Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lý Tưởng của người Bồ-tát

24/03/202015:02(Xem: 5263)
Lý Tưởng của người Bồ-tát

bo tat quan am

Lý Tưởng của người Bồ-tát

The Bodhisattva Ideal

***

Urgyen Sangharakshita

Hoang Phong chuyển ngữ

 

 

Lời giới thiệu của người chuyển ngữ:

 

            Trước khi phân tích và đi sâu vào chủ đề "Lý tưởng của người bồ-tát", thiết nghĩ chúng ta cũng nên tìm hiểu xem Phật giáo là gì, có phải là một tôn giáo hay không? Chữ "tôn giáo" (religion) là một thuật ngữ của người Tây phương, xoay quanh ý niệm về một Vị Trời Sáng Tạo ra thế giới và cả con người. Do đó con người phải chấp thủ quy luật do vị Sáng Tạo an bài, và điều đó cũng có nghĩa là nếu muốn được "cứu rỗi" thì phải chấp hành các phán lệnh của Vị ấy.  Dhamma - tiếng Phạn là Dharma - hay Đạo Pháp do Đức Phật đưa ra hoàn toàn ngược hẳn với ý niệm đó. Dhamma là cách hướng vào bên trong con người của mình để tìm hiểu các nguyên nhân quá khứ và cả trong hiện tại đưa đến sự hiện hữu của chúng ta ngay trong lúc này, và chính sự hiện hữu đó cũng luôn ở trong tình trạng chuyển động và đổi thay, bằng cách liên kết và tương tác với vô số các điều kiện khác trong thiên nhiên và vũ trụ. Tu tập Phật giáo là tìm hiểu các nguyên nhân nào đã tạo ra sự hiện hữu trói buộc đó của mình để hóa giải chúng, giúp mình thoát ra khỏi sự chuyển động mang tính cách tương tác và lệ thuộc đó của chính mình. 

 

            Như vậy thì Dhamma của Đức Phật không phải là một "tôn giáo" theo cách hiểu của người Tây phương. Thế nhưng dưới một khía cạnh nào đó thì Phật giáo cũng rõ ràng là một tôn giáo, cũng có chùa chiền, lễ lạc, tượng ảnh, bông hoa, cờ xí. Ngoài các hình thức sinh hoạt phụ thuộc và phiến diện đó, người tu hành hoặc bất cứ ai bước theo con đường do Đức Phật vạch ra cũng cần phải có "đức tin" bên trong nội tâm mình, thế nhưng "đức tin" đó là một sự "tin tưởng", một sự "vững tin", căn cứ vào các chứng nghiệm về hiện thực, dựa vào các cảm nhận thực nghiệm, hợp lý, sắc bén và sâu xa của lý trí. Tất cả các thứ ấy, từ chùa chiền, lễ lạc đến "đức tin" là các phương tiện "thiện xảo" giúp chúng ta đến gần với Dhamma của Đức Phật, một "Giáo Lý" hình thành trong một khung cảnh yên lặng của một khu rừng hoang vắng,

 

            Quyển sách Lý tưởng của nguời bồ-tát - The Bodhisattva Ideal - của nhà sư Urgyen Sangharakshita sẽ đưa chúng ta vào một thế giới có phần "nhộn nhịp" hơn so với khu rừng "yên lặng" đó. Thế nhưng cái thế giới đầy màu sắc đó cũng vô cùng sâu sắc và phong phú. Cái thế giới mở rộng đó đã khoác lên thêm cho Dhamma của Đức Phật một chiếc áo cà-sa mới là Mahayana (Đại thừa). Chiếc áo này thật rộng thế nhưng cũng rất đa dạng và phức tạp. Sự đa dạng và phức tạp đó đôi khi khiến chúng ta hoang mang, không biết là mình phải bước theo con đường nào. Đức Đạt-lai Lạt-ma thường cảnh giác chúng ta là nếu muốn bước theo con đường Đại Thừa một cách đúng đắn, thì trước hết phải thấu triệt Phật giáo Tiểu thừa, đại diện ngày nay là Phật giáo Theravada. Nhà sư Urgyen Sangharakshita qua quyển sách này sẽ góp phần giúp chúng ta tìm hiểu cốt lõi của Đại thừa là gì hầu giúp chúng ta bước theo con đường đó một cách nghiêm chỉnh và đúng đắn hơn.

 

            Urgyen Sangharakshita (1925-2018) là một nhà sư người Anh, xuất gia năm 18 tuổi và tu tập theo Phật giáo Theravada, thế nhưng sau 20 năm lưu ngụ tại Ấn-độ và các nước khác như Tích Lan và Singapore, và từng được dịp học hỏi với nhiều nhà sư Tây Tạng nổi tiếng thì ông đã bước theo con đường Đại thừa. Nhiều người xem ông là một trong số các nhà sư uyên bác nhất của thế kỷ XX.

 

            Quyển sách của ông nêu lên ba chủ đề lớn: trước hết là sự hình thành của "bồ-đề tâm" (bodhicitta) hay "Tinh thần giác ngộ" của người bồ-tát, và đó cũng là điểm "then chốt" nhất của toàn thể Đại thừa; sau đó là phần bình giải về tập luận nổi tiếng của nhà sư người Ấn thế kỷ thứ VIII là Santideva (Tịch Thiên), tập luận mang tựa là Bodhicaryavatara ("Con đường đưa đến Giác Ngộ", kinh sách Hán ngữ gọi là "Bồ-đề hành luận"); và sau cùng trong phần thứ ba, nhà sư Sangharakshita sẽ giải thích thế nào là lý tưởng của người bồ-tát và đồng hóa lý tưởng đó với điểm tiến hóa tột đỉnh của tri thức, trên phương diện cá nhân cũng như toàn thể nhân loại.  

 

            Quyển sách của ông được nhà xuất bản Windhorse ấn hành lần đầu năm 1999, sau đó đã được tái bản nhiều lần, ấn bản mới nhất là năm 2019 với hơn 700 trang. Độc giả cũng có thể xem bản dịch tiếng Pháp của quyển sách này trên trang mạng của Trung tâm Phật giáo Triratna Paris (Centre bouddhiste Triratna de Paris). Sách gồm tám chương, mỗi chương gồm nhiều phân đoạn. Mỗi phân đoạn nêu lên một chủ đề với đầy đủ ý nghĩa của nó, vì thế trong bản chuyển ngữ tiếng Việt dưới đây xin đề nghị gọi các phân đoạn này là các "bài giảng", gồm tất cả 56 bài đánh số theo thứ tự để dễ tìm khi cần xem lại. Dưới đây là tám chương trong sách và số bài trong mỗi chương:

 

                 I.     Lý tưởng của người bồ-tát - Nguồn gốc và sự hình thành (9 bài)

                II.    Sự bừng tỉnh của con tim giác-ngộ (6 bài)

               III.    Lời nguyện của người bồ-tát (6 bài)

              IV.     Lòng vị tha và chủ trương cá nhân trong cuộc sống tâm linh (8 bài)

               V.     Nam tính và nữ tính trong cuộc sống tâm linh (7 bài)

              VI.     Trước ngưỡng cửa của sự giác ngộ (7 bài)

             VII.    Các cấp bậc của người bồ-tát (6 bài)

            VIII.    Đức Phật và người bồ-tát - vĩnh cửu và thời gian (7 bài)

 


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/09/2024(Xem: 762)
Mời người về đây tu viện Quảng Đức Xứ Úc hiền hòa Thầy đã dựng xây Mái ấm tâm linh, chở che người con xa xứ Bao bàn tay Phật tử cùng chung xây dựng Quảng Đức, trái tim người bất diệt!
02/09/2024(Xem: 747)
Có một câu danh ngôn nổi tiếng của John Milton trong tác phẩm *Paradise Lost* (Thiên Đường Đã Mất) nói về khái niệm thiên đường và địa ngục trong tâm trí con người: “The mind is its own place, and in itself can make a heaven of hell, a hell of heaven."* Tạm dịch:”Tâm trí là nơi của chính nó, và tự nó có thể biến thiên đường thành địa ngục, địa ngục thành thiên đường."* Câu này nhấn mạnh rằng chính tâm trí con người quyết định việc chúng ta sống trong hạnh phúc hay khổ đau, thiên đường hay địa ngục.
31/07/2024(Xem: 1261)
Quán Âm Bồ Tát Nhĩ căn viên thông Đại từ đại bi Diệu âm tự tánh
24/07/2024(Xem: 511)
Nam Mô Bồ Tát Quan Âm Chứng tri tứ chúng đồng tâm kính thành An vị Bồ Tát duyên lành Hương hoa bánh trái tịnh thanh cúng dường Kính mong Bồ tát tưởng thương Độ cho nhân loại bớt vương khổ nàn Lời kinh khấn nguyện vang vang Mười hai đại nguyện Quan Âm độ đời
24/07/2024(Xem: 1109)
Cách đây hơn 2 tuần vào đầu tháng 6 âm lịch, dù chỉ được chứng kiến lễ an vị tôn tượng đài Bồ Tát Quan Âm Lộ Thiên (cao 5 mét, chất liệu đá hoa cương nguyên khối)trong khuôn viên của Tu Viện Quảng Đức qua livestream và sau đó là hình ảnh được post lên và trong dịp này con được nghe TT Hoá Chủ Thích Nguyên Tạng giới thiệu 2 vị Phật Tử thuần thành cư trú tại Mỹ, cũng đang hiện diện trong buổi lễ trang trọng này và được biết quý Phật tử Huệ Đức và Thiện Trí đã phát tâm cúng dường tôn tượng Quan thế Âm Lộ ThIên đến TV Quảng Đức qua sự giới thiệu và khuyến khích của Ni Sư Thích Nữ Tâm Vân bào muội của HT Viện chủ .
20/04/2024(Xem: 2881)
Bồ Tát Quán Thế Âm Nghe tiếng kêu thống khổ Nhân loại đang lầm than Trong sầu đau phiền não. Thị hiện để cứu người Tùy căn duyên độ đời Không phân biệt phú quý Hay tay lấm chân bùn.
29/03/2024(Xem: 1859)
Cung kính dâng lời Khải bạch đến Bồ Tát Đẳng Giác (1) Khắp mười phương pháp giới có năng lực hiện thân Hàng phục tất cả ác thế gian bằng các việc khó làm Tuy mênh mông bát ngát, quy tụ vào thập quảng đại nguyện! (2)
14/03/2024(Xem: 6600)
Các vị La Hán chùa Tây Phương Tôi đến thăm về lòng vấn vương. Há chẳng phải đây là xứ Phật, Mà sao ai nấy mặt đau thương? Đây vị xương trần chân với tay Có chi thiêu đốt tấm thân gầy Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt Tự bấy ngồi y cho đến nay.
23/10/2023(Xem: 3107)
Lần đầu tiên, mạt nhân được biết tên tuổi của Ngài là vào năm 1986. Trong một lần đến chùa Dược Sư (quận Bình Thạnh) thỉnh kinh, lục lạo trong đống kinh sách cũ, vô tình mạt nhân tìm được cuốn A Di Đà Kinh Giảng Ký của pháp sư Thích Diễn Bồi. Giở xem thấy văn phong khá giản dị, đủ để một người vốn liếng chữ Hán nhấp nhem như mạt nhân khi đó hiểu được dễ dàng ý tác giả qua vài trang sách đầu tiên. Thế là với bản giảng kinh ấy, mạt nhân có dịp tập tành luyện đọc văn Bạch Thoại. Càng đọc càng thấy những lời giải thích của Ngài tuy giản dị, dễ hiểu, nhưng vẫn thâm trầm, hàm súc, có thể nói không quá đáng là lời giảng của Ngài rất lợi lạc cho mọi tầng lớp người đọc, nhất là hạng hành nhân sơ cơ. Từ nhân duyên đặc biệt ấy, mạt nhân tâm nguyện bất cứ khi nào mình có được một bản giảng kinh nào của Ngài, sẽ cố gắng dịch sang tiếng Việt.
01/08/2023(Xem: 2802)
Từ khi Trí tuệ nhân tạo xuất hiện AI, một trong những đề tài theo tôi xem qua nhận thấy được nhiều người tham vấn vẫn là Tôn giáo và Khoa học, nhất là câu hỏi “tín ngưỡng có thể làm giảm đi tính chất khoa học trong tôn giáo không “ khi mà Albert Einstein đã cho rằng : “Science without religion is lame, religion without science is blind” tam dịch “ Khoa học mà thiếu tôn giáo thì khập khiễng, tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com