Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Thiêng liêng

13/07/201100:56(Xem: 3612)
3. Thiêng liêng

J. KRISHNAMURTI
SỰ THỨC DẬY CỦA THÔNG MINH
[THE AWAKENING OF INTELLIGENCE]
Lời dịch: ÔNG KHÔNG - 2009

ẤN ĐỘ
V
Ba nói chuyện ở Madras

– 3 –

THIÊNG LIÊNG

Cày xới, không bao giờ gieo hạt. Hình thành ý tưởng. Nhạy cảm không còn trong sống hàng ngày. Chú ý và thông minh. Vô trật tự trong chính chúng ta và thế giới: trách nhiệm của chúng ta. Vấn đề của thấy. Những hình ảnh và tiếp xúc trực tiếp. Thiêng liêng. “Khi bạn có tình yêu đó bạn có thể vất đi tất cả những quyển sách thiêng liêng của bạn.”

Người ta có thể mãi mãi tiếp tục đọc sách báo, thảo luận, chất đống những từ ngữ trên những từ ngữ, mà chẳng khi nào thực hiện bất kỳ điều gì về nó. Nó giống như một con người luôn luôn đang cày xới, không bao giờ gieo hạt, và vì vậy không bao giờ thu hoạch. Hầu hết chúng ta đều ở trong vị trí đó. Và những từ ngữ, những ý tưởng, những lý thuyết, đã trở thành quá quan trọng hơn là sống thực tế, mà là đang hành động, đang làm. Tôi không biết liệu có khi nào bạn đã thắc mắc tại sao, khắp thế giới, những ý tưởng, những công thức, những khái niệm, có một quan trọng cực kỳ, không chỉ thuộc khoa học mà còn cả thuộc tôn giáo. Tôi thắc mắc tại sao như thế? Đó là một tẩu thoát khỏi thực tế, khỏi sống đơn điệu, hàng ngày phải không? Hay đó là bởi vì chúng ta nghĩ những ý tưởng và những lý thuyết sẽ giúp đỡ chúng ta sống nhiều hơn – sẽ cho chúng ta tầm nhìn rộng lớn hơn, chiều sâu to tát hơn vào sống? Bởi vì chúng ta nói rằng nếu không có những ý tưởng, nếu không có một ý nghĩa, một mục đích trong sống, sống rất hạn chế, trống rỗng và không có ý nghĩa gì cả. Đó có lẽ là một trong những lý do. Hay, đó là bởi vì chúng ta tìm thấy đang sống, sự hành hạ hàng ngày, lề thói, sự nhàm chán, đang mất hẳn một chất lượng nhạy cảm nên chúng ta hy vọng tìm được từ sự hình thành ý tưởng?

Cuộc sống như chúng ta sống rõ ràng là rất tàn nhẫn, và làm cho chúng ta vô cảm, xơ cứng, nặng nề, ngu xuẩn, và vì vậy chúng ta có lẽ hy vọng qua những ý tưởng, qua sự hình thành ý tưởng trong bộ não, để tạo ra một chất lượng nào đó của nhạy cảm. Bởi vì chúng ta thấy rằng sống của chúng ta rõ ràng là một công việc lặp lại (ái ân, văn phòng, ăn uống, liên tục nói chuyện về những sự việc mà thực sự không có vấn đề gì cả, xung đột liên tục trong liên hệ), tất cả việc này đã tạo ra sự khô cằn, tạo ra sự hung tợn, và tạo ra sự khắc nghiệt. Và ý thức được điều đó (có lẽ không những tầng ý thức bên ngoài nhưng thăm thẳm bên trong), người ta có lẽ nghĩ rằng những ý tưởng, những lý tưởng, những lý thuyết về Thượng đế, về đời sau, có lẽ cho một chất lượng của tinh lọc, có lẽ đem đến sống đau khổ, nhàm chán này, một ý nghĩa, một quan trọng, một mục đích; có lẽ chúng ta nghĩ rằng việc đó sẽ đánh bóng những cái trí của chúng ta, cho chúng sự sắc bén, cho chúng một chất lượng mà một công nhân bình thường hàng ngày trong cánh đồng hay trong nhà máy không có được. Vì vậy có lẽ đó là một trong những lý do tại sao chúng ta buông thả trong trò chơi đặc biệt này. Nhưng thậm chí khi chúng ta đã được sắc bén và mau lẹ thuộc trí năng bởi tranh cãi, bởi bàn luận, bởi đọc sách báo, điều này thực sự không tạo ra chất lượng của nhạy cảm đó. Và bạn biết rằng tất cả những người kia mà là người có học thức, mà đọc sách báo, mà tạo ra những lý thuyết, mà có thể bàn luận rất hay ho, là những con người đần độn lạ lùng.

Vì vậy tôi nghĩ rằng điều cốt lõi là phải hiểu rõ tánh nhạy cảm, mà xóa sạch sự tầm thường. Bởi vì tôi e rằng hầu hết chúng ta đang trở nên mỗi lúc một tầm thường hơn. Chúng ta không đang sử dụng từ ngữ đó trong bất kỳ một ý nghĩa xúc phạm nào cả, nhưng chỉ quan sát sự thật của tầm thường trong ý nghĩa của là trung bình, có giáo dục kha khá, kiếm sống được và có lẽ có khả năng biện luận lanh lợi, nhưng điều này vẫn để lại cho chúng ta thói hợm hĩnh, tầm thường, không chỉ trong những thái độ của chúng ta mà cả trong những hoạt động của chúng ta. Và sự trưởng thành không mang lại một thay đổi, một chuyển đổi, một cách mạng trong tánh tầm thường (điều này có thể được quan sát rất rõ ràng), mặc dù người ta có lẽ có một thân thể trưởng thành, tánh tầm thường trong những hình thức khác nhau vẫn tiếp tục.

Có lẽ chúng ta có thể tìm hiểu vấn đề của nhạy cảm này (không chỉ là sự tinh lọc của thân thể, mà rõ ràng là cần thiết), nhưng tìm hiểu vấn đề của nhạy cảm, hình thức cao nhất của nhạy cảm mà là thông minh tột đỉnh; nếu không có nhạy cảm bạn không có thông minh. Lắng nghe con quạ đó, ý thức được nó, cảm thấy chuyển động của nó, không có không gian giữa con quạ và chính bạn (mà không có nghĩa rằng đồng hóa cùng con quạ, vì việc này sẽ quá xuẩn ngốc), nhưng chất lượng đó của một cái trí được mài bén cao độ, thật chú ý, trong đó người quan sát, mà là cái trung tâm, người kiểm duyệt, cùng những ký ức và truyền thống được tích lũy của anh ấy, không hiện diện. Rốt cuộc, nó là một vấn đề của thói quen liên tục, cách chúng ta suy nghĩ, thức ăn chúng ta ăn, cách chúng ta chọn bạn bè của chúng ta, mà chắc chắn là những người bạn của chúng ta bởi vì họ không gây xung đột, họ không gây phiền muộn quá nhiều cho chúng ta. Vì vậy cuộc sống trở nên không chỉ là lặp lại nhưng cũng còn là thói quen, thủ tục. Vậy là tánh nhạy cảm cần sự chú ý.

Bạn biết tập trung là một sự việc gây hủy hoại nhất. Bạn chấp nhận nó, phải không? Tôi đang nói, người nói đang trình bày một điều gì đó hoàn toàn mâu thuẫn với điều gì mà tất cả các bạn cảm thấy là cần thiết. Vì vậy đừng chấp nhận nó, cũng đừng phủ nhận nó, nhưng hãy quan sát nó. Hãy cẩn thận tìm hiểu điều gì đúng và điều gì sai. Điều gì người nói đang nói có lẽ hoàn toàn ngớ ngẩn và vô lý, hay nó có lẽ hoàn toàn đúng. Nhưng chấp nhận hay phủ nhận làm cho bạn vẫn còn như bạn là, đờ đẫn, đần độn, chất đầy những thói quen, vô cảm. Nhưng trong điều gì chúng ta sẽ nói chốc lát nữa và thậm chí ngay lúc này, đừng chấp nhận hay so sánh điều gì bạn biết rồi hay điều gì bạn đã được chỉ bảo hay đọc sách báo, nhưng lắng nghe với mục đích tự tìm ra cho chính mình điều gì là sự thật. Và muốn chú ý, muốn lắng nghe, bạn phải trao trọn chú ý tổng thể của bạn. Bạn không thể trao trọn chú ý tổng thể của bạn nếu bạn chỉ đang học hỏi để tập trung, hay nếu bạn đang cố gắng tập trung vào vài từ ngữ, hay vào ý nghĩa của những từ ngữ, hay điều gì bạn đã nghe rồi. Nhưng trao trọn chú ý của bạn, và việc này có nghĩa là lắng nghe mà không có bất kỳ rào cản nào, mà không có bất kỳ ngăn cản hay so sánh, hay chỉ trích nào; động thái lắng nghe đó đang trao trọn chú ý tổng thể; vậy là bạn sẽ tự phát giác cho chính mình điều gì là đúng hay sai mà không cần ai chỉ bảo cho biết. Nhưng đây là những sự việc khó khăn nhất khi thực hiện – trao trọn chú ý. Chú ý không đòi hỏi bất kỳ chất lượng nào của ý chí hay ham muốn. Chúng ta vận hành trong khuôn mẫu của ham muốn, mà là ý chí. Đó là, chúng ta nói rằng, “Tôi sẽ chú ý, tôi sẽ cố gắng lắng nghe mà không có những rào cản, mà không còn tất cả những màn che giữa người nói và chính tôi.” Nhưng sự vận dụng của chú ý không là chú ý.

Ý chí là sự việc hủy hoại nhất mà con người đã vun quén được. Lại nữa bạn chấp nhận điều đó phải không? Chấp nhận, hay phủ nhận, không là tìm ra sự thật của nó; nhưng muốn tìm ra sự thật của nó bạn phải trao trọn chú ý vào nó, vào điều gì người nói đang trình bày. Rốt cuộc, ý chí là cực điểm của ham muốn – tôi muốn cái gì đó, tôi ham muốn điều gì đó, tôi thèm khát nó và tôi theo đuổi nó. Ham muốn có lẽ là một sợi chỉ rất mỏng manh, nhưng nó được củng cố bởi sự lặp lại liên tục, và việc này trở thành ý chí – “Tôi sẽ” và “Tôi sẽ không”. Và ở mức độ khẳng định đó (mà cũng có thể là phủ định), chúng ta vận hành, chúng ta hoạt động và chúng ta tiếp cận cuộc sống. “Tôi sẽ thành công, tôi sẽ trở thành, tôi sẽ cao quí” – tất cả những ham muốn rất kiên định. Và lúc này chúng ta đang nói rằng chú ý không liên quan gì đến ham muốn hay ý chí.

Vậy thì, làm thế nào người ta chú ý được? Làm ơn hãy theo sát điều này. Biết rằng người ta không chú ý (biết rằng người ta có một lượng tập trung nào đó, một vận dụng của ý chí mà loại trừ và kháng cự, biết rằng bất kỳ hình thức nào của nỗ lực, mà lại nữa là ý chí, không là chú ý), làm thế nào người ta chú ý được? Bởi vì nếu bạn có thể trao trọn chú ý tổng thể vào mọi việc bạn làm (và vì vậy bạn cũng chẳng làm bao nhiêu cả), việc gì bạn làm, bạn làm trọn vẹn bằng quả tim của bạn, bằng cái trí của bạn, bằng hệ thần kinh của bạn, bằng mọi thứ bạn có. Và làm thế nào chú ý này hiện diện được, một cách tự nhiên, không có bất kỳ nỗ lực nào, không có sự vận dụng của ý chí, không sử dụng ý chí như một phương tiện để đạt được cái gì đó? Tôi hy vọng bạn đang theo sát tất cả điều này. Bạn biết, bạn sẽ gặp khó khăn cực kỳ nếu bạn không theo sát điều này từng bước một, bởi vì bạn có thể không quen thuộc với nó; bạn quen thuộc với việc được chỉ bảo phải làm gì, mà bạn làm một cách lặp lại, và bạn nghĩ rằng bạn đã hiểu rõ nó. Nhưng điều gì chúng ta đang cố gắng giải thích là điều gì đó hoàn toàn khác hẳn.

Vậy là chú ý này hiện diện một cách tự nhiên, dễ dàng, khi bạn thấy bạn không chú ý – đúng chứ? Khi bạn tỉnh thức được rằng bạn không chú ý, không đang trao trọn chú ý, tỉnh thức được sự kiện đó là chú ý, và bạn không còn gì phải làm nữa. Bạn hiểu rõ chứ? Qua tiêu cực bạn đến được sự tích cực, nhưng không phải qua theo đuổi sự tích cực. Khi bạn làm mọi việc đó mà không có tiêu cực này bạn làm mọi việc trong một trạng thái không chú ý, và tỉnh thức được hành động trong một trạng thái không chú ý, là chú ý. Điều này làm cho cái trí rất tinh tế, làm cho cái trí tỉnh táo cực kỳ, bởi vì lúc đó không có lãng phí năng lượng. Trái lại sự vận dụng của ý chí là lãng phí năng lượng, giống như tập trung vậy.

Chúng ta đã nói rằng chú ý này là cốt lõi – đừng nói rằng, “Hãy định nghĩa ông có ý gì qua từ ngữ chú ý”, bạn có thể tra cứu nó trong một quyển tự điển. Chúng ta sẽ không định nghĩa nó, điều gì chúng ta đang cố gắng làm là, bằng cách phủ nhận cái gì không là, để tự bất chợt bắt gặp nó cho chính bạn. Chúng ta đang nói, chú ý này là cốt lõi cho sự nhạy cảm, mà là thông minh ở mức độ sâu thẳm hơn. Lại nữa, sử dụng những từ ngữ này rất khó khăn bởi vì không có sự đo lường – khi bạn nói, “sâu thẳm hơn”, “nhiều hơn”, bạn đang so sánh, và sự so sánh là một lãng phí năng lượng. Vì vậy, nếu điều đó được hiểu rõ, chúng ta có thể sử dụng những từ ngữ để chuyển tải một ý nghĩa mà không là so sánh nhưng thực sự.

Nhạy cảm này ám chỉ thông minh và chúng ta cần thông minh vô cùng để sống, để sống cuộc sống hàng ngày của chúng ta, bởi vì chỉ thông minh mới có thể mang lại một cách mạng tổng thể trong tâm hồn của chúng ta, trong chính tâm điểm của thân tâm chúng ta. Và một thay đổi như thế là cốt lõi, bởi vì con người đã sống hàng triệu năm trong đau khổ, trong vô vọng, luôn luôn đang chiến đấu với chính anh ấy và với thế giới. Anh ấy đã sáng chế ra một hòa bình mà không là hòa bình gì cả; một hòa bình như thế chỉ có giữa hai cuộc chiến tranh, giữa hai cuộc xung đột. Và vì xã hội mỗi lúc mỗi trở nên phức tạp hơn, vô trật tự hơn, ganh đua hơn, phải có sự thay đổi cơ bản, không phải trong xã hội nhưng trong con người mà đã tạo ra xã hội. Con người, như anh ấy là, là một con người rất vô trật tự, anh ấy bị rối loạn; anh ấy tin tưởng, anh ấy không tin tưởng, anh ấy có những lý thuyết và vân vân và vân vân; anh ấy sống trong một trạng thái của xung đột. Anh ấy đã thiết lập một xã hội, một văn hóa mâu thuẫn, với sự giàu có và sự nghèo khổ của nó. Có vô trật tự, không chỉ trong sống của chúng ta, mà cũng còn ở bên ngoài xã hội. Và trật tự là tuyệt đối cần thiết. Bạn biết chuyện gì đang xảy ra trên thế giới – ở đây trong nước Ấn độ – hãy nhìn nó đi! Chuyện gì đang xảy ra? Những trường đại học đã bị đóng cửa, toàn thế hệ những người trẻ đều không có được sự giáo dục; họ sẽ bị hủy hoại bởi những chính trị gia đang cãi cọ về sự phân chia ngôn ngữ xuẩn ngốc nào đó. Rồi thì có chiến tranh Việt nam mà trong đó con người đang bị hủy diệt chỉ vì một ý tưởng. Có những hỗn loạn chủng tộc ở Mỹ, những sự việc hủy diệt khủng khiếp. Và ở Trung quốc có nội chiến, ở Liên xô, chế độ chuyên chế, đàn áp tự do, ít ra là tự do từ từ – có sự phân chia giữa những dân tộc, sự tách rời vì tôn giáo, tất cả việc này phơi bày sự vô trật tự hoàn toàn. Và vô trật tự này được tạo ra bởi mỗi người chúng ta; chúng ta phải chịu trách nhiệm. Làm ơn hãy thấy rõ trách nhiệm về nó. Thế hệ lớn hơn đã tạo ra thế giới hỗn loạn, bạn đã tạo ra một thế giới hỗn loạn kinh khủng với những lễ nghi của bạn, những vị đạo sư của bạn, với những thần thánh của bạn, với những quốc tịch của bạn, bởi vì bạn chỉ quan tâm đến việc kiếm sống và vun quén một phần của bộ não, phần còn lại bạn lại lơ là, bạn lại gạt đi. Mỗi người phải chịu trách nhiệm cho vô trật tự này trong chính anh ấy và trong xã hội anh ấy sống. Chủ nghĩa Cộng sản và những hình thức độc tài khác sẽ không mang lại trật tự, trái lại họ đang tạo ra vô trật tự nhiều hơn, bởi vì con người cần được tự do.

Vậy là có vô trật tự. Và trật tự là cốt lõi, ngược lại không thể có hòa bình gì cả. Và chỉ trong hòa bình, trong yên lặng, trong vẻ đẹp, tốt lành mới có thể nở hoa. Trật tự là đạo đức, không phải đạo đức được vun quén của một cái trí ma mãnh. Trật tự là đạo đức, và trật tự là một việc đang sống, giống như đạo đức là một việc đang sống. Vì vậy đạo đức không thể được luyện tập như những việc khác. Chúng ta sẽ tìm hiểu điều này, hãy lắng nghe nó. Bạn không thể luyện tập nó cũng như bạn không thể luyện tập khiêm tốn, hay có một phương pháp để tìm ra tình yêu là gì.

Vì vậy trật tự trong ý nghĩa này có cùng khuôn mẫu như toán học; trong toán học cao nhất là trật tự cao nhất, trật tự tuyệt đối. Và trật tự tuyệt đối đó, người ta phải có nó trong chính người ta. Và bởi vì đạo đức không thể được vun quén, gom góp, nên trật tự không thể được tạo ra, được thâu lượm bởi cái trí; nhưng điều gì cái trí có thể làm là tìm ra vô trật tự là gì. Bạn đang theo sát điều này chứ? Bạn biết vô trật tự là gì – sống theo cách chúng ta sống là vô trật tự hoàn toàn. Như những sự việc đang tồn tại, lúc này mỗi con người đều thể hiện ra phía bên ngoài, không có cộng tác, không có tình yêu, có một dửng dưng hoàn toàn về chuyện gì xảy ra ở Việt nam hay ở Trung quốc, hay ở nhà của người hàng xóm kế bên. Hãy ý thức được vô trật tự này, và từ sự hiểu rõ vô trật tự này, hiểu rõ làm thế nào nó xuất hiện được, nguyên nhân của nó, để cho khi bạn hiểu rõ những nguyên nhân, những lực lượng đang làm việc để tạo ra vô trật tự này, hiểu rõ nó thực sự, không chỉ thuộc trí năng; vậy là từ hiểu rõ đó trật tự sẽ đến. Lúc này chúng ta hãy cố gắng hiểu rõ vô trật tự, mà là sống hàng ngày của chúng ta, hiểu rõ nó, không phải thuộc trí năng hay bằng từ ngữ, nhưng hãy quan sát nó, làm thế nào người ta đã tách rời khỏi những người khác bằng cách là một người Ấn độ giáo, một người Hồi giáo, một người Thiên chúa giáo (Người Thiên chúa giáo với Thượng đế của anh ấy, với những lý tưởng của anh ấy, và người Ấn độ giáo với những lý tưởng của anh ấy, người Hồi giáo với những lý tưởng riêng đặc trưng của anh ấy, và vân vân), hãy quan sát nó, hãy tiếp xúc mật thiết cùng nó, đừng có những thành kiến, nếu không bạn không thể tiếp xúc trực tiếp cùng một con người khác.

Vậy là, từ vô trật tự trật tự hiện diện, và nó hiện diện một cách tự nhiên, dễ dàng, cùng vẻ đẹp và sức mạnh lớn lao, khi bạn tiếp xúc trực tiếp cùng vô trật tự trong chính bạn. Bạn không tiếp xúc trực tiếp cùng vô trật tự, cùng chính bạn, nếu bạn không biết cách quan sát chính bạn. Làm thế nào thấy chính bạn (chúng ta đã tìm hiểu về vấn đề thấy này), làm thế nào quan sát một cái cây, một bông hoa – bởi vì như ngày hôm trước chúng ta đã nói, động thái của thấy là động thái của tình yêu phải không? Động thái của thấy là hành động. Chúng ta sẽ tìm hiểu điều này một chút bởi vì điều này thực sự rất quan trọng.

Khi bạn trao trọn chú ý của bạn, đó là, bằng cái trí của bạn, bằng đôi mắt của bạn, bằng quả tim của bạn, bằng hệ thần kinh của bạn – khi bạn trao chú ý tổng thể, bạn sẽ phát giác rằng không có cái trung tâm nào cả, không có người quan sát và vì vậy không có sự phân chia giữa vật được quan sát và người quan sát, và bạn loại bỏ được hoàn toàn xung đột, xung đột này được tạo ra bởi sự tách rời, bởi sự phân chia. Dường như điều đó chỉ khó khăn bởi vì bạn không quen cách nhìn vào cuộc sống như thế này. Nó thực sự rất đơn giản. Nó thực sự rất đơn giản nếu bạn biết cách nhìn một cái cây, nếu bạn biết cách nhìn mới mẻ lại cái cây, người vợ của bạn, người chồng của bạn, người hàng xóm của bạn, nếu bạn nhìn mới mẻ lại bầu trời cùng những vì sao của nó, cùng chiều sâu tĩnh lặng của nó – nhìn, thấy và lắng nghe, vậy thì bạn đã giải quyết được toàn vấn đề của hiểu rõ, bởi vì lúc đó không có “hiểu rõ” gì cả, lúc đó chỉ có một trạng thái của cái trí không phân chia và thế là không xung đột.

Muốn bất chợt bắt gặp được cái này một cách tự nhiên, dễ dàng, trọn vẹn, phải có chú ý. Chú ý này chỉ có thể hiện diện dễ dàng khi bạn biết cách nhìn, cách lắng nghe – cách nhìn một cái cây, hay người vợ của bạn, hay người hàng xóm của bạn, hay các vì sao, hay thậm chí ông chủ của bạn, mà không có bất kỳ hình ảnh nào. Rốt cuộc, hình ảnh là quá khứ – quá khứ mà đã được tích lũy qua trải nghiệm, dễ chịu hay khó chịu; và với hình ảnh đó bạn nhìn người vợ của bạn, con cái của bạn, người hàng xóm của bạn, thế giới; với hình ảnh đó bạn nhìn thiên nhiên. Vì vậy cái gì tiếp xúc là ký ức của bạn, hình ảnh mà đã được xếp đặt vào cùng nhau bởi ký ức. Và cái hình ảnh đó nhìn nên không có sự tiếp xúc trực tiếp. Bạn biết khi bạn có đau đớn không có hình ảnh, chỉ có đau đớn, và vì vậy có hành động tức khắc. Bạn có lẽ trì hoãn đi đến bác sĩ, nhưng hành động có liên quan trong đó. Trong cùng cách như vậy khi bạn nhìn và lắng nghe, bạn biết được vẻ đẹp của hành động tức khắc mà trong đó không còn xung đột nào cả. Đó là lý do tại sao rất quan trọng phải biết nghệ thuật nhìn, mà rất đơn giản – nhìn bằng chú ý tổng thể, bằng quả tim của bạn và bằng cái trí của bạn. Và chú ý có nghĩa tình yêu, bởi vì bạn không thể nhìn bầu trời đó và nhạy cảm cực kỳ nếu có một phân chia giữa chính bạn và vẻ đẹp của cảnh hoàng hôn đó.

Trật tự này chỉ có thể hiện diện khi chúng ta thấy, mà thực sự là tiếp xúc cùng vô trật tự, mà trong chính chúng ta, mà là chúng ta. Chúng ta không ở trong vô trật tự – “chúng ta” là một trạng thái của vô trật tự. Bây giờ khi bạn nhìn chính bạn mà không có bất kỳ hình ảnh nào về chính bạn, thực sự nhìn cái gì bạn là (không phải điều gì Shankara, Buddha, Freud, Jung, hay X Y Z nói, bởi vì lúc đó bạn đang nhìn vào chính bạn theo cái hình ảnh của họ), bạn nhìn vô trật tự trong chính bạn, sự tức giận, sự hung tợn, sự bạo lực, sự dửng dưng, sự lãnh đạm, một động lực liên tục của tham vọng cùng hung bạo kỳ cục của nó – nếu bạn có thể tỉnh thức được điều đó mà không có bất kỳ hình ảnh, không có bất kỳ từ ngữ, và nhìn nó, vậy thì bạn đang tiếp xúc trực tiếp cùng nó. Và khi có tiếp xúc trực tiếp có hành động tức khắc. Có hành động tức khắc khi bạn có đau đớn cực độ, và khi có sự nguy hiểm nghiêm trọng có hành động tức khắc. Và hành động tức khắc này là sự sống, không phải cái sự việc từ trước đến nay chúng ta đã gọi là cuộc sống, mà là một trận chiến, một khốn khổ trong trận chiến đó, vô vọng, những ham muốn che giấu và vân vân; đó là điều gì chúng ta đã gọi là cuộc sống. Làm ơn hãy quan sát điều này trong chính bạn. Ngay lúc này hãy sử dụng người nói như một cái gương mà trong đó bạn thấy chính bạn. Điều gì người nói đang trình bày chỉ là đang phơi bày chính bạn cho chính bạn. Và vậy là hãy nhìn nó, hãy lắng nghe nó và trở nên tiếp xúc trọn vẹn cùng nó, là tổng thể cùng nó, và, nếu bạn như thế, bạn sẽ thấy rằng có hành động tức khắc.

Vậy là quá khứ được xóa sạch. Bạn biết quá khứ là tầng ý thức bên trong. Bạn biết tầng ý thức bên trong là gì hay không? Đừng quay lại với Freud, Jung hay tất cả những người đó, nhưng hãy tự thấy cho chính bạn và tìm ra, không phải qua niềm tin hay sử dụng phương pháp trải nghiệm nào đó, nhưng thực sự quan sát nó. Quá khứ trong bạn là truyền thống của bạn, những quyển sách bạn đã đọc, những thừa hưởng chủng tộc như người Ấn độ giáo, người Phật giáo, người Hồi giáo, người Thiên chúa giáo, và mọi chuyện như thế, và nền văn hóa trong đó bạn đã sống, những đền chùa, những niềm tin mà đã chuyển giao từ thế hệ này qua thế hệ khác. Việc này tạo thành sự tuyên truyền mà bạn bị lệ thuộc, sự tuyên truyền của bạn; các bạn là những nô lệ cho sự tuyên truyền của năm ngàn năm. Và người Thiên chúa giáo là một nô lệ cho sự tuyên truyền của hai ngàn năm. Anh ấy tin tưởng Jesus Christ và bạn tin tưởng Krishna, hay bất kỳ điều gì bạn tin tưởng, như người Cộng sản tin tưởng cái gì đó khác. Chúng ta là kết quả của sự tuyên truyền. Bạn nhận ra nó có nghĩa gì không? – những từ ngữ, ảnh hưởng của những người khác; vì vậy không có cái gì là khởi nguồn cả. Và muốn tìm ra khởi nguồn của bất kỳ cái gì chúng ta phải có trật tự. Trật tự mà chỉ có thể hiện diện khi có sự kết thúc của toàn bộ vô trật tự trong chính người ta. Bởi vì tất cả chúng ta, ít ra là những người thậm chí có chút ít nghiêm túc, chín chắn và tha thiết, chắc đã phải hỏi liệu có bất kỳ cái gì thiêng liêng, cái gì thánh thiện. Dĩ nhiên câu trả lời là rằng đền chùa, thánh đường, hay nhà thờ không là thiêng liêng, không là thánh thiện, và những hình ảnh trong đó cũng vậy.

Tôi không biết bạn đã thử nghiệm cho chính bạn hay chưa. Hãy lấy một que gậy và đặt nó trên lò sưởi và mỗi ngày đặt một bông hoa trước nó – cho nó một bông hoa – đặt trước nó một bông hoa và lặp lại vài từ ngữ – “Coca-cola”, “Amen”, “Om”, từ ngữ nào không thành vấn đề – bất kỳ từ ngữ nào bạn thích – hãy lắng nghe, đừng cười lảng tránh – hãy thực hiện nó đi và bạn sẽ tìm ra. Nếu bạn thực hiện nó, sau một tháng bạn sẽ thấy rằng nó đã trở thành thiêng liêng như thế nào. Bạn đã đồng hóa mình với que gậy đó, với mảnh đá đó và với nhúm ý tưởng đó mà bạn đã biến nó thành cái gì đó thiêng liêng, thần thánh. Nhưng nó không phải như vậy. Bạn đã trao tặng nó một ý nghĩa của thiêng liêng từ sợ hãi của bạn, từ thói quen liên tục của truyền thống này, ấp ủ, bị chi phối bởi cái gì đó, mà bạn nghĩ là thiêng liêng. Cái hình ảnh trong đền chùa không thiêng liêng gì hơn một mảnh đá bên lề đường. Vì vậy rất quan trọng phải tìm ra cái gì thực sự là thiêng liêng, cái gì thực sự là thần thánh, nếu thực sự có một việc như thế đó.

Bạn biết đó, con người đã nói về điều này xuyên suốt những thế kỷ, tìm kiếm cái gì đó vĩnh cửu, mà không bị tạo ra bởi cái trí, mà thiêng liêng trong chính nó, cái gì đó không bao giờ bị tác động bởi quá khứ. Con người luôn luôn đang tìm kiếm cái đó. Và con người, khi tìm kiếm cái đó, vì không tìm được nó, đã sáng chế ra tôn giáo, niềm tin có tổ chức. Một con người nghiêm túc phải tìm ra, không phải qua viên đá nào đó, đền chùa hay ý tưởng nào đó, nhưng anh ấy phải tìm ra cái gì là thiêng liêng đích thực, chân chính và vĩnh cửu. Nếu bạn không thể tìm ra nó bạn sẽ luôn luôn tàn nhẫn, bạn sẽ luôn luôn sống trong xung đột. Và chiều nay, nếu bạn muốn, lắng nghe, bạn có lẽ bất chợt bắt gặp nó, không phải qua người nói, không phải qua những từ ngữ của ông ta, không phải qua những câu nói của ông ta, nhưng bạn có lẽ bất chợt bắt gặp nó khi có kỷ luật qua hiểu rõ về vô trật tự. Khi bạn nhìn ngắm, thấy cái gì là vô trật tự; chính động thái thấy được vô trật tự đòi hỏi sự chú ý. Làm ơn hãy theo sát điều này. Bạn thấy không, theo hầu hết chúng ta, kỷ luật là một tập luyện, giống như nó dành cho những người lính, tập luyện, tập luyện từ sáng đến khuya để cho không còn gì cả ngoại trừ nô lệ cho một thói quen. Và đó là điều gì chúng ta gọi là kỷ luật; đàn áp, kiểm soát – đó là sự việc gây chết chóc, đó không là kỷ luật gì cả. Kỷ luật là một sự việc đang sống, nó có vẻ đẹp riêng của nó, tự do riêng của nó. Và kỷ luật này đến một cách tự nhiên, khi bạn biết cách nhìn một cái cây, cách nhìn khuôn mặt người vợ của bạn, người chồng của bạn, khi bạn có thể thấy vẻ đẹp của một cái cây hay một hoàng hôn. Nhìn, quan sát bầu trời đó, ánh sáng rực rỡ của nó, vẻ đẹp của những chiếc lá tương phản với ánh sáng đó, màu vàng cam, chiều sâu của màu sắc đó, chuyển động mau lẹ của màu sắc đó – thấy nó! Muốn thấy nó bạn phải trao chú ý tổng thể của bạn vào nó. Và trao chú ý tổng thể của bạn có kỷ luật riêng của nó, bạn không cần bất kỳ kỷ luật nào khác. Vì vậy sự việc đó, chú ý đó là việc đang sống, đang chuyển động và tràn đầy sinh lực.

Chú ý này trong chính nó là đạo đức. Bạn không cần một tiêu chuẩn đạo đức nào khác, không cần luân lý (dù sao chăng nữa bạn cũng chẳng có luân lý, ngoại trừ cái luân lý của xã hội mà bạn đã dựng lên áp đặt vào bạn ở một phạm trù, và phạm trù kia là điều gì bạn muốn làm, cả hai đều không liên quan gì đến đạo đức). Đạo đức là vẻ đẹp và vẻ đẹp là tình yêu, và nếu không có tình yêu bạn không có đạo đức và vì vậy không có trật tự. Lại nữa, nếu bạn thực hiện việc đó ngay lúc này, khi người nói đang trình bày về nó, hãy nhìn bầu trời đó bằng toàn thân tâm của bạn, chính động thái nhìn đó có kỷ luật riêng của nó và thế là đạo đức riêng của nó, trật tự riêng của nó. Lúc đó cái trí đến được điểm tột đỉnh của trật tự tuyệt đối và vì nó là trật tự tuyệt đối, chính nó trở thành thiêng liêng. Tôi không biết bạn có hiểu rõ điều này hay không. Bạn biết chứ, khi bạn thương yêu cái cây, con chim, ánh sáng trên dòng nước, khi bạn thương yêu người hàng xóm của bạn, người vợ của bạn, người chồng của bạn, mà không có ghen tuông, tình yêu đó mà không bao giờ tiếp xúc được bởi hận thù, khi có tình yêu đó, tình yêu đó tự nó là thiêng liêng, bạn không còn gì khác mà có thể nhiều hơn thế.

Vì vậy có thiêng liêng đó, không phải trong những sự việc mà con người đã gom góp vào chung, nhưng sự việc mà hiện diện khi con người tách rời chính anh ấy hoàn toàn khỏi quá khứ, mà là ký ức. Điều này không có nghĩa rằng con người trở nên đãng trí, anh ấy phải có ký ức trong một phương hướng nào đó, nhưng ký ức đó sẽ được phát giác là bộ phận của toàn trạng thái này mà trong đó kết thúc sự liên hệ với quá khứ. Và sự kết thúc của quá khứ đó chỉ có thể hiện diện khi bạn thấy những sự việc như chúng là và tiếp xúc trực tiếp cùng chúng – giống như ánh hoàng hôn tuyệt vời kia. Vậy là từ trật tự, kỷ luật, đạo đức này, kia kìa tình yêu hiện diện. Tình yêu là đam mê vô hạn và vì vậy nó hành động tức khắc. Không có khoảng ngừng thời gian giữa thấy và làm. Và khi bạn có tình yêu đó bạn có thể vất đi mọi quyển sách thiêng liêng của bạn, mọi thần thánh của bạn. Và bạn phải vất đi những quyển sách thiêng liêng của bạn, những thần thánh của bạn, những tham vọng hàng ngày của bạn, để bất chợt bắt gặp tình yêu đó. Đó là thiêng liêng duy nhất có được. Và để bất chợt bắt gặp nó, tốt lành phải nở hoa. Tốt lành – các bạn hiểu chứ, thưa các bạn? – tốt lành chỉ có thể nở hoa trong tự do, không phải trong truyền thống. Thế giới cần sự thay đổi, bạn cần sự cách mạng cơ bản trong chính bạn; thế giới cần sự cách mạng cơ bản này (không phải cách mạng nhuộm máu, Cộng sản, kinh tế mà con người đã cố gắng xuyên suốt lịch sử, mà chỉ dẫn anh ấy đến nhiều đau khổ hơn). Nhưng chúng ta cần sự cách mạng tâm lý, cơ bản, và cách mạng này là trật tự. Và trật tự là hòa bình; và trật tự này, cùng đạo đức và hòa bình của nó, chỉ có thể hiện diện khi bạn tiếp xúc trực tiếp cùng vô trật tự trong sống hàng ngày của bạn. Vậy là từ đó nở hoa tốt lành và vậy là không còn tìm kiếm gì nữa. Vì cái đó mà là, là thiêng liêng.

MADRAS, Ngày 14 tháng giêng năm 1968


[1] Alain Naudé, nhạc sĩ, trong sáu năm liên hệ gần gũi với K như thư ký và phụ tá của ông, và (như ông nói) trên tất cả như người học trò của ông. Lúc này đang sống ở Mỹ.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/02/2024(Xem: 821)
Bát Chánh Đạo là con đường thánh có tám chi nhánh: Chánh Tri Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định. Đây là con đường trung đạo, là lộ trình kỳ diệu giúp cho bất kể ai hân hoan, tín thọ, pháp thọ trong việc ứng dụng, thời có thể chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an lạc, giải thoát, niết bàn. Bát Chánh Đạo là Chơn Pháp vi diệu, là con đường đưa đến khổ diệt, vượt thời gian, thiết thực trong hiện tại, được chư Phật quá khứ, Đức Phật hiện tại và chư Phật tương lai chứng ngộ, cung kính, tán thán và thuyết giảng cho bốn chúng đệ tử, cho loài người, loài trời để họ khai ngộ, đến để mà thấy, và tự mình giác hiểu.
07/02/2024(Xem: 1523)
Từ 1983 đến 1985 khi đang ở Singapore, bận bịu với chương trình nghiên cứu Phật giáo tại Viện Phát triển Giáo Trình, tôi được Tu viện Phật giáo Srilankaramaya và một số đạo hữu mời giảng bốn loạt bài pháp nói về một vài tông phái chính của Phật giáo. Các bài giảng được ưa thích, và nhờ các cố gắng của Ô. Yeo Eng Chen và một số bạn khác, chúng đã được ghi âm, chép tay và in ấn để phát miễn phí cho các học viên. Kể từ đó, các bài pháp khởi đi từ hình thức của các tập rời được ngưỡng mộ và cũng được tái bản. Sau đó, tôi nhận thấy có vẻ hay hơn nếu in ấn bốn phần ấy thành một quyển hợp nhất, và với vài lần nhuận sắc, xuất bản chúng để cho công chúng dùng chung.
20/01/2024(Xem: 821)
Thông thường người ta vào học Phật ít nhiều cũng do có động lực gì thúc đẩy hoặc bởi thân quyến qua đời, hoặc làm ăn thất bại, hoặc hôn nhân dở dang v.v... nhưng cũng không ít người nhân nghe giảng pháp hay gặp một quyển sách khế hợp căn cơ liền phát tâm tu hành hay tìm hiểu học Phật pháp. Phần lớn đệ tử xuất gia hoặc tại gia của Hòa Thượng cũng vì cảm mộ pháp giải của Ngài mà quy y Phật. Quyển vấn đáp này góp nhặt từ những buổi giảng thuyết trong các chuyến hoằng pháp của Hòa Thượng, hy vọng cũng không ngoài mục đích trên, là dẫn dắt người có duyên vào đạo hầu tự sửa đổi lỗi lầm mà giảm trừ tội nghiệp.
20/01/2024(Xem: 920)
Năm xưa khi Phật thuyết kinh, hoàn toàn dùng khẩu ngữ vì bấy giờ nhân loại chưa có chữ viết (xứ Ấn). Sau khi Phật diệt độ, các đệ tử Phật mới kết tập laị những gì Phật dạy để lưu truyền cho đời sau. Đạo Phật dần dần truyền sang các xứ khác, truyền đến đâu thì kinh điển cũng được phiên dịch sang ngôn ngữ của xứ ấy. Lúc ban đầu kinh Phật được ghi chép bằng tiếng Phạn ( Sancrit, Pali ) sau đó thì dịch sang tiếng: Sinhale, Pakistan, Afghanistan, tiếng Tàu, Thái, Nhật, Hàn, Việt… và sau nữa là tiếng Pháp, Anh, Tây Ban Nha…
20/12/2023(Xem: 1492)
Tiến sĩ Bạch Xuân Phẻ (Bạch X. Khỏe) định cư ở Hoa Kỳ từ năm 1991, hiện đang giảng dạy Hóa học và Hóa học danh dự cho Trường trung học Mira Loma tại thủ phủ Sacramento, CA. Ông quy y với Thiền sư Trừng Quang Thích Nhất Hạnh, có Pháp danh là Tâm Thường Định. Ông đã và đang giảng dạy về Lãnh đạo chánh niệm và phương thức mang chánh niệm vào học đường ở bang California từ năm 2014. Tiến sỹ Bạch cũng giảng dạy cho chương trình huấn luyện giáo viên. Ngoài ra, ông còn tham gia nhiều công việc xã hội trong cộng đồng. Tháng Ba 2023, TS Bạch Xuân Phẻ được Hiệp hội Giáo viên California (California Teachers Association) vinh danh vì những đóng góp giáo dục thực hành chánh niệm của ông. TS Bạch Xuân Phẻ cũng được trao Giải thưởng Nhân quyền người Mỹ gốc Á Thái Bình Dương năm 2023 của bang California (Human Right Awards).
19/12/2023(Xem: 4070)
Cách đây chừng 30 năm, Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc chúng tôi có nhận được bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daizokyou) bằng Hán Văn gồm 100 tập do cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh từ Đài Loan giới thiệu để được tặng. Bộ Đại Tạng Kinh giá trị này do Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội xuất bản và gửi tặng đến các nơi có duyên. Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội dưới sự chứng minh và lãnh đạo tinh thần của cố Hòa Thượng Thích Tịnh Không đã làm được không biết bao nhiêu công đức truyền tải giáo lý Phật Đà qua việc xuất bản kinh điển và sách vở về Phật Giáo, với hình thức ấn tống bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Hoa Ngữ, Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Đức Ngữ, Việt Ngữ. Nhờ đó tôi có cơ hội để tham cứu Kinh điển rất thuận tiện.
13/12/2023(Xem: 10131)
Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
12/12/2023(Xem: 4614)
Chánh Pháp và Hạnh Phúc (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
19/05/2023(Xem: 4474)
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ XIV, nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng đã kêu gọi đạo Phật ở thế kỷ 21, với sự nhấn mạnh không phải vào nghi lễ, cầu nguyện và lòng sùng mộ, đúng nghĩa hơn là nghiên cứu, tu học đặc biệt là các tác phẩm của 17 vị Luận sư vĩ đại thuộc Nalanda trường Đại học đầu tiên của Phật giáo. Để phù hợp với phương tiện thiện xảo của Đức Phật, nghiên cứu cần phải thích nghi với hoàn cảnh của thế kỷ 21, và phù hợp với các phương pháp truyền thống của Thời đại kỹ thuật số. Nhằm duy trì hiệu quả trong giáo dục Phật giáo, thì phải thích ứng với những nhu cầu thời đại, như nó đã luôn thực hành trong quá khứ. Đặc biệt là để tiếp tục truyền thống vĩ đại của giáo dục Phật giáo Nalanda, cần phải đáp ứng với các phương pháp giáo dục hiện đại, để cung cấp cho các thế hệ trẻ khả năng tiếp cận. Tôi xin dẫn chứng một số bối cảnh lịch sử để chứng minh rằng việc thích nghi với thời đại là phù hợp với truyền thống đạo Phật.
17/05/2023(Xem: 4556)
Hiện nay có một hiện tượng đáng ngại là một số tu sĩ thuyết pháp có một số tín đồ nghe theo, hoặc là trụ trì, trở nên vô cùng ngã mạn có những hành động, cử chỉ, lời nói khinh mạn tín đồ và tự cho mình đã chứng đắc có khi còn hơn cả Phật. Câu hỏi đặt ra là: Là trụ trì, hoặc thuyết pháp có cả triệu tín đồ đi theo, phát hành cả trăm băng đĩa, như thế đã là Phật chưa?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567