Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 4: Nên Tha Thiết Và Hết Lòng Thực Tập Giáo Pháp

27/04/201103:23(Xem: 11041)
Chương 4: Nên Tha Thiết Và Hết Lòng Thực Tập Giáo Pháp

BỪNG SÁNGCON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ
IlluminatingthePath to Enlightenment - His Holiness the Dalai Lama
HồngNhudịch kệ - Tuệ Uyển chuyển ngữ

Chương4
NÊN THA THIẾT VÀ HẾT LÒNGTHỰC TẬP GIÁO PHÁP

NHỮNGTRÌNHĐỘ RÈN LUYỆN TÂM LINH

NgọnĐèn Cho Con Đường: Đoạn thứ hai

Hiểurằng có ba loại ngưòi
Dobởinhững khả năng nhỏ, vừa, và lớn của họ
Tôisẽviết phân biệt một cách rõ ràng
Nhữngđặctrưng cá nhân của họ

Đãgiải thích nương tựa với vị thầy tâm linh như thế nào,trong Đại Diễn Giải, đạo sư Tông Khách Ba (Tsong Khapa) đivào thảo luận tiến trinh để tiến hành thực tập với conđường. Điều này chia thành hai phần: làm thếnào tạo cảm hứng cho chính mình với nhiệt tình cho thựctập và làm thế nào để thực sự dấn thân vào trong ấy. Để thực tập giáo Pháp một cách thành công, chúng ta cầnsự quả quyết và can đảm. Chúng ta có thể hưng khởinhững phầm chất này trong chính chúng ta bằng việc phảnchiếu trên sự quý giá của sự tồn tại của nhân loạitrong ba cách:

1-Nhận thức những cơ hội mà sự tồn tại của loài ngườiảnh hưởng đến chúng ta.
2-Cảmkích sự hiếm có của những cơ hội này.
3- Cảmkích sự ý nghĩa vĩ đại của những cơ hội này.

Mộtkhi chúng ta được cảm hứng và đã phát triển một quyếtđịnh để dấn thân vào thực tập giáo Pháp, có ba đốitượng mà chúng ta theo đuổi:

1-Đạt đến một sự tái sinh cao hơn trong những kiếp sốngtương lai.
2-Đạtđến sự giải thoát khỏi vòng luân hồi.
3-Đạtđến sự giác ngộ hoàn toàn.

Cóba loại con đường đưa đến ba loại mục tiêu tâm linh và,như chúng ta đã thấy, giáo huấn con đường tiệm tiến (lam-rim)trình bày chúng trong khuôn khổ của ba giai đoạn.

Sựthực tập chính hoàn thành nguyện vọng của giai đoạn đầu(mục tiêu tiên khởi) – tránh ba cõi thấp (địa ngục, ngạquỷ, súc sinh) và đạt đến một sự tái sinh cao hơn – làduy trì nguyên tắc đạo đức kiềm chế mười bất thiệnnghiệp: sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói lưỡiđôi chiều, nói lời thô ác, nói lời vô ích, tham lam, xu hướngtổn hại, và những quan điểm sai lầm. Sự thựctập này được bảo đảm trên căn bản của sự nhận thứcrõ ràng luật nhân quả nghiệp báo.

Mườihành động này bao gồm tất cả những biểu hiện khác nhaucủa thân thể, lời nói, và tâm ý. Sự thực hành củamười hành động đạo đức (thập thiện nghiệp) là đểduy trì một nguyên tắc đạo đức và tránh mười bất thiệnnghiệp một cách có chủ tâm và thẳng thắng. Nếu chúngta dấn thân vào nguyên tắc đạo đức như thế, chúng ta sẽphát sinh những điều kiện để đạt đến sự sống thuậnlợi trong kiếp sống tới.

Sựthực tập chính hoàn thành nguyện vọng của giai đoạn giữa(mục tiêu trung cấp) – giải thoát khỏi vòng sinh tử luânhồi – là Ba sự Rèn luyện Cao cấp (tam vô lậu học: giới,định, tuệ).

Sựthực tập hoàn thành nguyện vọng của giai đoạn lớn haycao nhất (mục tiêu tối thượng) – sự giác ngộ hoàn toàncủa Phật quả - là sáu sự toàn thiện (lục ba la mật), điềunày được bảo đảm trên căn bản sự phát sinh tâm vị thamà chính tâm ấy thiết tha mong mỏi cho sự giác ngộ vì lợiích của tất cả chúng sinh – chính là tâm giác ngộ hay tâmtừ bi hay tâm bồ đề (bodhicitta) điều mà chúng ta đã thảoluận ngắn gọn phía trước.

Giốngnhư có ba phương pháp khác nhau cần được trau dồi trong mỗigiai đoạn (mục tiêu) của con đường, cũng có những nhântố khác nhau cần phải vượt thắng và loại trừ. Thídụ, trong phạm vi của mục tiêu tâm linh đầu tiên để đạtđến sự tái sinh cao hơn, những nhân tố chính cần đượcvượt thắng là những biểu hiện tiêu cực của phiền não,như những hành động bất thiện của thân, khẩu, và ý. Trong phạm vi của mục tiêu tâm linh thứ hai, đạt đến giảithoát, những nhân tố cần phải vượt thắng là những phiềnnão tinh thần và cảm xúc chúng là nguyên nhân gốc rểkhổ đau của chúng ta. Trong phạm vi của mục tiêu tâmlinh thứ ba, đạt đến sự giác ngộ, những nhân tố chínhcần phải vượt thắng là những dấu vết vi tế còn lưutrên tâm thức chúng ta bởi những phiền não, những điềungăn trở chúng ta đạt đến kiến thức toàn hảo, tâm thôngsuốt mọi sự, tâm nhất thiết chủng trí của Phật quả.

NgọnĐèn cho Con Đường: Đoạn thứ ba

Biếtrằng những ai bằng bất cứ ý nghĩa nào
Chẳngtìmkiếm cho chính họ những gì
Hơnlànhững khoái lạc của cõi luân hồi
Lànhữngngười có khả năng tối thiểu.

“Ýnghĩa” trong dòng đầu liên hệ đên sự thực tập về quyy Tam Bảo, bao gồm việc phản chiếu về sự chết cùng tínhchắc chắn xảy ra và tuân theo luật nghiệp báo của nó. Đoạn này đi vào định nghĩa những đặc tính của giai đoạnđầu (gọi nó “khả năng tối thiều [kém cõi nhất]”),liên hệ đến những hành giả thiết tha đến mục tiêu tâmlinh thứ nhất để đạt đến những sự tái sinh cao hơn trongvòng luân hồi và vì thể hướng đến những đời sống nguyêntắc đạo đức, tránh mười bất thiện nghiệp căn cứ trênviệc tin chắc sâu sắc sự thật của luật nghiệp báo.

Pháttriển niềm tin về nghiệp báo

Theotruyền thống Phật giáo, những hành hoạt vi tế của nghiệpbáo chỉ rõ rệt ở những tâm toàn trí của những Đức Phật;những chúng sinh thông thường không có cách nào để hiểunghiệp báo ở trình độ vi tế của chúng. Vì thế, đểđoan chắc sự thật của luật nghiệp báo, chúng ta cần phảitin chắc giá trị và hiệu lực của Ba sự Quy Y; căn bảnsự thực hành tâm linh phải là niềm tin mạnh mẻ trong PhậtBảo, Pháp Bảo, và Tăng Bảo.

Niềmtin này không phải được phát triển đơn thuần nơi nhữnglời dạy của Đức Phật, như chúng ta đã thấy, nhưng trêncăn bản sự phân tich phê bình của chính chúng ta. Nếuchúng ta nhìn vào những lời dạy của Đức Phật, chúng tacó thể thấy rõ hai mục tiêu căn bản: mục tiêu tạm thời,thứ yếu, là để giúp chúng sinh đạt đến sự tái sinh caohơn, nhưng mục tiêu căn bản, chính yếu, là để hướng dẫnhọ hoàn toàn giải thoát khỏi sinh tử luân hồi.

Khichúng ta thẩm sát lời dạy của Đức Phật trên vấn đềphức tạp của những xúc tình tiêu cực và làm thế nào đểđối trị chúng, chúng ta có thể thấy rằng những vấn đềnày rõ ràng đến tất cả. Tất cả chúng ta quen thuộcvới những xúc tình, vì thế khi chúng ta liên hệ đến nhữnglời dạy của Đức Phật với chúng trên những kinh nghiệmcá nhân của chúng ta, chúng ta có thể dần dần nhận ra chânlý của những lời Phật dạy. Tương tự như thế,tất cả những lời Phật dạy đối phó với mục tiêu cănbản của sự giải thoát – vô thường, Bốn Chân Lý Cao Quý(tứ diệu đế), tính không, v.v… - cũng có thể được hiểuqua phân tích đầy nghị lực và sinh lực. Sự phântích ấy rồi thì có thể được mở rộng đến kinh điểnvà đối diện với những hoạt động vi tế của nghiệp quả. Do vậy, chúng ta có thể kết luận rằng nếu Đức Phậtkhông làm chúng ta thất vọng ở lĩnh vực quan trọng nhất,việc đạt đến giải thoát, tại sao Ngài không đáp ứngchúng ta trong những lời dạy của Ngài trên nhân quả? Trong cách này chúng ta có thể bắt đầu phát triển niêm tinsâu chắc trên luật nhân quả nghiệp báo. Chúng ta cũngcó thể quả quyết rằng Đức Phật không có lý do gì đểđưa ra luận điểm sai lạc về nghiệp quả và làm thế nàokhông có những sự mâu thuẫn trong những kinh điển thảoluận về nó.

Tómlại, một khi chúng ta phát triển một nhận thức sâu xa vềgiá trị những lời Phật dạy, chúng ta có được một sựngưỡng mộ và niềm tin nơi chính Đức Phật. Căn cứtrên những sự quyết đoán này, chúng ta có thể nhận thứcgiá trị những lời dạy của Đức Phật về nghiệp quả. Trên cơ sở này rồi thì chúng ta đưa mình vào trong sựthực tập về nguyên tắc đạo đức, tránh xa những hànhđộng của mười bất thiện nghiệp.

BaTrình Độ của Quy Y

Nếucó một sự đe dọa, chúng ta nên tìm một sự nương tựa(quy y). Tương tự thế, trong phạm vi của sự thực tập tâmlinh, để bảo vệ chúng ta khoi đe dọa của một sự tái sinhkhông thuận lợi (địa ngục, ngạ quỷ, và súc sinh), chúngta nên tìm sự nương tựa trong Ba Ngôi Tôn Quý: Phật bảo,Pháp bảo, và Tăng bảo.

Phậtgiáo dạy chúng ta ba trình độ của quy y.

Trìnhđộ thứ nhất đấy là chúng ta tìm một sự bảo vệ khỏisự đe dọa tức thời của khổ đau về tái sinh trong mộtthế giới thấp của vòng luân hồi. Cảm nhận bời sựđe dọa lớn lao rằng điều này có thể tiến triển,chúng ta tìm sự nương tựa trong Ba Ngôi Tôn Quý nhắm mụctiêu để tránh điều ấy xảy ra. Trình độ quy y nàyliên hệ đến những hành giả của giai đoạn đầu, nhữngngười với mục tiêu đạt đến sự tái sinh cao hơn.

Khinghĩ về những cảnh giới thấp hơn trong cõi luân hồi, chúngta không nên nghĩ về một nơi nào đấy trong một tương laixa xôi. Tất cả thật sự nằm giữa giây phút hiện tạivà đời sống tới chỉ đơn giản là sự tiếp diễn tronghơi thở của chúng ta. Khoảnh khắc chúng ta ngừng thở,khi chúng ta thở ra mà không thở vào, đời sống kế tiếplà ngay đấy trước mắt chúng ta. Chẳng ăn nhằm gìvề khoảng cách thời gian nào đấy trong tương lai; nó ngaylập tức. Nhằm mục tiêu mang đến một ý nghĩa phùhợp với sự khẩn cấp, vì thế, điều cần thiết cho chúngta là phản ánh trên sự vô thường, một cách đặc biệttrên sự chết không tránh khỏi, thời gian không thể biếtvề sự chết (xảy ra) và điều gì lợi ích cho chúngta khi sự chết đến.

Trìnhđộ thứ hai của quy ý đấy là chúng ta tìm sự bảo vệkhỏi khổ đau của điều kiện lan tràn cùng khắp (hành khổ),khổ đau của sự hiện hữu vướng mắc trong vòng luân hồi,và năng lực tàn phá của những tư tưởng và cảm xúc tiêucực. Nhằm mục tiêu vượt thắng những khổ đau này,chúng ta thực hiện việc quy y trong Phật bảo, Pháp bảo, vàTăng bảo, là Ba Ngôi Tôn Quý hiện thân hoàn toàn siêu việtkhổ đau và vòng luân hồi, đặc biệt sự khổ của điềukiện lan tràn (hành khổ). Trình độ quy y này liênhệ đến những hành giả của giai đoạn giữa, những ngườivới mục tiêu đạt đến sự thể chứng niết bàn.

Trìnhđộ thứ ba và cao nhất của quy y là của những hành giảĐại thừa. Ở đây, chúng ta tìm sự quy y khỏi nhữngcực đoan của vòng luân hồi trên một phương diện vàsự giải thoát cá nhân trên một phương diện khác. Nhằmmục tiêu để được bảo vệ khỏi hai cực đoan, chúng tatìm sự đạt đến Phật quả, Pháp thân và sắc thân, vìlợi ích của tất cả chúng sinh. Khi chúng ta nhìn sựquy y trong cách này, chúng ta có thể hiểu sự nổi bật vềlời tuyên bố của Di Lặc rằng sự quy y chân thật và cănbản là chỉ có Phật Bảo, bởi vì chỉ một hữu tìnhgi ng hiện thân tất cả sự toàn hảo này. Di Lặc tiếptục nói rằng tâm giác ngộ của Đức Phật hoàn thiệncăn bản quý báu của Pháp bảo và cũng là biểu tượng sựquý báu của Tăng bảo.

ÝNGHĨA VÀ TÍNH NHẤT THỜI TỰ NHIÊN VỀ SỰ TỒN TẠI CỦANHÂN LOẠI

ThiKệ Chứng Nghiệm: Đoạn thứ mười

Sựtồn tại này của nhân loại với (tám) sự giải thoát củanó (23) là quý báu nhiều hơn được ban cho trân bảo ướcnguyện. Đạt được điều này chỉ một lần, khó khănđể tiếp nhận và mất đi một cách dễ dàng, (nó đi quanhư ánh sáng lóe lên), giống như tia chớp trên bầu trời. Nhận định điều này có thể xảy ra một cách dễ dàng nhưthế nào vào bất cứ lúc nào và nhận thức rằng tất cảnhững hành vi thế gian như là (không quan trọng) vô giátrị, các con phải cố gắng để rút ra căn bản thiết yếucủa nó bất cứ lúc nào, ngày và đêm. Ta, hành giảdu già (A Để Sa), đã thực hành như thế đấy. Các conlà những người cũng tìm sự giải thoát, hãy vui thích tựtrau dồi trong cùng cách như thế.

Dịchkệ:

10.Kiếp người này có
Támsựtự tại,
Quígiácòn hơn
BảochâuNhư Ý,
Đếnchỉmột lần,
Cựckỳkhó gặp,
Nhưnglạidễ mất,
Tựanhưtia chớp
Thoắttrêntrời không.
Nhìnrõkiếp người
Chóngvánhnhư vậy
Thấychuyệnthế tục
Khácgìtrấu lép.
Cácconhãy gắng
Vắtlấytinh túy
Củakiếpsống này,
Trongtừngphút giây,
Ngàycũngnhư đêm
Đừngđểphí uổng.
Thầylàhành giả
Đãtunhư vậy.
Cácconai người
Đangcầugiải thoát
Hãytựthuần dưỡng
Đúngtheolối này.

Đoạnthi kệ này trình bày những sự suy tư cần thiết được hoànthành để nhận thức sâu sắc toàn triệt tầm quan trọngcủa những cơ hội đã ban cho chúng ta qua sự hiện hữu củanhân loại.

- Thứ nhất, chúng ta phải nhận thức tính tự nhiên của sựtồn tại này.
- Thứhai, chúng ta phải phản chiếu trên sự hiếm hoi củanó.
- Thứba, chúng ta phải quan tâm đến sự mong manh của nó, sựkiện là nó có thể bị mất đi bất cứ lúc nào.

Căncứ trên những sự suy tư như thế, rồi thì chúng ta nên quánchiếu trên ba sự kiện quan trọng này:

1-Chết là không tránh khỏi.
2-Chếtđến lúc nào không thể biết được.
3-Lúclâm chung, chỉ những thực hành tâm linh mới có đượclợi ích.

Hầuhết chúng ta nghĩ rằng chủng ta sẽ sống đến ngày mai. Chúng ta nghĩ như thế chỉ bởi vì không có những điều kiệnnội khoa hay vật lý đe dọa đời sống chúng ta, chúng ta cóthể kết luận một cách chính đáng rằng có cơ hội đếnchín mươi chín phần trăm mà chúng ta có thể sống vượtxa hơn này hôm nay. Tuy nhiên, còn một phần trăm thì thếnào? Chúng ta không thể nói với một phần trăm mộtcách chắc chắn rằng chúng ta sẽ không chết vào ngày mai. Khi cái chết thình lình tấn công, sự giàu sang của chúngta, không cần biết nó to tát bao nhiêu, sẽ chẳng có ý nghĩagì; cũng như gia đình hay bè bạn chúng ta cũng không có nghĩagì cả. Ngay cả thân thể yêu mến này cũng vô dụng. Lúc cái chết đến, không ai khác có thể giúp chúng ta, chúngta phải du hành trên con đường ấy đơn độc một mình.

Bâygiờ một câu hỏi lớn khởi lên: có phải sự tiếp tụccủa tâm thức biến mất sau khi chết? Đây là một câuhỏi quan trọng và không phải là mới đến thế hệ này (mớiđược đề cập); nó đã từng được nói đến hàng nghìnnăm qua. Tuy vậy, khi thật sự đối diện với cáichết, chỉ những phẩm chất tâm linh chúng ta đã từng pháttriển qua sự thực tập giáo Pháp mới hổ trợ chúng ta; khôngcó thứ gì ngoài giáo Pháp có thể làm lợi ích chúngta lúc cái chết ập đến.

ThiềnQuán: Trau Dồi Tinh Thần Nguyên Tắc (kỷ cương giới hạnh)

Phươngpháp chúng ta phát triển những phẩm chất tích cực của tâmthức là qua sự thực hành thiền quán liên tục. Thiềnquán là một nguyên tắc tuy thế chúng ta phát triển một cáchmật thiết vói một đối tượng được lựa chọn. Khókhăn của chúng ta là trong đời sống hằng ngày, chúng ta chophép chinh mình bị khống chế bởi những cảm xúc phiền nãovà tư tưởng lừa dối (si mê), tâm thức chúng ta bị trànngập bởi những tình trạng tiêu cực một cách hoàn toàn,thế rồi chúng tồn tại mãi một vòng luân hồi của nhữngvấn nạn, rối rắm, và khổ đau.

Dovậy, những gì chúng ta tìm kiếm trong sự thực hành tâm linhlà một phương cách đảo ngược vòng luân hồi này vì thếchúng ta cuối cùng có thể lãnh lấy trách nhiệm kiểm soáttâm thức chúng ta và ngăn ngừa nó khỏi ở dưới sự ảnhhưởng những thúc đẩy tiêu cực của ác nghiệp. Chúng ta làm điều này bằng việc dấn thân vào trong mộtnguyên tắc trau dồi liên tục mật thiết với một đối tượngđược tuyển chọn, dĩ nhiên, đối tượng ấy phải là tíchcực. Trong việc thực hành như thế, chúng ta đạt đếnmột tinh thần kiên cố ổn định và chính điều ấy cho phépchúng ta đặt tâm chúng ta nhất quán trên mục tiêu này (nhấttâm bất loạn). Đây thật sự là ý nghĩa và mục tiêucủa thiền quán Phật giáo.

Tưtưởng và xúc tình, những thứ mà chúng ta quen thuộc hơnlà những thứ đến với chúng ta một cách dễ dàng. Nếu chúng ta quen thuộc với những xúc tình và tư tưởngtiêu cực (ác niệm), đấy là những thứ sẽ khởi lên trongchúng ta một cách tự nhiên hơn, nhưng nếu chúng ta đượcthực tập cho quen với những tư tưởng và xúc tình tích cực(thiện niệm), những thứ ấy cũng sẽ phát khởi một cáchtự nhiên.

Chúngta có thể quán sát điều này trong kinh nghiệm cá nhân củachính chúng ta, đặc biệt khi chúng ta học hỏi những chủđề mới. Lúc mới bắt đầu, chúng ta cảm thấy nóhoàn toàn khó khăn và vất vả để hiểu bất cứ điều gì,nhưng khi chúng ta kiên trì, nó sẽ trở nên dễ dàng hơn. Cuối cùng, chúng ta đạt đến mức độ mà sự hiểu biếtphát khởi một cách đơn thuần trực tiếp qua tâm thức chúngta đến đối tượng. Điều này không có nghĩa là chủđề đã bổng nhiên trở nên dễ dàng. Tất cả nhữngđiều chúng ta đã hoàn tất là để nâng cao sự hiểu biếtđề tài qua sự hành trì cần mẫn liên tục.

Thayđổi là một tiến trình từ từ. Do vậy, khi chúngta cố gắng xua đuổi rắc rối với sự tôn trọng đến thựctại, ánh sáng bắt đầu chiếu soi theo từng cấp độ. Một lần nữa, chúng ta có thể quán sát điều này trong kinhnghiệm cá nhân của chúng ta. Lúc mới bắt đầu, chúngta có thể có một nhận thức nhất quán về thực tại vànó đối lập một cách hoàn toàn đến phương cách mà mọithứ thật sự hiện hữu, nhưng khi chúng ta khảo sát tínhtự nhiên của thực tại với tâm thức phân tích của chúngta, cuối cùng chúng ta đạt đến điểm mà quan niệm sai lầmbị làm cho suy yếu và chúng ta tiến vào một trạng thái khôngxác thực. Chúng ta vẫn còn hướng nhiều đến với nhữngquan niệm sai lầm, nhưng sự chấp nhất, dính mắc của chúngta vào chúng nó đã được nới lõng đi. Khi chúng ta tiếptục đào sâu sự hiểu biết của chúng ta qua sự phân tích,tính do dự của chúng ta tiến triển đến một trạng tháithăng bằng (vô tư) một cách từ từ, nơi ấy chúng ta bắtđầu có khuynh hướng đối với sự thông hiểu đúng đắnvề thực tại hơn.

Khichúng ta đào sâu xa hơn sự thông hiểu của chúng ta qua khảosát và tư duy phê phán (phân tích), chúng ta đạt đến điểmmà chúng ta có một sự thông hiểu trí óc rõ ràng về thựctại, thuyết phục chính mình rằng đây là phương cáchmà mọi vật hiện hữu; rằng đây là tính bản nhiên chânthật của thực tại. Nếu chúng ta đào sâu sự phântích thậm chí xa hơn, thậm chí chúng ta đạt đến một sựthuyết phục mạnh mẻ hơn; một sự chắc chắn bắt nguồntừ suy nghĩ phê phán (phân tích) của chính chúng ta. Điềunày được gọi là “nhận thức hữu hiệu” (hay chánh kiến);một sự thấy biết chắc chắn về một trạng thái chắcchắn của những hiện tượng.

Nếuchúng ta theo đuổi tiến trình thực hành này một cách liêntục với đối tượng – trong trường hợp này là, tính bảnnhiên của thực tại – chúng ta đạt đến điểm mà chúngta có không chỉ kiến thức suy luận về đối tượng mà cũnglà một loại kiến thức kinh nghiệm. Ở giai đoạn banđầu này, kinh nghiệm vẫn lệ thuộc vào một phạm vi rộngrãi trên những tiến triển tư tưởng dựa vào lý trí vàvì thế được gọi là tầng bậc “kiến thức kinh nghiệmmô phỏng”.

Nếuchúng ta tiếp tục đào sâu sự phân tích của chúng ta, chúngta đạt đến điểm mà kinh nghiệm kiến thức của chúng tatrở nên tự nhiên thanh thoát không gò bó và chúng ta có thểgợi lại kinh nghiệm của sự thông hiểu sâu sắc một cáchđơn giản bằng sự tập trung chú tâm của chúng ta trên đốitượng khảo sát. Tại điểm này, sự thông hiểu củachúng ta đã đạt đến trình độ “kiến thức kinh nghiệmtự phát, không mô phỏng”. Vì thế, thậm chí với mộtđặc điểm đơn lẻ của hiện tượng, những tiến triểntư duy của chúng ta đi vào những trình độ đào sâuvới sự thông hiểu và kinh nghiệm.

Từmột quan điểm khác, chúng ta có thể nói rằng chúng ta đi qua ba tầng bậc của sự lĩnh hội:

- Thứ nhất, có sự lĩnh hội, thí dụ, xuất phát từsự học hỏi và nghiên cứu, từ lắng nghe những lờigiáo huấn.
- Thứhai, có tầng bậc của lĩnh hội xuất phát không quánhiều từ học hỏi và nghiên cứu, nhưng từ sự phản chiếuvà tư duy.
- Thứba, có một trình độ của lĩnh hội mà nó xuất pháttừ kinh nghiệm cá nhân; từ sự thiền quán.

Cóhai sự tiếp cận chính từ tiến trình thật sự của thiềnquán. Một được gọi là “thiền bố trí” hay “thiềnđịnh” hay “thiền hấp thu”, đôi khi gọi là “tĩnhtrú” hay “tịch tĩnh bất biến” hay “chỉ” hay “tammuội thiền” hay shamatha. Điều kia là “thiền phântích” hay “thiền quán” hay “tuệ minh sát”, “quán”hay “liễu biệt thiền” hay vipashyana. Hãy lấythí dụ về thiền quán trên việc tu dưỡng niềm tin trongvị thầy tâm linh của mình và một đối tượng khác cao hơn,chẳng hạn như Đức Phật.

Banđầu, chúng ta có thể tu dưỡng một niềm tin vững chắc,căn bản, chân thành ở vị thầy bằng cách, thí dụ, liêntục quán chiếu trên những phẩm cách cao cả rộng lớn ởvị thầy từ những khía cạnh khác nhau. Càng nhiều nguồnquán chiếu chúng ta có thể biểu lộ trên sự thiền quánphân tích này, cảm giác với sự liên hệ đến vị thầycủa mình sẽ càng mạnh mẻ hơn.

Mộtkhi chúng ta đến tại điểm mà từ sâu thẩm trong trái timchúng ta cảm thấy sự tôn kính, ngưỡng mộ, và gần gũi,hãy để tâm tư chúng ta bất biến trong trạng thái này. Đây là thiền bố trí. Khi chúng ta duy trì sự nhất tâmtrong cảm giác này về sự ngưỡng mộ vị thầy của mình,cường độ và sinh khí của trạng thái này có thể bắt đầuhạ bớt một cách chậm rãi. Khi chúng ta quán sát điềunày xảy ra, hãy nổ lực sự tỉnh thức của mình bằng việctái áp dụng sự phân tích của mình về những phẩm cáchtích cực hay đạo phong vị thầy của mình.

Khichúng ta dấn thân vào trong sự thiền tập về vô thườnghay tính bản nhiên vô ngã, chúng ta đem sự vô thường hayvô ngã như đối tượng của sự chú tâm của chúng ta vàtập trung trên nó, cố gắng đào sâu sự thông hiểu củachúng ta về nó. Ở đây một lần nữa, chúng ta dấnthân trong sự thiền quán phân tích bằng sự liên tục phảnchiếu trên những lý do khác nhau mà chúng hướngchúng ta đến kết luận rằng tất cả những hiện tượnglà vô thường hay không tự tồn tại. Khi chúng ta điđến sự kết luận rằng mọi thứ là vô thường một cáchrõ ràng hay không có sự tồn tại một cách rõ ràng, hãy đặttâm tư chúng ta tập trung nhất quán vào kết luận ấy (nhấttâm bất loạn). Bất biến hay tĩnh trú lâu dài nhấtmà chúng ta có thể trong trạng thái ấy của thiền hấp thu(hay thiền bố trí – chỉ).

Nhữngthí dụ này chỉ ra thiền phân tích (quán) và thiền tĩnh trú(chỉ) phối hợp như thế nào để làm nên sự thànhcông của giai đoạn thiền tập.

Nếuchúng ta nghĩ về những kinh nghiệm hằng ngày của chinh mình,chúng ta sẽ thấy rằng chúng ta dấn thân trong thiềnphân tích hay thiền tĩnh trú trong mọi thời. Thí dụ,tư tưởng chúng ta liên tục ảnh hưởng bởi những cảm xúcmạnh mẻ, như là vướng mắc đến ai đấy mà chúng ta thíchmến hay giận hờn đối với ai đấy mà chúng ta không ưa. Khi chúng ta vướng mắc đến ai đấy, chúng ta luôn luôn nghĩngười ấy đáng khát khao thế nào và trắc nghiệm sự chútâm, tăng cường, và biện minh liên tục những phẩmchất hấp dẫn và tích cực của người ấy trên cảm giácvướng mắc hay quyến luyến của chúng ta. Tươngtự thế, khi chúng ta cảm nhận một ác cảm mạnh mẻ đốivới ai đấy, chúng ta liên tục gia tăng sự thù ghét củamình bằng sự suy tư trên một lý do này rồi lý do khác đểbiện hộ cho cảm giác của chúng ta – “người ấy làm điềunày,” “người ấy không làm điều đó” và v.v… - vàkhông thay đổi ở những cảm giác này. Vì thế, chúngta đã quen thuộc với những sự thực tập tương tự đểthiền quán phân tích và thiền định tĩnh trú (bố trí).

Nhưnhững hanh giả tâm linh, những gì chúng ta nên làm là áp dụngnhững kinh nghiệm với những điều mà chúng ta quen thuộcđến một lĩnh vực mà chúng ta chưa biết đến – củasự thực tập tâm linh. Qua sự áp dụng thiển quán phântích và thiền định tĩnh trú (bố trí) chúng ta có thể thậtsự mang đến những sự chuyển hóa mà chúng ta tìm kiếm. Tuy nhiên, có một điều kiện thứ ba mà chúng ta có thể phảilưu tâm tới.

Thídụ, đem hai người thực tập dưới sự hướng dẫn củacùng một vị thầy, cả hai học tập và thực tập thiềnquán cùng một thời gian như nhau. Một người cảm thấydễ dàng để hiểu những lời dạy, rất thành côngvà đạt đến sự thực chứng, nhưng người kia cảm thấynó khó khăn, mặc dù người ấy đã thực hành cùng khoảngthời gian, sự chú tâm và nổ lực.

Phậtgiáo giải thích điều này trong ý nghĩa của công đức haysự thiếu vắng từ đấy – nghiệp quả một người và cấpđộ bị làm cho mờ tối của nghiệp báo. Thí dụ, nhữngngười hổ trợ chính mình qua lối sống sai lạc (24) sẽ cónhiều sự che mở của nghiệp quả ở cấp độ nặng nểhơn hơn những người khác. Một số người đã tậntâm dâng hiến cả đời của họ đến sự thiền tập tĩnhmịch đơn độc đã nói với chúng tôi rằng khi họ xử dụngnhững sự cúng dường từ những người nào đấy, nó gâytrở ngại tạm thời trong tiến trình của họ. Điềunày gợi ý rằng do bởi sự trong sạch trong lối sống củahọ, họ đã phát triển một sự nhạy cảm cực kỳ thiệnxảo đến những nhân tố của môi trường và có thể lậptức nhận ra tác động của mọi thứ trên sự thực tậpcủa họ.

Tómlại, có ba nhân tố đóng góp đến sự thực tập thiền quánthành công:

1- Sự áp dụng thành công trong thiền phân tích (quán) và thiềnbố trí (chỉ).
2- Tíchtập công đức và tịnh hóa những sự che mờ của ácnghiệp.
3- Dấnthân trong những sự thực tập thiền quán đặc thù chonhững mục tiêu riêng biệt.

Trongba điều trên, dấn thân trong những thiền tập đặc thù làquan trọng nhất và nó được được hoàn thành trong giai đoạnthiền tập, trái lại những hành động đạo đức khác, nhưlà đảnh lễ phủ phục (nằm cả người), đi nhiễu Phật,v.v… được hoàn thành trong những thời điểm bố trí khác.

Trongquá trình thực tế, khả năng của sự nội quán (tự xemxét nội tâm) bảo đảm rằng chúng ta tiếp tục duy trì chínhniệm và không bị phân tán vởi những nhân tố ngoại tại. Và trong khi sự nội quán và chính niệm là thiết yếu trongquá trình, chúng cũng rất quan trọng trong những thời điểm“trụ thiền”(***) khi chúng bảo đảm rằng chúng ta xácchứng sinh khí và sự cần cù với những kinh nghiệm thiềntập của chúng ta.

Chúngta cũng phải bảo đảm rằng trong những thời điểm trụthiền chúng ta tiếp tục những hoạt động bình thường,chẳng hạn như ăn uống, ngủ nghỉ, v.v…trong một phong tháithích ứng, đó là với chính niệm và nội quán. Nếuchúng ta làm thế, những sự thực tập mà chúng ta đã thựchiện trải qua quá trình sẽ tăng cường và nổi bật nhữngthời điểm trụ thiền đấy và những thực tập mà chúngta thực hiện trải qua những thời điểm trụ thiền sẽ tăngcường và làm nổi bật những quá trình ấy. Nếu chúngta có thể duy trì sự thực tập tâm linh một cách tác độngtrong kiểu này, sự ảnh hưởng của chúng có thể mở rộngthậm chí trong giấc ngủ, và chính niệm cùng nội quáncũng sẽ hoạt động trong những giấc mơ của chúng ta. Thí dụ, chúng ta có thể kinh nghiệm sinh khởi đầy năng lựcvề sự ngưỡng mộ Đức Phật hay vị thầy tâm linh củamình trong những giấc mơ và có thể cảm thấy hiệu quảkéo dài của những kinh nghiệm như thế ngay cả sau khi chúngta thức dậy.

Cuốicùng, để bảo đảm phẩm chất sự thiền tập của chúngta, sẽ hiệu quả hơn để thực hiện nhiều quá trìnhngắn hơn là một vài giai đoạn dài.

Chếtvà tái sinh

Nhữngloại thiền tập đặc thù nào mà chúng ta nên tiến hành,hãy chọn đề mục vô thường như một thí dụ. Ý nghĩaquan trọng về thiền tập trên đề mục vô thường và sựchết không phải là để làm chúng ta sợ hãi; hoàn toàn khôngcó điểm nào là làm cho chinh mình sợ hải cái chết. Mục tiêu của thiền quán trên vô thường và sự chết làđể nhắc nhở chúng ta về sự quý giá của những cơ hộihiện hữu cho chúng ta trong cuộc sống như một con người. Nhắc nhở chính mình rằng chết là không tránh khỏi, thờiđiểm của nó là không thể đoán trước và khi nó xảy rachỉ có sự thực tập tâm linh là ích lợi,nó cho chúng tamột ý nghĩa của sự khẩn cấp và có thể cho chúng ta mộtsự cảm kích chân thành giá trị sự tồn tại của nhân loạivà khả năng của chúng ta để hoàn thành những nguyệnvọng tâm linh cao nhất. Nếu chúng ta có thể phát triểnsự đánh giá rõ ràng sâu sắc này, chúng ta sẽ xem mỗi mộtngày trong đời mình như những gì quý báu nhất.

Nhưnhững hành giả tâm linh, rất quan trọng cho chúng ta làm choquen một cách liên tục tư tưởng và những cảm xúc vớiý niệm của cái chết vì thế nó không đến như những gìhoàn toàn ngoài dự kiến. Chúng ta cần chấp nhận chếtnhư một phần của đời sống chúng ta. Loại thái độnày lành mạnh hơn là tuyệt đối cố gắng không nghĩhay nói về cái chết. Khi chúng ta thẩm xét lời dạycủa Đức Phật, chúng ta thấy rằng trong bài thuyết phápcông cộng đầu tiên Ngài liệt kê 16 đặc điểm của BốnChân Lý Cao Quý, trong ấy bốn điều là đặc điểm của khổđau. Trong bốn đặc điểm về khổ, thứ nhất là vôthường. Rồi thì, khi Đức Phật thị tịch, tại ngưỡngcửa cuối cùng của niết bàn, lời dạy sau rốt mà Ngàiđã ban cho là trên sự quan trọng của tư duy vô thường. Nói cách khác, ngay lúc đầu và lúc cuối cùng những lờidạy của Đức Phật là về vô thường.

Mộtsự thảo luận về cái chết, một cách tự nhiên đem đếncâu hỏi điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, đấy là vấn đềtái sinh. Từ quan điểm của Phật giáo, tái sinh đượchiểu trong hình thức một sự tiếp tục của tâm thức. Vì thế, một trong những điều Đức Phật dạy về tái sinhlà sự tiếp tục của tâm thức. Trong Thích Lượng Luận(Pramanavarttika), Pháp Xứng nói rằng điều gì ấy không ởtrong tự nhiên của tâm thức không thể được chuyển thànhtâm thức. Trọng điểm của ngài là trong sự giải thíchcho tính tự nhiên và tồn tại của tâm thức, chúng ta cóhai sự lựa chọn. Hoặc là chúng ta thừa nhận rằngmôi trường tiếp tục của tâm thức không có bắt đầu haylà nó có (bắt đầu). Nếu chúng ta thừa nhận một sựbắt đầu đến môi trường tiếp tục của tâm thức, mộtcâu hỏi sẽ phát sinh, giai đoạn đầu tiên của tâm thứcđến vào lúc nào và nó đã đến từ đâu? Thế rồisự lựa chọn của chúng ta là thời khắc đầu tiên củatâm thức đã đến từ không nơi nào, hay không từ nơi nàomà đến – từ không nguyên nhân – hay nó được tạo nênbởi một nguyên nhân là thường còn và vĩnh cửu.

Từquan điểm của Phật giáo, câu trả lời nào cũng làm phátsinh nhiều sự mâu thuẫn. Nếu điều gì đến khôngcó nguyên nhân, nó phải tồn tại hoặc là mãi mãi hoặc làhoàn toàn không tồn tại. Cả hai sự lựa chọn đềukhông đứng vững. Mặt khác, nếu điều gì đến từmột nguyên nhân thì tự nó là thường còn, vĩnh cửu, khôngthay đổi và nhất thể, điều này phủ nhận quan điểm cănbản của Phật giáo về tính nhân quả phổ quát. Do thế,từ quan điểm của Phật giáo, khái niệm về sự sáng tạothần linh là hoàn toàn không thể chấp nhận. Nếu aiđấy chấp nhận rằng một vài năng lực thần linh nào đấyđã tạo nên toàn thể vũ trụ, thế thì tính tự nhiêncủa năng lực thần linh này phải là độc lập, nhất thể,sẵn có và đầu tiên, tất cả những điều ấy là khôngđứng vững trong một quan điểm triết lý mà trong ấy thuyếtnhân quả phổ quát là nguyên lý cơ bản.

Trênnhững nguyên cớ này, Phật giáo không thừa nhận một sựbắt đầu đến môi trường tiếp tục của tâm thức và giảithích tính tự nhiên và tồn tại một cách tinh khiết củanó trong hình thức của nguyên lý nhân duyên. Từ quanđiểm của Phật giáo, thậm chí sự hiện hữu của nhữngthiên hà và chính vũ trụ phải được giải thích từ quan điểm của nhân duyên (nguyên nhân và điều kiện). Trongtrường hợp của vũ trụ, phải là mối quan hệ giữa nhữngchúng sinh sống trong trạng thái vật chất và sự hiện hữucùng tiến triển của thế giới vật chất.

NhữngPhật tử giải thích nó theo cách thế này. Như chúngtôi đã đề cập phía trước, ở trình độ vi tế nhất của thế giới vật chất, có một môi trường tiếpdiễn thường hiện hữu vật chất của những hạt không gian.Khi môi trường tiếp diễn vật chất vi tế này tác độngvới nghiệp thức của những chúng sinh, nghiệp báo hành động như một điều kiện cho phép sự sinh khởi những sựhoán vị khác nhau của thực tại vật lý. Cuối cùngở đấy hình thành sự sống một thế giới vĩ mô mà cóthể thật sự có một tác động trực tiếp trên kinh nghiệmcủa chúng sinh về đớn đau, vui sướng, khổ não và hạnhphúc. Cùng với những dòng này những Phật tử giảithích toàn thể sự tiến triển và tàn hoại của vũ trụ. Điều này được trình bày rất rõ ràng trong truyền thốnggiáo lý Phật giáo của mười hai khâu xích (nhân duyên) tươngduyên khởi thủy_25.

MườiHai Khâu Xích (Thập Nhị Nhân Duyên)

Vòng xích mười hai khâu hay thập nhị nhân duyên chứng minh toànbộ tiến trình phát triển và giải thích sự tồn tại củacá nhân trong vòng luân hồi. Không có nhận thức vềsự hiện hữu của loại nào đấy về một đấng tạohóa trung tâm, hợp nhất chung quanh điều mà mọi thứ tiếnhóa.

Trongkhi chúng ta đang kinh nghiệm những hậu quả của một khâutrong mười hai nhân duyên, những khâu của vô minh và hànhnghiệp của một vòng tuần hoàn khác đã được chuẩnbị để chuyển động. Vì thế, có những vòng xoay luânphiên nhau mãi mãi của mười hai khâu nhân duyên của sự tươngduyên khởi thủy một cách liên tục kềm hãm chúng ta trongbánh xe lưu chuyển của đời sống, đấy là sự tiến hóacủa chúng ta qua vòng tuần hoàn luân hồi như thế nào đượcgiải thích.

ĐứcPhật thật sự đã dạy mười hai nhân duyên trong hai cách. Một là minh họa sự tiến hóa của chúng ta qua vòng luân hồitừ vô minh đến những hành hoạt tự động (hành động bảnnăng) của hành nghiệp đến ý thức và tiếp tục đitheo thứ lớp tiếp theo cuả vòng xích, trong khi chiều kháctrình bày tiến trình giống như thế trong chiều ngược lại,giải thích làm thế nào chúng ta thoát khỏi vòng luân hồivà đạt đến giác ngộ. Bằng việc đem đến sự chấmdứt của vô minh, những hành động do ý muốn (hành độngbản năng) được ngăn ngừa; bằng việc ngăn ngừa nhữnghành hoạt tự động (hành động bản năng), ý thức đượcngăn ngừa, và tiếp tục, v.v…

Bìnhluận về những giáo lý này, đạo sư Ấn Độ Vô Trước(Asanga) đã xác chứng ba đặc trưng chủ yếu:

1-Mọi thứ có nguyên nhân của nó. Trong giáo lý nhân duyêncủa đạo Phật, khái niệm thần linh tạo hóa bị bác bỏ,bởi vì mọi thứ hình thành sự hiện hữu như một kết quảcủa nguyên nhân và điều kiện (nhân duyên).

2- Những nguyên nhân này là vô thường. Ngay cả những nguyênnhân kết thành toàn bộ vòng tuần hoàn trong sự chuyển vậnthì tự chính chúng là chủ thể của những nguyên nhân vàđiều kiện và vì thế là vô thường.

3-Chỉ những nguyên nhân tương hợp, tương ứng cho sinh khởinhững hiệu quả hay tác dụng. Nhân quả không phải làmột tiến trình ngẫu nhiên hay bừa bãi; không phải mọi thứcó thể sản sinh ra mọi thứ. Những nguyên nhân và nhữngkết quả phải tương hợp; chỉ những nguyên nhân tương xứngmới đưa đến những kết quả tương ứng.

VôTrước đã định rõ những nhân tố này bằng bình luận trênmột đoạn kinh, nơi mà Đức Phật tuyên bố, “vìđiều này có, nên điều kia có; vì điều này hình thành nênđiều kia sinh ra; vì có căn bản vô minh, nên những hành vitự động sẽ tiếp theo.”_26

____

(***)Trụ thiền: tạm dịch chữ Post-meditation: một trạng tháicủa tâm thức phối hợp của chỉ (shamatha) và quán (vipashyana),và trong điều mà sự tập trung hấp thu (thiền bố trí-shamatha)là tập trung nhất quán trên sự trống rỗng giống như ảogiác, nó đạt đến chỉ trên sự khởi lên từ sự hấp thutrên một khoảng không như trống rỗng và có thể xảy ratrong khi thiền tập hay sau khi xuất thiền. Nó có thể là nhậnthức hay không nhận thức, đôi khi được dịch là “subsequentrealization” hay thường được dịch là “post-meditation”. -Theo Buddhism Glossary.
__

Illuminatingthe Path to Enlightenment

ChapterFour: Becoming inspired to practice Dharma

http://www.lamayeshe.com/index.php?sect=article&id=398&chid=1010

HồngNhu dịch kệ

TuệUyển chuyển ngữ.

27-06-2009

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com