HOA
CỦA MỖI NGƯỜI
Tác giả: Diệu Kim
Tôi khẽ khàng: "Dì bán rẻ cho người ta một chút cũng được, tội nghiệp..." Bà nói: "Ối chà, mấy người đó luôn ép giá, chớ họ bán lại cho vựa lời gấp mấy lần." "Nhưng họ nghèo lắm mới đi làm nghề đó. Coi như dì đi chùa bố thí vậy mà." "Bố thí thì có thầy ghi tên đàng hoàng, có phước chớ con!"
Tôi biết dì mỗi lần quyên góp từ thiện cho chùa mấy trăm ngàn, cầm về tờ giấy ghi CÔNG ĐỨC in hoa sen xanh đỏ đẹp mắt. Nhưng không hiểu sao tôi vẫn chạnh lòng khi thấy dì không thể bố thí vài trăm bạc lẻ cho người gánh ve chai. Hình như làm cái gì thầm lặng, nhỏ nhoi thì người ta không thích bằng. Mỗi lần tích cóp, nhặt nhạnh, rồi kỳ kèo được vài ngàn đồng, đến mấy chục lần mới đủ số tiền để đem vô chùa bố thí. Sao không cho ngay lúc ấy, có đỡ nhọc thân, nhọc tâm hay không!
Nhà tôi tháng nào cũng tổng vệ sinh. Bao nhiêu là phế liệu như nhà dì, tôi chờ những người ve chai đi ngang, gọi vào cho hẳn. Một chị có bầu bảy tháng, bụng lặc lè, mừng rỡ nhìn đống báo cũ. Tôi nói: "Chị để dành mà sanh. À, chị để em xách dùm ra đầu hẻm, cho chị đỡ nặng, bụng bự quá chừng còn gánh nữa, không tốt đâu". Chị cảm ơn rối rít: "Không sao đâu em, chị gánh quen rồi. Mà em cho chị đống chai này coi như em đãi chị một bữa cơm trưa đó nhé." Tôi hiểu, một dĩa cơm bụi chỉ chừng 3.000 đồng, vậy mà nụ cười chị quá tươi.
Nhìn dáng chị xiêu xiêu trong hẻm nhỏ, tôi thấy hình như có một nụ cười hài nhi đang trong bụng mẹ. Đứa nhỏ cảm thọ vui buồn qua trái tim của mẹ, cho nên một chút xíu niềm vui tôi dâng tặng có thể đã được nhân đôi. Mà không, phải nói là nhân ba mới đúng, bởi chính tôi cũng nhận được niềm vui.
Tác giả: Diệu Kim
PHẦN II: HƯƠNG ĐẠO TÌNH ĐỜI
TỪ GÁNH VE CHAI
Tôi có bà dì ở gần nhà nên thường sang thăm. Nhiều lần, đến đúng lúc bà đang dọn dẹp nhà cửa, gom phế liệu bán cho hàng ve chai đồng nát. Những chai nước tương, những vỏ lon nước ngọt, những tờ báo cũ... Chị ve chai cân xong, nói giá 2.500 đồng. Bà bảo: "Bốn ngàn mới được. Cả đống thế này!". Chị ve chai lắc đầu: "Cháu không có lời bà ạ. Chai nước tương rẻ lắm, cháu mua giùm bà cùng giá với lon nước ngọt là đã hẹp cháu rồi." "Vậy ba ngàn nhé!", bà dì tôi trả giá thêm tiếng nữa. Chị ve chai tặc lưỡi rồi đưa tiền, chất đồ lên gánh quảy đi.Tôi khẽ khàng: "Dì bán rẻ cho người ta một chút cũng được, tội nghiệp..." Bà nói: "Ối chà, mấy người đó luôn ép giá, chớ họ bán lại cho vựa lời gấp mấy lần." "Nhưng họ nghèo lắm mới đi làm nghề đó. Coi như dì đi chùa bố thí vậy mà." "Bố thí thì có thầy ghi tên đàng hoàng, có phước chớ con!"
Tôi biết dì mỗi lần quyên góp từ thiện cho chùa mấy trăm ngàn, cầm về tờ giấy ghi CÔNG ĐỨC in hoa sen xanh đỏ đẹp mắt. Nhưng không hiểu sao tôi vẫn chạnh lòng khi thấy dì không thể bố thí vài trăm bạc lẻ cho người gánh ve chai. Hình như làm cái gì thầm lặng, nhỏ nhoi thì người ta không thích bằng. Mỗi lần tích cóp, nhặt nhạnh, rồi kỳ kèo được vài ngàn đồng, đến mấy chục lần mới đủ số tiền để đem vô chùa bố thí. Sao không cho ngay lúc ấy, có đỡ nhọc thân, nhọc tâm hay không!
Nhà tôi tháng nào cũng tổng vệ sinh. Bao nhiêu là phế liệu như nhà dì, tôi chờ những người ve chai đi ngang, gọi vào cho hẳn. Một chị có bầu bảy tháng, bụng lặc lè, mừng rỡ nhìn đống báo cũ. Tôi nói: "Chị để dành mà sanh. À, chị để em xách dùm ra đầu hẻm, cho chị đỡ nặng, bụng bự quá chừng còn gánh nữa, không tốt đâu". Chị cảm ơn rối rít: "Không sao đâu em, chị gánh quen rồi. Mà em cho chị đống chai này coi như em đãi chị một bữa cơm trưa đó nhé." Tôi hiểu, một dĩa cơm bụi chỉ chừng 3.000 đồng, vậy mà nụ cười chị quá tươi.
Nhìn dáng chị xiêu xiêu trong hẻm nhỏ, tôi thấy hình như có một nụ cười hài nhi đang trong bụng mẹ. Đứa nhỏ cảm thọ vui buồn qua trái tim của mẹ, cho nên một chút xíu niềm vui tôi dâng tặng có thể đã được nhân đôi. Mà không, phải nói là nhân ba mới đúng, bởi chính tôi cũng nhận được niềm vui.
Gửi ý kiến của bạn