Mục Lục
Lời người dịch
Bài tựa của Pháp sư Đàm Hư
Bài tán thán của Đại sư Ấn Thuận
Bài tựa của Cư sĩ Khuất Ánh Quang
Bài tựa của Cư sĩ Lý Bỉnh Nam
Bài tựa của Cư sĩ Phương Luận
Lời nói đầu của luận giả
Chương I
NGHĨA LÝ BÁT NHÃ
Chương II
VẠN PHÁP DUYÊN SANH
Chương III
PHÁP VỐN TỊCH DIỆT
Chương IV
TÂM VỐN THANH TỊNH
Chương V
BẢN THỂ TỰ TÍNH
Chương VI
BẤT GIÁC VÔ MINH
Chương VII
QUÁN CHIẾU NGƯỢC DÒNG
Chương VIII
BIẾT HUYỄN CHẲNG THẬT
Chương IX
TÂM KHÔNG THÌ CẢNH KHÔNG
Chương X
NGÃ KHÔNG
Chương XI
PHÁP KHÔNG
Chương XII
TRIỆT ĐỂ KHÔNG
Chương XIII
ĐẠO KHÔNG THUỘC TU
Chương XIV
SIÊU VIỆT KIẾN GIẢI
Chương XV
LÌA VỌNG CHẤP
Chương XVI
VÔ NIỆM VÔ TRỤ
Chương XVII
NHẤT TƯỚNG BÌNH ĐẲNG
Chương XVIII
ĐỊNH HUỆ VIÊN DUNG
Chương XIX
GIẢI THOÁT DO TÂM
Chương XX
THẬT NGHĨA TINH TẤN
Chương XXI
TÁNH NHƯ HƯ KHÔNG
Chương XXII
TÂM CỦA BẬC THÁNH
Chương XXIII
THƯỜNG GIỮ CHÁNH NIỆM
Chương XXIV
NGĂN NGỪA MA CHƯỚNG
Chương XXV
ĐẠI BI BÌNH ĐẲNG
Chương XXVI
TU TỊNH ĐỘ
Lời người dịch
“Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh vũ trụ trên hai phương diện bản thể và hiện tượng, tuy vậy không rời tính thực dụng của Phật pháp trong đời sống tu tập, giúp người học Phật nhận thức thêm một nẻo về suối nguồn Chân như theo quan điểm Phật giáo Đại thừa. Suy nghĩ như thế, chúng tôi đã đặt tên cho bản dịch tiếng Việt là “Tuệ quán nẻo về chân như”. Về giá trị của tác phẩm, có lẽ năm bài tựa tán thán của các bậc Pháp sư thực học chân tu cũng như các nhà học Phật nghiêm túc đã viết lời giới thiệu cho tác phẩm này đã nói lên đầy đủ.
Bản luận này ngoài các bài tựa ra còn có 26 chương. 25 chương đầu trình bày cụ thể triết lý căn bản giáo lý Phật giáo, giải thích hiện tượng vũ trụ nhân sinh quy về bản thể Chân như tuyệt đối. Chương thứ 26 trình bày vai trò của pháp tu Tịnh độ; và có phải đây là mục đích Luận chủ giúp người đọc trước hết nhận thức rõ ràng vấn đề và sau đó tìm về một pháp tu thích hợp? Mong những ai có dịp đọc trọn tác phẩm này có thể tìm được câu trả lời cho chính mình!
Trong khi dịch tác phẩm, tôi vô cùng tri ân Pháp sư Huệ Luật đã nghiên cứu tác phẩm này khá tường tận và đã giảng cho thính chúng tại giảng đường Văn Thù, thuộc thành phố Cao Hùng, Đài Loan. Vì thông qua bài giảng của Pháp sư, tôi đã đối chiếu các thuật ngữ liên quan về điển tích văn hóa Trung Hoa khi dịch tác phẩm này ra tiếng việt. Hơn nữa, tác phẩm này giúp tôi hiểu thêm nhiều vấn đề liên quan đến kinh nghiệm tu học; đặc biệt là nhận thức thêm ý nghĩa thiết thực về vai trò giáo lý Tịnh độ, một pháp môn tu đang phổ biến trong xã hội hiện đại. Cuối cùng, với tất cả thành ý, rất mong nhận được sự chỉ giáo từ chư vị thiện hữu tri thức khi đọc dịch phẩm nay.
Thành Phố Tulsa, OK, Hoa Kỳ; mùa hạ Quý Tỵ - 2013
Kính bút: T.K Thích Đức Trí
(Xem tiếp file PDF)