- Mười Điều Hạnh Phúc Của Tôi (audio và pdf)
- Giáo Dục Là Gì ? (bài viết của HT Thích Như Điển)
- Cõi Nhân Sinh (bài viết của HT Thích Như Điển)
- Chiếc Lá Lìa Cành
- Những chiếc lá Bàng ngày ấy
- Trọn Một Giấc Mơ
- Hạnh Khất Thực (Thích Như Điển)
- Vai trò của người Tăng Sĩ đối với vấn đề tổ chức
- Phước Báo Thế Gian và Phước Điền Tam Bảo
- Vô thường lão bệnh, Bất dữ nhơn kỳ ... (bài viết của HT.Thích Như Điển, do Phật tử Diệu Danh đọc)
- Những Tháng Ngày Mầu Nhiệm (Bài viết của HT Thích Như Điển; Diễn đọc: Phật tử Diệu Danh ; Lồng nhạc: Phật tử Quảng Phước)
- Những người Đức tốt bụng (bài viết của HT Thích Như Điển, diễn đọc: Phật tử Diệu Danh)
- Sự Thăng Hoa của Phật Giáo Đại Thừa (Bài viết của HT. Thích Như Điển, Giọng đọc: CS Diệu Danh)
- Nhìn về tương lai (Bài viết của HT Thích Như Điển, Giọng đọc: Cư Sĩ Diệu Danh, Lồng nhạc: Cư Sĩ Quảng Phước)
- Tại Sao Người Việt Nam Bỏ Nước Ra Đi (Bài viết của HT Thích Như Điển, Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh)
- Một đóa Tường Vân (Viết để tán dương 30 năm PGVN tại Úc)
- Giọt sương mai (Bài viết về Phật Giáo Âu Châu của HT Thích Như Điển)
- Liếp cải vườn chùa (bài viết của HT Thích Như Điển, do Phật tử Diệu Danh diễn đọc)
- Ba thế hệ đậu Tiến Sĩ (bài viết của HT Thích Như Điển, do Phật tử Diệu Danh diễn đọc)
- Đức Chúng Như Hải (bài viết của HT Thích Như Điển, do Phật tử Diệu Danh diễn đọc)
- Đạo Từ của HT Thích Như Điển gởi đến toàn thể quý Huynh Trưởng Gia Đình Phật tử VN Thế Giới (do Phật tử Diệu Danh diễn đọc Lồng nhạc: Phật tử Quảng Phước)
- Đã một lần như thế (bài của HT Thích Như Điển, do Phật tử Diệu Danh diễn đọc, Phật tử Quảng Phước lồng nhạc)
- Hồi tưởng về Giáo Sư Vũ Ký (bài của HT Thích Như Điển, do Phật tử Diệu Danh diễn đọc, Phật tử Quảng Phước lồng nhạc)
- Những đoản văn viết trong 25 năm qua (bài của HT Thích Như Điển, do Phật tử Diệu Danh diễn đọc)
- Đọc sách " Chớ Quên Mình Là Nước" của Nguyên Đạo Văn Công Tuấn (bài giới thiệu của HT Thích Như Điển)
- Kiến Pháp Tràng ư xứ xứ
- Lời đầu tái bản năm 2020 của quyển Thiền Môn Nhật Tụng
- Truy Tán Chư Lịch Đại Tổ Sư (Bài viết của HT Thích Như Điển, Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh, Lồng nhạc: Cư Sĩ Quảng Phước)
- Gia Đình Phật Tử Pháp Quang - Chu Niên lần thứ 30
- Giới thiệu quyển sách”Trái đất và sự sống”của Đạo Hữu Đức Hạnh Lê Bảo Kỳ
- Những Kỷ Niệm Hiện Về ( Năm 1977 khi tôi từ Nhật Bản sang Đức xin tỵ nạn vì lý do Tôn Giáo thì bao nhiêu chương trình cũng như công việc luôn được thực hiện ở những năm sau đó. Nhất là khi đã có giấy tờ tỵ nạn chính thức rồi thì tôi lại có nhiều cơ hội để đi đây đi đó, nhằm giúp đỡ đồng bào của mình, giống như khi chúng tôi còn là những Tăng Ni sinh đã du học tại Nhật Bản từ trước năm 1975.)
- Lời Giới Thiệu Kinh Pháp Cú Theo thể thơ lục bát do Đạo Hữu Nhuận Tâm Nguyễn Kim Cương thi hóa (của HT Thích Như Điển)
- Hoa Vẫn Nở (Viết để tặng Gia Đình Phật Tử Pháp Quang-Hamburg nhân kỷ niệm 30 năm thành lập)
- Vai trò của chư Ni Việt Nam tại Hải Ngoại ngày nay Thích Như Điển
Bài viết: HT Thích Như Điển
Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh
Lồng nhạc: Cư Sĩ Quảng Phước
Đây là quyển Kinh căn bản của các chùa tại Việt Nam vẫn xử dụng hằng ngày trong hai thời khóa tụng công phu khuya và công phu chiều. Ngoài ra những Kinh khác như: Dược Sư, Vu Lan, Báo Ân Phụ Mẫu, Kinh Kim Cang và những bài Sám Nguyện v.v… thì được cho in sau nầy để tiện việc trì tụng. Khi ra ngoại quốc, các chùa Việt Nam vẫn hành trì theo phương pháp cổ điển Hán Việt nầy; nhưng vì một số Phật Tử Việt Nam không rõ các từ Hán Việt lắm; nên năm 1998 chúng tôi bắt đầu cho in hai ngôn ngữ Việt-Đức đi kèm ở phía sau quyển Kinh. Từ đó đến nay đã có những phát triển như sau:
-
Bản Hán Việt mà chúng ta vẫn thường trì tụng phần lớn được dịch từ bản Hán Cổ của Ngài Hòa
Thượng Xingci người Trung Hoa soạn và chư Tôn Đức Việt Nam chúng ta dịch ra Hán Việt chắc cũng trên dưới 200 năm rồi.
-
Bản chữ Đức do Tiến Sĩ Markus Guenzel lúc làm luận án Tiến Sĩ tại Đại Học Goettingen, Tiến Sĩ đã
dịch thẳng từ bản Hán Cổ nầy sang Đức ngữ và cho phép chùa Viên Giác tại Hannover xuất bản từ năm 1998.
-
Bản tiếng Anh do Sư Cô người Đức, Pháp Danh là Ani Jinpa Lhamo(Edith C. Watts) dịch thẳng từ
chữ Đức và được xuất bản chung với tiếng Đức cùng tiếng Hán Việt vào năm 2015
-
Bản hoàn toàn bằng tiếng Việt do cố Hòa Thượng Thích Thiện Thanh Viện Chủ chùa Phật Tổ tại
Long Beach, California, USA dịch từ chữ Hán sang Việt Ngữ(bản bằng điện tử có đăng trên trang nhà viengiac.de với tiêu đề là: Thiền Môn Nhật Tụng nhiều ngôn ngữ).
-
Bản Hán Cổ do tài liệu từ Vạn Phật Thánh Thành ở gần San Jose, USA cung cấp và Đại Đức Thích
Hạnh Bổn, đệ tam Trụ Trì Tổ Đình Viên Giác cho vào bản điện tử trên trang nhà viengiac.de.
-
Bản tiếng Phạn(Sanscrit)trích từ thời công phu khuya của Tu Viện Vô Lượng Thọ nơi Thượng Tọa
Thích Hạnh Tấn Trụ Trì tại Schmiedeberg.(Bản điện tử)
-
Bản tiếng Nga do Phật Tử Thiện Duyên người Nga nhờ người dịch thẳng từ tiếng Đức sang tiếng
Nga(bản điện tử)
-
Bản tiếng Pháp do Sư Cô Thích Nữ Đàm Như, chùa Kim Quang tại Paris, Pháp Quốc dịch từ tiếng
Hán Việt và Anh ngữ sang Pháp ngữ(bản điện tử)
-
Bản tiếng Ý do hai Đại Đức người Ý, Pháp Danh là Tairi cùng Seiun dịch ra tiếng Ý từ tiếng Anh tại
Tu Viện Viên Đức Ravensburg năm 2017.(bản điện tử)
-
Bản tiếng Na Uy do Thượng Tọa Thích Viên Giác tức nhạc sĩ Phi Long, Trụ Trì chùa Đôn Hậu Na
Uy dịch từ tiếng Anh và Hán Việt sang tiếng Na Uy đang trên đà hoàn thiện(bản điện tử).
Như vậy hiện tại Phật Giáo Việt Nam của chúng ta đã có được 10 ngôn ngữ của quyển Thiền Môn Nhật Tụng nầy. Do vậy những thế hệ đi sau, con em của Quý Vị sẽ có cơ hội tiếp xúc cũng như trì tụng Kinh nầy trực tiếp bằng những ngôn ngữ địa phương trên thì sẽ thâm nhập được Kinh Tạng một cách dễ dàng. Riêng bản tiếng Nga và tiếng Ý thì đã được các chùa tại Nga và Ý in thành Kinh tụng hằng ngày. Quý Vị nào muốn có những bản Kinh văn trên thì xin liên lạc với các chùa sở tại thì sẽ được cung cấp.
Chúng tôi cũng xin niệm ân các dịch giả đã dày công nghiên cứu, tra tìm những ngữ nghĩa thích hợp để dịch Kinh Văn nầy mà không nhận một thù lao nào cả. Ngoài ra năm nay 2020 chùa Viên Giác tại Hannover tái bản(không biết là lần thứ mấy) cũng đã được các Phật Tử xa gần góp phần ấn tống; nên bản Kinh nầy mới được ra mắt với Quý Vị. Xin nguyện cầu phước báu nầy luôn còn tồn tại nơi thế gian nầy và kính chúc bửu quyến của Quý Vị luôn được vạn sự an lành.
Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát tác đại chứng minh
Tổ Đình Viên Giác Hannover ngày 14 tháng 4 năm 2020. Hòa Thượng Phương Trượng Thích Như Điển kính ghi lời tựa.