Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Lời nói đầu

26/06/201103:38(Xem: 7425)
1. Lời nói đầu

KINH DI GIÁO
Thích Hoàn Quan Việt dịch
Trung tâm Phật giáo Hayward xuất bản 1994

LỜI NÓI ĐẦU

I. GIẢI THÍCH ĐỀ KINH

Phật tiếng Phạn, nói tắt của chữ Phật đà (Bouddha) các sách xưa còn gọi là Phù đồ, nhưng hiện nay danh từ Phù đồ ít được thông dụng. Chữ Phật, Trung hoa dịch là Giác giả, có nghĩa là sáng suốt hoàn toàn, tức là chỉ cho những bậc Đại giác, Đại ngộ. Những bậc ngày biết rõ tất cả sự lý trong vũ trụ một cách chân chính, cùng tột và không còn một chút mê lầm, điên đảo, do đó còn được gọi là Vô thượng Biến Chánh giác. Danh từ Vô thượng Biến Chánh Giác cũng là để lựa khác với hàng Ngoại đại, Tiểu thừa và Bồ Tát.

Hàng Ngoại đạo có hiểu biết sự lý trong vũ trụ nhưng hiểu biết một cách điên đảo mê lầm, để lựa khác với hàng Ngoại đạo gọi là Chánh Giác.

Hàng Nhị thừa có hiểu biết được sự lý trong vũ trụ, nhưng hiểu biết một cách thiên lệch (chấp không), không được cùng khắp, để lựa khác với hàng Nhị thừa gọi là Biến Chánh Giác.

Hàng Bồ Tát tuy có hiểu biết tất cả sự lý trong vũ trụ, nhưng không cùng tột, để lựa khác với hàng Bồ Tát gọi là Vô Thượng.

Những bậc Vô Thượng Biến Chánh Giác này chẳng những tự mình được Đại giác, Đại ngộ (tự giác) mà còn đem chỗ giác ngộ của mình giác ngộ cho kẻ khác (giác tha); hơn nữa không chỉ riêng giác ngộ cho mình và cho người thôi, lại còn khiến cho tất cả chúng sanh đều đến chỗ vô thượng (giác hạnh viên mãn). Giác ngộ như thế, mới được gọi là Phật đà.

Phật đà là một danh từ phổ thông chung chỉ cho đức Phật; riêng ở kinh này là chỉ cho đức Thích Ca Mâu Ni.

Di giáo là lời dặn dò, dạy bảo của đức Phật để lại cho đệ tử. Thật ra những lời dạy bảo của đức Phật để lại cho chúng ta có đến ba tạng Giáo điển: Kinh, Luật và Luận. Nhưng bộ kinh này là lời giáo huấn cuối cùng của đức Phật Thích ca Mâu ni khi sắp nhập Niết bàn để lại cho hàng đệ tử Tỳ kheo làm quy tắc giữ gìn Phật pháp, nên bộ kinh này đặc biệt gọi là Di Giáo.

Lời di giáo này, chẳng khác nào lời di chúc của cha mẹ khi sắp lâm chung để lại dặn dò, chỉ bảo con cái.

Kinh là một danh từ phổ thông chung chỉ các thứ kinh, gồm có ba nghĩa:

1. Thường: Có nghĩa là giáo lý của đức Phật nói ra luôn luôn đúng chân lý, không vì thời gian mà thay đổi, không theo quốc độ mà sai khác. Nghĩa là đối trong ba thời: quá khứ các Đức Phật đã nói thế nào thì hiện tại đức Thích Ca cùng nói thế ấy, mà cho đến vị lại, các đức Phật khác cũng nói đúng như thế.

2. Khế (Hợp): Có nghĩa là hợp lý và hợp cơ. Nghĩa là trên hợp với chân lý của chư Phật, dưới hợp với mọi căn cơ, mọi trình độ của chúng sanh.

3. Tuyến (Đường canh): Tức là đường dọc của tấm vải. Tấm vải nhờ những đường dọc xâu kết, tổ hợp mà thành. Cũng thế, bao nhiêu giáo lý của đức Phật vì đại chúng diễn nói, về sau các vị đại đệ tử như ngài A Nan, Ưu Ba Ly v.v... xâu kết, kiết tập lại mới thành.

Kinh Phật Di Giáo còn gọi là Phật Thùy Bát Niết Bàn Lược Thuyết Giáo Giới. Thùy Bát Niết Bàn có nghĩa là: sắp đến giờ vào Niết bàn. Lược Thuyết Giáo Giới có nghĩa là: lược nói những lời dạy bảo cần yếu.

Giờ phút sắp vào Niết Bàn, Đức Phật còn để lời dặn dò cặn kẽ cho các đệ tử được ghi lại trong kinh này, nên gọi là Kinh Phật Di Giáo hay Kinh Thùy Bát Niết Bàn Lược Thuyết Giáo Giớị Danh từ tuy khác nhưng ý nghĩa vẫn đồng. Tuy nhiên danh từ Kinh Phật Di Giáo gọn gàng, dễ đọc nên được phổ thông hơn.

II. LƯỢC SỬ DỊCH GIẢ

Bổn kinh này do ngài Cưu Ma La Thập (Kumàrajiva) dịch ra văn Trung hoa vào đời vua Diêu Tần. Ngài La Thập là người nước Qui Từ, một tiểu quốc thuộc xứ Ấn độ thời bấy giờ. Ngài theo mẹ xuất gia vào lúc bảy tuổi, châu du khắp xứ Ấn độ, thông suốt các sách vở. Ngài rất giỏi về kinh điển Đại thừa. Nhân vua nhà Tần là Phù Kiên (năm thứ 19 tức là vào đầu thế kỷ thứ 5) đem binh đi đánh nước Qui Từ và bắt ngài về. Sau ngài vào Trường An, được vua tôn làm quốc sư và thỉnh ngài ở Tây minh các và Tiêu diêu viện lo việc dịch kinh. Ngài dịch được hơn 380 quyển.

Ngài là vị Pháp sư thông cả ba tạng giáo điển. Sự nghiệp dịch thuật của ngài ở Trung hoa, trừ ngài Huyền Trang ra chưa có ai sánh kịp. Những thứ kinh do ngài dịch rất được phổ thông như Pháp Hoa, Bát Nhã, Di Đà v.v...

Ngài viên tịch tại Trường An vào đời vua Tần Hoàng Thỉ năm thứ mười một.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com