Nguyên tác: LE DALAI LAMA PARLE DE JÉSUS
Éditions Brepols, Paris. 1996
Người dịch: Vĩnh An
PHẦN THỨ NĂM
“Ngài còn nói : “Về nước Thiên Chúa thì như một ngườigieo giống xuống đất. Dù người ấy ngủ hay thức, ban đêm và ban ngày, hạt giống nảy mầm và lớn lên mà người ấy không biết như thế nào. Trước tiên, tự đất cho ra cây mạ, thành gié trổ bông rồi thành lúa chắc. Khi mùa màng cho phép, người ta tra liềm vào cắt, vì mùa gặt đã đến.”
Ngài còn nói : “Lấy gì để so sánh với nước Thiên Chúahay lấy ngụ ngôn nào để trình bày? Nó như một hạt cải ; khi gieo xuốngđất là loại hạt giống nhỏ nhất gieo trên đất, nhưng một khi được gieo, nó mọc lên và thành to lớn hơn mọi thứ rau, trổ những cành lớn, đến nỗi chim trời có thể nương náu dưới bóng của nó.”
Bằng nhiều ngụ ngôn, như thế, Ngài loan báo Lời, tùy theo họ có thể nghe được. Ngài không nói với họ điều gì mà không dùng ngụ ngôn, nhưng Ngài giải thích tất cả khi ở riêng với các môn đệ của ngài.” [Marcô 4, 26-34]
Đức Đạt Lai Lạt Ma : “Câu cuối cùng làm tôi nhớ đến một thành ngữ trong tiếng Tây Tạng, me ngag pe khyuš, có nghĩa là chỉ nên truyền thụ cốt tủy sâu xa nhất của các điều giáo huấn cho một nhóm nhỏ được tuyển chọn. Người ta cố gắng giải thích điều này như một sự bỏ lửng của người đối thoại không muốn vén màn bí mật bởi vì những người khác sẽ biết được. Truyền thống Phật giáo Tây Tạng phân biệt nhiều cách tiếp cận sự giáo huấn. Một cách là tsog she (công truyền) là lời giáo huấn được bày tỏ công khai mà nội dung được truyền thụ rộng rãi cho mọi người. Còn cách bí truyền (lop she) theo nghĩa đen là lời giáo huấn cho các môn đệ. Trong trường hợp này, lời chú giải sẽ được chọn lọc hơn và gởi đến cho một nhóm nhỏ có khả năng hiểu được ý nghĩa thật sâu xa của thông điệp.
“Đoạn Phúc Âm trên liên hệ trực tiếp đến ý tưởng nướcThiên Chúa (Thiên quốc). Ẩn dụ dùng ở đây là hạt giống, mầm cây nẩy mầmvà cây con mọc ra từ hạt. Kết hợp của cả hai – ý tưởng nước Thiên Chúa và ẩn dụ hạt giống – theo ý tôi chỉ khả năng hiểu biết các giai đoạn khác nhau để triển khai và hoàn thiện bản tính Thiên Chúa của chúng ta mà chúng ta đã nói tới. Ngay trước hoặc sau đoạn văn này, Phúc Âm có nóimức độ tinh tấn tùy thuộc một số yếu tố như đất đai màu mỡ và nơi ngườita gieo hạt. Trên những mảnh đất nào đó, các bạn có được một mùa bội thu, trên những mảnh đất khác, cây mọc nhanh hơn. Đã hẳn ở một số đất đai, cây mọc nhanh hơn và cũng chết nhanh hơn. Cứ như thế. Đối với một người Phật tử như tôi, các đoạn văn này nhắc đến một lời giáo huấn tươngtự của Phật giáo phân tích sự khác nhau và những mức độ tiếp thu khác nhau của mỗi chúng sinh. Như thế, niềm tin vào Phật tính phổ quát, lòng từ bi của Đức Phật không thiên vị, bao trùm mọi chúng sinh gặp gỡ ẩn dụ mặt trời mọc trên người lương thiện và kẻ ác tâm trong Phúc Âm Matthêô. Tuy nhiên vì chúng sinh khác nhau ở mức độ tiếp thu, sự tiến bộ tâm linhcũng sẽ khác nhau từ cá nhân này sang cá nhân khác.
“Tôi thấy có ý tưởng rất hấp dẫn này mà văn chương Phật giáo hay nhấn mạnh và khích lệ giữa một nhân loại có nhiều khuynh hướng tâm lý và tiếp thu, nhiều mối quan tâm và xu hướng tâm linh. Trongvăn chương Phật giáo, mọi trường phái tư tưởng đều lấy Phật Thích Ca làm giáo chủ. Tuy vậy, những lời giáo huấn khác nhau được gán cho Đức Phật – có khi có thể mâu thuẫn lẫn nhau – đều nhắc nhở chúng tôi tránh xa cám dỗ của chủ nghĩa giáo điều. Tất cả các giáo huấn khác nhau được truyền thụ cho các tâm lý, nhu cầu tâm linh khác nhau của chúng sinh. Nếu như tôi đã hiểu lý do tồn tại của sự khác nhau ấy, tôi mới thật sự biết quý trọng sự phong phú và giá trị của các truyền thống khác, bởi lẽtôi chỉ việc mở rộng cũng một nguyên tắc đa dạng ấy cho các truyền thống khác. Vì có nhiều học thuyết giảng dạy trong kinh Phật nên các Phật tử phải phân biệt giữa nội dung bàn luận của một bản văn cá biệt vàdụng ý của tác giả. Một tuyên ngôn trình bày trong bản văn không nhất thiết tương ứng với quan điểm của tác giả.
“Trong lòng của Kitô giáo, dường như có nhiều cách giải thích và hiểu ý niệm Thiên Chúa. Trong một cuộc nói chuyện trước đây với cha Laurence về đề tài này, không chỉ có các quan niệm khác nhauxuất hiện nhưng còn có một cách hiểu thần bí sâu sắc ý niệm Thiên Chúa,một cách gặp gỡ Thiên Chúa ít dùng những từ ngữ chỉ thiên tính ngôi vị hơn là nền tảng của hữu thể. Vả lại, những phẩm tính như lòng thương xótcũng có thể quy về nền tảng Thiên Chúa của hữu thể. Vậy nếu chúng ta phải hiểu Thiên Chúa bằng những từ ngữ như nền tảng tối hậu của hữu thể thì có thể so sánh với một số yếu tố của tư tưởng và thực hành Phật giáocũng như với một số phương diện trong trường phái tư
tưởng Ấn giáo Samkhya như khái niệm Đại Brahman (mahabrahman).
“Chúng ta cũng phải tránh giản lược tất cả vào một toàn bộ những từ ngữ chung đến nỗi vào lúc cuối ngày chúng ta không có gì là đặc trưng phải làm nổi bật trong truyền thống riêng của mình. Như tôi đã nói trước đây, tôi nghĩ rằng sẽ có lợi và hữu ích hơn khi các tôngiáo lớn duy trì tính độc đáo, niềm tin, quan điểm và sự thực hành riêng của mình. Ví dụ như, nếu người ta muốn tìm, với bất cứ giá nào trong Phật giáo một điểm so sánh được với khái niệm Ba Ngôi, khái niệm đầu tiên đến với tâm trí là Tam Thân (Kayas), học thuyết về ba thân của Đức Phật : Pháp thân, hóa thân và báo thân. Nhưng dù đương nhiên có thể tìm những điểm giống nhau, tôi nghĩ rằng chúng ta phải đề phòng đừng đẩysự so sánh đi quá xa. Cha Laurence đã nhấn mạnh – và tôi cũng đã lưu ý –có nhiều trường hợp trong thần học Kitô giáo Con Thiên Chúa đã được đồng hóa với Ngôi Lời của Thiên Chúa trong sự quan hệ của Ba Ngôi : Cha,Con và Thánh Thần. Tôi đã lập tức nghĩ đến sự đối chiếu trong Phật giáođại thừa trong đó, hóa thân (sambhogakaya) một trong tam thân thường được định nghĩa như Lời thành tựu của Đức Phật.
“Nhưng một câu tục ngữ Tây Tạng nói rằng điều gì cũngtrở thành chấp nhận được, nếu được một người thông minh diễn tả, trình bày ! Vì vậy nếu người ta tìm mọi cách để rút ra những điểm tương đồng và so sánh chúng, chúng ta có nguy cơ kết hợp tất cả trong một thực thể đơn nhất và thô lậu. Tôi xin lập lại điều này, tôi không tán thành việc tìm kiếm một tôn giáo phổ quát. Tôi nghĩ làm như thế là không sáng suốt.Và nếu chúng ta đẩy quá xa sự tìm kiếm những điểm tương đồng mà quên đinhững điểm dị biệt thử hỏi chúng ta sẽ đi tới đâu?
“Bởi thế, điều chính yếu là các vị thầy dạy tôn giáo giáo huấn tùy theo sự tiếp thu, xu hướng tâm linh và tâm lý của mỗi người. Cũng như người ta không thể ăn bất cứ món gì rồi sau đó nói “Tôi thấy ngon quá, mọi người phải ăn món đó như tôi”, mỗi người phải ăn món nào đem lại cho mình sức khỏe thể chất tốt nhất tùy theo cấu tạo thể chất của chính mình. Người ta phải theo một số chế độ ăn uống thích hợp với sức khỏe cá nhân vì khi ăn, người ta tìm chất nuôi dưỡng cơ thể. Lúcnào cũng muốn ăn một món ăn đặc biệt là ngốc nghếch, ngu xuẩn khi mà nókhông phù hợp trái lại còn có hại, chỉ vì nó là món ăn đắc tiền nhất vàhiếm có.
“Cũng thế, tôn giáo là món ăn của tinh thần và trí tuệ. Khi người ta bước vào con đường tâm linh, điều quan trọng là sự hành đạo phải phù hợp nhiều nhất với sự phát triển tâm lý và các xu hướng tâm linh của mình. Điều chính yếu là mỗi cá nhân tìm kiếm hình thức hành đạo và tin tưởng tâm linh thích hợp nhất với các nhu cầu đặc thù của mình. Nhờ thế, mỗi cá nhân sẽ đạt đến sự biến đổi nội tâm, sự thanh thản tâm hồn để thành một người trưởng thành tâm linh, tốt lành, nhân hậu đoàn kết và một con tim rộng mở. Đó là tiêu chuẩn phải xem xét kỹ khi người ta đi tìm của ăn tâm linh.
“Niềm tin vào sự sáng tạo (sáng thế) và một Đấng Thầnthiêng không phải là niềm tin chung cho mọi truyền thống tôn giáo lớn. Có nhiều người đặt sự hành đạo và đức tin của mình trên tiên đề chủ yếu ấy, còn nhiều người khác không làm thế. Tuy nhiên điều chung cho mọi tôngiáo, là mỗi người hành đạo phải có nền tảng vững chắc là sự trợ lực duy nhất của đức tin hay lòng trông cậy vào một đối tượng che chở. Ví dụnhư trong trường hợp Phật giáo, một tôn giáo không – thần (non-théiste)người ta trông cậy vào sự trợ lực duy nhất cho lợi ích tâm linh là Tam bảo – Phật, Pháp, Tăng. Đây là nền tảng của sự thực hành đạo Phật.
“Để có được lòng tin cậy hướng về một đích điểm và cósức mạnh quy chiếu vào một đối tượng che chở vì lợi ích tâm linh, ngườita cần phát triển một tình cảm gắn bó và liên kết sâu xa với các đối tượng của niềm tin. Trong trường hợp các tôn giáo có thần chủ trương mọitạo vật đều do một sức mạnh của Thiên Chúa tạo nên, các bạn có những chỗ dựa rất vững chắc để triển khai tình cảm liên kết, thân mật là nền tảng của đức tin và lòng trông cậy được tập trung trọn vẹn. Điều ấy cho phép các bạn trông cậy lợi ích tâm linh của mình nơi đối tượng đó.”
Lời chú giải về bài đọc Phúc Âm
Cha Laurence : Cám ơn Đức ngài rất nhiều. Ngài càng phân tích tỏ tường những điểm khác nhau tế nhị giữa hai tôn giáo chúng ta, tôi càng cảm thấy có một sự thống nhất. Tôi nghĩ rằng có một sự nghịch lý giữa thống nhất và dị biệt, và tôi cám ơn ngài đã cho chúng tôi chia sẻ tư tưởng của ngài đầy sự khôn ngoan và khiêm tốn.
Tôi xin giới thiệu với ngài những vị tham gia cuộc thảo luận sắp tới của chúng ta. Sư Ajahn Amarao là một nhà sư Phật giáo từ tu viện Amaravati, không xa nơi này lắm và Xơ Eileen O’hea một nữ tu dòng Saint Joseph làm việc như một nhà liệu pháp học bang Minnesota, HoaKỳ. Sư Ajahn Amarao sẽ đưa ra lời chú giải mở đầu.
Ajahn Amarao : Thưa Đức ngài, tôi xin trở lại những đề tài ngài đã đề cập. Trước hết, tôi rất tâm đắc lời giải thích của ngài về sự dứt bỏ ràng buộc liên quan đến lòng từ bi và biến cố giữa ĐứcGiêsu với Mẹ Maria là sự biểu hiện lòng từ bi đích thực như thế nào. Làmột nhà sư Phật giáo sống ở Tây Phương, tôi thường được hỏi về sự dứt bỏ ràng buộc, bởi lẽ người ta coi đó như một thứ cứng cỏi, khép kín tấm lòng. Lời giải thích của ngài rất hữu ích và tôi sẽ cố gắng áp dụng trong tương lai. Tuy nhiên, cũng như sự dứt bỏ ràng buộc, một cách diễn tả khái niệm đó của Phật giáo có thể là không-chiếm-hữu đối với người khác và sự vật. Người ta lập tức thừa nhận rằng sự chiếm hữu tự bản chấtlà không lành mạnh và một tình cảm chiếm hữu thì khó sống và đưa đến thất vọng, chia rẽ và các vấn đề khác. Sự dứt bỏ ràng buộc mà ngài diễn tả như ấn chứng của lòng từ bi và thanh tịnh có bản chất không chiếm hữu.
Thật hữu ích cho chúng tôi được nghe ngài giải thích sự dứt bỏ ràng buộc thực ra là không quyến luyến với khía cạnh ảo tưởng của sự vật mà quyến luyến chân lý, đến mức thật sự người ta buông bỏ mộtcái nhìn hạn hẹp. Tôi rất ngạc nhiên vì sự tương đồng của đoạn Phúc Âm này với một nguyên tắc của Phật giáo theo truyền thống Theravada. Theo truyền thống này khi một cá nhân nhìn thấy chân lý, đúng lúc người ấy bước vào con đường đạo và thấy đạo, cái nhìn này, sự thay đổi thái độ ấyđược gọi là đổi dòng (nhập lưu). Và đoạn Tin Mừng của Matthêô diễn tả một sự thay đổi thái độ hay đổi hướng qua đó Đức Giêsu không còn quy chiếu vào chính mình đơn thuần như một người có mẹ là Maria. Khi ngài nói rằng “Thiên Chúa là Cha tôi”, Đức Giêsu chuyển từ quan điển căn cứ trên ngã vị cá nhân sang một quan điểm căn cứ trên chân lý tối hậu.
Tôi cũng ngạc nhiên thấy Đức ngài diễn tả quan điểm ấy cho rằng mọi người là anh chị em của ngài. Khi người ta thôi không còn nhìn thế giới dưới một góc độ cá nhân và có kinh nghiệm về sự dứt bỏràng buộc, một sự thay đổi thái độ diễn ra giống như giác ngộ. Những điểm tương đồng tạo ấn tượng mạnh trong tôi. Tôi cũng cảm động vì ngài lưu ý phải duy trì cái gì của Phật giáo cho Phật giáo, cái gì của Kitô giáo cho Kitô giáo. Ngài nói không nên tìm cách pha trộn tất cả. Nhưng tôi phải thừa nhận mình không ngừng tự nhủ : “Vâng, chắc hẳn họ nói về cùng một sự việc”. Lớn lên ở Phương Tây trong một môi trường Kitô giáo nhưng là Phật giáo từ nhiều năm nay, trong nhận thức của tôi, có một sự pha trộn các thành phần bằng nhau của hai nhóm nguyên tắc. Khi lấy nền tảng là trầm tư thiền định hơn là chỉ học kinh Phật, cùng với thời gian,tôi nhận ra rằng, càng ngày tôi càng tin những cách nói khác nhau đều quy về các kinh nghiệm đồng nhất.
Tôi tò mò biết được quan điểm của ngài ở trên. Như thế, ngài so sánh ba ngôi Cha, Con và Thánh Thần với Pháp thân, hóa thân, báo thân. Theo truyền thống của tôi hẳn tôi sẽ so sánh Ba Ngôi vớiPhật, Pháp, Tăng. Trong quan điểm này. Pháp thể hiện nền tảng của hữu thể, của Pháp thân hay nơi an trú của Pháp. Đức Phật như là sự biểu hiệncủa Pháp. Lời Phật dạy cũng được gọi là Pháp : Vậy Đức Phật là sự tỏ bày của Pháp. Đức Phật cũng được gọi là “Đấng Toàn Tri”, “Đấng Toàn Giác” và ngài tự mô tả mình như “sinh ra từ Pháp”. Vậy thì, kết quả của mối liên hệ giữa Đức Phật và Pháp mà ngài giác ngộ và là hiện thân, kết quả của sự có mặt của tâm thức giác ngộ trong thế gian, đó là Tăng mà người ta có thể mô tả như cộng đoàn tâm linh hay, nếu thích, như sự hiệpthông thánh thiện. Đó là sự hiệp thông hợp nhất nhiều người khác nhau sống trong sự hòa thuận. Tôi đã nghĩ có lẽ, tinh thần tôi thuộc loại đơnsơ chỉ thích làm cho mọi việc khớp với nhau. Nhưng giờ đây tôi có cơ hội để đặt câu hỏi ! Trong suốt bao năm, từ các cuộc thảo luận với nhữngKitô hữu khác, tôi đã rút ra cảm tưởng chúng tôi đã nói nếu không phải về những sự kiện như nhau, thì ít ra những hiện tượng rất gần gũi nhau. Vậy khi một Kitô hữu thuật lại lời Đức Giêsu “Người nào làm theo ý ThiênChúa…” thì chúng tôi có thể nói thực hành Pháp tương đương với làm theoý Chúa không? Hoặc giả đó là một sai lầm về đánh giá dù chỉ là suy nghĩ như thế ? Lời mào đầu của tôi hơi dài dòng, nhưng sau hết đó là câuhỏi của tôi !
Đức Đạt Lai Lạt Ma : Theo luật chung, nhiều phương diện của việc thực hành tâm linh – trong truyền thống Tây Tạng được xếp vào khía cạnh phương pháp luận của đạo – như lòng từ bi, tình yêu, lòng khoan dung… dường như đều giống nhau trong Kitô giáo cũng như trong Phậtgiáo. Để đề cập câu hỏi của các bạn bằng cách đặt nó trong bối cảnh củatruyền thống Phật giáo, phải trả lời câu hỏi bằng một ngôn ngữ chung cho mọi trường phái tư tưởng của truyền thống.
Mọi trường phái triết học Phật giáo đều nói về Tứ Diệu Đế và nói về hai thực tại tối hậu và tương đối (chân đế và tục đế).Ngay cả trường phái Samkhya, một trường phái cổ của Ấn Độ phi-Phật giáocũng nói về các thực tại tối hậu và tương đối nhưng khi phải định nghĩachính xác Tứ Diệu Đế và hai thực tại – định nghĩa, tính chất đặc thù của chúng… – chúng ta thấy xuất hiện những dị biệt sâu xa.
Như thế, đối với trường phái prasangika-madhyamaka của Phật giáo đại thừa, thiết lập trên sự chú giải tư tưởng Nagarjuna của Chandrakirti và Aryadeva thì sự mô tả của văn chương Phật giáo abhidharma về trạng thái A-la-hán – tức là trạng thái niết bàn hay giải phóng tâm linh – không được chấp nhận như sự mô tả viên mãn và chung cuộc của niết bàn. Theo quan niệm của madhyamaka, tính chất của giải thoát hay niết bàn theo các trường phái tư tưởng khác chủ yếu ở sự nhận rõ các trạng thái căn bản của vô minh, sai lầm, ảo tưởng ngăn che con đường dẫn đến trạng thái A-la-hán, và biểu thị tính chất như thế chưa đủtinh tế. Bởi thế, nếu các trạng thái vô minh cản trở con đường giải thoát không được nhận rõ đúng đắn thì các biện pháp giải trừ được cổ vũ sẽ không xác định. Vậy kết quả mà người ta biểu thị như giải thoát hay trạng thái A-la-hán cũng không là rốt ráo. Các bạn nhận thấy ngay bên trong các trường phái Phật giáo, khi người ta dùng những từ ngữ như nhau– trạng thái A-la-hán, sunyata hay Không tính ; moksa hay Niết bàn ; klesa hay cảm xúc và bức màn ảo hóa… – các từ ngữ này không luôn luôn cócùng ý nghĩa. Từ ngữ thì đồng nhất ; ý nghĩa tổng quát cũng có thể đồngnhất. Tuy nhiên, do cách hiểu và nhận ra chúng khác nhau tùy theo trường phái, sự hiểu biết sau cùng sẽ rất khác nhau.
Để tóm tắt, tôi sẽ nói rằng có những ý nghĩa khác nhau giữa cách tiếp cận này với cách khác. Và tôi tin vững vàng ở trình độ sâu xa, các sự phân biệt, các nét đặc trưng có một giá trị. Người ta thấy rất rõ khi xem xét kỹ các bản văn sâu sắc của các tôn sư vĩ đại, như các tác giả Phật giáo, người Ấn Độ trong quá khứ. Họ không phải là học giả chỉ ham thích tranh luận các vấn đề trừu tượng ; họ là những mônđệ thuần thành của Đức Phật chuyên tâm thực hành sự thiền định. Họ không chỉ đạt đến kinh nghiệm và thành tựu sâu sắc mà họ còn minh chứng một lòng từ bi vô hạn đối với chúng sinh. Vì thế, tôi tin rằng các điểm vi tế mà họ đã nhận thấy và diễn tả xuất phát từ lòng từ bi, từ cảm thứcvề bổn phận phải chia sẻ với người khác điều mà chính họ đã thực hiện và diễn tả. Tôi chắc rằng họ không viết về đề tài ấy chỉ vì ý thích muốnthêm vào những điều lầm lẫn !
Nữ tu Eileen : Thưa Đức ngài, thật là một đặc ân lớn được gặp mặt Ngài nơi đây. Câu hỏi của tôi liên quan đến một điểm có lẽ tạo nên sự khác biệt trong truyền thống của chúng tôi. Một trong những cách để chúng tôi biết Đức Giêsu là hiểu thấu đáo con người lịch sử. Mộttrong những sứ mạng của Đức Giêsu là biến đổi tương quan giữa chúng tôivới Thiên Chúa để đưa tương quan đó từ sự sợ hãi hoặc thuần túy lý thuyết sang mối liên kết của tình yêu và sự thân mật. Là các Kitô hữu chúng tôi tin vào Đức Kitô Phục sinh, và Đức Kitô sống mãi giữa chúng tôi. Chúng tôi tin rằng chúng tôi có thể thực hiện kinh nghiệm về Đức Kitô đang ở giữa chúng tôi và đấy là một kinh nghiệm cá nhân của tình yêu và lòng sùng tín. Với việc đào sâu sự hành đạo, lòng sùng tín Đức Kitô được đào sâu. Đó là lý do nhiều người chúng tôi thực hiện việc tĩnhtâm thiền định. Trước tiên, kinh nghiệm này bắt đầu như bất cứ mối quanhệ nhân bản nào : chúng tôi cố gắng hiểu người ấy. Ban đầu, chúng tôi coi người ấy như một đối tượng. Cho dù chúng tôi thán phục người ấy. Kế đó sự hiểu biết của chúng tôi từ từ vượt qua nhân cách thuần túy bên ngoài để đạt tới nhân vị sâu xa của Đức Kitô. Sau cùng, chúng tôi được mời gọi kết hợp ý thức mình với ý thức Đức Kitô. Đối với các Kitô hữu, cuộc hành trình tâm linh này rất cá nhân và riêng tư. Ngài thấy có điều gì tương tự trong Phật giáo không ?
Đức Đạt Lai Lạt Ma : Chắc chắn có một sự tương đồng trong sự thực hành Phật giáo. Như tôi đã nêu rõ, trong Phật giáo cũng như trong bối cảnh Kitô giáo điều quan trọng là sự thực hành tâm linh của mỗi người phải cắm rễ trong niềm tin và sự trông cậy vào một mục tiêu duy nhất, mà người ta phó thác đầy đủ và trọn vẹn cho đối tượng củasự an trú vì lợi ích tâm linh. Trong Phật giáo, sự hành đạo phải dựa trên sự an trú trong Tam Bảo – Phật, Pháp, Tăng và nhất là trong Đức Phật. Trong mối quan hệ ấy không chỉ định hướng cho mình, các bạn còn phải tự đặt mình dưới sự dẫn dắt soi sáng của Đức Phật với lòng trông cậy – vì Đức Phật là Đấng giác ngộ viên mãn, đồng thời các bạn mong ước cũng thực hiện cho chính mình trạng thái toàn giác. Hành động tìm an trútrong Đức Phật do vậy bao gồm nhiều phương diện. Đôi khi, người ta cũngdùng từ ngữ “đạt đến tình trạng bất phân ly” với Đức Phật. Đúng ra người ta muốn nhấn mạnh rằng các bạn đã đạt đến một giai đoạn trong đó các bạn giống với một vị Phật, một vị Toàn giác. Vậy sự thân mật ấy hiệnhữu rất rõ trong mối quan hệ.
Cha Laurence : Thưa Đức ngài, tôi nghĩ rằng, chúng takhông có ý định tạo nên một tôn giáo duy nhất, mặc dù chúng ta đang khám phá một sự thống nhất sâu xa. Và ở đâu có sự thống nhất, ở đấy có sự khác biệt. Như thế, theo lời ngài vừa nói, người Phật tử nắm vững sự an trú trong Đức Phật. Đức Phật là thầy của người ấy. Kitô hữu đi theo Đức Giêsu, và cũng như người Phật tử, người đó tận hiến cho người thầy đặc biệt. Tôi cho rằng những điểm khác nhau nằm ở chỗ chúng ta hiểu và mô tả bản chất của Đức Phật và của Chúa Giêsu như thế nào.
Ngoài ra, trong sự hành đạo, những phương pháp dùng để theo đạo tâm linh hoặc trở thành môn đệ bao gồm nhiều điểm tương đồng. Ví dụ như Đức Giêsu nói với chúng ta để theo Ngài, cần phải bỏ cáitôi của mình. Vả lại bản thân tôi, tôi đã tìm thấy trong Phật giáo một minh triết trong sáng và lớn lao để hiểu biết ý nghĩa của việc từ bỏ cáitôi, vượt qua sự ích kỷ. Tôi cũng tìm thấy minh triết ấy khi Đức Giêsu yêu cầu chúng tôi phải yêu thương lẫn nhau và yêu thương kẻ thù của mình. Lời trình bày của ngài sáng nay khám phá một cách tuyệt vời phươngthế để điều ấy vận hành theo quan điểm Phật giáo.
Trong cuốn phim chúng tôi chiếu hôm qua, chúng tôi đãthấy ngài đang lắp ráp một chiếc đồng hồ ở Dharamsala. Đôi khi tôi có cảm tưởng, nhờ có Phật giáo mình biết được đồng hồ chạy như thế nào. Nóithế để thấy rằng dù là Phật tử hay Kitô hữu, tất cả chúng ta đều phải đương đầu với thời gian và ý nghĩa của nó. Không dễ dàng gì để diễn tả thời gian bằng ngôn ngữ. Ngài nghĩ gì về hình ảnh ấy để giúp chúng tôi hiểu được tương quan giữa các tôn giáo khác nhau ? Nói cho cùng điều tôicho là chủ yếu là hiểu rõ bằng cách nào Phật giáo và Kitô giáo đối thoại với nhau, và ngày hôm nay hiểu được nhau. Bởi lẽ sự gặp gỡ của haitruyền thống ấy rất quan trọng đối với thế giới.
Đức Đạt Lai Lạt Ma : Để đạt đến một cuộc đối thoại cóý nghĩa, nói cách khác làm phong phú cả hai truyền thống, tôi nghĩ rằngchúng ta cần phải khởi sự từ căn bản là nhận biết rõ ràng sự khác biệt trong nhân loại : những tâm lý, những lợi ích, những xu hướng tâm linh khác nhau của các dân tộc trên thế giới. Ví dụ như, đối với nhiều người,các truyền thống Kitô giáo đặt nền tảng trên đức tin vào một Đấng Tạo Hóa có hiệu quả lớn nhất trên đời sống đạo đức của họ và cổ động họ mạnhmẽ để họ hành động một cách đạo đức và lành mạnh. Nhưng điều này không đúng với tất cả mọi người. Truyền thống Phật giáo dù không nhấn mạnh đếnniềm tin vào một Đấng Tạo Hóa có lẽ sẽ công hiệu hơn đối với những người khác. Trong truyền thống Phật giáo, người ta nhấn mạnh trên ý nghĩa của trách nhiệm cá nhân hơn là trên một hữu thể siêu việt.
Một điều cũng rất quan trọng là thừa nhận hai truyền thống cùng chia sẻ một mục đích chung sản sinh ra một con người hoàn hảo: một con người viên mãn, chín muồi về tâm linh, tốt lành và quảng đại.Một khi hai điểm đó được thừa nhận – cộng đoàn có mục đích và sự thừa nhận rõ ràng con người có những xu hướng khác nhau – tôi nghĩ rằng chúngta có được một căn bản vững vàng để đối thoại. Luôn luôn với các xác tín ấy, hai tiền đề chủ yếu ấy mà tôi tham gia cuộc đối thoại với những truyền thống khác.
Cha Laurence : Tôi cảm thấy một chân lý sáng ngời trong ý tưởng rằng thiên hướng cá nhân của một người điều kiện hóa hành trình tâm linh của người ấy. Nhưng trong trường hợp này một truyền thốngcòn có thể cho rằng mình nắm giữ một nhận thức tuyệt đối về chân lý không ? Về phần tôi, chúng tôi đang khám phá những hàm ngụ trong những điều Đức ngài vừa nói. Điều này, dường như tạo nên một giai đoạn rất hiện đại và có lẽ tất yếu đối với lịch sử tiến hóa của tôn giáo. Nhưng chẳng giống chút nào với điều mà các tôn giáo ngày xưa đã nói !
Đức Đạt Lai Lạt Ma : Tôi còn nói rằng ngay cả chân lýkhông nhất thiết chỉ có một phương diện, mà chúng ta có thể có một quanniệm đa chiều kích về tâm lý. Đặc biệt đó là quan điểm của hệ thống triết học madhyamaka, trong đó chính khái niệm chân lý mặc một chiều kích tương đối. Nó chỉ tồn tại trong tương quan với sai lầm và chỉ trongtương quan với một nhận thức khác, mà một sự vật được coi là thật. Nhưng khi yêu cầu chấp nhận một ý niệm chân lý phi thời gian và vĩnh cữu, tước bỏ hết mọi khuôn khổ dùng để quy chiếu thì điều ấy sẽ rất mơ hồ.
Chúng ta hãy lấy ví dụ trường hợp lời giáo huấn của Đức Phật ở các hoàn cảnh khác nhau, mà mới nhìn qua, một số giáo huấn cóthể tạo ấn tượng mâu thuẫn. Ví dụ, những lời giáo huấn của Đức Phật về ngã vị hay cái tôi (atman) rao giảng cho những ai có xu hướng mạnh mẽ muốn khẳng định hiện hữu của cái tôi, đối lập với lời giáo huấn nền tảngvề vô-ngã (anatman). Và ngay cả học thuyết vô ngã – học thuyết về sự không hiện hữu của linh hồn hay ngã vị cá nhân – mà Đức Phật đã giảng dạy cho các môn đệ những trường phái triết học thấp hơn, như các hệ thống vaibhashika và sautrantika, phải được xem như chân thật. Đó là chân lý bởi vì có tính đến nhận thức và sự lãnh hội của quần chúng ở mộtthời đại, trong một môi trường và bối cảnh đã có sẵn. Phải hiểu khái niệm chân lý trong Phật giáo là như thế. Một trường phái triết học cao hơn, như trường phái madhyamaka, đáp lại rằng phát biểu ấy trái với lý trí và quan điểm về vô ngã (anatman) không phải là chân lý tối hậu và trọn vẹn. Tuy nhiên, trường phái madhyamaka không vượt qua giai đoạn kế tiếp để nói Đức Phật đã giảng dạy sai lầm. Chính họ cũng công nhận phát biểu là đúng bởi vì nó đúng trong những giới hạn của bối cảnh và tình huống đặc thù đó.
Tất cả điều đó đã hẳn rất phức tạp !
Để tóm tắt tất cả cuộc bàn luận này, tôi nghĩ giữa truyền thống Kitô giáo và Phật giáo, có một mối đồng quy đặc biệt và mộttiềm năng làm phong phú cho nhau qua đối thoại, nhất là trong các lãnh vực đạo đức và thực hành tâm linh – như thực hành lòng từ bi, tình thương yêu, sự trầm tư và lòng độ lượng. Tôi cũng nghĩ cuộc đối thoại này có thể đi rất xa và đạt đến một trình độ hiểu biết sâu xa. Về cuộc đối thoại triết học hay siêu hình học, tôi nghĩ chúng ta phải tạ từ. Mọiquan điểm Phật giáo về thế giới dựa trên lập trường triết học là nguyêntắc nhân duyên sinh, theo đó mọi sự vật hay biến cố là sản phẩm thuần túy của những tác động hỗ tương của các nguyên nhân và điều kiện. Trong quan điểm về thế giới đó, hầu như không thể dành một chỗ cho chân lý phithời gian, vĩnh cửu và tuyệt đối. Cũng không thể đưa vào đó ý niệm Thiên Chúa Sáng tạo. Tương phản lại, đối với một Kitô hữu mà mọi quan niệm siêu hình về thế giới có nền tảng trên niềm tin vào sự Sáng tạo và vào một Thiên Chúa Tạo hóa, người ấy không thể điều hòa với ý tưởng mọi vật hay biến cố sinh ra từ tác động hỗ tương của nhân và duyên. Như thế,ở bình diện siêu hình từ một điểm nào đó, sự đối thoại trở thành nan giải và hai truyền thống trở thành trái ngược nhau.
Tuy nhiên, tôi nghĩ cuộc đối thoại có thể động viên một sự hiểu biết tốt hơn và sự kính trọng lẫn nhau trong những lãnh vực đạo đức, hạnh kiểm cá nhân và cả siêu hình – nói cách khác, trong những lãnh vực mà người ta gặp nhiều sự tương đồng và phù hợp cũng như trong những lãnh vực có sự dị biệt và khác nhau. Người ta dễ dàng nhận thấy rằng trong lãnh vực đạo đức và thái độ cá nhân vốn có nhiều sự tương đồng và giống nhau có thể làm phong phú cuộc đối thoại và dẫn tới một sựhiểu biết tốt hơn và lòng kính trọng nhau. Cả trong lãnh vực siêu hình vốn có những bất đồng căn bản, đối thoại cho phép vượt qua những sự khácbiệt bằng cách thừa nhận khác biệt vẫn hiện hữu nhưng đánh giá nền tảngchung của chúng về mục tiêu và về hiệu quả. Trong khi về mặt siêu hình,quan điểm của Kitô giáo và Phật giáo rất xa nhau, những quan điểm ấy vẫn có thể đóng góp cho nhau để tạo những con người tốt như nhau, chín muồi về mặt tâm linh và lành mạnh về mặt đạo đức. Bởi thế những sự khác nhau ấy không thể chia rẽ chúng ta.
Nữ tu Eileen : Tôi nghĩ câu hỏi của tôi đơn giản thôi… Nếu người ta có thể sắp xếp để Đức ngài và Đức Giêsu gặp nhau, ngài có vui lòng không ? Ngài sẽ đặt câu hỏi nào hoặc thích tranh luận điều gì với Đức Giêsu ?
Đức Đạt Lai Lạt Ma : Là một Phật tử có đối tượng quy ychính là Đức Phật, nếu được gặp một người như Đức Giêsu Kitô mà cuộc đời trên bình diện tâm linh thể hiện rõ ràng một ảnh hưởng đối với nhiềutriệu người, đem lại cho họ sự giải thoát và đoạn trừ đau khổ – hẳn ĐứcGiêsu khơi dậy trong lòng tôi một niềm kính trọng sâu xa như đối với một Đấng Toàn giác hay một Bồ Tát.
Nữ tu Eileen : Đức ngài sẽ đặt cho Đức Giêsu những câu hỏi nào ?
ĐứcĐạt Lai Lạt Ma : Câu hỏi đầu tiên sẽ là “Chúa có thể diễn tả bản chất của ngôi Cha ?” Bởi lẽ sự khiếm khuyết trong nhận thức của chúng ta về bản tính thật sự của Cha dẫn chúng ta đến bao nhiêu là lầm lẫn ở cõi đờinày !
Nữ tu Eileen : Thật ra, ngày nay, chúng tôi nghĩ ngôi Cha vừa là Cha vừa là Mẹ !
Cha Laurence : Có lẽ Đức Mẹ Maria cũng phải tham gia cuộc bàn cãi này.
Đức Đạt Lai Lạt Ma : Cứ mỗi lần tôi được nhìn thấy hình ảnh của Đức Mẹ Maria, tôi tự nhủ Mẹ thể hiện lòng yêu thương và lòng từ bi. Mẹ là biểu tượng của tình yêu. Trong các ảnh tượng của Phật giáo, nữ thần Tara có một vị trí tương tự.
Ajahn Amarao : Không biết tôi có nên đặt một câu hỏi về siêu hình… Nhưng vì chúng ta đã nói về bất đồng trong hai truyền thống của chúng ta, với tư cách một người Phương Tây, tôi luôn luôn thấykhó khăn phải chấp nhận tính độc nhất của Đức Giêsu Kitô, tức là nhìn nơi Đức Giêsu một con người riêng biệt, khác hẳn mọi người khác đã đến thế gian này. Ngài có những suy nghĩ gì về vấn đề này muốn chia sẻ với chúng tôi, bởi lẽ ý tưởng ấy xuyên suốt mọi kinh điển Kitô giáo. Quan điểm của ngài như thế nào về bản tính độc nhất, đặc biệt của Đức Giêsu.
Đức Đạt Lai Lạt Ma : Nếu bạn hỏi một Kitô hữu hành đạo phải biết khẳng định tính độc nhất của Đức Giêsu Kitô như thế nào, câu trả lời của tôi là không có sự chọn lựa nào ngoài sự tín thác vào quyền bính của các giáo phụ xưa kia. Nhưng khi bạn hỏi ý kiến của riêng tôi, tôi sẽ dẫn lại những lời trước đây đã nói. Đối với tôi, một người Phật tử, Đức Giêsu Kitô hoặc là một Đấng toàn giác hoặc là một vị Bồ Tátđã thể nghiệm tâm linh cao độ.
Giai thoại sau đây mặc dù không trực tiếp đến câu hỏiliên quan của bạn, nhưng tôi muốn kể ra đây cuộc hành hương của tôi đếnLộ Đức (Lourdes) năm rồi. Đứng trước hang động, tôi đã cảm nhận một điều rất đặc biệt. Tôi đã cảm thấy sự rung động tâm linh, một thứ hiện diện tâm linh và kế đó, trước tượng thánh, tôi đã cầu nguyện. Tôi đã nóilên niềm thán phục tôi cảm nhận đối với nơi thánh ấy, nơi từ lâu là nguồn suối hưng phấn và sức mạnh đã đem lại sự an ủi, ủy lạo và chữa trịtâm linh cho hàng triệu con người. Tôi đã cầu nguyện cho điều đó còn tiếp tục dài lâu. Như thế lời cầu nguyện của tôi không hướng về một đối tượng xác định rõ ràng, Phật, Chúa hay một vị Bồ Tát mà đơn giản hướng đến những vị vĩ nhân được phú bẩm một lòng từ bi vô hạn hướng về tất cả chúng sinh.
Cha Laurence : Tôi có một câu hỏi đặt ra cho Đức ngàido một nhóm thảo luận đầu giờ chiều xung quanh bài trình bày của ngài. Câu hỏi xoay quanh sự đau khổ trong đó có những loại đau khổ vượt qua được, và những loại khác thì không ? Ngài có thể nói cho chúng tôi biết theo kinh nghiệm của ngài, ngài phân biệt chúng bằng cách nào ?
Đức Đạt Lai Lạt Ma : Tôi nghĩ điều ấy khá hiển nhiên.Khi đối diện với một vấn đề, bạn làm hết sức mình để chế ngự nó nhưng sau cùng, bạn thấy vấn đề vẫn còn đó, thế là không thể vượt qua được. Trong loại phân biệt này, người ta không bắt đầu bằng một sự phân tích sáng suốt cho phép bạn xác định xem một đau khổ đặc thù nào đó có thể được chế ngự hay không. Người ta không làm theo cách đó.
Cha Laurence : Cám ơn ngài. Giờ đây tôi xin đặt ra bốn câu hỏi rất đơn giản. Không chỉ là những câu hỏi ngắn nhất trong ngày mà còn là khó nhất. Tôi sắp nói đây. Cái gì tái sinh ? Cái gì là thần thiêng trong chúng ta, ngay lúc này ? Cái gì xảy ra sau khi chết ? Ýthức của chúng ta có tạo nên thực tại của chúng ta không ?
Đức Đạt Lai Lạt Ma : Trước tiên, tôi muốn trả lời câuhỏi sau cùng. Những kinh nghiệm cá nhân về đau đớn, thống khổ, khoái lạc và hạnh phúc cho tới một điểm nào đó thường là những sáng tạo của tinh thần chúng ta. Thật vậy, nhiều kinh nghiệm về loại này đã do ý thứccủa chúng ta tạo ra : nhưng từ đó mà nói rằng thực tại là một kiến trúccủa tinh thần thì không, đó là khẳng định một sự việc hoàn toàn khác. Trong Phật giáo, một số trường phái chủ trương quan điểm ấy, nhưng còn có những quan điểm khác. Theo quan điểm thế giới của hệ thống madhyamaka, và tôi theo quan điểm này, ý niệm mọi vật đều do ý thức tạo ra không thể chấp nhận được.
Đến lúc này, Đức ngài mỉm cười, yêu cầu mỗi thành viên trong nhóm thảo luận – Ajahn Amarao, Cha Laurence và Nữ tu Eileen –trả lời ba câu hỏi còn lại : Cái gì sẽ tái sinh? Cái gì là thần thiêngtrong chúng ta? Cái gì xảy ra sau khi chết?
Ajahn Amarao : Cái gì sẽ tái sinh ? Theo quan điểm Phật giáo Theravada, không có một quan điểm lý thuyết được thiết lập. Đức Phật đã mô tả quá trình tái sinh rất rõ ràng, nhưng ngài cũng nói mọi nhận biết đều dựa trên kinh nghiệm cá nhân. Thế nên, khi Đức Phật nói về ý tưởng của sự chết và sự tái sinh trong một kiếp sống khác, ngàiđã vạch nó ra như một tấm bản đồ. Nó không được chuyển giao cho chúng ta như một đồ vật mà mọi cá nhân chúng ta phải tin nhưng đúng hơn như một lược đồ có thể giúp chúng ta lưu tâm đến kinh nghiệm thực tế của mình.
Nhìn chung, chính những tập quán của chúng ta tái sinh. Đó là yếu tính của sự đầu thai. Tất cả những gì tâm thức bám víu đi tái sinh : điều mà chúng ta yêu, ghét, sợ hãi, tôn thờ và điều mà chúng ta có ý kiến về nó. Sự đồng hóa của chúng ta với những khía cạnh này của tâm thức tạo ra một động lực lôi kéo tâm thức. Sự trói buộc này giống như một cái bánh trớn. Chấm dứt tái sinh là sự giác ngộ, một sự dứt bỏ ràng buộc trọn vẹn và không đồng hóa mình với những tư tưởng, tình cảm, nhận thức, cảm giác vật lý và các ý tưởng. Đến độ khi chúng tanói thoát khỏi sinh, tử, chấm dứt sự tái sinh, điều ấy có nghĩa là giácngộ quả thật là điều kiện tự nhiên của tâm thức khi tâm thức không bị một đối tượng bên ngoài hoặc bên trong nó làm giao động, đồng hóa hay hấp thụ.
Trong chúng ta, cái gì đồng nhất hóa với các đối tượng, cái đó tái sinh từ kiếp này qua kiếp khác. Hoặc giả trong trường hợp một vị Bồ Tát theo truyền thống đại thừa – hơi khác với truyền thốngcủa tôi ; mong rằng các vị theo truyền thống Bắc tông đính chính dùm nếu tôi sai lầm – vị Bồ Tát nam hay nữ ấy chọn tái sinh duy chỉ bởi lòngtừ bi, vì lợi ích của chúng sinh. Thông thường đối với phần lớn con người, quá trình tái sinh xảy đến do bất ngờ mà không do ý chí. Nhưng những điều kiện của sự tái sinh không kiểm soát đó được quyết định bởi điều người ta bám víu. Vậy nếu một vị Bồ Tát sinh ra một cách tự tại là do hành động thủ đắc hoàn toàn tự tại đối với sự vật. Ví dụ giờ đây tôi có thể lấy tờ giấy và giữ nó, nhưng sự nắm giữ ấy có thể được thực hiện một cách bình thản. Hoặc tôi có thể chộp lấy tờ giấy và nói : “Đây là tờgiấy của tôi !” Trong trường hợp này, có sự đồng hóa và tính sở hữu ; đó là sự nắm giữ mù quáng. Sự tái sinh có thể đến một cách đơn giản, mặclấy một thân xác và thủ đắc không trói buộc, bám víu: một vị Bồ Tát mặc lấy một thân xác và một cuộc sống nhân loại theo cách đó. Tôi nói hơi nhiều, nhưng tôi không thể nói ngắn gọn hơn !
Cha Laurence : Cái gì là thần thiêng trong chúng ta ngay lúc này ? Tôi sẽ chia sẻ câu hỏi này với nữ tu Eileen để chỉ ra rằng chính các Kitô hữu cũng có những cách tiếp cận khác nhau. Tôi nghĩ rằng sự thần thiêng chính là nguồn gốc của chúng ta. Thánh Phao-lô diễn tả Thiên Chúa như nguồn gốc, người dẫn đường và mục đích của mọi sự hữu.Thánh nhân cũng có nói trong thư gởi tín hữu Ê-phê-sô Thiên Chúa đã biết chúng ta và đã chọn chúng ta – mỗi con người đặc thù –trước khi trời đất bắt đầu. Thiên Chúa là nguyên ủy của thời gian và không gian, của sáng tạo và của vũ trụ – tất cả đều hiện hữu trong mầu nhiệm Thiên Chúa. Vậy thì, chúng ta đang hiện hữu vĩnh hằng trong mầu nhiệm của Thiên Chúa. Chúng ta được biểu lộ, tồn tại, xuất phát từ bản chất Thiên Chúa là Đấng biểu lộ và yêu thương. Tôi nghĩ rằng điều thánh thiêng trong chúng ta là suối nguồn, là gốc gác của chúng ta. Chúng ta luôn luôn là một với nguồn gốc của chúng ta. Mọi vật có sự hiện hữu luôn luônlà một với nguồn gốc của mình. Đó là sự thánh thiện và là thần tính củachúng ta. Đó là mục tiêu của chúng ta. Cuộc hành trình của chúng ta từ suối nguồn đến mục tiêu – chúng cũng cùng một nơi, một điểm – là cuộc hành trình mà chúng ta đang thực hiện trong giây phút này. Đó là cuộc hành trình của sự giải thoát hay giác ngộ.
Nữ tu Eileen : Giáo huấn Kitô giáo vẫn luôn luôn chủ trương chúng ta được tạo thành theo hình ảnh của Thiên Chúa, chúng ta lànhững đền thờ của Thánh Linh và luôn kết hợp làm một với Thiên Chúa. Nhưng điều kiện nhân loại làm cho chúng ta không cảm thấy điều đó trọn vẹn bởi lẽ chúng ta còn bị giam hãm trong tâm thức và cơ cấu của chúng ta. Chính vì thế, chúng ta tĩnh tâm thiền định và theo đuổi việc thực hành tâm linh để có thể quay về với điều mà Phật giáo Thiền Tông gọi là “bản lai diện mục” của chúng ta, và với kinh nghiệm uyên nguyên về hữu thể mà chúng ta là tạo vật đã được dành sẵn. Và như ngài đã nói, thưa Đức ngài, điều đó không có nghĩa là đánh mất căn tính mà là kinh nghiệm hợp nhất với Thiên Chúa.
Cha Laurence : Chúng ta giờ đây sẽ thắp nến để chuẩn bị việc tĩnh tâm, thiền định.
Mở đầu việc hát kinh và tĩnh tâm, thiền định, Đức ĐạtLai Lạt Ma và các đại diện của cộng đoàn thắp sáng năm cây nến dấu chỉ sự hòa đồng tôn giáo. Động tác này được lập lại mỗi ngày. Mặc dù bằng sựkhiêm cung, đơn giản tột độ và được thực hiện không chút khoa trương hay với nghi lễ long trọng, việc đốt nến được chính cuộc đời ngài làm cho sống động, một cuộc đời nằm ở khoảng giữa sự ngẫu hứng và nghi thức quen thuộc nhất. Động tác ấy mặc một tính chất linh thánh bởi lẽ mọi nềnvăn hóa và mọi tôn giáo mà người ta biết được đều luôn luôn nhìn ánh sáng và đặc biệt ngọn lửa với niềm sợ hãi và tôn kính. Tuy nhiên, trong trường hợp này chính vì không có khuôn khổ nghi thức định trước và vì các ngọn nến có khi không đứng thẳng hoặc cháy mãi, cho nên giây phút tỏa sáng ngắn ngủi này, không hoàn hảo nhưng xúc động bởi sự tự nhiên vànhân tính lại giữ được tính chất tự phát của cuộc hội thảo.
Khi ngài yên vị trên chiếc ghế đặt ở giữa bục giảng, người ta giảm bớt ánh sáng trong phòng. Ngài gấp và tém gọn những vạt áocà sa, chọn tư thế để định thân, lấy xâu chuỗi ngọc ra, mắt nhắm lại vàbắt đầu cầu nguyện. Trong cử tọa, những ai có một người mẹ hay người bàcông giáo, đều ngạc nhiên nhận thấy những sự chuẩn bị nho nhỏ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhất là cách thức hoàn toàn quen thuộc, nhẹ nhàng, thoảimái và dịu dàng khi lần chuỗi ngọc, dường như vượt qua mọi phân chia văn hóa và ngôn ngữ. Lời kinh kệ vang lên dù không phải kinh Kính Mừng Maria của chuỗi Mân Côi nhưng sự tôn kính khi đọc tụng, lúc lắng nghe thì hoàn toàn giống nhau. Lời kinh kệ như sau :
Coi tất cả chúng sinh
Còn hơn cả viên ngọc như ý
Để thành tựu mục tiêu cao cả nhất,
Ước gì chúng sinh mãi mãi là cái mà tôi yêu quý nhất.
Khi tôi sống giữa người khác
Tôi luôn luôn coi mình như bé mọn nhất.
Và trong thẳm sâu của trái tim tôi
Tôi luôn luôn xử sự với họ như những người thân yêu và ở trên tất cả
Cảnh giác, đúng lúc xuất hiện như một bức màn che làm cho người khác và chính tôi gặp nguy hiểm,
Tôi sẽ tiến tới và gạt bức màn ra
Không chậm trễ.
Khi tôi nhìn thấy những người có bản chất dữ tợn
Bị những hành vi bạo lực tiêu cực và sự đau khổ đè bẹp,
Những con người họa hiếm đó sẽ quý giá cho tôi,
Như thể tôi đã tìm thấy một kho tàng quý giá.
Khi người khác vì ganh ghét, đối xử với tôi bằng bạo lực.
Nhục mạ tôi hoặc gây cho tôi nỗi đau khác,
Tôi chấp nhận sự thất bại
Và dâng sự thành công cho những người khác.
Khi một người mà tôi đã làm điều tốt cho
Một người mà tôi đã hy vọng rất nhiều
Làm cho tôi đau đớn ê chề.
Tôi sẽ xem người ấy như người bạn tâm linh thánh thiện
của tôi.
Tóm lại, vừa trực tiếp vừa gián tiếp, tôi dâng
Mọi lợi lạc và hạnh phúc cho tất cả chúng sinh, các người
mẹ tôi :
Tôi có thể âm thầm hứng chịu
Mọi hành vi xấu xa và đau khổ của họ.
Ước gì họ không bị các ý niệm làm vấy bẩn
Các ý niệm của tám mối lo âu trần tục.
Và ý thức rằng mọi sự là huyễn hóa.
Ước gì bằng sự buông bỏ, họ được giải thoát khỏi mọi
phiền trược.