Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Khái niệm "Không" trong kinh tạng Pāli

08/04/201115:23(Xem: 10429)
5. Khái niệm "Không" trong kinh tạng Pāli

BỒ TÁT VÀ TÁNH KHÔNG
TRONG KINH TẠNG PALI VÀ ĐẠI THỪA

Luận án Tiến Sĩ của Tỳ Kheo Ni Thích Nữ Giới Hương

KHÁI NIỆM ‘KHÔNG’ TRONG KINH TẠNG PĀLI

Theo kinh Kim-cang Bát-nhã Ba-la-mật (Vajrachedikā-prajñā-pāramitā Sūtra, 金 剛 般 若 波 羅 密 經), có hai điều tối cần cho một vị Bồ-tát tu tập trí tuệ: "Không bao giờ từ bỏ tất cả chúng sanh và thấy như thật các pháp là không"229là một trong những lý tưởng sâu sắc, tinh tế và ảnh hưởng nhất trong các kinh điển Đại-thừa (大 乘 經).

Śūnyatā (空性) nghĩa là ‘không có gì’, hoặc ‘trống rỗng’ tất cả hiện tượng nhưng lại không phải là ‘trống rỗng’, ‘không có gì’ như được nhấn mạnh trong nhiều kinh điển Đại-thừa, bắt đầu với kinh Bát nhã ba-la-mật (Prajñā-pāramitā Sūtras, 般 若 波 羅 密 經) và từ đó trở thành vô cùng quan trọng không chỉ trong các trường phái Trung luận (Mādhyamika, 中論)và Du-già (Yogācāra, 瑜 伽 論) ở Ấn độ (bao gồm các chi nhánh của các bộ phái này) mà còn cho tất cả các trường phái Đại-thừa ở nhiều vùng cổ và hiện đại. Tánh-không (Śūnyatā, 空 性) cũng đóng vai trò chủ chốt trong các trường phái Kim-cang thừa (Vajrayāna, 金 剛 乘). Do đó, cũng có lý để cho rằng khái niệm Tánh-không như là một sự đổi mới quan trọng nhất trong Đại-thừa. Tuy nhiên, cũng giống như khái niệm Bồ-tát, Tánh-không có hạt giống của nó ở các kinh tạng Pāli. Nói chung, qua tiếp cận các kinh tạng Pali, ta thấy khái niệm Không (Suññatā có năm ý nghĩa)空 như sau:

‘Không’ như Không Thật Thể

Đầu tiên, nhìn vào tự điển Oxford Advanced Learner’s Dictionary230đã định nghĩa ‘không’ như sau:

1. (a) Không có gì bên trong; (b) Không có ai bên trong

2. (a) Không có cái gì, trống rỗng hoặc thiếu (một chất lượng); (b) Vô nghĩa hoặc không mục đích: từ ngữ, lời hứa, giấc mơ...

3. Đói bụng

Và động từ của ‘không’ có nghĩa là:

1. Làm cho trống không

2. (a) Làm trống không cái gì (vào), dời cái gì đó và đặt nó ở nơi khác; (b) Dẹp (từ) cái gì (vào cái gì).

Đây là nghĩa căn bản hoặc đầu tiên của ‘không’ (空, Sanskrit Śūnya) đã diễn tả nghĩa đen (không triết lý) ‘không’, ‘bỏ không’, ‘vô dụng’… Theo những ý nghĩa này, chúng ta có thể hiểu ‘không’ (Suñña) là không tất cả hiện tượng, không thực thể ngược lại với thực thể, đầy tròn, vật chất, xuất hiện… Thật ra, ý nghĩa ‘không’ trong Phật giáo rất là sâu sắc, tinh tế và khó hiểu bởi vì không chỉ không có sắc, thanh, hương… mà cũng không có tất cả các chúng sanh luôn, các hiện tượng tồn tại là tuỳ theo nhân duyên (Pratītyasamutpāda, 緣 起, 因 緣 生 起) nên gọi là không. Ở đây ‘không’ nghĩa là thực tế chân thật rời bỏ những tư tưởng chấp thủ và tà kiến. Đó là lý do nhiều lần, Đức Phật đã khẳng địng rằng:

"Này A-nan, nhờ ta đã an trú ‘không’ nên nay ta được an trú viên mãn nhất." 231

(Suññatāvihārenāhaṁ, Ānanda, etarahi bahulaṁ viharāmīti).232

Tuy nhiên, sự thăng hoa khái niệm ‘không’ trong kinh điển Pāli, ý nghĩa đầu tiên của ‘không’- ‘không thực thể’ có thể được tìm thấy như sau:

"Vị ấy thấy một ngôi làng trống vắng và bước vào trong nhà, vị ấy thấy không có vật gì, trống rỗng và hoang vắng." 233

(So passeyya suññaṁ gāmam yaññad eve gharam paviseyya rittakaññeva paviseyya tucchakaññeva paviseyya suññakaññeva paviseyya).234

Hoặc trong Trường bộ kinh, Đức Phật cũng diễn tả giống ý trên:

‘Này các tỳ-kheo, vào một thời rất lâu, khi hệ thống thế giới này được tiến hoá. Khi thế giới này được tiến hoá, cung điện Phạm thiên hiện ra, nhưng tất cả đều trống rỗng. Lúc bấy giờ, một chúng sanh thọ mạng đã tận, phước báo đã hết, từ cõi trời Quang âm thiên mạng chung và tái sanh ở cung điện Phạm thiên. Những loài chúng sanh ở đấy cũng do ý mà sanh ra, được nuôi dưỡng trong hỷ lạc, toả ánh sáng rực, phi hành trên hư không, tiếp tục sống trong sự quang minh và như vậy, vị ấy sống trong một thời gian dài.’235

(Hoti kho so, bhikkhave, samayo yaṁ kadāci karahaci dīghassa addhuno accayena ayaṁ loko vivaṭṭati. Vivaṭṭamāne loke suññaṁ Brahma-vimānaṁ pātu-bhavati. Ath’ aññataro satto āyukkhayā vā puññakkhayā vā Ābhassarakāyā cavitvā suññaṁ Brahma-vimānaṁ upapajjati. So tattha hoti manomayo pīti-bhakkho sayaṁ-pabho antalikkha-caro subhaṭṭhāyī, cīraṁ dīghaṁ addhānaṁ tiṭṭhati).236

Và trong Kinh-tập (Sutta-nipāta) nói như sau:

‘Này Mogharaja, với chánh niệm hãy quán sát thế giới này như không có bản chất. Vị ấy sẽõ vượt qua sự chết bằng cách chuyển lòng tin trong thực thể. Chết sẽ không đến với vị ấy, người đã quán chiếu thế giới bằng cách này.’

(Sunnato lokam avekkhassu Mogharja sadd sato, attānudiṭṭhim uhacca evam maccutaro siyā evam lokam avekkhantam maccurājā na passati).237

Khái niệm ‘Không’ (Suññatā空) có nghĩa là ‘không’ thì thường được dùng trong ý nghĩa ‘không có’ (chất lượng này hoặc kia):

"Tôn giả Cồ đàm, sự việc như vậy, giới ngoại đạo này là trống không cho đến việc sanh thiên."

"Này Vacca, sự việc như vậy, giới ngoại đạo này là trống không cho đến việc sanh thiên."238

(Evaṁ sante bho Gotama suññaṁ adun titthāyatanaṁ antamaso saggūpagena pīti.

Evam sante Vaccha suññam adun titthāyatanam antamaso saggupagena).239

Cũng trong Trung bộ kinh nhưng tập khác, Đức Phật đã dạy những giá trị tiếp theo như:

‘Và này hiền giả, thế nào là tâm giải thoát Vô tướng? Ở đây, này hiền giả, vị tỳ-kheo không tác ý tất cả tướng, chứng và an trú vô tướng, như vậy gọi là tâm giải thoát Vô tướng. Đây gọi là có pháp môn mà theo đó những pháp ấy nghĩa và danh sai biệt.

Này hiền giả, thế nào là có pháp môn mà theo đó những pháp ấy có nghĩa đồng nhất nhưng danh sai biệt. Này hiền giả, tham, sân và si tạo ra sự hạn lượng. Đối với vị tỳ-kheo đã đoạn trừ các lậu hoặc và tham, sân, si này như cây tala bị chặt tận gốc, không thể mọc lại được nữa. Này hiền giả, khi nào các tâm giải thoát là Vô lượng, thì bất động tâm giải thoát là cứu cánh đối với các tâm giải thoát ấy và bất động tâm giải thoát không có tham, sân, si.

Này hiền giả, tham, sân và si tạo ra tướng. Đối với vị ty økheo đã đoạn trừ các lậu hoặc và tham, sân, si như cây tala bị chặt tận gốc, không thể mọc được nữa. Này hiền giả, khi nào các tâm giải thoát là Vô lượng, thì bất động tâm giải thoát là cứu cánh đối với các tâm giải thoát ấy và bất động tâm giải thoát không có tham, sân, si. Đây gọi là có pháp môn mà theo đó những pháp ấy đồng nghĩa nhưng danh sai biệt.’ 240

(Ayaṁ vuccat’ āvuso suññatā cetovimutti. Katamā c’ āvuso animittā cetovimutti: Idh’ āviiso hhikkhu sabbanimittānaṁ amanasikārā animittaṁ cetosamādhiṁ upasampajja viharati. Ayaṁ vuccat’ āvuso animittā cetovimutti. Ayaṁ kho āvuso pariyāyo yaṁ pariyāyaṁ āgamma ime dhammā nānaṭṭhā c’ eva nānābyañjanā ca. Katamo c’ āvuso pariyāyo yaṁ pariyāyaṁ āgamma ime dhammā ekaṭṭhā, byañjanam – evA-nanam: E,ago kho avuso pamanakarano, doso pamāṇakaraṇo, moho pamāṇakaraṇo; te khīṇāsavassa bhikkhuno pahīnā ucchinnamūlā tālāvatthukatā anabhāvakatā āyatiṁ anuppādadhammā. Yāvatā kho āvuao appamāṇā cetovimuttiyo akuppā tāsaṁ cetovimutti aggam - akkhāyati, sā kho panakuppā cetovimutti suñña rāgena suññā dosena suññā mohena. Rāgo kho āvuso kiñcano,’ doso kiñcano. Moho kiñcano, te khīṇāsavassa bhikkhuno pahīnā ucchinnamūlā tālāvatthukatā anabhāvakatā āyatiṁ anuppādadhammā. Yāvatā kho āvuso ākiñcaññā cetovrmuttiyo akuppā tāsaṁ cetovimutti aggam - akkhāyati, sā kho panakuppā cetovimutti suññā rāgena suññā dosena suññā mohena. Rāgo kho āvuso nimittakaraṇo, doso nimittakaraṇo, moho nimittakaraṇo. te khīṇāsavassa bhikkhuno pahīnā ucchinnamūlā tālāvatthukatā anabhāvakatā āyatiṁ anuppādadhammā. Yāvatā kho āvuso animittā cetovimuttiyo akuppā tāsaṁ cetovimutti aggam akkhāyati, sā kho panakuppā cetovimutti suññā rāgena suññā dosena suññā mohena. Ayaṁ kho āvuso pariyāyo yaṁ pariyāyaṁ āgamma ime dhammā ekaṭṭhā, byañjanam eva nānan ti.)241

Tương ứng với việc sử dụng này, từ (Suññatā) thường dùng để diễn tả sự kiện không thường hằng, thực thể sát kề ngay các hiện tượng của thế giới thực nghiệm:

"Suññam idam attena va attaniyena vā ti."242

Ý nghĩa triết học đặc biệt của từ ‘không’ được bắt đầu từ đây. Đầu tiên từ này được dùng trong nghĩa đen ‘trống không’ (vật chất hoặc bất cứ thực thể nào) như khi dùng với ‘atta’ (ngã) hoặc ‘attaniya’ (tự ngã). Sau đó, từ này được dùng để truyền đạt ý nghĩa của không thực thể. Như vậy từ một từ bình thường đã chuyển sang như một thuật từ có nội dung và ý nghĩa triết học.

Tóm lại, nghĩa đầu tiên của ‘không’ – ‘không thực thể’ trong ý nghĩa không triết lý, rất cụ thể, dễ dàng và không trừu tượng hoặc chung chung, rồi từ từ Đức Phật bắt đầu diễn tả ‘không’ trong ý nghĩa triết học.

‘Không’ như là một Thực Tại

Như chúng ta biết, Phật giáo là một phương pháp sống, giải thoát và những người Phật tử đến Phật giáo bằng sự hiểu biết hoặc trí tuệ chớ không phải lòng tin mê tín. Đạt tuệ giác, Đức Phật đã chỉ cho thấy bốn đặc tính nền tảng của sự hiện hữu con người là vô thường (anicca, 無常,Sanskrit: anitya), khổ (dukkha 苦,Sanskrit: duhkha), vô ngã (anatta, 無 我, Sanskrit: anātman) và không (Suññatā, 空, Sanskrit: Śūnyatā). Bốn điểm này có liên quan đến triết học để hướng dẫn chúng ta tuệ tri được bản thể bên trong chứ không phải là những đề tài tranh luận đạo đức, rồi vội kết luận rằng đời sống là gốc của đau khổ, ngắn ngủi, vô thường, chúng ta không nên ham muốn vì các pháp hiện tượng xung quanh chúng ta là trống rỗng. Tư tưởng bi quan như vậy không chỉ hại tất cả chúng ta trên đường giác ngộ mà còn khiến hiểu sai mục đích lời Đức Phật dạy.

Chúng ta thường quán chiếu thực thể của chúng ta và hiện tượng xung quanh và để nhìn chúng bằng tuệ tri không chấp thủ các phiền não trói buộc. Nguyên lý căn bản của Đức Phật là bằng phương pháp quán và tu tập như thế, chúng ta sẽ thấy tự tại giữa trói buộc.

Trong kinh điển Pāli, Trung bộ kinh (Majjhima Nikāya) đã cống hiến hai kinh đặc biệt quán chiếu về ‘không’ (Suññatā) là: Kinh Tiểu không (Cūlla Suññata Sutta) và Đại không (Mahā Suññata Sutta).

Trong Kinh Tiểu Không, Đức Phật đã định nghĩa ý nghĩa ‘không’ trên hai nét đặc sắc nghĩa là quán ‘không’ về chỗ trú ngụ và các bậc thiền chứng (jhānas). Nói một cách khác, sự quán ‘không’ từ một vật hữu hình cụ thể, đơn giản đến bản chất tế nhị, sâu sắc bên trong. Đầu tiên, Đức Phật giải nghĩa ‘không’ như sau:

‘Trong cung điện của Lộc mẫu (Migāra) này không có voi, bò, ngựa và lừa cái, không có vàng, bạc, không có sự tập hợp của đàn ông, đàn bà, mà chỉ có tăng chúng Tỳ-kheo yên tĩnh.’ 243

(Seyyathāpi ayaṁ. Migāramātu pāsādo suñño hatthigavāssavaḷavena, suñño jātarūparajatena, suñño itthipurisasannipātena; atthi c’ev’ idaṁ asuññataṁ yadidaṁ bhikkhusaṁghaṁ paṭicca ekattaṁ.)244

Vì vậy, tỳ-kheo quán về không thôn tưởng và chỉ tác ý đến sự hiện hữu của tăng chúng. Do thế, Đức Phật xác minh rằng quán nơi trú ngụ ‘không’ có ý nghĩa là khi một tỳ-kheo vào làng sẽ không thấy có gì cả, không có voi, bò, ngựa, lừa, vàng, và bạc… và vị ấy nên tuệ tri chúng là ‘không’. Ngược lại trong cung điện Lộc mẫu có giảng đường, tăng chúng... rồi vị ấy thấy như thật như sự hiện hữu của chúng.

Ý nghĩa kế tiếp là không thôn tưởng, nhân tưởng chỉ có quán chiếu về khu rừng:

‘Các phiền não do duyên thôn tưởng, nhân tưởng không có mặt ở đây và chỉ có một phiền não tức là sự tĩnh mịch của khu rừng.245

(Ye assu darathā gāmasaññaṁ paṭicca, te ‘dha na santi; ye assu darathā manussasaññaṁ paṭicca, te ‘dha na santi; atthi c’ evāyaṁ darathamattā yadidaṁ araññasaññaṁ paṭicca ekattan ti.)246

Giống như vậy, vị ấy đã quán với khái niệm đất. Đó là tầng thứ nhất.

Tầng thứ hai của ‘không’ trong kinh Tiểu Không liên quan đến các trạng thái thiền. Có năm bậc thiền mà một vị tỳ-kheo nên đạt để làm rõ khái niệm ‘không’ và an hưởng niết-bàn:

‘Các phiền não do duyên lâm tưởng, địa tưởng không có mặt ở đây và chỉ có một phiền não tức là sự an tĩnh của Không vô biên xứ tưởng’. 247

(Ye assu darathā araññasaññaṁ paṭicca te ‘dha na santi; ye assu darathā paṭhavīsaññaṁ paṭicca te ‘dha na santi; atthi c’ evāyaṁ darahamattā yadidaṁ ākāsānañcāyatanaṁ paṭicca ekattan ti.)248

Giống như vậy, vị ấy quán chiếu cảnh giới Thức-vô-biên xứ, Vô-sở-hữu xứ, Phi-tưởng-phi-phi-tưởng xứ và Diệt-thọ-tưởng định.

Và trong kinh Đại không, Đức Phật dạy một tỳ-kheo muốn an tịnh vào bên trong Đại không, cần phải:

‘Ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và an trú trong thiền thứ nhất…, thứ hai…, thứ ba…, thứ tư…. Ngay cả như vậy, A-nan, vị tỳ-kheo vững vàng, trầm tĩnh, nhất tâm và an định nội không.’ 249

(vivicc’ eva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi savitakkaṁ savicāraṁ vivekajaṁ pītisukham paṭhamajjhānaṁ upasampajja viharati; vitakkavicārānaṁ vūpasamā ajjhattaṁ sampasādanaṁ cetaso ekodibhāvaṁ avitakkaṁ avicāraṁ samādhijaṁ pītisukhaṁ dutiyajjhanaṁ — tatiyajjhānaṁ — catutthajjhānaṁ upasampajja viharati. Evaṁ kho, Ānanda, bhikkhu ajjhattam eva cittaṁ saṇṭhapeti sannisādeti ekodikaroti samādahati. So ajjhattaṁ suññataṁ manasikaroti; tassa ajjhattaṁ suññataṁ manasikaroto ajjhattaṁ suññatāya cittaṁ na patkkhandati nappasīdati na santiṭṭhati na vimuccati. Evaṁ santam etaṁ, Ānanda, bhikkhu evaṁ pajānāti: Ajjlnittaṁ suññataṁ kho me manasikaroto ajjhattaṁ suññatāya cittaṁ na pakkhandati nappasīdati na santiṭṭhati na vimuccatīti. Itiha tattha sampajāno hoti. So bahiddhā suññataṁ manasikaroti; so ajjhattabahiddhā suññataṁ manasikaroti; so āṇañjaṁ manasikaroti; tassa āṇañjaṁ manasikaroto āṇañje cittaṁ na pakkhandati nappasīdati na santiṭṭhati na vimuccatīti. Evaṁ santam etaṁ, Ānanda, bhikkhu evam pajānāti: Āṇañjaṁ kho me manasikaroto āṇanje cittaṁ na pakkhandati nappasīdati na sautiṭṭhati na vimuccatīti. Itiha tattha sampajāno hoti. Ten’, Ānanda, bhikkhunā tasmiṁ yeva purimasmiṁ samādhinimitte ajjhattam eva cittaṁ saṇṭhapetābbaṁ sannisādetabbaṁ ekodikātabbaṁ samādahātabbaṁ. So ajjhattaṁ suññataṁ manasikaroti; tassa ajjhattaṁ suññataṁ manaaikaroto ajjhattaṁ suññatāya cittaṁ pakkhandati pasīdati santiṭṭhati vimuccati. Evaṁ santam etaṁ, Ānanda, bhikkhu evam pajānāti: Ajjhattaṁ suññataṁ kho me manasikaroto ajjhattam suññatāya cittaṁ pakkhandati pasīdati santiṭṭhati vimuccatīti. Itiha tattha sampajāno hoti. So bahiddhā suññataṁ manasikaroti; bo ajjhattabahiddhā suññataṁ manasikaroti; so āṇañjaṁ manasikaroti; tassa āṇañjaṁ manasikaroto āṇañje cittaṁ pakkhandati pasīdatī santiṭṭhati vimuccati. Evaṁ santam etaṁ, Ānanda, bhikkhu evaṁ pajānāti: Āṇañjaṁ kho me manasikaroto āṇañje cittaṁ pakkhandati pasīdati santiṭṭhati vimuccatīti. Itiha tattha sampajāno hoti.)250

Rồi từ nội không, vị ấy tiến đến ngoại không và bất động. Khi vị ấy đạt được trình độ này, vị ấy biết rất rõ:

A-nan, vị tỳ-kheo biết rất rõ rằng: ‘’Trong khi tác ý bất động, tâm ta hài lòng, hoan hỉ, an trú và hướng đến bất động’.251

(Evaṁ maṁ sayantaṁ nābhijjhādomanassā pāpakā akusalā dhammā anvāssavissantīti; itiha tattha sampajāno hoti.)252

Hoặc Tương Ưng bộ Kinh cũng diễn tả giống ý trên:

"Này Anurādha! Ngươi nghĩ thế nào sắc thân này là thường hay vô thường?

‘Bạch Thế tôn, vô thường.’

‘Cái gì là vô thường thì cái đó là khổ hay lạc?

‘Thưa Thế tôn là khổ’.

‘Cái gì vô thường, cái đó là khổ, cái gì là khổ, cái đó có bản chất của sự biến hoại. Có chính xác chăng khi quán sát: ‘Đây là của tôi. Đây là tôi. Đây là tự ngã của tôi?’’

‘Thưa không, bạch Thế tôn.’

‘Cảm thọ là thường hay vô thường?’

‘Vô thường, thưa Thế tôn.’

Có phải tưởng…, hành…, thức… là thường hay vô thường?

‘Vô thường, thưa Thế tôn.’

"Cái gì vô thường, cái đó là khổ, cái gì là khổ, cái đó có bản chất của sự biến hoại. Có chính xác chăng khi quán sát: ‘Đây là của tôi. Đây là tôi. Đây là tự ngã của tôi?’’

‘Thưa không, bạch Thế tôn.’

Do vậy, này Anurādha! Bất cứ sắc thân gì trong quá khứ, tương lai hoặc hiện tại, bên trong hoặc bên ngoài, tinh tế hay thô kệch, thấp hoặc cao, xa hoặc gần, tất cả sắc ấy cần phải được quán sát như thực tại của nó với trí tuệ rằng: ‘Đây không phải là của tôi. Đây không phải là tôi. Đây không phải là tự ngã của tôi’’

Bất cứ thọ…, tưởng…, hành…, thức nào trong quá khứ, tương lai hoặc hiện tại, bên trong hoặc bên ngoài… nên quán sát nó như thực tại với chánh trí tuệ."253

(Taṁ kim maññasi Anurādha rūpaṁ niccaṁ vā aniccaṁ vā aniccaṁ vā ti. Aniccam bhante, Yam panāniccaṁ dukkhaṁ vā taṁ sukkhaṁ vā ti Dukkham bhante. Yam panāniccaṁ dukkhaṁ vipariṇāmadhammam kallaṁ nu tam samanupassituṁ Etam mama eso ham asmi eso me attā ti .No hetani bhante. Vedanā niccā vā aniccā vā ti, Saññā, Saṇkhārā, Viññāṇaṁ niccam vā aniccaṁ vā ti Aniccām bhante Yam panāniccaṁ dukkhaṁ vā taṁ sukhaṁ vā ti. Dukkham bhante. Yam panāniccam dukkhaṁ viparināmadhammaṁ kallaṁ nu taṁ samanupassituṁ Etam mama eso ham asmi eso me attā ti No hetam bhante. Tasmā ti ha Anurādha yaṁ kiñci rūpam atitānāgata paccuppannam ajjhattam va bahiddha va olarikam va sukhumam va h’nam va panitam va yam dure eantike va sabbaṁ rūpaṁ Netam mama neso ham asmi na meso attā ti evam etaṁ yathābhūtaṁ sammappaññaya daṭṭhabba. Yā kāci vedanā atītānāgatapaccuppannā pe. Yā kāci saññā Ye keci saṇkhārā Yaṁ kiñci viññāṇaṁ atītānāgatapaccuppannam ajjhattaṁ vā bahiddhā vā oḷārikaṁ vā sukhumaṁ vā hīnaṁ vā paṇītaṁ vā, yaṁ dūre santike vā sabbaṁ viññāṇaṁ Netam mama neso ham asmi na me so attā, ti evam etaṁ yathābbūtam sammappaññāya daṭṭhabbaṁ.)254

Từ những điểm trên, ta có thể nói rằng Suññatā (空) không có nghĩa là tất cả các hiện tượng hoặc các trạng thái thiền (禪 定) là không, không có gì hết mà những gì xuất hiện, hoặc chứng đạt, thì được tuệ tri rõ ràng đang tồn tại. Và ngược lại, cái gì biến mất, hoặc không đạt được chúng ta phải hiểu nó trống rỗng như hiện thực đang không có. Do đó, sự ‘phủ định’ hoặc ‘khẳng định’ là một cái gì đó đặc biệt và từ đó Đức Phật hướng dẫn chúng ta phải liễu tri như một thực tại. Do thế, ‘không’ được coi như là triết lý của một thực tại.

‘Không’ như là Vô Ngã

‘Không’ (Suññatā 空) được hiểu như là vô ngã (Anattā, 無 我). Đầu tiên, chúng ta nên nhớ rằng trong các kinh điển Pāli, Đức Phật thường ban pháp thoại về vô ngã hơn là học thuyết ‘không’, bởi vì từ ‘không’ rất trừu tượng và khó hiểu. Nhưng nếu chúng ta nghiên cứu nhiều và chi tiết hơn trong ý nghĩa Suññatā, chúng ta sẽ nhận ra ‘không’ cũng mang ý nghĩa vô ngã.

Trong kinh Tiểu không và Đại không, có một lần Đức Phật nói với tôn giả A-nan (Ānanda) ngài thường an tịnh trong cảnh giới an tịnh của ‘không’ và khi tôn giả A-nan hỏi về ý nghĩa của ‘không’, Đức Phật liền giải thích rằng sự an tịnh trong ‘không’ có nghĩa là sự giải thoát ngang qua tuệ tri về vô ngã và Đức Phật đã dạy tôn giả A-nan như sau:

‘Này A-nan, thật vậy, điều ông đã nghe là đúng đắn, ghi nhớ đúng đắn, tác ý đúng đắn và trì giữ đúng đắn. Này A-nan, trước kia cũng như bây giờ, ta luôn an trú trong (khái niệm) ‘không’ như là sự an trú đầy đủ nhất.

‘Trong cung điện của Lộc mẫu không có voi, bò, ngựa và lừa cái, không có vàng, bạc, không có sự tập hợp của đàn ông, đàn bà và chỉ có tăng chúng tỳ-kheo yên tĩnh; ngay cả như vậy, này A-nan, vị tỳ-kheo không tác ý thôn tưởng, nhân tưởng chỉ tác ý sự tĩnh mịch của khu rừng.’

Tâm của vị ấy thích thú, hân hoan, an trú và hướng đến lâm tưởng. Vị ấy hiểu rằng: ‘Các phiền não do duyên thôn tưởng, nhân tưởng không hiện hữu ở đây. Đây chỉ có một phiền não là sự tĩnh mịch của khu rừng. Vị ấy hiểu rằng: ‘Loại tưởng này là không có xóm làng’. Vị ấy hiểu rằng: ‘Loại tưởng này là không có con người’. Cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Và đối với những cái còn lại, vị ấy hiểu rằng: ‘Do cái này có mà cái kia có’. Vì vậy, này A-nan, điều này đã đến với vị ấy là một sự thật, không sai trái, sự thực hiện hoàn toàn (khái niệm) ‘không’."255

(Taggha te etaṁ, Ānanda, sussutaṁ suggahītaṁ sumanasikataṁ sūpadhāritaṁ. Pubbe cāhaṁ, Ānanda, etarahi ca suññatāvihārena bahulaṁ viharāmi. Seyyathāpi ayaṁ Migāramātu pāsādo suñño hatthigavāssavaḷavena, suñño jātarūparajatena, suñño itthipurisasannipātena; atthi c’ ev’ idaṁ asuññataṁ yadidaṁ bhikkhusaṁghaṁ paṭicca ekattaṁ; evam eva kho, Ānanda, bhikkhu amanasikaritvā gāmasaññaṁ amanasikaritvā manussasaññaṁ araññasaññaṁ paṭicca manasikaroti ekattaṁ. Tassa araññasaññāya cittaṁ pakkhandati pasīdati santiṭṭhati vimuccati. So evaṁ pajānāti: Ye assu darathā gamasaññaṁ paṭicca, te ‘dha na santi; ye assu darathā manussasaññaṁ paṭicca, te ‘dha na santi; atthi c’ evāyaṁ darathamattā yadidaṁ araññasaññaṁ paṭicca ekattan ti. So: Suññam idaṁ saññāgataṁn gāmasaññāyāti pajānāti; Suññam idaṁ saññāgataṁ manussasaññāyāti pajānāti. Atthi c’ ev’ idaṁ asuññataṁ yadidaṁ araññasaññaṁ paṭicca ekattan ti. Iti yaṁ hi kho tattha na hoti, tena taṁn suññaṁ samanupassati; yaṁ pana tattha avasiṭṭhaṁ hoti, Taṁ santaṁ idam atthīti pajānāti. Evam pi ‘ssa esā, Ānanda, yathābhuccā avipallatthā parisuddhā suññatāvakkan ti bhavati).256

Khi dùng nghĩa thông tục không triết học, ‘không’ hầu như thường chỉ cho sự thay đổi một môi trường hoặc sự thay đổi các tri giác chẳng hạn như cung điện của Lộc mẫu có tăng đoàn nhưng giây phút khác kế tiếp ‘không’ có các pháp đó, hoặc bây giờ là tu viện, tỳ-kheo tăng, ni được thấy trong khung cửa sổ, sau đó thay đổi vị trí của tầm nhìn thì ngang qua cửa sổ chỉ thấy bầu trời trống không. Đó là những ví dụ về sự rỗng không mà tâm chuyển đổi do nội dung của tri giác chuyển đổi. Ở đây, chúng không có liên quan đến nguyên lý ‘Suññatā’ như là một thực nghiệm của chân lý nền tảng trong ý nghĩa kinh điển tuyệt đối.

Tuy nhiên, sự nhận thức về các thay đổi tri giác, nói cách khác sự nhận thức các biến đổi của tâm thức thì chỉ thuần dựa vào sự rỗng không của nội dung nhận thức, cũng có thể được áp dụng một cách mô phạm trong phương pháp hướng dẫn thiền, như Đức Phật đã thật sự thực hiện trong chính pháp thoại của ngài ở kinh Tiểu Không.

Không giống như khoa học về tâm lý học, các phương pháp Phật giáo đã phân tích sự thay đổi của tâm, các chủ thể của tâm và sự phát triển khả năng cho sự thay đổi tâm như ý muốn. Trong việc tu tập và phân tích này, một điều kiện cần thiết phải hoàn thành trước tiên: tác ý các pháp nội tại chưa từng được tác ý từ trước đến giờ. Sự tác ý này ngang qua chánh niệm để làm sáng tỏ sự thực nghiệm, cảm xúc, trạng thái của thức, nội dung của các thức như là các tâm pháp đến và đi không ngăn ngại.

Các lý thuyết khoa học đã đưa ra chân lý của họ từ các hiện tượng cụ thể, vì vậy đã tạo nên những cực đoan, những chuẩn mực cho những thành quả của họ; trong khi mục đích tu tập Phật giáo khuyến khích con đường trung đạo hướng đến hoà bình và an lạc. Tuy nhiên, có những Thiền gia lập dị khác thường đã gặp phải vài thực nghiệm cực đoan. Vài Thiền sư cấp tiến đã đạt được những trạng thái an lạc tối thượng, giải thoát khỏi các biến đổi cảm xúc và ý niệm. Những trạng thái tâm như vậy thỉnh thoảng như đạt đến một cảnh giới nhẹ nhàng trống không trong ánh quang minh. Theo truyền thống tu tập thiền quán căn bản, các trạng thái thực nghiệm cực đoan này được gọi là minh-sát-tuệ không hoàn hảo hoặc tuỳ phiền não của minh-sát-tuệ (vipassanā-upakkilesā).

Trong khi giảng pháp thoại cho các thính chúng nghe, Đức Phật thường nhắc đi nhắc lại nhiều pháp ngữ giác tỉnh, đặc biệt như vô ngã (anattā). Vì vậy, để lợi ích hơn, chúng ta nên tìm hiểu thế nào là nguyên lý vô ngã và một vài thuật ngữ trong kinh điển Pali, như thuật từ triết lý ‘không’ đặc biệt chỉ cho giáo lý vô ngã (anattā).

Trong tu tập thiền định, không (Suññatā) và vô ngã (Anattā) là hai khái niệm như không thể tách rời được như ngài Phật-âm (Buddhaghosa, 佛音)257đã nói:

"Quán chiếu vô ngã và quán chiếu không thì cùng một nghĩa, duy chỉ khác nhau về tên gọi mà thôi."

Trong thực thể của thực nghiệm tuệ giác, vô ngã (anattā, 無 我) là minh (vijjā, 明) nghĩa là không có ngã; Minh là trí tuệ, nghĩa là không có vô minh (avijjā, 無 明) để chia chẻ thực tại thành ngã và vô ngã, hay của tôi và không phải của tôi. Những người chưa giác ngộ đồng nhất các phần khác nhau của thực tại với ngã, chấp thủ lấy chúng, và kết quả là đau khổ do sự thất vọng về sự đồng nhất hão huyền như thế. Tuệ tri về thực tại mà thực tại đó do vô ngã mô phỏng, đã xâu kết tất cả các pháp được nhận thức như sự đồng nhất theo quy ước của tục đế (sammuti, Sanskrit: Saṁvṛti-satya, 俗 諦) và tuệ tri một cách rốt ráo theo chân đế (paramāttha, Sanskrit: Paramārtha-satya, 真 諦) sẽ nhìn thấy các pháp như một sự tác động lẫn nhau của các điều kiện, sự tác động hỗ tương của các yếu tố khác nhau, sự thay đổi môi trường, sự tiến hóa sinh động của sinh và diệt…

Tất cả điều này giống như bắt nguồn từ sự tùy thuộc nối kết lẫn nhau và loại bỏ những chấp thủ thực thể. Quan điểm tuệ tri về thực tại là thấy tất cả sự chấp thủ đồng nhất do các khái niệm quy ước là không (suñña, 空). Khi các chấp thủ hảo huyền về sự đồng nhất bền vững không còn nữa, thì bất kỳ sự tồn tại nào cũng được nhìn thấy rõ ràng như là vô ngã (suññam attena) và theo lý Duyên-khởi (paticcasamuppannam, Pratītyasamutpāda, 緣 起, 因 緣 生 起) mà tạm hiện hữu.

Vô ngã (Anattā, 無 我) nghĩa là không có ngã, không thực thể, không có một đặc tính bất biến được tìm thấy trong tất cả các pháp. Một ngã (atta) như vậy là một sự diễn giải tâm thuần tịnh mà nó có một sự biện minh trong hệ thống ngôn ngữ. Tuy nhiên, giải thích tâm như thế là đưa đến lầm lạc ngay khi nó được chọn để giải thích thực tại, nó phát sinh tư tưởng sai lầm và niềm tin lệch lạc khi nó ly khai khỏi thực tại và chấp nhận chỉ bởi những khái niệm. Có ba phương pháp thường dùng trong thiền Phật Giáo để điều ngự tham ái chấp ngã:258

1) Tứ Niệm xứ (satipatthāna, 四 念 處): quán niệm về các yếu tố cấu thành hiện tượng các pháp. Điều này quan trọng nhất.

2) Minh sát tuệ (vipassanā, 明 察 慧) rằng bất cứ sự tồn tại nào phát sinh đều tùy thuộc vào các yếu tố vô thường và phải chịu sự hoại diệt.

3) Sự bất lực trong kinh nghiệm trực tiếp của con người để khống chế (avasavattana, 空 被 支 浿) hiện tượng các pháp bị hoại diệt.

Tuệ giác về không (Suññatā, 空) và vô ngã (Anattā, 無 我) không chỉ là biện pháp chuyển đổi niềm tin sai lạc mà còn là ngăn ngừa và giải thoát khỏi bất kỳ sự khổ đau sẽ phát sinh do cho rằng có tự ngã đồng nhất trong tương lai. Tham ái chấp ngã sẽ có xu hướng phát khởi trong bất cứ cá nhân nào mà cá nhân đó tự đặt mình vào hoàn cảnh đó, trừ khi tuệ tri về vô ngã được trau dồi và thiết lập một cách vững chắc thì minh xuất hiện.

Sự đồng nhất lý tính với bất kỳ điều gì mà chúng ta nhận thức được như sự tham sanh (upādhi, 貪生)259trong đời sống chúng ta thì không cần thiết ở trình độ ý thức để mà đưa ra một công thức chính xác về ngã kiến (attānuditthi, 我見) như là niềm tin thuần lý. Chính ngã tham này khiến chúng ta đồng hóa với thân thể, những thói quen, những danh hiệu, những tài sản, những sở thích vv… của chúng ta trong phạm trù tiên nghiệm của tri thức về tính tự mãn "tôi là" (asmi-māna, 我 慢: ngã mạn; māna là ý, phát sinh nhận thức mà thiên về quan niệm: maññati).

Đối với những con người vô minh bị nô lệ bởi tham ái, cuộc đấu tranh tâm lý để duy trì một ngã đồng nhất thì quá đúng. Niềm tin sai lầm trong các đồng nhất này không thể nhận thức đúng được tiêu thức bản chất thực tại như nó đang là. Lúc đó, chúng ta chỉ có thể biết ứng đối với các khái niệm về những sự đồng nhất của các pháp và của tự ngã mà thôi. Chúng ta sẽ là những nạn nhân tội nghiệp của vô minh (avijjā, 無 明) khi chúng ta không thể chứng nghiệm được bản chất thực tại như nó đang là. Điều này khiến cho một vài cấp độ xã hội và tâm lý đưa đến hậu quả bịnh hoạn nảy sinh từ những quan niệm và xét đoán sai lạc này.

Sự chứng nghiệm vô ngã và Tánh-không trong phạm trù của tu tập tâm giải thoát thì không loại trừ việc dùng các khái niệm như là sự định rõ các thực tại cứu cánh (Pali: paramāttha-dhammā, Sanskrit: Paramārtha-satya, 真 諦), như là một phương thức tư tưởng, một phương tiện diễn đạt, như ngón tay để chỉ mặt trăng. Tuy nhiên, bất kỳ khái niệm nào được bao bọc bởi một biểu tượng của thị giác hay của một từ ngữ thì nó cũng chỉ có nghĩa là một tướng (nimitta), một tâm-pháp. Những tướng như vậy thì không phải là những thực tại cứu cánh; trong khi đó thực tại cứu cánh được định rõ bởi một thực tướng (lakkhana, 相) chớ không phải bởi một tâm pháp (nimitta). Tướng có thể là một đối tượng của thiền quán (samatha, 觀), trái lại minh sát tuệ (vipassana, 明 察 慧) thì dùng các thực tại cứu cánh như là các đối tượng của nó và vì vậy mà đặt tính của nó như là vô tướng (animitta, 無 相).

Như một phần của tu tập tâm, bồ tát tham học phương pháp thực nghiệm thiền quán về bản thể thực tại tuyệt đối dựa trên căn bản 12 xứ (āyatana, 處; sáu căn và sáu trần) như sắc và nhãn căn, thanh và nhĩ căn, hương và tĩ căn, vị và thiệt căn, xúc và thân căn, và hai căn bản tạo thành suy nghĩ là ý căn và pháp trần. Sự quán sát nội tâm một cách trực tiếp được dựa trên những nền tảng này. Sự hiện hữu của các căn, trần được hiển hiện rõ ràng nơi tất cả con người có giác quan đầy đủ bình thường. Vì thế sẽ không có vấn đề nhận thức luận liên quan đến tính hiệu lực ‘xảy ra giữa những bộ óc nhận thức được điều đang xảy ra’ của các thực tại cứu cánh này như là các căn sẽ thực sự có ý nghĩa đối với bất cứ mọi người bình thường nào. Tuy nhiên, vài phương pháp tu tập đòi hỏi tập trung quán vào bất kỳ một trong các căn này - Chúng ta phải có một sự thực nghiệm trực tiếp để ủng hộ điều này như khi chúng ta thực tập quán hình ảnh và nội căn trong lãnh vực của sắc trần tức nhãn căn. Thật khó cho chúng ta khi tập trung quán sát các bản sao bóng ảnh chủ thể của nó và các căn. Trong thiền Tứ Niệm xứ (satipatthāna,四 念 處) chỉ có tâm khéo tu tập mới có thể thể hiện sự định tâm lên tất cả 12 căn trần này để mà thực nghiệm trực tiếp tri giác rằng chúng là vô thường và vô ngã.

Tứ Niệm xứ trong Phật giáo là làm cân bằng tâm trở lại với các phương pháp tổng hợp quán chiếu mối quan hệ giữa các pháp và các tướng (lakkhana) của nó như là vô thường, tùy duyên và trống rỗng vv… Hơn nữa, sự tiếp cận tổng hợp này kết hợp vô số các pháp hiện tượng và mở ra sự mạch lạc về thế giới đối với quan điểm thuộc triết học chính thể luận.

Thế giới có thể được thanh tịnh chỉ bởi người thực chứng sự nhất thể và sự tổng thể (manasikaroti ekattam: 同作意,đồng tác ý) của nó như kinh Tiểu Không (Cūla Suññtā Sutta) đã trình bày. Ở đây cần nhấn mạnh rằng tất cả khái niệm triết lý của kinh tạng Pāli – cũng như các khái niệm tổng hợp – được gán cho thường nghiệm thực tại cứu cánh; Điều này có nghĩa là chúng luôn luôn có liên quan đến nền tảng thực nghiệm bản thể (yathābhūta: 如實,như thật). Ngược lại, trong khoa học Tây Phương, tư tưởng Phật giáo không áp dụng các biến đổi giả thuyết, không hình thành các lập luận tranh lý và không có những tiền giả định. Đối với Phật giáo, toàn bộ thế giới này không phải là sản phẩm của suy nghĩ thuần lý thuyết cũng không phải là niềm tin suy luận từ giáo điều. Sự dựa vào thực nghiệm như vậy để cho thấy sự thật trống rỗng của thế giới, vì vậy mà Đức Phật đã nói rằng:

‘Trống rỗng là thế giới! Trống rỗng là thế giới! …Bởi vì không có tự ngã và không thuộc tự ngã. Này A-nan, cái gì không có tự ngã và không thuộc tự ngã thì được gọi là ‘Trống rỗng là thế giới!’’ 260

(Suñño loko suñño loko ti…Yasmā ca kho Ānanda suññam attena vā attaniyena vā tasmā Suñño loko ti vuccati).261

Cũng giống như vậy trong Tương ưng bộ kinh, tập III đã diễn tả ý kiến như sau:

‘Này các tỳ-kheo, sắc là vô thường. Cái gì vô thường cái ấy là khổ. Cái gì khổ, cái đó không có tự ngã. Cái gì không có tự ngã, "Cái đó không phải là của ta, ta không phải là nó, nó không phải là tự ngã của ta". Đó là với trí tuệ quán sát thực tại như nó là. Cảm thọ là vô thường…, giống như tưởng…, hành…

Thức là vô thường. Cái gì vô thường cái ấy là khổ. Cái gì khổ, cái đó không có tự ngã. Cái gì không có tự ngã, "Cái đó không phải là của ta, ta không phải là nó, nó không phải là tự ngã của ta". Đó là với trí tuệ quán sát thực tại như nó là’.262

(Rūpam bhikkhave aniccaṁ, yad aniccam taṁ dukkhaṁ yaṁ dukkhaṁ tadanattā, yad anattā taṁ netam mama neso ham asmi na meso attā ti. Evam etaṁ yathabhūtaṁ sammappaññāya daṭṭhabbaṁ. Vedanā, aniccā yad aniccaṁ taṁ dukkhaṁ yam dukkhaṁ tad anattā Yad anattā taṁ netam mama neso ham asmi na meso attātii Evam etaṁ yathābhūtaṁ sammappaññāya daṭṭhabbaṁ Saññā aniccā, Saṇkhārā aniccā Viññāṇam aniccam yad aniccaṁ taṁ dukkhaṁ, yaṁ dukkhaṁ tad anattā, Yad anattā tam netam mama nesoham asmi na me so attā ti. Evam etaṁ yathābhūtaṁ sammappaññāya daṭṭhabbaṁ. Evam passaṁ, la, nāparam itthattāyāti pajānātīti).263

Trong Tương Ưng bộ kinh và Tiểu Bộ kinh có nhiều đoạn kinh đã ghi nhận bản chất thế giới giống như vậy, kèm theo các phân tích tỉ mỉ có liên quan tới thực tại cứu cánh và được định rõ với những khái niệm như là giới (dhātu,界: 18 giới: 6 căn, 6 trần và 6 thức), uẩn (Pali: khandhā, Sanskrit: Skandhas, 蘊: sắc, thọ, tưởng, hành, thức uẩn), xứ (āyatana:處; sáu căn và sáu trần) vv…

Trong kinh Lục căn (Salāyatana Saṁyutta), Đức Phật chỉ rõ tánh rỗng không nơi 12 xứ (āyatana, 處), xúc (phassa, 觸) đối với bất cứ trạng thái gì gọi là thọ lạc (受 樂), thọ khổ (受苦), hoặc thọ bất lạc bất khổ (受不樂不苦); thọ (vedanā,受) phát sinh dựa vào các điều kiện nhân duyên đó.

Trong đó, Đức Phật đã chỉ ra nội không và ngoại không:

"Mắt là không có tự ngã và bất kỳ những gì thuộc về ngã; Sắc là không có tự ngã…; Nhãn thức là không có tự ngã... Ý căn là không có tự ngã…; Pháp trần là không có tự ngã …; Ý thức là không có tự ngã… Thọ là không có tự ngã…, Xúc là không có tự ngã... Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì gọi là lạc thọ, khổ thọ, hoặc bất lạc bất khổ khởi lên. Cảm thọ ấy đều không có tự ngã và bất cứ những gì thuộc về ngã. Này A-nan đó là lý do tại sao nói rằng: "Trống rỗng là thế giới này". 264

(Cakkhum suññam attena vā attaniyena vā, rūpā suñña… cakkhuviññanam suññam cakkhu-samphasso suñño yam pidam cakkhusamphassa-paccayā uppajjati vedayitam sukham vā dukkham vā adukkhamasukham va tam pi suññam attena va attaniyena va. Yasmā ca kho Ānanda suññam attena vā attaniyena vā tasmā suñño loko ti vuccatī tī.) 265

Rõ ràng đây là pháp thoại căn bản của Đức Phật về đại minh sát tuệ (mahā vipassanā). Kinh Lục căn (Salāyatana Saṁyutta) đã hướng dẫn Minh sát tuệ (vipassanā) rất chi tiết bằng việc tác ý quán vô thường (anicca, 無 常), khổ (dukkha, 苦) và vô ngã (anattā, 無 我) của tất cả các pháp hiện tượng. Những hướng dẫn này được ứng dụng một cách có hệ thống về thực tại rốt ráo và phân tích tỉ mỉ để bồ tát dễ đạt đến tiến trình tâm giải thoát cao nhất. Như tên gọi của Tương Ưng bộ kinh đề nghị, chánh niệm quán sát các căn vì các căn đóng vai trò trung tâm đưa đến giải thoát khỏi các khổ đau. Pháp thoại về chánh niệm này cũng có nghĩa là liên quan với triết lý Không (Suññatā, 空) và nguyên lý Duyên-khởi (Pratītyasamutpāda, 緣 起, 因 緣 生 起) cũng hướng trực tiếp đến quán sát các căn giác quan, vì đây cũng là pháp thoại quan trọng của Đức Phật đã thuyết trong kinh Tiểu Không (Cūla Suññatā Sutta).

Có nhiều phương pháp đặc biệt về thiền quán (vipassanā) để quán sát các pháp đã phân loại như xứ (āyatana, 處), uẩn (khandha, 蘊), giới (dhātu, 界) vv… mà các pháp này là thực tại cứu cánh (paramatthā dhammā, 真 諦). Chân đế có thể nhận thức trực tiếp với tâm đã vứt bỏ các khái niệm và đã chú tâm ngang qua thiền quán (samatha, 觀). Niệm xứ về các đồng nhất là một sự quán sát thực nghiệm để phân giải các khối rắn chắc (ghana-vinibbhoga) cấu thành các yếu tố của nó để khiến cho hiển hiện sự vắng mặt của mọi ngã.

Để tuệ tri điều này, Bồ-tát phải trải qua các biến đổi về nhận thức như là từ quán sát thực tại cứu cánh và các tâm pháp tương ứng của chúng (nāma-rūpa-pariccheda: 心法分別, phân biệt giữa tâm-pháp); thành các yếu tố của nó để khiến cho hiển hiện sự vắng mặt của mọi ngã, thâm nhập Định lý Tùy Duyên của các pháp (paccaya-pariggaha). Tuệ tri chúng là khổ để thoát khỏi tham ái, vô nguyện (appanihita, 無 願) đối với chúng; Hãy quán thực thể vô thường (anicca, 無 常) để phá vỡ màn vô minh định kiến khư khư về các tướng. Rồi từ đó mở ra khung trời thực nghiệm tri giác cho sự vô tướng (animitta, 無 相).

Niệm xứ của minh sát tuệ (vipassanā) đã phân giải các đồng nhất của các tướng và phơi bày chúng như là vô ngã. Khi các quan điểm sai lầm vắng mặt thì tâm trở nên rỗng rang sáng suốt. Và chính sự rỗng rang sáng suốt này có thể khiến cho sự chứng nghiệm hoàn toàn của thực tại được hiển bày như nó đang là. Ngay cả mặc dầu không cần thiết để đạt thiền (jhana, 禪 定) bằng việc quán chiếu về tướng (nimitta, 相) cho tất cả các pháp đó, dĩ nhiên tâm phải được điều chỉnh trong trạng thái cân bằng đã phát triển ngang qua các phương pháp của quán (samatha). Rồi tâm thuần tịnh và không giao động sẽ đạt đến trạng thái thực tại tổng thể sinh động tràn đầy niềm hỉ lạc (pīti, 喜). Chỉ có trạng thái hỉ, lạc và chánh niệm mới có thể đạt tới giải thoát và giác ngộ hoàn toàn. Con đường hướng tới giác ngộ ngang qua "ba cửa giải thoát" (vimokkha-mukhā) là:

1. Tri giác vô tham (appanihita, 無 貪)

2. Tri giác vô tướng (animitta, 無 相)

3. Tri giác không (Suññatā, 空).266

Cũng giống ý này, kinh Trung bộ dạy rằng

‘Điểm chính của sự giải thoát là không có sự tham dục, không có sân hận và không có vô minh.’

(Sa kho panakuppa cetovimutti sufifid ragena sufifid doserta sufifid mohena).267

Tương ứng với việc sử dụng thuật từ ‘không’ (Suñña) cũng thường dùng để diễn tả sự kiện là thực tại vô thường của hiện tượng thế giới ngang qua các cảm giác như sau:

‘Này hiền giả, tâm giải thoát Vô lượng, tâm giải thoát Vô sở hữu, tâm giải thoát Không và tâm giải thoát Vô tướng này, có một pháp môn mà theo đó có các pháp ấy nghĩa và danh sai biệt. Và này hiền giả, lại có pháp môn mà theo đó các pháp ấy có nghĩa đồng nhất và danh sai biệt. Này hiền giả, thế nào là có pháp môn mà theo đó các pháp ấy có nghĩa và danh sai khác? Ở đây, này hiền giả, vị tỳ-kheo an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ cũng vậy phương thứ hai, ba, tư, trên, dưới, ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp thế giới, vị ấy biến mãn với tâm câu hữu với từ, quãng đại vô biên, không ước lường được, không thù hận, không ác tâm. Với tâm câu hữu với bi..., với tâm câu hữu với hỉ... an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với xả, cũng vậy phương thứ hai, ba, tư... cùng khắp thế giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại vô biên, không ước lường được, không thù hận, không ác tâm. Như vậy, này hiền giả, gọi là tâm giải thoát Vô lượng.

Và này hiền giả, thế nào là tâm giải thoát Vô sở hữu? Này hiền giả, đối với điều này, tỳ-kheo vượt qua cảnh giới Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: ‘Nơi đây không có gì’, chứng và an trú trong cảnh giới Vô sở hữu xứ. Như vậy, đây gọi là tâm giải thoát Vô sở hữu.

Và này hiền giả, tỳ-kheo đi vào rừng, hoặc tới một gốc cây, hoặc đến một chỗ trống và quán chiếu như sau: ‘Đây trống không, không có tự ngã và bất cứ cái gì thuộc về ngã. Này hiền giả, do thế gọi là tâm giải thoát Không’. 268

(Yā cāyaṁ āvuso appamāṇā cetovimutti yā ca ākiñcaññā cetovimutti yā ca suññatā cetovimutti yā ca animittā cetovimutti, ime dhammā nānaṭṭhā c’ eva nānābyañjanñ ca udāhu ekaṭṭhā, byañjanam eva nānan ti. — Yā cāyaṁ āvuso appamāṇā cetovimutti yā ca ākiñcaññā cetovimutti yā ca suññatā cetovimutti yā ca animittā cetovimutti, atthi kho āvuso pariyāyo yaṁ pariyāyaṁ āgamma ime dhammā nānaṭṭhā c’ eva nānābyañjanā ca, atthi ca kho āvuso pariyāyo yaṁ pariyāyaṁ āgamma ime dhammā ekaṭṭhā, byañjanam eva nānaṁ. Katamo c’ āvuso pariyāyo yaṁ pariyāyaṁ āgamma ime dhammā nānaṭṭhā c’ eva nānābyañjanā ca: Idh’ āvuso bhikkbu mettāsahagatena cetasā ekaṁ disaṁ pharitvā viharati, tathā dutiyaṁ tathā tatiyaṁ tathā catutthiṁ, iti uddham - adho tiriyaṁ sabbadhi sabbattatāya sabbāvantaṁ lokaṁ mettāsahagatena cetasā vipulena mahaggatena appamāṇena averena abyābajjhena pharitvā viharati. Karuṇāsahagatena cetasā — pi—muditāsahagatena cetasā — upekhāsahagatena cetasā ekaṁ disaṁ pharitvā viharati, tathā dutiyaṁ tathā tatiyaṁ tathā catutthiṁ, iti uddham - adho tiriyaṁ sabbadhi sabbattatāya sabbāvantaṁ lokam upekhāsahagatena cetasā vipulena mabaggatena appamāṇena averena abyābajjhena pharitvā viharati. Ayaṁ vuccat’ āvuso appamāṇā cetovimutti. Katamā c’ āvuso ākiñcaññā cetovimutti: Idh’ āvuso bhikkhu sabbaso viññāṇañcāyatanaṁ samatikkamma na tthi kiñciti ākiñcaññāyatanaṁ upasampajja viharati. Ayaṁ vuccat’ āvuso ākiñcaññā cetovimutti. Katamā c’ āvuso suññatā cetovimutti: Idh’ āvuso hhikkhu araññagato vā rukkhamūlagato vā suññāgāragato vā iti paṭisañcikkhati: suññam idaṁ attena vā attaniyena vā ti.)269

Kinh Pháp cú dạy rằng ai tuệ tri được thế giới hiện tượng là vô ngã, có thể nói rằng vị ấy đã tu tập và đi theo con đường thanh tịnh của Đức Phật:

"Tất cả pháp vô ngã,
Thấy với chánh trí tuệ,
Tâm nhàm chán khởi lên,
Đây chính đường thanh tịnh."

(sabbe dhammā anattā ti yadā paññāya passati
atha nibbindatī dukkhe, esa maggo visuddhiyā.)
270

Từ đó, chúng ta có thể thấy trong tâm lý học, bất cứ ai thực nghiệm lý tưởng vô ngã là vị Bồ-tát dũng cảm và vĩ đại, nhưng vô ngã là bản chất của tất cả hiện tượng dù con người có chấp nhận nó hay không. Vô ngã (無 我) có nghĩa là không có bất cứ thực thể thường hằng nào, dù đó là Đấng sáng tạo. Mọi vật tồn tại hay không tồn tại đều do nhân duyên. Thân thể chúng ta do năm uẩn kết hợp lại mà tồn tại trong lý nhân duyên. Do đó, sự hiện hữu của chúng sanh là vô ngã. Con đường để diệt đau khổ là con đường tuệ giác vô ngã.

Vô ngã là bản chất của thực tại để chuyển hoá đau khổ đạt niết-bàn (Nibbāna, 涅 槃).

Nói về ba tánh cách của hiện hữu, chúng ta có thể thấy ‘không’ (Suñña, 空) được định nghĩa như là vô ngã (anattā, 無 我) mà vô ngã thường kết hợp với hai điểm đặc tánh khác là vô thường (anicca, 無 常) và đau khổ (dukkha, 苦). Nói một cách khác, vô thường, khổ, vô ngã và không là bốn tánh chất mà Phật tử (Nguyên thủy) thường quán sát vào các pháp. Bốn điểm này là bản chất của tất cả hiện tượng thế giới.

Trong kinh điển Pāli, Đức Phật dạy chúng ta rằng:

‘Cái gì (những yếu tố tạo thành sự hiện hữu của con người) là vô thường (anicca); cái đó là khổ (dukkha); cái đó không có tự thể (anattā)… đó là vô thường, vì bị chi phối bởi khổ và cái gì vô thường bị chi phối bởi khổ thì sẽ có bản chất của sự biến hoại. Có chính xác chăng khi quán: ‘Đây là ta; đây là tự ngã của ta?’271

Do đó, theo Phật giáo những tánh chất căn bản của sự tồn tại con người được thiết lập như vô thường (anicca, 無 常), khổ (dukkha, 苦), vô ngã (Pali: anatta, Sanskrit: anātman, 無 我) nghĩa là không bản thể. Ba điểm này là quan điểm triết học trong đó chỉ ra căn bản của đau khổ là sự vô thường và ngắn ngủi thoáng qua. Vô thường được bày tỏ ở hai điểm mà tạo lên hai trụ của bánh xe đau khổ. Vô thường và vô ngã là những điểm của hai cực đó. Anicca trình bày sự vô thường và tạm bợ của các biểu tượng khách quan trong cảnh giới hiện hữu tương đối, bao gồm tất cả những thực tại hữu hình đã tạo ra sự biểu hiện và căn bản (asraya, sở y, 所 依) cho tất cả pháp.

Có vô số những ví dụ cho việc sử dụng từ ‘không’ trong ý nghĩa đặc biệt của kinh điển Pāli:

‘Trống rỗng là thế giới! Trống rỗng là thế giới!’ Đức Phật đã dạy như vậy. Bạch Đức Thế tôn vì sao câu nói này được tuyên bố như vậy?

Này A-nan bởi vì thế giới này là không có tự ngã hoặc những gì thuộc về tự ngã, cho nên nói thế giới này trống rỗng."272

(Suñño loko suñño loko ti bhante vuccati. Kittāvata nu kho bhante suñño loko ti vuccati ?
Yasmā ca kho Ānanda suññam attena vā attaniyena vā. Tasmā suñño loko ti vuccati).
273

Tương ứng với việc sử dụng này, từ ‘không’ dùng để diễn tả sự kiện thực thể vô thường ngắn ngủi của hiện tượng thế giới thực nghiệm:

"Suññam idam attena va attaniyena vā ti."274

Tuy nhiên, vô ngã (Anattā, 無 我) là mặt chủ quan của vô thường để chỉ cho tánh chất không thực thể của cái dường như là một Ngã tuyệt đối và vĩnh viễn, cho nên, nó có ý nghĩa là sự vắng mặt tổng thể của nền tảng thuộc bản thể học nói chung. Vô thường và vô ngã đã biến đổi lẫn nhau thành một cái khác cũng giống tính chất tạm bợ chi phối cả dòng nhận thức chủ quan dường như là một ngã và những đối thể bên ngoài của nhận thức, tình cảm, ý chí chúng ta. Bởi biểu hiện tương tự như vậy, những tánh chất phi thực thể giống vậy đã ảnh hưởng cả Ngã thường còn và hiển nhiên (dường như trạng thái thức của chúng ta) và tất cả những đối thể bên ngoài đã trở thành nguồn cội cho tham vọng và hành động.

Bánh xe ‘đau khổ’ (dukkha) đã quay xung quanh hai trục vô thường và vô ngã này.

Và không những chỉ có bốn tánh cách: vô thường, khổ, vô ngã và không, mà trong kinh điển Pāli đã cho biết còn có nhiều cách để nhìn vào bản chất thế giới hiện tượng như:

‘Hãy quán một cách đúng đắn rằng năm thủ uẩn là vô thường, đau khổ, bịnh tật, thay đổi, phiền muộn, không và vô ngã...’

(Pancupadānakkhandhā aniccato dukkhato, rogato, gandato, sallato, aghato, ābādhato, parato, palokato, suddato, anattato yonosomansikā-tabbā).275

Điều này cho thấy rõ ràng rằng vô thường, khổ, vô ngã và không là bốn trong nhiều cách mà các Phật tử trong Phật giáo Nguyên thủy đã nhìn vào các pháp và lý ‘không’ được tìm thấy ý nghĩa triết học của nó trong vô ngã.

Nói chung, bốn tánh cách của thế giới vô thường, khổ, vô ngã và không như Đức Phật dạy đã chỉ ra về chân lý của sự hiện hữu con người cũng như của thế giới hiện tượng. Đây là nguồn cảm hứng sâu sắc cho con người. Đức Phật tự ngài đã giác tỉnh chúng, rồi tu tập, giác ngộ và chỉ cho chúng ta để biết như thật các pháp và có thể cảm thấy an lạc giải thoát, tự tại giữa những biến đổi đó.

Không’ như là Lý Duyên-Khởi hoặc Con Đường Trung Đạo

12 Nhân duyên hoặc lý Duyên-khởi (Paṭiccasamuppāda, 緣 起, 因 緣 生 起) được xem là học thuyết căn bản của cả Bắc truyền và Nam truyền Phật giáo. Chính Duyên-khởi là chân lý mà Đức Phật giác ngộ dưới gốc bồ đề và từ đó, ngài trở thành bậc toàn giác.

Giáo lý 12 nhân duyên được thể hiện và hình thành trong hoạt động của 12 khoen móc (nidānas, 因). Tương Ưng bộ kinh dạy như sau:

‘Do vô minh (avidyā) duyên hành (saṁskāras); hành duyên thức (vijñāna); thức duyên danh sắc (nāma-rūpa); danh-sắc duyên lục nhập (sad-ayatana); lục nhập duyên xúc (sparsa), xúc duyên thọ (vedanā); thọ duyên ái (tṛṣṇā); ái duyên thủ, thủ duyên hữu (upādāna); hữu duyên sanh (bhava); sanh duyên già, bịnh, chết (jāti), sầu, bi, khổ, ưu, não. Đó là sự sanh khởi của toàn bộ tiến trình.

Này các tỳ-kheo, đây gọi là sự sanh khởi toàn bộ khổ uẩn.’276

(Avijjāpaccayā bhikkhave saṇkhārā, saṇkhārāpaccayā viññanaṁ, viññaṇapaccayā nāmarūpaṁ, nāmarūpapaccayā saḷāyatanaṁ, saḷāyatanapaccayā phasso, phassapaccayā vedanā, vedanāpaccayā taṇhā, taṇhapaccayā upādānaṁ, upādānnpaccayā bhavo, bhavapaccayā jāti, jātipaccayā jarāmaraṇaṁ soka-parideva-dukkbadoiuanassupāyasā sambhavanti. Evam etassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti. Ayaṁ vuccati bbikkhave samuppādo).277

Trong công thức của 12 khoen móc, vô minh được đặt đầu tiên có nghĩa là Đức Phật muốn nhấn mạnh sự quan trọng của trí tuệ và khuyến khích chúng ta tu tập trí tuệ để đạt giác ngộ. Vô minh là bóng tối, không tuệ tri các pháp và chấp ngã. Trong sự hình thành 12 nhân duyên, nếu chúng ta hy vọng chấm dứt sự hiện hữu của khổ đau, chúng ta chỉ phá huỷ một khoen trong chúng, thì tự nhiên 11 khoen kia sẽ tiêu diệt.

Trong kinh điển Pāli, 12 nhân duyên được tóm gọn trong công thức đơn giản dưới đây:

"Do đây sanh, kia sanh; do sanh đây, kia sanh; Do đây không sanh, kia không sanh; do diệt đây, kia diệt." 278

(Iti imasmiṁ sati idaṁ hoti imassuppādā idam uppajjatill imasmiṁ asati idaṁ na hoti imassa nirodhā idaṁ nirujjhati.) 279

Có nghĩa là 12 khoen là nguyên nhân cho sự sinh khởi con người và thế giới mà cũng là sự nguyên nhân đưa đến sự huỷ diệt chúng sanh và hiện tượng thế giới như Đức Phật đã giải thích cụ thể:

"Này các tỳ-kheo, nay ta sẽ dạy cho các ngươi sự sanh khởi và tiêu diệt thế giới. Đó là cái gì?

Do mắt duyên sắc khởi nhãn thức. Ba pháp này họp lại nên có xúc. Do xúc có thọ. Do thọ có ái. Do ái có hữu. Do hữu có sanh. Do sanh có già, bịnh, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Đây là sự sanh khởi thế giới."

Do tai duyên âm thanh khởi nhĩ thức…, Do mũi duyên hương…, Do lưỡi duyên vị…, Do thân duyên xúc…, Do ý căn duyên pháp trần…, Ba pháp này họp lại nên có xúc. Do xúc có thọ. Do thọ có ái. Do ái có hữu. Do hữu có sanh. Do sanh có già, bịnh, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Đây là sự sanh khởi thế giới."

Và này các tỳkheo, cái gì đưa đến sự tiêu diệt thế giới?

Do mắt duyên sắc… Do thọ có ái. Do ly tham, đoạn diệt khát ái hoàn toàn nên thủ diệt. Do thủ diệt hữu diệt. Do hữu diệt sanh diệt. Do sanh diệt già, bịnh, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não diệt. Đây là sự tiêu diệt của toàn bộ tiến trình.

Này các tỳ-kheo, đây là sự tiêu diệt thế giới." 280

(Lokassa bhikkhave samudayañca atthagamañ ca desissāmi, taṁ suṇātha, Katamo ca bhikkhave lokassa samudayo. Cakkhuñca paṭicca rūpe ca uppajjati cakkhuviññāṇaṁ, tiṇṇam saṇgati phasso, phassapaccayā vedanā, vedanāpaccayā taṇhā, taṇhāpaccayā upādānaṁ, upādānapaccayā bhavo, bhavapaccayā jāti, jātipaccayā jarāmaraṇaṁ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā sambhavanti ayam lokassa samudayo. Sotañ ca paṭicca. Ghānañ ca paṭicca. Jivhañ ca paṭicca|. Kāyañ ca paṭicca. Manañ ca paṭicca dhamme ca uppajjati manoviññāṇaṁ, tiṇṇaṁ saṇgatiphasso, phassapaccayā vedanā, vedanāpaccayā taṇhā, tanhāpaccayā upādānaṁ upādānapaccayā bhavo, bhavapaccayā jāti jātipaccayā jarāmaraṇaṁ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā sambhavanti, ayaṁ kho bhikkhave lokaesa samudayo. Katamo ca bhikkhave lokassa atthagamo.)

Cakkhuñca paṭicca rūpe ca uppajjati cakkhuviññānaṁ tiṇṇaṁ saṇgatiphasso|| phassapaccayā vedanā vedanāpaccayā ṭaṇhā tassāyeva taṇhāya asesavirāganirodhā upādānanirodho pe. Evam etassa kevalasaa dukkhakkhandhassa nirodho hoti. Ayaṁ kho bhikkhave lokassa atthagamotill).281

Vì vậy, điều này đã chứng minh một cách hùng hồn rằng ‘Tất cả các pháp sanh và diệt đều có nguyên nhân’ hoặc ‘Do đây sanh, kia sanh’282trong đó không có bất cứ ngã nào là thật hoặc do Thượng đế sáng tạo ra. Nếu con người giác ngộ được điều này, vị ấy sẽ giải thoát. Đó là lý do tôn giả A-nan (Ānanda) đã khen ngợi lý Duyên-khởi và Đức Phật đã tán thán rằng:

‘Sâu sắc là giáo lý Duyên-khởi! Thậm thâm là giáo lý Duyên-khởi! Vì không giác ngộ và thâm nhập giáo lý này mà chúng sanh hiện tại giống như ổ kén lộn xộn, cuộn chỉ rối ren, giống như cỏ munja và cây bấc lao xao, không thể nào vượt qua khỏi cảnh khổ, ác thú, đoạ xứ, luân hồi.’ 283

(Gambhīro cayaṁ Ānanda paticca-samuppādo gainbhīrāvabhāso ca. Etassa Ānanda dhammassa ananubodhā appaṭivedhā evam ayaṁ pajā tantākulaka-jātā gulā-guṇṭhika-jātā muñja-babbaja-bhūtā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ saṁsāraṁ nativattati).284

Đứng về mối liên quan giữa khái niệm ‘không’ (空) và 12 nhân duyên (因 緣 生 起), chúng ta thấy trong Tiểu-nghĩa-thích kinh (Cūla-Niddesa) của Kinh-tập thuộc Tiểu bộ kinh đã giải thích làm thế nào mà nhãn căn, sắc trần, nhãn thức sanh khởi; nhĩ căn, âm thanh và nhĩ thức sanh khởi…Từ đó, hiện tượng các pháp được sanh khởi. Tương tự như vậy, tuỳ thuộc vào sáu căn (āyatana, 處) có sáu trần (phassa, 觸) sanh khởi, tuỳ thuộc vào sáu trần mà thọ (vedanā, 受) sanh khởi…

Những quán chiếu này tương ứng với: ‘Không là nhãn thức, …’ trong mối liên quan thế giới các hiện tượng cho đến những tiến trình chứng nghiệm thiền cao nhất. Lý Duyên-khởi trở nên dễ thấy và ‘không’ được thực nghiệm trong tất cả những pháp này:

"… Chúng là vô ngã, vô thường, không có bản thể, không có bản chất của thường hằng, hạnh phúc hoặc ngã."

‘Không’ (Suññatā, ) là chân lý của vũ trụ, là quyết định căn bản của giáo lý Duyên-khởi. Tuệ tri về ‘không’ là tuệ tri về vô thực thể: "Suññatānupassanā ti anattānupassanā va." 285

Điều này như là sự phát triển hợp lý của việc ứng dụng ý tưởng ‘không’ mà chúng ta đã quán sát. Mỗi trong mười hai khoen duyên (Paccayas) hoặc pháp duyên (Paccaya-dhammas), không có bất cứ sự tồn tại độc lập nào. Do đó, mỗi trong chúng có bản chất của ‘không’. Nếu tất cả những từ này đi đến cấu thành công thức là không thực thể, rồi công thức chính nó là bản chất của ‘không’. Công thức này không gì khác là sự tuyên bố về bản chất của lý Duyên-khởi. Bản chất ‘không’ là đồng nhất với bản chất Duyên-khởi. Ngược lại, bản chất Duyên-khởi cũng đồng nhất với bản chất ‘không’. Ngài Phật-âm (Buddhaghosa, 佛 音) đã trình bày công thức của lý Duyên-khởi như là một vòng tròn, có mười hai giai đoạn, theo ngài tất cả không gì ngoài những giai đoạn của sanh và tử. Vì vậy, đó là toàn bộ bánh xe sanh khởi (bhavaccakka), được minh hoạ qua 12 khoen Nhân duyên và trở thành ‘không’:

(Yasmā panettha avijjā udayabbavadhammakatti dhuvabhavena, sankiliṭṭhattā (saṇkilesikattā ca ubhabhāvena, udayctbbavapīlitattā sukhabhāvena, paccayāttavuttittā vasavattanabhūtena attabhāvena ca suñña: tathā samkhārādīni pi angāni, tasmā dvādasavidha Suññatā suññam etaṁ bhavacakkanti vedilabbam).286

Đoạn văn này cũng là một bằng chứng hùng hồn sự đồng nhất của Không và 12 Nhân duyên không chỉ là một độc nhất vô song trong hệ Trung luận (Mādhyamika, 中 論) mà còn là một khái niệm luôn luôn tàng ẩn trong Phật giáo, đó là lý do ngài Phật-âm đã diễn tả nó trong nhiều từ.

Điều này đã giúp Bồ-tát giác tỉnh thực tại rằng: "tāya atthi attā ti abhinivesassa pahanaṁ hoti... (Khuynh hướng từ bỏ ngã).287Tuệ cao nhất (adhipaññā vipassanā) chỉ có thể thành lập sau khi đã chứng ngộ lý ‘không’ (Suññatā) của các pháp.288Đây rõ ràng là mục đích để hiểu lý nguyên nhân-kết quả như Đức Phật đã dạy trong lý Duyên-khởi.

Có nhiều cách khác nhau trong đó lý Duyên khởi và ‘Không’ đồng nhất với nhau. Cả hai đều diễn tả chân lý giống nhau. Đầu tiên là tiền đề, kế đến là kết luận. Trong sự phân tích tối hậu này, tất cả chân lý diễn tả người cảm thọ, người thực hiện, người giải thoát, người đi, người đau khổ…Tất cả những đối tượng này được hiểu là ‘không’ bởi lẽ không có thực thể và không có bản chất:

(...ettha suññato tāva paramatthena sabban’ eva saccāni vedakakāraka nibbuta gamakabhava’to suññanīti veditabbāni...,

Dukkham eva lti na koci dukkāito kārako na kiriyāva vijjati atthi nibbuti, na nibbuto pumā, maggam atthi, gamako na vijjati...)289

Để khẳng định chân lý về khổ (dukkha, 苦), giải thoát (nibbuti, 解 脫) và đạo (magga, 道) thì không phải để khẳng định thực thể, sự thường hằng, vững chắc và hạnh phúc vì tất cả những điều này là hư ảo và không thật:

(Dhuva-subha-sukhatta-suññam purimadvayam attasuññam amatapadaṁ; dhuva-sukha-attavirahito maggo iti Suññatā tesu).290

Và lý Trung đạo cũng được coi như Khái niệm Không như trong bài Chuyển-pháp-luân đầu tiên của Đức Phật tại Vườn Nai cho năm anh em Kiều-trần-như như sau:

‘Này các tỳ-kheo, có hai cực đoan mà những ai từ bỏ thế giới tìm cầu con đường giải thoát không nên tu tập. Những gì là hai?’

Một là tham dục và truy tìm khoái lạc thoả mãn nhục dục– đây chỉ là sự theo đuổi thô thiển, đê tiện, ô uế và không có ích lợi. Hai là sự theo đuổi thực hành khổ hạnh, thống khổ cực kỳ, đau đớn, thô thiển và không có lợi ích.

Này các tỳ-kheo, từ bỏ hai cực đoan này, đi theo con đường trung đạo, là mục tiêu giác ngộ của Như lai, khiến khai mở tâm và mắt, dẫn đến an lạc, đạt nhất thiết trí, chánh đẳng giác và niết-bàn."291

Ở đây, con đường trung đạo rõ ràng được định nghĩa như là một phương pháp tu tập, một kim chỉ nam hướng dẫn cách sống hàng ngày mà cuối cùng sẽ đưa đến giải thoát khỏi đau khổ và sợ hãi. Ở đoạn kinh khác, chúng ta sẽ thấy con đường trung đạo mang một khái niệm khác, một sự ứng dụng trừu tượng hơn của phạm trù bản thể học. Như khi Đức Phật giải thích cho vị ẩn sĩ Ca-chiên-diên (Kātyāyana) về bản chất của ‘chánh kiến’ như sau:

‘Này Kātyāyana, thế giới phần lớn mỗi ngày chỉ y vào hai cực đoan: ‘có’ và ‘không có’. Nhưng đối với Bồ-tát quán sát với chánh trí tuệ thấy các pháp trong thế giới hiện tượng này sanh khởi và đoạn diệt, vị ấy không chấp nhận thế giới là ‘có’ và ‘không có’. Này Kātyāyana, ‘Có các pháp’ là một cực đoan và ‘Không có các pháp’ là một cực đoan khác. Như thế, Kātyāyana, Như lai đã không dựa vào cả hai cực đoan này, thay vào đó ngài thuyết pháp theo con đường Trung đạo."292

Khái niệm Trung đạo (中 道) rõ ràng đã chứng minh một sự khám phá vĩ đại rất có hiệu quả trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy, một công cụ trợ lực hướng đến giải thích những điểm quan trọng trong kinh điển. Một trong những pháp thoại quan trọng nhất cho tất cả các Phật tử, đó là khái niệm vô ngã (nairātmya, 無 我) và con đường Trung đạo. Để tránh những khái niệm cụ thể hoá của khẳng định và phủ định, đó là Trung đạo. Con đường Trung đạo như lý Không thường trình bày như một tên gọi tạm thời cho sự kiện các pháp tùy thuộc lẫn nhau. Đức Phật đã sử dụng lý Duyên-khởi (Paṭiccasamuppāda, 緣 起,因 緣 生 起) để bác bỏ những cực đoan và để chứng minh lý không của các pháp. Vì vậy, trong Phật pháp, lý Không (空), con đường Trung đạo (中 道) và lý Duyên-khởi (緣 起,因 緣 生 起) là có liên quan với nhau.

Tóm lại, với nội dung của Duyên-khởi (Paṭiccasamuppāda) và con đường Trung đạo như đã nói ở trên, chúng ta có thể kết luận rằng giáo lý Không là hệ quả thiết yếu của lý Duyên-khởi và con đường Trung đạo. Nói một cách khác, khi lý Duyên- khởi hoặc con đường Trung đạo phát triển đến một trình độ cao sẽ dẫn đến cánh cửa của Không. Không tức là lý Duyên-khởi như Đức Phật đã giải thích: "Do đây sanh, kia sanh, do sanh đây, kia sanh. Đây không sanh, kia không sanh. Do đây diệt, kia diệt."293

Do đó, ‘không’ trong ý nghĩa của lý Duyên-khởi được coi như giáo lý trung tâm và thiết yếu trong Phật giáo. Bất cứ ai thức tỉnh được lý Không thì đồng thời cũng thức tỉnh được bản chất của lý Duyên-khởi hoặc con đường Trung đạo.

Không như Niết-Bàn

Khái niệm Không cũng có ý nghĩa là Niết-bàn. Đặc biệt trong kinh Tiểu không (Cūlla Suññatā Sutta) đã xác định lời tuyên bố này của Đức Phật:

"Này A-nan, nhờ an trú vào (khái niệm) ‘không’ mà bây giờ ta được an trú viên mãn nhất."294

(Suññatāvihārenāhaṁ, Ānanda, etarahi bahulaṁ viharāmīti.)295

Và trong kinh dạy rằng có một lần tôn giả Xá-lợi-phất đến Đức Phật sau một buổi chiều thiền định, Đức Phật đã khen sự biểu lộ định tĩnh, siêu thoát và an lạc của tôn giả Xá-lợi-phất. Ngài Xá-lợi-phất liền giải thích đó là do thành quả của:

"Kính bạch Thế tôn, con bây giờ đã hoàn toàn thâm nhập vào ‘không’."

(Suññatāvihārena kho ahaṁ, bhante, etarahi bahulam viharāmiti).296

Vậy trạng thái Không là gì mà từ đó Đức Phật được an trú vào sự viên mãn nhất và ngài Xá-lợi-phất cũng hoàn toàn thâm nhập vào đó? Chính đó là niết-bàn (Nibbanā, 涅 槃), không tất cả những dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu phải không? Điều này đã được Đức Phật chứng minh khi ngài gọi trạng thái không, trạng thái của những đại sĩ, đại Bồ-tát (mahāpuri-savihāra). Như thế ‘trạng thái không’ là gì?

Trong Tăng-chi bộ kinh, tôn giả Xá-lợi-phất cũng giải thích giống như vậy với tôn giả A-nậu-lâu-đà (Anuruddha) về tánh cách trầm tĩnh, an định của ngài… nhưng bằng những từ ngữ khác như:

‘Tâm ta đã khéo an trụ trong bốn trạng thái của chánh niệm (satipaṭṭhāna)."297

Sự tương đương như vậy ít nhất chỉ ra sự tu tập trong chánh niệm mới có thể đưa đến kết quả hiển nhiên của lý không. Trong Tương ưng bộ kinh có một câu hỏi đưa ra là: Con đường gì đưa đến niết-bàn (Nibbāna)? Câu trả lời rằng:

"Sự thiền quán về không, vô tướng và vô nguyện."

(Suññato samādhi animitio samādhi appaṇihito samādhi).298

Tuy nhiên, khuynh hướng chung của những bậc thiền này là chuyển hoá sự vọng động của thức, cho tới khi nào tâm hoàn toàn là không và không có vọng tưởng: một trong những trình độ này gọi là Vô-sở-hữu xứ định (ākiñcaññāyatana, 無 所 有 處 定) để hướng đến không và như trong kinh Tiểu-không,299Đức Phật dạy rằng:

"Này A-nan, Như lai đã hoàn toàn hiểu trạng thái này, làm thế nào đạt được và an trú trong nội không bằng cách lìa tất cả các tướng."

(Ayaṁ kho pan’, Ānanda, vihāro Tathāgatena abhisambuddho, yadidaṁ sabbani-mittānaṁ amanasikārā ajjhultam suññataṁ npasampajja viharituṁ.)300

Đây là những ví dụ bằng chứng về ‘không’ biểu thị trạng thái tâm lý đạt được qua các bậc thiền, có thể nói là trạng thái thanh tịnh niết-bàn và kinh Tiểu-không cũng đã mô tả các tầng bậc của thiền như là các tầng bậc của ‘không’.

Đầu tiên, vị tỳ-kheo bắt đầu thiền định trong rừng, và rồi vị ấy chỉ thấy rừng, không làng, không người:

"Vị ấy thấy không phải nơi đây là không tất cả."301

(Iti yaṁ hi kho tattha na hoti, tena taṁ suññaṁ samanupassati).302

Rồi vị ấy ngang qua tám tầng bậc và đạt:

"Sự định tĩnh của tâm đó là vô tướng."303

(animittaṁ cetosamādhiṁ).304

Và bài kinh tiếp tục rằng:

"Vị ấy tuệ tri rằng: ‘Vô tướng định tâm thuộc hữu vi và do vọng tưởng tạo ra. Nhưng bất cứ cái gì thuộc hữu vi và do vọng tưởng, đó là vô thường và có khả năng biến hoại. Khi vị ấy tuệ tri như vậy, tâm liền giải thoát khỏi dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu."305

(So evaṁ pajānāti: Ayam pi kho animitto cetosamādhi abhisankhato abhisañcetayito. Yaṁ kho pana kiñci abhisankhataṁ abhisañce-tayitaṁ, tad aniccaṁ nirodhadhamman ti pajanāti. Tassa evaṁ jānato evaṁ passato kāmāsavā pi cittaṁ vimuccati, bhavāsavā pi cittaṁ vimccati, avijjāsavā pi cittaṁ vimuccati.)306

Rồi đến tiến trình chứng A-la-hán rõ ràng cũng là sự đạt đến niết-bàn (Nibbāna) và được diễn tả trong phạm trù của lý ‘không’:

Vị ấy tuệ tri rằng: ‘Loại tưởng này không có dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu và chỉ có một điều không phải không, tức là sáu căn, nền tảng cho chính tự thân này.’307

(So: suññam idaṁ saññāgataṁ kāmāsavenāti pajānāti; suññam idam saññāgataṁ bhavāsavenāti pajānāti; suññam idaṁ saññāgataṁ avijjāsavenāti pajānāti. Atthi c’ev ‘idaṁ asuññataṁ, yadidaṁ imam eva kāyam paṭicca saḷāyatanikaṁ jīvitapaccayā ti).308

Chúng ta thường nhấn mạnh ‘không’ như một trạng thái của tâm thức, một lãnh vực rất quan trọng của chính niết-bàn. Khi Arahanta Uttama gọi chính mình là ‘Người đạt được không và vô tướng.’(suññatassānimittassa lābhinī, 空 與 無 相 定)309nghĩa là dường như cô ấy đã đạt được niết-bàn. Một từ trong danh sách những từ đồng nghĩa với niết-bàn là ‘không thuộc tính’(anidasscananaṁ, 無 屬 性).310Hoặc có thể nói rằng: ‘Niết-bàn là cứu cánh của hữu tình’ (nibbānapariyosānā sabbe dhanamā, 有 情 的 究 竟 涅 槃),311hoặc niết-bàn được gọi là ‘Trạng thái vô tướng’(animittā dhātu, 法 無 相).312

Sự giải thích tương đối nhất của niết-bàn là trạng thái cao nhất của thiền định ‘đã dừng mọi ý tưởng và cảm thọ’(saññāvedayitanirodha, 滅 受 想 定). Khi mọi ý tưởng và cảm thọ đã dừng thì được xem như nền tảng vững chắc để đạt trạng thái niết-bàn tĩnh lặng và có một đặc tính đặc biệt giống như vậy để hướng tới niết-bàn nữa là sự thực nghiệm vô phân biệt, được gọi là ‘không’ (Suññatā,空). Niết-bàn cũng còn gọi là ‘Sự diệt tận các thức’(viññāṇassa nirodho, 識 的 滅 盡),313bởi lẽ vòng luân hồi sanh tử được hình thành qua dòng tâm thức (viññāṇa, 識) và niết-bàn (涅 槃) chính là sự tiêu diệt sanh tử, thực tại của vô ngã. Bằng những phương tiện của tu tập thiền định để trí tuệ (paññā, 智 慧) hiện tiền sẽ tịnh chỉ được tiến trình hoạt động của ý thức.

Do thế, chúng ta nên nhớ rằng ‘không’ được Đức Phật nhấn mạnh không phải là một lý tưởng, một phương pháp mà đó là sự tuệ giác như chân lý, thực thể của vô ngã, bởi lẽ niết-bàn là hạnh phúc tối hậu, trạng thái vô ngã. Đây là điều quan trọng trong Phật giáo. Mặc dù Đức Phật đã giải thích nhiều phương pháp về pháp (法) nhưng mục đích là chỉ hướng dẫn chúng ta trở về tự ngã – bản chất của vô ngã.

Phật giáo luôn luôn dùng một số từ phủ định để tạm mô tả trạng thái không thể diễn tả được của niết-bàn như:

‘Đây là sự không sanh, không hữu, không tạo, không tác… Nếu ở đâu không có sự không sanh… thì ở đấy chưa thể giải thoát khỏi thế giới hiện tượng này."

Niết-bàn là trạng thái không đất, không nước… cũng không có cảnh giới Không vô biên xứ hoặc Thức vô biên xứ... cũng không đến, không đi, không đứng, không sanh, không diệt, không giúp, không đầu, không gốc. Như thế là sự chấm dứt đau khổ."314

Hoặc niết-bàn cũng được diễn tả bằng những từ tích cực như:

‘Một thực thể vượt khỏi tất cả sự đau khổ và thay đổi, như là không biến hoại, không sầu muộn, không ô nhiễm, như an lạc và hạnh phúc. Chính đây là hải đảo, nơi trú ẩn, nơi quy y và mục đích tối hậu.’

(asankhatam ca vo bhikkhave desissāmi asaṁkhatagāmiṇca maggani… anāsavanca… saccam… param… nipuṇam… ajajjaram… hum… sāntam… amatam… panītam… sivam… khemam… abbhūtam… antikadhamma… nibbānam… dīpam tāṇam… saraṇam…) 315

Đức Phật giác ngộ là một mẫu tượng trưng của niết-bàn. Nirupadhiśeṣa Nibbāna (無 餘 涅 槃) là trạng thái vô dư niết-bàn, vì năm uẩn (skandhas, 蘊) tạo thành sự hiện hữu thực nghiệm đã hoàn toàn bị tiêu diệt.

Quan sát đoạn văn dưới đây, ta sẽ thấy ‘không’ (Suññatā, 空) để chỉ cho chân lý siêu việt của vũ trụ – niết-bàn:

"Nơi đây, này các tỳ-kheo, ở hội chúng nào, các tỳ-kheo đối với các kinh điển do Như lai diễn thuyết, thâm sâu, khó hiểu, siêu việt, liên hệ đến Không, họ sẽ khéo nghe, lóng tai, an trú tâm để hiểu, vì họ nghĩ rằng các pháp ấy cần phải ghi nhớ và thọ trì; nhưng đối với các kinh điển ngoại đạo và các thơ văn do văn sĩ sáng tác với các từ hoa mỹ, các tỳ-kheo không khéo nghe, không lóng tai, không an trú tâm để hiểu, vì họ nghĩ rằng các pháp ấy không cần phải ghi nhớ và thọ trì."316

(Idha bhikkhave yassam parisayaṁ bhikkhu ye te suttantā Tathāgatahbāsitā gambhirā gambhiratthā lokuttarā Suññatāpatisaṁyuttā tesu bhaññamanesu na sussusanti na sotam odahanti na añña cittam upatthāpenti na ca te dhamme uggahetabbam pariyāpuni tabbam maññanti, ye pana ie suttantā kavikatā kaveyyā cittakkharā cittavyañjanā bāhirakā sāvakabhāsitā tesu bhaññamdnesu sussusanti sotam odahanti añña cittam upatthāpenti to ca dhamme uggahetabban pariyāpunitabbam maññanti, to tam dhammam pariyāpunitvā na c’eva ānnamannan patipucchanti na pativitaranti idam katham imassa kvattho ti.)317

Trong bài kệ 92 và 93 của Pháp cú, ‘không’ được cho là đồng nhất với giải thoát (Vimokkha, 解 脫) và là một từ khác mang ý nghĩa của niết-bàn (Nibbāna, 涅 槃):

"Tài sản không chất chứa,
Ăn uống vừa biết đủ,

Không, vô tướng, giải thoát,

Đến đi đều tự tại,

Như chim lượn giữa trời,

Không lưu lại dấu vết."

(yesaṁ sannicayo n’ atthi ye pariññatabhojanā
suññato animitto ca vimokho yesaṁ gocaro

ākāse va sakuntānaṁ gati tesaṁ durannayā.)
318

"Lậu hoặc đã dứt sạch,
Không tham đắm ăn uống,

Không, vô tướng, giải thoát,

Đến đi đều tự tại,

Như chim lượn giữa trời,

Không lưu lại dấu vết."

(yassāsavā parikkhīṇā āhāre ca anissito
suññato animitto ca vimokho yassa gocaro
ākāse va sakuntānaṁ padaṁ tassa durannayaṁ.)
319

Từ niết-bàn được mô tả trong kinh điển Pāli rõ ràng biểu thị một thực thể thống nhất thường hằng tồn tại vượt khỏi ba cõi dục giới (kāma dhātu: 欲界), sắc giới (rūpa dhātu,色 界) và vô sắc giới (arūpa dhātu, 無 色 界). Đây là một bản chất vô tận, không thể diễn tả được, không sanh, không diệt và vượt tất cả những phân biệt đối đãi, đồng nhất (ekarasa) và vô ngã.

Mỗi chúng sanh là sự kết hợp của những thành tố, có thể phân biệt thành năm phần: sắc (rūpa, 色), thọ (vedana, 受), tưởng (sanna, 想), hành (sankhara, 行) và thức (viññāṇa, 識)ø. Do đó, chúng sanh này không khác với chúng sanh khác và con người bình thường không khác với bậc thánh. Nhưng bản chất và hình thể của mỗi trong năm yếu tố tồn tại trong từng cá thể được thành lập, thì chúng sanh này có khác với chúng sanh khác, con người bình thường có khác với bậc thánh. Sự kết hợp năm uẩn này là kết quả của nghiệp (Karma, 業) và thay đổi ở mỗi sát na (kṣaṇika,剎 那), nghĩa là chuyển hoá thành tố mới thay cho những thành tố cũ tan rã hoặc biến mất. Năm uẩn được kết hợp sẽ thành một hữu tình và từ vô thuỷ, hữu tình ấy đã tạo nghiệp với sự chấp thủ định kiến của ngã (我, Ta) và ngã sở (我 所, của Ta). Kiến tri của vị ấy bị bóp méo hoặc che mờ bởi vô minh, nên không nhận thấy chân lý của từng sát na kết hợp và tan rã của từng thành phần trong uẩn. Mặt khác, vị ấy bị chi phối bởi bản chất vô thường của chúng. Một người thức tỉnh với tuệ tri biết với phương pháp tu tập của Đức Phật sẽ giác ngộ được bản chất thật của các pháp nghĩa là một hữu tình chỉ do năm uẩn kết lại và không có một thực thể thường hằng hoặc bất biến nào gọi là linh hồn cả.

Tóm lại, với những đặc tánh của lý không như đã nói ở trên, nhãn quang của chúng ta được mở ra: khái niệm cao nhất tối thượng của lý không mà Đức Phật đã thuyết trong năm bộ kinh Pāli là thực tại của vô ngã, niết-bàn thanh tịnh tối hậu mà chúng ta nên đạt đến; bởi vì không chỉ hiện tại, mà trong quá khứ và tương lai, có nhiều vị Bồ-tát đã tu tập như vậy như Đức Phật và đã khẳng định trong kinh Tiểu không rằng:

"Và này A-nan-da, những vị sa-môn hoặc bà-la-môn nào trong quá khứ xa xôi sau khi chứng đạt và an trú trong (khái niệm) Không tánh tối thượng cứu cánh, tất cả các bậc ấy sau khi chứng đạt duy chỉ an trú vào (khái niệm) không tánh tối thượng cứu cánh này. Và này A-nan-da, những vị sa-môn hoặc bà-la-môn nào trong tương lai sau khi chứng đạt và an trú trong (khái niệm) không tánh tối thượng cứu cánh, tất cả các bậc ấy sau khi chứng đạt duy chỉ an trú vào (khái niệm) không tánh tối thượng cứu cánh này. Và này A-nan-da, những vị sa-môn hoặc bà-la-môn nào trong hiện tại sau khi chứng đạt và an trú trong (khái niệm) không tánh tối thượng cứu cánh, tất cả các bậc ấy sau khi chứng đạt duy chỉ an trú vào (khái niệm) không tánh tối thượng cứu cánh này. Vì vậy, A-nan-da nên biết rằng: ‘Sau khi chứng đạt, Ta sẽ an trú (khái niệm) không tánh tối thượng cứu cánh này’. Đó là tại sao A-nan-da, ông nên tu tập theo." 320

(Ye hi keci, Ānanda, atītamaddhānaṁ samaṇā vā brāhmaṇā vā parisuddhaṁ paramānuttaraṁ suññataṁ upasampajja vihariṁsu, sabbe te imaṁ yeva parisuddhaṁ paramānuttaraṁ suññataṁ upasampajja vihariṁsu. Ye hi keci, Ānanda, anāgataiuaddhānaṁ samaṇā vā brāhmaṇā vā parisuddhaṁ paramānuttaraṁ suññataṁ upasampajja viharissanti, sahbe te imaṁ yeva parisuddhaṁ paramānuttaraṁ suññataṁ upasampajja viharissanti. Ye hi keci, Ānanda, etarahi samṇā vā brāhmaṇā vā parisuddhaṁ paramānuttaraṁ suññataṁ upasampajja viharanti, sabbe te imaṁ yeva parisuddhaṁ paramānuttaraṁ suññataṁ upasampajja viharanti. Tasmātiha, Ānanda, Parisuddhaṁ paramānuttaraṁ suññataṁ upasampajja viharissuñmīti, — evaṁ hi vo, Ānanda, sikkhitabban ti).321

Hoặc trong Tăng chi bộ kinh cũng diễn tả cùng ý kiến đó như sau:

"Này các tỳ-kheo, thế nào là hội chúng được huấn luyện trong cật vấn và không được huấn luyện trong phô trương?"

Nơi đây, này các tỳ-kheo, ở hội chúng nào, các tỳ-kheo không khéo nghe, không lóng tai, không an trú tâm để hiểu các kinh điển ngoại đạo và các thơ văn do văn sĩ sáng tác với các từ hoa mỹ. Họ nghĩ rằng các pháp ấy không cần phải ghi nhớ và thọ trì. Nhưng đối với các kinh điển do Như lai diễn thuyết, thâm sâu, khó hiểu, siêu việt, liên hệ đến Không thì họ sẽ khéo nghe, lóng tai, an trú tâm để hiểu chúng, vì họ nghĩ rằng các pháp ấy cần phải ghi nhớ và thọ trì, và sau khi ghi nhớ các pháp ấy rồi, họ sẽ cùng bàn bạc: ‘Điều này là gì? Thế nào là ý nghĩa của cái này? Họ sẽ phơi bày những gì được dấu kín, sẽ giải thích những điểm chưa được giải thích, sẽ xua tan nghi vấn trong pháp Phật. Này các tỳ-kheo, đây gọi là hội chúng được huấn luyện trong cật vấn và không được huấn luyện trong phô trương." 322

(Idha bhikkhave yassaṁ parisāyaṁ bhikkhū ye te suttantā Tathāgatabhāsitā gambhīrā gambhīratthā lokuttarā suññatāpatisaññuttā tesu bhaññamānesu nn sussūsanti na sotaṁ odahanti ṇa aññācittaṁ upaṭṭhāpenti na ca te dhanune uggahetabbaṁ pariyāpuṇitabbaṁ maññanti, ye pana te suttantā kavikatā kāveyyā cittakkharā cittavyañjanā bāhirakā sāvakabhāsitā tesu bhaññamānesu sussūsanti sotaṁ odahanti aññācittaṁ upaṭṭhāpenti te ca dhamme uggahetabbaṁ pariyāpuṇitabbaṁ maññanti, te taṁn dhammaṁ pariyāpuṇitvā na c’eva aññamaññaṁ paṭipucchanti na paṭivivaranti idaṁ kathaṁ imassa kvattho ti. Te avivaṭañ c’eva na vivaranti anuttāni-katañ ca na uttānī-karonti anekavihitesu ca kankhāṭhānīyesu dhammesu kakhaṁ na paṭivinodenti. Ayaṁ vuccati bhikkhave ukkācita-vinītā parisā no paṭipucchā-vinītā).323

Trong những đoạn văn trên, Đức Phật đã chỉ sự kiện các pháp thoại mà ngài giảng liên quan tới chân lý của không tánh tối thượng cứu cánh rất sâu sắc, khó hiểu và nhấn mạnh rằng những ai chưa nắm được ý nghĩa thậm thâm đó sẽ thất bại trong việc phơi bày chân lý tiềm ẩn:

‘Này Xá-lợi-phất, nhờ an trú nào mà nay ông an trú với sự an trú viên mãn?’

‘Bạch Đức Thế tôn, nhờ an trú vào không tánh nên nay con đã an trú với sự an trú viên mãn.’

‘Thật quý hoá! Thật quý hoá! Này Xá-lợi-phất, ông nay thật sự đã an trú với sự an trú của bậc đại nhân, vì sự an trú của bậc đại nhân là không tánh. Vì vậy, này Xá-lợi-phất, nếu có một tỳ-kheo ước muốn: ‘Cầu cho tôi được an trú trong sự an trú viên mãn của (khái niệm) không tánh’, và này Xá-lợi-phất, vị tỳ-kheo ấy nên quán sát rằng: ‘Trên đường mà ta đã đi vào làng khất thực hoặc một khu trong đó ta đã đi khất thực hoặc trên con đường ta rời làng sau khi khất thực xong– trong đó tâm của ta có khởi lên tham, sân và si đối với các sắc do mắt nhận thức không?...’324

(Katamena tvam Sāriputta, vihārena etarahi bahulam viharasī ti. Suññatā-vihārena kho aham bhante, etarahi bahulam viharāmi. Sādhu sādhu, Sāriputta. Mahāpurisa-vihārena kira tvam Sāriputta, etarahi bahulam viharasi. Mahāpurisa-vihāro hesa Sāriputta, yadidam Suđđatā. Tasinātiha, Sāriputta, bhikkhu sace ākaṇkheyya: Suññatāvihārena etarahi bahulaṁ vihareyyan ti, tena, Sāriputta, bhikkhunā iti paṭisañcikkhitabbaṁ: Yena cahaṁ maggena gāmaṁ piṇḍāya pāvisiṁ, yasmiñ ca padese piṇḍāya acariṁ, yena ca maggena gāinato piṇḍāya paṭikkamiṁ, ritthi nu kho me tattha cakkhuviññeyyesu rūpesu chando vā rāgo vā doso va moho vā paṭighaṁ vā pi cetaso ti?)325

*

GHI CHÚ:

229 Edward Conze, Buddhism: Its Essence and Development, Delhi, 1994, trang 130.

230 Oxford Advanced Learner’s Dictionary, A.P. Cowie (Ed.), Oxford University Press, Great Britain, 4th rpt. 1991, trang 394-5.

231 MLS, III, số 121. Kinh Tiểu Không (Culasunnata sutta), trang 147.

232 M, III, trang 104.

233 BGS, IV, trang 108.

234 S, IV, trang 173.

235 DB, I, số 1. Kinh Phạm Võng, trang 30-1.

236 D, I, trang 17.

237 Sutta-nipatā, Kệ 1119.

238 MLS, II, số 71. Kinh Dạy Vacchagotta về Tam minh, trang 162.

239 M, I, số 43. Đại kinh Phương quãng (Mahavedalla Sutta), trang 483.

240 MLS, I, trang 359-0.

241 M, I, trang 298.

242 Culla Niddesa, II, Patisambhidāmagga I, Para, 45, 91; 11 Para, 36, 48, 177.

243 MLS, III, số 121. Kinh Tiểu Không (Culasunnata sutta), trang 147.

244 M, II, trang 104.

245 Như trên, trang 148.

246 M, III, trang 104.

247 Như trên, trang 149.

248 M, III, trang 105-6.

249 Như trên, trang 155.

250 M, III, trang 111-2.

251 Như trên, trang 156.

252 M, III, trang 113.

253 BKS, IV, chương iv. Tương ưng không thuyết, ii. Anurada, trang 271.

254 S, IV, trang 382-3.

255 MLS, III, số 121. Kinh Tiểu không (Culasunnata Sutta), trang 147-8.

256 M, III, trang 104-5.

257 Vi, II, trang 628.

258 Journal of Buddhist Studies, IV, trang 10.

259 Upādhi: một điều kiện, cá biệt, giới hạn, đặc biệt (a condition, peculiar, limited, special); Trích trong Tự-điển Phật học tiếng Hoa (DCBT), trang 330a.

260 BKS, IV, i. Tương ưng sáu xứ, 85. ii. Trống rỗng, trang 29.

261 S, IV, trang 54.

262 BKS, III, i. Tương ưng uẩn, i. Phẩm Nakulapita, iv. Cái gì vô thường, trang 21.

263 S, III, trang 22.

264 BKS, IV, i. Tương ưng sáu xứ, 85. ii. Trống rỗng, trang 29.

265 S, IV, trang 54.

266 Patisambhidāmagga, II, trang 48.

267 M, I, trang 298.

268 MLS, I, số 43, Kinh Đại phương quảng, trang 358.

269 M, I, trang 297.

270 Dha, kệ số 279, trang 145-6.

271 S, 21-2; trích trong Early Buddhist Philosophy, Alfonso Verdu, Delhi: Motilal, 1995, trang 11.

272 S, IV, i. Tương ưng sáu xứ, 85.ii. Trống rỗng, trang 28.

273 S, IV, trang 54.

274 Culla Niddesa, II, Patisambhidāmagga I, Para, 45, 91; 11 Para, 36, 48 & 177.

275 Sn, xxv, trang 334.

276 BKS, II, trang 2; IV, 53-4; DB, II, trang 52.

277 S, II, trang 1.

278 BKS, II, trang 23.

279 S, II, trang 28.

280 BKS, IV, i. Tương ưng sáu xứ (d), 107. iv. Thế giới, trang 53-4.

281 S, IV, trang 87.

282 MLS, III, trang 151-2.

283 DB, II, số 15. Kinh Đại duyên (Mahanidana sutta), trang 50-1.

284 D, II, trang 55.

285 Vi, II, trang 695.

286 Như trên, trang 578. 287 Như trên, trang 695.

288 Như trên, trang 695. 289 Như trên, trang 512-3. 290 Như trên, trang 513.

291 Vinaya, Tr. by I.B. Horner, I, 10-17.

292 Sn, III, 134. 30-135.19 và Sn, II, 178.30.

293 BKS, II, trang 23.

294 MLS, III, Kinh Tiểu không (Culasunnata sutta), trang 147.

295 M, III, trang 104.

296 M, III, trang 293 trở đi.

297 A, V, trang 301.

298 S, IV, trang 360.

299 MLS, III, Kinh Tiểu không (Culasunnata sutta), trang 149.

300 M, III, số 121, trang 105.

301 MLS, III, Kinh Tiểu không (Culasunnata sutta), trang 149.

302 M, III, số 121, trang 105.

303 MLS, III, Kinh Tiểu không (Culasunnata sutta), trang 150.

304 M, III, trang 107.

305 MLS, III, số 121, Kinh Tiểu không (Culasunnata sutta), trang 151.

306 M, III, trang 107-8.

307 MLS, III, số 121. Kinh Tiểu không (Culasunnata sutta), trang 151.

308 M, III, trang 108.

309 Therigatha, ed. R. Pischel, London: PTS, 1883, trang 46.

310 S, IV, trang 368.

311 A, V, trang 107.

312 Như trên, trang 148.

313 Sn, trang 734.

314 Udāna viii, 3 và 2; cũng xem Itivuttaka, trang 37 (43).

315 S, IV, trang 368.

316 BGS, I, Chương II: Hai pháp, v. Phẩm Hội chúng, 6, trang 68-9.

317 A, I, trang 72-3.

318 Dha, Kệ số 92, trang 49-0.

319 Như trên.

320 MLS, III, số 121. Kinh Tiểu Không (Culasunnata sutta), trang 152.

321 M, III, trang 109.

322 BGS, I, Chương II: Hai pháp, v. Phẩm Hội chúng, 6, trang 68-9.

323 A, I, trang 14.

324 MLS, III, số 151. Kinh Khất thực Thanh tịnh, trang 343.

325 M, III, 294.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com