- Phần Mở Đầu: Trách Nhiệm Phổ Quát
- Chương 1: Giới Thiệu Tổng Quát
- Chương 2: Những Đặc Trưng Của Giáo Nghĩa Về Con Đường Tiệm Thứ
- Chương 3: Nương Tựa Hải Đảo Tâm Linh
- Chương 4: Nên Tha Thiết Và Hết Lòng Thực Tập Giáo Pháp
- Chương 5: Quy Y, Nghiệp Báo và Giới Luật
- Chương 6: Tìm Sự Tự Tại Khỏi Vòng Luân Hồi
- Chương 7: Trau Dồi Lòng Vị Tha - Khuynh hướng của bồ đề tâm
- Chương 8: Nghi Thức Phát Khởi Bồ Đề Tâm
- Chương 9: Quan Điểm và Hành Động của Bồ Tát
- Chương 10: Tuệ Trí Toàn Thiện
IlluminatingthePath to Enlightenment - His Holiness the Dalai Lama
HồngNhudịch kệ - Tuệ Uyển chuyển ngữ
TRÁCH NHIỆMPHỔ QUÁT
Anhchịem thân mến, chúng tôi rất vui mừng hiện diện nơi đâyvới tất cả. Chúng tôi luôn luôn tin rằng nhân loạichúng ta tất cả cơ bản đều giống nhau – tinh thần, cảmxúc, và thân thể. Dĩ nhiên có những khác biệt khôngđáng kể, như gầy béo hay màu da, nhưng tất cả chúngta đều có hai mắt, hai tai, và một mũi. Vì thế,chúng tôi luôn luôn vui vẻ để cùng hành động và nói chuyệnvới những anh chị em loài người của chúng ta. Trongcách này, chúng tôi học được những điều mới lạ, chínhkhi chúng tôi tiếp nhận một câu hỏi về những điều gìhoàn toàn không ngờ. Những thành viên trong thính chúngkhơi dậy những nhận thức hay quan điểm mới mẻ, điềucho chúng tôi cơ hội để phản ánh và phân tích. Nóthật là hữu ích.
Tuythế chúng tôi muốn làm rõ – ngay cả cảnh báo đến quývị - rằng quý vị không kỳ vọng quá nhiều. Không cóphép mầu. Chúng tôi rất hoài nghi những điều nhưthế. Nó rất nguy hiểm nếu người ta đến nghe chúngtôi thuyêt giảng và tin rằng chúng tôi có những loại nănglực chửa bệnh nào đấy, thí dụ như thế. Chính tôicũng ngờ vực những ai tuyên bố rằng họ có khả năng trịbệnh. Một thời gian trước đây, tại một cuộc tậphọp đông đảo ở Anh Quốc, chúng tôi đã nói những điềugiống như vậy. Cúng lúc chúng tôi nói với thính chúngrằng nếu thật sự có một người cứu chửa bệnh ở đấy,chúng tôi muốn chỉ cho người ấy những vấn đề của lànda chúng tôi. Đôi khi thật là vui lòng sung sướng đểgảy ngứa, nhưng như đạo sư Ấn Độ Long Thọ đã nói ,“tốt hơn là đừng có vết ngứa hơn là thỏa mãn khi gáyngứa.” Nhưng cách nào đi nữa, chúng tôi chưa từnggặp một người như thế (có khả năng chửa bệnh). Tuy vậy, nếu quý vị ở đây chỉ vì hiếu kỳ, điều ấythật tuyệt diệu. Chúng tôi thật vui vì có cơ hội nàyđể nói chuyện với quý vị và cũng muốn bày tỏ lòng biếtơn sâu xa của chúng tôi đến những ai đã tổ chức nên sựkiện này.
Cănbản là mọi người muốn một đời sống hạnh phúc và thànhcông. Điều này không chỉ là mục tiêu của chúng tamà cũng là quyền lợi chính đáng của chúng ta. Thếthì câu hỏi đặt ra là, làm thế nào chúng ta đạt đếnhạnh phúc này trong đời sống? Dường như rằng trongthời hiện đại này, khi mà những khả nằng về kỷ thuậtvà vật chất phát triển quá tốt và thuận tiện một cáchtự do, chúng ta nghĩ rằng những thứ vật chất là nhân tốchính yếu trong sự hài lòng những khát vọng và làm thỏamãn những mục tiêu của chúng ta. Vì thế, chúng ta đãcó những kỳ vọng quá nhiều về những thứ vật chất vàđặt quá nhiều niềm tin ở chúng; những sự tin tưởng quámạnh về vật chất đã cho chúng ta những hy vọng sai lầmtrong những thứ thật sự thiếu một cơ sở vững chắc. Như một kết quả, chúng ta quên lãng những giá trị nộitại và tình trạng của tâm linh.
Dobởi dựa vào quá nhiều trên những thứ vật chất ngoạittại để làm cho đời sống của chúng ta đầy đủ ý nghĩa,chúng ta di chuyển xa rời những giá trị căn bản của conngười. Dĩ nhiên, sự phát triển vật chất là thiếtyếu và rất hữu dụng, nhưng thật sai lầm để kỳ vọngrằng tất cả những vấn nạn của chúng ta có thể giảiquyết qua những nhận thức ngoại tại. Nhưng khi sựphát triển vật chất và tâm linh được phối hợp, chúngta có thể đạt đến mục tiêu của một đời sống hạnhphúc. Do vậy, trong khi tập trung trên sự phát triển vậtchất, cũng thật thiết yếu để chúng ta đặt chú ý đếnnhững giá trị nội tại.
Khichúng tôi dùng từ ngữ “tâm linh”, không cần thiết cóý nghĩa tín ngưỡng tôn giáo. Nó thật rõ ràng rằng,có hai trình độ tâm linh - tâm linh với tín ngưỡng tôngiáo và không tôn giáo. Một cách minh bạch, một cá nhâncó thể điều nghiên để hướng đến một đời sống đầyđủ ý nghĩa mà không có tín ngưỡng, những chúng ta khôngthể là một người hạnh phúc an lạc mà không có những cănbản giá trị tâm linh nhân loại. Cho đến khi nào chúngta vẫn là những con người, không có cách nào chúng ta cóthể hờ hững điều này.
Cănbản giá trị nhân loại là những gì? Có hai trình độ. Trên một trình độ, có một ý thức quan tâm đến ngườikhác, chia sẻ với người khác – ý thức về tính chấtduy nhất mà nó đến từ việc thấy rằng tất cả mọi ngườinhư là anh chị em trong một gia đình nhân loại, đem đếnsự tôn trọng, bao dung, nhẫn nại, và kỷ luật tự thân. Chúng ta ngay cả tìm thấy một số những phẩm chất này trongthế giới loài vật. Tuy nhiên, trong một trình độ khác,do bởi sự thông minh của con người chúng ta và sự hiểubiết vươn xa đến những kết quả, chúng ta có thể tăngtrưởng có chủ tâm những phẩm chất nào đấy và cố gắngđể kiềm chế hay ngăn trở những kẻ khác. Trongcách này, con người thật là thành thạo tinh vi hơn nhữngcon vật.
Conngười và con vật cùng bình đẳng về những khát vọng cănbản cho hạnh phúc an lạc hay hài lòng thỏa mãn. Điều này là thông thường đến tất cả những chúng sinh. Tuy vậy, điều đặc trưng về chúng ta là sự thông minh củacon người. Khát vọng đạt đến hạnh phúc, sungsướng, và hài lòng chính yếu qua năm giác quan không phảilà đặc trưng của con người, không có sự phân biệt nhiềugiữa con người với con vật trong sự quan tâm này. Tuythế, điều gì phân biệt chúng ta những con người với nhữngcon thú, đấy là khả năng của chúng ta dùng những tài nghệcủa thông tuệ trong yêu cầu thỏa mãn sự khát vọng tựnhiên để được hạnh phúc và vượt thắng khổ đau. Nó chính là khả năng này để phán xét giữa hậu quả ngắnhạn và dài hạn của thái độ và những hành độngchúng ta mà thật sự phân biệt những con người chúng ta vớinhững con thú; tận dụng những phẩm chất đặc trưng củacon người trong đường hướng đúng đắn là minh chứng chúngta đúng là những con người thật sự.
Mộtnhân tố quan trọng khác là có hai loại đau đớn và sung sướng– trình độ đớn đau và vui sướng vật lý, hay cảm giácvà thứ kia là trình độ tinh thần. Nếu chúng ta thửnghiệm trong đời sống hằng ngày của mình, sẽ trở nênrõ ràng rằng chúng ta có thể làm dịu hay khuất phục đauđớn vật lý một cách tâm lý. Khi chúng ta an lạc vàtĩnh lặng, chúng ta có thể quên đi những sự khó chịu vậtlý một cách dễ dàng, như là những cảm giác đau đớnvà không vừa ý. Tuy nhiên, khi chúng ta không vui hay vịquấy nhiễu, thế thì ngay cả những nhân tố ngoại tại nhấthạng, như là những kẻ đồng hành, tiền của, và tiếngtăm đều tốt đẹp, cũng không thể làm chúng ta hạnh phúcvui vẻ. Điều gợi ý này cho chúng ta thấy rằng khôngkể những kinh nghiệm cảm giác của chúng ta mạnh mẻ thếnào đi nữa, chúng không thể lấn áp hay vượt thắng tìnhtrạng của tinh thần tâm linh chúng ta; kinh nghiệm tinh thầnlà vượt trội cơ chế vật lý. Lĩnh vực tinh thần nàycủa an lạc và khổ sở hay đớn đau và vui sướng mà sựứng dụng trên tuệ thông minh của con người biểu hiện mộtvai trò ảnh hưởng vô cùng rộng lớn.
Sựthông tuệ của con người tự nó là trung tính; nó chỉ làmột công cụ mà có thể được dùng trong những đường lốitàn phá hay xây dựng. Thí dụ, nhiều sự khổ đau củachúng ta đã đến như một kết quả của năng lực về sựtưởng tượng và khả năng của chúng ta nghĩ về tương lai,điều có thể tạo nên nghi ngờ, dự đoán, chán nản, haysợ hãi. Thú vật không có những vấn nạn này. Nếu một con thú tìm ra thực phẩm ngon và nơi cư trú tốt và không có những sự phiền toái trước mắt, chúngcó thể sinh sống thật là an bình, nhưng với con người ngaycả khi chúng ta được ăn uống đủ đầy và chung quanh lànhững người đồng hành tốt, âm nhạc du dương, v.v…, sựthạo đời và sự dự đoán không cho phép chúng ta ngơi nghĩ. Thông minh của con người, nói cách khác, là một cội nguồncủa lo lắng và vấn nạn. Sự bất mãn khởi lên từsự tưởng tượng quá đáng không thể được giải quyếtbằng những biện pháp vật chất.
Sựthông tuệ của con người, vì thế, có thể là rất ảnh hưởnghoặc là tiêu cực hoặc là tích cực. Nhân tố then chốttrực tiếp đến nó tích cực hơn là một thái độ tinh thầnđúng đắn. Để có một đời sống hạnh phúc an lạc– những ngày hạnh phúc và những đêm an lạc – điều cựckỳ quan trọng là phối hợp sự thông tuệ của con ngườivới những giá trị căn bản của nhân loại. Nếu tâmthức chúng ta yên bình, cởi mở và tĩnh lặng lúc ban ngày,thì những giấc mơ sẽ phản ánh những kinh nghiệm này vàlà an lạc. Nếu cả ngày chúng ta trải qua những sợhãi, khích động, và nghi ngờ, chúng ta sẽ tiếp tục tiếnvào những rắc rối trong những giấc mơ của chúng ta. Do vậy, để có an lạc hạnh phúc hai mươi bốn giờ mộtngày, chúng ta phải có những thái độ tinh thần chínhtrực.
Thayvì nghĩ về tiền tài và những thứ vật chất mỗi phút trongngày, chúng ta phải đặt trọng tâm vào thế giới nội tạicủa chúng ta. Thật là hấp dẫn và hứng khởi để tựhỏi chính mình những câu hỏi như sau, “Tôi là ai?” và“Cái tôi ở chỗ nào?” Thông thường, chúng ta cho cái“tôi” của chúng ta là điều tất nhiên. Chúng ta cảmthấy rằng trong chúng ta là có điều gì là vững chắc, độclập; rằng nó là chủ nhân ông của tâm thức, thân thể,và những sở hữu của chúng ta. Nếu chúng ta phản chiếuvà khảo sát nơi nào mà điều cũng được gọi là cái tựngã đầy quyền năng và quý giá ấy thật sự tọa lạc, nósẽ minh chứng rất là hữu ích. Chúng ta cũng nên hỏi“Tâm là gì? Nó ở nơi nào?” bởi vì điều lớn nhấtcủa tất cả những năng lực quấy nhiễu là những cảmxúc tiêu cực. Khi tất cả những cảm xúc tàn phá nàyđược phát triển một cách đầy đủ, chúng ta sẽ trở thànhnô lệ của chúng; giống như điên khùng. Vì thế, khi những cảm xúc tiêu cực khởi lên, thật hữu ích đểhỏi thăm, “Tất cả những thứ này đến từ chốn nào?”
Nhântố then chốt trong phát triển và tăng trưởng những giá trịcăn bản của nhân loại – ý thức về quan tâm và chia sẻvới những người khác – là sự tác động nhân bản, mộtcảm giác thân cận với những người khác. Phẩm chấtnày hiện diện với chúng ta từ khoảnh khắc của sự thụthai. Theo một số chuyên gia y học, đứa bé chưa sinhcó thể nhận ra giọng nói của mẹ nó. Điều này rồithì biểu lộ ngay cả, đứa bé cảm thấy gần gũi và thânái đối với mẹ nó. Một khi đứa bé được sinh ra,nó tự động bú sữa của mẹ nó. Bà mẹ cũng trảiqua một cảm giác gần gũi đến đứa con của bà ta. Bởi vì điều này, sữa của bà mẹ tuôn chảy một cách tựdo. Nếu mỗi bên thiếu vắng cảm giác thân tình ấy,đứa bé sẽ không thể sống sót. Mỗi chúng ta đã bắtđầu đời sống bằng cách ấy và nếu không có tác độngnhân tính một cách xác định sẽ không thể sống còn.
Y họccũng dạy chúng ta rằng những cảm xúc thủ một vai trò rấtquan trọng trong sức khỏe. Thí dụ, sợ hãi và thù hận,rất tệ hại cho chúng ta. Cũng thế, khi những cảm xúckhởi lên một cách mạnh mẻ, những phần nào đấy trong nãobộ bị đóng lại và sự thông tuệ của chúng ta không thểhoạt động một cách chính xác. Chúng ta cũng có thểthấy từ kinh nghiệm hằng ngày của mình rằng những cảmxúc tiêu cực mạnh có thể làm chúng ta không thoải mái vàcăng thẳng, đưa đến những vấn đề với bộ tiêu hóa vàngủ nghỉ cũng như là nguyên nhân với một số chúng ta dùngđến thuốc an thần, thuốc ngũ, rượu, hay những thứ ma túykhác.
Xahơn nữa, khi những cảm xúc tiêu cực phát triển chúng cóthể quấy nhiễu sự cân bằng tự nhiên của thân thể chúngta, kết quả trong áp huyết cao và những thứ bệnh truyềnnhiễm khác. Một nhà nghiên cứu đã đưa ra những dữliệu tại một hội nghị cho biết rằng những người thườngdùng đến những từ ngữ như là “tôi”, “ta”, và “củatôi” có một sự nguy hiểm lớn hơn về chứng nhồimáu cơ tim. Vì thế, dường như rằng nếu chúng ta muốncó một cơn nhồi máu cơ tim, chúng ta nên thường lập lạinhững từ ngữ giống như một thần chú và luôn luôn nóirằng “tôi, tôi, tôi,…”.
Nếuchúng ta nghĩ về chúng ta như là rất quý giá và tuyệt đối,toàn bộ sự tập trung tinh thần của chúng ta trở nên rấthẹp hòi và giới hạn và ngay cả những vấn đề nhỏ nhoihay thứ yếu cũng có thể dường như không thể chịu đựngnổi. Tuy vậy, nếu chúng ta có thể suy nghĩ môt cáchtổng quát hơn và thấy những vấn đề của chúng ta từ mộtviễn cảnh rộng rãi hơn, chúng sẽ trở nên không quan trọng. Thí dụ, nếu chúng ta xoay thái độ tinh thần của chúng tatừ việc quan tâm cho lợi ích chính mình đến lợi ích củanhững người khác, tâm thức chúng ta tự động rộng lớnra và những vấn đề của chính chúng ta xuất hiện kém quantrọng hơn nhiều và dễ dàng để đối diện hơn.
Lợiích thật sự của việc thực hành từ bi yêu thương và quantâm đến kẻ khác là nơi chính hành giả ấy. Chúng tacó thể có cảm tưởng rằng những lợi ích chính của thựchành từ bi cuối cùng là những ai đó tiếp nhận; rằngthực hành từ bi chỉ liên hệ cho những ai quan tâm đến nhữngngười khác và không liên quan đến những người không đượclưu tâm đến, bởi vì lợi ích chính của nó đến với nhữngngười khác. Đây là một sai lầm. Lợi ích trựctiếp tức thời của thực hành từ bi thực sự được kinhnghiệm bởi người thực hành.
Bởivì tâm chúng ta mở rộng và chúng ta cảm thấy dễ chịu hơnkhi chúng ta nghĩ về nhân loại và lợi ích của những ngườikhác, nếu chúng ta có thể phát sinh thái độ tinh thần này,bất cứ khi nào chúng ta gặp ai đấy, chúng ta sẽ cảm thấyrằng đây là một người anh chị em nhân loại khác và sẽlập tức có thể giao tiếp với sự thanh thản. Khi chúngta chỉ nghĩ về chính mình, cánh cửa nội tại duy trì sựđóng kín và chúng ta tìm thấy nó rất khó khăn để giao thiệpvới những đồng loại con người của chúng ta.
Sựthực hành từ bi và quan tâm đến những kẻ khác lập tứcmang đến cho chúng ta sức mạnh nội tại và an bình nội tâm. Dĩ nhiên, từ bi cũng có thể lợi ích cho những người khácmột cách trực tiếp, nhưng điều chắc chắn là lợi íchmà chúng ta tự kinh nghiệm. Do vậy, điều này thật rõràng, rằng nếu chúng ta thật sự quan tâm về tương lai chínhchúng ta và hạnh phúc an lạc của chính đời sống của mình,chúng ta nên phát triển một thái độ tinh thần trong điềumà thực hành từ bi đóng một vai trò trung tâm. Đôi khi chúngtôi nói đùa với mọi người rằng nếu chúng ta muồn vịkỷ một cách thật sự, thế thì chúng ta nên vị kỷ mộtcách thông tuệ tốt hơn là vị kỷ một cách kém thông minh.
Điềunày là thực tế. Hãy nghĩ về những điểm này và thểnghiệm với chúng. Cuối cùng quý vị sẽ phát triểnmột sự tĩnh thức chính niệm to lớn hơn của những gì màchúng tôi vừa nói.
Mộttu sĩ già sáu mươi bốn tuổi và trong một vài ngày nữa chúngtôi sẽ là sáu mươi lăm. Phần lớn cuộc đời củachúng tôi đã không là hạnh phúc. Hầu hết mọingười đã biết về những kinh nghiệm khó khăn của chúngtôi. Khi lên mười lăm, chúng tôi mất tự do của mình;lúc hai mươi bốn tuổi chúng tôi mất đi non sông của chúngtôi. Bây giờ bốn mươi mốt năm trôi qua từ khi chúngtôi trở thành người tị nạn và những tin tức từ quê hươngluôn luôn là rất buồn rầu. Tuy vậy trong tâm, tình trạngtinh thần của chúng tôi dường như rất bình lặng. Nhữngtin tức đau buồn vào lỗ tai này và ra lỗ tai kia, không dínhmắc gì nhiều trong tâm thức của chúng tôi. Kết quảlà sự an bình nội tâm không bị quấy nhiễu quá nhiều.
Đâykhông phải bởi vì chúng tôi là một loại người đặc biệt, chúng tôi đùa với những người bạn Trung Hoa về từ ngữ“Hoạt Phật”, có nghĩa là “Phật Sống”. Ngay chínhthuật ngữ này rất nguy hiểm; nó hoàn toàn sai. Từ ngữTây Tạng là “lama – lạt ma”, trong tiếng Phạn, đấy là“đạo sư – guru”. Không có ẩn ý gì về “PhậtSống” trong những từ ngữ này, vì thế chúng tôi không cóý kiến làm thế nào người Trung Hoa lại có ngôn từ “PhậtSống” từ những chữ nghĩa ấy. Thế nào đi nữa, chodù mọi người gọi là chúng tôi là một vị Phật Sống,một Thánh Vương, hay trong một số trường hợp là kẻ phảncách mạng ma quỷ, nó chẳng hề gì. Thực tế chúng tôichỉ là một con người, một tu sĩ đơn giản. Không cógì khác biệt giữa chúng ta, và theo kinh nghiệm của cá nhân,nếu chúng ta đặt trọng tâm nhiều hơn đến thế giới nộitại thế thì đời sống chúng ta có thể là hạnh phúcan lạc hơn. Quý vị có thể đạt được nhiều thứnhư một kết quả của đời sống trong một xã hội pháttriển vật chất, nhưng, thêm nữa, nếu chúng ta chú tâm hơnđến thế giới nội tại của mình, đời sống của chúngta sẽ trở nên giàu có hơn và hoàn toàn hơn.
Cónhiều phần của thế giới nơi mà toàn bộ những cộng đồngvẫn đang vật lộn để đạt đến tiêu chuẩn căn bản củađời sống. Khi người ta phải chiến đấu cho sự dinhdưỡng hằng ngày, hầu hết tất cả những năng lượng củahọ và sự tập trung cần thiết của họ bị hướng trựctiếp đến mục tiêu ấy, điều mà không thật sự cho phépbăn khoăn và những vấn đề tinh thần lộ diện trên bềmặt. Ngược lại, có ít hơn sự đấu tranh hàng ngàycho tồn tại trong những xứ giàu có hơn ở phương Bắc bởivì những xã hội này đã đạt đến trình độ tương đốicao về phát triển vật chất. Tuy nhiên, điều này chophép những người ở đấy chú ý hơn đến những vấn đềvề cảm xúc và tinh thần trong tự nhiên.
Quarèn luyện tâm thức chúng ta có thể trở nên bình lặng hơn. Điều này cho chúng ta những cơ hội lớn hơn để tạo nênnhững gia đình hòa thuận và những cộng động con ngườihòa hiệp mà chúng là nền tảng của một thế giớihòa bình. Với sức mạnh nội tại, chúng ta có thể đốidiện với những vấn đề trên trình độ gia đình, xã hộivà ngay cả trên cấp độ toàn cầu trong một phương cáchthực tiễn hơn. Bất bạo động không có nghĩa là thụđộng. Chúng ta cần giải quyết những vấn đề qua đốithoại trong một tinh thần hòa giải. Đây là một ý nghĩathật sự của bất bạo động và là nguồn gốc của hòabình thế giới.
Điềutiếp cận này cũng có thể rất hữu ích trong môi trườngsinh thái. Chúng ta luôn luôn nghe về một môi trườngtốt đẹp hơn, thế giới hòa bình, bất bạo động, v.v…nhưng những mục tiêu như thế không được đạt đến khôngqua sự áp dụng những quy tắc về những giải pháp của LiênHiệp Quốc; nó đòi hỏi sự chuyển hóa cá nhân. Một khi chúng ta đã phát triển một xã hội an hòa trong điềumà những vấn nạn được dàn xếp qua đối thoại, chúngta có thể nghĩ một cách nghiêm chỉnh về giải trừ quânbị - trước tiên trên mức độ quốc gia, rồi là mức độkhu vực; và cuối cùng là mức độ toàn cầu. Tuy vậy, sẽ rất khó khăn để đạt đến những điều này ngoạitrừ tự chính những cá nhân trải qua một sự thay đổi trongchính tâm thức họ.
CÂU HỎI VÀTRẢ LỜI
HỎI: Chúng ta có thể làm gì để chống lại bạo động thườngthấy quá nhiều trong xã hội chúng ta?
ĐÁP:Chúngtôi nghĩ chúng tôi vừa trả lời điều ấy! Về mặtkhác, chúng tôi không có câu trả lời đặc biệt đến câuhỏi của bạn. Tuy thế, chuyển hóa thái độ tinhthần là nhiệm vụ chính của chúng ta. Làm thế nào chúngta có thể hoàn thành điều này: Làm thế nào chúngta có thể mang việc làm này về trong gia đình và trườnghọc? Nơi đây, giáo dục (học vấn) là thiết yếu. Không phải qua nguyện cầu hay thiền quán tôn giáo, v.v…nhưngqua sự giáo dục thích đáng. Những trình độ khác nhaucủa thể chế giáo dục có một vai trò rất quan trọng đểbiểu hiện trong sự đẩy mạnh tâm linh nhân loại trong hìnhthức phù hợp với luân thường đạo lý xã hội. Chúngtôi không phải là một nhà giáo dục, nhưng mọi người cầnnói một cách nghiêm chỉnh hơn về việc làm thế nào đểtăng cường và mở rộng chương trình giáo dục làm nó hoàntoàn hơn. Truyền thông cũng có thể đóng một vai tròquan trọng trong việc đẩy mạnh những giá trị con người. Nói khác hơn, chúng tôi không chắc điều gì có thể hoàntất.
HỎI: Trong xã hội vật chất và tiêu thụ hướng dẫn này, làmthế nào để chúng ta vượt thắng những khát vọng đòi hỏivà dính mắc đến những lợi ích vật chất?
ĐÁP:Nếu nghĩ một cách sâu xa trong những hình thức của sự thựchành tâm linh về việc đào luyện những khát khao vàhài lòng vừa phải, chúng tôi sẽ nói trong một sự tôn trọngrằng có nhiều cơ hội hơn cho những ai sống trong những xãhội dồi dào về vật chất. Những người trong nhữngxã hội phát triển ít vật chất hơn không có cơ hội thựcsự kinh nghiệm sự giới hạn của nhưng điều kiện vậtchất và những sự dễ dàng. Nếu sống trong một xãhội phong phú vật chất, dễ dàng hơn để thấy những sựgiới hạn của những sự dễ dàng vật chất trong dạng thứccung ứng sự hài lòng. Vì thế, chúng tôi muốn nói rằngtrong một xã hội phong phú về vật chất thực tế cónhiều cơ hội hơn cho những thực hành tâm linh. Dĩ nhiên, tất cả tùy thuộc trên chính những thái độ và suy nghĩcủa những cá nhân.
Tuythế, ý kiến gốc rể sâu xa của phương Tây hiện hữu nhưmột nền văn hóa vật chất bị hướng dẫn bởi tiêu thụcó thể chứa đựng một yếu tố của sự tưởng tượng. Người ta đưa ra những phạm trù khác biệt giữa những nềnvăn hóa Đông Tây và rổi thì như những người Tây Phương,quý vị bắt đầu tin vào chúng. Quý vị nghĩ rằng cuộcsống của quý vị bị lèo lái bởi những giá trị vật chất; quý vị chiếu ra một hình ảnh nào đấy về nền văn hóacủa chính mình và bắt đầu tin tưởng vào nó, ghi nhớ mãimột khuynh hướng tâm thức nào đấy.
Trongnhững người bạn Tây Phương, chúng tôi biết những cá nhânvới một sự quyết tâm và dâng hiến vô cùng thâm sâu đếnviệc thực hành Phật Pháp. Họ cũng có một trình độkinh nghiệm cao đặt căn bản trên sự thực hành thiền quánlâu dài và sống theo những kinh nghiệm mà họ đạt được. Chúng ta có thể tìm thấy những người như thế ở cả Tâyvà Đông Phương. Căn bản tự nhiên của tất cả nhữngcon người là như nhau.
HỎI: Cách đây không lâu, nhiều người đã trở nên lệ thuộcvào thuốc giảm đau. Đối vói một số người nó làmột sự quan tâm y học nghiêm trọng nhưng đối với mộtsố người khác nó có thể là cách duy nhất để giải quyết. Ý kiến của Ngài về câu hỏi này là thế nào?
ĐÁP: Khi chúng ta nói về y dược như là thuốc giảm đau chẳnghạn, dĩ nhiên, có nhiều điều kiện khác nhau. Trong mộtsố trường hợp, căng thẳng có thể là nguyên nhân bởi nhữngđiều kiện vật lý hay sinh lý qua sự mất cân bằng trongcơ thể. Dưới những tình trạng như thế, dùng thuốcgiảm đau có thể thực sự hổ trợ cá nhân và là một cáchhữu hiệu của việc xử dụng cho những vấn đề y học. Tuy vậy, có thể có thí dụ khác, nơi mà những sự căng thẳnghay phiền muộn không có một căn bản sinh lý nhưng đến từnhững nhân tố tâm lý. Thế thì sẽ có ảnh hưởng hơnnếu dựa trên những phương pháp nội tại như rèn luyệntâm hay thiền quán.
Đếnvới câu hỏi về những người dùng thuốc giảm đau hay chốngcăng thẳng đơn giản như một cách để đạt đến mộtloại thư giản hay một cách giải quyết dễ dàng, điềuđó rõ ràng là một sự lạm dụng về bản chất. Việclàm cho bớt căng thẳng mà những cá nhân đạt được từviệc dùng thuốc trong cách này chi là tạm thời. Trongkhi thuốc men lưu lại tác động của nó trong cơ thể, conngười duy trì tình trạng thư giản, nhưng khi mà hết thuốc,người ấy lại trở lại tình trạng đau đớn hay căng thẳng. Do vậy, thật hiệu quả hơn để nương tựa vào nhữngkỷ thuật nội tại. Với những điều này, quý vị cóthể sau này nhớ lại sự phương pháp cứu chửa mà mình đạtđược như một kết quả của thiền quán và sự cứutể tự nó sẽ tồn tại lâu dài hơn.
HỎI: Ngài sẽ đề xuất thế nào đến những người thực hànhPhật Pháp nếu họ cảm thấy được mời gọi đến, mà khôngtiếp nhận văn hóa Tây Tạng?
ĐÁP:Điều này xác định là có thể. Thí dụ, không có gìđặc trưng của Tây Tạng về tứ diệu đế. Một cáchcăn bản, không có gì dính dáng đặc trưng đến nền vănhóa Tây Tạng hay Ấn Độ trong Phật Giáo Tây Tạng. Nókhông phải nói về Tây hay Đông.
HỎI: Tại thời điểm của sự chết, làm thế nào một cư sĩ cóthể duy trì trong trạng thái bình lặng thay vì sợ hãi?
ĐÁP:Như chúng tôi đề cập ở trên, nếu chúng ta tĩnh lặng vàyên bình vào ban ngày, giấc mơ của chúng ta cũng sẽ tịchtĩnh và bình an. Bằng sự nối dài, nếu hằng ngày trongcuộc sống chúng ta là an hòa và thân hữu, thì có cũng sẽlà như thế với sự chết của chúng ta. Đấy là sựchuẩn bị tuyệt hảo cho một giây phút lâm chung bình lặng. Nếu đời sống chúng ta đầy ấp nhẫn tâm, sợ hãi, và thùhận, chúng ta sẽ thấy rất khó giả biệt kiếp sống nàytrong an bình.
Nhưmột tu sĩ Phật Giáo, chúng tôi tin tưởng rằng có một đờisống kế tiếp. Trong đặc trưng của sự thực hành tantrachứa đựng nhiều sự chuẩn bị đặc biệt cho sự chếtvà nó rất quan trọng với hành giả làm cho quen thuộc vớichúng vì thế chúng ta có thể hiện thực những thực hànhnày khi chúng ta lâm chung. Do vậy, trong sự thực hànhhằng ngày, chúng tôi thiền quán về sự chết và tái sinhcủa chính mình nhắc đi nhắc lại thường xuyên. Điềunày là sự dự phòng để chuẩn bị cho chúng tôi đối vớisự chết, nhưng chúng tôi vẫn không chắc hoặc là chúng tôisẽ được trang bị chính xác để vận dụng nó khi sự chếtđến thật sự hay không. Đôi khi chúng tôi nghĩ rằngkhi sự chết đến, chúng tôi có thể bắt đầu cảm thấythích thú về nó cho dù tôi có thể thi hành những thực tập này một cách hiệu quả hay không.
HỎI: Bây giờ chủ nghĩa Cộng Sản đã bị mất uy tín, làmsao chúng ta cso thể kiểm soát ngăn cách giữa giàu và nghèo?
ĐÁP:Đây là một câu hỏi thật sự quan trọng. Mọi ngườicó thể thấy là trong cấp độ toàn cầu có một khoảng cáchto lớn giữa những quốc gia giàu và nghèo, chúng ta cũng tìmthấy sự chia cách tương tự của những cá nhân trong mộtquốc gia. Thí dụ, ở các nước giàu số lượng cácnhà triệu phú đang tăng lên, trong khi những người nghèo vẫnnghèo và trong một số trường hợp có thể là bị nghèo hơn. Chỉ mới một ngày gần đây, chúng tôi đã gặp một ngườibạn nói với tôi về công việc mà bà ta đang làm ởthủ đô Hoa Sinh Tân (Hoa Kỳ). Bà ta nói rằng điều kiệnsống của một số gia đình mà bà ta đã viếng thăm thì quáthất vọng rằng chúng không thích hợp cho bất con ngườinào sống ở đó. Trong khi bà ta đang giải thích kinh nghiệmcủa mình, bà ta bắt đầu khóc, và chúng tôi cũng cảm thấybị chấn động.
Điềuđó không chỉ là sai đạo đức mà cũng không thực tế. Chúng ta phải nghĩ một cách nghiêm chỉnh về việc làm thếnào để giảm thiểu vấn nạn này. Chúng tôi đã từngnghe về một số gia đình giàu có bây giờ đang chia xẻ sựsung túc của mình với những người khác. Năm vừa qua,một số người bạn của chúng tôi ở Chicago đã kể vớitôi về một số gia đình giàu có hơn bây giờ mạnh dạnhơn trong việc chia xẻ. Đây là tin tức tốt; chúng tacàng phát triển thái độ từ bi này, chúng ta càng thu hẹpngăn cách giữa giàu và nghèo.
Tuythế, ở cấp độ toàn cầu, chúng tôi cảm thấy rằng sựbắt đầu phải đến từ những nước nghèo, rộng rãi quasự giáo dục (học vấn). Trong những chuyến viếng thămgần đây đến Nam Phi và một số quốc gia Phi Châu khác, chúngtôi thấy một sự ngăn cách to lớn giữa những thành phầnđược ưu đãi và quần chúng và có rất nhiều người thiếutự tin. Thật quan trọng cho những người nghèo thể hiệnmột nổ lực để chuyển hóa thái độ tinh thần của họqua giáo dục. Những người giàu có thể hổ trợ họtrong việc này bằng việc cung cấp những sự dễ dàng vềgiáo dục và đào cùng những khí cụ cần thiết.
Rồithì điều này đưa chúng ta đến câu hỏi về dân số. Hiện nay có hơn sáu tỉ người trên hành tinh này. Đâylà một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng.Nếu chúng ta tăng tiêu chuẩn sinh sống cho những quốc gia nghèo và khôngphát triển như những quốc gia ở Bắc bán cầu, điều đángnghi ngờ là tài nguyên thiên nhiên thế giới có cung ứng đủcho mọi người hay không. Những vấn đề như thế nàylà nguyên nhân bởi một sự thiếu tỉnh thức và sự thấtbại trong việc dùng trí thông minh của con người một cáchthích đáng. Tất cả các quốc gia, nhưng đặc biệt trongnhững nước nghèo, chỉ hướng vào những vấn đề trướcmắt thay vì nghĩ đến những vấn đề dài hạn. Mặcdù thế, qua giáo dục, những giải pháp cuối cùng sẽđược tìm ra.
HỎI: Kính bạch Ngài, với quá nhiều chiến tranh xảy ra nhândanh tôn giáo, Ngài có thể giải thich tại sao Tây Tạng đãkhông xử dụng bạo động tiếp cận đến mục tiêu tự do?
ĐÁP: Trước nhất, chúng tôi tin rằng nhân loại một cách căn bảnlà tử tế và hiền lành và rằng nếu dùng bạo động làchống lại nền tảng tự nhiên của chúng ta. Thứ hai,thật khó khăn để thấy trong lịch sử nhân loại những thídụ về giải pháp quân sự đưa đến sự giải quyết bềnvững của bất cứ vấn đề nào. Xa hơn nữa, ngày nay,biên giới quốc gia đang trở nên kém quan trọng; thí dụ,trong nền kinh tế hiện đại, không có một cách căn bản. Hơn thế nữa, kỷ thuật thông tin và du lịch đang biến thếgiới thành một cộng đồng nhân loại duy nhất. Vì thế,ngày nay nhận thức về độc lập đã kém ý nghĩa hơn.
Mọiviệc lệ thuộc liên đới cao độ. Chính ngay những nhậnthức về “chúng ta” và “họ” đang trở nên khôngthích đáng. Chiến tranh là lỗi thời bởi vì những lânbang là bộ phận của chính chúng ta. Chúng ta thấy điềunày trong những vấn đề kinh tế, giáo dục, và môi trường. Mặc dù, chúng ta có thể có một số hệ tư tưởng khác nhauhay những xung đột khác với lân bang của chúng ta, về kinhtế và về môi trường; chúng ta chia sẻ một cách thiết yếucùng một quốc gia, và tàn phá lân bang chúng ta là đang tànphá chính mình. Điều ấy là khờ dại.
LấyKosovo làm thí dụ, chiến dịch quân sự của Hoa Kỳ và Natođược thấy như một loại giải phóng trên lãnh vực nhânđạo đòi hỏi phải dùng một lực lượng hạn chế. Có thể động cơ là tốt và mục tiêu cũng đúng đắn, nhưng do bởi dùng bạo lực, thay vì hận thù được giảmthiểu, trong một số trường hợp nó có thể gia tăng. Ngay từ lúc đầu, cá nhân chúng tôi đã thấy có những sựhạn chế về việc dùng vũ lực trong trường hợp ấy, mặcdù động cơ và mục tiêu là tích cực. Một cách căn bảnbạo lực là lỗi thời.
Trongtrường hợp của Tây Tạng, cho dù chúng tôi thích hay không,chúng tôi phải sống bên cạnh những người anh chị em ngườiHoa. Người Tây Tạng đã có những mối liên hệ vớiTrung Hoa gần hai nghìn năm. Đôi khi nó là hạnh phúc anlạc; có lúc thì không. Ngay bây giờ chúng tôi đang trảiqua một giai đoạn không vui, nhưng bất chấp điều này, chúngtôi phải sống với nhau như những láng giềng. Do thế,để sống một cách thanh bình, hòa hiệp và với tình hữunghị trong tương lai, thật cực kỳ quan trọng là trong khiđang diễn ra sự tranh đấu cho tự do, chúng tôi tránh dùngbạo lực. Đây là nền tảng niềm tin của chính chúngtôi.
Mộtđiều khác là để tìm ra một giải pháp đến những vấnđề giữa Trung Hoa và Tây Tạng, sự hổ trợ của những ngườiHoa là thiết yếu. Có một sự lớn mạnh về hổ trợvà tình đoàn kết cho Người Tây Tạng phát sinh trong nhữngngười Hoa và điều này rất đáng khích lệ. Nhưng nếuchúng tôi dùng đến bạo lực và làm những người Hoa đổmáu, ngay cả những người Hoa trí thức nào đấy nhìn nhậnsự đấu tranh của Tây Tạng là đúng đắn và rằng ngườiTây Tạng đã thật sự khổ đau qua cái gọi là giảiphóng hòa bình của Tây Tạng sẽ thu hồi sự hổ trợ củahọ bởi vì anh chị em của chính họ đang khổ đau. Vìthế, thật cực kỳ quan trọng xuyên suốt qua sự chiếnđấu của chúng tôi là chúng tôi tiếp tục dựa trên nhữngphương tiện bất bạo động.
HỎI: Làm thế nào để ai đấy duy trì một chế độ tâm linh haymột sự nuôi dưỡng tâm linh trong một thế giới bận rộnnhư thế này? Có một mật ngôn rất nhanh và đơn giảnmà một người có thể đọc lên khi vừa mới thức dậy hayđiều gì để tập trung trong ngày để cảm thấy tĩnh lặngkhông?
ĐÁP:Chúngta có thể làm điều này để rèn luyện tâm thức chúng ta. Bắt đầu bằng sự dậy sớm vào buổi sáng. Cố tu sĩdòng Trappist là Thomas Merton, đã dậy lúc 2:30 sáng và đi ngủlúc 7:30 tối. Thời khóa biểu của chúng tôi bắt đầutrễ hơn một giờ, chúng tôi dậy lúc 3:30 và lên giườnglúc 8:30. Vì vậy, quý vị có thể cần hy sinh việc thứckhuya và các câu lạc bộ về đêm. Nếu quý vị thực sựthích thú điều ấy, có thể quý vị nên làm một lần mộttháng.
Rồithì, dậy sớm, khảo sát đời sống hằng ngày và một sốđiểm mà chúng tôi đã đề cập rồi. Thí nghiệm và phân tích. Điều này là con đường chính xác thiết thực;Chúng tôi không biết cách nào đơn giản hơn. Xa hơn nữa,chúng tôi rất nghi ngờ những ai tuyên bố rằng những vấnnạn có thể được giải quyết chỉ bằng cách chúng ta nhắmmắt lại. Những vấn đề có thể được giải quyếtchỉ thông qua việc phát triển thái độ tinh thần một cáchthật sự thích đáng, điều đòi hỏi thời gian và nổ lực.
HỎI: Ngài dùng mỗi thời khắc để cống hiến cho những ngườikhác. Nếu Ngài có thể thực hiện một chuyến đinghỉ ngơi một mình, Ngài sẽ làm gi?
ĐÁP:Chúng tôi sẽ một giấc ngủ dài! Một lần nọ, chúngtôi đến thủ đô Hoa Sinh Tân từ Ấn Độ. Nó là mộtchuyến bay rất dài và tôi rất mệt mỏi. Chúng tôi đingủ lúc 5:30 chiều và tỉnh giấc lúc 4:30 sáng hôm sau –chúng tôi đã ngủ hơn mười một giờ đồng hồ. Chúngtôi thấy rất là hữu ích. Vì thế, nếu tôi thực sựcó một chuyến nghĩ ngơi, chúng tôi sẽ có một giấc ngủmười giờ đồng hồ. Dĩ nhiên, rồi thì, trong đờisống hằng ngày, thiền quán cũng là một phương pháp đểthư giản. Trong thiền quán, chúng ta suy nghĩ và phân tíchđời sống, tâm thức và tự ngã. Nếu chúng ta thiềnquán phân tích trôi chảy thông suốt tốt, chúng ta cảm thấythoải mái; nếu không thế, chúng ta chỉ mệt mỏi thêm.
HỎI: Một hành động đơn độc nào mà mỗi chúng tôi có thể nhậnlấy để biểu lộ trách nhiệm phổ quát?
ĐÁP:Mộtđiều mà chúng ta có làm với tính cách cá nhân là để bảođảm rằng sự quan tâm của chúng ta cho môi trường trở thànhmột phần trong đời sống của chúng ta. Chính chúng tôichưa bao giờ tắm trong bồn; chỉ bằng vòi hoa sen. Tắmtrong bồn lãng phí rất nhiều nước, trong nhiều phần củathế giới, có một sự thiếu nước nghiêm trọng. Cũngrất quan trọng để tiết kiệm điện. Bất cứ khi nàorời khỏi phòng, chúng tôi tắt đèn. Điều này đã trởnên một phần rất quen thuộc trong đời sống của chúng tôimà chúng tôi làm không phải qua suy nghĩ. Những hành độngnhư thế làm một phần nhỏ của chính tôi để cống hiếnđến môi trường.
Illuminatingthe Path to Enlightenment: Prologue
UniversalResponsibility
http://www.lamayeshe.com/index.php?sect=article&id=398&chid=1006
TuệUyển chuyển ngữ
22-03-2009