Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần X: Một bàn luận cùng một nhóm nhỏ tại Brockwood

13/07/201100:56(Xem: 4975)
Phần X: Một bàn luận cùng một nhóm nhỏ tại Brockwood

J. KRISHNAMURTI
SỰ THỨC DẬY CỦA THÔNG MINH
[THE AWAKENING OF INTELLIGENCE]
Lời dịch: ÔNG KHÔNG - 2009

NƯỚC ANH
X

MỘT BÀN LUẬN CÙNG

MỘT NHÓM NHỎ TẠI BROCKWOOD

Bạo lực và “cái tôi”

Sự thay đổi hàm ý bạo lực? Chúng ta phủ nhận bạo lực đến mức độ nào? Bạo lực và năng lượng: đang quan sát bạo lực. Gốc rễ của bạo lực là gì? Hiểu rõ “cái tôi”; “cái tôi” mà muốn thay đổi là bạo lực. “Cái tôi” hay thông minh thấy? Những hàm ý của đang thấy.

Krishnamurti: Khi chúng ta tìm hiểu bất kỳ vấn đề hay chủ đề nào chúng ta nên tìm hiểu nó một cách hoàn toàn và thấu đáo, chọn một chủ đề một lần, không bàn luận mơ hồ về nhiều vấn đề. Vì vậy nếu chúng ta có thể chọn một chủ đề thực sự của con người và cùng nhau bàn luận nó một cách trọn vẹn và nghiêm túc, tôi nghĩ điều đó sẽ xứng đáng. Vậy thì chúng ta sẽ bàn luận điều gì đây?

Người hỏi 1: Giáo dục.

Người hỏi 2: Không nhận biết của chúng ta.

Người hỏi 3: Tình yêu.
Người hỏi 4: Thưa ông, thỉnh thoảng, bởi vì sự yếu ớt của hệ thần kinh, cái trí dường như mất đi tánh nhạy cảm của nó. Tôi đang tự hỏi chúng ta có thể làm gì để giải quyết một tình huống như thế.

Krishnamurti: Chúng ta có thể chọn một vấn đề như bạo lực? Đối với tôi dường như nó đang lan tràn khắp thế giới; liệu chúng ta có thể thấy những hàm ý là gì, và liệu cái trí con người có thể thực sự giải quyết những vấn đề xã hội và cũng cả những vấn đề bên trong, mà không có bất kỳ loại bạo lực nào?

Như người ta quan sát, trong mọi vùng đất của thế giới có những phản kháng và những cách mạng vì mục đích thay đổi cấu trúc xã hội. Rõ ràng cấu trúc phải được thay đổi; liệu có thể thay đổi nó mà không có bạo lực? – bởi vì bạo lực sinh ra bạo lực. Qua sự phản đối một đảng có thể đảm trách quyền lực của chính phủ, và khi đã đạt được điều này, nó sẽ tự-duy trì chính nó trong quyền lực nhờ vào bạo lực. Rõ ràng đây là điều gì đang xảy ra khắp thế giới. Vì vậy chúng ta đang hỏi liệu có một phuơng cách tạo ra một thay đổi trong thế giới và trong chính chúng ta mà không nuôi dưỡng bạo lực. Tôi phải nghĩ đây sẽ là một vấn đề rất nghiêm túc cho mỗi người chúng ta. Bạn muốn bàn luận điều này chứ? Bạn nói gì đây?

Người hỏi: Vâng, chúng ta hãy bàn luận về bạo lực.

Krishnamurti: Nhưng chúng ta hãy tìm hiểu nó thực sự sâu thẳm, không chỉ trên bề mặt, bởi vì trong khi bàn luận về vấn đề này chúng ta phải nên luôn luôn nhớ rằng nó cũng phải thay đổi những cách sống của chúng ta. Tôi không hiểu liệu bạn muốn thâm nhập sâu thẳm vào nó. Câu hỏi của tôi là, liệu thế giới bên ngoài, cấu trúc xã hội, sự bất công, những phân chia, sự tàn nhẫn kinh hoàng, những chiến tranh, những phản kháng và mọi chuyện của nó, có thể được thay đổi, cũng như sự đấu tranh bên trong mà đang liên tục xảy ra. Liệu tất cả điều đó có thể được thay đổi mà không có bạo lực, mà không có xung đột, mà không có phản kháng, mà không có thiết lập một đảng phái này đối lập với một đảng phái khác, không chỉ bên ngoài, nhưng còn cả không có sự phân chia bên trong? – luôn luôn nhớ rằng sự phân chia là cái nguồn của xung đột và của bạo lực, cả bên ngoài lẫn bên trong? Tôi phải nghĩ đó sẽ là vấn đề quan trọng nhất mà chúng ta phải đối diện. Các bạn nói gì đây, thưa các bạn? Chúng ta bàn luận điều này như thế nào?

Người hỏi: Chúng ta sẽ bắt đầu với bạo lực trong một em bé?

Krishnamurti: Chúng ta sẽ bắt đầu với trẻ em? Với học sinh, hay với người giáo dục? – mà là chính chúng ta. Chúng ta sẽ cùng nhau bàn về nó, đừng để tôi làm mọi việc.

Người hỏi 1: Chúng ta nên bắt đầu với người giáo dục.

Người hỏi 2: Với chính chúng ta. Hàng ngày tôi thấy bạo lực trong chính chúng ta.

Krishnamurti: Bạn sẽ bắt đầu từ đâu để giải quyết vấn đề này? Trong mọi vùng đất của thế giới, ngay cả ở Nga nơi vài người trí thức và viết văn đang phản kháng chống lại chế độ chuyên chế, những phản kháng đang xảy ra; họ muốn sự tự do, họ muốn chấm dứt chiến tranh. Bạn sẽ bắt đầu vấn đề này từ đâu? Chấm dứt chiến tranh ở Việt nam, hay ở Trung đông? Người ta bắt đầu từ đâu để hiểu rõ vấn đề này? Tại ngoại vi, hay tại trung tâm?

Người hỏi: Trong chính người ta, trong sống của người ta.

Krishnamurti: Bạn sẽ bắt đầu từ đâu? Với chính bạn, với ngôi nhà riêng của bạn, hay ngoài đó?

Người hỏi: Tại sao không ở cả hai nơi? Nếu người ta có thể tạo ra sự thay đổi bên ngoài nào đó, điều đó có lẽ giải quyết một vấn đề bên ngoài nào đó. Tôi không thấy lý do gì tại sao điều này không nên xảy ra, cùng với sự tìm hiểu cá thể.

Krishnamurti: Chúng ta quan tâm đến những thay đổi bên ngoài, với một đổi mới bên ngoài? Và vì vậy – mà có lẽ cần thiết – trao những năng lượng, tư tưởng, thương yêu, quan tâm của chúng ta trong sự đổi mới bên ngoài, hời hợt? Hay chúng ta bắt đầu tại một mức độ hoàn toàn khác hẳn? – không phải như vị trí đối nghịch của nó.

Người hỏi: Hai cái này loại trừ nhau?

Krishnamurti: Tôi đã không nói rằng hai cái này loại trừ nhau. Tôi đã nói rằng chúng không là đối nghịch.

Người hỏi: Tôi không thấy nó là một trường hợp của hoặc một cái này hoặc của cái còn lại. Người ta có thể thấy rất rõ ràng rằng người ta có thể thành công khi cứu thoát hàng trăm mạng sống bằng hành động bên ngoài nào đó. Tôi không thấy có sự mâu thuẫn.

Krishnamurti: Tôi đồng ý. Có nhiều người đang theo đuổi những hoạt động bên ngoài, hàng ngàn người! Chúng ta loại trừ việc đó và hoàn toàn quan tâm đến ngôi nhà riêng của chúng ta, hay, trong chính sự quan tâm đến ngôi nhà riêng của chúng ta, cái còn lại cũng bị loại trừ? Nó không là một loại trừ, hay một đối nghịch, hay sự lẩn tránh của một cái, và nhấn mạnh vào cái còn lại.

Người hỏi: Ồ, thưa ông, tôi không cố chấp, nhưng có vẻ rằng những người rất thường xuyên lắng nghe ông – kể cả tôi – mà đã nghĩ rằng sự tìm hiểu cá thể là cực kỳ quan trọng để giải quyết vấn đề tức khắc; ngoại trừ hành động chính trị ra, ví dụ như thế, mà tại mức độ riêng của nó có lẽ giải quyết vài vấn đề đặc biệt, mặc dù không phải những vấn đề cơ bản. Nhưng tôi không thấy lý do tại sao chúng không nên xảy ra song song.

Krishnamurti: Tôi hoàn toàn đồng ý, thưa bạn. Chúng ta giải quyết những vấn đề cơ bản?

Người hỏi: Chắc chắn nó là việc quan trọng.

Krishnamurti: Vì vậy, chúng ta sẽ bắt đầu từ đâu? Mà là vấn đề cơ bản?

Người hỏi: Cá thể. Tập thể là sự mở rộng của cá thể.

Krishnamurti: Điều đó rất rõ ràng, phải không? Chúng ta muốn thay đổi, cả bên ngoài lẫn bên trong, hời hợt lẫn sâu thẳm. Cái này không loại trừ cái còn lại: tôi phải có lương thực với mục đích để suy nghĩ! Không tách rời, vấn đề cơ bản là gì? Chúng ta sẽ giải quyết nó từ đâu? Chúng ta sẽ chuyên tâm vào nó ở đâu?

Người hỏi: Nguyên nhân của bạo lực là gì?

Krishnamurti: Chúng ta sẽ bàn luận điều đó?

Người hỏi: Tại sao chúng ta muốn thay đổi?

Krishnamurti: Đó cũng là câu hỏi hay. Tại sao chúng ta nên thay đổi?

Một người hỏi khác: Bởi vì dường như chúng ta không tiến đến đâu cả trong hoàn cảnh hiện nay của chúng ta.

Krishnamurti: Và thậm chí nếu bạn đạt đến nơi nào đó trong hoàn cảnh hiện nay của bạn, bạn sẽ không muốn thay đổi? Bây giờ, làm ơn, chúng ta hãy quay lại chủ đề.
Người hỏi: Trong hoàn cảnh hiện nay của chúng ta dường như chúng ta có rất ít khả năng để chuyển động; chúng ta bị trói buộc trong những cách cá thể riêng của chúng ta, bởi biến cố nào đó, lặp đi và lặp lại. Không có sự chuyển động này bởi vì chúng ta luôn luôn bị trói buộc bởi sống trong cách này hay cách kia và thế là bạo lực phát sinh.

Krishnamurti: Chúng ta sẽ tìm ra những nguyên nhân của bạo lực là gì? Mỗi người sẽ có một quan điểm khác nhau; ngay cả những người chuyên môn cũng không đồng ý về những nguyên nhân của bạo lực, vô số sách đã được viết về nó! Chúng ta sẽ tiếp tục giải thích về những nguyên nhân, hay thấy bạo lực như nó là – như một vấn đề cơ bản trong sự liên hệ của con người, và tìm ra liệu nó có nên tự-tiếp tục, hay được thay đổi, hay được bổ sung. Vấn đề cơ bản được bao hàm trong bạo lực là gì?

Người hỏi: Chắc chắn chúng ta là kết quả của một loại bộ não thú vật nào đó, đó là nguyên nhân chính, tôi nghĩ theo tự nhiên chúng ta là bạo lực nếu chúng ta không thể thoát khỏi nó. Nửa thời gian những người chính trị đang cư xử giống như những con gà ở trong vườn.

Krishnamurti: Tôi biết! (Tiếng cười)

Người hỏi: Có thể quan sát trạng thái cá thể của cái trí để tìm ra liệu chúng ta là bạo lực từ bản chất bên trong chính chúng ta, trong ngay tại cách hoạt động tinh thần – liệu chuyển động phân hai này trong chính nó là bạo lực.

Krishnamurti: Vì vậy, thưa bạn, bạn nghĩ điều gì là bạo lực?

Người hỏi 1: Tôi nghĩ nó do bởi tự-liên quan, sự ích kỷ.

Người hỏi 2: Sự tách rời.
Người hỏi 3: Sự phản ứng đến sợ hãi.

Krishnamurti: Chúng ta đã được giáo dục để là bạo lực. Bản chất thú vật của chúng ta và hoạt động của bộ não con người vân vân là bạo lực và phân chia; tất cả chúng ta đều biết điều này. Những hoạt động tự cho mình là trung tâm, hung hăng, đang phản kháng, đang đối nghịch, đang khẳng định, tất cả điều đó giải thích cho bạo lực.

Người hỏi: Cũng có một phần của người ta mà cự tuyệt bạo lực và một phần khác lại thích nó, sống nhờ nó.

Krishnamurti: Vâng, có một phần của người ta kháng cự lại bạo lực, bị kinh hãi bởi bạo lực. Vậy thì, chúng ta ở đâu?

Người hỏi: Sự ham muốn để tìm hiểu vấn đề của bạo lực chỉ là một thấy từng phần. Tôi có ý, người ta không muốn hoàn toàn giải quyết tổng thể vấn đề của bạo lực.

Krishnamurti: Người ta không à?

Người hỏi: Không.

Krishnamurti: Chúng ta hãy tìm ra. Liệu có thể giải quyết vấn đề của bạo lực một cách tổng thể?

Người hỏi 1: Đang cự tuyệt bạo lực không là một loại của bạo lực hay sao?

Người hỏi 2: Nếu cái trí, cùng tình trạng bị quy định của nó, là bạo lực khi bắt đầu, vậy thì kết quả chắc chắn là bạo lực.

Krishnamurti: Vậy thì, lúc đó chúng ta sẽ làm gì, thưa bạn?
Người hỏi: Nó sẽ là thông minh khi chỉ nhìn ngắm bạo lực mà không đang xua đuổi, không đang tách rời.

Krishnamurti: Quý ông này đưa ra câu hỏi: liệu chúng ta thực sự muốn được tự do khỏi tất cả bạo lực? Trả lời câu hỏi đó. Đồng ý chứ? Mà có nghĩa không xung đột, không hoạt động phân hai trong người ta, không kháng cự, không đối nghịch, không hung hăng, không tham vọng để là người nào đó, không khẳng định quan điểm của mình và phản kháng quan điểm của người khác. Tất cả điều đó hàm ý một hình thức của bạo lực. Không chỉ là bạo lực của tự-kỷ luật, nhưng còn cả bạo lực mà làm tôi biến dạng những ham muốn đặc biệt của tôi vì mục dích tuân phục vào một khuôn mẫu, để làm cho nó có luân lý, hay bất kỳ điều gì; tất cả điều này là những hình thức của bạo lực. Ý chí là bạo lực. Chúng ta muốn được tự do khỏi tất cả điều này chứ? Và liệu một con người có thể sống, được tự do khỏi nó?

Người hỏi: Có vẻ rằng trong sự tiến hành mà chúng ta gọi là sống của chúng ta, sự căng thẳng là cần thiết. Có vẻ, chúng ta phải phân biệt rõ giữa sự căng thẳng và sự bạo lực. Tôi được nhắc lại về câu chuyện của những con cá trích tiều tụy mà chỉ thực sự sống lại khi con cá nhám nhỏ hung hăng nào đó được bỏ vào bể nuôi cá. Khi nào sự căng thẳng bình thường như một tiến hành của sự sống chấm dứt, và sự bạo lực bắt đầu? Chúng ta phân biệt rõ ở đây chứ?

Krishnamurti: Vậy là bạn thấy sự căng thẳng là cần thiết?

Người hỏi: Trong mọi thứ đều có tính đối nghịch.

Krishnamurti: Làm ơn, thưa bạn, chúng ta hãy tìm ra. Liệu một con người – chúng ta ở đây – muốn được tự do khỏi tất cả bạo lực?

Người hỏi: Dường như đối với tôi đây là một câu hỏi rất khó bởi vì có nhiều mâu thuẫn trong chúng tôi. Lúc này người ta nói rằng người ta không muốn bạo lực; tình huống thay đổi, và trong một tiếng đồng hồ nữa người ta lại bạo lực, người ta bị kẹt vào nó. Người ta bị vỡ vụn thành nhiều thái độ.

Người hỏi 2: Người nào đó có lẽ gắng sức rất nghiêm túc để đưa sự chú ý vào bạo lực bên trong, nhưng làm thế nào người đó phản ứng khi anh ấy bị đối diện với bạo lực bên ngoài?

Krishnamurti: Hãy chờ đã, thưa bạn, đó là một câu hỏi sau. Ở đây chúng ta thấy sự quan trọng của được tự do khỏi tất cả bạo lực? Hay chúng ta muốn giữ những phần nào đó của bạo lực? Liệu có thể hoàn toàn được tự do khỏi tất cả bạo lực? – điều đó có nghĩa được tự do khỏi tất cả khiêu khích, tất cả tức giận, bất kỳ hình thức của lo âu nào, và sự chống đối đến bất kỳ thứ gì.

Người hỏi: Tôi nghĩ có sự khác biệt giữa ông đang đưa ra câu hỏi đó và một cá thể đang nói, “Tôi muốn được tự do khỏi tất cả bạo lực”. Bởi vì một người đang quan sát thản nhiên vào câu hỏi, người còn lại là một chuyển động – lại nữa một chuyển động bạo lực.

Krishnamurti: Chính xác đó là như thế!

Người hỏi: Đối với tôi dường như để là một vấn đề thực sự, hay một vấn đề hợp lý, hãy quan sát vấn đề thay vì cố gắng giải quyết bạo lực. Đối với tôi đó là hai công việc hoàn toàn khác hẳn.

Krishnamurti: Vậy thì, câu hỏi là gì, thưa bạn?

Người hỏi: Liệu có thể hoàn toàn được tự do khỏi bạo lực?

Krishnamurti: Đó là tất cả.
Người hỏi: Nó hoàn toàn khác biệt với sự tìm kiếm để được tự do khỏi bạo lực.

Krishnamurti: Đúng! Vậy thì tôi làm gì? – liệu có thể được?

Người hỏi 1: Nếu người ta quan sát khuôn mẫu của sống hàng ngày của người ta, người ta thấy rằng có vẻ nếu không có hình thức bạo lực nào đó – hay có lẽ điều gì quý ông này gọi là sự căng thẳng – người ta có thể không bao giờ vượt qua nổi một công việc nhất định khi đối diện với những áp lực và những khó khăn mà thường xuyên vây quanh người ta trong xã hội. Chúng ta nói về sự tự do khỏi bạo lực khi chúng ta tức giận, hay sợ hãi, như thể chúng ta bị mắc bẫy, nhưng tôi cảm thấy rằng có lẽ luôn luôn có loại bạo lực nào đó trong sống của chúng ta. Thật khó khăn để hình dung được đang sống, đang làm công việc nào đó, mà không có loại thúc đẩy nào đó mà tôi cảm thấy là bạo lực.

Người hỏi: Không có khác biệt giữa sự căng thẳng và sự bạo lực hay sao? Có vẻ rằng bạo lực là kháng cự và hung hăng, là làm giảm bớt; nó cố gắng chấm dứt cái gì đó. Trái lại sự căng thẳng là chuyển động cùng cái gì bạn đang làm. Đối với tôi có vẻ chúng ta phải có một hiểu rõ về sự khác biệt giữa sự bạo lực và sự căng thẳng.

Krishnamurti: Thưa bạn, chúng ta có thể theo đuổi câu hỏi đó: liệu một con người có thể được tự do hoàn toàn khỏi bạo lực? Chúng ta đã hiểu ý nghĩa của từ ngữ bạo lực, trong chừng mực nào đó.

Người hỏi 1: Tôi không nghĩ chúng ta đã hiểu. Nếu không có sự khác biệt giữa bạo lực và năng lượng, vậy thì tôi sẽ không muốn được tự do khỏi bạo lực.

Người hỏi 2: Nếu chúng ta luôn luôn có thể thấy bạo lực của chúng ta, sẽ không có bạo lực.

Krishnamurti: Không, thưa bạn. Trước khi chúng ta đến điểm đó, như một con người, có phải tôi đã nói với chính tôi: liệu có thể sống không bạo lực?

Người hỏi: Chắc chắn người ta không biết.

Krishnamurti: Vậy thì chúng ta sẽ tìm hiểu, thưa bạn, chúng ta sẽ tìm ra.

Một người hỏi khác: Cách duy nhất để tìm ra sẽ không là thực hiện nó hay sao?

Krishnamurti: Không, không những thực hiện nó, nhưng còn cả tìm hiểu, thâm nhập nó, nhìn ngắm nó, nhận biết được toàn chuyển động này của sự kháng cự. Bởi vì biết sự nguy hiểm của bạo lực, thấy những ảnh hưởng bên ngoài của nó, những phân chia, những kinh hoàng, và vân vân, tôi tự-hỏi mình: liệu tôi có thể được tự do hoàn toàn khỏi tất cả bạo lực? Tôi thực sự không biết. Thế là tôi sẽ tìm hiểu, tôi muốn tìm ra, không bằng từ ngữ, nhưng đầy đam mê! Những con người đã sống cùng bạo lực được hàng ngàn năm và tôi muốn tìm ra liệu có thể sống mà không có bạo lực. Bây giờ tôi sẽ bắt đầu từ đâu?

Người hỏi: Đầu tiên ông sẽ cố gắng tìm hiểu bạo lực là gì?

Krishnamurti: Tôi biết rất rõ nó là gì: tức giận, ghen tuông, tàn nhẫn, phản kháng, chống đối, tham vọng, mọi chuyện như thế. Chúng ta không cần định nghĩa vô tận bạo lực là gì.

Người hỏi: Tôi thực sự không thấy tham vọng là bạo lực.

Krishnamurti: Không à?

Một người hỏi khác: Liệu có thể thấy làm thế nào bạo lực nảy sinh trong chính người ta, khi nó xuất hiện, khi nó nổi lên bề mặt?

Krishnamurti: Thưa bạn, tôi phải đợi cho đến khi sự tức giận xuất hiện, rồi sau đó nhận biết được sự tức giận và nói, “Tôi là bạo lực”? Đó là điều gì bạn đề nghị, thưa bạn?

Người hỏi: Chuyển động dẫn đến nó hiếm khi nào được bắt gặp bởi chúng ta.

Một người hỏi khác: Chúng ta nên hiểu rõ tư tưởng? – những tư tưởng bất thình lình?

Krishnamurti: Nó là một vấn đề khá bao quát, chúng ta đừng suy xét một mảnh nhỏ của nó, chúng ta hãy quan sát nó tại ngay tâm điểm. Điều gì làm cho cái trí có bạo lực trong tôi, trong thân thể con người này, trong con người này? Cái nguồn của bạo lực này là gì? Hãy quan sát nó trong chính bạn.

Một người hỏi khác: Có phải nó là sự ham muốn của tôi để thành tựu cái gì đó, để kiếm được cái gì đó, để là cái gì đó? Tôi muốn quan sát và xem thử rằng tôi biết tôi có bạo lực đến mức độ nào, tôi có thể từ bỏ – và vẫn tồn tại trong những giới hạn có thể chấp nhận được. Đó sẽ là bước đầu tiên của tôi.

Krishnamurti: Trong những giới hạn có thể chấp nhận được – và đó có lẽ cũng là bạo lực.

Người hỏi: Vâng, tôi sẽ cho rằng tôi vẫn nên có một mức độ nào đó của bạo lực.

Krishnamurti: Tôi đang tự-hỏi chính mình liệu có thể sống không có bạo lực và tôi hỏi: gốc rễ của nó là gì? Nếu tôi có thể hiểu rõ điều đó, có lẽ tôi sẽ biết làm thế nào để sống mà không có bạo lực. Gốc rễ của nó là gì?

Người hỏi: Cảm giác của sự phản kháng, của sự tách rời.

Krishnamurti: Bạn nói gốc rễ của bạo lực này là sự tách rời, sự phân chia, “cái tôi”. Liệu cái trí có thể sống mà không có “cái tôi”? Làm ơn hãy tiếp tục, chúng ta hãy tìm hiểu.

Người hỏi: Liệu đúng thực rằng chừng nào còn có một mục tiêu, hay ham muốn thuộc bất kỳ loại nào, có hạt giống của bạo lực?

Krishnamurti: Dĩ nhiên! Đó là mấu chốt chính. Chúng ta phải thâm nhập từng chút một vào điều này. Làm ơn, thưa bạn, hãy tiếp tục!

Người hỏi: Điều này không nảy sinh câu hỏi: liệu có thể sống mà không có bất kỳ mục đích?

Krishnamurti: Vâng, liệu có thể sống mà không có bất kỳ mục đích, không có bất kỳ nguyên tắc, không có bất kỳ ý định, không có bất kỳ mục tiêu?

Người hỏi: Mục đích là sống.

Krishnamurti: Đối nghịch của điều đó là trôi giạt. Vì vậy chúng ta phải cẩn thận rằng chúng ta không suy nghĩ dựa vào đối nghịch. Nếu tôi không có mục đích, vậy thì tôi chỉ đang trôi giạt. Vì vậy tôi phải rất cẩn thận khi tôi nói, “Tôi có một mục đích là một hình thức của bạo lực”; để không có mục đích có lẽ là để trôi giạt.

Người hỏi: Nhưng điều này không liên quan, thưa ông, bởi vì liệu người ta trôi giạt hay không không là câu hỏi. Câu hỏi là: liệu có thể sống mà không có bạo lực?

Krishnamurti: Tôi chỉ đang cảnh giác, thưa bạn, không đi vào đối nghịch. Bây giờ, liệu có thể sống mà không có phương hướng? Phương hướng có nghĩa sự kháng cự, có nghĩa không xao nhãng, không biến dạng, nó có nghĩa một thúc đẩy liên tục hướng về một mục tiêu. Tại sao tôi muốn một mục đích, một kết thúc? Và kết thúc, mục đích, mục tiêu, nguyên tắc, lý tưởng đó – liệu nó là đúng thực? Hay nó là một việc mà cái trí đã sáng chế bởi vì nó bị quy định, bởi vì nó sợ hãi, bởi vì nó đang tìm kiếm an toàn, cả bên trong lẫn bên ngoài và vì vậy sáng chế cái gì đó rồi theo đuổi nó, hy vọng có an toàn?

Một người hỏi khác: Thỉnh thoảng người ta có lẽ có những gợi ý của cái khác này và những gợi ý đó dường như cho một thúc đẩy.

Krishnamurti: Vâng, người ta có lẽ có một gợi ý của nó, nhưng từng đó không đủ đối với tôi. Tôi sẽ tìm ra liệu có thể sống mà không có xung đột, và đó là một điều đam mê. Nó không là một tưởng tượng thuộc lý thuyết, tôi thực sự muốn tìm ra.

Người hỏi: Vấn đề là, tôi thực sự không cảm thấy vấn đề này.

Krishnamurti: Bạn không cảm thấy nó?

Người hỏi: Không đủ lực để vượt khỏi, để hướng về nó.

Krishnamurti: Tại sao bạn không? Tại sao không? Toàn nghi vấn của sự tồn tại là cái này!

Người hỏi: Tôi nghĩ đây là vấn đề đối với hầu hết chúng tôi.

Krishnamurti: Chúa ơi! Chúng đang đốt cháy, chúng đang hủy diệt, và bạn nói, ‘Tôi xin lỗi, nó thực sự không gây hứng thú cho tôi!”

Người hỏi 1: Nếu vấn đề của bạo lực gây hứng thú cho ông, tôi nghĩ ông đang giúp đỡ sự đốt cháy và tận hưởng nó rồi. Tôi nghĩ nếu ông không có bạo lực trong chính ông, ông sẽ không thực sự hứng thú.

Người hỏi 2: Thưa ông, ý nghĩa của từ ngữ “bạo lực” là gì? Ông muốn bao gồm những việc như là nhiệt thành về cái gì đó, sự thúc đẩy, sự hăng hái? Ông muốn gọi tất cả việc này là bạo lực?

Krishnamurti: Không phải điều gì tôi muốn gọi nó, thưa bạn – bạn gọi nó là gì?

Người hỏi: Tôi không biết . . .

Krishnamurti: Tôi không phải một tiên tri, chúng ta hãy tìm ra. Chúng ta hãy bám vào câu hỏi này. Liệu tôi có thể sống một cách trọn vẹn mà không có bạo lực?

Người hỏi: Chúng ta bị kẹt trong cái bẫy kinh hoàng.

Krishnamurti: Chúng ta bị kẹt trong nó; chúng ta vẫn còn trong nó chứ?

Người hỏi: Không, nhưng chúng ta có một thân thể và một cái ngã phải giữ gìn. Điều đó rất khó khăn.

Krishnamurti: Tôi sẽ làm gì? – làm ơn, trả lời câu hỏi của tôi! Đối với tôi đây là điều quan trọng nhất. Thế giới đang bốc cháy. Đừng nói, “Thân thể tôi yếu ớt, điều này khó khăn, điều này không thể được, tôi phải là người ăn chay, tôi không được giết chóc.” Tôi đang hỏi: liệu có thể? Và muốn tìm được điều đó, tôi phải tìm ra cái nguồn của bạo lực này là gì.

Người hỏi: Tôi nghĩ nó là bị phân chia. Nếu tôi bị phân chia tôi phải bạo lực. Tôi cảm thấy tôi sẽ bị hủy diệt, vì vậy tôi sợ hãi.

Krishnamurti: Vậy là chúng ta chấp nhận bạo lực?

Người hỏi: Không, nhưng chúng ta muốn triệt tiêu sự việc mà chúng ta sợ hãi.

Krishnamurti: Thưa bạn, bạn muốn trình bày nó như thế này: nếu bạn có thể tìm được cái nguồn, gốc rễ của bạo lực này, và nếu gốc rễ đó có thể chết đi, bạn có lẽ sống một loại sống hoàn toàn khác hẳn. Vậy là, liệu không xứng đáng để tìm được gốc rễ của nó là gì, và liệu nó có thể chết đi hay sao?

Người hỏi: Có thể nó liên quan đến sợ hãi.

Krishnamurti: Tôi không quan tâm đến sợ hãi. Tôi muốn kết thúc bạo lực bởi vì tôi thấy bạo lực sinh ra bạo lực. Bạo lực này là một tiến hành liên tục. Bạn biết việc gì đang xảy ra trong thế giới. Vì vậy tôi tự-hỏi mình: liệu có thể kết thúc bạo lực? Trước khi tôi có thể trả lời câu hỏi đó, tôi phải tìm ra gốc rễ của tất cả những nhánh không đếm xuể này là gì.

Một người hỏi khác: Nhưng chúng ta không thể thực hiện nó bằng cách suy nghĩ về nó.

Krishnamurti: Chúng ta sẽ tìm ra. Chúng ta sẽ suy nghĩ về nó và thấy sự vô ích của suy nghĩ, rồi sau đó vượt khỏi. Nhưng chúng ta phải vận dụng thông minh của chúng ta, tư tưởng của chúng ta.

Người hỏi: Chừng nào tôi còn muốn làm bất kỳ việc gì, có bạo lực ở mức độ nghiêm trọng hay nhẹ nhàng.

Krishnamurti: Tôi hiểu điều này. Tôi đã vừa nói, hãy quan sát: liệu có thể sống mà không có bạo lực? Và muốn tìm được, phải có một thâm nhập vào tận gốc rễ của nó.

Người hỏi: Điều gì tôi đang cố gắng nói là, toàn cấu trúc của sống như chúng ta biết nó, là muốn làm điều này, muốn làm điều kia – mọi thứ đều bao hàm bạo lực.

Krishnamurti: Dĩ nhiên, thưa bạn, điều đó được đồng ý.

Người hỏi: Nghịch lý thay, người ta có lẽ suy nghĩ về tự-bảo vệ?

Krishnamurti: Các bạn thấy không, tất cả các bạn đều không đang chuyên tâm vào nghi vấn cơ bản, chính yếu.

Người hỏi: Thưa ông, ông cứ nói về gốc rễ, nhưng đang sống trong một thị trấn, cách sống là hấp tấp, bạo lực trong xã hội con người chỉ giống như không khí người ta hít thở, nó giống như sương mù bao phủ mọi thứ. Nghi vấn về gốc rễ của nó không nảy ra cho cái trí của tôi. Người ta thấy bạo lực trong một cách giống như thú vật, người ta biết con người đang bị sợ hãi và cư xử trong một cách nào đó, nhưng người ta chỉ nhận biết được một chuỗi của những phản ứng.

Krishnamurti: Tôi hiểu tất cả điều đó, thưa bạn. Tôi đang hỏi bạn: gốc rễ của điều này là gì?

Người hỏi: Cái ngã.

Krishnamurti: Cái ngã! Đúng rồi. Nếu “cái tôi” là gốc rễ của tất cả điều này, tôi sẽ làm gì? Bởi vì đã khám phá cái tôi đang muốn việc này, không đang muốn việc kia, “cái tôi” đang muốn một mục tiêu và theo đuổi nó, “cái tôi” mà kháng cự, mà có một trận chiến với chính nó, nếu đó là gốc rễ của bạo lực – mà đối với tôi nó là gốc rễ – vậy thì tôi sẽ làm gì với nó?

Người hỏi: Bạn không thể làm bất kỳ điều gì.

Krishnamurti: Hãy chờ đã, thưa bạn! Tôi chấp nhận nó? Tôi sống trong trận chiến này, cùng bạo lực này?

Người hỏi: Thưa ông, tôi cảm thấy rằng nếu ông nói, “Tôi là bạo lực”, ông không đến được gốc rễ của nghi vấn.

Krishnamurti: Không, bạn không đến được. Hoàn toàn đúng.

Người hỏi: Bởi vì người ta có thể tiếp tục nói “Tôi là bạo lực” vô tận.

Krishnamurti: Đồng ý. Tôi thấy “cái tôi” cùng tất cả những nhánh của nó là nguyên nhân của bạo lực; chính “cái tôi” gây tách rời: bạn và tôi, chúng tôi và chúng nó; người da đen và người da trắng, người Ả rập và người Do thái, và vân vân.

Người hỏi: Hợp lý, ông có thể nói: loại bỏ “cái tôi”.

Krishnamurti: Làm thế nào cái trí loại bỏ cấu trúc riêng của nó, mà được đặt nền tảng trên “cái tôi”? Thưa bạn, làm ơn hãy nhìn vào nghi vấn. “Cái tôi” là gốc rễ của tất cả điều này; “cái tôi” bị đồng hóa với một quốc gia đặc biệt, với một cộng đồng đặc biệt, với một học thuyết đặc biệt hay sự ưa thích tôn giáo. “Cái tôi” đồng hóa chính nó với một thành kiến đặc biệt, “cái tôi” nói “Tôi phải thành tựu”; và khi nó cảm thấy tuyệt vọng, có sự tức giận và cay đắng. Chính là “cái tôi” mà nói, “Tôi phải đạt được mục tiêu của tôi, tôi phải thành công”, mà muốn và không muốn, mà nói “Tôi phải sống hòa bình”, và chính là cái tôi mà nhận bạo lực.

Người hỏi: Mặc dù nó có vẻ là một thực thể, đối với tôi nó thiên về một hành động, hay một hoạt động. Từ ngữ này không đang dẫn dắt sai lầm chúng ta hay sao?

Krishnamurti: Không, không phải. Không có nghĩa rằng nó là điều gì đó cố định, giống như gốc của một cái cây. Nó là một chuyển động, nó là một vật sống. Một ngày nó cảm thấy tuyệt vời, ngày hôm sau nó lại sầu bi. Một ngày nó đầy đam mê, sinh lực, ngày kế tiếp nó lại mệt nhoài và nói, “Hãy để cho tôi có một chút thanh thản.” Nó là một vật năng động, đang chuyển động liên tục. Làm thế nào chuyển động này sẽ tự-thay đổi chính nó thành một chuyển động khác, mà không trở thành bạo lực? Trước hết chúng ta hãy xếp đặt câu hỏi đúng đắn lại. Chúng ta đã nói: đây là một chuyển động, nó là một vật đang sống, nó không đứng yên, nó không là cái gì đó chết rồi, luôn luôn nó đang tự-thêm vào, và luôn luôn đang tự-lấy đi khỏi chính nó. Đây là “cái tôi”. Và khi “cái tôi” nói, “Tôi phải loại bỏ ‘cái tôi’,” đang muốn một “cái tôi” khác, nó vẫn còn là bạo lực; “cái tôi” mà nói: “Tôi là một người hòa bình, tôi sống hòa bình”, cái tôi mà tìm kiếm sự thật, “cái tôi” mà nói “Tôi phải sống tốt lành, không-bạo lực”, vẫn còn là “cái tôi” mà là nguyên nhân của bạo lực.

Cái trí sẽ làm gì với cái vật đang sống này? Và chính cái trí là “cái tôi”. Bạn hiểu rõ câu hỏi? Bất kỳ chuyển động nào về phần của “cái tôi” để loại bỏ chính nó, để nói “Tôi phải chết đi”, “Tôi phải triệt tiêu chính tôi”, “Tôi phải dần dần loại bỏ cái tôi”, vẫn còn là cùng chuyển động của “cái tôi”, vẫn còn là “cái tôi” mà là gốc rễ của bạo lực. Chúng ta nhận ra điều đó? Chúng ta thực sự thấy điều đó? Không phải lý thuyết, nhưng thực sự nhận ra sự thật của nó, rằng bất kỳ chuyển động nào của “cái tôi” trong bất kỳ phương hướng nào, là hành động của bạo lực. Liệu tôi, một cách thực sự, tiếp xúc được, có tri giác, thấy sự thật của nó, biết cảm giác của nó? Nếu cái trí không thấy, mãi mãi nó có thể tiếp tục đùa giỡn cùng những từ ngữ.

Người hỏi: Cái trí chỉ bao gồm “cái tôi”? Chúng giống hệt nhau?

Krishnamurti: Khi cái trí không bị chiếm hữu bởi “cái tôi”, nó không là “cái tôi”. Nhưng hầu hết chúng ta đều bị chiếm hữu bởi “cái tôi”, nhận biết được hay không-nhận biết được.

Người hỏi: Dường như chúng ta có thể từ bỏ tất cả mọi loại tư tưởng và bởi vì “cái tôi” được sắp xếp vào chung bởi tư tưởng, tại sao chúng ta không thể loại bỏ nó?

Krishnamurti: Không thể loại bỏ bất kỳ thứ gì, ngoại trừ có lẽ hút thuốc lá. Làm ơn, chúng ta hãy bám vào một nghi vấn này: liệu tôi thực sự thấy rằng trong hành động của “cái tôi”, tiêu cực hay tích cực, có một hình thức của bạo lực. Nó là bạo lực. Nếu tôi không thấy nó, tại sao không? Điều gì sai trái với thị lực của tôi, với cảm thấy của tôi? Liệu có phải rằng tôi sợ hãi điều gì sẽ xảy ra nếu tôi thấy nó? Hay tôi bị chán ngán toàn sự việc? Làm ơn, cố gắng lên, thưa các bạn!

Người hỏi: Thỉnh thoảng người ta bị cuốn đi, và thế là . . .

Krishnamurti: Không, thưa bạn, không. Nó không là vấn đề của đang bị cuốn đi. Không phải là bạo lực – tôi muốn tìm ra điều này!

Người hỏi: Chúng ta không thể gom tụ năng lượng để giữ cái trí trong nghi vấn..

Krishnamurti: Không, thưa bạn. Nếu bạn nói bạn không có năng lượng, sự thâu gom của năng lượng đó lại nữa là một hình thức của “cái tôi”, mà nói “Tôi phải có năng lượng với mục đích giải quyết vấn đề này”. Bất kỳ chuyển động nào của “cái tôi”, mà là tư tưởng, có ý thức hay không-ý thức, vẫn còn là “cái tôi”. Tôi thực sự thấy sự thật của điều này?

Người hỏi: Có cái gì đó đằng sau “cái tôi” mà trong bản thể không thuộc tư tưởng?

Krishnamurti: Làm ơn hãy lắng nghe câu hỏi; đừng nói, “Chúng ta không biết hay chúng ta biết.” Có bất kỳ cái gì đằng sau “cái tôi” mà không thuộc cái tôi?

Người hỏi: Nếu có, và chúng ta suy nghĩ về nó, lại nữa nó vẫn là thành phần của “cái tôi”.

Krishnamurti: Ai đang đưa ra câu hỏi này? Chắc chắn nó là “cái tôi”!

Người hỏi: Tại sao không sử dụng nó? Tư tưởng là một công cụ, tại sao không sử dụng nó?

Krishnamurti: Không, bạn không thể nói “Tại sao không” – nó vẫn là chuyển động của “cái tôi”.

Người hỏi: Ông đã nói: chúng ta thực sự thấy rằng bất kỳ chuyển động nào của “cái tôi” là bạo lực? Tôi nghĩ lý do duy nhất mà chúng ta không thể thấy, là bởi vì chúng ta phủ nhận bạo lực.

Krishnamurti: Ồ, không. Hoặc bạn thấy nó hoặc bạn không thấy nó. Nó không là vấn đề của cái gì đó mà ngăn cản bạn không thấy. Tôi không thấy sự thương yêu của tôi với con chó, hay với người vợ, hay với người chồng của tôi, bởi vì vẻ đẹp của nó là thành phần của tôi; bởi vì tôi nghĩ rằng nó là một trạng thái tuyệt vời nhất.

Người hỏi: Thưa ông, qua định nghĩa hầu như ông đã nói rằng sống là bạo lực, chuyển động, thay đổi.

Krishnamurti: Như chúng ta sống bây giờ, sống, đang sống, là một hình thức của bạo lực.

Người hỏi: Liệu sống có thể được nếu không thay đổi, nếu không chuyển động?

Krishnamurti: Đó là điều gì chúng ta đang hỏi. Sống mà chúng ta sống là một sống của bạo lực, mà bị gây ra bởi “cái tôi”, và chúng ta đang hỏi: liệu chúng ta có thấy rằng bất kỳ chuyển động nào của “cái tôi” trong bất kỳ phương hướng nào, có ý thức hay không-ý thức, là một hình thức của bạo lực? Nếu tôi không thấy nó, tại sao tôi không thấy? Điều gì sai trái?

Người hỏi: Dường như đối với tôi chính là “cái tôi” mà đang thấy nó.

Krishnamurti: Hãy chờ một chút. Chính là cái tôi mà thấy nó?

Người hỏi: Nó là thông minh?

Krishnamurti: Tôi không biết, bạn tìm ra! Cái gì mà thấy rằng “cái tôi” là gốc rễ của tất cả ma mãnh này? Thưa bạn, làm ơn hãy quan sát nó. Ai thấy nó?

Người hỏi: Tôi không thấy nó. Tôi sợ hãi phải từ bỏ mọi thứ mà tôi đã biết.

Krishnamurti: Vì vậy bạn không muốn thấy rằng “cái tôi” chịu trách nhiệm cho sự hỗn loạn kinh tởm này. Bởi vì người ta nói: Tôi không thèm quan tâm liệu thế giới có sụp đổ, nhưng tôi muốn có một góc cỏn con của tôi. Vì vậy tôi không thấy “cái tôi”, gốc rễ của tất cả ma mãnh.

Người hỏi: Ông muốn nói có một “cái tôi” nữa, khác hẳn tiến trình suy nghĩ có một mục tiêu trong tầm nhìn? Khi tôi suy nghĩ về điều gì đó, về một mục tiêu, đối với tôi đây là “cái tôi”, và không có “cái tôi” nào nữa ngoại trừ tiến trình đó.

Krishnamurti: Tất nhiên.

Người hỏi: Nhưng ông đã nói nó không là cái vật mà thấy ý nghĩa của câu hỏi.

Krishnamurti: Không. Chúng ta đã nói, “cái tôi” này là một vật đang sống, một chuyển động. Luôn luôn nó đang tự-thêm vào cho nó và đang tự-lấy đi khỏi nó. Và “cái tôi” này, chuyển động này, là gốc rễ của tất cả bạo lực. Không chỉ là “cái tôi” này như cái gì đó đứng yên mà sáng chế ra linh hồn, mà sáng chế ra Thượng đế, Thiên đàng và hình phạt – nó là tổng thể của cái đó.
Chúng ta đang hỏi: liệu cái trí nhận ra rằng “cái tôi” là nguyên nhân của sự ma mãnh này? Cái trí – dùng từ ngữ thông minh nếu bạn thích – mà thấy toàn cái bản đồ của bạo lực, tất cả những tinh tế của nó, thấy nó bằng đang quan sát, cái trí này nói: đó là gốc rễ của tất cả xấu xa. Vì vậy bây giờ cái trí hỏi: liệu có thể sống mà không có “cái tôi”?

Người hỏi: Sự tiến hành của đang thấy khác biệt với sự tiến hành của đang chuyển động trong một phương hướng nào đó đến cái gì đó.

Krishnamurti: Đúng. Sự tiến hành của đang thấy hoàn toàn khác biệt. Nó không là một tiến hành. Tôi không sử dụng từ ngữ đó. Thấy là đang thấy ngay lúc này; nó không là sự tiến hành của đang thấy. Đang thấy là đang hành động. Bây giờ, liệu cái trí thấy toàn bản đồ của bạo lực và gốc rễ của nó? Và cái gì thấy? Nếu “cái tôi” thấy nó, vậy thì nó sợ hãi sống một cách khác biệt, vậy thì “cái tôi” nói “Tôi phải tự-bảo vệ chính tôi, tôi phải kháng cự việc này, tôi bị sợ hãi”. Vậy là “cái tôi” khước từ thấy bản đồ. Nhưng đang thấy không là “cái tôi”.

Người hỏi: Đang thấy không có mục đích, phải không?

Krishnamurti: Không có mục đích trong đang thấy bản đồ; nó chỉ thấy.

Người hỏi: Nhưng, ngay lập tức tôi nói rằng tôi thấy nó . . .

Krishnamurti: Chờ một chút! Liệu chúng ta nhận ra rằng cái trí mà đang quan sát toàn bản đồ này hoàn toàn khác hẳn “cái tôi” mà thấy nó và sợ hãi xóa sạch nó? Có hai sự quan sát khác biệt: “cái tôi” đang thấy, và “đang thấy”. “Cái tôi” đang thấy chắc chắn phải bị sợ hãi, và vì vậy phải kháng cự và nói, “Tôi sẽ sống ra sao? Tôi sẽ làm gì? Tôi phải từ bỏ việc này? Tôi phải bám chặt nó?” và vân vân. Chúng ta đã nói: bất kỳ chuyển động nào của “cái tôi” đều là bạo lực. Nhưng có một thuần túy đang thấy bản đồ, mà hoàn toàn khác biệt. Điều này rõ ràng? Bây giờ, bạn đang làm điều gì?

Người hỏi: “Cái tôi” đang thấy.

Krishnamurti: Bạn nói “cái tôi” đang thấy – vì vậy nó bị sợ hãi.

Một người hỏi khác: Dĩ nhiên, nó bị sợ hãi.

Krishnamurti: Bạn sẽ làm gì, khi đang biết rằng bất kỳ chuyển động nào của “cái tôi” vẫn còn đang làm tăng thêm sợ hãi đó?

Người hỏi: Tôi không biết.

Krishnamurti: A! Bạn có ý gì qua câu nói, “Tôi không biết”?

Người hỏi: Đối với tôi, “cái tôi” là tất cả mà tôi biết.

Krishnamurti: Không, thưa bạn, chúng ta đã giải thích nó rất rõ ràng. Làm ơn hãy lắng nghe điều này. Có hai hành động của đang thấy. Đang thấy cái bản đồ một cách không-phương hướng, không-mục đích, thuần túy đang thấy, và “cái tôi” đang thấy – cái tôi cùng mục đích của nó, cùng thúc đẩy của nó, cùng phương hướng của nó, cùng những kháng cự của nó. Nó thấy và sợ hãi làm việc này, hay việc kia.

Người hỏi: Lúc này ông đang sử dụng từ ngữ “thấy” trong cùng cách mà ông thường nói về “nhận biết”?

Krishnamurti: Tôi chỉ đang sử dụng từ ngữ “đang thấy” cho một thay đổi mà thôi, đó là tất cả.

Người hỏi: Thưa ông, ông nói với tôi rằng có một trạng thái mà trong đó ông có thể thấy không có “cái tôi”, nhưng tôi chưa bao giờ trải nghiệm điều này.

Krishnamurti: Thực hiện nó lúc này đi, thưa bạn! Tôi đang chỉ rõ nó cho bạn! Có “cái tôi” mà nhìn toàn cái bản đồ của bạo lực này và vì vậy bị sợ hãi và kháng cự. Và có một “đang thấy” khác mà không thuộc “cái tôi”, mà chỉ quan sát, một cách không-mục đích, không-mục tiêu, và nói, “Tôi chỉ thấy nó”.
Nhưng điều này đơn giản, phải không? Tôi thấy bạn có một cái áo màu xanh; tôi không nói, “Tôi thích nó” hay “Tôi không thích nó”, tôi chỉ thấy nó. Nhưng khoảnh khắc tôi nói, “Tôi thích nó”, nó đã là “cái tôi” đang nói “Tôi thích nó”; và thế là tất cả mọi chuyện của nó theo sau. Điều này rõ ràng rồi – ít ra cũng bằng từ ngữ.

Người hỏi: Liệu chúng ta có thể tìm hiểu vấn đề của tại sao đang quan sát mà không có “cái tôi” này lại quá khó khăn và hiếm khi nào xảy ra?

Krishnamurti: Tôi không nghĩ điều đó khó khăn. Đừng nói điều đó khó khăn; vậy thì bạn bị kẹt cứng, vậy thì bạn đã tự khóa chặt mình.

Người hỏi: Liệu người ta có thể tóm tắt điều này bằng cách nói rằng trong một trường hợp có một đang thấy mà không có mục đích, và trong một trường hợp khác mục đích được bao hàm?

Krishnamurti: Đúng, đó là tất cả. Liệu tôi có thể quan sát mà không có phương hướng? Khi tôi quan sát có một phương hướng, nó là “cái tôi”. Tôi xin phép hỏi, sự khó khăn trong điều này là gì?

Một người khác hỏi: Thường thường chúng ta có ảo tưởng mà đang quan sát, với một phương hướng đang quan sát.

Krishnamurti: Rõ ràng đang quan sát với một phương hướng không là đang quan sát.

Người hỏi: Có một khác biệt giữa đang quan sát và đang thấy. Nếu người ta đang quan sát, người ta có liên quan.

Krishnamurti: Chúng ta hãy đừng gây phức tạp nó. Chúng ta đã hỏi: liệu cái trí thấy toàn cái bản đồ, mà không có bất kỳ phương hướng?

Người hỏi: Cái bản đồ được chọn lựa từ cả hai phương hướng.

Krishnamurti: Đừng, đừng. Chỉ quan sát. Toàn cấu trúc của “cái tôi” này là bạo lực; cấu trúc là cách tôi sống, cách tôi suy nghĩ, cách tôi cảm giác, toàn phản ứng của tôi đến mọi thứ là một hình thức của bạo lực mà là “cái tôi”. Đó là tất cả trong bảng phân loại của thời gian. “Đang thấy” không có thời gian – bạn là đang thấy nó. Khoảnh khắc tôi thấy cùng thời gian có sợ hãi.

Người hỏi: Có đang thấy, và vật được thấy. Khi một lần bạn đã thấy cái gì đó, nó là cái trí cũ kỹ mà đã thấy?

Krishnamurti: Đúng. Bây giờ, hãy tìm ra, thưa bạn, bạn thấy như thế nào? Bạn thấy một cách không-mục đích, hay có mục đích? Bạn thấy dựa vào thời gian? Đó là, bạn nói, “Điều đó quá khó khăn, điều đó quá phức tạp, tôi sẽ làm gì?” Hay bạn thấy mà không có thời gian?
Nếu bạn nói, “Tôi không thấy nó mà không có thời gian,” câu hỏi kế tiếp là, “Tại sao? Sự khó khăn là gì?” Nó là sự mù lòa thuộc thân thể, hay nó là không-ưa thích quan sát bất kỳ thứ gì như nó là? Có phải do bởi chúng ta không bao giờ quan sát bất kỳ thứ gì một cách thẳng thắn, luôn luôn đang cố gắng lẩn tránh, tẩu thoát? Vì vậy, nếu bạn đang tẩu thoát, chúng ta hãy thấy tẩu thoát đó – đừng cố gắng tìm ra làm thế nào để kháng cự sự tẩu thoát.

BROCKWOOD PARK
Ngày 6 tháng 6 năm 1970

 
7

TƯ TƯỞNG, THÔNG MINH, VÀ CÁI KHÔNG THỂ ĐO LƯỜNG





Những ý nghĩa khác nhau của không gian. Không gian mà chúng ta suy nghĩ và hành động từ đó; không gian mà tư tưởng đã dựng lên. Làm thế nào người ta có không gian vô hạn? “Vác gánh nặng của chúng ta và lại tìm kiếm sự tự do.” Tư tưởng mà không tự-phân chia chính nó đang chuyển động trong trải nghiệm. Ý nghĩa của thông minh. Hòa hợp: cái trí, quả tim và các cơ quan thân thể. “Tư tưởng thuộc thời gian, thông minh không thuộc thời gian.” Thông minh và cái vô hạn.

Những câu hỏi: Hatha Yoga. Liệu có sự tách rời của người quan sát và vật được quan sát trong thế giới công nghệ? Sự nhận biết và giấc ngủ.

Bạn biết chúng ta đã nói về những tình trạng mâu thuẫn khác nhau của thế giới, phía bên ngoài của chúng ta như nó đã là – những người tị nạn chính trị, những bị hành hạ của họ, và nỗi kinh hoàng của chiến tranh, sự nghèo đói, sự phân chia quốc gia, và những phân chia tôn giáo của con người, và sự bất công của kinh tế và xã hội. Nó không chỉ là những câu phát biểu bằng từ ngữ nhưng là những sự kiện thực sự của điều gì đang xảy ra trong thế giới – bạo lực, hỗn loạn cực kỳ, sự thù hận và mọi hình thức của bại hoại. Và cùng hiện tượng như vậy trong chính chúng ta, chúng ta đang xung đột với chính chúng ta, bất hạnh, thất vọng, đang tìm kiếm điều gì đó mà chúng ta không biết nhưng chúng ta đang tìm kiếm, chúng ta bạo lực, hung hăng, hư hỏng và phiền muộn, cô độc khủng khiếp và chịu đựng nhiều đau khổ. Và trong chừng mực nào đó dường như chúng ta không thể thoát khỏi, không thể được tự do khỏi những quy định này. Chúng ta đã cố gắng áp dụng nhiều hình thức chữa trị về cách cư xử, những luật lệ thuộc tôn giáo và những theo đuổi của họ, sống trong tu viện, một sống hiến dâng, từ bỏ, kiềm chế, và sự tìm kiếm mù quáng, đi từ quyển sách này đến quyển sách khác, hay từ vị đạo sư tôn giáo này đến một vị khác, những đổi mới chính trị, những cách mạng. Chúng ta đã thử qua quá nhiều sự việc, và tuy nhiên trong chừng mực nào đó chúng ta dường như không thể giải thoát mình ra khỏi sự hỗn loạn khủng khiếp này, trong chính chúng ta, cũng như phía bên ngoài. Và chúng ta đi theo vị đạo sư mới nhất mà đưa ra một hệ thống nào đó, thuốc chữa trị mọi bệnh tật, phương pháp nào đó để lết ra khỏi sự đau khổ riêng của chúng ta, và lại nữa điều đó dường như không thể giải quyết được bất kỳ vấn đề nào của chúng ta. Và tôi nghĩ rằng một con người bình thường ở đây hỏi, “Tôi biết tôi là tất cả những điều này, bị trói buộc trong một cái bẫy của văn minh, đau khổ, một sống khá chật hẹp, nhỏ nhen và phiền muộn; tôi đã thử thực hiện việc này và việc kia, nhưng trong chừng mực nào đó tất cả hỗn loạn này vẫn còn trong tôi, tôi sẽ làm gì đây, làm thế nào tôi sẽ thoát khỏi tất cả hỗn loạn này?

Chúng ta đã nói, đã đưa ra nhiều sự việc khác nhau trong suốt bảy nói chuyện này, về trật tự, sợ hãi, đau khổ, tình yêu và chết, phiền muộn, và vào cuối ngày, vào cuối những gặp gỡ này; đối với hầu hết mọi người, chúng ta vẫn ở nơi mà chúng ta đã bắt đầu, có lẽ những thay đổi được bổ sung một chút, ở vòng ngoài một chút, nhưng ngay tại gốc rễ của thân tâm chúng ta, toàn cấu trúc và bản chất của chúng ta, trong chừng mực nào đó vẫn còn y nguyên như nó đã là. Và làm thế nào tất cả những việc này sẽ thực sự được bật ra, bùng nổ, để cho khi bạn rời khỏi nơi này, ít nhất trong một ngày, trong một tiếng đồng hồ, sẽ có cái gì đó hoàn toàn mới mẻ, một sống thực sự có ý nghĩa, có một quan trọng, có chiều sâu và chiều rộng.

Tôi muốn, nếu sáng nay tôi được phép, một buổi sáng khá đẹp, tôi không hiểu liệu bạn có thấy những quả đồi, những hòn núi, con sông và những cái bóng đang trải dài ra của buổi sáng, và những cây thông sẫm màu tương phản bầu trời xanh, và những quả đồi diệu kỳ kia đầy ánh sáng và bóng râm – vào một buổi sáng như thế này, ngồi trong một cái lều và nói về những sự việc nghiêm túc dường như khá vô lý khi mọi thứ quanh chúng ta đang reo hò hân hoan, đang la hét đến tận những bầu trời về vẻ đẹp của quả đất và sự đau khổ của con người. Nhưng bởi vì chúng ta có mặt ở đây, bất hạnh hay không bất hạnh, sáng nay tôi muốn tiếp cận toàn vấn đề trong một cách khác hẳn. Bạn chỉ lắng nghe nó, không chỉ nghĩa lý của những từ ngữ, không chỉ những diễn tả, bởi vì sự diễn tả, như chúng ta đã nói vào một ngày trước, không bao giờ là vật được diễn tả, khi bạn diễn tả những quả đồi, cây cối, sông ngòi, những cái bóng, nhưng nếu bạn không tự-thấy chúng cho chính bạn, bằng quả tim của bạn và cái trí của bạn, sự diễn tả chẳng có ý nghĩa bao nhiêu. Giống như diễn tả món ăn ngon cho một người đang đói, anh ấy phải có thức ăn và không chỉ những từ ngữ và mùi vị của những từ ngữ đó.

Tôi hoàn toàn không biết làm thế nào để trình bày tất cả điều này một cách khác hẳn. Tôi sẽ cố gắng. Tôi hoàn toàn không biết được nó sẽ dẫn đến đâu, tôi đã không chuẩn bị trước, đã không suy nghĩ mọi vấn đề một cách hợp lý rồi đến đây và phun ra, nhưng tôi muốn tìm hiểu – nếu bạn muốn cùng tôi – một cách khác hẳn khi quan sát tất cả điều này, từ một kích thước hoàn toàn khác hẳn. Không phải kích thước thông thường của tôi và bạn, và của chúng ta và của họ, và những vấn đề của tôi và những vấn đề của họ, làm thế nào để kết thúc điều này và làm thế nào để đạt được cái đó, làm thế nào để trở nên đẹp đẽ, thông minh, tốt lành và cao quý hơn, nhưng trái lại cùng nhau thấy liệu chúng ta có thể quan sát tất cả hiện tượng này từ một kích thước khác hẳn. Và có lẽ một số người chúng ta không quen thuộc với kích thước đó, chúng ta không biết liệu có một kích thước khác hẳn, chúng ta có lẽ phỏng đoán về nó, chúng ta có lẽ tưởng tượng, nhưng sự phỏng đoán và tưởng tượng không là sự kiện. Thế là bởi vì chúng ta chỉ đang giải quyết những sự kiện và không phải những phỏng đoán, những niềm tin, những học thuyết; tôi nghĩ, chúng ta cần phải không những lắng nghe điều gì người nói sắp sửa trình bày, nhưng còn cố gắng vượt khỏi những từ ngữ và những giải thích. Mà có nghĩa bạn cũng phải chú ý, và quan tâm, tỉnh thức trọn vẹn được ý nghĩa của một kích thước mà có thể chúng ta đã không bao giờ tiếp xúc được. Và liệu sáng nay tôi có thể thấy kích thước đó, không phải bằng đôi mắt trần của tôi nhưng bằng đôi mắt của sự thông minh khách quan và vẻ đẹp và sự quan tâm.

Tôi không hiểu liệu có khi nào bạn suy nghĩ về không gian. Nơi nào có không gian có sự yên lặng. Không phải không gian được tạo ra bởi tư tưởng nhưng một không gian không biên giới, một không gian không thể đo lường, không thể hợp tác, không được sắp xếp vào chung, một không gian mà thực sự không thể tưởng tượng được. Bởi vì khi con người có không gian, không gian thực sự, chiều rộng và chiều sâu và ý thức không đo lường được của sự lan rộng, không phải của ý thức anh ấy mà chỉ là một hình thức khác của tư tưởng đang tự-lan rộng chính nó bằng sự đo lường, từ một trung tâm – nhưng ý thức của không gian đó mà không được hình thành bởi tư tưởng. Bây giờ khi có loại không gian đó có sự yên lặng tuyệt đối. Và với sự đông đúc của những thành phố, sự ồn ào, và những người giảng thuyết mâu thuẫn và những đạo sư của họ, sự bùng nổ dân số, phía bên ngoài càng ngày càng có nhiều sự kiềm hãm, càng ngày càng có ít không gian. Tôi không biết bạn có nhận thấy trong thung lũng này những cao ốc mới đang mọc lên, nhiều người hơn, càng ngày càng nhiều xe cộ gây ô nhiễm, tất cả những kinh hoàng đang xảy ra theo cùng những thành phố đông đúc.

Vì vậy phía bên ngoài càng ngày càng có ít không gian, bạn đi vào bất kỳ con đường nào trong những thị trấn đông đúc và bạn sẽ nhận thấy điều này, đặc biệt ở phương Đông. Nếu có lần nào bạn đi đến đó bạn sẽ thấy hàng ngàn người đang ngủ trên vỉa hè, chen chúc, đang sống trên vỉa hè. Và hãy quan sát những thành phố lớn, New York, London hay nơi nào bạn muốn, Paris, hầu như không có không gian, những ngôi nhà nhỏ bé, họ đang sống trong những loại ngăn kéo, bị vây kín, bị nhốt bên trong. Và nơi nào không có không gian có bạo lực – không có không gian theo kinh tế, theo xã hội, không gian trong cái trí riêng của chúng ta; và vì vậy phần nào đó chúng ta chịu trách nhiệm cho bạo lực này bởi vì chúng ta không có không gian. Và trong cái trí riêng của chúng ta không gian mà chúng ta tạo ra là sự tách rời, một bức tường được dựng lên quanh chính chúng ta. Làm ơn hãy quan sát điều này trong chính các bạn không phải vì người nói đang trình bày về nó. Không gian của chúng ta là một không gian của cô lập và rút lui, chúng ta không muốn bị tổn thương nữa, chúng ta bị tổn thương khi chúng ta còn trẻ và những dấu vết của sự tổn thương này vẫn tồn tại, và thế là chúng ta rút lui, chúng ta kháng cự, chúng ta xây dựng một bức tường quanh chính chúng ta và quanh những người kia mà chúng ta nghĩ rằng chúng ta thương yêu, và hành động đó có một không gian rất bị giới hạn. Giống như nhìn qua bức tường vào ngôi vườn của người khác, hay vào cái trí của một người khác, nhưng vẫn vậy bức tường ở đó. Và trong thế giới đó có rất ít không gian. Trong không gian, chật hẹp, nhỏ bé đó, không gian bé tí khá tầm thường đó, từ đó chúng ta hành động, chúng ta suy nghĩ, chúng ta thương yêu, chúng ta vận hành. Và từ trung tâm đó chúng ta cố gắng đổi mới thế giới, gia nhập đảng phái này hay đảng phái kia. Và từ cái lỗ chật hẹp nhỏ xíu đó, mà chắc chắn ở trong không gian, chúng ta cố gắng tìm một đạo sư mới mà dùng phương pháp mới nhất để dạy dỗ chúng ta đạt được sự khai sáng. Và trong cái trí của chúng ta bị nhét đầy hiểu biết, những đồn đại, những quan điểm, những huyên thuyên, hầu như không có bất kỳ không gian nào.

Tôi không hiểu liệu bạn đã nhận ra hiện tượng lạ lùng này, rằng chúng ta càng sống trong sự quan sát, trong tỉnh thức lâu bao nhiêu, không phải chỉ sống để kiếm tiền và cất vào một tài khoản ngân hàng nhỏ xíu, bạn biết rồi, tình dục và tất cả việc đó, mà là thành phần của sống, nhưng nếu người ta có quan sát, nhận biết được những sự việc quanh người ta và trong chính người ta, người ta chắc phải đã nhận ra rằng người ta có một không gian nhỏ bé làm sao đâu. Trong chính chúng ta nó chen chúc như thế nào. Làm ơn hãy quan sát nó trong chính bạn. Và làm thế nào người ta, bởi vì bị cô lập trong không gian nhỏ xíu đó, cùng những bức tường kháng cự dày khủng khiếp, của những ý tưởng và của những hung hăng, làm thế nào người ta có được không gian mà thực sự không thể đo lường được? Như chúng ta đã nói ngày hôm trước, tư tưởng có thể đo lường được, tư tưởng là đo lường. Và bất kỳ hình thức nào của tự-hoàn thiện là đo lường. Và rõ ràng tự-hoàn thiện là hình thức dửng dưng nhất của sự cô lập. Và người ta thấy rằng tư tưởng không thể tạo ra không gian bao la mà trong đó có sự yên lặng tổng thể và trọn vẹn. Bạn đang theo sát. Tư tưởng không thể tạo ra nó. Tư tưởng chỉ có thể phát triển, tiến hóa, theo tỷ lệ đến khúc cuối mà nó chiếu rọi, mà đo lường được. Và không gian đó, mà tư tưởng tạo ra, theo tưởng tượng, hay theo nhu cầu, không bao giờ có thể thâm nhập hay tiến vào một kích thước mà trong đó có không gian không phải của tư tưởng. Bạn hiểu rõ câu hỏi của tôi không? Tư tưởng đã dựng lên, qua hàng thế kỷ, một không gian mà rất, rất bị giới hạn, chật chội, cô lập, và bởi vì sự giới hạn chật hẹp này nó tạo ra phân chia, khi có phân chia có xung đột, theo quốc gia, theo tôn giáo, theo chính trị, trong mọi cách, trong sự liên hệ và vân vân. Xung đột đó là đo lường – ít xung đột hơn và nhiều xung đột hơn và vân vân.

Bây giờ câu hỏi là: làm thế nào tư tưởng có thể thâm nhập vào cái khác; hay cái khác không tồn tại – tư tưởng không bao giờ có thể thâm nhập vào nó – bạn đã hiểu rõ chưa? Tôi là kết quả của tư tưởng, tất cả những hoạt động của tôi đều được đặt nền tảng trên tư tưởng – hợp lý, không hợp lý, loạn thần kinh, hay có giáo dục cao, có hiểu biết rộng rãi, có lý luận, có khoa học, có công nghệ. Tôi là kết quả của tất cả điều đó. Và nó có không gian phía bên trong những bức tường của sự kháng cự. Bây giờ làm thế nào cái trí sẽ thay đổi được tất cả điều đó và khám phá cái gì đó mà là một kích thước hoàn toàn khác hẳn? Bạn đã hiểu rõ câu hỏi của tôi chứ? Chúng ta có đang gặp gỡ lẫn nhau không? Hai người có thể theo cùng nhau không? Tự do mà trong đó có sự yên lặng hoàn toàn và vì vậy có không gian bao la, và những bức tường của sự kháng cự mà tư tưởng đã tạo ra, cùng không gian nhỏ xíu chật chội của nó – liệu hai cái này có thể tập hợp cùng nhau và trôi chảy cùng nhau? Đúng chứ? Đây đã là vấn đề của con người, theo tôn giáo, khi anh ấy tìm hiểu thật sâu thẳm, đây là vấn đề. Liệu tôi có thể bám vào cái tôi nhỏ xíu của tôi, vào cái không gian nhỏ xíu của tôi, vào những sự việc mà tôi đã thâu lượm, hiểu biết, những trải nghiệm, những hy vọng, những vui thú, và chuyển động vào một kích thước khác hẳn nơi hai cái này có thể cùng nhau vận hành? Tôi muốn ngồi bên tay phải của chúa và tuy nhiên tôi lại muốn được tự do khỏi chúa. Tôi muốn sống một sống của thỏa mãn và vui thú và vẻ đẹp, và tôi cũng muốn có hân hoan mà không thể đo lường, không thể bị trói buộc bởi tư tưởng. Bạn đang theo sát? Bạn muốn vui thú và hân hoan. Tôi biết chuyển động của vui thú, những đòi hỏi của vui thú, sự theo đuổi của vui thú, cùng tất cả những sợ hãi, những lao dịch, đau khổ, lo âu. Và tôi cũng muốn hân hoan đó mà hoàn toàn không được mời mọc, mà tư tưởng không bao giờ nắm bắt được – nếu nó nắm bắt được, nó trở thành vui thú và thế là lề thói cũ kỹ lại bắt đầu. Vì thế tôi muốn có cả hai – những thứ của thế giới và thế giới khác.

Tôi nghĩ đây là vấn đề cho hầu hết chúng ta – phải không? Có một thời gian vui vẻ nhiều trong thế giới này – tại sao không? – và lẩn tránh mọi đau khổ, mọi buồn phiền, tôi cũng biết những khoảnh khắc khác khi có hân hoan vô cùng mà không thể tiếp xúc được, mà thanh khiết: tôi muốn cả hai. Và đó là điều gì chúng ta đang tìm kiếm. Mang tất cả gánh nặng của chúng ta và tuy vậy vẫn tìm kiếm sự tự do. Và liệu tôi có thể làm được điều này? Liệu tôi có thể – qua ý chí – bạn hiểu rõ điều gì ngày hôm trước chúng ta đã nói về ý chí, ý chí không liên quan cái thực sự, “cái gì là”, nhưng ý chí là sự biểu lộ của ham muốn như ”cái tôi”, và chúng ta nghĩ trong chừng mực nào đó nhờ vào ý chí chúng ta sẽ bắt gặp cái khác. Và thế là chúng ta nói với chính mình, “Tôi phải kiểm soát tư tưởng, tôi phải kỷ luật tư tưởng”. Khi “cái tôi” nói, tôi phải kiểm soát, kỷ luật tư tưởng, nó vẫn còn là tư tưởng đang tự-phân chia chính nó như “cái tôi” và tư tưởng như cái gì đó tách rời, nhưng nó vẫn còn là tư tưởng, như “cái tôi” và “cái không tôi”. Và người ta nhận ra tư tưởng, bởi vì có thể đo lường, nhiễu loạn, huyên thuyên, dong duổi khắp mọi nơi, đã tạo ra không gian của một con chuột nhỏ xíu, một con khỉ đuổi theo cái đuôi riêng của nó. Thế là người ta nói, người ta nói, làm thế nào tư tưởng sẽ yên lặng? Bởi vì tư tưởng đã tạo ra thế giới công nghệ và thế giới của hỗn loạn, thế giới của chiến tranh, những phân chia quốc gia, những tách rời tôn giáo; tư tưởng đã tạo ra đau khổ, hoang mang, phiền muộn; tư tưởng là thời gian. Vì vậy thời gian là đau khổ. Và người ta thấy tất cả điều này – nếu bạn đã tìm hiểu rất, rất sâu thẳm, không phải do sự hướng dẫn của người khác, nhưng chỉ quan sát điều này trong thế giới và trong chính bạn.

Vậy là nghi vấn nảy sinh: liệu tư tưởng có thể hoàn toàn bặt tăm và chỉ vận hành khi cần thiết? Bạn theo kịp chứ? Khi cần thiết, khi nó phải sử dụng hiểu biết, công nghệ, đi đến văn phòng, nói chuyện và tất cả mọi việc như thế; và phần còn lại của thời gian tuyệt đối yên lặng. Càng có không gian và yên lặng đó nhiều bao nhiêu nó càng có thể vận hành một cách hợp lý, sáng suốt, lành mạnh, cùng hiểu biết nhiều bấy nhiêu. Nếu không hiểu biết trở thành một kết thúc trong chính nó và tạo ra sự hỗn loạn. Bạn đang theo kịp tất cả điều này chứ? Không phải đồng ý với tôi, bạn thấy nó cho chính bạn.

Vì vậy câu hỏi là: tư tưởng, mà là sự phản ứng của ký ức, hiểu biết, trải nghiệm, thời gian, và tư tưởng là nội dung của ý thức, vì biết rằng tư tưởng phải vận hành cùng hiểu biết, và nó chỉ có thể vận hành cùng thông minh tột đỉnh chỉ khi nào có không gian và yên lặng, và từ đó vận hành. Tôi đang trình bày rõ ràng? Đúng chứ? Đúng chứ thưa bạn? Hãy nói cho tôi biết. Hãy khuyến khích tôi! Không, xin lỗi, tôi không muốn sự khuyến khích của bạn!

Vì vậy đó là vấn đề của tôi. Đó là, phải có không gian bao la và yên lặng bởi vì khi có không gian và yên lặng đó vẻ đẹp đến, vậy thì tình yêu hiện diện. Không phải vẻ đẹp được sắp xếp bởi con người, kiến trúc, đồ gốm, đồ sứ, bức họa, những bài thơ, nhưng ý thức của vẻ đẹp của không gian bao la và yên lặng đó. Và vẫn vậy tư tưởng phải hành động, vận hành. Không có đang sống ở đó và sau đó tuột xuống. Vì vậy đó là vấn đề của tôi – không phải vấn đề thực sự của tôi bởi vì – bạn hiểu chứ? – tôi đang biến nó thành một vấn đề để cho chúng ta có thể cùng nhau tìm hiểu nó, để cho cả bạn và tôi khám phá cái gì đó hoàn toàn mới mẻ trong nó. Bởi vì mỗi lần người ta tìm hiểu, không phải đang biết, người ta khám phá được cái gì đó. Nhưng nếu bạn tìm hiểu bằng đang biết vậy thì không bao giờ bạn sẽ khám phá được bất kỳ điều gì cả. Và đó là điều gì chúng ta đang làm. Liệu tư tưởng có thể trở nên bặt tăm? Và liệu tư tưởng đó có thể, phải vận hành trong lãnh vực của cái đã được biết, một cách trọn vẹn, hoàn toàn, khách quan, sáng suốt, lành mạnh, hợp lý, liệu tư tưởng đó có thể tự kết thúc chính nó? Đó là, liệu tư tưởng mà là quá khứ, mà là ký ức, mà là một ngàn ngày hôm qua, liệu tất cả quá khứ đó có thể hoàn toàn kết thúc, mà là tất cả tình trạng bị quy định đó, để cho có yên lặng, có không gian, có một ý thức của kích thước lạ thường?

Vậy là tôi đang tự-hỏi chính tôi, và bạn đang tự-hỏi nó cùng tôi, làm thế nào tư tưởng đó sẽ kết thúc, và không phải trong chính kết thúc của nó để làm biến dạng nó và lang thang vào trạng thái tưởng tượng nào đó và trở thành khá chênh vênh, loạn thần kinh và lơ đãng. Tư tưởng phải vận hành cùng sức sống mãnh liệt, năng lượng vô hạn, một cách hợp lý, sáng suốt? Và vì thế tôi đang hỏi làm thế nào tư tưởng đó, mà phải vận hành, và cùng lúc lại hoàn toàn bất động? Bạn nắm được nó chứ? Bạn nắm được câu hỏi của tôi chưa? Đây đã là vấn đề của mọi con người tôn giáo nghiêm túc – không phải con người mà thuộc về giáo phái nào đó, dù là Thiên chúa giáo, Ấn độ giáo, Phật giáo, bất kỳ tôn giáo gì, mà được đặt nền tảng vào niềm tin và sự tuyên truyền có tổ chức và vì vậy không là tôn giáo gì cả, điều này đã là vấn đề. Khi người ta thâm nhập rất, rất sâu, liệu hai cái này có thể vận hành cùng hau hay không? Bạn hiểu chứ? Liệu hai cái này có thể chuyển động cùng nhau, không phải kết hợp thành một thể, không phải hợp nhất, nhưng chuyển động cùng nhau? Và chúng có thể chuyển động cùng nhau nếu tư tưởng không tự-tách rời chính nó như người quan sát và vật được quan sát. Bạn đang nắm bắt nó chứ? Bạn theo kịp chứ? Tôi muốn trình bày tiếp!

Bạn thấy sống là một chuyển động trong liên hệ, liên tục đang chuyển động, đang thay đổi, và chuyển động đó có thể tự-duy trì chính nó, chuyển động một cách tự do khi không có người suy nghĩ và vật được suy nghĩ. Đó là, khi tư tưởng không phân chia chính nó như “cái tôi” và “cái không tôi”, khi tư tưởng không phân chia chính nó như người quan sát, người trải nghiệm, và vật được quan sát và vật được trải nghiệm. Bởi vì trong đó có phân chia và vì vậy có xung đột. Khi tư tưởng thấy sự thật của điều đó, vậy thì nó không đang tìm kiếm trải nghiệm, vậy thì nó đang chuyển động trong trải nghiệm. Bạn đang nắm bắt được điều này chứ? Bạn đang thực hiện điều này bây giờ phải không? Hãy theo dõi thưa bạn, lúc nãy tôi vừa nói rằng tư tưởng cùng tất cả hiểu biết, luôn luôn đang tích lũy, là một vật đang sống, không phải một vật chết, vì vậy không gian bao la có thể chuyển động cùng tư tưởng. Và khi tư tưởng tự-tách rời chính nó như người suy nghĩ, như người trải nghiệm vậy thì người trải nghiệm, người quan sát, người suy nghĩ trở thành quá khứ và vì vậy có một phân chia, và xung đột, và quá khứ mà cố định – đúng chứ? – và thế là không thể chuyển động. Bạn nắm được điều này chứ? Tôi đang nói với chính tôi, hay chúng ta đang cùng nhau chia sẻ điều này?

Tôi thấy trong sự tìm hiểu này, cái trí thấy rằng nơi nào có sự phân chia trong tư tưởng, chuyển động không thể xảy ra được. Chuyển động. Nơi nào có sự phân chia quá khứ len lỏi vào, vì vậy quá khứ trở thành cố định, trung tâm, trung tâm bất động, trung tâm bất động có thể được bổ sung, được thêm vào, nhưng nó là một trạng thái bất động và thế là nó không chuyển động tự do.

Vì vậy câu hỏi kế tiếp của tôi là, đối với tôi và cũng vậy đối với bạn: liệu tư tưởng thấy điều này, hay sự nhận biết là cái gì đó hoàn toàn khác hẳn tư tưởng. Hãy theo dõi: người ta thấy sự phân chia trong thế giới, quốc gia, tôn giáo, kinh tế, xã hội và mọi chuyện như thế, giai cấp, và trong sự phân chia này có xung đột. Điều đó rõ ràng. Và – chỉ lắng nghe việc này, tôi đã nắm bắt được nó – và khi có sự phân chia trong chính tôi, sự vỡ vụn, phải có xung đột. Vậy thì trong chính tôi, tôi bị phân chia như người quan sát và vật được quan sát, người suy nghĩ và vật được suy nghĩ, người trải nghiệm và vật được trải nghiệm, chính sự phân chia đó bị tạo tác bởi tư tưởng, và tư tưởng là kết quả của quá khứ. Bây giờ tôi thấy sự thật của điều này. Câu hỏi của tôi là: tư tưởng thấy điều này hay một nhân tố nào khác thấy điều này? Bạn đang gặp gỡ tôi chứ? Khi tôi nói rằng tôi thấy điều này, sự thật của điều này, tư tưởng thấy sự thật này hay nhân tố nào khác thấy sự thật? Hay nhân tố mới mẻ là thông minh và không phải tư tưởng?

Vậy thì sự liên hệ giữa tư tưởng và thông minh là gì? Bạn hiểu rõ câu hỏi của tôi? Theo cá nhân, tôi vô cùng quan tâm đến điều này, liệu bạn có thể theo cùng tôi hay không. Lạ thường lắm khi thâm nhập điều này. Tư tưởng đã tạo ra sự phân chia này, quá khứ, hiện tại, tương lai. Tư tưởng là thời gian. Tư tưởng tự-nói với chính nó rằng, tôi thấy sự phân chia này phía bên ngoài lẫn bên trong. Và tôi thấy sự phân chia này là nhân tố của xung đột. Và nó không thể thoát khỏi điều đó. Thế là nó nói, tôi vẫn còn ở nơi tôi đã bắt đầu, tôi vẫn có những xung đột của tôi, bởi vì tư tưởng nói, tôi thấy sự thật của sự phân chia và xung đột. Bây giờ có phải tư tưởng thấy điều đó, hay một nhân tố mới mẻ của thông minh thấy điều đó? Đúng chứ? Bây giờ nếu nó là thông minh mà thấy điều đó, vậy thì sự liên hệ giữa tư tưởng và thông minh là gì? Thông minh thuộc cá nhân? Thông minh là kết quả của hiểu biết sách vở, lý luận, đang sống, trải nghiệm? Hay thông minh là sự tự do khỏi sự phân chia mà tư tưởng đã tạo tác, và một cách hợp lý thấy điều đó và không thể thoát khỏi nó, ở lại cùng nó, không cố gắng đấu tranh với nó, và không cố gắng khuất phục nó, từ đó thông minh hiện diện. Đúng chứ thưa bạn? Tôi đang trình bày rõ ràng chứ?

Bạn thấy rằng chúng ta đang hỏi: thông minh là gì? Thông minh có thể được vun quén, hay thông minh là thuộc bản năng? Và liệu tư tưởng thấy sự thật của xung đột, phân chia và mọi chuyện còn lại, hay liệu chất lượng của cái trí mà thấy được sự kiện và hoàn toàn yên lặng cùng sự kiện, hoàn toàn bất động cùng sự kiện, không cố gắng thoát khỏi nó, chế ngự nó, thay đổi nó, nhưng hoàn toàn bất động cùng sự kiện? Chính sự bất động đó là thông minh. Vì vậy thông minh không là tư tưởng. Thông minh là sự yên lặng này, và vì vậy nó hoàn toàn không-cá nhân. Nó không thuộc bất kỳ nhóm nào, bất kỳ người nào, bất kỳ chủng tộc nào, bất kỳ văn hóa nào.

Vậy là tôi đã tìm ra, cái trí của tôi đã tìm ra rằng có sự yên lặng, không phải bị xếp đặt bởi tư tưởng và kỷ luật, luyện tập và tất cả mọi điều kinh hoàng đó, nhưng một đang thấy, đang thấy rằng tư tưởng không thể tự-thoát khỏi chính nó; bởi vì tư tưởng là kết quả của quá khứ. Và nơi nào quá khứ đang vận hành phải có sự phân chia, và vì vậy có những xung đột và mọi chuyện như thế, đang thấy điều đó và hoàn toàn duy trì sự yên lặng cùng điều đó. Bạn biết rằng nó giống như tuyệt đối yên lặng cùng đau khổ. Bạn biết người nào đó mà bạn thương yêu, bạn chăm sóc, bạn đã tử tế, ấp ủ, ân cần, quan tâm, khi người đó chết có sự choáng váng của cô độc, thất vọng, ý thức tách rời, mọi thứ quanh bạn đều sụp đổ, trong sự đau khổ đó hãy ở cùng nó, không tìm kiếm những giải thích, nguyên nhân, tại sao anh ấy ra đi và tại sao tôi không, hãy tuyệt đối bất động cùng nó. Ở lại cùng nó một cách tuyệt đối bất động là thông minh. Và vậy là thông minh đó có thể vận hành trong tư tưởng, sử dụng hiểu biết, và hiểu biết lẫn tư tưởng đó sẽ không tạo tác sự phân chia. Tôi đã nắm được nó.

Vì vậy câu hỏi phát sinh từ điều đó: làm thế nào cái trí, cái trí của bạn, huyên thuyên liên tục – làm ơn lắng nghe điều này, hãy lắng nghe nó – mà luôn luôn theo lề thói trưởng giả, bị kẹt trong một cái bẫy, đang tranh đấu, đang tìm kiếm, đang theo sau những vị thầy và bạn biết những vị đạo sư, và đệ tử, làm thế nào cái trí đó sẽ tuyệt đối yên lặng?

Bây giờ: bạn biết sự hòa hợp là trạng thái yên lặng – hòa hợp, không phải bất hòa – hòa hợp giữa thân thể, quả tim và cái trí. Hòa hợp hoàn toàn. Điều đó có nghĩa thân thể, thân thể của bạn phải không bị áp đặt bởi cái trí, không bị kỷ luật bởi cái trí, không bị kỷ luật bởi cái trí khi nó thích một loại thức ăn, thuốc lá, thuốc kích thích nào đó – bạn theo kịp không – sự phấn khởi của tất cả điều đó, khi bị kiểm soát bởi cái trí, lúc đó nó là một áp đặt. Trái lại thân thể khi nó nhạy cảm, sinh động, có thông minh riêng của nó, không bị hư hỏng. Người ta phải có một thân thể như thế, nhạy cảm, sinh động, năng động vô cùng, không bị thuốc kích thích. Và người ta cũng phải có một quả tim – bạn hiểu rõ không – không phải phấn khởi, không phải cảm tính, không phải cảm xúc, không phải nhiệt thành nhưng ý thức của trọn vẹn đó – bạn biết rồi – chiều sâu, chất lượng, sức sống. Nó chỉ có thể hiện diện khi có tình yêu. Và một cái trí có không gian vô hạn, vậy thì có sự hòa hợp.

Bây giờ làm thế nào cái trí – hãy lắng nghe điều này – bất chợt bắt gặp cái này. Tôi chắc chắn rằng tất cả các bạn đang hỏi điều này, có lẽ không phải đang ngồi ở đó nhưng khi bạn về nhà, khi bạn dạo bộ, làm thế nào người ta có được ý thức của hợp nhất, hòa hợp trọn vẹn này, mà không có bất kỳ sự biến dạng nào, sự phân chia nào, sự tách rời nào – thân thể, quả tim, và cái trí – bạn nghĩ làm thế nào bạn có thể có được nó. Bây giờ bạn thấy sự thật của điều này, phải không? Bạn thấy sự thật của nó rằng bạn phải có sự hòa hợp trọn vẹn trong chính bạn, cái trí, quả tim, thân thể. Nó giống như có một cửa sổ sạnh sẽ, không bị vấy bẩn, không có bất kỳ vết trầy xước nào, không bị hoen ố, vì vậy khi bạn nhìn qua cửa sổ bạn có thể thấy sự vật mà không có bất kỳ biến dạng nào. Bây giờ làm thế nào bạn có thể có được nó?

Bây giờ ai đang thấy sự thật này? Bạn đang theo kịp chứ? Ai thấy sự thật rằng phải có sự hòa hợp, sự hòa hợp hoàn toàn này? Như chúng ta đã nói, khi có hòa hợp có tĩnh lặng. Khi một trong ba yếu tố này bị biến dạng có sự rắc rối, có sự nhiễu loạn. Nhưng khi cái trí, quả tim và các cơ quan thân thể hòa hợp hoàn toàn, có sự yên lặng. Bây giờ ai thấy sự thật này? Bạn hiểu câu hỏi của tôi? Bạn thấy nó như một ý tưởng, như một lý thuyết, như cái gì đó bạn “nên có”? Nếu bạn như thế, vậy thì tất cả nó là sự vận hành của tư tưởng, vậy thì bạn sẽ nói, hãy bảo cho tôi hệ thống gì, loại hệ thống nào tôi phải vận dụng để nắm bắt được điều này, tôi sẽ luyện tập, tôi sẽ phủ nhận, tôi sẽ kỷ luật, tôi sẽ nghiền ngẫm nó.
Tất cả điều đó là hoạt động của tư tưởng. Nhưng khi bạn thấy sự thật của điều này – sự thật không phải cái gì “nên là” – khi bạn thấy đó là sự thật, nó là như thế, vậy thì chính là thông minh mà thấy nó. Vì vậy chính là thông minh mà sẽ vận hành và vì vậy tạo ra trạng thái này. Bạn nắm được nó chứ? Không tư tưởng. Tôi không thể làm bất kỳ điều gì nữa.

Vì vậy tư tưởng thuộc thời gian. Thông minh không thuộc thời gian. Thông minh là không thể đo lường được – không phải sự thông minh thuộc khoa học, không phải sự thông minh của một chuyên viên, không phải sự thông minh của một người nội trợ, không phải sự thông minh của con người mà biết vô số vấn đề. Tất cả những thông minh đó đều ở trong lãnh vực của tư tưởng và hiểu biết. Và chỉ khi nào cái trí hoàn toàn yên lặng – và nó có thể yên lặng, bạn không phải luyện tập, kiểm soát, nó có thể hoàn toàn yên lặng – và khi nó như thế, có sự hòa hợp, có không gian bao la và yên lặng. Và chỉ lúc đó cái không thể đo lường mới được hiện diện. Đúng chứ, thưa các bạn.

Người hỏi: Tôi đã lắng nghe ông suốt năm mươi năm. Ông đã nói rằng người ta phải chết đi mỗi khoảnh khắc. Điều này đúng thật đối với tôi lúc này hơn trước kia.

Krishnamurti: Quý ông kia nói rằng ông ấy đã lắng nghe người nói suốt năm mươi năm, và bây giờ nó thực sự hơn trước kia, nó thực tế nhiều hơn, thực sự trong sống của ông ấy, hơn trước kia. Và ông ấy muốn được chứng thực hơn từ những người khác – liệu những người khác đã lắng nghe người nói trong suốt năm mươi năm có cảm thấy như vậy. Làm ơn đừng trả lời. Đây không là một thú nhận.

Người hỏi: Chết đi mỗi khoảnh khắc.

Krishnamurti: Chết đi mỗi khoảnh khắc. Vâng. Chết đi từng giây phút. Tôi đã nói điều đó, và ông ấy đã nói rằng điều đó thực sự hơn bao giờ trước kia.

Bạn phải lắng nghe người nói suốt năm mươi năm à? Và tại khúc cuối của năm mươi năm đó bạn sẽ nắm được nó, bạn sẽ hiểu rõ nó? Nó mất thời gian à? Hay bạn thấy vẻ đẹp của cái gì đó ngay tức khắc và vì vậy nó hiện diện. Bây giờ tại sao người ta, bất kỳ ai, bạn và những người khác, tại sao bạn phải mất thời gian vì tất cả điều này? Bạn hiểu câu hỏi của tôi chứ? Tại sao bạn phải mất nhiều năm để hiểu rõ một sự việc rất đơn giản như thế? Và nó rất đơn giản, tôi cam đoan với bạn như thế. Nó chỉ trở nên phức tạp trong sự giải thích. Nhưng sự thật lại đơn giản lạ thường. Tại sao người ta không thấy sự đơn giản đó và sự thật và vẻ đẹp của nó ngay tức khắc và thế là toàn hiện tượng của sống thay đổi? Tại sao? Đó có phải vì chúng ta bị quy định quá nặng nề? Và nếu bạn bị quy định quá nặng nề, liệu bạn có thể thấy tình trạng bị quy định đó ngay tức khắc, hay bạn phải lột bỏ nó giống như một củ hành, lớp này tiếp theo lớp khác? Có phải bởi vì người ta lười biếng, lờ đờ, dửng dưng, bị trói buộc trong những vấn đề riêng của người ta? Nếu bạn bị trói buộc trong những vấn đề riêng của bạn, một vấn đề, và vấn đề đó không tách rời khỏi phần còn lại của những vấn đề, tất cả chúng đều liên quan lẫn nhau, nếu bạn chọn ra một vấn đề và theo đến tận cùng của nó – dù nó là tình dục, dù nó là liên hệ, dù nó là cô độc, bất kỳ nó là gì – theo đến tận cùng của nó. Và bởi vì bạn không thể thực hiện nó, vậy là bạn phải lắng nghe người nào đó suốt năm mươi năm! Bạn sẽ nói rằng phải mất năm mươi năm để nhìn những hòn núi kia hay sao?

Người hỏi: Ông có thể trả lời câu hỏi này mà tôi vừa viết ra hay không?

Krisshnamurti: Không thưa bạn, chỉ cần hỏi. (Krishnamurti đọc câu hỏi.) Ồ Chúa ơi! Đây là một câu hỏi dài quá thưa bạn. Bạn có thể vắn tắt lại không?

Người hỏi: Công việc của sự tưởng tượng.

Krishnamurti: Câu hỏi được đặt ra: tôi biết nhiều người qua sự luyện tập Hatha Yoga chỉ phản bội chính họ, rõ ràng họ sống trong sự tưởng tượng. Ông có biết bất kỳ điều gì về Yoga hay không? Bạn muốn tôi kể về nó à? Đúng không? Tệ quá!

Tôi đã được kể về Hatha Yoga và tất cả những phức tạp của nó – tôi sẽ trình bày nó vắn tắt – được sáng chế cách đây khoảng ba ngàn năm về trước – tôi được bảo như thế, tôi đã không đọc nó – tôi đã được kể lại bởi một người đã tìm hiểu toàn sự việc này rất cẩn thận. Vào thời điểm đó người cai trị mảnh đất này phải giữ cho bộ não của họ và tư tưởng của họ rất minh bạch. Và vì vậy họ nhai một loại lá nào đó từ những hòn núi Himalaya – đừng tìm kiếm nó, nó không còn đâu! (Tiếng cười). Và khi thời gian trôi qua loại cây đó bị tuyệt chủng, và thế là họ phải sáng chế ra một phương pháp mà nhờ nó những tuyến hạch trong hệ thống cơ thể con người có thể được giữ lành mạnh và sinh lực. Và họ sáng chế ra Yoga, những luyện tập để giữ cho thân thể rất lành mạnh, không phải trẻ trung, đừng bị mất hút trong những dại dột đó. Giữ nó sinh động, giữ nó lành mạnh và thế là cái trí rất năng động, rõ ràng. Và luyện tập những bài tập nào đó, asanas và vân vân, có phấn khích những tuyến hạch, những tuyến hạch nào đó đang thực hiện những bài tập nào đó, rất lành mạnh, năng động.

Và họ cũng phát giác rằng loại hít thở đúng đắn nào đó, hít vào thở ra, có hữu ích, không phải để đạt được sự khai sáng, nhưng giúp cho cái trí, những tế bào não, được cung cấp đầy đủ không khí, để cho nó có thể vận hành. Rồi thì đã xuất hiện tất cả những người trục lợi, mà nói rằng, nếu bạn làm tất cả việc này bạn sẽ có được – bạn biết không – bạn sẽ có được một cái trí yên lặng hoàn toàn. Sự yên lặng của họ là sự yên lặng của tư tưởng, mà là thoái hóa và vì vậy chết. Và họ đã nói rằng, bằng phương pháp này bạn sẽ đánh thức được nhiều trung tâm khác nhau, khai mở các huyệt trong cơ thể, kundalini và mọi loại vớ vẩn đó, và bạn sẽ đạt được sự khai sáng kỳ diệu. Và dĩ nhiên những cái trí của chúng ta quá háo hức, quá tham lam, đang mong ước nhiều trải nghiệm thêm, muốn giỏi hơn bất kỳ người nào khác, trông đẹp đẽ hơn, thân thể tốt hơn, tốt hơn cái này và tốt hơn cái kia, chúng ta rơi vào cái bẫy của việc đó. Nhưng người ta có thể thấy loại yoga này, Hatha Yoga, đang thực hành những bài tập khác nhau, mà người nói thực hành vào khoảng hai giờ mỗi ngày, đừng bắt chước ông ta, bạn không biết gì về nó đâu.

Bạn thấy khi người ta có sự tưởng tượng, mà tất cả đều là chức năng của tư tưởng, dù làm điều gì bạn muốn, cái trí không bao giờ có thể yên lặng, an bình, cùng một ý thức của vẻ đẹp và no đủ vô cùng bên trong.

Người hỏi: Trong trạng thái hòa hợp, hợp nhất này, khi cái trí vận hành một cách nghiêm ngặt trong một phương pháp công nghệ, liệu lúc đó không có sự tách rời này của người quan sát và vật được quan sát? Khi sự hòa hợp tồn tại, liệu sự tách rời hiện diện khi cái trí phải vận hành trong một lãnh vực công nghệ – liệu lúc đó có sự tách rời?

Krishanmurti: Vâng, tôi hiểu rõ. Tôi hiểu rõ câu hỏi. Người hỏi đặt ra nghi vấn: khi có ý thức của sự hòa hợp này, sau đó khi tư tưởng vận hành, vậy thì liệu có sự tách rời giữa người suy nghĩ và vật được suy nghĩ? Bạn nghĩ gì đây? Bạn hiểu rõ câu hỏi chứ? Khi có sự hòa hợp trọn vẹn, không phải sự hòa hợp tưởng tượng và tất cả những việc như thế, thực sự, thân thể, quả tim, và cái trí hoàn toàn hòa hợp, hợp nhất, không tách rời, không người nào để hòa hợp nó – dùng từ ngữ integration hòa hợp khá khó khăn – vậy thì khi có ý thức của thông minh đó mà là hòa hợp, thông minh đó sử dụng tư tưởng, vậy thì sẽ có người quan sát và vật được quan sát, sự tách rời? Rõ ràng là không. Đúng chứ? Khi không có sự hòa hợp vậy thì có sự tách rời, có sự không-hòa hợp, vậy thì tư tưởng tạo ra sự tách rời như “cái tôi” và “cái không tôi”, người quan sát và vật được quan sát. Điều này thật đơn giản. Đúng không?

Người hỏi: Trong nói chuyện lần thứ hai của ông, ông đã nói rằng người ta tỉnh thức được không chỉ trong khi thức mà cũng cả trong khi ngủ.

Krishnamurti: Bạn muốn tôi tìm hiểu nó phải không? Đây là câu hỏi cuối cùng nhé.

Người hỏi nói rằng: tại nói chuyện lần thứ hai của ông, bạn nhớ không, tôi không nhớ, tại nói chuyện lần thứ hai của ông, ông đã nói: có một trạng thái tỉnh thức khi bạn ngủ cũng như có một trạng thái tỉnh thức khi bạn thức. Ông đã không trình bày thêm nữa về nó – đó là như vậy phải không, thưa bạn? Bạn hiểu rõ câu hỏi chứ? Đó là, trong suốt ban ngày người ta tỉnh thức một cách hời hợt hay sâu thẳm, ý thức được, nhận biết được mọi thứ đang xảy ra bên trong, tất cả những chuyển động của tư tưởng, của sự phân chia, xung đột, đau khổ, cô độc, tỉnh thức được những đòi hỏi cho vui thú, theo đuổi tham vọng, tham lam, lo âu, bạn biết toàn việc đó – tỉnh thức được. Khi bạn tỉnh thức được như thế trong suốt ban ngày, tỉnh thức đó được tiếp tục trong suốt ban đêm trong hình thức của những giấc mộng phải không? Đúng như thế phải không, thưa bạn? Hay không có những giấc mộng nhưng chỉ có một tỉnh thức. Đúng không.

Bây giờ trong suốt ban ngày liệu tôi– làm ơn lắng nghe điều này – liệu tôi, liệu bạn, trong suốt ban ngày tỉnh thức được mọi chuyển động của tư tưởng? Bạn không tỉnh thức được như thế, phải không? Hãy thành thật, hãy đơn giản. Bạn không như thế. Bạn tỉnh thức được trong từng lúc. Tôi tỉnh thức được hai phút, và vậy thì trắng tinh, và lại nữa tiếp theo vài phút sau, hay nửa tiếng đồng hồ sau tôi nói, “Chúa ơi, tôi đã quên mất rồi” và tỉnh thức lại sau đó lại. Có những khoảng cách trong trạng thái tỉnh thức của chúng ta. Chúng ta không bao giờ tỉnh thức liên tục, và chúng ta nghĩ rằng chúng ta phải tỉnh thức liên tục, trong mọi thời gian.

Bây giờ trước tiên, có những khoảng không gian rộng lớn giữa trạng thái tỉnh thức, phải không? Tỉnh thức, sau đó không-tỉnh thức, rồi tỉnh thức và như thế trong suốt ban ngày. Điều gì là quan trọng? Làm ơn, điều gì là quan trọng – tỉnh thức được trong vài phút và không-tỉnh thức và tỉnh thức, và sự tiếp tục của tỉnh thức? Điều gì là quan trọng – tỉnh thức liên tục; hay tỉnh thức trong những thời gian ngắn; và có liên quan gì với những thời gian dài khi bạn không-tỉnh thức? Trong số ba điều kia, điều gì là quan trọng? Điều gì bạn nghĩ là quan trọng? Đối với tôi, tôi biết điều gì là quan trọng. Tôi không bận tâm về tỉnh thức được trong thời gian ngắn, hay muốn có trạng thái tỉnh thức liên tục. Tôi chỉ quan tâm khi tôi không-tỉnh thức. Bạn hiểu không? Đó là vấn đề của tôi. Bạn hiểu rõ không? Tôi nói rằng, khi tôi không-chú ý, tôi rất quan tâm, không phải khi tôi tỉnh thức được, nhưng tại sao tôi không-chú ý và tôi phải làm gì về không-chú ý đó, về trạng thái không-tỉnh thức. Đó là vấn đề của tôi. Không phải để có trạng thái tỉnh thức liên tục – bạn biết – bạn cứ ngớ ngẩn như vậy nếu bạn không thực sự tìm hiểu điều này rất, rất sâu sắc. Vì vậy quan tâm của tôi là: tại sao tôi không-chú ý và điều gì xảy ra trong thời kỳ không-chú ý đó? Đó là câu hỏi của tôi. Bạn hiểu rõ chứ? Bạn biết điều gì xảy ra khi tôi tỉnh thức được. Khi tôi tỉnh thức – bạn biết không – không có gì xảy ra cả. Tôi năng động, đang chuyển động, đang sống, đầy sức sống, trong đó không gì có thể xảy ra bởi vì không có sự chọn lựa cho cái gì đó xảy ra. Bây giờ khi tôi không-chú ý, không-tỉnh thức, vậy thì những sự việc xảy ra. Vậy thì tôi nói những sự việc là không thực sự, vậy thì tôi bị căng thẳng, tôi là – lo âu, bị trói buộc, tôi rơi vào sự thất vọng của tôi. Vì vậy tại sao điều này xảy ra? Bạn đang nắm bắt được quan điểm của tôi? Đó là điều gì bạn đang làm? Hay bạn đang luôn luôn quan tâm đến sự tỉnh thức hoàn toàn. Và cố gắng, luyện tập để luôn luôn tỉnh thức? Tôi không biết, điều đó tùy thuộc nơi bạn.

Bây giờ tôi thấy rằng tôi không-tỉnh thức và tôi đang canh chừng việc gì xảy ra trong trạng thái đó khi tôi không-tỉnh thức. Bây giờ tỉnh thức được rằng tôi không-tỉnh thức là trạng thái tỉnh thức. Không, đừng cười. Làm ơn hãy lắng nghe điều này. Nó không là vấn đề để cười cợt. Tôi biết khi tôi tỉnh thức. Khi có một trạng thái tỉnh thức, nó là điều gì đó hoàn toàn khác hẳn. Và tôi biết khi tôi không-tỉnh thức, tôi bị căng thẳng, tôi co rút hai bàn tay – bạn biết, làm mọi việc ngu xuẩn. Khi có một chú ý trong trạng thái không-tỉnh thức đó, toàn sự việc chấm dứt – bạn theo kịp điều gì tôi trình bày? Vào khoảnh khắc của trạng thái không-tỉnh thức tôi tỉnh thức được rằng tôi không-tỉnh thức, vậy là nó chấm dứt. Bạn nắm bắt được nó? Bởi vì sau đó tôi không phải tranh đấu, tôi nói, ồ tôi phải luôn luôn tỉnh thức, làm ơn hãy chỉ bảo cho tôi một phương pháp để tỉnh thức, làm ơn luyện tập – bạn biết – thắt chặt, siết chặt. Nhưng khi không có trạng thái tỉnh thức và tôi biết tôi không-tỉnh thức, vậy thì bạn thấy toàn chuyển động đó thay đổi.

Bây giờ điều gì xảy ra trong suốt giấc ngủ? Liệu có một trạng thái tỉnh thức khi bạn đang ngủ giống như bạn đang tỉnh thức trong suốt thời gian ban ngày? Nếu bạn tỉnh thức trong suốt thời gian ban ngày trong từng thời điểm một, vậy thì điều đó tiếp tục trong khi bạn đang ngủ, rõ ràng là như thế. Nhưng khi bạn tỉnh thức, và cũng tỉnh thức được rằng bạn không-chú ý, một chuyển động hoàn toàn khác hẳn xảy ra. Vậy thì khi bạn ngủ có một ý thức của sự yên lặng hoàn toàn. Cái trí tỉnh thức được về chính nó. Tôi sẽ không tìm hiểu tất cả điều này bởi vì nó không là điều gì khó khăn lắm. Nó không là điều gì đó lạ thường lắm, đáng để tâng bốc. Bạn thấy rằng cái trí khi nó tỉnh thức được trong suốt ban ngày, sâu thẳm, trạng thái tỉnh thức trong chiều sâu đó tạo ra một chất lượng của cái trí trong suốt giấc ngủ khi nó tuyệt đối yên lặng, bởi vì trong suốt ban ngày bạn đã quan sát, bạn đã tỉnh thức được, hoặc trong từng thời điểm hoặc tỉnh thức được không-chú ý của bạn; vậy thì bởi vì bạn trải qua trong suốt ban ngày như thế, hoạt động của bộ não đã thiết lập được trật tự trước khi bạn ngủ. Bộ não đòi hỏi trật tự, dù rằng trật tự đó ở trong một niềm tin loạn thần kinh nào đó hay trong một chủ nghĩa quốc gia hay trong điều này hay điều kia, và trong đó nó tìm được trật tự, mà rõ ràng là tạo ra vô-trật tự. Nhưng khi bạn tỉnh thức được trong suốt ban ngày và tỉnh thức được trạng thái không-tỉnh thức của bạn, vậy thì tại cuối ngày có một trật tự. Vậy thì bộ não không phải đấu tranh trong suốt ban đêm để tạo ra trật tự. Vì vậy bộ não được nghỉ ngơi. Nó yên lặng. Và vì vậy buổi sáng kế tiếp bộ não năng động lạ thường, không phải là một sự việc bị thuốc men, bị hư hỏng và chết rồi. Đúng chứ thưa các bạn?

SAANEN
Ngày 1 tháng 8 năm 1971
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/06/2024(Xem: 2733)
Cùng toàn thể giới tử thọ trì Bát quan trai giới một ngày một đêm tại trú xứ Tăng già-lam Phước duyên, thành phố Huế, hiện diện quý mến. Một ngày một đêm quý vị ở trong Tịnh giới với niềm tin thanh tịnh, kiên cố, bất hoại đối với Tam bảo. Nhờ niềm tin này mà quý vị không để cho Giới pháp của mình bị sứt mẻ ở trong đi, ở trong đứng, ở trong nằm, ở trong ngồi, ở trong sự nói năng, giao tiếp. Quý vị có được niềm tin này là nhờ quý vị nuôi lớn sáu tính chất của Tam bảo, khiến cho ba nghiệp của quý vị được an tịnh, an tịnh về thân hành, an tịnh về ngữ hành, an tịnh về ý hành. Sáu tính chất của Tam bảo, quý vị phải thường quán chiếu sâu sắc, để thể nhập và tạo ra chất liệu cho chính mình, ngay đời này và đời sau. Sáu tính chất của Tam bảo gồm:
27/05/2024(Xem: 710)
Theo quan niệm của Phật giáo, Khổ (zh. 苦, sa. duḥkha, pi. dukkha) là cơ sở quan trọng của Tứ Diệu Đế. Chúng ta thường nghe nói, “Đời Là Bể Khổ.” Phật Giáo phân loại Khổ rất luận lý khoa học: Tam Khổ (Khổ khổ [sa. duḥkha-duḥkha,] Hoại khổ [sa. vipariṇāma-duḥkha,] và Hành khổ [sa. saṃskāra-duḥkha.] Ngoài ra còn có Bát khổ. Sinh – Lão – Bệnh – Tử gọi là tứ khổ. Cộng thêm 4 cái khổ khác nữa là: Ái biệt ly khổ - 愛別離苦(あいべつりく): Yêu nhau mà chia lìa nhau là khổ vậy. Cầu bất đắc khổ - 求不得苦(ぐふとくく): Cầu mà không được chính là khổ vậy. Oán tắng hội khổ - 怨憎会苦(おんぞうえく): Ghét mà phải ra vào gặp mặt hàng ngày là khổ vậy. Ngũ ấm xí thạnh khổ - 五蘊 盛苦(ごうんじょう): No cơm ấm cật quá cũng khổ.
30/04/2024(Xem: 2278)
Những lời trích dẫn trên đây thật đanh thép và minh bạch, chữ vu khống trong câu trích dẫn trên đây trong bản gốc bằng tiếng Pali là chữ abbhācikkhanti (abhi + ā + cikkh + a), các tự điển tiếng Anh dịch chữ này là accusation, calumny, slander…, có nghĩa là kết án, phỉ báng, vu khống…. Thế nhưng trong khi viết lách hay thuyết giảng đôi khi chúng ta không nghĩ đến những lời cảnh giác trên đây của Đức Phật. Sau hơn hai mươi lăm thế kỷ quảng bá, xuyên qua nhiều vùng địa lý, hòa mình với nhiều nền văn minh và văn hóa khác nhau, nền Tư tưởng và Giáo huấn của Đức Phật đã phải trải qua nhiều thử thách, thích ứng với nhiều dân tộc, do đó thật khó tránh khỏi ít nhiều biến dạng và thêm thắt. Thế nhưng thực tế cho thấy trong suốt cuộc hành trình kỳ thú và vĩ đại đó – nếu có thể nói như vậy – nền Tư tưởng và Giáo huấn đó của Đức Phật vẫn đứng vững và đã góp phần không nhỏ trong công trình cải thiện xã hội, nâng cao trình độ văn hóa, tư tưởng và mang lại ít nhất là một chút gì đó lý tưởng hơn, cao đ
30/04/2024(Xem: 2505)
Con người thường hay thắc mắc tại sao mình có mặt ở cõi giới Ta Bà này để chịu khổ triền miên. Câu trả lời thường được nghe là: Để trả nghiệp. Nhưng nghiệp là gì? Và làm sao để thoát khỏi? Then chốt cho câu trả lời được gói ghém trong 2 câu: “Ái bất trọng, bất sanh Ta Bà Niệm bất nhất, bất sanh Tịnh Độ” Có nghĩa là: “Nghiệp ái luyến không nặng, sẽ không tái sanh ở cõi Ta Bà Niệm Phật không nhất tâm, sẽ không vãng sanh về Tịnh Độ”
18/02/2024(Xem: 3024)
Bát Chánh Đạo là con đường thánh có tám chi nhánh: Chánh Tri Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định. Đây là con đường trung đạo, là lộ trình kỳ diệu giúp cho bất kể ai hân hoan, tín thọ, pháp thọ trong việc ứng dụng, thời có thể chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an lạc, giải thoát, niết bàn. Bát Chánh Đạo là Chơn Pháp vi diệu, là con đường đưa đến khổ diệt, vượt thời gian, thiết thực trong hiện tại, được chư Phật quá khứ, Đức Phật hiện tại và chư Phật tương lai chứng ngộ, cung kính, tán thán và thuyết giảng cho bốn chúng đệ tử, cho loài người, loài trời để họ khai ngộ, đến để mà thấy, và tự mình giác hiểu.
07/02/2024(Xem: 5930)
Từ 1983 đến 1985 khi đang ở Singapore, bận bịu với chương trình nghiên cứu Phật giáo tại Viện Phát triển Giáo Trình, tôi được Tu viện Phật giáo Srilankaramaya và một số đạo hữu mời giảng bốn loạt bài pháp nói về một vài tông phái chính của Phật giáo. Các bài giảng được ưa thích, và nhờ các cố gắng của Ô. Yeo Eng Chen và một số bạn khác, chúng đã được ghi âm, chép tay và in ấn để phát miễn phí cho các học viên. Kể từ đó, các bài pháp khởi đi từ hình thức của các tập rời được ngưỡng mộ và cũng được tái bản. Sau đó, tôi nhận thấy có vẻ hay hơn nếu in ấn bốn phần ấy thành một quyển hợp nhất, và với vài lần nhuận sắc, xuất bản chúng để cho công chúng dùng chung.
20/01/2024(Xem: 2200)
Thông thường người ta vào học Phật ít nhiều cũng do có động lực gì thúc đẩy hoặc bởi thân quyến qua đời, hoặc làm ăn thất bại, hoặc hôn nhân dở dang v.v... nhưng cũng không ít người nhân nghe giảng pháp hay gặp một quyển sách khế hợp căn cơ liền phát tâm tu hành hay tìm hiểu học Phật pháp. Phần lớn đệ tử xuất gia hoặc tại gia của Hòa Thượng cũng vì cảm mộ pháp giải của Ngài mà quy y Phật. Quyển vấn đáp này góp nhặt từ những buổi giảng thuyết trong các chuyến hoằng pháp của Hòa Thượng, hy vọng cũng không ngoài mục đích trên, là dẫn dắt người có duyên vào đạo hầu tự sửa đổi lỗi lầm mà giảm trừ tội nghiệp.
20/01/2024(Xem: 2336)
Năm xưa khi Phật thuyết kinh, hoàn toàn dùng khẩu ngữ vì bấy giờ nhân loại chưa có chữ viết (xứ Ấn). Sau khi Phật diệt độ, các đệ tử Phật mới kết tập laị những gì Phật dạy để lưu truyền cho đời sau. Đạo Phật dần dần truyền sang các xứ khác, truyền đến đâu thì kinh điển cũng được phiên dịch sang ngôn ngữ của xứ ấy. Lúc ban đầu kinh Phật được ghi chép bằng tiếng Phạn ( Sancrit, Pali ) sau đó thì dịch sang tiếng: Sinhale, Pakistan, Afghanistan, tiếng Tàu, Thái, Nhật, Hàn, Việt… và sau nữa là tiếng Pháp, Anh, Tây Ban Nha…
20/12/2023(Xem: 2786)
Tiến sĩ Bạch Xuân Phẻ (Bạch X. Khỏe) định cư ở Hoa Kỳ từ năm 1991, hiện đang giảng dạy Hóa học và Hóa học danh dự cho Trường trung học Mira Loma tại thủ phủ Sacramento, CA. Ông quy y với Thiền sư Trừng Quang Thích Nhất Hạnh, có Pháp danh là Tâm Thường Định. Ông đã và đang giảng dạy về Lãnh đạo chánh niệm và phương thức mang chánh niệm vào học đường ở bang California từ năm 2014. Tiến sỹ Bạch cũng giảng dạy cho chương trình huấn luyện giáo viên. Ngoài ra, ông còn tham gia nhiều công việc xã hội trong cộng đồng. Tháng Ba 2023, TS Bạch Xuân Phẻ được Hiệp hội Giáo viên California (California Teachers Association) vinh danh vì những đóng góp giáo dục thực hành chánh niệm của ông. TS Bạch Xuân Phẻ cũng được trao Giải thưởng Nhân quyền người Mỹ gốc Á Thái Bình Dương năm 2023 của bang California (Human Right Awards).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com