57. THIỀN SƯ NGỌC TUYỀN
Thiền sư Tông Liễn, người quê Thạch Chiếu, Hạp Châu, họ Đổng. Lúc nhỏ, có vị tăng đi ngang qua nhà, thấy Sư mặt mũi sáng sủa, bèn chỉ ngọn đèn hỏi thử rằng:
- Đèn chiếu con hay con chiếu đèn?
Sưnói:
- Đèn không chiếu con, con cũng chẳng soi đèn. Ở giữa không một vật, hai bên thấy công năng.
Tăng lấy làm lạ, khuyên nên đi tham phỏng các nơi. Sư trải qua khắp các pháp tịch, sau đến Nguyệt Am Quả Công, nghe một câu biết đường về.
Sư khai pháp ở Ngọc Tuyền, treo bảng thất là "Cùng Cốc". Lưu Kỷ làm quan trấn ở Hình Nam, đến phỏng vấn Sư ý nghĩa của tên này. Sư nói:
- Tâm hết là "cùng", tánh ngừng là "cốc". Tùy vang ứng tiếng, chẳng vội mà nhanh.
Cơ biện ứng đáp của Sư đại loại như thế, so với với Hạo Công chẳng kém. Sư thường nói:
- Việc này chẳng thuộc có lời hay không lời, chẳng ngại nói hay nín. Người xưa nói một lời, nửa câu đều như binh khí quốc gia, bất đắc dĩ mới dùng. Nói ngang nói dọc đều cốt mong người vào được đạo, kỳ thực đạo không ở trên chương cú. Người đời nay chẳng thể thẳng một đường mà chứng suốt cội nguồn, chỉ toàn dùng nói năng, chữ nghĩa mà cho là đến được đạo. Đó giống như Trịnh Châu ra cửa của Tào. Theo như dưới hội của bậc Tông sư, thì đến đâu cũng lấy sự hành cước làm chính. Hễ có chỗ nghi, liền đối trước chúng mà quyết trạch, ngay dưới một câu thấy được rõ ràng. Vì tông Phật Tổ chỉ thẳng chẳng truyền, cùng các loài hữu tình mãi mãi đời sau, đồng đắc đồng chứng. Nếu chưa phải là chỗ bạc đầu, há mở suông hai miếng da môi ra nói Hồ nói Hán sao? ...
Sư khai thị như thế cũng đích đáng rõ ràng, tạo khí thế cho người. Chưa rõ cuối đời Sư thế nào!52. THIỀN SƯ QUY TÔNG TUYÊN
Thiền Sư Quy Tông Tuyên, người Hán Châu, nối pháp Ngài Lang Gia Quảng Chiếu kết thân với Quách Công Phủ. Chợt một hôm có quan trấn thủ Nam Khang đến, Sư sai người đem thơ cho Công Phủ lại dặn người đưa thơ chớ cho quan huyện trông thấy. Công Phủ đọc thơ thấy ủy thác rằng:
- Tôi còn sáu năm duyên đời chưa hết, hôm nay không chịu nổi áp bức muốn thác sanh vào nhà ông, mong ông chiếu cố cho.
Công Phủ vừa sợ vừa mừng, nửa đêm bà vợ mơ màng thấy Sư vào trong phòng ngủ, bất giác thất thanh nói:
- Đây không phải là chỗ Hòa thượng đến.
Công Phủ hỏi duyên cớ, bà vợ kể lại. Công Phủ sai đốt đền, lấy thơ của Sư cho coi. Quả nhiên sau bà vợ có thai sanh con đặt là Tuyên Quang. Vừa đầy năm đã nhớ hỏi chuyện trước.
Đến ba tuổi, Hòa thượng Bạch Vân Đoan đi qua nhà này, Công Phủ kêu con ra tương kiến, vừa thấy kêu lên:
- Sư Điệt! (cháu).
Hòa thượng Đoan nói:
- Cùng Hòa thượng từ biệt nhau đã mấy năm rồi?
Tuyên co ngón tay nói:
- Bốn năm.
Hòa thượng Đoan nói:
- Tương biệt tại đâu?
- Tại Bạch Liên Trang.
- Lấy gì để chứng nghiệm?
- Cha mẹ tôi ngày mai sẽ mời Hòa thượng thọ trai.
Chợt có tiếng đẩy xe qua ngoài cửa. Hòa thượng Đoan nói:
- Tiếng gì ngoài cửa vậy?
Tuyên làm thế đẩy xe. Hòa thượng Đoan nói:
- Qua thế nào?
- Đất bằng có một rãnh nước.
Đến sáu tuổi không bệnh mà chết.