- Chương 1: Tìm hiểu Phật Giáo
- Chương 2: Bản chất đích thật của mọi sự vật
- Chương 3: Ba đặc điểm mang tính cách toàn cầu
- Chương 4: Sự ham muốn và bám víu
- Chương 5: Ba phép tu
- Chương 6: Những gì đã trói buộc chúng ta
- Chương 7: Phép quán thấy sâu xa bằng phương pháp tự nhiên
- Chương 8: Tập luyện về sự quán thấy sâu xa
- Chương 9: Sự vượt thoát ra khỏi thế giới
- Lời kết
QUYỂN SÁCH CHO NHÂN LOẠI
Tóm lược Đạo Pháp của Đức Phật
Hoang Phongchuyển ngữ
Nhà Xuất Bản Phương Đông 2012
BA PHÉP TU
Trong chương này chúng ta sẽ đề cập đến kỹ thuật tập luyện giúp loại bỏsự bám víu. Kỹ thuật đó được dựa vào ba nhân tố thật cụ thể là: đạo đức, sự tậptrung và sự quán thấy sâu xa, và thường được gọi chung là "Ba Phép Tu".
Phép tu thứ nhất là thựcthi đạo đức (sila - giới). Một người đạođức có nghĩa là một người biết giữ một thái độ đúng đắn, phù hợp với các quy luậthiện hành và không gây ra khổ đau cho người khác hay cho mình, và đơn giản chỉcó thế. Đạo đức (hay cách hành xử đúng với luân thường)được hệ thống hóa bằng một số "giới luật" -gồm có năm, tám, mười hay hai-trăm-hai-mươi-bảy giới luật – hoặc cũng có thểkhác hơn đôi chút (ý nói đến con số giới luật cho người phụ nữcao hơn). Các giới luật đó liên hệ đếnngôn từ và hành động của một cá thể và cá thể ấy phải tuân thủ để mang lại sựhài hòa, an vui và loại bỏ những trở ngại trên bình diện bình thường. Căn bản đạođức đó được áp dụng cho từng thành phần trong một tập thể xã hội và cả việc sửdụng các vật sở hữu trong cuộc sống thường nhật.
Phéptu thứ hai trong số ba phép tu là sự tập trung (samâdhi - định). Đấylà phép tập luyện bắt tâm thức phải duy trì một thể dạng thuận lợi nhất giúp chonó đạt được mục đích. Vậy sự tập trung thật sự là gì? Thông thường ngườita cứ nghĩ rằng tập trung tất nhiên sẽ mang lại một tâm thức bỉnh lặng và im lìmnhư một khúc gỗ. Thế nhưng cả hai đặc tính đó, tức là sự bình lặng và im lìm,không đủ để giải thích ý nghĩa đích thật của sự tập trung. Định nghĩa đúng nhấtcủa sự tập trung đã được chính Đức Phật nêu lên, Ngài bảo rằng một tâm thức tậptrung là một tâm thức "hội đủ điều kiện để thực hành một công việc"(karanîya), tức có nghĩa là tâm thức ởtrong một tình trạng thích nghi có thể giúp nó hoàn tất một công việc nào đó.
Phép tu tập thứ ba là phép luyện tậpphát hiện một sự quán thấy sâu xa giúp phát huy trí tuệ (panna). Đấy là một phép luyện tập thật chuyên cần giúp phát hiện mộtsự quán nhận đúng đắn và một sự nhận thức nội tâm trong sáng về bản thể đích thậtcủa mọi vật thể. Trong những lúc bình thường, ta không thể thực hiện được thể dạngđó: bởi vì trong những lúc ấy hoặc ta chỉ biết bám vào các thành kiến có sẵn,hoặc chấp nhận một cách máy móc những gì người khác nêu lên, do đó ta không thểnhìn thấy được các vật thể đúng với cách hiện hữu thật sự của chúng. Vì thế màviệc tu tập Phật Giáo phải cần thêm một phép luyện tập nhằm phát huy sự quán thấysâu xa.
Trên phương diện tôn giáo, khả nănghiểu biết (sự lĩnh hội)và sự quán thấy sâu xalà hai thứ hoàn toàn khác biệt nhau. Khả năng hiểu biết phần lớn được dựa vào phươngpháp lý luận mang tính cách lý trí. Sự quán thấy sâu xa vượt xa hơn thế rất nhiều:tức có nghĩa là thâm nhập vào đối tượng mà nó quan sát, phân tích nó và trựctiếp hội nhập với nó; sự quán thấy ấy làm phát lộ ra trong tâm thức một sự buôngxả (khôngbám víu)sâu xa và đích thực trước đối tượng, cắtđứt mọi xúc cảm hướng vào nó. Đối với Phật Giáo, phép luyện tập sự quán thấysâu xa không dựa vào sự hiểu biết mang tính cách trí thức như người ta thườngthấy trong lãnh vực giáo dục, trong lãnh vực này mỗi người chỉ biết nắm giữ mộtsự hiểu biết riêng cho mình (tức đấy chỉ là các sự hiểu biết tương đối và quy ước, sự hiểu biếttuyệt đối mang tính cách bất biến và đồng nhất).Sự quán thấy sâu xa phải mang tính cách trực giác, trong sáng và trực tiếp; sựquán thấy đó phát sinh từ sự tìm hiểu sâu xa về một đối tượng nào đó, nó đượcin sâu vào tâm trí và không thể xóa nhòa đi được. Chính vì thế mà các đối tượngtìm hiểu của sự quán thấy sâu xa cần phải là những gì thuộc vào cuộc sống thườngnhật (mang tính cách thực tế có thể áp dụng được ngay),hay ít ra cũng khá thường xuyên khiến cho tâm thức lúc nào bị tràn ngập bởi chúng,luôn nhìn thấy chúng để nhận biết chúng là gì, tức có nghĩa là nhìn thấy chúngmang tính cách vô thường, bất toại nguyện và không mang một thực thể tự tại nào(tậpcho ta nhìn thấy chung quanh mình, trên thân xác mình, cũng như trong tâm thứcmình tất cả đều biến động, khổ đau và vô ngã).Chúng ta đã suy nghĩ và nghiên cứu tường tận để hiểu thế nào là vô thường, bấttoại nguyện và sự vắng bóng của một cái tôi cá thể, thế nhưng thật ra thì đấychỉ là cách đạt được một sự hiểu biết hoàn toàn mang tính cách trí thức, thể dạnghiểu biết đó không thể nào giúp loại bỏ được sự ham muốn và bám víu vào các vậtthể trong thế gian này. Trong khi đó thì sự quán thấy sâu xa lại chỉ có thể pháthiện khi nào sự tỉnh ngộ (vỡ mộng)thay thế được sự thèmmuốn được chiếm hữu. Đấy là một sự quán thấy sâu xa, minh bạch và đích thựcmang lại một sự xả bỏ (không bám víu)đích thật và tự động, vàđấy là một quá trình thật tự nhiên. Thế nhưng quá trình đó không được dừng lại ởđấy (tức thể dạng buông xả không bám víu)mà còn phải tiếp tục cho đến lúc mà sự tỉnh ngộ có thể hoàn toàn thay vào chỗ củasự thèm muốn và không còn đảo ngược lại được nữa.
Tu tập đạo đức (tu giới)thật ra chỉ là một sự chuẩn bị sơ đẳng giúp ta tìm thấy một cuộc sống hạnh phúchơn và giữ được một tâm thức thăng bằng hơn. Phép tu tập này mang lại nhiều lợiích cho ta – nó có thể mang lại hạnh phúc hoặc giúp ta trở thành một thiên nhântrong kiếp sống sau - thế nhưng, theo Đức Phật thì đấy không phải cách đạt đượcmục đích trực tiếp và ngay trong tức khắc. Đấy chỉ là một cách giải thoát tâmtrí nhằm mở ra cho ta con đường đưa đến sự tập trung.
Tập luyện sự tập trung (tu định)là phát huy sự kiểm soát tâm thức hầu giúp nó đảm đang trọng trách của nó một cáchhoàn hảo hơn. Đạo đức giúp thực thi một thái độ đúng đắn trong lãnh vực hành độngvà ngôn từ, trong khi đó thì sự tập trung tác động trực tiếp vào tâm thức. Sự tậptrung là kết quả mang lại từ sự luyện tập và sự giữ gìn kỷ cương tinh thần. Mộttâm thức tập trung không còn vướng mắc vào các tư duy xấu hay sai lầm, và khôngtách rời khỏi đối tượng mà nó tập trung. Đấy là một tâm thức đã đạt được đầy đủkhả năng để đảm đang trách vụ của nó.
Do đó sự tập trung là những gì thậtcần thiết trong bất cứ hoàn cảnh nào xảy ra trong cuộc sống. Dù cho ta đang làmviệc gì đi nữa, thì tâm thức cũng phải tập trung để hoàn tất công việc một cáchtốt đẹp. Chính vì thế mà Đức Phật xem sự tập trung là phẩm tính của một con ngườiCao Quý (thánhnhân)trong cả hai lãnh vực vậtchất và tâm linh. Một em học sinh học các phép tính sẽ vận dụng một sự "tậptrung tự nhiên", sự tập trung đó thông thường không cần phải thật mạnh, trongkhi đó sự tập trung trong lãnh vực tu tập Phật Giáo thì chỉ có thể phát huy từ mộtsự luyện tập chuyên cần và nhờ đó nó có thể đạt đến một cấp bậc thật cao. Khitâm thức đã được luyện tập một cách đúng đắn, thì nó sẽ đạt được thật nhiều khảnăng, người nào thực hiện được một tâmthức như thế sẽ tiến xa hơn trong sự hiểu biết thâm sâu về thế giới thiênnhiên. Kiểm soát được tâm thức sẽ mang lại cho mình những khả năng vượt bực mà những người thường tình không thể có được.Chính Đức Phật cũng xem sự tập trung cao độ đó như là một khả năng siêu nhiên –mà người tu hành (các vị tỳ kheo)không được khoe khoang,nếu không thì sẽ bị loại trừ (khỏi tăng đoàn).
Muốn đạt được sự tập trung phải hysinh rất nhiều. Trong khi tập luyện phải đối đầu với mọi thứ khó khăn cho đếnkhi nào đạt được một mức độ tập trung tương xứng với nỗ lực của mình. Thế nhưngsong song với việc luyện tập ta cũng đã có thể đạt được ngay thật nhiều hiệu quảtrong công việc (thường nhật)của mình, đấy là nhờ tađược trang bị bởi một phương tiện tinh xảo nhất (sự tập trung).
Vậy thì chúng ta cũng nên chú tâm đếnviệc tập trung, không nên xem đấy là một chuyện khôi hài hay lỗi thời. Trái lạisự tập trung thật vô cùng hệ trọng và ta có thể đem nó ra để áp dụng trong bấtcứ một cảnh huống nào xảy đến với ta, nhất là trong cái thế giới quay sôi động vànóng bỏng như ngày nay. Thật thế trong thời buổi này thiết nghĩ sự tập trung sẽcần thiết hơn nhiều so với thời kỳ của Đức Phật.
Đến đây chúng ta thử tìm hiểu về sựchuyển tiếp từ thể dạng tập trung sang thể dạng quán thấy sâu xa sẽ xảy ra nhưthế nào. Đức Phật có nói là khi tâm thức đã được tập trung thì nó sẽ đủ khả năngnhìn thấy mọi vật thể một cách đúng như thế. Một tâm thức tập trung sẽ sẵn sàngthực hiện trọng trách mà nó được giao phó, tức nó có thể quán thấy được bản chấtđích thật của mọi vật thể. Thật hết sức lạ lùng khi nhận thấy rằng lời giải đápcho các câu hỏi mà tất cả mọi người muốn nêu lên thông thường đã có sẵn trong tâmtrí của họ thế nhưng họ không hề hay biết mà thôi, đấy chẳng qua là vì các lờigiải đáp nằm quá sâu trong tiềm thức của họ. Khi nào họ còn tìm cách giải quyếtcác khó khăn của mình mà không vận dụng đến tâm trí mình và đặt nó vào một vịtrí thích nghi, thì khi ấy họ vẫn chưa có thể tìm ra được các lời giải đáp hữuhiệu. Trái lại, nếu muốn tìm ra lời giải đáp cho những thắc mắc thuộc vào lãnh vựctâm thần, và nếu đấy là trường hợp của một người đã đạt được sự tập trung đúngvà sự quán thấy sâu xa, tức có nghĩa là biết đặt tâm trí mình trong vị trí giúp"thực hiện công việc một cách hữu hiệu", thì lời giải đáp tự nhiên sẽhiện ra với người ấy. Thế nhưng nếu cách ấy không mang lại kết quả thì vẫn còn cómột phương pháp khác giúp tâm thức tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề :đấy là cách vận dụng phép nội quán dựa vào sự tập trung gọi là "sự luyện tậpquán thấy sâu xa".
Vào đêm đạt được Giác Ngộ, Đức Phật đạtđược sự quán thấy sâu xa về quy luật nguyên nhân hậu quả. Điều đó có nghĩa lànhờ vào sự tập trung, Ngài đã quán nhận được bản chất đích thật của mọi sự vậtvà sự diễn biến tuần tự của chúng. Đức Phật kể lại thật chính xác sự kiện đó,và chúng ta có thể tóm lược lại như sau: khi tâm thức của Đức Phật vừa đạt đượcsự tập trung thì tức thời Ngài cũng quán thấy hiển hiện ra lời giải đáp.
Đấy có nghĩa là chỉ khi nào tâm thứctrở nên an bình và buông xả qua một thể dạng an vui, thanh thoát và tập trung,thì khi đó mới có thể hiện ra giải pháp cho các vấn đề khúc mắc. Sự quán thấy sâuxa luôn luôn đòi hỏi phải đi đôi với một sự tập trung, mặc dù ta không bao giờchú ý đến sự kiện ấy. Đức Phật luôn nhấn mạnh đến sự liên hệ mật thiết giữa haithể dạng này, Ngài chứng minh cho thấy là trong một cấp bậc thật cao thì sự quánthấy sâu xa luôn phải cần đến một sự tập trung, và ngược lại thì sự tập trung cũngcần đến sự hỗ trợ của sự quán thấy sâu xa, bởi vì ở cấp bậc đó ta phải nhận biếtđược một số đặc tính của tâm thức. Tóm lại phải kiểm soát tâm thức đến một mức độnào đó thì mới có thể giúp nó thực hiện được sự tập trung sâu xa. Vì thế nếu mộtngười đủ khả năng thực hiện được một sự quán thấy sâu xa, thì cũng sẽ dễ cho ngườiấy phát huy một sự tập trung thật mạnh, và nếu sự tập trung đó càng mạnh thì lạicàng dễ mang lại sự quán thấy sâu xa. Cả hai vừa hỗ trợ lại vừa bổ sung chonhau là như thế.
Sự quán thấy sâu xa hỗ trợ cho một tầmnhìn sáng suốt, và tầm nhìn đó nhất định sẽ mang lại một thể dạng không bám víuvà hân hoan. Đấy là kết quả của một sự dừng lại trước các sự vật mà trước đâychúng còn quyến rũ ta một cách mãnh liệt, sự buông xả ấy mang tính cách tâm thầngiúp giải thoát tâm thức khỏi sự khống chế của mọi sự vật. Đấy là những gì sẽ xảyra khi sự thèm muốn phải rút lui để nhường bước cho sự buông xả. Sự dừng lại ấykhông tượng trưng cho một sự bế tắc phải tự tử, hay lẫn tránh vào rừng sâu để sốngẩn dật, hay nổi lửa mà thiêu đốt tất cả. Thật ra thì bên ngoài ta vẫn an nhiêntự tại, dường như không có gì thay đổi cả, ta vẫn hành xử một cách bình thườngvà vẫn biết kính trọng mọi sự vật, sự khác biệt chỉ thuộc vào nội tâm: ta đạtđược một tâm thức hoàn toàn chủ động và tự do, đấy là thứ phẩm tính mà sự quánthấy sâu xa mang lại. Đức Phật gọi đấy là sự "Giải Thoát", sự chấm dứtcủa thể dạng nô lệ cho mọi sự vật và nhất là nô lệ cho những gì mà mình yêuthích. Thực tế thì ta cũng bị nô lệ bởi cả những gì mà mình không yêu thích, bởivì dù không yêu thích thế nhưng chúng cũng cứ thúc đẩy mình phải hành động (khôngdừng lại được), tức có nghĩa là ta không thể nàongăn cấm mình không được ghét bỏ chúng, bởi vì chúng đã thành công khi thúc đẩymình phải hành động như thế, kích động xúc cảm của mình và nắm mũi mình mà kéođi, tình trạng đó cũng xảy ra trong trường hợp trái ngược lại tức khi ta thèm muốnquá độ một vật thể nào đó. Do đó thành ngữ "nô lệ cho các vật thể" chỉđịnh cả hai thể dạng là sự ghét bỏ và sự quyến rũ. Nêu lên sự kiện trên đây cũnglà một cách mượn dịp để nhắc lại là nhờ vào phép luyện tập sự quán thấy sâu xata sẽ vượt thoát khỏi vòng nô lệ do các vật thể tạo ra. Đức Phật tóm lượcnguyên tắc đó một cách thật ngắn gọn như sau: "Sự quán thấy sâu xa làphương tiện giúp tinh khiết hóa lấy chính mình". Phương tiện ấy không phảilà đạo đức (tu giới)hay sự tập trung (tu định)mà đấy là sự quán thấy sâu xa (tu tuệ). Nếu ta không thể tựgiải thoát mình khỏi mọi sự vật, thì ta vẫn chưa tìm thấy sự tinh khiết, vẫncòn bị ô nhiễm, mang đầy tham vọng và đam mê. Khi tìm thấy sự tự do thì ta cũngsẽ trở nên tinh khiết hơn, không còn bị ô nhiễm nữa và sẽ đạt được sự tỉnh thứcvà an bình.
Hãy chú tâm tìm hiểu thể dạng thứ batrong "Ba Phép Tu" : đấy là trí tuệ. Khi hiểu được nó là gì thìta cũng sẽ hiểu ngay đấy là một đức tính cao siêu nhất. Trí tuệ giúp ta biết dừnglại trước mọi sự vật, loại bỏ hoàn toàn bốn thứ bám víu (là cácđối tượng của giác cảm, các quan điểm, các thói quen tức quan điểm sẵn có, và ýnghĩ về một "cái tôi"). Bốn thứ bám víu ấy cóthể ví như những sợi dây thừng trói chặt lấy ta, và trí tuệ thì giống như condao cắt đứt chúng để giải thoát cho ta.
Ba phép luyện tập đó có đủ sức giúpta vượt được các thử thách trong cuộc sống này hay không? Chúng có hàm chứamột căn bản tinh khiết để mọi người có thể mang ra sử dụng hay không? Nếuphân tích thật kỹ thì ta sẽ hiểu được ngay là ba phép luyện tập đó không đi ngượclại với giáo lý của bất cứ một tôn giáo nào - tất nhiên là các tôn giáo ấy phảimang một chủ đích thật sự là muốn giải quyết các vấn đề khổ đau cho con người. Dùcác lời giáo huấn của Đức Phật không đi ngược lại với bất cứ một tôn giáo nào, thếnhưng không phải đấy là lý do để bảo rằng những lời giáo huấn của Ngài không hàmchứa những gì thật đặc thù và duy nhất, đặc biệt hơn hết là sự quán thấy sâu xa,đấy là một kỹ thuật thật tuyệt vời giúp loại bỏ bốn thể dạng của sự bám víu. Sựquán thấy đó giải thoát cho tâm thức, mang lại cho nó sự tự chủ, và không còn gìcó thể trói buộc nó và bóp nghẹt nó được, kể cả đấng tối cao ở trên trời, ma quỷhay các thiên nhân. Chúng ta phải hoàn toàn ý thức được nguyên tắc của sự tự chủđó, vì đấy chính là nhân tố chính yếu nhất của Phật Giáo.
Khichúng ta nhìn thấy Phật Giáo bao gồm tất cả những gì thuộc các tôn giáo khác, vàđồng thời lại hàm chứa nhiều thể dạng đặc thù riêng, thì khi đó chúng ta cũng sẽhiểu rằng Phật giáo có thể đến với tất cả mọi người, quả Phật Giáo là một tôngiáo toàn cầu. Trong bất cứ thời đại nào tất cả chúng sinh đều mang một mốiquan tâm giống nhau, dù họ là các thiên nhân, con người hay súc vật: mối quan tâmấy là phải làm thế nào để giải thoát cho mình khỏi mọi khổ đau liên kết chặt chẽvới sinh, lão, bệnh, tử - và đấy cũng là những thứ khổ đau phát sinh từ sự thèmmuốn và bám víu. Tất cả chúng ta đều có một trọng trách như nhau, ấy là loại bỏsự thèm muốn và bám víu mang tính cách bản năng, tức là các nguyên nhân tiên khởimang lại khổ đau. Chính vì lý do đó mà Phật Giáo có thể xem như là một tôn giáotoàn cầu.