Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài 46: Tam Bảo

12/09/202108:56(Xem: 2010)
Bài 46: Tam Bảo


buddha_120

Lý Tưởng của người Bồ-tát

The Bodhisattva Ideal

***

 

Chương VII

 

Tam Bảo

 

***

 

                        Bài 44 - Các cấp bậc của người bồ-tát

                        Bài 45 - Kalyana-mitra hay những người bạn tâm linh

                        Bài 46 - Tam bảo

                        Bài 47 - Bốn thể loại bồ-tát

                        Bài 48 - Người bồ-tát không bao giờ thoái lùi.

                        Bài 49 - Người bồ-tát với tư cách pháp thân.  

                       

 

Bài 46

 

Tam bảo

 

            (Tam bảo là một từ gốc tiếng Hán, nhưng đã trở thành quen thuộc trong Phật giáo Việt Nam, nghĩa từ chương là "Ba viên ngọc quý", tiếng Phạn là Triratna, tri có nghĩa là ba, ratna có nghĩa là vật quý giá, viên ngọc, hay kho tàng. Ba viên ngọc quý biểu trưng cho Đức Phật,  Dharma hay Giáo huấn của Ngài và Tập thể những người xuất gia cùng bước theo nền Giáo huấn đó, và họ được xem là những người có khả năng hướng dẫn kẻ khác.

                                         

             Tam bảo (Triratna) là nền tảng của toàn bộ Phật giáo. Trong kinh Mahaparinibbana Sutta / Đại bát Niết-bàn Kinh, cho biết Đức Phật trước khi tịch diệt có đưa ra một lời dặn dò như sau : "Ta nhắn bảo với tất cả là sau khi ta ra đi thì hãy xem Dhamma (Dharma) và tập thể các Đệ tử của ta là Thầy mình".  Đấy chính là cách mà Đức Phật thiết đặt nền móng cho toàn bộ Giáo lý của Ngài mà ngày nay chúng ta gọi là Đạo Phật. Dưới đây nhà sư Sangharakshita sẽ giải thích về ý nghĩa của Tam bảo theo truyền thống của Kim Cương thừa)

 

            Mỗi viên bảo châu đều biểu trưng cho một khía cạnh bí truyền (chữ bí truyền / esoteric ở đây có nghĩa là sự truyền thụ mang tính cách giới hạn. Phép truyền thụ đó diễn ra giữa một vị thầy và một hay vài đệ tử của vị thầy ấy, tất cả tùy theo khả năng, trình độ, xu hướng và cá tính của mỗi đệ tử. Xin lưu ý trong Kim cương thừa không có gì là bí mật cả. Chữ "Mật tông" là do người Trung quốc đặt ra để gọi một học phái ảnh hưởng bởi Kim Cương thừa, được hình thành dưới thời nhà Đường), khái niệm này vô cùng quan trọng trong Kim Cương thừa. Tinh cách bí truyền của khái niệm đó vô cùng thiết thực và hữu hiệu. Những người tu tập theo Kim Cương thừa cho rằng sự Giác ngộ của Đức Phật, Giáo lý về sự thật do Ngài khám phá và Tập thể các đệ tử đã đạt được giác ngộ, là ba viên bảo châu, và cả ba viên bảo châu đó đã được mọi người tôn kính từ những thời kỳ xa xưa suốt trên dòng lịch sử của Phật giáo. Nếu chúng ta không tạo dịp để tiếp xúc với Tam bảo thì chúng ta sẽ không thể nào tiếp nhận được ảnh hưởng trực tiếp của Tam bảo. Thế nhưng thật ra trên thực tế chính chúng ta phải tự mình khám phá ra ba viên bảo châu ấy cho mình. Vậy thì ba viên bảo châu ấy ở đâu để mà tìm kiếm?      

 

            Câu trả lời là theo Kim Cương thừa thì chúng ta phải xem người thuyết giảng Dharma, là vị guru của mình (guru là tiếng Phạn, có nghĩa là người giám hộ, người thầy hay người hướng dẫn tâm linh, đôi khi chữ guru cũng được dịch là "pháp sư"), chẳng hạn như trường hợp Đức Phật (là một vị Thầy), là vị biểu trưng cho sự Giác ngộ,  

 

            Cũng vậy, trong khi thiền định chúng ta cũng phải xem vị yidam - dưới hình thức một vị Phật hay một vị bồ-tát nào đó - là hiện thân của chính sự thật.

 

            (Yidam là tiếng Tây Tạng, tiếng Phạn là istadevada, ista có nghĩa là yêu quý, tôn kính, devada có nghĩa là thiên nhân hay đấng thiêng liêng. Yidam có thể là một vị Phật hay một vị đại bồ-tát nào đó làm đối tượng cho phép thiền định quán tưởng. Người hành thiền tự nhận diện mình xuyên qua vị thiêng liêng ấy để quán thấy Phật tính - buddhahood /buddhatva hay buddhabhava - của vị ấy để đồng hóa Phật tính của vị ấy với Phật tính của mình bên trong chính mình, hầu tạo ra một "hiện thực" chung. Sau đó thì người hành thiền sẽ phá vỡ cái "hiện thực" đó để quán thấy sự kiện đó cũng chỉ là một ảo giác mà thôi, không hề hàm chứa một sự hiện hữu tự tại nào cả, mà chỉ là một sự trống không. Tóm lại yidam không phải là một đấng thiêng liêng mang tính cách cụ thể nào cả mà chỉ đơn giản là một sức mạnh, một thể dạng biến hóa - còn gọi là "hóa thân" / emanation) - của tâm thức người hành thiền. Phép thiền định quán tưởng đó cần phải có một vị lạt-ma (vị thầy trong Phật giáo Tây Tạng) hướng dẫn)    

 

            Hình thức quy y Tam bảo mang tính cách bí truyền là một sự gia nhập với các vị dakini (là các vị nữ thần đã đạt được sự giác ngộ hoàn hảo, họ có thể hiển hiện dưới hinh thức nhân dạng hay bất cứ một thể dạng nào khác của sự giác ngộ), theo Kim Cương thừa thì chúng ta có thể tiếp xúc một cách cụ thể với các vị ấy.    

 

            Trong lãnh vực cá nhân (tức là đối với mỗi người tu tập) thì vị guru là vị thay mặt Đức Phật để giảng dạy cho mình, và đặc biệt hơn nữa là theo truyền thống Tantra thì vị guru cũng chính là Đức Phật. 

 

            Ngoài ra cũng có một cách hiểu khác về câu châm ngôn của nhà sư Gampopa (xin xem lại bài 45 về câu "châm ngôn" này nếu cần. Ý nghĩa đại cương trong câu châm ngôn đó là nên xem người bạn đạo - đạo hữu, bạn đồng tu - là một vị Phật. Cũng xin mượn dịp này để tạ lỗi với độc giả vì trong bài 45 trước đây tên của vị sư này bị viết sai là Gamposa thay vì là Gampopa), cho rằng mỗi người trong tất cả chúng ta đều hàm chứa tiềm năng của một vị Phật. Hơn nữa theo một số học phái thì chỉ cần suy nghĩ thêm một chút thì chúng ta cũng sẽ hiểu rằng là con người thì chúng ta đều là Phật, dù đã thật sự trở thành hay chưa cũng vậy. Vì thế trong trường hợp đối với một người bạn tâm linh (kalyana-mitra, bạn đạo, đạo hữu, người bạn đồng tu với mình), thì dù chỉ mới thực hiện được một phần rất nhỏ của một vị Phật đi nữa, thế nhưng cũng đủ để mình trông thấy được nơi người bạn ấy bản chất của một vị Phật, một bản chất mà tất cả chúng ta đều có.    

 

            Hơn nữa nhà sư Gampopa còn khuyên chúng ta không những chỉ biết giúp đỡ các người bạn tâm linh của mình (bạn đạo, đạo hữu, những người cùng tu tập với mình) mà còn phải mang lại niềm vui sướng cho họ. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải bộc lộ như thế nào để họ hiểu rằng niềm vui sướng mà mình mang lại cho họ thật chính đáng đối với các phẩm tính mà họ nhận thấy đang hiển lộ và phát triển bên trong chính mình. Nếu bạn mang lại niềm vui sướng cho một người bạn tâm linh và đồng thời họ cũng mang lại cho bạn một niềm vui sướng, thì cả hai đều mang lại cho nhau một niềm hân hoan thật hài hòa, và đó cũng chính là mudita (là tiếng Pali và tiếng Phạn có nghĩa là sự vui thích, niềm vui sướng, hân hoan và thích thú), và nhờ đó sự trao đổi (communication / sự cảm thông, tương giao) giữa nhau sẽ trở nên tự nhiên hơn. Người bạn ấy sẽ giảng dạy cho bạn dễ dàng hơn, và bạn cũng sẽ học hỏi được nhiều hơn. Mang lại niềm vui cho một người bạn tâm linh sẽ khiến cho sự trao đổi hữu hiệu hơn, trái lại sự nghi kỵ sẽ dựng lên một tấm rào cản ngăn chận mọi sự cảm thông. Mang lại niềm vui cho người bạn đạo của mình không có nghĩa là làm hài lòng cái tôi của người bạn ấy mà là để tạo ra một sự nối kết cởi mở, thoải mái, chân thật và nhiệt tình hơn, nói lên metta (tình thương yêu, lòng từ tâm), niềm vui mừng và cả sự thoải mái (equanimity) nơi phẩm tính của nhau. Nếu mang lại được niềm vui sướng cho những người bạn đạo của mình thì đấy sẽ là cách giúp họ trao đổi với mình dễ dàng hơn, điều đó sẽ giúp họ bộc lộ bản chất đích thật của họ và cũng nhờ đó chính bạn cũng sẽ học hỏi được nhiều hơn (tất cả mọi người dù ở cấp bậc nào cũng đều có một cái gì đó để mình học hỏi). Dù tôi nêu lên những người ở cấp bậc "cao hơn" và những người ở cấp bậc "thấp hơn", thế nhưng điều đó không có nghĩa là một sự phân loại bất di dịch.

 

            Nếu chúng ta tức khắc tập trung ngay sự suy nghĩ của mình hướng vào kẻ khác qua các cấp cao hơn hay thấp hơn của họ, thì điều đó sẽ cho thấy là mình chẳng hiểu gì cả về ý nghĩa của hệ thống phân chia thứ bậc trong lãnh vực tâm linh. Tất cả mọi hình thức xúc cảm phải xảy ra thật tự nhiên và tự phát (spontaneous), dù cho các xúc cảm ấy là sự tôn kính, lòng từ bi hay tình thương yêu (metta), và dù cho mình đang đứng trước bất cứ một người nào cũng vậy. Đấy là các thứ xúc cảm thật tự nhiên tạo ra các thứ bậc trong lãnh vực tâm linh, chẳng hạn như cảm tính tôn kính đột nhiên hiện lên khi mình tiếp xúc với một cái gì đó cao cả hơn mình (một pho tượng Phật hay một vị sư già có các cử chỉ và một phong thái thật đáng kính), hoặc một sự tuôn trào thật tự nhiên của cảm tính từ bi khi gặp phải cảnh khốn cùng hay không lối thoát của kẻ khác, hoặc sự dâng trào tình thương yêu và sự thân thiện khi tiếp xúc với những người ngang hàng với mình. Các xúc cảm đó phải thấm nhuần toàn bộ sự sinh hoạt của tất cả những người bước theo con đường Phật giáo. Tất cả mọi người trong tập thể đó cũng tương tự như những cánh hoa hồng sinh ra từ một gốc hồng duy nhất, trong số đó có những đóa hoa còn búp nhưng cũng có những đóa hoa nở rộ, hoặc cũng có thể xem tất cả các thành phần đó đều thuộc chung trong một gia đình tâm linh duy nhất mà người chủ gia đình là Đức Phật, và những người bồ-tát đều là anh chị em với nhau. Trong một gia đình như vậy, tất cả mọi người đều nhận được những gì mà mình mong muốn, bời vì tất cả đều hiến dâng những gì mình có, và nhờ đó toàn thể gia đình sẽ thấm đượm niềm hân hoan, sự thoải mái, lòng nhiệt tình, tạo ra một bầu không khí chan hòa ánh sáng. Trong trường hợp đó, hệ thống thứ bậc của người bồ-tát sẽ thu nhỏ lại để trở thành một điểm duy nhất, nói lên một sức mạnh rạng ngời. 

 

            Kinh sách cho biết sự hiển lộ tuần tự của bodhicitta (tiền ngữ bodhi trong chữ bodhicitta có nghĩa là giác ngộ, citta là tâm thức, bodhicitta do đó có nghĩa là "tâm thức giác ngộ", kinh sách Hán ngữ gọi là bồ-đề tâm) xuyên qua các bhumi (các địa giới hay các cấp bậc thăng tiến tuần tự của người bồ-tát) cũng tương tự như tình trạng vàng ròng còn bị pha lẫn với các cặn khoáng (slag / scorie), vàng ở thể dạng pha lẫn đó phải được tinh lọc dần dần bằng phương pháp nung chảy, trước khi có thể tạo ra một trang sức thật đẹp, chẳng hạn như chiếc vương miện của một vị đế vương. Vàng ròng chính là bodhicitta, luôn hiện hữu nơi mỗi con người trong chúng ta, thế nhưng chỉ là dưới các hình thức giả tạo (lệch lạc, méo mó), bị tràn ngập và phủ lấp bởi đủ mọi thứ ô nhiễm và bấn loạn. Vàng ròng tự nó tinh khiết một cách tự nhiên, thế nhưng đối với các chất cặn bã pha lẫn với nó thì phải tuần tự loại bỏ (theo mười cấp bậc hay mười địa giới của người bồ-tát) hầu giúp cho bodhicitta (tâm thức giác ngộ) phát lộ được bản chất tinh anh của nó.

 

                                                                                    Bures-Sur-Yvette, 11.09.21

                                                                                     Hoang Phong chuyển ngữ

 

(còn tiếp)



***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2024(Xem: 639)
Xuất xứ. Kinh Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm là tuyển tập 500 Danh Hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm. Mỗi danh hiệu tán dương một bản nguyện, hạnh tu, công đức, pháp môn, ứng thân, phương tiện, lời dạy, cảm ứng, xưng tán, hoặc oai lực của Bồ Tát, viết thành một câu khá dài. Hơn một nửa danh hiệu trích dẫn từ Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, còn lại dẫn từ nhiều Kinh khác. Do dẫn nhiều bản Kinh theo thứ tự trước sau nên có những câu tương tự, trong đó 2 câu “Thiên nhãn Chiếu kiến” và “Thiên thủ Hộ trì” lập lại 2 lần (câu 76-77).
20/10/2024(Xem: 881)
Phải chăng trong thời đại công nghệ và tri thức phát triển? Niềm tin mạnh mẽ vào Bồ tát Quán Thế Âm Vẫn đặc biệt giữ được một giá trị tinh thần Nhưng đòi hỏi thêm hơn một cái nhìn thực tế và sâu sắc! Hãy luôn kiên nhẫn và lòng từ bi, dù cuộc sống có phức tạp hay thách thức !
02/09/2024(Xem: 2346)
Mời người về đây tu viện Quảng Đức Xứ Úc hiền hòa Thầy đã dựng xây Mái ấm tâm linh, chở che người con xa xứ Bao bàn tay Phật tử cùng chung xây dựng Quảng Đức, trái tim người bất diệt!
02/09/2024(Xem: 1210)
Có một câu danh ngôn nổi tiếng của John Milton trong tác phẩm *Paradise Lost* (Thiên Đường Đã Mất) nói về khái niệm thiên đường và địa ngục trong tâm trí con người: “The mind is its own place, and in itself can make a heaven of hell, a hell of heaven."* Tạm dịch:”Tâm trí là nơi của chính nó, và tự nó có thể biến thiên đường thành địa ngục, địa ngục thành thiên đường."* Câu này nhấn mạnh rằng chính tâm trí con người quyết định việc chúng ta sống trong hạnh phúc hay khổ đau, thiên đường hay địa ngục.
31/07/2024(Xem: 2054)
Quán Âm Bồ Tát Nhĩ căn viên thông Đại từ đại bi Diệu âm tự tánh
24/07/2024(Xem: 826)
Nam Mô Bồ Tát Quan Âm Chứng tri tứ chúng đồng tâm kính thành An vị Bồ Tát duyên lành Hương hoa bánh trái tịnh thanh cúng dường Kính mong Bồ tát tưởng thương Độ cho nhân loại bớt vương khổ nàn Lời kinh khấn nguyện vang vang Mười hai đại nguyện Quan Âm độ đời
24/07/2024(Xem: 1444)
Cách đây hơn 2 tuần vào đầu tháng 6 âm lịch, dù chỉ được chứng kiến lễ an vị tôn tượng đài Bồ Tát Quan Âm Lộ Thiên (cao 5 mét, chất liệu đá hoa cương nguyên khối)trong khuôn viên của Tu Viện Quảng Đức qua livestream và sau đó là hình ảnh được post lên và trong dịp này con được nghe TT Hoá Chủ Thích Nguyên Tạng giới thiệu 2 vị Phật Tử thuần thành cư trú tại Mỹ, cũng đang hiện diện trong buổi lễ trang trọng này và được biết quý Phật tử Huệ Đức và Thiện Trí đã phát tâm cúng dường tôn tượng Quan thế Âm Lộ ThIên đến TV Quảng Đức qua sự giới thiệu và khuyến khích của Ni Sư Thích Nữ Tâm Vân bào muội của HT Viện chủ .
20/04/2024(Xem: 3809)
Bồ Tát Quán Thế Âm Nghe tiếng kêu thống khổ Nhân loại đang lầm than Trong sầu đau phiền não. Thị hiện để cứu người Tùy căn duyên độ đời Không phân biệt phú quý Hay tay lấm chân bùn.
29/03/2024(Xem: 2079)
Cung kính dâng lời Khải bạch đến Bồ Tát Đẳng Giác (1) Khắp mười phương pháp giới có năng lực hiện thân Hàng phục tất cả ác thế gian bằng các việc khó làm Tuy mênh mông bát ngát, quy tụ vào thập quảng đại nguyện! (2)
14/03/2024(Xem: 8829)
Các vị La Hán chùa Tây Phương Tôi đến thăm về lòng vấn vương. Há chẳng phải đây là xứ Phật, Mà sao ai nấy mặt đau thương? Đây vị xương trần chân với tay Có chi thiêu đốt tấm thân gầy Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt Tự bấy ngồi y cho đến nay.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]