- 01. Mùa An Cư Thứ Mười Lăm
- 02. Kinh Đại Không
- 03. Lửa Địa Ngục Trong Phòng
- 04. Đất Rút
- 05. Như Lai Không Tranh Luận Với Đời
- 06. Giảng Sư Rāhula
- 07. Tỳ-Khưu Rāhula Vô Dư Niết-Bàn
- 08. Tâm Hộ Pháp Của Hai Vị Đại Thí Chủ
- 09. Cậu Công Tử Hư Hỏng
- 10. Thương Nhiều Khổ Nhiều
- 11. Ta Thương Yêu Bản Thân Ta Nhất
- 12. Bốn Câu Hỏi Của Trời Đế Thích
- 13. Mùa An Cư Thứ Mười Sáu
- 14. Chấn Chỉnh Chư Tăng Āḷavakā
- 15. Độ Người Nông Dân Nghèo
- 16. Tu Tập Niệm Chết
- 17. Mùa An Cư Thứ Mười Bảy
- 18. Đất Hoá Vàng
- 19. Tấm Lòng Của Cô Gái Uttarā
- 20. Đần Độn Quá Trời!
- 21. Làm Bậy! Làm Bậy!
- 22. Ai Mua Mỹ Nhân?
- 23. Tên Đồ Tể
- 24. Về Vải Dơ Quăng Bỏ
- 25. Ngỗng Trời Cất Cánh Thênh Thang
- 26. Mùa An Cư Thứ Mười Tám
- 27. Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa)
- 28. Ruộng Phước
- 29. Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta
- 30. Mùa An Cư Thứ Mười Chín
- 31. Ngạ Quỷ Mình Trăn
- 32. Cùng Một Nguyên Lý
- 33. “Hớt” Phước Của Người Nghèo!
- 34. Mùa An Cư Thứ Hai Mươi
- 35. Bảy Thánh Sản
- 36. Chuyện Kể Về Cõi Trời
- 37. Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn
- 38. Nhân Duyên Quá Khứ
- 39. Mùa An Cư Thứ Hai Mươi Mốt
- 40. Tôn Giả Ānanda Làm Thị Giả
- 41. Đông Phương Lộc Mẫu
- 42. Cảm Hóa Aṅgulimāla
- 43. “Cái Một”
- 44. Nam Hóa Nữ, Nữ Hóa Nam
- 45. Từ Hạ Thứ Hai Mươi Hai Đến Hạ Thứ Bốn Mươi Bốn
- 46. Bà Mẹ Hộ Độ Tuyệt Vời
- 47. Từ Ngũ Giới Đến Bát Quan Trai Giới
- 48. Thu Phục Rồng Chúa Nandopananda(1)
Suốt nhiều ngày sau đó, vào mỗi buổi chiều, đức Phật thuyết pháp đến cho hai hàng cư sĩ tại gia; những khi cận sự nam nữ đến nhiều đợt khác nhau thì tôn giả Sāriputta hoặc Ānanda thay Phật thuyết lại.
Nữ cư sĩ Visākha, sau khi sinh một cậu con trai, ông đại triệu phú lấy tên của mình là Migāra đặt tên cho cháu, như ông đã tự nhận là con của cô con dâu, sau khi ông được sinh ra trong giáo pháp. Nhân dịp này bà trình xin đức Phật được mời thỉnh chư tăng đặt bát tại tư gia mỗi ngày năm trăm vị, cả cha chồng và chồng đều hoan hỷ.
Ngoài ra, bà còn xin được thực hiện tám thiện sự hy hữu:
- Dâng y đến chư tăng an cư tại Kỳ Viên cho đến trọn đời.
- Đặt bát cho chư tỳ-khưu từ phương xa đến Sāvatthi.
- Đặt bát cho chư tỳ-khưu rời Sāvatthi.
- Dâng vật thực đến những vị sư đau ốm không đi khất thực được.
- Dâng vật thực đến những vị sư chăm sóc các vị sư đau ốm.
- Dâng thuốc men cho chư tỳ-khưu bị bệnh
- Dâng lúa mạch đến cho tỳ-khưu Tăng ni.
- Dâng y tắm đến cho chư tỳ-khưu-ni
Được đức Phật chấp thuận, từ đó, bà và cả gia đình chồng dường như dành hết thời gian để phục vụ Tam Bảo. Vào mỗi buổi chiều, bà cho mười gia nhân thân tín đến tịnh xá Kỳ Viên, hỏi thăm bao nhiêu tăng khách đến, bao nhiêu tăng khách đi, bao nhiêu người bị bệnh, bao nhiêu vị chăm sóc bệnh để kịp thời cúng dường vật thực, thuốc men đầy đủ...
Trưởng giả Cấp Cô Độc thấy chư tăng ngày càng đông, tăng phòng, tăng xá, cốc liêu rừng trong, rừng ngoài đều chật chội, các tiện nghi sinh hoạt, những công trình vệ sinh cũng đã xuống cấp nên ông xin đức Phật được đại trùng tu. Được đức Phật cho phép, sau đó, ngày nào ông cũng cùng với hằng trăm thầy thợ, vật liệu xây dựng chỗ này, sửa sang chỗ khác rất chu đáo.
Ông còn xin đức Phật đặt bát tại tư gia hằng ngày cũng năm trăm vị như bà Visākhā vậy.
Noi gương hai vị đại thí chủ, các gia chủ, danh gia trong thành, nhà xin đặt bát mười vị, nhà xin đặt bát hai mươi vị... không mấy chốc nó lan khắp cả kinh thành...
Hoàng hậu Mallikā và công nương Sumanā, chị của đức vua Pāsenadi cũng phát tâm cúng dường lớn; đặt bát cả ngàn vị, hai ngàn vị vào những dịp thuận tiện.
Trưởng giả Cấp Cô Độc còn cho một số gia nhân thân tín, vào mỗi buổi chiều mang theo hoa, chiên đàn, đèn, dầu... để đến trang thiết đại giảng đường, sửa sang, dọn dẹp hoặc thay mới những tấm trải, tọa cụ, thay gối, giường, coi sóc những công trình vệ sinh... do chư sa-di hoặc những người tạp dịch làm việc không xuể!
Đức Phật thấy hai vị đại cư sĩ thuần thành, gương mẫu tự nguyện chăm lo tất thảy mọi bổn phận trong ngoài chu đáo, ngài mãn nguyện trong lòng, biết rõ đây là giai đoạn hưng thịnh của giáo pháp mà đức Chánh Đẳng Giác nào cũng phải có thời như vậy.