- 01. Lược sử Tịnh Không pháp sư
- 02. Cứu cánh của Phật giáo là gì
- 03. Nội dung và mục đích giáo dục của Phật giáo
- 04. Truyền thống của Phật giáo
- 05. Người muốn học Phật phải nên bắt đầu từ đâu?
- 06. Quy y và thân cận một vị thầy tốt có tương quan gì không
- 07. Năm thời thuyết pháp của đức Phật
- 08. Năm đại khoa mục tu học Phật pháp
- 09. Tu học thế nào mới có thể phóng hạ được phiền não?
- 10. Phật giáo có đề xướng ăn chay hay không?
- 11. Nghiệp chướng là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào trong đời sống?
- 12. Quan hệ của nhân quả
- 13. Học Phật có lợi ích gì?
- 14. Người học Phật có cần phải xuất gia hay không?
- 15. Làm thế nào mới có thể xa rời khổ đau và đạt được an lạc?
- 16. Khi gặp hoàn cảnh không vui nên xử lý như thế nào?
- 17. Làm thế nào có thể khống chế được vọng tưởng để khai mở tinh thần?
- 18. Người tại gia nên tự tu như thế nào?
- 19. Lúc đọc kinh phải có quy củ và cấm kỵ gì?
- 20. Trong đời sống khi gặp cảnh không hòa thuận nên xử lý thế nào?
- 21. Sợ hãi đối với vấn đề sinh tử
- 22. Người sau khi vãng sinh sẽ đi về đâu?
- 23. Siêu độ biểu hiện cho ý nghĩa gì?
- 24. Kinh Địa Tạng là phương pháp tu học nhập môn
- 25. Hiệu dụng của việc niệm Phật
- 26. Tu học Phật pháp tốt nhất là thâm nhập một pháp môn
- 27. Thờ cúng tượng Phật và Bồ tát
- 28. Dụng ý vật phẩm cúng dường Phật, Bồ tát
- 29. Nghi thức khai quang tượng Phật, Bồ tát
- 30. Pháp quán đảnh của Mật Tông có ý nghĩa gì?
- 31. Cứu cánh của việc thành Phật là đi về đâu?
- 32. Nhận thức về việc Phật, Bồ tát tái thế
- 33. Tập quán lễ lạy của xã hội
- 34. Sự ngộ nhận sai lầm của quần chúng về việc niệm Phật cầu sinh thế giới Cực Lạc
- 35. Mấy lời tâm huyết
PHẬT GIÁO LÀ GÌ
Nguyên tác: HT Thích Tịnh KhôngViệt dịch: Thích Tâm An
Đây là vấn đề tương đối nghiêm túc. Vì nó có thể ảnh hưởng mê tín dị đoan đến xã hội. Thờ cúng thần tiên và trời là tập tục có từ mấy nghìn năm nay ở Trung Quốc. Nó có tác dụng trên mối quan hệ xã giao, nhất định không phải là mê tín. Điều này chúng ta cần phải phân tích cho rõ. Phật pháp là đạo sư, không phải là thần, cho nên Phật giáo là một nền giáo dục, không phải là một tôn giáo. Cách đây mấy nghìn năm về trước, Phật giáo đã được người ta hiểu như là một nền nghệ thuật hóa giáo học, vì vậy, ở các tự viện, niệmPhật đường hay tịnh xá thường thấy có thờ hình ảnh, tượng của Phật và Bồ tát. Màu sắc và hình tượng lại rất nhiều, điều này chúng ta tham khảotrong kinh điển như Kinh Vạn Phật chẳng hạn. Tại Đài Loan, trong nhữngnăm qua, có không ít đạo tràng lạy kinh Vạn Phật. Trong bộ kinh này, Phật nói có hơn một nghìn hai trăm vị Phật mà không có Bồ tát. Phật dạy có rất nhiều chư Phật, mà mỗi một chúng ta có đầy đủ tự tánh năng đức. Lấy một ví dụ cho mọi người dễ hiểu, danh hiệu Thích Ca Mâu Ni là tiếng Phạn. Thích Ca dịch là từ bi, năng nhẫn; Mâu Ni dịch là tịch diệt hay thanh tịnh. Do đó có biết, từ bi và thanh tịnh trong tự tánh của mỗi chúng ta đều có đủ. Chúng ta nghe một danh hiệu Phật, nhất định trong taphải tiếp nhận, và phải lấy tâm từ bi, tâm thanh tịnh mà đối đãi với người. Đó là ý nghĩa của Thích Ca Mâu Ni. Cho nên, hễ nghe danh hiệu hoặc thấy hình tượng của Phật Thích Ca Mâu Ni, chúng ta phải phát khởi niệm tưởng như vậy, để nhắc nhở chính mình trong từng giây từng phút, không hướng ngòai những ý nghĩ đó. Danh hiệu của Bồ tát là tu đức, chúngta có đầy đủ năng đức của Phật và Bồ tát, chỉ vì hiện tại chúng ta si mê nên tánh đức trong tự tánh chúng ta không hiện tiền. Như chúng ta vốnlà từ bi, là đại từ đại bi, song hiện tại chúng ta đối xử với người, đối xử với vật không có một chút từ bi. Tự tánh của chúng ta vốn thanh tịnh, song mỗi ngày từ sáng đến chiều chúng ta đều vọng tưởng, vọng niệm, phiền não, những điều đó đều do chúng ta si mê. Như vậy, làm thế nào để khôi phục lại những đức tánh đó? Nhất định phải nhờ tu hành. Hìnhtượng, danh hiệu Phật và Bồ tát làm khơi dậy đức hạnh tu hành trong mỗichúng ta, mục đích là như vậy. Là đệ tử Phật, chúng ta cúng dường Phật và Bồ tát cũng không ngoài những mục đích trên. Thứ nhất có ý nghĩa tưởng niệm, vì Đức Phật là bậc thầy cao cả của chúng ta, chúng ta mang ơn giáo dục của Ngài, đạt được nhiều lợi ích và công đức thù thắng, vì thế chúng ta niệm niệm không quên công ơn đó. Thứ hai là noi theo gương của các Ngài mà học tập, cho nên mới nói: “Thấy người hiền, nghĩ mình làm sao cho bằng họ”. Chúng ta thấy hình tượng Phật và Bồ tát, chúng ta học tập theo gương hạnh các vị ấy, nghe danh hiệu các vị ấy chúng ta cũng muốn học theo đức hạnh. Đó là phương pháp chúng ta dụng tâm thờ cúng Phật và Bồ tát, là ý nghĩa chân chính mà chúng ta cần phải hiểu, vìvậy việc thờ cúng mới không mê tín.
Chư Phật, Bồ tát có rất nhiều. Ví dụ chúng ta thờ cúng Bồ tát Địa Tạng. Bồ tát là đại biểu cho hiếu kính, hiếu thuận tôn sư. Địa là tâm địa, Tạng là bảo tạng. Mỗi một chúng sinh chúng ta tâm địa đều có đầy đủ vô lượng trí, đó là ý nghĩa của Địa Tạng. Cho nên việc thờ cúng hình tượng Phật và Bồ tát có công dụng nhằm làm khai phát tâm địa bảo tạng của chúng ta. Dùng phương pháp gì để khai phát? Dùng giáo dục, giáo học, mà giáo học là căn bản là hiếuthuận tôn sư. Vì vậy, kinh Địa Tạng là kinh hiếu nhập môn. Học Phật là từ nơi kinh này bắt đầu vào. Thờ cúng Địa Tạng chẳng phải hàng ngày chúng ta lạy Ngài,hàng ngày cúng dường Ngài, cầu Ngài phù hộ cho chúng ta, nghĩ vậy chúng ta đã mê tín mất, tánh đức của chúng ta vĩnh viễn sẽ không hiển hiện được. Nên có thái độ thờ cúng như thế nào? Đó là học tậptheo hạnh Ngài, điều này trong kinh Địa Tạng lý luận giảng nói rất rõ ràng triệt để. Cần y theo phương pháp thiết thực đó mà làm thì Bồ tát tất sẽ gia hộ cho chúng ta. Nếu không hiểu điều này, không y theo đó màphụng hành, chẳng những chúng ta không đạt được chút lợi ích nào mà cònvướng phải sai lầm nữa. Sai lầm ở đâu? Ở chỗ đem Phật, Bồ tát xem như thần linh, rồi đút lót, nịnh hót các vị ấy, đặt điều kiện để các vị ấy bảo hộ cho mình. Đem Phật, Bồ tát để làm việc tham quan ô trược, thái độđó là một trọng tội, nên từ chỗ không hiểu mới đi đến sai lầm. Vì thế có câu “sai một ly đi một dặm” là vậy. Cho đến những việc như lạy thiên thần, phải làm sao? Thiên địa, quỷ thần trong cổ lễ Trung Quốc đều có. Làm thế nào có thể phát huy được đức tánh của chúng ta khi mà chúng ta chỉ cung kính thiên địa, quỷ thần! Chúng ta dùng tâm cung kính của mình đối với tất cả mọi người, tất cả việc, tất cả vật, đó là ý nghĩa cấm kỵ của thời xưa, vì nó thuộc vào giáo học. Tuyệt đối không được cầu quỷ thần, nếu cầu vào quỷ thần là quan niệm sai lầm, đó là điều mà chúng tanhất định nhận thức cho rõ.
27. THỜ CÚNG TƯỢNG PHẬT VÀ BỒ TÁT
Đây là vấn đề tương đối nghiêm túc. Vì nó có thể ảnh hưởng mê tín dị đoan đến xã hội. Thờ cúng thần tiên và trời là tập tục có từ mấy nghìn năm nay ở Trung Quốc. Nó có tác dụng trên mối quan hệ xã giao, nhất định không phải là mê tín. Điều này chúng ta cần phải phân tích cho rõ. Phật pháp là đạo sư, không phải là thần, cho nên Phật giáo là một nền giáo dục, không phải là một tôn giáo. Cách đây mấy nghìn năm về trước, Phật giáo đã được người ta hiểu như là một nền nghệ thuật hóa giáo học, vì vậy, ở các tự viện, niệmPhật đường hay tịnh xá thường thấy có thờ hình ảnh, tượng của Phật và Bồ tát. Màu sắc và hình tượng lại rất nhiều, điều này chúng ta tham khảotrong kinh điển như Kinh Vạn Phật chẳng hạn. Tại Đài Loan, trong nhữngnăm qua, có không ít đạo tràng lạy kinh Vạn Phật. Trong bộ kinh này, Phật nói có hơn một nghìn hai trăm vị Phật mà không có Bồ tát. Phật dạy có rất nhiều chư Phật, mà mỗi một chúng ta có đầy đủ tự tánh năng đức. Lấy một ví dụ cho mọi người dễ hiểu, danh hiệu Thích Ca Mâu Ni là tiếng Phạn. Thích Ca dịch là từ bi, năng nhẫn; Mâu Ni dịch là tịch diệt hay thanh tịnh. Do đó có biết, từ bi và thanh tịnh trong tự tánh của mỗi chúng ta đều có đủ. Chúng ta nghe một danh hiệu Phật, nhất định trong taphải tiếp nhận, và phải lấy tâm từ bi, tâm thanh tịnh mà đối đãi với người. Đó là ý nghĩa của Thích Ca Mâu Ni. Cho nên, hễ nghe danh hiệu hoặc thấy hình tượng của Phật Thích Ca Mâu Ni, chúng ta phải phát khởi niệm tưởng như vậy, để nhắc nhở chính mình trong từng giây từng phút, không hướng ngòai những ý nghĩ đó. Danh hiệu của Bồ tát là tu đức, chúngta có đầy đủ năng đức của Phật và Bồ tát, chỉ vì hiện tại chúng ta si mê nên tánh đức trong tự tánh chúng ta không hiện tiền. Như chúng ta vốnlà từ bi, là đại từ đại bi, song hiện tại chúng ta đối xử với người, đối xử với vật không có một chút từ bi. Tự tánh của chúng ta vốn thanh tịnh, song mỗi ngày từ sáng đến chiều chúng ta đều vọng tưởng, vọng niệm, phiền não, những điều đó đều do chúng ta si mê. Như vậy, làm thế nào để khôi phục lại những đức tánh đó? Nhất định phải nhờ tu hành. Hìnhtượng, danh hiệu Phật và Bồ tát làm khơi dậy đức hạnh tu hành trong mỗichúng ta, mục đích là như vậy. Là đệ tử Phật, chúng ta cúng dường Phật và Bồ tát cũng không ngoài những mục đích trên. Thứ nhất có ý nghĩa tưởng niệm, vì Đức Phật là bậc thầy cao cả của chúng ta, chúng ta mang ơn giáo dục của Ngài, đạt được nhiều lợi ích và công đức thù thắng, vì thế chúng ta niệm niệm không quên công ơn đó. Thứ hai là noi theo gương của các Ngài mà học tập, cho nên mới nói: “Thấy người hiền, nghĩ mình làm sao cho bằng họ”. Chúng ta thấy hình tượng Phật và Bồ tát, chúng ta học tập theo gương hạnh các vị ấy, nghe danh hiệu các vị ấy chúng ta cũng muốn học theo đức hạnh. Đó là phương pháp chúng ta dụng tâm thờ cúng Phật và Bồ tát, là ý nghĩa chân chính mà chúng ta cần phải hiểu, vìvậy việc thờ cúng mới không mê tín.
Chư Phật, Bồ tát có rất nhiều. Ví dụ chúng ta thờ cúng Bồ tát Địa Tạng. Bồ tát là đại biểu cho hiếu kính, hiếu thuận tôn sư. Địa là tâm địa, Tạng là bảo tạng. Mỗi một chúng sinh chúng ta tâm địa đều có đầy đủ vô lượng trí, đó là ý nghĩa của Địa Tạng. Cho nên việc thờ cúng hình tượng Phật và Bồ tát có công dụng nhằm làm khai phát tâm địa bảo tạng của chúng ta. Dùng phương pháp gì để khai phát? Dùng giáo dục, giáo học, mà giáo học là căn bản là hiếuthuận tôn sư. Vì vậy, kinh Địa Tạng là kinh hiếu nhập môn. Học Phật là từ nơi kinh này bắt đầu vào. Thờ cúng Địa Tạng chẳng phải hàng ngày chúng ta lạy Ngài,hàng ngày cúng dường Ngài, cầu Ngài phù hộ cho chúng ta, nghĩ vậy chúng ta đã mê tín mất, tánh đức của chúng ta vĩnh viễn sẽ không hiển hiện được. Nên có thái độ thờ cúng như thế nào? Đó là học tậptheo hạnh Ngài, điều này trong kinh Địa Tạng lý luận giảng nói rất rõ ràng triệt để. Cần y theo phương pháp thiết thực đó mà làm thì Bồ tát tất sẽ gia hộ cho chúng ta. Nếu không hiểu điều này, không y theo đó màphụng hành, chẳng những chúng ta không đạt được chút lợi ích nào mà cònvướng phải sai lầm nữa. Sai lầm ở đâu? Ở chỗ đem Phật, Bồ tát xem như thần linh, rồi đút lót, nịnh hót các vị ấy, đặt điều kiện để các vị ấy bảo hộ cho mình. Đem Phật, Bồ tát để làm việc tham quan ô trược, thái độđó là một trọng tội, nên từ chỗ không hiểu mới đi đến sai lầm. Vì thế có câu “sai một ly đi một dặm” là vậy. Cho đến những việc như lạy thiên thần, phải làm sao? Thiên địa, quỷ thần trong cổ lễ Trung Quốc đều có. Làm thế nào có thể phát huy được đức tánh của chúng ta khi mà chúng ta chỉ cung kính thiên địa, quỷ thần! Chúng ta dùng tâm cung kính của mình đối với tất cả mọi người, tất cả việc, tất cả vật, đó là ý nghĩa cấm kỵ của thời xưa, vì nó thuộc vào giáo học. Tuyệt đối không được cầu quỷ thần, nếu cầu vào quỷ thần là quan niệm sai lầm, đó là điều mà chúng tanhất định nhận thức cho rõ.
Gửi ý kiến của bạn