Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02. Đức Phật thuyết giảng về Vô Ngã

15/04/201214:23(Xem: 7768)
02. Đức Phật thuyết giảng về Vô Ngã
KHỔ ĐAU PHÁT SINH VÀ VẬN HÀNH NHƯ THẾ NÀO
Hoang Phong biên soạn và dịch
Nhà xuất bản Phương Đông 2012

ĐỨC PHẬT THUYẾT GIẢNG VỀ VÔ NGÃ

Kinh Anattalakkhana-sutta và Kinh Samyuktagamasutra
Hoang Phong


haibaiphapdautien-3Vô Ngãlà một khái niệm chủ yếu của Phật giáo và cũng là một trong những khái niệm khónắm bắt nhất. Đức Phật không hề chủ trương và cũng không tham gia tranh biện vềcác vấn đề siêu hình, thế nhưng ngay sau bài thuyết giảng đầu tiên làm nòng cốtcho toàn bộ Đạo Pháp là Tứ Diệu Đế, Ngài đã không do dự chút nào khi nêu lênkhái niệm về Vô Ngã.

Thật vậy, lúc đó ngoài năm người đệtử đầu tiên vừa được nghe giảng về Tứ Diệu Đế thì chưa có ai biết đến Đạo Phápcủa Đức Phật là gì. Trong bối cảnh tín ngưỡng thời bấy giờ hầu hết mọi người đềutin vào một thứ linh hồn trường tồn và bất biến (jiva, atman...) hiện hữu bên trong mỗi cá thể và một thứ đại linh hồnhay cái Ngã Tối Thượng (Paramatman,Brahma...) bên ngoài nhân dạng con người và thuộc một nơi nào đó trong vũtrụ.

Đối với Đức Phật thì tất cả mọi hiệntượng đều không ngừng hình thành, không có một ngoại lệ nào cả, vì thế chúng khônghàm chứa bất cứ một thực thể cố định hay bất biến nào. Đức Phật chỉ chấp nhận mộtcái tôi như là một ảo giác do tâm thức tạo dựng, cái tôi đó chỉ có giá trị trênphương diện quy ước. Ngài giảng rằng sự nắm bắt một cái tôi hay cái ngã chỉ làcách đồng hóa những cấu hợp (ngũ uẩn) tạm thời tạo ra một cá thể, như là một"cái tôi" vững bền để bám víu vào đấy. Sự bám víu đó chính là nguyênnhân mang lại khổ đau và buộc chặt chúng ta trong cõi luân hồi.

Đức Phật thuyết giảng về vô ngãtrong rất nhiều bản kinh khác nhau. Thế nhưng tựu trung thì có hai cách giảngchính : cách thứ nhất là đả phá các ý nghĩ sai lầm cho rằng "cái ấy của Tôi","Tôi là cái ấy", "cái ấy là cái Ngã của Tôi"..., cách thứhai là bác bỏ ý nghĩ cho rằng một cấu hợp hay một tổng thể gồm nhiều cấu hợp làcái Ngã. Đối với cách giảng thứ nhất Đức Phật liên kết vô ngã với khái niệm về nămthứ cấu hợp tạo ra cá thể con người gọi là ngũ uẩn ; khi thuyết giảng theo cáchthứ hai thì Đức Phật liên kết vô ngã với khái niệm về mười hai mối dây kết nối gọilà thập nhị nhân duyên.

Một cách tổng quát, khi muốn tìm hiểumột khái niệm nào đó thì nên đặt nó vào bối cảnh toàn bộ của Đạo Pháp, đấy là cáchgiúp chúng ta nhìn thấy chính xác hơn vị trí và vai trò của khái niệm ấy liên hệvới các khái niệm khác trong giáo lý như thế nào. Hơn nữa một tầm nhìn bao quátsẽ giúp chúng ta quán nhận được toàn bộ các khái niệm trong Đạo Pháp một cách mạchlạc hơn, và khi đã quen với cách quán nhận ấy thì sự hiểu biết cũng sẽ trở nên trựctiếp hơn, không cần mỗi lần phải nhờ đến lý luận và sự phân tích. Thật vậy mộtsự hiểu biết rời rạc có thể mang lại sự hoang mang, hời hợt hoặc gượng ép.

Sau đây là hai bản Kinh ngắn ghi lạinhững lời thuyết giảng của Đức Phật tiêu biểu cho hai cách thuyết giảng trên đây.

I- Kinh Anattalakkhana-sutta
(Kinh Vô Ngã Tướng)

mohan-wijayaratna(BảnViệt dịch dưới đây dựa vào bản tiếng Pháp do Môhan Wijayaratna dịch từ tiếngPali (Sermons du Bouddha, Cerf, 1988,tr.123-126). Bản gốc trong Tương Ưng Bộ Kinh - Samyutta-nikaya, ed.PTS, 1888-1902, III, 66-67 ; Vinayapitaka, ed. PTS, 1879-1883, I, 13-14). Bảnkinh này được xem là bản Kinh thứ hai sau Tứ Diệu Đế, được Đức Phật thuyết giảngcho những đệ tử đầu tiên là năm anh em Kiều Trần Như.

"Tôi từng được nghe như thếnày.

Một lần Đấng Thế Tôn ngụ tại vườn LộcUyển (Mrgadava), trong khu rừng Tiên Uyển (Isipatana), gần thành Ba-la-nại(Benares) [...]. Đấng Thế Tôn cất lời và nói với năm vị tỳ kheo như sau:

"Này các tỳ kheo, hình tướng (thân xác)không phải là cái Ngã (theo định nghĩa thông thường thì cái ngãhay atmancó thể hiểu như là 'linh hồn').Nếu như hình tướng đúng thật là cái Ngã, này các tỳ kheo, thì hình tướng đâu phảigánh chịu bệnh tật (cái ngãđược định nghĩa như một thứ gì bất biến và trường tồn, thế nhưng thân xácphải gánh chịu bệnh tật, thân xác vì thế không phải là cái ngã), và đối với thân xác thì người ta có thể bảo rằng :"Đối với tôi thì thân xác của tôi [chỉ có thể] như thế này mà không thểnhư thế khác được" (nếu thân xác đúng là cái ngã thì nó khôngthể biến đổi để trở thành khác hơn). Trong khi đó, bởi vì thân xáckhông phải là cái Ngã [cho nên] thân xác phải gánh chịu bệnh tật (vô thường)và người ta sẽ không thể nào cóthể bảo rằng : "Đối với tôi thì thân xác của tôi [chỉ có thể] như thế nàymà không thể là như thế khác được".

"Nàycác tỳ kheo, giác cảm không phải là cái Ngã. Nếu như giác cảm đúng là cái Ngã, nàycác tỳ kheo, thì giác cảm đâu có phải gánh chịu bệnh tật (tức là các giác cảmlàm phát sinh sự đau đớn, thích thú hay trung hòa), và[như thế]đối với giác cảm người ta sẽ có thể bảo rằng : "Đối với tôi thìgiác cảm của tôi[chỉ có thể]như thế này mà không thể như là thế khác được".Trong khi đó, bởi vì giác cảm không phải là cái Ngã[cho nên]giác cảm phải gánhchịu bệnh tật và người ta sẽ không thể nào có thể bảo rằng : "Đối với tôithì giác cảm của tôi [chỉ có thể]nhưthế này mà không thể là như thế khác được".

"Nàycác tỳ kheo, sự nhận thức không phải là cái Ngã. Nếu như sự nhận thức, này cáctỳ kheo, đúng là cái Ngã thì sự nhận thức đâu có phải gánh chịu bệnh tật (sự lầm lẫn), và[như thế]đối với sự nhận thức người ta sẽ có thể bảo rằng: "Đối với tôi thì sự nhận thức của tôi [chỉcó thể] như thế này mà không thể như thế khác được". Trong khi đó, bởi vì sự nhận thức không phảilà cái Ngã[cho nên]sự nhận thức phải gánh chịu bệnh tật và đốivới sự nhận thức thì người ta sẽ không thể nào có thể bảo rằng: "Đối với tôi thì sự nhận thức của tôi [chỉcó thể]như thế này mà không thể lànhư thế khác được".

"Nàycác tỳ kheo, thói quen thường nhật không phải là cái Ngã. Nếu như thói quen thường nhật, này các tỳkheo, đúng là cái Ngã thì thói quen thường nhật đâu phải gánh chịu mọi thứ bệnhtật (tức là sự bámvíu biểu hiện của vô minh và sai lầm), và[như thế]đối với thói quen thường nhật người ta sẽ có thể bảo rằng : "Đối vớitôi thì thói quen thường nhật của tôi[chỉcó thể]như thế này mà không thể nhưthế khác được". Trong khi đó, bởivì thói quen thường nhật không phải là cái Ngã[cho nên]thói quen thường nhậtphải gánh chịu bệnh tật, và đối với thói quen thường nhật thì người ta sẽ khôngthểnàocó thể bảo rằng:"Đối với tôi thì thói quen thường nhật của tôi[chỉ có thể]như thế này màkhông thể là như thế khác được".

"Nàycác tỳ kheo, tri thức (consciousness)không phải là cái Ngã.Nếu như tri thức đúng là cái Ngã, này cáctỳ kheo, thì tri thức đâu có phải gánh chịu bệnh tật (những sự diễn đạtsai lầm), và [như thế]đối với tri thức người ta sẽ có thể bảo rằng :"Đối với tôi thì tri thức của tôi[chỉ có thể]như thế này màkhông thể như thế khác được". Trongkhi đó, bởi vì tri thức không phải là cái Ngã[cho nên]tri thức phải gánh chịubệnh tật và đối với tri thức người ta sẽ không thể nào có thể bảo rằng :"Đối với tôi thì tri thức của tôi[chỉcó thể]như thế này mà không thể lànhư thế khác được".

- Này, các tỳ kheo nghĩ thế nào? Hình tướngtrường tồn hay vô thường?

- Bạch Thế tôn, hình tướng là vô thường.

- Nếu một sự vật là vô thường thì nó là nhữnggì khổ đau hay hạnh phúc?

- Bạch Thế tôn, là những gì khổ đau.

- Vậy thì, nếu những gì vô thường là khổ đau,phải gánh chịu sự biến đổi, thì đối với những thứ ấy người ta có thể bảo rằng :"Đấy là cái của tôi, đấy chính là tôi, đấy là cái Ngã của tôi" haykhông ?

- Bạch Thế Tôn, nhất định là không.

- Này, các tỳ kheo nghĩ thế nào? Giác cảm trườngtồn hay vô thường?

- Bạch Thế Tôn, giác cảm là vô thường.

- Nếu một sự vật là vô thường thì nó là nhữnggì khổ đau hay hạnh phúc?

- Bạch Thế Tôn, là những gì khổ đau.

- Vậy thì, nếu những gì vô thường là khổ đau,phải gánh chịu sự biến đổi, thì đối với những thứ ấy người ta có thể bảo rằng :"Đấy là cái của tôi, đấy chính là tôi, đấy là cái Ngã của tôi" haykhông ?

- Bạch Thế Tôn, nhất định là không.

- Này, các tỳ kheo nghĩ thế nào? Sự nhận thức trường tồn hayvô thường?

- Bạch Thế Tôn, sự nhận thức là vô thường.

- Nếu một sự vật là vô thường thì đấy là khổ đau hay hạnhphúc?

- Bạch Thế Tôn, đấy là khổ đau.

- Vậy thì, nếu những gì vô thường là khổ đau,phải gánh chịu sự biến đổi, thì đối với những thứ ấy người ta có thể bảo rằng :"Đấy là cái của tôi, đấy chính là tôi, đấy là cái Ngã của tôi" haykhông ?

- Bạch Thế Tôn, nhất định là không.

- Này, các tỳ kheo nghĩ thế nào? Thói quen thường nhật trườngtồn hay vô thường?

- Bạch Thế Tôn, thói quen thường nhật là vô thường.

- Nếu một sự vật là vô thường thì đấy là khổ đau hay hạnhphúc ?

- Bạch Thế Tôn, đấy là khổ đau.

- Vậy thì, nếu những gì vô thường là khổ đau, phải gánh chịusự biến đổi, thì đối với những thứ ấy người ta có thể bảo rằng : "Đấy làcái của tôi, đấy chính là tôi, đấy là cái Ngã của tôi" hay không ?

- Bạch Thế Tôn, nhất định là không.

- Này, các tỳ kheo nghĩ thế nào? Tri thức trường tồn hay vôthường ?

- Bạch Thế Tôn, tri thức là vô thường.

- Nếu một sự vật là vô thường thì đấy là khổ đau hay hạnhphúc ?

- Bạch Thế Tôn, đấy là khổ đau.

- Vậy thì, nếu những gì vô thường là khổ đau, phải gánh chịusự biến đổi, thì đối với những thứ ấy người ta có thể bảo rằng : "Đấy làcái của tôi, đấy chính là tôi, đấy là cái Ngã của tôi" hay không ?

- Bạch Thế Tôn, nhất định là không.

"Tómlại, này các tỳ kheo, đối với bất cứ những gì là thân xác, dù thuộc vào quá khứ,tương lai hay hiện tại, thuộc nội tâm hay bên ngoài, thô thiển hay tinh tế, tầmthường hay tuyệt diệu, cách xa hay bên cạnh, thì phải nhìn chúng đúng như thế bằng cái trí tuệ không sai lầm để tựnhủ rằng: "Đấy không phải là củatôi, tôi không phải là các thứ ấy, chúng không phải là cái Ngã của tôi".

"Tómlại, này các tỳ kheo, đối với bất cứ những gì là giác cảm, dù thuộc vào quá khứ,tương lai hay hiện tại, thuộc nội tâm hay ngoại cảnh, thô thiển hay tinh tế, tầmthường hay tuyệt diệu, cách xa hay bên cạnh, thì phải nhìn chúng đúng như thế bằngcái trí tuệ không sai lầm để tự nhủ rằng : "Đấy không phải là của tôi, tôikhông phải là các thứ ấy, chúng không phải là cái Ngã của tôi".

"Tómlại, này các tỳ kheo, đối với bất cứ gì thuộc vào sự nhận thức, dù thuộc vàoquá khứ, tương lai hay hiện tại, nội tâm hay ngoại cảnh, thô thiển hay tinh tế,tầm thường hay tuyệt diệu, cách xa hay bên cạnh, thì phải nhìn chúng đúng nhưthế bằng cái trí tuệ không sai lầm để tự nhủ rằng : "Đấy không phải là củatôi, tôi không phải là các thứ ấy, chúng không phải là cái Ngã của tôi".

"Tómlại, này các tỳ kheo, bất cứ những gì là thói quen thường nhật, dù thuộc vàoquá khứ, tương lai hay hiện tại, nội tâm hay ngoại cảnh, thô thiển hay tinh tế,tầm thường hay tuyệt diệu, cách xa hay bên cạnh, thì phải nhìn chúng đúng nhưthế bằng cái trí tuệ không sai lầm để tự nhủ rằng : "Đấy không phải là củatôi, tôi không phải là các thứ ấy, chúng không phải là cái Ngã của tôi".

"Tómlại, này các tỳ kheo, bất cứ những gì là tri thức, dù thuộc vào quá khứ, tươnglai hay hiện tại, nội tâm hay ngoại cảnh, thô thiển hay tinh tế, tầm thường haytuyệt diệu, cách xa hay bên cạnh, thì phải nhìn chúng đúng như thế bằng cái trítuệ không sai lầm để tự nhủ rằng : "Đấy không phải là của tôi, tôi khôngphải là các thứ ấy, chúng không phải là cái Ngã của tôi".

"Nàycác tỳ kheo, nếu biết nhìn mọi sự vật bằng cách như thế thì một người đệ tử hiểubiết sẽ không còn bám víu vào thân xác, không con bám víu vào giác cảm, không cònbám víu vào sự nhận thức, không còn bám víu vào thói quen thường nhật, không cònbám víu vào tri thức. Khi loại bỏ được chúng thì sẽ không còn thèm khát nữa.Khi nào không còn bám víu nữa thì người đệ tử ấy cũng sẽ tự giải thoát cho mìnhkhỏi mọi dục vọng. Khi đã tự giải thoát khỏi mọi dục vọng thì người đệ tử ấy cũngsẽ chợt nhận ra rằng :"[Thế ra]sự giải thoát cũng chính là như thế đấy !",và người đệ tử ấycũng sẽ hiểu đượclà : "Tất cả mọi sự tái sinh đã bị hủy diệt, chỉ có Con đường Đạo hạnh tinhkhiết là tồn tại, những gì phải chấm dứt đã chấm dứt, không còn bất cứ gì lưu lạiđể chờ đợi được thực hiện, không còn lại gì nữa để mà hình thành".

Đấng Thế Tôn thuyết giảng như trênđây. Năm vị tỳ kheo đều thỏa dạ và hân hoan đón nhận những lời giáo huấn củaNgài. Hơn thế nữa ngay trong khi mà họ còn đang nghe giảng thì mọi ô nhiễmtrong tâm thức đã lần lượt được tẩy uế. Vào thời điểm ấy hiển hiện lên trong thếgian này sáu vị A-la-hán.

II- Trích trong Samyuktagamasutra
(Tương Ưng Bộ kinh)

parolesduboudha2(Bản Việtdịch dưới đây dựa vào bản tiếng Pháp do Jean Eracle dịch từ tiếng Hán (Paroles du Bouddha, tirées de la traditionprimitive, Ed. du Seuil, coll. Sagesse, 1991, tr. 142-144). Bản kinh gốctrong Đại Tạng kinh Nhật Bản (Taishô shinshu daizôkyô, ấn bản Taishô Issaikyô Kankô Kai, Tokyô,1924-1932, II, 100,195, tr. 444c)

"Tôitừng được nghe như thế này.

Một lần ĐứcPhật ngụ tại thành Vương Xá (Râjagriha), trên đỉnh Linh Thứu (Grdhrakuta) trongkhu vườn tre Ka-lan-đà (Karanda)

Có một ngườitu tập Bà-la-môn tên là Bạt-sa (Vasta) tìm đến nơi Đức Phật đang nghỉ ngơi. Saukhi thốt lên những lời thăm hỏi Đức Phật [theo nghi thức lễ phép] liền ngồisang một bên.

Anh ta cấtlời hỏi Đức Phật như sau :

-"Thưa Ngài Cồ-đàm ! Trong tất cả chúng sinh có cái ngã hay không ?"

Đức Phật giữyên lặng và không trả lời.

Bạt-sa lạihỏi :

-"Vậy thì không có cái ngã ?"

Thêmmột lần nữa Đức Phật không trả lời gì cả.

Và rồi Bạt-satự nghĩ thầm như thế này :

-"Ta đã hỏi nhà tu hành Cồ-đàm nhiều lần về chủ đề này, thế nhưng Vị ấy vẫngiữ yên lặng và không biết phải trả lời thế nào".

Đanglúc ấy, người hầu cận là A-nan-đà đang bên cạnh đấng Như Lai để quạt hầu.A-nan-đà nghe được những lời ấy bèn nói với Đức Phật như sau :

-"Thưa Đấng Thế Tôn ! Vì sao Đấng Thế Tôn lại không trả lời câu hỏi củaVatsa ? Nếu Thế Tôn không trả lời thì hắn sẽ nói rằng : "Ta hỏi Đấng NhưLai, thế nhưng Đấng Như Lai không biết phải trả lời thế nào ?", và như thếchỉ làm cho hắn vững tin hơn vào những quan điểm sai lầm của hắn mà thôi ?

ĐứcPhật nói với A-nan-đà như thế này :

-"Trước đây hắn đã từng nêu lên câu hỏi như thế này : "Tất cả mọi hiệntượng có cái ngã hay không?", và [hỏi] như thế không phải [là cách] làmcho hắn vững tin vào những quan điểm sai lầm của hắn hay sao ?

Bởivì không có cái ngã, [cho nên] nếu Ta trả lời câu hỏi của hắn, Ta sẽ đi ngược lạivới nguyên tắc của Con Đường.

Tại sao lạinhư thế ?

Bởi vìkhông có cái ngã trong tất cả mọi hiện tượng, vậy còn có cái ngã nào để mà Tacó thể trả lời cho hắn ? Nếu làm như thế, Ta chỉ củng cố thêm sự hoang mang củahắn từ trước đến nay.

Thêm một lầnnữa, này A-nan-đà, nếu Ta bảo rằng có cái ngã, ta sẽ rơi vào khái niệm trường tồn; và nếu như Ta bảo rằng không có cái ngã, Ta sẽ rơi vào khái niệm hư vô.

Khi Như Laithuyết giảng Đạo Pháp, thì Như Lai gạt bỏ cả hai thái cực ấy và giữ đúng theocon đường ở giữa. Bởi vì tất cả mọi hiện tượng đều biến mất, chúng không lâu bền,thế nhưng lại có sự tiếp nối, [cho nên] chúng không bị hủy diệt.

[Vậy thì]chúng không lâu bền, [thế nhưng] cũng không bị hủy diệt. Chẳng qua chính là do nguyênnhân mà từ cái này có cái kia, chính bởi vì cái này sinh ra mà cái kia sinh ra; và chính vì cái này không sinh ra mà cái kia cũng không sinh ra.

Do đó,chính vì vô minh mà có sự tạo tác [của nghiệp], vì nguyên nhân của sự tạo tác[của nghiệp] mà có tri thức, vì nguyên nhân tri thức nên có tổng thểthân-xác-tâm-thần, vì nguyên nhân thân-xác-tâm-thần mà có sáu cơ sở [của sáu chứcnăng] (gồm năm chức năng giác cảm và chức năng tâm thần), vìnguyên nhân sáu cơ sở [của sáu chức năng] nên có sự tiếp xúc ; vì nguyên nhântiếp xúc nên có giác cảm ; vì nguyên nhân giác cảm nên có sự thèm khát ; vìnguyên nhân thèm khát nên có sự bám víu ; vì nguyên nhân vám víu nên có sự hìnhthành ; vì nguyên nhân hình thành nên có sự sinh ; vì nguyên nhân của sự sinhnên có già nua và cái chết, và cả sự lo buồn, khổ nhọc, đớn đau, hối tiếc và cảmột khối lớn khổ đau.

[Do đó] khinguyên nhân chấm dứt, hậu quả chấm dứt, [có nghĩa là] khi vô minh chấm dứt, sựtạo tác [của nghiệp] chấm dứt ; khi sự tạo tác [của nghiệp] chấm dứt, tri thứcchấm dứt ; khi tri thức chấm dứt, tổng thể thân-xác-tâm-thần chấm dứt; khi tổngthể thân-xác-tâm-thần chấm dứt, sáu cơ sở [của sáu chức năng] chấm dứt; khi sáucơ sở [của sáu chức năng] chấm dứt, sự tiếp xúc chấm dứt ; khi sự tiếp xúc chấmdứt, giác cảm chấm dứt; khi giác cảm chấm dứt, sự thèm khát chấm dứt ; khi sựthèm khát chấm dứt, sự bám víu chấm dứt ; khi sự bám víu chấm dứt, sự hìnhthành chấm dứt ; khi sự hình thành chấm dứt, sự sinh chấm dứt; khi sự sinh chấmdứt, già nua và cái chết chấm dứt kể cả những lo buồn, khổ nhọc, đớn đau, hốitiếc, và cả một khối lớn khổ đau".

Sau khi Đức Phật thuyết giảng nhữngđiều ấy, các tỳ kheo được nghe đều tiếp nhận những lời giảng ấy với sự hân hoanvà cùng nhau mang ra thực hành".

Bures-Sur-Yvette, 11.06.11
Hoang Phong
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com