ĐÔI BẠN HÀNH HƯƠNG
Chiêu Hoàng
– Ô hay... sao công chúa lại không mặc đồ ni cô nữa?
– Ta nghĩ không nên. Vì tuy “chiếc áo không làm nên thầy tu”, nhưng ít ra nó cũng mang một ý nghĩa linh thiêng của nó. Một người khoác lên chiếc áo này, thì ít nhiều gì cũng đã nhận giới của một vị Đạo Sư, và tu hành theo những giới luật của họ. Còn ta, một kẻ chưa thọ một giới cấm nào, nhẫn đến cả năm giới cấm của một cư sĩ tại gia cũng không có. Nay ngang nhiên khoác chiếc áo này, thọ sự cúng thí của các tín chủ thì thực... không ổn chút nào. Đối với ta, dù là một chiếc áo lam, nhưng cũng mang nhiều ý nghĩa của nó. Ta cảm thấy mình chưa xứng đáng để mặc chiếc áo này...
Nghe công chúa nói vậy, Ếch im lặng một lúc rồi thong thả nói:
– Công chúa nói vậy cũng phải. Ta cũng không dám ép... Trở lại thành hán tử có lẽ vui hơn. Công chúa sẽ không còn bị lấn cấn bởi ý nghĩa của chiếc áo tu hành ấy...
Công chúa đã xếp xong chiếc áo lam, để ngay ngắn trên giường, kèm thêm vài nén bạc. Lúc đó, trời còn rất sớm, sương vẫn còn đọng trên các tàn lá. Thành phố yên lặng như một thành phố chết. Nàng để vài vật dụng cần thiết vào trong một tay quải rồi cùng Ếch rời quán trọ...
Họ đi mải miết dọc theo dòng. Ngày đi, đêm nghỉ. Khoảng chừng mươi ngày đường thì đến một nơi rất trù phú...
Đó là một thành phố lớn nằm ngay ven sông. Dân cư đông đúc, hàng quán dựng đầy. Nơi nơi, mọi chốn, người nô nức qua lại như mắc cửi. Công chúa và Ếch nhập vào dòng đời xuôi chảy đó, lang thang trên từng con đường, trên từng khoảng sông rộng....
Về đêm, thành phố rực những bóng đèn, nhất là trên mặt sông nhấp nhô, có từng đoàn thuyền rồng trang trí rất đẹp mắt, cộng thêm những dây đèn được thắp đầy theo mạn thuyền. Nhìn xa trông như những con rồng sáng rực. Trên thuyền vọng ra tiếng nhạc dìu dặt tịch... tình... tang...
Công chúa chỉ tay về một chiếc thuyền khá lớn, nằm tách khỏi bờ khoảng nửa dặm về phương nam và reo lên:
– Ô kìa, họ trang hoàng hệt như chiếc thuyền rồng của vua cha ta. Có điều không được lớn và nguy nga bằng. (cười khanh khách) Lại còn có tiếng nhạc réo rắt nữa, ta hãy lên đó chơi một chuyến chăng?
Vừa nói, nàng vừa khoa chân xuống bến. Một số ghe nhỏ thấy khách đều đổ dồn mời mọc, đón chào. Công chúa khoa chân nhảy tót lên một chiếc ghe, tảng lờ lời nhắc nhở của Ếch đang nói khẽ bên tai:
– Ta nghĩ công chúa phải cẩn thận. Chỗ đông người thế này dễ bị lộ diện lắm đấy!
– Ếch cứ hay lo xa. Từ đây về hoàng cung xa lắm rồi, đâu có ai biết ta ở đây mà sợ. (cao giọng, quay qua lão chủ ghe) Lão đưa ta tới chiếc thuyền rồng lớn nhất đằng kia nhé...
– Được... Xin công tử 20 xu.
– Hả?
– Hai mươi xu! Lão nhắc lại. Rồi cao giọng giải thích. Ở đây, chúng tôi lấy tiền trước khi chèo.
Công chúa lục trong áo lấy ra một chút bạc vụn, nàng dốc ra đưa cho lão chủ ghe:
– Từng này có đủ hai mươi xu không?
Lão chủ ghe mắt sáng lên:
– Nhiều lắm rồi... Ta không có tiền thối đâu. Công tử trả công cho ta hết từng này sao?
– Không, ta cần một chút để lên thuyền chơi nữa, lão hãy lấy đủ số lão cần mà thôi...
Lão chủ ghe cuống quýt:
– Phải ... phải... chỉ lấy đủ số cần thôi....
Nói rồi, lão lấy luôn một nửa, giao lại cho công chúa một nửa. Dù người ngu đến đâu cũng biết gã lấy tiền công quá đắt. Từng đó bạc lão có thể đổi thành mấy ngàn đồng. Công chúa biết vậy, nhưng cũng lờ đi, để cho lão ăn gian mình. Nàng nhìn thấy vẻ sung sướng hiện trên nét mặt lão chủ ghe, nàng cũng đâm sung sướng lây.
Chiếc ghe len lỏi trong những chiếc ghe khác nhấp nhô trên mặt sông, thoáng chốc đã cặp vào mạn thuyền rồng lớn. Một số ả đào đon đả te tái chạy ra mời mọc. Công chúa theo những bậc thang lên thuyền. Nhìn thoáng, trên thuyền phần đông là những công tử nhà giàu, thích hưởng thụ. Họ uống rượu, ca hát và cười hô hố với các kỹ nữ. Từ xa, lạch bạch một mụ đàn bà tuổi hơn tứ tuần, trang điểm lòe loẹt, cặp mắt hơi giảo hoạt, xun xoe bước tới, cung tay như một lời chào:
– Mời vô.... Mời vô! Xin vào hẳn trong thuyền, tha hồ cho công tử lựa chọn. Mấy hôm nay, thuyền chúng tôi mới có thêm một vài ả đào rất đẹp, lại biết ca ngâm rất giỏi. Vị nào sành điệu cũng muốn nàng ca hát cho. Xin vào đây... vào đây... thưởng thức...
Theo chân, công chúa bước hẳn vào khoang thuyền, chiếc thuyền khá rộng, xếp thành nhiều chiếc bàn nhỏ, trên bày cơ man nào là thức ăn và rượu. Mỗi bàn đều có một hoặc hai gã hán tử vừa ăn uống vừa lơ mơ bên cạnh những ả đào đàn ca, hát xướng. Tùy theo túi tiền mà tiệc rượu được bày ra nhiều hay ít, ngon hay dở, ả đào đẹp hay xấu. Tựu chung, ai cũng có vẻ vui vẻ, say sưa...
Công chúa nhét vào tay mụ đàn bà một thỏi vàng, nói khẽ:
– Ta là khách phương xa, muốn đến đây coi qua cho biết. Mụ có mục gì hay nhất thì hãy đem ra cho ta coi thử.
Thấy vàng, mụ đổi ngay thái độ tỏ ra cực kỳ cung kính, lưng mụ cong hẳn xuống, mụ vội vã đưa công chúa vào một cái bàn sang trọng nhất còn trống bên góc, hân hoan nói:
– Công tử khỏi lo, để già này chu toàn cho, bảo đảm tối nay công tử sẽ rất hài lòng... ( cao giọng gọi lớn). Hãy gọi Ý Nhi ra cho ta nhé. Có vị Công tử đây tới tìm...
Một tì nữ rụt rè thưa:
– Dạ, thưa má. Ý Nhi đang tiếp người khác rồi... Má có muốn gọi ai khác không?
Ngạc nhiên, mụ hỏi:
– Ý Nhi đang tiếp ai thế?
– Thì cái lão thương gia béo phệ ngày hôm qua ấy mà!
– Ồ... để ta lo!
Nói rồi, mụ te tái quay qua công chúa, nhe răng cười xin lỗi rối rít. Mụ ấn nàng ngồi xuống bàn, xoa tay, cười ỏn ẻn với một bộ mặt cầu tài rất nhà nghề:
– Công tử có muốn “chơi nổi” tối nay không? Ta còn một cô, tên là Tiểu Quỳnh, nàng rất đẹp, hát rất hay, đàn cũng rất giỏi. Nàng lấy hơi đắt, và nhất là nàng chỉ hát cho người nghe vui thôi, không làm bất cứ “chuyện gì” khác. Nếu công tử bằng lòng, ta sẽ mời nàng ra đây đàn cho công tử thưởng thức...
– “Chuyện gì khác” là chuyện gì thế? Công chúa thắc mắc hỏi lại.
Mụ hơi khựng lại một chút khi nghe công chúa hỏi câu ngớ ngẩn đó. Rồi như chợt hiểu, bỗng cười giả lả:
– Ta đoán, có lẽ đây là lần đầu công tử đi chơi... Vậy thì tốt lắm, Tiểu Quỳnh xứng đáng để được ngồi cùng bàn hát cho công tử nghe. Những “chuyện khác” kia thì... thôi, để dịp khác nhé... Đêm còn dài, còn lắm chuyện để chơi mà...
Nói rồi, thoắt cái, mụ biến mất qua một bức rèm mỏng. Khoảng mười phút sau, mụ trở lại, đằng sau là một thiếu nữ dáng mảnh khảnh thong thả bước theo chân.
Đó là một nàng thiếu nữ khoảng đôi mươi. Đôi mắt to đen, ngây thơ trong sáng, khuôn mặt hơi xanh, với đôi môi đỏ thắm làm nổi bật làn da trắng mịn ít son phấn. Nàng vừa bước vào khoang thuyền, tươi mát như một đóa hoa nổi bật lên trên tất cả các loài hoa biết nói. Mọi người, không ai bảo ai, đều ngưng chuyện trò và dõi mắt theo những bước chân đi, từng bước nhỏ như bước chân chim sẻ. Trên tay, nàng ôm một cây đàn tranh. Ngừng lại nơi bàn công chúa đang ngồi, nàng thong thả đặt chiếc đàn trên bàn, khẽ nghiêng người chào công chúa, miệng mấp máy:
– Tiểu nữ tên Tiểu Quỳnh. Rất hân hạnh được hầu chuyện và ca hát cho chàng đêm nay. Nhưng xin nói trước, Tiểu Quỳnh chỉ ca hát cho người mua vui, và không hề biết uống rượu, xin chàng đừng ép...
Giọng người con gái trong và nhẹ như tơ. Công chúa im lặng, lòng tự hỏi, tại sao một đoá hoa tinh khiết đến dường này lại lạc loài nơi đây? Nàng là ai? Cơ duyên gì lại bị sa vào chốn bùn nhơ này? Tuy có nhiều câu hỏi về người thiếu nữ, nhưng công chúa cũng tế nhị, im lặng và tôn trọng lời yêu cầu của nàng, thong thả đáp:
– Xin nàng đừng lo. Ta chỉ muốn nghe nàng hát, nếu không được cùng nàng đối ẩm trong đêm nay cũng chẳng sao. Bình sinh, thú thật, ta cũng chưa.... uống rượu bao giờ!
Nghe công chúa nói thế. Tiểu Quỳnh cười khúc khích cho sự thành thật của một gã hán tử mới đi chơi lần đầu, nàng cảm thấy cởi mở hơn, đề nghị:
– Vậy công tử có muốn ta hầu rượu cho công tử uống thử chăng?
– Được vậy thì rất tốt!
Nghe công chúa nói vậy, Ếch bỗng chột dạ, vội vàng nhắc khẽ bên tai:
– Công chúa chớ nên uống rượu, ta nghĩ không nên đâu!
Tuy nghe lời nhắc nhở của Ếch, nhưng công chúa cứ vờ đi. Nàng yên lặng, ngắm nhìn đôi tay ngọc với những ngón son hồng đang rót rượu. Màu trắng của rượu giống như màu nước trong. Công chúa đỡ lấy chén và ngửa cổ làm đánh ực một lần cạn ly... Chất rượu cay xè trong cổ họng làm công chúa nhăn mặt, nàng có cảm tưởng một dòng chất lỏng, nóng đi từ cổ chạy thẳng xuống ruột, đồng thời bốc lên đầu, làm cho nàng choáng váng...
Công chúa đặt ly rượu cạn xuống bàn. Đôi mắt long lanh nhìn Tiểu Quỳnh:
– Ta đang đợi nàng hát đây!
– Được!
Tiểu Quỳnh đặt đàn lên đùi, dạo lên một tiếng ngắn... Tịch... tình... tang... Rồi nàng cất giọng hát:
Đời như dòng sông nhỏ,
Chia những nhánh lao xao,
Hạt tương tư em kết,
Thành hoa đốm trên cao...
Em gieo trồng Hạnh-Phúc,
Trên môi ngát thương yêu,
Tình như một điệp khúc,
Theo dòng đời liêu xiêu....
Tiếng hát ngưng tự lúc nào, nhưng âm vang vẫn còn lảng vảng đâu đây... Tiểu Quỳnh lại rót thêm chén rượu khác cho Công chúa. Không một chút do dự, công chúa nâng ly uống cạn... Chất rượu như chắp cánh bay lao xao trong thân thể, nàng nghe đầu óc choáng váng, lòng như cởi mở hơn... Nàng cảm thấy dường như thân thể mình cũng hòa tan vào chất rượu trong người, bồng bềnh, lơ lửng nhẹ nhàng như trên vai có đôi cánh thiên thần đang lao đao chắp cánh. Nàng gần như quên mình đang cải nam trang, cười khúc khích với Tiểu Quỳnh, tâm sự:
– Lâu lắm rồi, ta chưa hề gặp được một nguòi bạn gái nói chuyện cởi mở như hôm nay... Tiểu Quỳnh, nàng có muốn cùng ta về. Ta sẽ nói cha ta mướn nàng làm hầu cận của ta chăng?
Câu hỏi của công chúa làm cho Tiểu Quỳnh bỗng trở nên khó chịu, nghĩ rằng, gã hán tử này, trông có vẻ đẹp trai, học thức thế mà mới uống có hai ly nhỏ đã dở mòi cợt nhả với phụ nữ. Tiểu Quỳnh cau mày, nghiêm giọng:
– Không! Ta chẳng muốn đi đâu và hầu hạ cho ai hết... Ta chỉ ở đây một thời gian ngắn rồi đi thôi!
– Vậy sao? (Công chúa ngạc nhiên hỏi) Ở đây vui quá sao nàng lại bỏ đi? (đổi giọng gần như ra lệnh – trở lại đúng phong tư của con nhà quý tộc) Hãy đưa ta cây đàn tranh. Lâu lắm rồi, ta chưa chơi lại loại đàn cổ này. Cha ta thường rất hài lòng và khen ta đánh hay, để ta gẩy vài khúc cho nàng nghe...
Tiểu Quỳnh trao đàn cho công chúa. Đôi tay lướt trên những dây đàn tạo nên một chuỗi âm thanh rộn rã... Đôi môi tươi thắm nhoẻn miệng cười. Công chúa bắt đầu cất tiếng ngâm:
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai,
Sự trục nhãn tiền quá,
Lão tòng đầu thượng lai...
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
(Xuân đi trăm hoa rụng,
Xuân đến trăm hoa cười,
Trước mắt việc đi mãi,
Tuổi già giờ đến rồi...
Đừng tưởng xuân tàn, hoa rụng hết,
Đêm qua sân trước một cành mai.)[2]
Công chúa lại cười khanh khách, hơi men dâng lên làm nàng quên hết cả ý tứ, quên hẳn mình đang cải nam trang. Chất men chạy trong cơ thể làm nàng cảm thấy nóng nực, nàng úp mặt vào lòng bàn tay cho tỉnh và khẽ hất đầu, tấm khăn bịt đầu rớt xuống, mái tóc óng ả xỏa xuống ngang vai, nàng hiện nguyên hình với đầy đủ phong tư của một cô công chúa trong quý tộc hoàng gia...
Tiểu Quỳnh và cả thực khách trên thuyền “ồ” lên một tiếng lớn. Dưới mắt họ, một thiếu nữ kiều diễm như vừa đổi xác, tuy thân vẫn còn mặc chiếc áo hán tử, nhưng khuôn mặt cực kỳ diễm lệ, đôi mắt long lanh và đôi má hồng lên vì rượu... Tuy nàng hơi chếnh choáng say, nhưng ai cũng nhận ra đó chính là nàng công chúa đã bị mất tích mấy tháng qua...
Nhưng vì chếnh choáng men say, công chúa không hề biết tông tích mình đã bị lộ. Khuôn mặt hơi nghiêng nghiêng, nàng lại khảy lên tiếng đàn. Lần này, tiếng đàn mang một âm hưởng trầm buồn, như muốn chuyên chở một niềm tâm sự tha thiết nào đó... Giọng nàng nhẹ, bay lãng đãng trong không gian:
Anh là trăng đáy nước,
Chỉ cách một mặt hồ,
Đêm qua, mưa về muộn,
Bóng vỡ ngàn sao trôi ...
Đây tờ kinh Bát Nhã,
Ngàn đời một chữ “Không”
Lá Bồ Đề em lượm,
Thơm ngát mùi mật ong...[3]
Dứt lời ngâm, công chúa búng tay trên phím đàn, một tiếng “bong” vang lên chát chúa. Thì ra, một sợi dây đàn đã đứt....
Bỗng, từ góc phòng, một hán tử vụt tới bên công chúa, một chân quỳ gối, bàn tay trái nắm chặt lấy cổ tay phải của nàng như một gọng kìm:
– Xin công chúa tha tội cho sự vô phép. Tiểu nhân xin đưa công chúa về kinh...
Nói rồi, không cần biết công chúa có bằng lòng hay không, hắn nâng bổng công chúa vác lên vai...
Công chúa vùng vẫy, la lớn:
– Buông ta ra... buông ta ra .... Ngươi đã nhận lầm người rồi!
Hắn vẫn mặc kệ, không thèm để ý đến sự phản đối của công chúa, xoay lưng định phi thân về phía cửa chính. Vừa lúc ấy, như một cái hoa mắt, một người bịt mặt bỗng xuất hiện, gã mặc một bộ quần áo chẽn màu đen, lướt tới, nhấc bổng công chúa khỏi vai gã hán tử. Hán tử cũng không vừa, gã hươi tay tung một cú đấm về phía kẻ bịt mặt, đối phương vội tung người lên cao tránh cú đấm ngàn cân, thuận chân đạp gã hán tử ngã chúi xuống đất rồi xoay người, phi thân mang theo công chúa lao ra phía ngoài cửa chính. Nhưng hán tử cũng không vừa, tuy bị ngã chúi, hắn cũng có thể đứng dậy ngay được và rút nhanh cây kiếm ngang hông, nhưng hắn không thể phóng kiếm vào kẻ bịt mặt, vì sợ đâm phải công chúa đang vùng vẫy trên vai. Hắn hươi kiếm chênh chếch nhắm vào đôi chân kẻ bịt mặt đang phóng ra phía cửa, hét lớn:
– Đứng lại!
Nhưng dường như kẻ bịt mặt không coi gã hán tử ra gì. Như một trò đùa, gã xoay người, khẽ búng ngón tay, một thứ ám khí bay vèo tới thanh kiếm. Sức bắn ám khí quá mạnh làm cho gã hán tử phải lảo đảo, cảm tưởng lòng bàn tay gần như bị xoạc, thanh kiếm bay cắm thẳng vào cây cột phía bên trái...
Mọi người cùng la lớn:
– Có thích khách... có thích khách!
Cả thuyền nhốn nháo hẳn lên, còn gã hán tử toàn thân vẫn còn bị chấn động bởi sức bắn, hắn quay lại những người cận vệ còn đang nhốn nháo ở góc phòng, gào lớn:
– Hãy gọi vệ binh đến bao vây khắp khu vực này...
Nói rồi, hắn cũng phi thân ra phía cửa chính, nhưng đã quá trễ. Kẻ bịt mặt đã thoát ra đến bong thuyền, nhảy rất nhịp nhàng xuống những chiếc thuyền nhỏ, thoăn thoắt, dẻo dai như người nhảy múa trong đám xiệc, thoáng chốc đã lên được đến bờ và mất hút trong màn đêm đen thẫm...
Chiêu Hoàng
Chương 10: Công chúa đại náo bến sông
Sáng hôm sau, Ếch choàng thức dậy, thấy công chúa đang ngồi trên giường xếp lại bộ áo lam, đôi mắt vẫn còn sưng vì trận khóc hôm trước, khuôn mặt nghiêng nghiêng, buồn buồn. Nàng mặc lại trên người bộ áo hán tử hôm nào. Ngạc nhiên, Ếch hỏi:– Ô hay... sao công chúa lại không mặc đồ ni cô nữa?
– Ta nghĩ không nên. Vì tuy “chiếc áo không làm nên thầy tu”, nhưng ít ra nó cũng mang một ý nghĩa linh thiêng của nó. Một người khoác lên chiếc áo này, thì ít nhiều gì cũng đã nhận giới của một vị Đạo Sư, và tu hành theo những giới luật của họ. Còn ta, một kẻ chưa thọ một giới cấm nào, nhẫn đến cả năm giới cấm của một cư sĩ tại gia cũng không có. Nay ngang nhiên khoác chiếc áo này, thọ sự cúng thí của các tín chủ thì thực... không ổn chút nào. Đối với ta, dù là một chiếc áo lam, nhưng cũng mang nhiều ý nghĩa của nó. Ta cảm thấy mình chưa xứng đáng để mặc chiếc áo này...
Nghe công chúa nói vậy, Ếch im lặng một lúc rồi thong thả nói:
– Công chúa nói vậy cũng phải. Ta cũng không dám ép... Trở lại thành hán tử có lẽ vui hơn. Công chúa sẽ không còn bị lấn cấn bởi ý nghĩa của chiếc áo tu hành ấy...
Công chúa đã xếp xong chiếc áo lam, để ngay ngắn trên giường, kèm thêm vài nén bạc. Lúc đó, trời còn rất sớm, sương vẫn còn đọng trên các tàn lá. Thành phố yên lặng như một thành phố chết. Nàng để vài vật dụng cần thiết vào trong một tay quải rồi cùng Ếch rời quán trọ...
Họ đi mải miết dọc theo dòng. Ngày đi, đêm nghỉ. Khoảng chừng mươi ngày đường thì đến một nơi rất trù phú...
Đó là một thành phố lớn nằm ngay ven sông. Dân cư đông đúc, hàng quán dựng đầy. Nơi nơi, mọi chốn, người nô nức qua lại như mắc cửi. Công chúa và Ếch nhập vào dòng đời xuôi chảy đó, lang thang trên từng con đường, trên từng khoảng sông rộng....
Về đêm, thành phố rực những bóng đèn, nhất là trên mặt sông nhấp nhô, có từng đoàn thuyền rồng trang trí rất đẹp mắt, cộng thêm những dây đèn được thắp đầy theo mạn thuyền. Nhìn xa trông như những con rồng sáng rực. Trên thuyền vọng ra tiếng nhạc dìu dặt tịch... tình... tang...
Công chúa chỉ tay về một chiếc thuyền khá lớn, nằm tách khỏi bờ khoảng nửa dặm về phương nam và reo lên:
– Ô kìa, họ trang hoàng hệt như chiếc thuyền rồng của vua cha ta. Có điều không được lớn và nguy nga bằng. (cười khanh khách) Lại còn có tiếng nhạc réo rắt nữa, ta hãy lên đó chơi một chuyến chăng?
Vừa nói, nàng vừa khoa chân xuống bến. Một số ghe nhỏ thấy khách đều đổ dồn mời mọc, đón chào. Công chúa khoa chân nhảy tót lên một chiếc ghe, tảng lờ lời nhắc nhở của Ếch đang nói khẽ bên tai:
– Ta nghĩ công chúa phải cẩn thận. Chỗ đông người thế này dễ bị lộ diện lắm đấy!
– Ếch cứ hay lo xa. Từ đây về hoàng cung xa lắm rồi, đâu có ai biết ta ở đây mà sợ. (cao giọng, quay qua lão chủ ghe) Lão đưa ta tới chiếc thuyền rồng lớn nhất đằng kia nhé...
– Được... Xin công tử 20 xu.
– Hả?
– Hai mươi xu! Lão nhắc lại. Rồi cao giọng giải thích. Ở đây, chúng tôi lấy tiền trước khi chèo.
Công chúa lục trong áo lấy ra một chút bạc vụn, nàng dốc ra đưa cho lão chủ ghe:
– Từng này có đủ hai mươi xu không?
Lão chủ ghe mắt sáng lên:
– Nhiều lắm rồi... Ta không có tiền thối đâu. Công tử trả công cho ta hết từng này sao?
– Không, ta cần một chút để lên thuyền chơi nữa, lão hãy lấy đủ số lão cần mà thôi...
Lão chủ ghe cuống quýt:
– Phải ... phải... chỉ lấy đủ số cần thôi....
Nói rồi, lão lấy luôn một nửa, giao lại cho công chúa một nửa. Dù người ngu đến đâu cũng biết gã lấy tiền công quá đắt. Từng đó bạc lão có thể đổi thành mấy ngàn đồng. Công chúa biết vậy, nhưng cũng lờ đi, để cho lão ăn gian mình. Nàng nhìn thấy vẻ sung sướng hiện trên nét mặt lão chủ ghe, nàng cũng đâm sung sướng lây.
Chiếc ghe len lỏi trong những chiếc ghe khác nhấp nhô trên mặt sông, thoáng chốc đã cặp vào mạn thuyền rồng lớn. Một số ả đào đon đả te tái chạy ra mời mọc. Công chúa theo những bậc thang lên thuyền. Nhìn thoáng, trên thuyền phần đông là những công tử nhà giàu, thích hưởng thụ. Họ uống rượu, ca hát và cười hô hố với các kỹ nữ. Từ xa, lạch bạch một mụ đàn bà tuổi hơn tứ tuần, trang điểm lòe loẹt, cặp mắt hơi giảo hoạt, xun xoe bước tới, cung tay như một lời chào:
– Mời vô.... Mời vô! Xin vào hẳn trong thuyền, tha hồ cho công tử lựa chọn. Mấy hôm nay, thuyền chúng tôi mới có thêm một vài ả đào rất đẹp, lại biết ca ngâm rất giỏi. Vị nào sành điệu cũng muốn nàng ca hát cho. Xin vào đây... vào đây... thưởng thức...
Theo chân, công chúa bước hẳn vào khoang thuyền, chiếc thuyền khá rộng, xếp thành nhiều chiếc bàn nhỏ, trên bày cơ man nào là thức ăn và rượu. Mỗi bàn đều có một hoặc hai gã hán tử vừa ăn uống vừa lơ mơ bên cạnh những ả đào đàn ca, hát xướng. Tùy theo túi tiền mà tiệc rượu được bày ra nhiều hay ít, ngon hay dở, ả đào đẹp hay xấu. Tựu chung, ai cũng có vẻ vui vẻ, say sưa...
Công chúa nhét vào tay mụ đàn bà một thỏi vàng, nói khẽ:
– Ta là khách phương xa, muốn đến đây coi qua cho biết. Mụ có mục gì hay nhất thì hãy đem ra cho ta coi thử.
Thấy vàng, mụ đổi ngay thái độ tỏ ra cực kỳ cung kính, lưng mụ cong hẳn xuống, mụ vội vã đưa công chúa vào một cái bàn sang trọng nhất còn trống bên góc, hân hoan nói:
– Công tử khỏi lo, để già này chu toàn cho, bảo đảm tối nay công tử sẽ rất hài lòng... ( cao giọng gọi lớn). Hãy gọi Ý Nhi ra cho ta nhé. Có vị Công tử đây tới tìm...
Một tì nữ rụt rè thưa:
– Dạ, thưa má. Ý Nhi đang tiếp người khác rồi... Má có muốn gọi ai khác không?
Ngạc nhiên, mụ hỏi:
– Ý Nhi đang tiếp ai thế?
– Thì cái lão thương gia béo phệ ngày hôm qua ấy mà!
– Ồ... để ta lo!
Nói rồi, mụ te tái quay qua công chúa, nhe răng cười xin lỗi rối rít. Mụ ấn nàng ngồi xuống bàn, xoa tay, cười ỏn ẻn với một bộ mặt cầu tài rất nhà nghề:
– Công tử có muốn “chơi nổi” tối nay không? Ta còn một cô, tên là Tiểu Quỳnh, nàng rất đẹp, hát rất hay, đàn cũng rất giỏi. Nàng lấy hơi đắt, và nhất là nàng chỉ hát cho người nghe vui thôi, không làm bất cứ “chuyện gì” khác. Nếu công tử bằng lòng, ta sẽ mời nàng ra đây đàn cho công tử thưởng thức...
– “Chuyện gì khác” là chuyện gì thế? Công chúa thắc mắc hỏi lại.
Mụ hơi khựng lại một chút khi nghe công chúa hỏi câu ngớ ngẩn đó. Rồi như chợt hiểu, bỗng cười giả lả:
– Ta đoán, có lẽ đây là lần đầu công tử đi chơi... Vậy thì tốt lắm, Tiểu Quỳnh xứng đáng để được ngồi cùng bàn hát cho công tử nghe. Những “chuyện khác” kia thì... thôi, để dịp khác nhé... Đêm còn dài, còn lắm chuyện để chơi mà...
Nói rồi, thoắt cái, mụ biến mất qua một bức rèm mỏng. Khoảng mười phút sau, mụ trở lại, đằng sau là một thiếu nữ dáng mảnh khảnh thong thả bước theo chân.
Đó là một nàng thiếu nữ khoảng đôi mươi. Đôi mắt to đen, ngây thơ trong sáng, khuôn mặt hơi xanh, với đôi môi đỏ thắm làm nổi bật làn da trắng mịn ít son phấn. Nàng vừa bước vào khoang thuyền, tươi mát như một đóa hoa nổi bật lên trên tất cả các loài hoa biết nói. Mọi người, không ai bảo ai, đều ngưng chuyện trò và dõi mắt theo những bước chân đi, từng bước nhỏ như bước chân chim sẻ. Trên tay, nàng ôm một cây đàn tranh. Ngừng lại nơi bàn công chúa đang ngồi, nàng thong thả đặt chiếc đàn trên bàn, khẽ nghiêng người chào công chúa, miệng mấp máy:
– Tiểu nữ tên Tiểu Quỳnh. Rất hân hạnh được hầu chuyện và ca hát cho chàng đêm nay. Nhưng xin nói trước, Tiểu Quỳnh chỉ ca hát cho người mua vui, và không hề biết uống rượu, xin chàng đừng ép...
Giọng người con gái trong và nhẹ như tơ. Công chúa im lặng, lòng tự hỏi, tại sao một đoá hoa tinh khiết đến dường này lại lạc loài nơi đây? Nàng là ai? Cơ duyên gì lại bị sa vào chốn bùn nhơ này? Tuy có nhiều câu hỏi về người thiếu nữ, nhưng công chúa cũng tế nhị, im lặng và tôn trọng lời yêu cầu của nàng, thong thả đáp:
– Xin nàng đừng lo. Ta chỉ muốn nghe nàng hát, nếu không được cùng nàng đối ẩm trong đêm nay cũng chẳng sao. Bình sinh, thú thật, ta cũng chưa.... uống rượu bao giờ!
Nghe công chúa nói thế. Tiểu Quỳnh cười khúc khích cho sự thành thật của một gã hán tử mới đi chơi lần đầu, nàng cảm thấy cởi mở hơn, đề nghị:
– Vậy công tử có muốn ta hầu rượu cho công tử uống thử chăng?
– Được vậy thì rất tốt!
Nghe công chúa nói vậy, Ếch bỗng chột dạ, vội vàng nhắc khẽ bên tai:
– Công chúa chớ nên uống rượu, ta nghĩ không nên đâu!
Tuy nghe lời nhắc nhở của Ếch, nhưng công chúa cứ vờ đi. Nàng yên lặng, ngắm nhìn đôi tay ngọc với những ngón son hồng đang rót rượu. Màu trắng của rượu giống như màu nước trong. Công chúa đỡ lấy chén và ngửa cổ làm đánh ực một lần cạn ly... Chất rượu cay xè trong cổ họng làm công chúa nhăn mặt, nàng có cảm tưởng một dòng chất lỏng, nóng đi từ cổ chạy thẳng xuống ruột, đồng thời bốc lên đầu, làm cho nàng choáng váng...
Công chúa đặt ly rượu cạn xuống bàn. Đôi mắt long lanh nhìn Tiểu Quỳnh:
– Ta đang đợi nàng hát đây!
– Được!
Tiểu Quỳnh đặt đàn lên đùi, dạo lên một tiếng ngắn... Tịch... tình... tang... Rồi nàng cất giọng hát:
Đời như dòng sông nhỏ,
Chia những nhánh lao xao,
Hạt tương tư em kết,
Thành hoa đốm trên cao...
Em gieo trồng Hạnh-Phúc,
Trên môi ngát thương yêu,
Tình như một điệp khúc,
Theo dòng đời liêu xiêu....
Tiếng hát ngưng tự lúc nào, nhưng âm vang vẫn còn lảng vảng đâu đây... Tiểu Quỳnh lại rót thêm chén rượu khác cho Công chúa. Không một chút do dự, công chúa nâng ly uống cạn... Chất rượu như chắp cánh bay lao xao trong thân thể, nàng nghe đầu óc choáng váng, lòng như cởi mở hơn... Nàng cảm thấy dường như thân thể mình cũng hòa tan vào chất rượu trong người, bồng bềnh, lơ lửng nhẹ nhàng như trên vai có đôi cánh thiên thần đang lao đao chắp cánh. Nàng gần như quên mình đang cải nam trang, cười khúc khích với Tiểu Quỳnh, tâm sự:
– Lâu lắm rồi, ta chưa hề gặp được một nguòi bạn gái nói chuyện cởi mở như hôm nay... Tiểu Quỳnh, nàng có muốn cùng ta về. Ta sẽ nói cha ta mướn nàng làm hầu cận của ta chăng?
Câu hỏi của công chúa làm cho Tiểu Quỳnh bỗng trở nên khó chịu, nghĩ rằng, gã hán tử này, trông có vẻ đẹp trai, học thức thế mà mới uống có hai ly nhỏ đã dở mòi cợt nhả với phụ nữ. Tiểu Quỳnh cau mày, nghiêm giọng:
– Không! Ta chẳng muốn đi đâu và hầu hạ cho ai hết... Ta chỉ ở đây một thời gian ngắn rồi đi thôi!
– Vậy sao? (Công chúa ngạc nhiên hỏi) Ở đây vui quá sao nàng lại bỏ đi? (đổi giọng gần như ra lệnh – trở lại đúng phong tư của con nhà quý tộc) Hãy đưa ta cây đàn tranh. Lâu lắm rồi, ta chưa chơi lại loại đàn cổ này. Cha ta thường rất hài lòng và khen ta đánh hay, để ta gẩy vài khúc cho nàng nghe...
Tiểu Quỳnh trao đàn cho công chúa. Đôi tay lướt trên những dây đàn tạo nên một chuỗi âm thanh rộn rã... Đôi môi tươi thắm nhoẻn miệng cười. Công chúa bắt đầu cất tiếng ngâm:
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai,
Sự trục nhãn tiền quá,
Lão tòng đầu thượng lai...
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
(Xuân đi trăm hoa rụng,
Xuân đến trăm hoa cười,
Trước mắt việc đi mãi,
Tuổi già giờ đến rồi...
Đừng tưởng xuân tàn, hoa rụng hết,
Đêm qua sân trước một cành mai.)[2]
Công chúa lại cười khanh khách, hơi men dâng lên làm nàng quên hết cả ý tứ, quên hẳn mình đang cải nam trang. Chất men chạy trong cơ thể làm nàng cảm thấy nóng nực, nàng úp mặt vào lòng bàn tay cho tỉnh và khẽ hất đầu, tấm khăn bịt đầu rớt xuống, mái tóc óng ả xỏa xuống ngang vai, nàng hiện nguyên hình với đầy đủ phong tư của một cô công chúa trong quý tộc hoàng gia...
Tiểu Quỳnh và cả thực khách trên thuyền “ồ” lên một tiếng lớn. Dưới mắt họ, một thiếu nữ kiều diễm như vừa đổi xác, tuy thân vẫn còn mặc chiếc áo hán tử, nhưng khuôn mặt cực kỳ diễm lệ, đôi mắt long lanh và đôi má hồng lên vì rượu... Tuy nàng hơi chếnh choáng say, nhưng ai cũng nhận ra đó chính là nàng công chúa đã bị mất tích mấy tháng qua...
Nhưng vì chếnh choáng men say, công chúa không hề biết tông tích mình đã bị lộ. Khuôn mặt hơi nghiêng nghiêng, nàng lại khảy lên tiếng đàn. Lần này, tiếng đàn mang một âm hưởng trầm buồn, như muốn chuyên chở một niềm tâm sự tha thiết nào đó... Giọng nàng nhẹ, bay lãng đãng trong không gian:
Anh là trăng đáy nước,
Chỉ cách một mặt hồ,
Đêm qua, mưa về muộn,
Bóng vỡ ngàn sao trôi ...
Đây tờ kinh Bát Nhã,
Ngàn đời một chữ “Không”
Lá Bồ Đề em lượm,
Thơm ngát mùi mật ong...[3]
Dứt lời ngâm, công chúa búng tay trên phím đàn, một tiếng “bong” vang lên chát chúa. Thì ra, một sợi dây đàn đã đứt....
Bỗng, từ góc phòng, một hán tử vụt tới bên công chúa, một chân quỳ gối, bàn tay trái nắm chặt lấy cổ tay phải của nàng như một gọng kìm:
– Xin công chúa tha tội cho sự vô phép. Tiểu nhân xin đưa công chúa về kinh...
Nói rồi, không cần biết công chúa có bằng lòng hay không, hắn nâng bổng công chúa vác lên vai...
Công chúa vùng vẫy, la lớn:
– Buông ta ra... buông ta ra .... Ngươi đã nhận lầm người rồi!
Hắn vẫn mặc kệ, không thèm để ý đến sự phản đối của công chúa, xoay lưng định phi thân về phía cửa chính. Vừa lúc ấy, như một cái hoa mắt, một người bịt mặt bỗng xuất hiện, gã mặc một bộ quần áo chẽn màu đen, lướt tới, nhấc bổng công chúa khỏi vai gã hán tử. Hán tử cũng không vừa, gã hươi tay tung một cú đấm về phía kẻ bịt mặt, đối phương vội tung người lên cao tránh cú đấm ngàn cân, thuận chân đạp gã hán tử ngã chúi xuống đất rồi xoay người, phi thân mang theo công chúa lao ra phía ngoài cửa chính. Nhưng hán tử cũng không vừa, tuy bị ngã chúi, hắn cũng có thể đứng dậy ngay được và rút nhanh cây kiếm ngang hông, nhưng hắn không thể phóng kiếm vào kẻ bịt mặt, vì sợ đâm phải công chúa đang vùng vẫy trên vai. Hắn hươi kiếm chênh chếch nhắm vào đôi chân kẻ bịt mặt đang phóng ra phía cửa, hét lớn:
– Đứng lại!
Nhưng dường như kẻ bịt mặt không coi gã hán tử ra gì. Như một trò đùa, gã xoay người, khẽ búng ngón tay, một thứ ám khí bay vèo tới thanh kiếm. Sức bắn ám khí quá mạnh làm cho gã hán tử phải lảo đảo, cảm tưởng lòng bàn tay gần như bị xoạc, thanh kiếm bay cắm thẳng vào cây cột phía bên trái...
Mọi người cùng la lớn:
– Có thích khách... có thích khách!
Cả thuyền nhốn nháo hẳn lên, còn gã hán tử toàn thân vẫn còn bị chấn động bởi sức bắn, hắn quay lại những người cận vệ còn đang nhốn nháo ở góc phòng, gào lớn:
– Hãy gọi vệ binh đến bao vây khắp khu vực này...
Nói rồi, hắn cũng phi thân ra phía cửa chính, nhưng đã quá trễ. Kẻ bịt mặt đã thoát ra đến bong thuyền, nhảy rất nhịp nhàng xuống những chiếc thuyền nhỏ, thoăn thoắt, dẻo dai như người nhảy múa trong đám xiệc, thoáng chốc đã lên được đến bờ và mất hút trong màn đêm đen thẫm...
Gửi ý kiến của bạn