Sư người Hà Châu, họ Triệu, xuất gia tại bổn châu, quyết chí cầu pháp, lặn lội xa xôi tham yết Trường An, tiềm khế Tông chỉ.

Ban sơ, sư trụ núi Đông Bình Thiều Châu. Năm thứ hai niên hiệu Thuần Hóa, quan Tri Châu Đàm Châu Trương Mậu Tông thỉnh sư cư núi Vân Cái làm trụ thế đời thứ sáu.

Tăng hỏi:

- Có một người ở dưới đáy giếng sâu muôn trượng, làm sao đem y lên được?

Sư nói:

- Cũng mừng là được gặp nhau.

Nói:

- Nếu thế thì xuyên mây, soi thấu trăng rồi.

Sư nói:

- Chuyện trên tầng Trời ba mươi ba thì thế nào?

Tăng không lời đối đáp.

Tăng hỏi:

- Thế nào là cảnh của Vân Cái?

Sư đáp:

- Ngoài cổng giếng Tam Tuyền.

Hỏi:

- Thế nào là người trong cảnh?

Sư nói:

- Trẻ nhỏ làm con.

Sư có bài tụng thị chúng rằng:

Nguyên văn:      

雲 蓋 鎖 口 訣

擬 議 皆 腦 裂

拍 手 趁 玄 空

雲 路 西 山 月

Phiên âm:

Vân Cái tỏa khẩu quyết

Nghĩ nghị giai não liệt

Phách thủ sấn huyền không

Vân lộ Tây sơn nguyệt

Tạm dịch:

Vân Cái khóa khẩu quyết

Nghĩ ngợi não lên cơn

Vỗ tay huyền không vượt

Mây lộ trăng Tây sơn

Tăng hỏi:

- Thế nào là Vân Cái tỏa khẩu quyết?

Sư nói:

- Trải khắp trời đất.

Tăng nói:

- Nếu thế thì người đá gật đầu, cây lộ trụ vỗ tay.

Sư nói:

- Một bình tịnh thủy, một lò hương.

Tăng nói:

- Đó cũng vẫn là con ễnh ương dưới đáy giếng.

Sư nói:

- Lao phiền mọi người.

Sư thường ăn uống điều độ, theo chúng hai buổi chìa bát mà thôi. Suốt tháng rộng, năm dài, chẳng bao giờ mặc lụa là, ăn món ngon vật lạ, chẳng nề hà làm lụng công việc, có ai thưa thỉnh là khai mở cho đầy đủ mà không bao giờ câu chấp.

Ngày mùng 2 tháng 4 năm thứ hai niên hiệu Chí Đạo, sư nhuốm bệnh mà qua đời. Hỏa thiêu, xây tháp tại bổn sơn.

 

 

THIỀN SƯ PHÁP TỀ

Trụ Thế Đời Thứ Hai Trường Thọ

Pháp Tự Đời Thứ 11 Của Thanh Nguyên Hành Tư

Pháp Tự Của Bằng Ngạn Viện Trường Thọ Tô Châu

 

Sư người Vụ Châu, họ Đinh. Ban đầu, sư giảng hai bộ luận Bách Pháp và Nhân Minh. Sau đó, sư ngưng giảng, đi du phương, thọ tâm ấn nơi đại sư Quảng Pháp.

Năm Kiến Long thứ hai, Quảng Pháp qui tịch, trao lại cho sư trụ trì. Quan Tiết độ sứ Tiền Nhân Phụng lễ trọng, thỉnh sư cử dương chân yếu. Có tọa chủ Bách Pháp hỏi:

- Linh công thỉnh mệnh, bốn chúng tụ tập, hướng thượng Tông thừa, thỉnh sư cử xướng.

Sư nói:

- Bách Pháp minh môn luận.

Hỏi:

- Rốt lại là thế nào?

Sư nói:

- Nhất thiết pháp vô ngã.

Hỏi:

- Lão mẫu ở phía Đông thành cùng Phật sanh ra, thế tại sao lại không thấy Phật?

Sư nói:

- Không thấy là đạo đấy.

Nói:

- Nếu thế là thấy rồi đấy.

Sư nói:

- Lão mẫu ở phía Đông thành cùng Phật đồng sanh.

Sư năm Mậu Dần, nhằm năm thứ ba niên hiệu Thái Bình Hưng Quốc bỏ chúng tại bổn viện, xây một phòng riêng yên cư. Năm Hàm Bình thứ ba, ngày 11 tháng Chạp năm Canh Tý thị diệt, thọ 89 tuổi, thọ lạp 72.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com