HOA
CỦA MỖI NGƯỜI
Tác giả: Diệu Kim
Ban đêm, mọi người quây quần đọc thơ, đàm đạo. Có bổ ích, mà cũng có... giận hờn, vì người này phê thơ người kia, người nọ sửa văn giùm người khác... Ôi thôi, đụng chuyện đi, rồi mới thấy cái "ngã" nó bự chảng! Nhưng không sao, cuối cùng vẫn là dư âm luyến nhớ, thắt chặt thêm tình đồng đạo.
Linh Quang tịnh xá nằm trên một ngọn núi không cao lắm, leo vừa đủ mệt thì đã tới nơi. Hớn hở ngồi vào một góc đá nhô ra có tàn cây tuyệt đẹp làm hậu cảnh, tha hồ cho bác phó nhòm bấm máy. Buổi tối, góc đá ấy trở thành nơi cả nhóm ngồi đàm đạo thơ văn. Một hồi thì bắt đầu "chia phe", thành từng nhóm nhỏ, hợp với nhau chuyện gì thì túm lại nói riêng với nhau. Tôi và thầy Q.T, Q.K đã có một cuộc trao đổi thật thú vị.
– Diệu Kim thấy quý sư cô ở Viên Chiếu như thế nào? Thầy nghĩ Phật giáo phải có những vị tu hành như thế.
Tôi nhớ tới cảnh quý sư cô ngồi thiền im phăng phắc. Thiền đường mờ mờ ngọn đèn, tỏa khói trầm thơm dịu. Những dáng người trang nghiêm, toát ra một năng lực kỳ lạ không thể diễn tả bằng lời. Năng lực ấy khiến chúng tôi ngồi trên băng đá ngoài sân vườn tự dưng cũng im phăng phắc theo. Chúng tôi cảm nhận rất rõ có một điều gì đó đang lan tỏa trong không gian tĩnh mịch, làm lòng mình khinh an, nhẹ nhõm. Và cái đẹp, cảm nhận một cái đẹp từ bức tranh thiền trước mắt, với những nét chấm phá giản dị nhưng rung động lòng người.
– Thưa thầy, con rất ngưỡng mộ quý sư cô. Ngưỡng mộ tất cả những vị đang hạ thủ công phu tu hành nghiêm mật. Đúng là thời đại ngày nay đã ít dần những bậc đắc đạo, coi như những minh chứng hùng hồn cho Phật giáo.
– Chính vì vậy thầy đang suy nghĩ tới công việc giảng dạy của mình và của nhiều vị khác. Liệu có tốt không khi quá ít người hạ thủ công phu? Thầy rất băn khoăn...
– Thưa thầy, thật sự con kính ngưỡng những vị tu hành giải thoát, nhưng đồng thời con cũng cảm ơn những vị đã hành Bồ Tát đạo, lo hoằng pháp cho chúng con. Nếu ai cũng đóng cửa lo tu cho mình, thì chúng sanh như tụi con đâu có ai dạy dỗ, mãi mãi đi trong bóng tối si mê, và Phật giáo sẽ mai một vì không ai phổ biến, truyền bá. Dù bây giờ có một số vị giảng sư đã bị vấp ngã, nhưng ngọn lửa Phật pháp đã được truyền lại cho tăng ni trẻ và cho Phật tử, chắc chắn sẽ có người tiếp nối giữ gìn. Khi đi vào giữa dòng đời, thế nào cũng có người sẽ bị rơi rụng, nhưng bù lại, có biết bao người được tiếp cận giáo pháp, sẽ đứng lên lấp vào chỗ mất mát ấy. Cho nên, Phật giáo cần cả hai dạng: tu hành miên mật như Thiền Chiếu, Viên Chiếu... và hoằng pháp lợi tha như các ngôi chùa Đại thừa đang đồng hành với chúng sanh.
Thầy Q.K nói:
– Hoằng pháp rất cần lợi khẩu, nhưng lợi khẩu cũng gây nhiều tác hại, mình dễ kiêu căng, lợi dụng người khác. Có khi nói rất hay, mà làm thì sai quấy.
Tôi cười:
– Trời, vậy là lỗi tại cái tâm mình chứ đâu phải tại lợi khẩu. Giống như đồng tiền, nó không có tội, mà mình xài tiền cách nào mới thành ra tội. Mình phải điều khiển cái tâm đừng cho nó làm bậy, chứ sao đổ lỗi cho cái miệng.
Thầy phì cười. Tôi nói thêm:
– "Y pháp bất y nhân" phải không thầy? Dĩ nhiên với người mới vào đạo thì "y nhân" trước khi "y pháp". Nhưng vào đạo lâu rồi thì đừng lo, chỉ biết ông thầy đó cho mình "toa thuốc" đúng thì mình cứ nhặt lấy mà trị bệnh tâm cho mình. Còn ổng làm bậy thì mai mốt ổng tự chịu.
Thầy Q.T:
– Có khi một ông giảng sư nói thật nhiều mà sức mạnh giáo hóa không bằng một ông thầy lặng lẽ tu hành, chỉ cầm cây chổi quét sân chùa thôi, đã toát lên đạo hạnh khiến người ta kính phục.
– Con đồng ý. Nhưng thầy nghĩ xem, nếu thầy lợi khẩu, nghĩa là thầy cũng có phước đức nhiều đời nhiều kiếp lắm rồi, chứ đâu phải ai muốn lợi khẩu cũng được. Vậy tại sao không dùng khả năng hiện có đó mà giáo hóa chúng sanh? Nếu ai cũng đi quét chùa hết thì Phật pháp chắc diệt vong. Chính Đức Phật còn đi thuyết pháp bằng ngôn ngữ kia mà, và Ngài bảo đệ tử chia nhau đi khắp các nẻo, không cho hai người đi chung một lối, để sự hoằng hóa được rộng lớn hơn. Vậy có nghĩa là, ta có khả năng gì, phương tiện gì, thì ta cứ sử dụng. Nếu ta không lợi khẩu thì ta vui vẻ quét sân. Nếu ta lợi khẩu, thì cứ đi giảng, mắc mớ chi phải bỏ. Hoặc nếu ta làm từ thiện tốt hơn thì ta làm từ thiện. Nếu ta có thể viết văn để truyền bá Phật giáo thì cứ viết. Phước đức ta tới đâu thì ta sử dụng tới đó, quan trọng là giữ đạo hạnh cho tốt, chứ đâu phải lỗi ở lợi khẩu, lỗi ở phương tiện.
Thầy Q.T:
– À há, vậy tui lợi khẩu thì cứ sử dụng nó mà đi giảng hén!
Tác giả: Diệu Kim
PHẦN I: HOA CỦA MỖI NGƯỜI
LỢI KHẨU
Trại sáng tác văn học Phật giáo do Thành Hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lần đầu tiên. Có đến gần 40 tăng ni và Phật tử tham gia, rất vui. Sau những ngày ngồi tại lớp để nghe các nhà văn, nhà thơ trao đổi chuyên môn, mọi người được lên đường đi thực tế. Chủ yếu là đi viếng các chùa nổi tiếng ở miền Đông như Thường Chiếu, Viên Chiếu, Linh Chiếu, Chân Không, Linh Quang tịnh xá.v.v... Có cả những buổi tắm biển hoặc lang thang ngắm biển, ngắm trời, leo núi đến rã chân...Ban đêm, mọi người quây quần đọc thơ, đàm đạo. Có bổ ích, mà cũng có... giận hờn, vì người này phê thơ người kia, người nọ sửa văn giùm người khác... Ôi thôi, đụng chuyện đi, rồi mới thấy cái "ngã" nó bự chảng! Nhưng không sao, cuối cùng vẫn là dư âm luyến nhớ, thắt chặt thêm tình đồng đạo.
Linh Quang tịnh xá nằm trên một ngọn núi không cao lắm, leo vừa đủ mệt thì đã tới nơi. Hớn hở ngồi vào một góc đá nhô ra có tàn cây tuyệt đẹp làm hậu cảnh, tha hồ cho bác phó nhòm bấm máy. Buổi tối, góc đá ấy trở thành nơi cả nhóm ngồi đàm đạo thơ văn. Một hồi thì bắt đầu "chia phe", thành từng nhóm nhỏ, hợp với nhau chuyện gì thì túm lại nói riêng với nhau. Tôi và thầy Q.T, Q.K đã có một cuộc trao đổi thật thú vị.
– Diệu Kim thấy quý sư cô ở Viên Chiếu như thế nào? Thầy nghĩ Phật giáo phải có những vị tu hành như thế.
Tôi nhớ tới cảnh quý sư cô ngồi thiền im phăng phắc. Thiền đường mờ mờ ngọn đèn, tỏa khói trầm thơm dịu. Những dáng người trang nghiêm, toát ra một năng lực kỳ lạ không thể diễn tả bằng lời. Năng lực ấy khiến chúng tôi ngồi trên băng đá ngoài sân vườn tự dưng cũng im phăng phắc theo. Chúng tôi cảm nhận rất rõ có một điều gì đó đang lan tỏa trong không gian tĩnh mịch, làm lòng mình khinh an, nhẹ nhõm. Và cái đẹp, cảm nhận một cái đẹp từ bức tranh thiền trước mắt, với những nét chấm phá giản dị nhưng rung động lòng người.
– Thưa thầy, con rất ngưỡng mộ quý sư cô. Ngưỡng mộ tất cả những vị đang hạ thủ công phu tu hành nghiêm mật. Đúng là thời đại ngày nay đã ít dần những bậc đắc đạo, coi như những minh chứng hùng hồn cho Phật giáo.
– Chính vì vậy thầy đang suy nghĩ tới công việc giảng dạy của mình và của nhiều vị khác. Liệu có tốt không khi quá ít người hạ thủ công phu? Thầy rất băn khoăn...
– Thưa thầy, thật sự con kính ngưỡng những vị tu hành giải thoát, nhưng đồng thời con cũng cảm ơn những vị đã hành Bồ Tát đạo, lo hoằng pháp cho chúng con. Nếu ai cũng đóng cửa lo tu cho mình, thì chúng sanh như tụi con đâu có ai dạy dỗ, mãi mãi đi trong bóng tối si mê, và Phật giáo sẽ mai một vì không ai phổ biến, truyền bá. Dù bây giờ có một số vị giảng sư đã bị vấp ngã, nhưng ngọn lửa Phật pháp đã được truyền lại cho tăng ni trẻ và cho Phật tử, chắc chắn sẽ có người tiếp nối giữ gìn. Khi đi vào giữa dòng đời, thế nào cũng có người sẽ bị rơi rụng, nhưng bù lại, có biết bao người được tiếp cận giáo pháp, sẽ đứng lên lấp vào chỗ mất mát ấy. Cho nên, Phật giáo cần cả hai dạng: tu hành miên mật như Thiền Chiếu, Viên Chiếu... và hoằng pháp lợi tha như các ngôi chùa Đại thừa đang đồng hành với chúng sanh.
Thầy Q.K nói:
– Hoằng pháp rất cần lợi khẩu, nhưng lợi khẩu cũng gây nhiều tác hại, mình dễ kiêu căng, lợi dụng người khác. Có khi nói rất hay, mà làm thì sai quấy.
Tôi cười:
– Trời, vậy là lỗi tại cái tâm mình chứ đâu phải tại lợi khẩu. Giống như đồng tiền, nó không có tội, mà mình xài tiền cách nào mới thành ra tội. Mình phải điều khiển cái tâm đừng cho nó làm bậy, chứ sao đổ lỗi cho cái miệng.
Thầy phì cười. Tôi nói thêm:
– "Y pháp bất y nhân" phải không thầy? Dĩ nhiên với người mới vào đạo thì "y nhân" trước khi "y pháp". Nhưng vào đạo lâu rồi thì đừng lo, chỉ biết ông thầy đó cho mình "toa thuốc" đúng thì mình cứ nhặt lấy mà trị bệnh tâm cho mình. Còn ổng làm bậy thì mai mốt ổng tự chịu.
Thầy Q.T:
– Có khi một ông giảng sư nói thật nhiều mà sức mạnh giáo hóa không bằng một ông thầy lặng lẽ tu hành, chỉ cầm cây chổi quét sân chùa thôi, đã toát lên đạo hạnh khiến người ta kính phục.
– Con đồng ý. Nhưng thầy nghĩ xem, nếu thầy lợi khẩu, nghĩa là thầy cũng có phước đức nhiều đời nhiều kiếp lắm rồi, chứ đâu phải ai muốn lợi khẩu cũng được. Vậy tại sao không dùng khả năng hiện có đó mà giáo hóa chúng sanh? Nếu ai cũng đi quét chùa hết thì Phật pháp chắc diệt vong. Chính Đức Phật còn đi thuyết pháp bằng ngôn ngữ kia mà, và Ngài bảo đệ tử chia nhau đi khắp các nẻo, không cho hai người đi chung một lối, để sự hoằng hóa được rộng lớn hơn. Vậy có nghĩa là, ta có khả năng gì, phương tiện gì, thì ta cứ sử dụng. Nếu ta không lợi khẩu thì ta vui vẻ quét sân. Nếu ta lợi khẩu, thì cứ đi giảng, mắc mớ chi phải bỏ. Hoặc nếu ta làm từ thiện tốt hơn thì ta làm từ thiện. Nếu ta có thể viết văn để truyền bá Phật giáo thì cứ viết. Phước đức ta tới đâu thì ta sử dụng tới đó, quan trọng là giữ đạo hạnh cho tốt, chứ đâu phải lỗi ở lợi khẩu, lỗi ở phương tiện.
Thầy Q.T:
– À há, vậy tui lợi khẩu thì cứ sử dụng nó mà đi giảng hén!
Gửi ý kiến của bạn