Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 10: Mốc thời gian

24/03/201420:07(Xem: 8427)
Phần 10: Mốc thời gian
blank

Phần 10: Mốc thời gian

HT Thích NhưĐiển


T

uổi trẻ thường không lo nghĩ gì nhiều về tương lai. Bởi vì nghĩ rằng mình còn nhiều thì giờ, hơi đâu mà vội. Thời kỳ sau Tiểu Học là thời kỳ của cha mẹ mình hay định liệu cho mình là nên đi học nghề hay tiếp tục con đường đèn sách. Chính tuổi trẻ cũng là tuổi „gần trời xa đất“ ngược lại với tuổi già mà người ta thường hay nói „gần đất xa trời“. Người còn ít tuổi xem trời cao bao nhiêu thì cũng muốn với tới; nên ý hướng ấy đã rất gần trời rồi; trong khi đó thì hai chân không đứng vững nơi mặt đất. Đến khi tuổi già gần kề, người ta không dám lìa mặt đất để đi lại, mà hay bám sát vào đất để giữ thăng bằng. Vì cái chết sẽ mang ta vào lòng đất lạnh. Người già không sợ bất cứ một cái gì hết; họ chỉ sợ không nâng nổi hai bàn chân lên để đi trên tam cấp; chẳng bằng với lúc còn trẻ, bay nhảy, chạy trốn mộng mơ trên con đường danh vọng vốn hão huyền nầy.

Chữ thờihay thìnếu viết bằng chữ Hán gồm có hai bộ. Đó là bộ nhật và bộ tự. Bộ tự gồm hai bộ là bộ thổ và bộ thốn, hai bộ nầy ghép lại thành cái chùa. Chùa là nơi công phu, kinh kệ, tu tập của Tăng Ni diễn ra hằng ngày đều đặn, không sai trái, không bỏ sót như ánh mặt trời ngày hai buổi lên xuống tỏa chiếu khắp thế gian. Cả 3 bộ hợp lại gọi là thì hay thời.

Còn giancũng gồm hai bộ. Đó là bộ môn và bộ nhật. Bộ môn tức là hai cánh cửa của nhà hay của chùa. Khi ánh sáng


mặt trời rọi chiếu vào cánh cửa nầy, tạo nên một không gian, một khoảng cách; nên gọi là gian.

Cả hai chữ thìgianđều có liên hệ đến cửa chùa từ nghìn năm xa xưa ấy. Đó vốn là văn hóa Á Đông của chúng ta, không ai chối cãi được điều nào cả.

Giữa năm 1961 đến tháng 5 năm 1964 ấy là mốc thời gian mà tôi vẫn còn sống với hương đồng cỏ nội, với ruộng vườn quê hương, với cha mẹ, anh em bạn bè và làng xóm; trong thời gian nầy tôi theo học những nghề sau đây.

Trong nhà có ông anh thứ Sáu đi lính; nhưng có nghề hớt tóc. Ông ta thấy tôi say mê nhìn ngắm đến người được hớt tóc. Ông ta bảo tôi nếu muốn học thì ông truyền nghề cho. Ông ta lý luận rằng: Dầu là ông nào đi nữa, khi đi hớt tóc, mình cầm tóc trên đầu họ để hớt; nên đây là một nghề rất cao quý. Em cố gắng học đi. Tôi nghe ông anh nói quá có lý đi chớ. Do vậy theo anh Sáu đi hớt tóc dạo mấy ngày ở các xóm khác; nhưng thấy nghề nầy tuy không phũ phàng thật; nhưng cũng chẳng có tương lai lâu dài. Nên không có ý tiếp tục học nghề nầy.

Những lúc đi sinh hoạt với Gia Đình Phật Tử như vậy tôi có trao đổi với một vài người bạn để tạo hướng tương lai cho mình, trong đó có Thạch, em Ni Sư Diệu Nghĩa đang đi học thợ may tại trường Phan Sào Nam; nên tôi cũng đã xin cha mẹ cho tiền mua xe đạp để đạp theo sau Thạch và lên trường Phan Sào Nam để học thợ may. Trường nầy chỉ dạy chữ cho những học trò trung học đệ nhất cấp từ đệ thất cho đến đệ tứ; nhưng ông Thầy dạy may mượn phòng học trống lúc các trò không học để dạy cắt may. Thuở ấy độ 10 người học; tôi có lẽ là đứa học trò nhỏ nhất và vì vào sau nên chẳng hiểu số đo nách, đo ngực, đo mông là gì; nên khi cắt quần và áo, chỉ bằng giấy thôi, cứ sai hoài; thế rồi tự động bỏ học. Ông Thầy cũng chẳng thèm tìm hiểu người học trò tối dạ như tôi để làm gì.

Vì là con út nên được nuông chiều; ít bị la mà muốn gì, cha mẹ hay chiều theo ý ấy. Trong khi đó ông anh thứ Tư của tôi đã lập gia đình nhưng vẫn còn ở chung với cha mẹ và đi làm thợ mộc với ông anh chú bác gần nhà. Nghề nầy thuở ấy thịnh hành lắm. Người ta cất nhà bằng gỗ mít hay gỗ sò, gỗ lim rất nhiều. Đây là sau thời kỳ đệ nhị thế chiến, không còn chiến tranh nữa; cũng là thời ăn nên làm ra nên người ta đua nhau xây dựng rất nhiều. Thế là cha mẹ bảo anh Bốn tôi, nên gởi tôi đi học nghề thợ mộc. Có lẽ “bụt nhà không thiêng” nên anh tôi đem tôi gởi cho một ông Thầy làm thợ mộc, có cả một hãng kinh doanh gỗ trên Hà Mật. Tên là ông Ký. Mới đầu gặp ông ta, tôi ít có cảm tình. Vì thấy mắt to và hơi lãnh đạm. Chỉ có bà vợ và cô con gái là dễ gây thiện cảm.

Ngày hai buổi, sáng đạp xe đi, chiều đạp xe về để học nghề thợ mộc, không kể cuối tuần hay rằm, mồng một. Đầu tiên là học cưa cây. Ban đầu hai người cưa tay một khúc cây nhỏ; sau đó cưa dần đến những cây lớn có đường mực được nảy vào đó. Ông bà mình có câu tục ngữ “thẳng mực tàu” dùng để chỉ cho sự mực thước và cái nghề đứng đắn nầy. Bình mực gồm một nắm dăm bào và mực là một lô bồ hóng từ trên trần nhà bếp lấy xuống để hòa chung với nước. Tất cả đều ngâm vào trong một cái bào kể cả sợi dây dùng để nảy mực. Đầu dây mực có một hòn chì. Lúc muốn nảy cho thẳng, người học nghề dùng đầu dây kia gắn cho thật chặt vào thân cây mít và đầu kia kéo thẳng lại phía sau. Sau khi nhắm tới nhắm lui đâu đó, đoạn nảy mực. Danh từ “cầm cân nảy mực” có lẽ cũng xuất phát từ những hình ảnh nầy. Nhiều lúc thân cây lớn và cứng quá hai người học nghề chúng tôi phải để bên trên một bình nước; cưa đến đâu, nước nhỏ đến đó cho dễ cưa và suốt một ngày như vậy nhiều lúc hai người chỉ cưa được chừng 5 hay 7 mét cây là cùng. Tùy theo độ dày mỏng của tấm ván.

Học cưa xong, lại học bào. Người mình gọt trái cây hay bào gỗ cũng thường hay từ trong đẩy ra; trong khi đó người Âu Châu và người Nhật họ đẩy từ ngoài đẩy vào. Nội chừng nầy việc, nếu phân tích kỹ ra, mỗi dân tộc có một tập quán khác nhau. Đa phần các nước trên thế giới đều như thế. Chỉ có người Việt Nam là hơi khác mà thôi. Tôi chẳng biết tại sao; nhưng người Việt Nam mình hay có cái tật là: “xưa bày nay bắt chước”.

Ví dụ như đi học thì Thầy, Cô giáo bắt buộc học trò phải viết tay phải; nếu viết tay trái thì khẻ tay cho bỏ ghét, khẻ cho đến bao giờ người học trò ấy bỏ tay trái để dùng tay phải mới thôi. Ngày nay những ông làm lớn như Tổng Thống Mỹ Clinton và Obama đều viết tay trái. Thế mà mấy ông nầy đứng trên thiên hạ cả mấy tỷ người. Trong khi đó mình vẫn viết tay mặt; nhưng chữ nghĩa văn chương cũng chỉ giới hạn có ngần ấy thôi.

Người Ấn Độ không ai cầm dao, nĩa tay trái để ăn hết. Vì họ nghĩ rằng tay trái rất dơ bẩn. Cái quan niệm nầy do Tôn Giáo gây nên ấn tượng. Do vậy đưa cái gì quan trọng mà đưa tay trái thì người Ấn Độ không làm. Vì tay nầy chỉ để rửa trôn; không nên ưu tiên hơn tay mặt. Tôi đã đi Ấn Độ nhiều lần và để ý thấy điều nầy là đúng. Nghĩa là cái gì thuộc về truyền thống, nó khiến cho người ta tuân phục như vậy; nhưng chắc gì đã hay ?

Ví dụ như vấn đề giáo dục của Á Châu chúng ta từ ngày xưa và mãi cho đến ngày nay cũng vậy người học trò chỉ học những cái gì từ ông Thầy, bà Cô dạy, đi thi làm trúng đầu đề ra thi là đậu. Trong khi đó cái học của Âu Mỹ là cái học sáng tạo. Nghĩa là ông Thầy dạy cái gì mà người học trò muốn học, chứ không phải dạy những gì mà ông Thầy hay bà Cô muốn dạy. Xem ra giữa Đông Tây có quá nhiều sự chênh lệch nhau về phương pháp giáo dục. Cho nên cũng có nhiều triết gia nói rằng: “Đông Tây không bao giờ gặp nhau” là vậy.

Trong khi Linh Mục nhà thờ đứng làm lễ đại diện cho Chúa thì xoay ra; còn các vị Sư luôn xoay vô Đức Phật để tìm lại Đức Phật của chính mình. Họ gọt táo từ ngoài đưa lưỡi dao vào bên trong mình; trong khi đó người Việt mình thì ngược lại. Họ đa phần đi bên trái còn mình đi bên phải. Họ ăn nĩa và muỗng; còn mình thì ăn đũa. Họ đi giày, mình đi dép. Họ chú trọng tư tưởng cá nhân; mình cho đó là ích kỷ, cá nhân chủ nghĩa v.v… Thôi thì có cả hàng trăm, hàng ngàn thứ như vậy. Ngày nay may nhờ có khoa học tiến bộ, đời sống của con người có nhiều cơ hội để tiếp xúc với nhau; nên việc ngộ nhận ít đi dần và chính từ đó đã tạo ra sự thông cảm dễ dàng hơn giữa nhiều quốc gia trên thế giới.

Bào gỗ lớn rồi bào gỗ nhỏ. Sau một thời gian như vậy ông thầy Ký bảo những lớp đàn anh lớn hơn chỉ cho tôi lấy thước kẽ để đo và đục nên những con mộng, sau khi đã bào được một chân ghế hay một chân giường; hoặc giả một chân bàn v.v… kể ra thì tôi chẳng sáng dạ gì, chỉ được một chút dễ thương khi sai bảo, tôi không bao giờ chống chế lại, dầu cho việc ấy đúng hay sai; nên được nhiều người mến là vậy. Có khi tôi đóng được chiếc ghế dựa rồi đem ra đánh giấy nhám và đánh vernimàu nghệ, trông cũng đẹp mắt, không thua gì lớp đàn anh mấy. Thỉnh thoảng tôi đóng được cái bàn; nhưng ông Thầy nheo mắt tỏ vẻ không hài lòng và hãy để cho ở nhà dùng. Khi đóng giường thì chỉ được phép làm chung với những người học nghề lâu hơn.

Nghề thợ mộc có lẽ là nghề mà tôi học lâu nhất; ít ra cũng trên một năm trời. Nghĩa là từ giữa năm 1963 đến tháng 5 năm 1964. Thời gian nầy là thời gian tôi đi chùa đều đặn và cũng là thời gian Phật Giáo tranh đấu với chính quyền của Ngô Đình Diệm rất căng thẳng.

Một hôm đi Gia Đình Phật Tử, tôi và Văn Phú Mười rủ nhau đạp xe đạp đi chùa Non Nước và Tam Thai để ngoạn cảnh. Đến đó cảnh chùa đã làm cho tôi thật ngây ngất trong lòng và kể từ thời gian đi chùa ấy về, lòng tôi cứ tự hỏi rằng mình có thể xin cha mẹ cho mình đi xuất gia chăng ? Thế rồi kế hoạch của tôi tự thực hiện như sau:

Trong khi gia đình ăn mặn thì tôi tìm cách ăn chay và khi gia đình có tiệc vui, tôi hay lẫn tránh. Nhiều lúc mẹ tôi thấy thế không an tâm cho cậu con trai út nầy nên đã làm một hũ tương treo lên trên trần nhà bếp, khi nào tôi ăn cơm thì dùng đến. Trong vườn nhà tôi nào chuối, nào thơm, nào rau quả rất nhiều. Đó là nơi cung cấp cho tôi những món ăn thật thanh khiết. Ở tuổi 13, 14 là độ tuổi đang lớn và độ tuổi rụt rè. Nhiều lúc muốn thưa thật với Cha Mẹ và anh chị là con muốn đi tu, xuất gia học đạo. Tâm thì nghĩ vậy nhưng miệng thì chẳng nói thành lời. Thế là cứ ngập ngừng mãi, chờ cho đến một hôm khi ngồi nhổ mạ chung với ông thân, tôi mới bộc bạch rằng: Thưa cha! Con muốn đi tu. Ông ta chẳng trả lời mà chỉ bảo rằng: Anh con đã đi tu rồi đó! Ông ta không trả lời trực tiếp câu thưa hỏi của tôi mà nói ý ấy có nghĩa là trong nhà đã có người đi xuất gia rồi thì đâu có cần đi tu nữa. Tôi đem ý nầy thưa cho Mẹ biết. Mẹ bảo rằng: cứ chờ cho lớn sẽ hay.

Tất cả đều không chống đối mà cũng chẳng thuận tình. Nhân một cơ hội khác tôi thưa với Cha và cha bảo rằng: Nếu Mẹ con đồng ý thì Cha sẽ đồng ý và khi thưa với Mẹ thì bà bảo rằng: Nếu cha con đồng ý thì Mẹ sẽ đồng ý. Sau khi tham khảo ý kiến của hai đấng từ thân rồi, tôi quyết đi thêm một bước nữa có ý mạnh mẽ hơn. Đó là rủ đứa cháu ban đêm cùng đi đến chùa Hà Linh ngủ, chứ không ngủ ở nhà nữa. Trong khi đó tôi chuẩn bị hành trang như xin quy y Tam Bảo với Thầy tôi năm 1963, lúc ấy là Đại Đức Thích Long Trí và tôi có pháp danh do Thầy tôi đặt là Như Điển, kể từ đó đến nay. Đồng thời tôi âm thầm chuẩn bị cho việc ra đi của mình bằng cách xin tiền của mấy bà chị để may những bộ áo vạt hò màu lam và màu nâu để sẵn đó. Chờ cho cơ hội đến thì mình sẽ xa nhà.

Vào lúc 8 tuổi tôi đã chứng kiến cảnh ra đi ban đêm của Thầy Bảo Lạc vào ngày mồng 8 tháng 2 năm 1957. Khiến cho cả nhà khóc lóc tìm kiếm. Bây giờ tôi chọn giải pháp khác. Tôi sẽ ra đi trong thanh thiên bạch nhật để cho gia đình khỏi lo và biết được tôi đi đâu cũng như làm gì. Ý chí của tôi lúc ấy rất mạnh. Ban ngày vẫn đi làm thợ mộc, sau đó về nhà ăn cơm, tối đến chùa ngủ; sáng ra về nhà; vẫn tươi cười và lễ phép với Mẹ Cha. Nhưng trông nét mặt của ông bà thì đủ biết. Họ lo lắng và biết chắc rằng một ngày nào đó tôi lại bỏ nhà ra đi nữa.

Điều mà cả gia đình đoán không sai. Đó là ngày rằm tháng 5 năm Giáp Thìn (1964). Sau khi đám giỗ của ông Nội, tôi thưa cha mẹ và anh chị lên đường. Hành trang của tôi thuở ấy là một chiếc xe đạp và một valise nhỏ đựng đồ dùng cá nhân, trong đó có những bộ áo quần vạt hò và một vài đồ dùng khác. Hôm đó tôi còn nhớ có cả đại diện của Gia Đình Phật Tử Hà Linh đến tham dự đám giỗ của Nội tôi và chia tay với tôi nữa.

Trong khi tôi vui mừng vì được đi xuất gia và ngoái mắt nhìn lại nhà thấy Mẹ và các chị nước mắt lưng tròng, đứng nhìn người em út ở tuổi 14, 15 một thân một mình hướng về chùa Viên Giác tại Hội An để xuất gia học đạo. Hôm đó là một ngày hoàng đạo mà mãi cho đến bây giờ gần 50 năm rồi, tôi cũng đã chẳng quên.


Normal0falsefalsefalseEN-USX-NONEX-NONE

T

uổi trẻ thường không lo nghĩ gì nhiều về tương lai. Bởi vì nghĩ rằng mình còn nhiều thì giờ, hơi đâu mà vội. Thời kỳ sau Tiểu Học là thời kỳ của cha mẹ mình hay định liệu cho mình là nên đi học nghề hay tiếp tục con đường đèn sách. Chính tuổi trẻ cũng là tuổi „gần trời xa đất“ ngược lại với tuổi già mà người ta thường hay nói „gần đất xa trời“. Người còn ít tuổi xem trời cao bao nhiêu thì cũng muốn với tới; nên ý hướng ấy đã rất gần trời rồi; trong khi đó thì hai chân không đứng vững nơi mặt đất. Đến khi tuổi già gần kề, người ta không dám lìa mặt đất để đi lại, mà hay bám sát vào đất để giữ thăng bằng. Vì cái chết sẽ mang ta vào lòng đất lạnh. Người già không sợ bất cứ một cái gì hết; họ chỉ sợ không nâng nổi hai bàn chân lên để đi trên tam cấp; chẳng bằng với lúc còn trẻ, bay nhảy, chạy trốn mộng mơ trên con đường danh vọng vốn hão huyền nầy.

Chữ thờihay thìnếu viết bằng chữ Hán gồm có hai bộ. Đó là bộ nhật và bộ tự. Bộ tự gồm hai bộ là bộ thổ và bộ thốn, hai bộ nầy ghép lại thành cái chùa. Chùa là nơi công phu, kinh kệ, tu tập của Tăng Ni diễn ra hằng ngày đều đặn, không sai trái, không bỏ sót như ánh mặt trời ngày hai buổi lên xuống tỏa chiếu khắp thế gian. Cả 3 bộ hợp lại gọi là thì hay thời.

Còn giancũng gồm hai bộ. Đó là bộ môn và bộ nhật. Bộ môn tức là hai cánh cửa của nhà hay của chùa. Khi ánh sáng


mặt trời rọi chiếu vào cánh cửa nầy, tạo nên một không gian, một khoảng cách; nên gọi là gian.

Cả hai chữ thìgianđều có liên hệ đến cửa chùa từ nghìn năm xa xưa ấy. Đó vốn là văn hóa Á Đông của chúng ta, không ai chối cãi được điều nào cả.

Giữa năm 1961 đến tháng 5 năm 1964 ấy là mốc thời gian mà tôi vẫn còn sống với hương đồng cỏ nội, với ruộng vườn quê hương, với cha mẹ, anh em bạn bè và làng xóm; trong thời gian nầy tôi theo học những nghề sau đây.

Trong nhà có ông anh thứ Sáu đi lính; nhưng có nghề hớt tóc. Ông ta thấy tôi say mê nhìn ngắm đến người được hớt tóc. Ông ta bảo tôi nếu muốn học thì ông truyền nghề cho. Ông ta lý luận rằng: Dầu là ông nào đi nữa, khi đi hớt tóc, mình cầm tóc trên đầu họ để hớt; nên đây là một nghề rất cao quý. Em cố gắng học đi. Tôi nghe ông anh nói quá có lý đi chớ. Do vậy theo anh Sáu đi hớt tóc dạo mấy ngày ở các xóm khác; nhưng thấy nghề nầy tuy không phũ phàng thật; nhưng cũng chẳng có tương lai lâu dài. Nên không có ý tiếp tục học nghề nầy.

Những lúc đi sinh hoạt với Gia Đình Phật Tử như vậy tôi có trao đổi với một vài người bạn để tạo hướng tương lai cho mình, trong đó có Thạch, em Ni Sư Diệu Nghĩa đang đi học thợ may tại trường Phan Sào Nam; nên tôi cũng đã xin cha mẹ cho tiền mua xe đạp để đạp theo sau Thạch và lên trường Phan Sào Nam để học thợ may. Trường nầy chỉ dạy chữ cho những học trò trung học đệ nhất cấp từ đệ thất cho đến đệ tứ; nhưng ông Thầy dạy may mượn phòng học trống lúc các trò không học để dạy cắt may. Thuở ấy độ 10 người học; tôi có lẽ là đứa học trò nhỏ nhất và vì vào sau nên chẳng hiểu số đo nách, đo ngực, đo mông là gì; nên khi cắt quần và áo, chỉ bằng giấy thôi, cứ sai hoài; thế rồi tự động bỏ học. Ông Thầy cũng chẳng thèm tìm hiểu người học trò tối dạ như tôi để làm gì.

Vì là con út nên được nuông chiều; ít bị la mà muốn gì, cha mẹ hay chiều theo ý ấy. Trong khi đó ông anh thứ Tư của tôi đã lập gia đình nhưng vẫn còn ở chung với cha mẹ và đi làm thợ mộc với ông anh chú bác gần nhà. Nghề nầy thuở ấy thịnh hành lắm. Người ta cất nhà bằng gỗ mít hay gỗ sò, gỗ lim rất nhiều. Đây là sau thời kỳ đệ nhị thế chiến, không còn chiến tranh nữa; cũng là thời ăn nên làm ra nên người ta đua nhau xây dựng rất nhiều. Thế là cha mẹ bảo anh Bốn tôi, nên gởi tôi đi học nghề thợ mộc. Có lẽ “bụt nhà không thiêng” nên anh tôi đem tôi gởi cho một ông Thầy làm thợ mộc, có cả một hãng kinh doanh gỗ trên Hà Mật. Tên là ông Ký. Mới đầu gặp ông ta, tôi ít có cảm tình. Vì thấy mắt to và hơi lãnh đạm. Chỉ có bà vợ và cô con gái là dễ gây thiện cảm.

Ngày hai buổi, sáng đạp xe đi, chiều đạp xe về để học nghề thợ mộc, không kể cuối tuần hay rằm, mồng một. Đầu tiên là học cưa cây. Ban đầu hai người cưa tay một khúc cây nhỏ; sau đó cưa dần đến những cây lớn có đường mực được nảy vào đó. Ông bà mình có câu tục ngữ “thẳng mực tàu” dùng để chỉ cho sự mực thước và cái nghề đứng đắn nầy. Bình mực gồm một nắm dăm bào và mực là một lô bồ hóng từ trên trần nhà bếp lấy xuống để hòa chung với nước. Tất cả đều ngâm vào trong một cái bào kể cả sợi dây dùng để nảy mực. Đầu dây mực có một hòn chì. Lúc muốn nảy cho thẳng, người học nghề dùng đầu dây kia gắn cho thật chặt vào thân cây mít và đầu kia kéo thẳng lại phía sau. Sau khi nhắm tới nhắm lui đâu đó, đoạn nảy mực. Danh từ “cầm cân nảy mực” có lẽ cũng xuất phát từ những hình ảnh nầy. Nhiều lúc thân cây lớn và cứng quá hai người học nghề chúng tôi phải để bên trên một bình nước; cưa đến đâu, nước nhỏ đến đó cho dễ cưa và suốt một ngày như vậy nhiều lúc hai người chỉ cưa được chừng 5 hay 7 mét cây là cùng. Tùy theo độ dày mỏng của tấm ván.

Học cưa xong, lại học bào. Người mình gọt trái cây hay bào gỗ cũng thường hay từ trong đẩy ra; trong khi đó người Âu Châu và người Nhật họ đẩy từ ngoài đẩy vào. Nội chừng nầy việc, nếu phân tích kỹ ra, mỗi dân tộc có một tập quán khác nhau. Đa phần các nước trên thế giới đều như thế. Chỉ có người Việt Nam là hơi khác mà thôi. Tôi chẳng biết tại sao; nhưng người Việt Nam mình hay có cái tật là: “xưa bày nay bắt chước”.

Ví dụ như đi học thì Thầy, Cô giáo bắt buộc học trò phải viết tay phải; nếu viết tay trái thì khẻ tay cho bỏ ghét, khẻ cho đến bao giờ người học trò ấy bỏ tay trái để dùng tay phải mới thôi. Ngày nay những ông làm lớn như Tổng Thống Mỹ Clinton và Obama đều viết tay trái. Thế mà mấy ông nầy đứng trên thiên hạ cả mấy tỷ người. Trong khi đó mình vẫn viết tay mặt; nhưng chữ nghĩa văn chương cũng chỉ giới hạn có ngần ấy thôi.

Người Ấn Độ không ai cầm dao, nĩa tay trái để ăn hết. Vì họ nghĩ rằng tay trái rất dơ bẩn. Cái quan niệm nầy do Tôn Giáo gây nên ấn tượng. Do vậy đưa cái gì quan trọng mà đưa tay trái thì người Ấn Độ không làm. Vì tay nầy chỉ để rửa trôn; không nên ưu tiên hơn tay mặt. Tôi đã đi Ấn Độ nhiều lần và để ý thấy điều nầy là đúng. Nghĩa là cái gì thuộc về truyền thống, nó khiến cho người ta tuân phục như vậy; nhưng chắc gì đã hay ?

Ví dụ như vấn đề giáo dục của Á Châu chúng ta từ ngày xưa và mãi cho đến ngày nay cũng vậy người học trò chỉ học những cái gì từ ông Thầy, bà Cô dạy, đi thi làm trúng đầu đề ra thi là đậu. Trong khi đó cái học của Âu Mỹ là cái học sáng tạo. Nghĩa là ông Thầy dạy cái gì mà người học trò muốn học, chứ không phải dạy những gì mà ông Thầy hay bà Cô muốn dạy. Xem ra giữa Đông Tây có quá nhiều sự chênh lệch nhau về phương pháp giáo dục. Cho nên cũng có nhiều triết gia nói rằng: “Đông Tây không bao giờ gặp nhau” là vậy.

Trong khi Linh Mục nhà thờ đứng làm lễ đại diện cho Chúa thì xoay ra; còn các vị Sư luôn xoay vô Đức Phật để tìm lại Đức Phật của chính mình. Họ gọt táo từ ngoài đưa lưỡi dao vào bên trong mình; trong khi đó người Việt mình thì ngược lại. Họ đa phần đi bên trái còn mình đi bên phải. Họ ăn nĩa và muỗng; còn mình thì ăn đũa. Họ đi giày, mình đi dép. Họ chú trọng tư tưởng cá nhân; mình cho đó là ích kỷ, cá nhân chủ nghĩa v.v… Thôi thì có cả hàng trăm, hàng ngàn thứ như vậy. Ngày nay may nhờ có khoa học tiến bộ, đời sống của con người có nhiều cơ hội để tiếp xúc với nhau; nên việc ngộ nhận ít đi dần và chính từ đó đã tạo ra sự thông cảm dễ dàng hơn giữa nhiều quốc gia trên thế giới.

Bào gỗ lớn rồi bào gỗ nhỏ. Sau một thời gian như vậy ông thầy Ký bảo những lớp đàn anh lớn hơn chỉ cho tôi lấy thước kẽ để đo và đục nên những con mộng, sau khi đã bào được một chân ghế hay một chân giường; hoặc giả một chân bàn v.v… kể ra thì tôi chẳng sáng dạ gì, chỉ được một chút dễ thương khi sai bảo, tôi không bao giờ chống chế lại, dầu cho việc ấy đúng hay sai; nên được nhiều người mến là vậy. Có khi tôi đóng được chiếc ghế dựa rồi đem ra đánh giấy nhám và đánh vernimàu nghệ, trông cũng đẹp mắt, không thua gì lớp đàn anh mấy. Thỉnh thoảng tôi đóng được cái bàn; nhưng ông Thầy nheo mắt tỏ vẻ không hài lòng và hãy để cho ở nhà dùng. Khi đóng giường thì chỉ được phép làm chung với những người học nghề lâu hơn.

Nghề thợ mộc có lẽ là nghề mà tôi học lâu nhất; ít ra cũng trên một năm trời. Nghĩa là từ giữa năm 1963 đến tháng 5 năm 1964. Thời gian nầy là thời gian tôi đi chùa đều đặn và cũng là thời gian Phật Giáo tranh đấu với chính quyền của Ngô Đình Diệm rất căng thẳng.

Một hôm đi Gia Đình Phật Tử, tôi và Văn Phú Mười rủ nhau đạp xe đạp đi chùa Non Nước và Tam Thai để ngoạn cảnh. Đến đó cảnh chùa đã làm cho tôi thật ngây ngất trong lòng và kể từ thời gian đi chùa ấy về, lòng tôi cứ tự hỏi rằng mình có thể xin cha mẹ cho mình đi xuất gia chăng ? Thế rồi kế hoạch của tôi tự thực hiện như sau:

Trong khi gia đình ăn mặn thì tôi tìm cách ăn chay và khi gia đình có tiệc vui, tôi hay lẫn tránh. Nhiều lúc mẹ tôi thấy thế không an tâm cho cậu con trai út nầy nên đã làm một hũ tương treo lên trên trần nhà bếp, khi nào tôi ăn cơm thì dùng đến. Trong vườn nhà tôinào chuối, nào thơm, nào rau quả rất nhiều. Đó là nơi cung cấp cho tôi những món ăn thật thanh khiết. Ở tuổi 13, 14 là độ tuổi đang lớn và độ tuổi rụt rè. Nhiều lúc muốn thưa thật với Cha Mẹ và anh chị là con muốn đi tu, xuất gia học đạo. Tâm thì nghĩ vậy nhưng miệng thì chẳng nói thành lời. Thế là cứ ngập ngừng mãi, chờ cho đến một hôm khi ngồi nhổ mạ chung với ông thân, tôi mới bộc bạch rằng: Thưa cha! Con muốn đi tu. Ông ta chẳng trả lời mà chỉ bảo rằng: Anh con đã đi tu rồi đó! Ông ta không trả lời trực tiếp câu thưa hỏi của tôi mà nói ý ấy có nghĩa là trong nhà đã có người đi xuất gia rồi thì đâu có cần đi tu nữa. Tôi đem ý nầy thưa cho Mẹ biết. Mẹ bảo rằng: cứ chờ cho lớn sẽ hay.

Tất cả đều không chống đối mà cũng chẳng thuận tình. Nhân một cơ hội khác tôi thưa với Cha và cha bảo rằng: Nếu Mẹ con đồng ý thì Cha sẽ đồng ý và khi thưa với Mẹ thì bà bảo rằng: Nếu cha con đồng ý thì Mẹ sẽ đồng ý. Sau khi tham khảo ý kiến của hai đấng từ thân rồi, tôi quyết đi thêm một bước nữa có ý mạnh mẽ hơn. Đó là rủ đứa cháu ban đêm cùng đi đến chùa Hà Linh ngủ, chứ không ngủ ở nhà nữa. Trong khi đó tôi chuẩn bị hành trang như xin quy y Tam Bảo với Thầy tôi năm 1963, lúc ấy là Đại Đức Thích Long Trí và tôi có pháp danh do Thầy tôi đặt là Như Điển, kể từ đó đến nay. Đồng thời tôi âm thầm chuẩn bị cho việc ra đi của mình bằng cách xin tiền của mấy bà chị để may những bộ áo vạt hò màu lam và màu nâu để sẵn đó. Chờ cho cơ hội đến thì mình sẽ xa nhà.

Vào lúc 8 tuổi tôi đã chứng kiến cảnh ra đi ban đêm của Thầy Bảo Lạc vào ngày mồng 8 tháng 2 năm 1957. Khiến cho cả nhà khóc lóc tìm kiếm. Bây giờ tôi chọn giải pháp khác. Tôi sẽ ra đi trong thanh thiên bạch nhật để cho gia đình khỏi lo và biết được tôi đi đâu cũng như làm gì. Ý chí của tôi lúc ấy rất mạnh. Ban ngày vẫn đi làm thợ mộc, sau đó về nhà ăn cơm, tối đến chùa ngủ; sáng ra về nhà; vẫn tươi cười và lễ phép với Mẹ Cha. Nhưng trông nét mặt của ông bà thì đủ biết. Họ lo lắng và biết chắc rằng một ngày nào đó tôi lại bỏ nhà ra đi nữa.

Điều mà cả gia đình đoán không sai. Đó là ngày rằm tháng 5 năm Giáp Thìn (1964). Sau khi đám giỗ của ông Nội, tôi thưa cha mẹ và anh chị lên đường. Hành trang của tôi thuở ấy là một chiếc xe đạp và một valise nhỏ đựng đồ dùng cá nhân, trong đó có những bộ áo quần vạt hò và một vài đồ dùng khác. Hôm đó tôi còn nhớ có cả đại diện của Gia Đình Phật Tử Hà Linh đến tham dự đám giỗ của Nội tôi và chia tay với tôi nữa.

Trong khi tôi vui mừng vì được đi xuất gia và ngoái mắt nhìn lại nhà thấy Mẹ và các chị nước mắt lưng tròng, đứng nhìn người em út ở tuổi 14, 15 một thân một mình hướng về chùa Viên Giác tại Hội An để xuất gia học đạo. Hôm đó là một ngày hoàng đạo mà mãi cho đến bây giờ gần 50 năm rồi, tôi cũng đã chẳng quên.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com