- 01. Lược sử Tịnh Không pháp sư
- 02. Cứu cánh của Phật giáo là gì
- 03. Nội dung và mục đích giáo dục của Phật giáo
- 04. Truyền thống của Phật giáo
- 05. Người muốn học Phật phải nên bắt đầu từ đâu?
- 06. Quy y và thân cận một vị thầy tốt có tương quan gì không
- 07. Năm thời thuyết pháp của đức Phật
- 08. Năm đại khoa mục tu học Phật pháp
- 09. Tu học thế nào mới có thể phóng hạ được phiền não?
- 10. Phật giáo có đề xướng ăn chay hay không?
- 11. Nghiệp chướng là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào trong đời sống?
- 12. Quan hệ của nhân quả
- 13. Học Phật có lợi ích gì?
- 14. Người học Phật có cần phải xuất gia hay không?
- 15. Làm thế nào mới có thể xa rời khổ đau và đạt được an lạc?
- 16. Khi gặp hoàn cảnh không vui nên xử lý như thế nào?
- 17. Làm thế nào có thể khống chế được vọng tưởng để khai mở tinh thần?
- 18. Người tại gia nên tự tu như thế nào?
- 19. Lúc đọc kinh phải có quy củ và cấm kỵ gì?
- 20. Trong đời sống khi gặp cảnh không hòa thuận nên xử lý thế nào?
- 21. Sợ hãi đối với vấn đề sinh tử
- 22. Người sau khi vãng sinh sẽ đi về đâu?
- 23. Siêu độ biểu hiện cho ý nghĩa gì?
- 24. Kinh Địa Tạng là phương pháp tu học nhập môn
- 25. Hiệu dụng của việc niệm Phật
- 26. Tu học Phật pháp tốt nhất là thâm nhập một pháp môn
- 27. Thờ cúng tượng Phật và Bồ tát
- 28. Dụng ý vật phẩm cúng dường Phật, Bồ tát
- 29. Nghi thức khai quang tượng Phật, Bồ tát
- 30. Pháp quán đảnh của Mật Tông có ý nghĩa gì?
- 31. Cứu cánh của việc thành Phật là đi về đâu?
- 32. Nhận thức về việc Phật, Bồ tát tái thế
- 33. Tập quán lễ lạy của xã hội
- 34. Sự ngộ nhận sai lầm của quần chúng về việc niệm Phật cầu sinh thế giới Cực Lạc
- 35. Mấy lời tâm huyết
PHẬT GIÁO LÀ GÌ
Nguyên tác: HT Thích Tịnh KhôngViệt dịch: Thích Tâm An
31. CỨU CÁNH CỦA VIỆC THÀNH PHẬT LÀ ĐI VỀ ĐÂU?
Đây là vấn đề chúng ta không thể không nhận thức cho rõ, càng không thể hàm hồ. Trong kinh điển, Phậtbảo của chúng ta Phật, là Phạn văn Ấn Độ, Trung Hoa chuyển ngữ là Phật.Thật ra, chữ này không thể phiên dịch, vì sao? Vì trong quá khứ có đưa ra năm loại danh từ không thể phiên dịch. Trong đó có danh từ thuộc loạitôn kính không dịch. Danh từ Phật đối với chúng ta rất tôn trọng, cho nên để nguyên âm Phạn, nghĩa là trí tuệ, là giác ngộ. Trí tuệ và giác ngộ, hai danh từ này lý giải rất dễ dàng. Song Phật là một danh từ mà chúng ta lý giải là siêu việt, vì trí tuệ của Ngài là trí tuệ viên mãn của các trí tuệ, giác ngộ viên mãn trong các giác ngộ. Nói một cách khác, đối với vũ trụ và nhân sinh, đời quá khứ hay vị lai, không điều gì mà Ngài không hiểu, không biết. Người nào đạt đến cảnh giới đó cũng đều gọi là Phật. Nếu hiểu được nghĩa rốt ráo của chữ Phật rồi, chúng ta sẽ hiểu được ý nghĩa “tức thân thị Phật” của mật tông. Vậy chúng ta có thể thành tựu được hay không? Đó là nói hiện tại trong một đời, hoặc giảtu hành trong một thời gian ngắn. Nhưng đối với vũ trụ nhân sinh, liệu chúng ta có thể thấu suốt chân tướng được hay không? Nếu vẫn như cũ, nóimột cách khác là vẫn chưa thành Phật, thì cũng không được gì. Mật tông giảng nói “tức thân thành Phật”, nhưng thiền tông có một điểm tiến bộ hơn. Vì sao? Vì thiền tông có điều kiện, đó là minh tâm kiến tánh, kiến tánh mới thành Phật. Ai có đủ khả năng đạt đến trình độ minh tâm? “Minh”là một động từ, do đó có thể biết, hiện tại tâm của chúng ta vẫn chưa minh, vì còn mê cảm. Sở cầu tu học theo thiền tông là phá trừ mê cảm, khôi phục lại tự tánh. Khi chúng ta còn mê trong Phật pháp gọi là tâm, đến khi giác ngộ gọi là tánh. Chúng ta cần phải biết “tâm” với “tánh” làmột. Cho nên tâm một khi đã minh rồi gọi là bổn tánh. Nhà Phật còn gọi là chân như. Lúc nào kiến tánh, minh tâm rồi, lúc đó chúng ta mới được gọi là Phật, không còn là phàm phu. Nói cách khác, phàm phu và Phật chỉ khác nhau ở điểm đó. Phàm phu chúng ta mặc áo ăn cơm, Phật và Bồ tát vẫn mặc áo ăn cơm. Phàm phu chúng ta có công việc của mình, Phật và Bồ tát mỗi người cũng có công việc của các vị ấy. Nói trên mặt sự tướng thìcó hai, chỉ khác nhau ở chỗ cảnh giới không đồng. Phật và Bồ tát có trítuệ chân thật, chân chính là vô sở bất tri, vô sở bất năng. Nếu chúng ta hiểu rõ đạo lý và sự thật đó rồi thì hai câu nói trên cũng có thể hiểu được. Điều này trong kinh luận, các bậc cổ đức không có chú giải, mà trên sự thật không có một người bình thường nào có thể làm được. Nói đến “tức thân thị Phật” của mật tông , trong Văn Sao của đại sư Ấn Quangnói rất rõ: Tôi không cần phải nói nhiều. Cách đây không lâu, tôi có gặp lão tổ cư sĩ Hoàng Niệm. Oâng là một người truyền mật tông, bản thânông là một Kim Cang Thượng Sư. Ông không dối gạt người, ông thành thậtnói với tôi. Thời đại ngày nay, người có đủ căn cơ để học mật tông không có. Nói một cách khác, muốn học mật tông thành tựu trong một đời thật không dễ tìm ra một người. Thiền tông cũng khó khăn như vậy. Cho nên, Phật dạy trong kinh Đại Tập, thời mạt pháp chỉ có nương vào đới nghiệp vãng sinh của pháp môn tịnh độ mới dễ dàng thành tựu, vả lại chắcchắn sẽ thành tựu lớn nữa. Do đó, chúng ta phải tuân theo lời giáo huấncủa Phật Thích Ca, mới xứng đáng là đệ tử của Ngài. Nỗ lực niệm Phật, ychiếu theo ba kinh một luận của tịnh độ mà tu học, tương lai lâm chung,nhất định chúng ta sẽ đạt được kết quả thù thắng. Hiện tại cũng như quá khứ, có rất nhiều người vãng sinh thể hiện nhiều thoại tướng bất khảtư nghì. Nghe thấy đó để làm gương cho chúng ta noi theo. Mật tông tức thân thành Phật, chúng ta không có thấy qua, cũng không có nghe nói. Hòang Niệm lão tổ cũng không dám nói Ngài tức thân thành Phật. Lão pháp sư Đàm Hư có nói, đến năm 90 tuổi hơn mới vãng sinh. Lúc sinh tiền có nói với mọi người, Ngài xem qua nhiều thiện hữu tri thức của thiền tông,song không thấy được một người nào khai ngộ, cũng như minh tâm kiến tánh, Ngài đều không thấy qua. Chẳng những không thấy mà Ngài còn không nghe. Như vậy đủ biết, tu mật và thiền thì khó, người bình thường không thể thành tựu được. Lục tổ Huệ Năng trong thiền tông nói rất rõ. Tổ chỉ tiếp dẫn những người thượng thượng căn, chúng ta tự xét lại mình có phảithuộc thượng thượng căn hay không? Như thế nào gọi là thượng căn? Phiềnnão nhẹ tức trí tuệ thâm sâu, nói một cách khác vọng tưởng phân biệt vàchấp trước rất ít. Lục căn lanh lợi, mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, thântiếp xúc thông đạt rõ ràng, vả lại không bị mê lầm. Người có đủ những điều kiện đó mới được coi là bậc thượng thượng căn, mới có duyên, có tư cách để tu học pháp môn này. Nhưng điều kiện tu tập của mật tông lại rấtcao. Học mật tông nhất định sẽ có thể thành Phật, điều đó cho thấy mật tông rất quan trọng. Mật không phải là bí mật, trong Phật pháp không có bí mật. Phàm việc gì bí mật chứng tỏ là việc đó không tốt. Phật pháp nóimật là thâm mật, lý lẽ rất sâu, không thể dùng trí tuệ cạn cợt để có thể lĩnh hội được, cho nên mới nói là mật. Khi nào chúng ta chính thức bắt đầu học được mật? Trong kinh đại thừa giảng, phải đến địa vị thứ támcủa thập địa mới học được. Thử hỏi chính mình đã đạt được địa vị này chưa, đạt đến địa thứ tám của thập địa Bồ tát chưa? Thông thường, chúng ta nói tu hành muốn thành Phật, cần phải trải qua ba a tăng kỳ kiếp. Đó là số mà người hiện tại gọi là thiên văn số. Thời gian đó được tính là bao nhiêu? Thật ra mà nói, khoảng thời gian đó hiện tại trong đời này không thể tính hết, trong đời quá khứ cũng không tính được, đời đời kiếpkiếp tính cũng không thể tính cụ thể được. Nếu tính cứ trong một ngày chúng ta phải đoạn trừ một phẩm vô minh, chứng được một phần chân tánh thì thời gian là bao lâu? Như vậy có thể thấy, chúng ta cần phải đoạn trừ phiền não kiến tư hoặc, vượt qua lục đạo luân hồi, chứng đến quả vị La hán, sau đó lại tiếp tục một bước nữa là phải phá trừ trần sa hoặc và vô minh hoặc, siêu vượt thập pháp giới, vẫn chưa được vào đâu. Chúng ta lại tiếp tục đoạn trừ một phẩm vô minh chứng được một phần pháp thân,thì lúc đó chúng ta mới bắt đầu tính được. Thực tế, trong kinh Hoa Nghiêm có nói, muốn thành Phật , chúng ta phải trải qua bốn mươi mốt vị pháp thân đại sĩ, ba A tăng kỳ kiếp , đó là nói với Bồ tát, không phải nói với hạng phàm phu, vì hạng phàm phu chúng ta không đủ tư cách. Tu xong A tăng kỳ kiếp thứ nhất, lần lượt tu viên mãn ba mươi địa vị, là thập trụ, thập hạnh và thập hồi hướng, đó là viên giáo. Chúng ta nên biết, qua A tăng kỳ kiếp thứ hai, phải tu viên mãn ba địa vị, là từ sơ địa cho đến thất địa. A tăng kỳ kiếp thứ ba lại tu tập viên mãn ba địa vị nữa là bát địa, cửu địa và thập địa. Do đó có thể thấy, càng tu lại càng khó, chúng ta nghĩ xem, người nào đạt đến địa vị thứ tám của Bồ tát, cũng mới chỉ bước vào thời kỳ đầu tiên của A tăng kỳ kiếp thứ ba. Nói một cách khác phải đến thời kỳ thứ ba trong ba A tăng kỳ kiếp mới được chính thức học mật. Như vậy,chúng ta làm sao có khả năng. Không thểcho rằng, truyền cho chúng ta mấy câu thần chú, ngày ngày trì chú, học mấy cách bắt ấn, gọi học mật, đó chẳng qua là hình thức chú không phải là học mật chân thật. Đây là điều mà người học Phật chúng ta cần phải nhận thức rõ ràng, có vậy mới không mắc vào những quan niệm sai lầm đángtiếc.
31. CỨU CÁNH CỦA VIỆC THÀNH PHẬT LÀ ĐI VỀ ĐÂU?
Đây là vấn đề chúng ta không thể không nhận thức cho rõ, càng không thể hàm hồ. Trong kinh điển, Phậtbảo của chúng ta Phật, là Phạn văn Ấn Độ, Trung Hoa chuyển ngữ là Phật.Thật ra, chữ này không thể phiên dịch, vì sao? Vì trong quá khứ có đưa ra năm loại danh từ không thể phiên dịch. Trong đó có danh từ thuộc loạitôn kính không dịch. Danh từ Phật đối với chúng ta rất tôn trọng, cho nên để nguyên âm Phạn, nghĩa là trí tuệ, là giác ngộ. Trí tuệ và giác ngộ, hai danh từ này lý giải rất dễ dàng. Song Phật là một danh từ mà chúng ta lý giải là siêu việt, vì trí tuệ của Ngài là trí tuệ viên mãn của các trí tuệ, giác ngộ viên mãn trong các giác ngộ. Nói một cách khác, đối với vũ trụ và nhân sinh, đời quá khứ hay vị lai, không điều gì mà Ngài không hiểu, không biết. Người nào đạt đến cảnh giới đó cũng đều gọi là Phật. Nếu hiểu được nghĩa rốt ráo của chữ Phật rồi, chúng ta sẽ hiểu được ý nghĩa “tức thân thị Phật” của mật tông. Vậy chúng ta có thể thành tựu được hay không? Đó là nói hiện tại trong một đời, hoặc giảtu hành trong một thời gian ngắn. Nhưng đối với vũ trụ nhân sinh, liệu chúng ta có thể thấu suốt chân tướng được hay không? Nếu vẫn như cũ, nóimột cách khác là vẫn chưa thành Phật, thì cũng không được gì. Mật tông giảng nói “tức thân thành Phật”, nhưng thiền tông có một điểm tiến bộ hơn. Vì sao? Vì thiền tông có điều kiện, đó là minh tâm kiến tánh, kiến tánh mới thành Phật. Ai có đủ khả năng đạt đến trình độ minh tâm? “Minh”là một động từ, do đó có thể biết, hiện tại tâm của chúng ta vẫn chưa minh, vì còn mê cảm. Sở cầu tu học theo thiền tông là phá trừ mê cảm, khôi phục lại tự tánh. Khi chúng ta còn mê trong Phật pháp gọi là tâm, đến khi giác ngộ gọi là tánh. Chúng ta cần phải biết “tâm” với “tánh” làmột. Cho nên tâm một khi đã minh rồi gọi là bổn tánh. Nhà Phật còn gọi là chân như. Lúc nào kiến tánh, minh tâm rồi, lúc đó chúng ta mới được gọi là Phật, không còn là phàm phu. Nói cách khác, phàm phu và Phật chỉ khác nhau ở điểm đó. Phàm phu chúng ta mặc áo ăn cơm, Phật và Bồ tát vẫn mặc áo ăn cơm. Phàm phu chúng ta có công việc của mình, Phật và Bồ tát mỗi người cũng có công việc của các vị ấy. Nói trên mặt sự tướng thìcó hai, chỉ khác nhau ở chỗ cảnh giới không đồng. Phật và Bồ tát có trítuệ chân thật, chân chính là vô sở bất tri, vô sở bất năng. Nếu chúng ta hiểu rõ đạo lý và sự thật đó rồi thì hai câu nói trên cũng có thể hiểu được. Điều này trong kinh luận, các bậc cổ đức không có chú giải, mà trên sự thật không có một người bình thường nào có thể làm được. Nói đến “tức thân thị Phật” của mật tông , trong Văn Sao của đại sư Ấn Quangnói rất rõ: Tôi không cần phải nói nhiều. Cách đây không lâu, tôi có gặp lão tổ cư sĩ Hoàng Niệm. Oâng là một người truyền mật tông, bản thânông là một Kim Cang Thượng Sư. Ông không dối gạt người, ông thành thậtnói với tôi. Thời đại ngày nay, người có đủ căn cơ để học mật tông không có. Nói một cách khác, muốn học mật tông thành tựu trong một đời thật không dễ tìm ra một người. Thiền tông cũng khó khăn như vậy. Cho nên, Phật dạy trong kinh Đại Tập, thời mạt pháp chỉ có nương vào đới nghiệp vãng sinh của pháp môn tịnh độ mới dễ dàng thành tựu, vả lại chắcchắn sẽ thành tựu lớn nữa. Do đó, chúng ta phải tuân theo lời giáo huấncủa Phật Thích Ca, mới xứng đáng là đệ tử của Ngài. Nỗ lực niệm Phật, ychiếu theo ba kinh một luận của tịnh độ mà tu học, tương lai lâm chung,nhất định chúng ta sẽ đạt được kết quả thù thắng. Hiện tại cũng như quá khứ, có rất nhiều người vãng sinh thể hiện nhiều thoại tướng bất khảtư nghì. Nghe thấy đó để làm gương cho chúng ta noi theo. Mật tông tức thân thành Phật, chúng ta không có thấy qua, cũng không có nghe nói. Hòang Niệm lão tổ cũng không dám nói Ngài tức thân thành Phật. Lão pháp sư Đàm Hư có nói, đến năm 90 tuổi hơn mới vãng sinh. Lúc sinh tiền có nói với mọi người, Ngài xem qua nhiều thiện hữu tri thức của thiền tông,song không thấy được một người nào khai ngộ, cũng như minh tâm kiến tánh, Ngài đều không thấy qua. Chẳng những không thấy mà Ngài còn không nghe. Như vậy đủ biết, tu mật và thiền thì khó, người bình thường không thể thành tựu được. Lục tổ Huệ Năng trong thiền tông nói rất rõ. Tổ chỉ tiếp dẫn những người thượng thượng căn, chúng ta tự xét lại mình có phảithuộc thượng thượng căn hay không? Như thế nào gọi là thượng căn? Phiềnnão nhẹ tức trí tuệ thâm sâu, nói một cách khác vọng tưởng phân biệt vàchấp trước rất ít. Lục căn lanh lợi, mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, thântiếp xúc thông đạt rõ ràng, vả lại không bị mê lầm. Người có đủ những điều kiện đó mới được coi là bậc thượng thượng căn, mới có duyên, có tư cách để tu học pháp môn này. Nhưng điều kiện tu tập của mật tông lại rấtcao. Học mật tông nhất định sẽ có thể thành Phật, điều đó cho thấy mật tông rất quan trọng. Mật không phải là bí mật, trong Phật pháp không có bí mật. Phàm việc gì bí mật chứng tỏ là việc đó không tốt. Phật pháp nóimật là thâm mật, lý lẽ rất sâu, không thể dùng trí tuệ cạn cợt để có thể lĩnh hội được, cho nên mới nói là mật. Khi nào chúng ta chính thức bắt đầu học được mật? Trong kinh đại thừa giảng, phải đến địa vị thứ támcủa thập địa mới học được. Thử hỏi chính mình đã đạt được địa vị này chưa, đạt đến địa thứ tám của thập địa Bồ tát chưa? Thông thường, chúng ta nói tu hành muốn thành Phật, cần phải trải qua ba a tăng kỳ kiếp. Đó là số mà người hiện tại gọi là thiên văn số. Thời gian đó được tính là bao nhiêu? Thật ra mà nói, khoảng thời gian đó hiện tại trong đời này không thể tính hết, trong đời quá khứ cũng không tính được, đời đời kiếpkiếp tính cũng không thể tính cụ thể được. Nếu tính cứ trong một ngày chúng ta phải đoạn trừ một phẩm vô minh, chứng được một phần chân tánh thì thời gian là bao lâu? Như vậy có thể thấy, chúng ta cần phải đoạn trừ phiền não kiến tư hoặc, vượt qua lục đạo luân hồi, chứng đến quả vị La hán, sau đó lại tiếp tục một bước nữa là phải phá trừ trần sa hoặc và vô minh hoặc, siêu vượt thập pháp giới, vẫn chưa được vào đâu. Chúng ta lại tiếp tục đoạn trừ một phẩm vô minh chứng được một phần pháp thân,thì lúc đó chúng ta mới bắt đầu tính được. Thực tế, trong kinh Hoa Nghiêm có nói, muốn thành Phật , chúng ta phải trải qua bốn mươi mốt vị pháp thân đại sĩ, ba A tăng kỳ kiếp , đó là nói với Bồ tát, không phải nói với hạng phàm phu, vì hạng phàm phu chúng ta không đủ tư cách. Tu xong A tăng kỳ kiếp thứ nhất, lần lượt tu viên mãn ba mươi địa vị, là thập trụ, thập hạnh và thập hồi hướng, đó là viên giáo. Chúng ta nên biết, qua A tăng kỳ kiếp thứ hai, phải tu viên mãn ba địa vị, là từ sơ địa cho đến thất địa. A tăng kỳ kiếp thứ ba lại tu tập viên mãn ba địa vị nữa là bát địa, cửu địa và thập địa. Do đó có thể thấy, càng tu lại càng khó, chúng ta nghĩ xem, người nào đạt đến địa vị thứ tám của Bồ tát, cũng mới chỉ bước vào thời kỳ đầu tiên của A tăng kỳ kiếp thứ ba. Nói một cách khác phải đến thời kỳ thứ ba trong ba A tăng kỳ kiếp mới được chính thức học mật. Như vậy,chúng ta làm sao có khả năng. Không thểcho rằng, truyền cho chúng ta mấy câu thần chú, ngày ngày trì chú, học mấy cách bắt ấn, gọi học mật, đó chẳng qua là hình thức chú không phải là học mật chân thật. Đây là điều mà người học Phật chúng ta cần phải nhận thức rõ ràng, có vậy mới không mắc vào những quan niệm sai lầm đángtiếc.
Gửi ý kiến của bạn