HOA
CỦA MỖI NGƯỜI
Tác giả: Diệu Kim
Quê tôi cũng như nhiều làng quê khác ở nông thôn, ít có nơi vui chơi, hoạt động văn hóa, nên ngôi chùa trở thành trung tâm sinh hoạt của mọi người, nhất là phụ nữ. Mà dù cho có gánh hát, có đoàn cải lương về diễn, người ta vẫn thích đi chùa. Ngôi chùa nằm trong tâm thức mọi người, "một cõi đi về" cho từng khoảnh khắc cuộc đời. Ngày xuân, cái khoảnh khắc xôn xao nhất của trời đất, mà lạ, lại kéo bước chân người ta tìm đến nơi thanh tịnh, yên bình. Có lẽ không khí chốn thiền môn giúp tâm hồn con người lắng xuống sau một năm đua chen, bươn chải với đời.
Qua mấy con đường đất quanh co và một cây cầu nhỏ bắc ngang con mương nước trong leo lẻo, ngôi chùa hiện ra khiêm tốn. Cổng vào có một ao sen kề bên và hai hàng bông trang thâm thấp trổ đầy bông đỏ thắm. Những viên gạch tàu mốc thếch rêu, nhẹ kêu giòn dưới chân. Tôi thường đi thẳng ra sau nhà Tổ để xá sư ông trụ trì hoặc sà vào nhà trù nơi mấy bà mấy cô đang gói bánh. Bởi mới rẽ vào cổng đã nghe mùi nếp, mùi đậu thơm lừng hòa lẫn trong mùi khói hương nghi ngút. Trên bộ ván gỗ bóng loáng có đến gần 50 năm tuổi, các bà các cô đang quây quần, tay thoăn thoắt buộc những đòn bánh tét to nặng hoặc xếp những cái bánh ít hình tam giác xinh xinh, miệng thì kể những câu chuyện đạo, hoặc chuyện xóm chuyện làng. Vui vẻ và đầm ấm lạ kỳ. Có những người ngày thường xích mích với nhau, vậy mà khi đến chùa cùng ngồi bên nhau lau từng tấm lá, cột từng đòn bánh, thổi từng ngọn lửa, họ chợt thấy gần gũi, rồi dễ dàng xí xóa, làm hòa.
Ai không rảnh để xuống phụ bếp thì tranh thủ lên chánh điện lễ Phật. Ngày mùng một Tết người ta đi lễ đông nhất. Đó là ngày vía Đức Phật Di Lặc nên mọi người thường tìm đến bức tượng một ông có cái bụng tròn to như cái trống, phạch áo ra cho 6 đứa nhỏ xúm quanh nghịch ngợm, mà miệng vẫn cười hết cỡ. Ai trông thấy bức tượng cũng phải vui vẻ, và mở lòng hỉ xả như ông. Đầu năm, nở được nụ cười đã là một liều "thuốc bổ" giúp người ta thêm sức mà đi tiếp cuộc hành trình. Chùa nào không có tượng Di Lặc thì mọi người chiêm bái Đức Thích Ca Mâu Ni, vừa cầu nguyện cho đất nước, gia đình, vừa nhủ lòng sống tử tế, đàng hoàng như lời dạy của Ngài. Đơn giản, thấm nhuần, ngôi chùa hiện diện trong nền văn hóa dân tộc như thế đó.
Hồi nhỏ tôi thường bỏ bà ngoại để chạy theo mấy con quy màu vàng bò quanh sân chùa. Nó hiền lành thưởng thức món quà xuân của tôi là mấy trái chuối chín, rồi rụt cổ vào chiếc mai trốn lũ trẻ con xúm đến chọc ghẹo. Lớn lên, tôi vẫn đi tìm nó, thấy chiếc mai đã thêm những vòng rêu mốc cũ kỹ, và chiếc cổ thêm những đốm vẩy sần sùi. Con quy vẫn thích ăn những trái chuối thơm mềm mà tuổi thơ của tôi đã trao cho nó...
Mỗi năm một lần, tôi lại về thăm ngôi chùa quê nhỏ bé nằm nép mình sau vòm cây. Lại nghe hương nếp, hương sen hòa lẫn, lại thấy các bà các cô chắp tay lễ Phật, rồi thoăn thoắt gói bánh mời khách thập phương. Không biết nơi đâu là đạo, là đời...
Tác giả: Diệu Kim
PHẦN I: HOA CỦA MỖI NGƯỜI
CHÙA XUÂN
Mỗi lần Tết đến, tôi lại nhớ quê với bà ngoại già và ngôi chùa làng ẩn sâu sau những vòm cây xanh mát. Từ nhỏ, tôi đã chạy lon ton theo bà, sau này lớn lên thì đi chùa một mình hoặc đi với bạn bè, em gái, lòng lâng lâng một cảm xúc yên bình...Quê tôi cũng như nhiều làng quê khác ở nông thôn, ít có nơi vui chơi, hoạt động văn hóa, nên ngôi chùa trở thành trung tâm sinh hoạt của mọi người, nhất là phụ nữ. Mà dù cho có gánh hát, có đoàn cải lương về diễn, người ta vẫn thích đi chùa. Ngôi chùa nằm trong tâm thức mọi người, "một cõi đi về" cho từng khoảnh khắc cuộc đời. Ngày xuân, cái khoảnh khắc xôn xao nhất của trời đất, mà lạ, lại kéo bước chân người ta tìm đến nơi thanh tịnh, yên bình. Có lẽ không khí chốn thiền môn giúp tâm hồn con người lắng xuống sau một năm đua chen, bươn chải với đời.
Qua mấy con đường đất quanh co và một cây cầu nhỏ bắc ngang con mương nước trong leo lẻo, ngôi chùa hiện ra khiêm tốn. Cổng vào có một ao sen kề bên và hai hàng bông trang thâm thấp trổ đầy bông đỏ thắm. Những viên gạch tàu mốc thếch rêu, nhẹ kêu giòn dưới chân. Tôi thường đi thẳng ra sau nhà Tổ để xá sư ông trụ trì hoặc sà vào nhà trù nơi mấy bà mấy cô đang gói bánh. Bởi mới rẽ vào cổng đã nghe mùi nếp, mùi đậu thơm lừng hòa lẫn trong mùi khói hương nghi ngút. Trên bộ ván gỗ bóng loáng có đến gần 50 năm tuổi, các bà các cô đang quây quần, tay thoăn thoắt buộc những đòn bánh tét to nặng hoặc xếp những cái bánh ít hình tam giác xinh xinh, miệng thì kể những câu chuyện đạo, hoặc chuyện xóm chuyện làng. Vui vẻ và đầm ấm lạ kỳ. Có những người ngày thường xích mích với nhau, vậy mà khi đến chùa cùng ngồi bên nhau lau từng tấm lá, cột từng đòn bánh, thổi từng ngọn lửa, họ chợt thấy gần gũi, rồi dễ dàng xí xóa, làm hòa.
Ai không rảnh để xuống phụ bếp thì tranh thủ lên chánh điện lễ Phật. Ngày mùng một Tết người ta đi lễ đông nhất. Đó là ngày vía Đức Phật Di Lặc nên mọi người thường tìm đến bức tượng một ông có cái bụng tròn to như cái trống, phạch áo ra cho 6 đứa nhỏ xúm quanh nghịch ngợm, mà miệng vẫn cười hết cỡ. Ai trông thấy bức tượng cũng phải vui vẻ, và mở lòng hỉ xả như ông. Đầu năm, nở được nụ cười đã là một liều "thuốc bổ" giúp người ta thêm sức mà đi tiếp cuộc hành trình. Chùa nào không có tượng Di Lặc thì mọi người chiêm bái Đức Thích Ca Mâu Ni, vừa cầu nguyện cho đất nước, gia đình, vừa nhủ lòng sống tử tế, đàng hoàng như lời dạy của Ngài. Đơn giản, thấm nhuần, ngôi chùa hiện diện trong nền văn hóa dân tộc như thế đó.
Hồi nhỏ tôi thường bỏ bà ngoại để chạy theo mấy con quy màu vàng bò quanh sân chùa. Nó hiền lành thưởng thức món quà xuân của tôi là mấy trái chuối chín, rồi rụt cổ vào chiếc mai trốn lũ trẻ con xúm đến chọc ghẹo. Lớn lên, tôi vẫn đi tìm nó, thấy chiếc mai đã thêm những vòng rêu mốc cũ kỹ, và chiếc cổ thêm những đốm vẩy sần sùi. Con quy vẫn thích ăn những trái chuối thơm mềm mà tuổi thơ của tôi đã trao cho nó...
Mỗi năm một lần, tôi lại về thăm ngôi chùa quê nhỏ bé nằm nép mình sau vòm cây. Lại nghe hương nếp, hương sen hòa lẫn, lại thấy các bà các cô chắp tay lễ Phật, rồi thoăn thoắt gói bánh mời khách thập phương. Không biết nơi đâu là đạo, là đời...
Gửi ý kiến của bạn