- Phần I: Hai nói chuyện: J. Krishnamurti và Giáo sư Jacob Needleman
- Phần II: Ba nói chuyện ở thành phố New York
- Phần III: Hai nói chuyện: J. Krishnamurti và Alain Naudé
- Phần IV: Hai nói chuyện: J. Krishnamurti và Swami Venkatesananda
- Phần V: Ba nói chuyện ở Madras
- Phần VI: Bốn đối thoại ở Madras
- Phần VII: Bảy nói chuyện ở Saanen, Switzerland
- Phần VIII: Năm đối thoại ở Saanen
- Phần IX: Hai nói chuyện tại Brockwood
- Phần X: Một bàn luận cùng một nhóm nhỏ tại Brockwood
- Phần XI: Nói chuyện giữa J. Krishnamurti và Giáo sư David Bohm
SỰ THỨC DẬY CỦA THÔNG MINH
[THE AWAKENING OF INTELLIGENCE]
Lời dịch: ÔNG KHÔNG - 2009
II
Ba nói chuyện ở thành phố New York
1 – Cách mạng bên trong
2 – Liên hệ
3 – Trải nghiệm tôn giáo. Thiền định
– 1 –
CÁCH MẠNG BÊN TRONG
Sự cần thiết phải thay đổi. Một tiến hành trong thời gian hay tức khắc? Tầng ý thức bên ngoài và tầng ý thức bên trong; những giấc mộng. Qui trình phân tích. Thấy nội dung của ý thức mà không có sự tách rời của người quan sát và vật được quan sát. Nhiễu loạn và kháng cự. “Khi có kết thúc hoàn toàn của sự phân chia giữa người quan sát và vật được quan sát, lúc đó ‘cái gì là’ không còn là cái gì là.”
Những câu hỏi: Người quan sát và vật được quan sát; phân chia; kháng cự.
Krishnamurti: Chúng ta sẽ tìm hiểu câu hỏi của cái gì được giấu giếm, trong ý thức, trong những tầng sâu thẳm hơn của cái trí – mà thông thường được gọi là tầng ý thức bên trong. Chúng ta quan tâm đến việc tạo ra một cách mạng cơ bản trong chính chúng ta và vì thế trong xã hội. Cách mạng vật chất mà được cổ vũ khắp thế giới vào thời điểm hiện nay không tạo ra một thay đổi cơ bản trong con người.
Trong một xã hội thoái hóa, như xã hội này, ở Châu âu, Ấn độ và nơi nào khác, phải có những thay đổi cơ bản trong chính cấu trúc của xã hội. Và nếu con người vẫn còn bị thoái hóa trong chính anh ấy, trong hoạt động của anh ấy, anh ấy sẽ tìm cách vượt qua bất kỳ cấu trúc đó là gì, hoàn hảo như thế nào; vì vậy anh ấy phải thay đổi là điều tối thiết và khẩn cấp.
Thay đổi này phải được tạo ra qua qui trình của thời gian, qua thành tựu dần dần, qua thay đổi từ từ? Hay thay đổi này xảy ra chỉ trong tức khắc? Đó là điều gì chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.
Người ta thấy rằng phải có thay đổi trong chính người ta – người ta càng nhạy cảm bao nhiêu, người ta càng tỉnh táo và thông minh bao nhiêu, người ta càng ý thức được rằng phải có một thay đổi sinh động, bền vững và sâu thẳm. Nội dung của ý thức là ý thức – hai cái này không tách rời. Điều gì khắc sâu trong ý thức tạo ra ý thức. Và muốn tạo ra một thay đổi trong ý thức – cả tầng ý thức hiển lộ hay che giấu – nó lệ thuộc vào phân tích, vào thời gian, vào áp lực môi trường sống hay sao? Hay thay đổi này phải xảy ra hoàn toàn độc lập khỏi bất kỳ áp lực, khỏi bất kỳ cưỡng bách nào?
Bạn biết, câu hỏi này sẽ khá khó khăn khi tìm hiểu, bởi vì nó quá phức tạp và tôi hy vọng chúng ta sẽ có thể chia sẻ điều gì đang được nói. Nếu người ta không tìm hiểu vấn đề này rất nghiêm túc, thực sự dùng mọi nỗ lực, bằng sự quan tâm sâu xa, bằng đam mê, tôi sợ người ta sẽ không thể tìm hiểu xa lắm; xa trong ý nghĩa không thuộc thời gian hay không gian, nhưng rất thăm thẳm bên trong chính người ta. Người ta cần nhiều đam mê, năng lượng lớn lao và hầu hết chúng ta đều lãng phí năng lượng của chúng ta trong xung đột. Và khi chúng ta đang tìm hiểu toàn vấn đề của tồn tại này, chúng ta cần năng lượng. Năng lượng theo cùng khả năng của thay đổi; nếu không có khả năng của thay đổi, vậy thì năng lượng bị lãng phí.
Chúng ta nghĩ rằng chúng ta không thể thay đổi. Chúng ta chấp nhận những sự việc như chúng là và vì vậy trở nên khá nản chí, sầu thảm, hoang mang và rối loạn. Liệu có thể thay đổi cơ bản và đó là điều gì chúng ta sắp sửa tìm hiểu. Nếu bạn muốn tìm hiểu – đừng theo sau chính xác điều gì người nói đang nói, nhưng sử dụng những từ ngữ của ông ta như một cái gương để quan sát chính bạn và tìm hiểu đầy đam mê, đầy quan tâm, đầy sinh lực cùng nhiều năng lượng. Vậy thì có lẽ chúng ta có thể đến được một điểm nơi nó sẽ chắc chắn rằng nếu chúng ta không có bất kỳ loại nỗ lực nào, không có bất kỳ loại động cơ nào, thay đổi cơ bản xảy ra.
Không chỉ có hiểu biết hời hợt của chúng ta, nhưng cũng còn có nội dung che giấu, sâu thẳm của ý thức chúng ta. Làm thế nào người ta sẽ tìm hiểu nó, làm thế nào người ta sẽ phơi bày toàn nội dung của nó? Nó phải được thực hiện từng chút một, từ từ tiến triển? – hay nó phải được phơi bày trọn vẹn và được hiểu rõ ngay tức khắc, và nhờ vậy toàn qui trình phân tích kết thúc?
Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề của phân tích này. Đối với người nói, phân tích là sự phủ nhận của hành động; hành động luôn luôn trong hiện tại năng động. Hành động không có nghĩa “đã làm” hay “sẽ làm”, nhưng “đang làm”. Phân tích ngăn cản hành động đó trong hiện tại, bởi vì trong phân tích có bao hàm thời gian, một lột bỏ dần dần như nó đã là, tầng này sau tầng khác, và tìm hiểu mỗi tầng, phân tích nội dung của mỗi tầng. Và nếu sự phân tích không hoàn hảo, trọn vẹn, trung thực, vậy thì phân tích đó là không trọn vẹn, phải để lại một hiểu biết mà không là tổng thể. Và phân tích kế tiếp bắt nguồn từ hiểu biết đó mà không trọn vẹn.
Hãy nhìn, tôi tìm hiểu chính bản thân tôi, phân tích chính mình và nếu phân tích của tôi là không trọn vẹn, vậy thì điều gì tôi đã phân tích trở thành hiểu biết dựa vào đó tôi tiếp tục phân tích tầng kế tiếp. Vậy là trong tiến hành đó mỗi phân tích trở thành không trọn vẹn và dẫn đến xung đột thêm nữa, và vì vậy đến không-hành động. Và trong sự phân tích có người phân tích và vật được phân tích, dù rằng người phân tích là người chuyên nghiệp, hay chính bạn, người không chuyên nghiệp; có phân hai này, người phân tích đang phân tích điều gì đó mà anh ấy nghĩ rằng khác biệt chính anh ấy. Nhưng người phân tích, anh ấy là gì? Anh ấy là quá khứ, anh ấy là hiểu biết được tích lũy của mọi sự việc anh ấy đã phân tích. Và với hiểu biết đó – mà là quá khứ – anh ấy phân tích hiện tại.
Vì vậy trong tiến hành đó có xung đột, có tranh đấu để tuân phục, hay để cưỡng bách sự việc mà anh ấy phân tích. Cũng vậy có toàn tiến hành của mơ mộng này. Tôi không biết liệu bạn đã tìm hiểu tất cả điều này cho chính bạn, hay có thể bạn đã đọc những quyển sách của những người khác, mà là điều bất hạnh nhất; bởi vì lúc đó bạn chỉ lặp lại điều gì những người khác đã nói, dù họ nổi tiếng bao nhiêu. Nhưng nếu bạn không đọc tất cả những quyển sách đó – cũng như người nói không đọc – vậy thì bạn phải tìm hiểu chính bạn, vậy thì nó trở thành cuốn hút hơn nhiều, khởi thủy hơn nhiều, trực tiếp hơn nhiều và trung thực hơn nhiều.
Trong sự tiến hành của phân tích có thế giới của những giấc mộng này. Chúng ta chấp nhận những giấc mộng như là điều cần thiết, bởi vì những nhà chuyên nghiệp nói rằng, “Bạn phải nằm mơ, nếu không bạn sẽ bị điên khùng”, và có sự thật nào đó trong giấc mộng. Chúng ta đang tìm hiểu tất cả điều này bởi vì chúng ta đang cố gắng tìm ra liệu có thể thay đổi một cách cơ bản, khi có quá nhiều hoang mang, quá nhiều đau khổ, hận thù và hung bạo như thế trong thế giới; không có từ bi. Người ta phải, nếu người ta nghiêm túc, tìm hiểu tất cả điều này. Chúng ta đang tìm hiểu không chỉ dành cho sự giải trí thuộc trí năng nhưng thực sự cố gắng tìm ra liệu có thể thay đổi được không? Và khi chúng ta thấy khả năng có thể thay đổi, dù chúng ta là gì, dù nông cạn, dù hời hợt, lặp lại, bắt chước, nếu chúng ta thấy rằng có một khả năng của thay đổi cơ bản, vậy thì chúng ta có năng lượng để làm như thế. Nếu chúng ta nói rằng điều đó không thể được, vậy thì năng lượng đó bị biến mất.
Vì vậy chúng ta đang tìm hiểu vấn đề này, liệu rằng phân tích có sản sinh ra một thay đổi cơ bản hay không, hay liệu rằng nó chỉ là một giải trí thuộc trí năng, một hành động lẩn tránh. Như chúng ta đang nói, phân tích hàm ý thâm nhập vào thế giới của những giấc mộng. Những giấc mộng là gì, làm thế nào chúng hiện diện được? Tôi không biết liệu bạn đã tìm hiểu điều này chưa; nếu bạn đã làm bạn sẽ thấy rằng những giấc mộng là sự tiếp tục của cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Điều gì bạn đang làm trong suốt ban ngày, tất cả sự ma mãnh, sự thoái hóa, căm hận, những vui thú trôi qua, tham vọng, tội lỗi và vân vân, tất cả điều đó được tiếp tục trong thế giới của những giấc mộng, chỉ trong những biểu tượng, trong những bức tranh và những hình ảnh. Những bức tranh và hình ảnh này phải được diễn giải và tất cả huyên náo lẫn dối trá của tất cả sự việc đó hiện diện.
Người ta không bao giờ hỏi tại sao người ta phải nằm mơ. Người ta đã chấp nhận những giấc mộng như là thiết yếu, như là bộ phận của sống. Bây giờ chúng ta đang hỏi chính chúng ta (nếu bạn theo cùng tôi) tại sao chúng ta lại nằm mơ. Liệu có thể khi bạn đi ngủ có một cái trí hoàn toàn yên lặng hay không? Bởi vì chỉ trong trạng thái yên lặng đó nó mới tự làm mới mẻ lại chính nó, làm trống không chính nó khỏi tất cả những chứa đựng, để cho nó được làm trong sáng, tươi trẻ, dứt khoát, không bị rối loạn.
Nếu những giấc mộng là sự tiếp tục của cuộc sống hàng ngày của chúng ta, của lao dịch, lo âu hàng ngày của chúng ta, sự ham muốn an toàn, quyến luyến, vậy thì rõ ràng, những giấc mộng trong những hình thức biểu tượng của chúng phải xảy ra. Điều đó rõ ràng rồi, phải không? Vậy là người ta hỏi: “Tại sao người ta phải nằm mơ?” Liệu những tế bào não có thể được yên tĩnh, không tiếp tục mọi công việc của ban ngày được không?
Người ta phải tìm ra điều đó bằng thể nghiệm, không phải chấp nhận điều gì người nói trình bày – và vì chúa đừng bao giờ làm điều đó, bởi vì chúng ta đang chia sẻ cùng nhau, đang tìm hiểu cùng nhau. Bạn có thể thể nghiệm nó bằng cách hoàn toàn tỉnh thức suốt ban ngày, nhìn ngắm những suy nghĩ của bạn, những động cơ của bạn, lời nói của bạn, cách bạn đi bộ và nói chuyện. Khi bạn tỉnh thức như thế có những bộc lộ của tầng ý thức bên trong, của những tầng sâu thẳm hơn, bởi vì lúc đó bạn đang phơi bày, đang mời mọc những động cơ giấu giếm, những lo âu, những nội dung của tầng ý thức bên trong hiển hiện ra bên ngoài. Vậy là khi bạn đi ngủ, bạn sẽ thấy rằng cái trí của bạn, gồm cả bộ não, tĩnh lặng lạ thường. Nó thực sự đang nghỉ ngơi, bởi vì bạn đã kết thúc điều gì bạn đã làm trong suốt ban ngày.
Nếu bạn suy xét kỹ càng và giải quyết xong tất cả mọi việc đã xảy ra ban ngày, lúc bạn đi đến giường và nằm xuống – bạn không làm việc này hay sao? – nói rằng, “Đúng ra tôi nên làm điều này, đúng ra tôi không nên làm điều kia”, “Đáng lẽ nó sẽ tốt hơn theo cách kia, tôi ước rằng tôi đã không nói điều này” – khi bạn suy xét kỹ càng và giải quyết xong tất cả mọi việc đã xảy ra suốt ngày, vậy là bạn đang cố gắng mang lại trật tự trước khi bạn ngủ. Và nếu bạn không tạo được trật tự trước khi bạn ngủ, bộ não cố gắng làm việc đó trong khi bạn đang ngủ. Bởi vì bộ não vận hành hoàn hảo chỉ trong trật tự, không trong vô trật tự. Nó vận hành hiệu quả nhất khi có trật tự trọn vẹn, dù rằng trật tự đó thuộc loạn thần kinh hay có lý luận; bởi vì trong loạn thần kinh, trong mất thăng bằng, có trật tự, và bộ não chấp nhận trật tự đó.
Vì vậy, nếu bạn suy xét kỹ càng và giải quyết xong tất cả những sự việc đã xảy ra suốt ngày trước khi bạn ngủ, lúc đó bạn đang cố gắng mang lại trật tự, và vì vậy bộ não không phải tạo ra trật tự trong khi bạn đang ngủ: bạn đã thực hiện nó trong suốt ban ngày. Bạn có thể tạo ra trật tự đó từng giây phút một trong suốt ban ngày, đó là nếu bạn tỉnh thức được mọi sự việc đang xảy ra, cả bên ngoài lẫn bên trong. Bên ngoài trong ý nghĩa của tỉnh thức được sự vô trật tự quanh bạn, sự hung dữ, sự dửng dưng, sự lãnh đạm, sự bẩn thỉu, sự nghèo khổ, những cãi cọ, những nhà chính trị và những ma mãnh của họ – tất cả việc đó đang xảy ra. Và liên hệ của bạn với người chồng của bạn, người vợ của bạn, với người bạn gái hay người bạn trai của bạn, tỉnh thức được việc đó trong suốt ban ngày, mà không sửa đổi nó, chỉ tỉnh thức được nó. Khoảnh khắc bạn cố gắng sửa đổi nó, bạn đang tạo ra vô trật tự. Nhưng nếu bạn chỉ quan sát thực sự cái gì là, vậy thì cái gì là, là trật tự.
Chỉ khi nào bạn cố gắng thay đổi “cái gì là” thì mới có vô trật tự; bởi vì bạn muốn thay đổi tùy theo hiểu biết mà bạn đã thâu lượm. Hiểu biết đó là quá khứ và bạn đang cố gắng thay đổi “cái gì là” – mà không thuộc quá khứ – tùy theo cái gì bạn đã thâu lượm được. Vì vậy có một mâu thuẫn, vì vậy có một biến dạng, vì vậy đây là vô trật tự.
Vậy là trong suốt ban ngày, nếu bạn tỉnh thức được những phương cách của những suy nghĩ của bạn, những động cơ của bạn, đạo đức giả của bạn, nói chuyện nước đôi của bạn – làm việc này, nói việc khác, suy nghĩ việc khác – cái mặt nạ bạn mang vào, vô số những lừa dối mà người ta có sẵn trong tầm tay, nếu bạn tỉnh thức được tất cả việc đó trong suốt ban ngày, bạn không phải ôm tất cả việc đó khi bạn đi ngủ, bạn đang mang lại trật tự từng giây phút một. Vì vậy khi bạn đi ngủ, bạn sẽ thấy rằng những tế bào não của bạn, mà đã ghi lại và bám vào quá khứ, trở nên yên lặng hoàn toàn, và lúc đó giấc ngủ của bạn trở thành cái gì đó hoàn toàn khác hẳn. Khi chúng ta sử dụng từ ngữ “cái trí”, chúng ta bao gồm trong đó bộ não, toàn cơ quan thần kinh, những thương yêu, tất cả cấu trúc con người; chúng ta có ý nói tất cả việc đó, không phải cái gì đó tách rời. Trong đó được bao gồm trí năng, tâm hồn, toàn cơ quan thần kinh. Vậy là khi bạn đi ngủ, qui trình đã hoàn toàn kết thúc, và khi bạn thức dậy bạn thấy những sự việc chính xác như chúng là, không phải sự diễn giải của bạn về chúng hay sự ham muốn thay đổi chúng.
Vì vậy đối với người nói, sự phân tích ngăn cản hành động. Và hành động là tuyệt đối cần thiết cho mục đích mang lại trật tự cơ bản này. Vì vậy sự phân tích không là phương cách đúng. Đừng chấp nhận, làm ơn, điều gì người nói đang trình bày, nhưng hãy tự quan sát cho chính bạn, học hỏi về nó, không phải từ tôi, nhưng học hỏi bằng cách quan sát tất cả những hàm ý này của phân tích: thời gian, người phân tích và vật được phân tích – người phân tích là vật được phân tích – và mỗi phân tích phải được trọn vẹn, nếu không nó gây biến dạng sự phân tích kế tiếp. Vì vậy phải thấy rằng toàn tiến hành của những phân tích, dù rằng nó là phân tích thuộc trí năng, là hoàn toàn sai lầm! Nó không là phương cách dẫn đến sự vượt khỏi – có lẽ nó cần thiết cho những người mà trong chừng mực nào đó, hay toàn bộ, bị mất thăng bằng; và có lẽ hầu hết chúng ta đều bị mất thăng bằng.
Chúng ta phải tìm ra một phương cách để quan sát toàn nội dung của ý thức mà không có người phân tích. Nó rất vui khi bạn tìm hiểu điều này, bởi vì lúc đó bạn phủ nhận toàn bộ mọi sự việc mà con người đã nói. Bởi vì lúc đó bạn đứng một mình; khi bạn tự tìm ra cho chính bạn, nó sẽ là trung thực, thực sự, chân thật, không lệ thuộc vào bất kỳ vị giáo sư, bất kỳ người tâm lý học, bất kỳ người phân tích nào và vân vân.
Vì vậy người ta phải tìm ra một cách quan sát mà không có sự phân tích. Tôi sắp sửa tìm hiểu điều đó – tôi hy vọng các bạn không phiền khi tôi thực hiện việc này, được chứ? Đây không là sự điều trị theo nhóm! (Tiếng cười) Đây không là một thú tội cởi mở, không phải rằng người nói đang phân tích các bạn, hay đang khiến các bạn thay đổi và trở thành những con người tuyệt vời! Bạn phải làm điều này cho chính bạn, và vì hầu hết chúng ta đều là những con người phó bản thứ hai hay thứ ba, rất khó khăn khi gạt đi toàn bộ tất cả những điều mà đã bị áp đặt vào những cái trí của bạn bởi những người chuyên nghiệp, dù là những người chuyên nghiệp thuộc tôn giáo hay khoa học. Chúng ta phải tìm ra cho chính chúng ta.
Nếu sự phân tích không là phương cách – và nó đúng là như vậy, như người nói hiểu được, vì ông ta đã giải thích – vậy thì làm thế nào người ta tìm hiểu hay quan sát toàn nội dung của ý thức? Nội dung của ý thức là gì? Làm ơn đừng lặp lại điều gì một ai đó đã nói. Toàn nội dung của bạn là gì? Bạn có khi nào quan sát nó, suy xét về nó hay chưa? Nếu bạn đã làm, nó không phải là vô số những biến cố, những việc xảy ra, vui thú và không-vui thú, vô số những niềm tin, những truyền thống, vô số những hồi tưởng và những kỷ niệm thuộc cá nhân, những kỷ niệm thuộc gia đình và chủng tộc, văn hóa mà trong đó người ta đã được nuôi dưỡng – tất cả việc đó là nội dung, phải vậy không? Và những biến cố xảy ra mỗi ngày, những kỷ niệm, vô số những đau khổ, những bất hạnh, những sỉ nhục, tất cả việc đó được ghi lại. Và nội dung đó là ý thức của bạn – bạn, như một người Thiên chúa giáo, hay một người Tin lành, sống trong thế giới phương Tây này với sự tìm kiếm nhiều hơn và nhiều hơn và nhiều hơn, thế giới của vui thú, giải trí, giàu có to tát, sự huyên náo không ngừng nghỉ của truyền hình, hung bạo – tất cả điều đó là bạn, đó là nội dung của bạn.
Làm thế nào tất cả điều đó được phơi bày? – và khi phơi bày nó, liệu mỗi biến cố, mỗi việc xảy ra, mỗi truyền thống, mỗi tổn thương, mỗi đau khổ, phải được tìm hiểu từng vấn đề một? Hay nó phải được tìm hiểu tổng thể? Nếu nó phải được tìm hiểu từng vấn đề một, từ từ, bạn đang thâm nhập vào thế giới của phân tích và không có kết thúc cho nó, bạn sẽ chết khi phân tích – và biếu nhiều tiền bạc cho người phân tích, nếu đó là vui thú của bạn.
Bây giờ chúng ta sẽ tìm ra làm thế nào để quan sát những mảnh vỡ này, mà là nội dung của ý thức, một cách tổng thể – không phải phân tích. Chúng ta sẽ tìm ra làm thế nào quan sát mà không có bất kỳ phân tích nào cả. Đó là, chúng ta đã quan sát mọi thứ – cái cây, đám mây, người vợ và người chồng, người con gái và người con trai – như người quan sát và vật được quan sát. Làm ơn hãy chú ý điều này một tí. Bạn đã quan sát sự tức giận của bạn, tham lam của bạn hay ghen tuông của bạn, bất kỳ cái gì nó là, như một người quan sát đang quan sát tham lam. Người quan sát là tham lam, nhưng bạn đã tách rời người quan sát bởi vì cái trí của bạn bị quy định vào qui trình phân tích; vì vậy bạn đang luôn luôn nhìn cái cây, đám mây, mọi thứ trong cuộc sống như một người quan sát và vật được quan sát. Bạn có thấy điều đó không? Bạn nhìn người vợ của bạn qua hình ảnh mà bạn đã có về cô ấy; hình ảnh đó là người quan sát, nó là quá khứ, hình ảnh đó đã được sắp xếp vào nhau qua thời gian. Và người quan sát là thời gian, là quá khứ, là hiểu biết được tích lũy của vô số những biến cố, những tai nạn, những xảy ra, những trải nghiệm và vân vân. Người quan sát đó là quá khứ, và anh ấy xem xét vật được quan sát như thể anh ấy không thuộc về nó, nhưng tách rời khỏi nó.
Bây giờ, liệu bạn có thể quan sát mà không có người quan sát? Bạn có thể quan sát cái cây mà không có quá khứ như người quan sát? Đó là, khi có người quan sát, vậy thì có không gian giữa người quan sát và vật được quan sát – cái cây. Không gian đó là thời gian, bởi vì có một khoảng cách. Thời gian đó là chất lượng của người quan sát, mà là quá khứ, mà là hiểu biết được tích lũy, mà nói, “Đó là cái cây”, hay “Đó là hình ảnh vợ tôi”.
Bạn có thể quan sát, không chỉ cái cây, nhưng còn cả người vợ của bạn hay người chồng của bạn, mà không có hình ảnh? Bạn biết không, điều này đòi hỏi kỷ luật vô cùng. Tôi sẽ trình bày cho bạn một điều gì đó: thông thường kỷ luật hàm ý tuân phục, luyện tập, bắt chước, xung đột giữa cái gì là và cái gì nên là. Và thế là trong kỷ luật có xung đột: đè nén, khuất phục, vận dụng ý chí và vân vân – tất cả điều đó được hàm ý trong từ ngữ đó. Nhưng từ ngữ đó có nghĩa học hỏi – không phải tuân phục, không phải đè nén, nhưng học hỏi. Và chất lượng của cái trí mà học hỏi có trật tự riêng của nó mà là kỷ luật. Lúc này chúng ta đang học hỏi để quan sát, không có người quan sát, không có quá khứ, không có hình ảnh. Khi bạn quan sát như thế, “cái gì là” thực sự, là một sự việc đang sống, không phải một sự việc được nghĩ là chết rồi, có thể được công nhận bởi sự kiện quá khứ, bởi hiểu biết quá khứ.
Hãy nhìn, thưa các bạn, chúng ta hãy trình bày nó đơn giản hơn điều này. Bạn nói một điều gì đó với tôi mà gây tổn thương cho tôi, và sự đau khổ của tổn thương đó được ghi lại. Ký ức của điều đó tiếp tục và khi có đau khổ thêm nữa, nó được ghi lại nữa. Vì vậy tổn thương liên tục được củng cố từ thời niên thiếu. Trái lại, nếu tôi quan sát nó trọn vẹn, khi bạn nói một điều gì đó mà gây đau khổ cho tôi, vậy thì nó không ghi lại như một tổn thương. Khoảnh khắc bạn ghi lại nó như một tổn thương, ghi lại đó được tiếp tục và trong suốt cuộc đời của bạn bạn bị tổn thương, bởi vì bạn đang thêm vào tổn thương đó. Trái lại quan sát trọn vẹn đau khổ mà không ghi lại nó, là trao chú ý tổng thể của bạn vào ngay khoảnh khắc của đau khổ. Bạn đang làm tất cả việc này phải không?
Hãy nhìn, khi bạn ra ngoài, khi bạn dạo bộ trên những đường phố này, có mọi loại tiếng ồn, có mọi loại tiếng la hét, thô tục, hung bạo, ồn ào này đang trút vào bạn. Điều đó rất hủy hoại – bạn càng nhạy cảm bao nhiêu, bạn càng bị hủy hoại nhiều bấy nhiêu, nó gây tổn thương các cơ quan của bạn. Bạn kháng cự tổn thương đó và vì vậy bạn dựng lên một bức tường. Và khi bạn dựng lên một bức tường bạn đang tách rời chính bạn. Vậy là bạn đang củng cố sự cô lập, qua đó bạn sẽ thâu nhận mỗi lúc một nhiều tổn thương thêm. Trái lại nếu bạn đang quan sát những tiếng ồn đó, chú ý vào sự ồn ào đó, lúc đó bạn sẽ thấy rằng các cơ quan của bạn không bị tổn thương.
Nếu bạn hiểu rõ một nguyên tắc căn bản này, bạn sẽ hiểu rõ điều gì đó lạ thường: rằng nơi nào có một người quan sát đang tách rời chính anh ấy khỏi sự việc anh ấy quan sát, phải có xung đột. Dù làm bất kỳ điều gì bạn muốn, chừng nào còn có một phân chia giữa người quan sát và vật được quan sát, phải có xung đột. Chừng nào còn có sự phân chia giữa người Hồi giáo và người Ấn độ giáo, giữa người Thiên chúa giáo và người Tin lành giáo, giữa người da đen và người da trắng, phải có xung đột; bạn có lẽ dung thứ lẫn nhau, mà là một che đậy thuộc trí năng của không-dung thứ.
Chừng nào còn có sự phân chia giữa bạn và người vợ của bạn, phải có xung đột. Phân chia này tồn tại từ căn bản, từ nền tảng, chừng nào còn có người quan sát tách rời khỏi vật được quan sát. Chừng nào tôi còn nói, “Tức giận khác biệt với tôi, tôi phải kiểm soát tức giận, tôi phải thay đổi, tôi phải kiểm soát những suy nghĩ của tôi”, trong đó có phân chia, vì vậy có xung đột. Xung đột hàm ý đè nén, tuân phục, bắt chước, tất cả điều đó được bao gồm trong nó. Nếu bạn thực sự thấy được vẻ đẹp của điều này, rằng người quan sát là vật được quan sát, rằng hai sự việc này không tách rời, vậy thì bạn có thể quan sát tổng thể của ý thức mà không phân tích. Vậy thì bạn thấy toàn nội dung của nó ngay tức khắc.
Người quan sát là người suy nghĩ. Chúng ta đã trao quá nhiều quan trọng cho người suy nghĩ, phải không? Chúng ta sống dựa vào suy nghĩ, chúng ta làm những sự việc dựa vào suy nghĩ, chúng ta lên kế hoạch cuộc sống của chúng ta dựa vào suy nghĩ, hành động của chúng ta được thúc đẩy bởi suy nghĩ. Và suy nghĩ được tôn thờ khắp thế giới như là sự việc quan trọng lạ kỳ nhất, mà là thành phần của trí năng.
Và tư tưởng đã tự tách rời chính nó như người suy nghĩ. Người suy nghĩ nói, “Những suy nghĩ này không tốt”, “Những suy nghĩ này tốt hơn”, anh ấy nói, “Lý tưởng này tốt hơn lý tưởng kia”. Tất cả việc đó đều là sản phẩm của tư tưởng – tư tưởng mà đã tách rời chính nó, phân chia chính nó như người suy nghĩ, như người trải nghiệm. Tư tưởng đã tách rời chính nó như là cái tôi cao quí hơn và cái tôi thấp hèn hơn – ở Ấn độ nó được gọi là đại ngã, cái cao hơn. Ở đây bạn gọi nó là linh hồn, hoặc cái này hoặc cái kia. Nhưng nó vẫn còn là tư tưởng đang vận hành. Điều đó rõ ràng, phải không? Tôi có ý nói, điều này hợp lý, nó không vô lý.
Bây giờ tôi sẽ chỉ cho bạn sự vô lý của nó. Tất cả những quyển sách của chúng ta, tất cả văn chương của chúng ta, mọi thứ là tư tưởng. Và quan hệ của chúng ta được dựa vào tư tưởng – chỉ cần suy nghĩ về nó! Người vợ của tôi là hình ảnh mà tôi đã tạo ra bằng suy nghĩ. Suy nghĩ đó đã được xếp đặt vào cùng nhau bởi những càu nhàu, bởi tất cả những sự việc xảy ra giữa người vợ và người chồng – vui thú ái ân, những bực dọc, những ngăn cấm, tất cả những bản năng tách rời đều xảy ra. Tư tưởng của chúng ta là kết quả của sự liên hệ của chúng ta. Bây giờ tư tưởng là gì? Bạn được đặt cho câu hỏi đó, “Tư tưởng là gì?” Làm ơn đừng lặp lại câu trả lời của ai đó – hãy tìm ra cho chính bạn. Chắc chắn tư tưởng là sự đáp trả của ký ức, phải vậy không? – ký ức như hiểu biết, ký ức như trải nghiệm mà đã được tích lũy, được lưu trữ trong những tế bào não. Vì vậy những tế bào não chính chúng là những tế bào của ký ức. Nhưng nếu bạn không suy nghĩ gì cả, bạn sẽ ở trong một trạng thái quên lãng, bạn sẽ không thể đi đến nhà của bạn được.
Tư tưởng là sự đáp trả của ký ức được tích lũy như hiểu biết, như trải nghiệm – dù nó là trải nghiệm của bạn hay trải nghiệm được thừa hưởng, trải nghiệm cộng đồng và vân vân. Vì vậy tư tưởng là sự đáp trả của quá khứ, mà có lẽ tự chiếu rọi chính nó vào tương lai, trôi qua hiện tại, bổ sung nó như tương lai. Nhưng nó vẫn còn là quá khứ. Vì vậy tư tưởng không bao giờ được tự do – làm thế nào nó có thể tự do được? Nó có thể tưởng tượng điều gì là tự do, nó có thể lý tưởng hóa tự do nên là gì, sáng chế một không tưởng về tự do. Nhưng tư tưởng chính nó, trong chính nó, là quá khứ và vì vậy nó không là tự do, nó luôn luôn cũ kỹ. Làm ơn, đây không là một vấn đề dành cho sự đồng ý với người nói của bạn, nó là một sự kiện. Tư tưởng tổ chức cuộc sống của chúng ta, được đặt nền tảng trên quá khứ. Tư tưởng đó, được đặt nền tảng trên quá khứ, chiếu rọi cái gì ngày mai nó nên là và vì vậy có xung đột.
Từ đó nảy ra một vấn đề, đó là, đối với hầu hết chúng ta, tư tưởng đã cho nhiều vui thú. Vui thú là một nguyên tắc hướng dẫn trong sống của chúng ta. Chúng ta không đang nói rằng nó sai hay đúng, chúng ta đang tìm hiểu nó. Vui thú là sự việc mà chúng ta mong muốn nhiều nhất. Ở đây trong thế giới này và trong thế giới tinh thần, trong thiên đàng – nếu bạn có một thiên đàng – chúng ta ham muốn vui thú trong bất kỳ hình thức nào – giải trí tôn giáo, tham dự thánh lễ, tất cả gánh xiếc mà xảy ra nhân danh tôn giáo. Và vui thú của bất kỳ sự kiện nào, dù nó là của một cảnh mặt trời mọc, hay ái ân, hay bất kỳ vui thú thuộc giác quan nào, được ghi lại và suy nghĩ lại. Vì vậy tư tưởng như vui thú đóng một vai trò quan trọng lạ kỳ trong sống của chúng ta. Một điều gì đó đã xảy ra ngày hôm qua mà là một sự việc dễ thương nhất, một biến cố vui vẻ nhất, nó được ghi lại; tư tưởng bắt gặp nó, nghiền ngẫm nó và liên tục suy nghĩ về nó và muốn nó được lặp lại vào ngày mai, dù rằng nó là tình dục hay điều gì khác. Vì vậy tư tưởng trao sức sống cho một biến cố mà đã qua rồi.
Chính sự tiến hành của ghi lại là hiểu biết, mà là quá khứ, và tư tưởng là quá khứ. Vì vậy tư tưởng như vui thú, được duy trì. Nếu bạn đã nhận thấy, vui thú luôn luôn trong quá khứ; hay vui thú được tưởng tượng của ngày mai vẫn còn là sự hồi tưởng được chiếu rọi vào tương lai, từ quá khứ.
Bạn cũng có thể quan sát rằng nơi nào có vui thú và sự theo đuổi vui thú, cũng có sự nuôi dưỡng sợ hãi. Bạn không thấy nó hay sao? Sợ hãi của sự việc tôi đã làm ngày hôm qua, sợ hãi của đau đớn thân thể mà tôi đã gặp phải cách đây một tuần; suy nghĩ về nó duy trì sự sợ hãi. Không có kết thúc của đau đớn đó khi nó qua rồi. Nó qua rồi, nhưng tôi lại làm cho nó tiếp tục sống bằng cách suy nghĩ về nó.
Vì vậy tư tưởng kéo dài và trao chất dinh dưỡng cho vui thú lẫn sợ hãi. Tư tưởng chịu trách nhiệm cho điều này. Có sợ hãi của hiện tại, của tương lai, sợ hãi của chết, sợ hãi của cái không biết được, sợ hãi của không thành tựu, sợ hãi của không được thương yêu, muốn được thương yêu – có quá nhiều sợ hãi, tất cả đều được tạo ra bởi hệ thống máy móc của tư tưởng. Vì vậy có tánh hợp lý của tư tưởng và tánh vô lý của tư tưởng.
Phải có sự vận dụng của tư tưởng khi làm những sự việc. Thuộc công nghệ, trong văn phòng, khi bạn nấu nướng, khi bạn rửa chén đĩa – hiểu biết phải vận hành hoàn hảo. Có hợp lý, lý luận của tư tưởng trong hành động, trong đang làm. Nhưng cũng vậy tư tưởng trở thành hoàn toàn vô lý khi nó duy trì vui thú hay sợ hãi. Và vẫn vậy tư tưởng nói, “Tôi không thể buông bỏ vui thú của tôi”; tuy nhiên tư tưởng biết, nếu nó có nhạy cảm hay tỉnh thức, rằng có đau khổ theo cùng việc đó.
Vì vậy hãy tỉnh thức được tất cả hệ thống máy móc của tư tưởng, của chuyển động tinh tế, phức tạp của tư tưởng! Việc này không khó khăn lắm khi bạn nói, “Tôi phải tìm ra cách sống hoàn toàn khác hẳn, một cách sống không có xung đột.” Nếu đó là thực sự của bạn, đòi hỏi đầy đam mê và khăng khăng của bạn – giống như đòi hỏi cho vui thú của bạn – phải sống một cuộc sống bên trong và bên ngoài mà không còn xung đột – vậy thì bạn sẽ thấy khả năng có thể thực hiện được nó. Bởi vì, như chúng ta đã giải thích, xung đột hiện diện chỉ khi nào có phân chia giữa cái “tôi” và cái “không tôi”. Vậy thì nếu bạn thấy điều đó, không phải bằng từ ngữ hay thuộc trí năng – bởi vì đó không là thấy gì cả – nhưng khi bạn thực sự nhận ra rằng không có phân chia giữa người quan sát và vật được quan sát, giữa người suy nghĩ và suy nghĩ, vậy thì bạn thấy, vậy thì bạn quan sát thực sự “cái gì là”. Và khi bạn thấy thực sự “cái gì là”, bạn vượt khỏi nó rồi. Bạn không ở cùng “cái gì là”, bạn ở cùng “cái gì là” chỉ khi nào người quan sát khác biệt “cái gì là”. Bạn đang nắm bắt được điều này chứ? Vậy là khi có sự kết thúc hoàn toàn của phân chia giữa người quan sát và vật được quan sát, vậy là “cái gì là” không còn là “cái gì là” nữa. Cái trí đã vượt khỏi nó.
Người hỏi: Làm thế nào tôi có thể thay đổi sự nhận dạng của người quan sát với vật được quan sát? Tôi không thể chỉ đồng ý với ông và nói rằng “Vâng, điều đó đúng”, nhưng phải làm điều gì đó về nó.
KRISHNAMURTI: Hoàn toàn đúng, thưa bạn, không có nhận dạng gì cả. Khi bạn nhận dạng chính bạn với vật được quan sát, nó vẫn còn là khuôn mẫu của tư tưởng, phải vậy không?
Người hỏi: Chính xác, nhưng làm thế nào tôi ra khỏi nó?
KRISHNAMURTI: Bạn không ra khỏi nó, tôi sẽ giải thích nó cho bạn, thưa bạn. Bạn có thấy sự thật rằng người quan sát là vật được quan sát hay không? – sự thật của nó, hợp lý của nó. Bạn có thấy điều đó không? Hay bạn không thấy?
Người hỏi: Nó vẫn chỉ là một nhận định mà nảy ra; sự kiện không hiện diện.
KRISHNAMURTI: Sự kiện không hiện diện à?
Người hỏi: Không, một nhận định của sự đồng ý nảy ra.
KRISHNAMURTI: Nhưng bạn thấy sự kiện đó, phải vậy không? Đừng đồng ý, hay không đồng ý, đây là một vấn đề rất nghiêm túc; tôi muốn rằng tôi có thể nói về thiền định, nhưng không phải lúc này, vì thiền định được hàm ý trong nó. Thưa bạn, hãy thấy sự quan trọng của điều này. Sự kiện là “tôi là sự tức giận” – không phải “tôi” khác biệt với sự tức giận. Đó là sự thật, đó là một sự kiện, phải vậy không? Tôi là sự tức giận; không phải “tôi” tách rời khỏi sự tức giận. Khi tôi ghen tuông, tôi là sự ghen tuông; không phải tôi khác biệt sự ghen tuông. Tôi làm cho chính tôi tách rời khỏi sự ghen tuông bởi vì tôi muốn làm một điều gì đó về nó, kéo dài nó, hay loại bỏ nó hay lý luận nó, bất kỳ nó là gì. Nhưng sự kiện là, cái “tôi” là sự ghen tuông, phải không?
Bây giờ làm thế nào tôi hành động khi tôi ghen tuông, khi cái “tôi” là sự ghen tuông? Trước hết tôi đã nghĩ rằng “tôi” có thể hành động khi tôi tự tách rời chính tôi khỏi sự ghen tuông, tôi đã nghĩ tôi có thể làm điều gì đó về nó, đè nén nó, lý luận nó, hay chạy trốn khỏi nó – làm vô số sự việc. Tôi đã nghĩ tôi đang làm điều gì đó. Ở đây, tôi cảm thấy rằng tôi không đang làm bất kỳ điều gì. Đó là, khi tôi nói rằng “Tôi là sự ghen tuông”, tôi cảm thấy tôi không thể chuyển động. Điều đó không đúng sao, thưa bạn?
Hãy nhìn hai sự khác nhau của hoạt động, ở hành động mà xảy ra khi bạn khác biệt sự ghen tuông, đó là không kết thúc của ghen tuông. Bạn có lẽ chạy trốn nó, bạn có lẽ đè nén nó, bạn có lẽ chuyển đổi nó, bạn có lẽ tẩu thoát, nhưng nó sẽ quay trở lại, nó sẽ luôn luôn ở đó, bởi vì có sự phân chia giữa bạn và sự ghen tuông. Bây giờ có một loại hành động hoàn toàn khác hẳn khi không có phân chia, bởi vì trong đó người quan sát là vật được quan sát, anh ấy không thể làm bất kỳ điều gì về nó. Trước kia, anh ấy đã có thể làm điều gì đó về nó, bây giờ anh ấy cảm thấy anh ấy bị bất lực, anh ấy bị tuyệt vọng, anh ấy không thể làm bất kỳ điều gì. Nếu người quan sát là vật được quan sát, vậy thì không có đang nói, “Tôi có thể hay không thể làm bất kỳ điều gì về nó” – anh ấy là cái gì anh ấy là. Anh ấy là sự ghen tuông. Bây giờ, khi anh ấy là sự ghen tuông, điều gì xảy ra? Tiếp tục đi, thưa bạn!
Người hỏi: Anh ấy hiểu rõ . . .
KRISHNAMURTI: Hãy nhìn nó, từ từ. Khi tôi nghĩ rằng tôi khác biệt sự ghen tuông của tôi, lúc đó tôi cảm thấy rằng tôi có thể làm điều gì đó về nó và trong khi làm điều đó có xung đột. Ỏ đây trái lại, khi tôi nhận ra sự thật của nó, rằng tôi là sự ghen tuông, rằng cái “tôi”, người quan sát, là vật được quan sát, vậy thì điều gì xảy ra?
Người hỏi: Không có xung đột.
KRISHNAMURTI: Yếu tố của xung đột kết thúc. Ở đó xung đột hiện diện, ở đây xung đột không hiện diện. Thế là xung đột là sự ghen tuông. Bạn nắm bắt được chứ? Đã có hành động toàn bộ, một hành động trong đó không còn nỗ lực, vì vậy nó trọn vẹn, tổng thể, nó sẽ không bao giờ quay trở lại.
Người hỏi: Ông đã nói rằng sự phân tích là dụng cụ gây chết người cho tư tưởng hay ý thức. Tôi hoàn toàn đồng ý với ông và ông sắp sửa nói ông muốn khai triển sự bàn luận rằng có những mảnh vỡ trong bộ não hay trong tư tưởng hay trong ý thức mà sẽ chống lại sự phân tích. Thưa ông, tôi sẽ rất cám ơn nếu ông tiếp tục khai triển phần bàn luận đó.
KRISHNAMURTI: Về điều gì, thưa bạn?
Người hỏi: Ông đã đề cập đến những mảnh vỡ sẽ không cấu thành bất kỳ xung đột hay tranh đấu, chúng sẽ chống lại phân tích.
KRISHNAMURTI: Tôi chỉ giải thích, thưa bạn, phải có sự phân chia khi có người quan sát và vật được quan sát, như hai sự việc khác biệt. Thưa bạn, hãy nhìn, đây không là một bàn luận, không có gì để khai triển. Tôi đã trình bày nó khá thấu đáo, dĩ nhiên chúng ta có thể dành nhiều thời gian hơn nữa, bởi vì bạn càng thâm nhập vào nó nhiều bao nhiêu, bạn càng có nó nhiều bấy nhiêu. Chúng ta đã phá vỡ cuộc sống chúng ta thành nhiều mảnh, phải không? – người khoa học, người buôn bán, họa sĩ, người nội trợ và vân vân. Căn bản là gì, gốc rễ của phân chia này là gì? Gốc rễ của phân chia này là người quan sát đang tách rời khỏi vật được quan sát. Anh ấy phá vỡ sống: tôi là một người Ấn độ giáo và bạn là một người Thiên chúa giáo, tôi là một người cộng sản, bạn là một người tư sản. Vì vậy luôn luôn có phân chia này đang xảy ra. Và tôi nói, “Tại sao có phân chia này, điều gì gây ra phân chia này?” – không chỉ trong cấu trúc xã hội, kinh tế phía bên ngoài mà còn sâu xa hơn nhiều. Phân chia này được tạo ra bởi cái “tôi” và cái “không tôi” – cái tôi mà muốn cao quí hơn, nổi tiếng hơn, quan trọng hơn – trái lại cái “bạn” là khác hẳn.
Vì vậy cái “tôi” là người quan sát, cái “tôi” là quá khứ, mà phân chia hiện tại như quá khứ và tương lai. Vì vậy chừng nào còn có người quan sát, người trải nghiệm, người suy nghĩ, phải có phân chia. Nơi nào người quan sát là vật được quan sát, xung đột kết thúc và vì vậy ghen tuông kết thúc. Bởi vì ghen tuông là xung đột, phải vậy không?
Người hỏi: Ghen tuông không là bản chất của con người hay sao?
KRISHNAMURTI: Bạo lực là bản chất của con người à? Tham lam là bản chất của con người à?
Người hỏi: Tôi muốn hỏi ông một câu khác, nếu tôi được phép. Không hiểu tôi đúng hay sai, theo điều gì ông đã cho chúng tôi biết, khi nói rằng vì một con người suy nghĩ trong tâm hồn của anh ấy, anh ấy là như thế phải không? Vì vậy chúng ta phải quan sát những suy nghĩ của chúng ta và hưởng lợi từ trải nghiệm.
KRISHNAMURTI: Chính xác như thế. Khi bạn suy nghĩ, điều gì bạn suy nghĩ, bạn là nó. Bạn nghĩ rằng bạn quan trọng hơn một người nào đó, rằng bạn thấp hèn hơn một ai đó, rằng bạn hoàn hảo, rằng bạn đẹp đẽ hay không đẹp đẽ, rằng bạn tức giận – điều gì bạn suy nghĩ bạn là nó. Điều đó khá đơn giản, phải không? Người ta phải tìm ra liệu có thể sống một cuộc sống mà suy nghĩ có chức năng hợp lý của nó, và thấy khi nào suy nghĩ trở thành không hợp lý. Chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó vào ngày mai.
Người hỏi: Tiếp tục với ghen tuông: Khi sự ghen tuông là “tôi”, và “tôi” là sự ghen tuông, xung đột kết thúc, bởi vì tôi biết nó là sự ghen tuông và nó biến mất. Nhưng khi tôi lắng nghe những tiếng ồn ngoài đường phố, và tôi là tiếng ồn, và những tiếng ồn là “tôi”, làm thế nào xung đột có thể kết thúc khi tiếng ồn đó cứ tiếp tục hoài?
KRISHNAMURTI: Điều đó khá đơn giản, thưa bà. Tôi đi xuống con đường và tiếng ồn đó khủng khiếp quá. Và khi tôi nói rằng tiếng ồn đó là “tôi”, tiếng ồn không kết thúc, nó tiếp tục. Đó là câu hỏi phải không? Nhưng tôi không nói rằng tiếng ồn là tôi, tôi không nói rằng đám mây là tôi, hay cái cây là tôi, tại sao tôi phải nói tiếng ồn là tôi? Chúng ta vừa vạch rõ, rằng nếu bạn quan sát, nếu bạn nói, “Tôi lắng nghe tiếng ồn đó”, lắng nghe tổng thể, không có kháng cự, vậy là tiếng ồn đó có lẽ tiếp tục mãi mãi, nó không ảnh hưởng đến bạn. Khoảnh khắc bạn kháng cự, bạn tách rời khỏi tiếng ồn – không đồng hóa chính bạn cùng tiếng ồn – tôi không biết liệu bạn có thấy được sự khác biệt hay không. Tiếng ồn tiếp tục, tôi có thể ngăn chặn chính tôi khỏi nó bằng cách kháng cự nó, đang dựng lên một bức tường giữa chính tôi và tiếng ồn đó. Vậy thì điều gì xảy ra khi tôi kháng cự một điều gì đó? Có xung đột, phải không? Bây giờ liệu tôi có thể lắng nghe tiếng ồn đó mà không có bất kỳ kháng cự nào hay không?
Người hỏi: Được, nếu ông biết rằng tiếng ồn có lẽ ngừng trong một tiếng đồng hồ nữa.
KRISHNAMURTI: Không, đó vẫn còn là thành phần của kháng cự của bạn.
Người hỏi: Điều đó có nghĩa rằng tôi có thể lắng nghe tiếng ồn trên đường phố trong suốt cuộc đời còn lại của tôi kèm theo khả năng là tôi có lẽ trở nên điếc.
KRISHNAMURTI: Không, hãy lắng nghe, thưa bà, tôi đang nói điều gì đó khác hẳn. Chúng ta đang nói, chừng nào còn có kháng cự, phải có xung đột. Dù tôi kháng cự người vợ của tôi hay người chồng của tôi, dù tôi kháng cự tiếng ồn của con chó đang sủa, hay tiếng ồn trên đường phố, phải có xung đột. Bây giờ làm thế nào người ta có thể lắng nghe tiếng ồn mà không có xung đột – không phải liệu nó sẽ tiếp tục vô tận, hay hy vọng nó sẽ kết thúc – nhưng làm thế nào lắng nghe tiếng ồn mà không có bất kỳ xung đột nào? Đó là điều gì chúng ta đang nói. Bạn có thể lắng nghe tiếng ồn khi cái trí hoàn toàn được tự do khỏi bất kỳ hình thức kháng cự nào – không chỉ với tiếng ồn đó, nhưng với mọi thứ trong cuộc sống – với người chồng, với người vợ, với con cái, với người chính trị. Vì vậy điều gì xảy ra? Lắng nghe của bạn trở nên tinh tường nhiều hơn, bạn trở thành nhạy cảm nhiều hơn, và vì vậy tiếng ồn chỉ là một phần, nó không là tổng thể thế giới. Chính động thái lắng nghe quan trọng hơn tiếng ồn, vì vậy lắng nghe trở thành sự việc quan trọng chứ không phải tiếng ồn.
NEW YORK CITY
Ngày 18 tháng tư năm 1971