Tự điển Làng Mai
Thuật ngữ - Tên gọi
Ăn Tết Nguyên Đán (sinh hoạt)
Những ngày Tết Nguyên Đán ở Làng Mai thường bắt đầu khá sớm, ngay từ khi đại chúng chuẩn bị ngâm đậu xanh, gạo nếp, rửa lá dong lá chuối để gói bánh chưng bánh tét. Các thầy và các sư cô sẽ đi chọn và cắt cành mai cành đào trong vườn nhà để chăm cho nở đúng Tết, rồi làm mứt tết, dọn dẹp và trang hoàng xóm. Câu đối Tết do Sư Ông viết sẽ được trưng lên trong khắp xóm. Trong những ngày Tết, tất cả các phòng ở của các xóm đều được mở cửa để đón khách tới chúc Tết, từ phòng của các vị trụ trì cho tới phòng của cư sĩ. Mỗi phòng được phát bánh mứt và trái cây để đãi khách. Trong 4 ngày đầu năm mới, đại chúng dành để đi chúc Tết mỗi xóm một ngày. Một ngày chơi Tết thường bắt đầu bằng một thời Bói Kiều. Sau đó đại chúng cùng chơi các trò chơi dân gian, diễn lại những hình ảnh truyền thống của Tết quê Việt Nam như ông đồ ngồi viết câu đối, cụ già răng đen đội khăn mỏ quạ, những cô thiếu nữ trong tà áo dài hay các chàng thư sinh áo dài khăn đóng… trước khi chính thức đi chúc tết các phòng. Đây là dịp duy nhất trong năm ai cũng được phép vào thăm tất cả các phòng của mỗi xóm. Riêng sáng Mồng Một Tết, tứ chúng của đạo tràng cùng huân tập lên thiền đường Nước Tĩnh của Xóm Thượng để mừng thọ Sư Ông. Sư Út của các xóm là người dâng hoa, trái và quà mừng thọ. Sau buổi lễ quý thầy và quý sư cô thực tập phép Tăng ni lạy nhau rồi mới tới thời Bói Kiều. Trước đó, vào tối Giao Thừa (theo giờ Việt Nam), Sư Ông sẽ cùng đại chúng ngồi quây quần để ngâm và bình thơ. Đúng Giao Thừa, chuông trống Bát Nhã được thỉnh lên và đại chúng nghe Sư Ông chúc Tết.
Những ngày Tết Nguyên Đán ở Làng Mai thường bắt đầu khá sớm, ngay từ khi đại chúng chuẩn bị ngâm đậu xanh, gạo nếp, rửa lá dong lá chuối để gói bánh chưng bánh tét. Các thầy và các sư cô sẽ đi chọn và cắt cành mai cành đào trong vườn nhà để chăm cho nở đúng Tết, rồi làm mứt tết, dọn dẹp và trang hoàng xóm. Câu đối Tết do Sư Ông viết sẽ được trưng lên trong khắp xóm. Trong những ngày Tết, tất cả các phòng ở của các xóm đều được mở cửa để đón khách tới chúc Tết, từ phòng của các vị trụ trì cho tới phòng của cư sĩ. Mỗi phòng được phát bánh mứt và trái cây để đãi khách. Trong 4 ngày đầu năm mới, đại chúng dành để đi chúc Tết mỗi xóm một ngày. Một ngày chơi Tết thường bắt đầu bằng một thời Bói Kiều. Sau đó đại chúng cùng chơi các trò chơi dân gian, diễn lại những hình ảnh truyền thống của Tết quê Việt Nam như ông đồ ngồi viết câu đối, cụ già răng đen đội khăn mỏ quạ, những cô thiếu nữ trong tà áo dài hay các chàng thư sinh áo dài khăn đóng… trước khi chính thức đi chúc tết các phòng. Đây là dịp duy nhất trong năm ai cũng được phép vào thăm tất cả các phòng của mỗi xóm. Riêng sáng Mồng Một Tết, tứ chúng của đạo tràng cùng huân tập lên thiền đường Nước Tĩnh của Xóm Thượng để mừng thọ Sư Ông. Sư Út của các xóm là người dâng hoa, trái và quà mừng thọ. Sau buổi lễ quý thầy và quý sư cô thực tập phép Tăng ni lạy nhau rồi mới tới thời Bói Kiều. Trước đó, vào tối Giao Thừa (theo giờ Việt Nam), Sư Ông sẽ cùng đại chúng ngồi quây quần để ngâm và bình thơ. Đúng Giao Thừa, chuông trống Bát Nhã được thỉnh lên và đại chúng nghe Sư Ông chúc Tết.
Gửi ý kiến của bạn