Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14. Thầy Tôi

14/04/201408:58(Xem: 7687)
14. Thầy Tôi
blank



XIV.- Thầy Tôi

Lúc ấy tôi cũng đã chẳng đòi hỏi Thầy mình là phải như thế nầy hay như thế kia; nhưng bây giờ sau khi đã thâu nhận và nuôi dưỡng 45 đệ tử xuất gia và quy y cho 7.000 đệ tử tại gia, tôi mới thấy ở cương vị của một vị Thầy blankkhông có dễ. Trong khi đệ tử thì muốn thế nầy mà mình lại hướng về hướng khác. Khó lắm và khó lắm. Khi đệ tử muốn thì đa phần là Sư Phụ không muốn. Điều mà Sư Phụ mong muốn thì phần nhiều giới đệ tử không làm được. Ví dụ như đức tính vâng lời, siêng năng, học giỏi, thanh tịnh v.v..., rất khó và rất khó.





Hình 25 : Chân dung cố Hòa Thượng Bổn Sư (sinh năm 1927) và viên tịch ngày 13. 09. 1998, thọ 72 tuổi.

Cũng giống như khi chúng ta còn làm con, chúng ta đòi hỏi cha mẹ phải như thế nầy hay thế khác, mình phải nói rằng tại sao Thầy mình xử sự không đều; hoặc có thiên vị người nầy, người kia. Rồi đến khi mình làm Thầy; đệ tử của mình cũng sẽ lại như thế. Nghĩa là người mình thương, mình lo mà mình cho là sự công bình thì người đệ tử khác lại không thấy được như vậy; nên những sự bất bình lại xảy ra. Tôi không biết cho đến bao giờ thì trên đời nầy có được một sự tuyệt đối. Chỉ có một điều là khi nào người đệ tử ấy lên làm Thầy, lúc đó sẽ hiểu được giá trị cũng như cách cư xử của một vị Thầy đối xử với đệ tử của mình như thế nào, thì may đâu lúc ấy mình mới hiểu được Thầy của mình; nhưng lúc ấy đã trễ quá rồi. Vì Thầy của mình không còn hiện diện trên thế gian nầy nữa. Người xưa cũng có than rằng: „Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, làm con muốn báo đền công ơn của cha mẹ mà cha mẹ không còn nữa.“ Do vậy trong nhà Thiền có cái quan niệm “ở đây“ và „bây giờ“ rất là quan trọng và cần thiết. Nếu mình không hiểu mình là ai và cái giá trị mình đang hiện có thì quả thật là chẳng tỉnh thức chút nào. Do đó sự tỉnh thức đối với Thiền không phải là lúc chết hay sau khi chết, mà lúc đang còn sống là vấn đề quan trọng.

blankThường thường mình nuôi trong nhà một con vật, khi con vật ấy mất đi vì bất cứ lý do gì, mình còn khởi lên một niệm buồn; huống gì là một người đệ tử đã để cho mình cạo đầu xuống tóc và cho quy y thọ giới và sống với mình bao nhiêu năm mà thương hay không, khi người đệ tử ấy có việc gì xảy ra thì mình cũng phải đắn đo suy nghĩ chứ.



Hình 26 : Sư Phụ đàm đạo với Hòa Thượng Thích Huyền Quang tại chùa Quang Phước Nghĩa Hành, Quảng Ngãi ngày 11. 01. 1995.

Nói không lo hoặc không thương là không có đúng. Cha mẹ dẫu bất hạnh có sinh con ra què quặt còn phải thương và lo cho hết bổn phận mình, hà huống gì ở đây là một người đệ tử còn lành lặn với vóc hình. Điều nầy chỉ có thể giải thích được rằng: Do nhân duyên giữa Thầy trò và cha mẹ nên mới xảy ra những việc như vậy. Còn tốt xấu, giỏi, dở v.v..., việc ấy rất khó lường. Vì lẽ ai mà chẳng muốn cho đệ tử mình hay, đệ tử mình giỏi. Nhưng đệ tử thì muốn khác. Ví dụ trong khi người đệ tử chỉ muốn tu hành sâu vào thiền định, thì Thầy mình chỉ lo vấn đề xã hội và từ thiện. Thật ra hai khuynh hướng nầy khó gặp nhau lắm. Tuy nhiên nếu một vị Thầy mà chỉ chuyên lo những công việc của thế gian pháp, trong khi đó việc nhập thất, tham thiền, tụng Kinh, trì Chú ít thực tập thì chắc chắn Ma Vương sẽ thừa cửa mở ấy và dễ tiến sâu vào nội tạng để phá vỡ nội lực của mình. Điều ấy chính vị Thầy cũng phải suy nghĩ lại, chớ không phải chỉ trách cứ đệ tử của mình.

Ý kiến bạn đọc
25/07/201817:56
Khách
“Thầy Tôi”
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com