HOA
CỦA MỖI NGƯỜI
Tác giả: Diệu Kim
Chỉ có điều... Choáng ngợp bất ngờ khi đi trên những con đường thênh thang như đại lộ, cắt ngang Đồng Tháp Mười như cắt ngang một cái bánh khổng lồ ngút ngàn lúa mượt. Bây giờ từ Tam Nông đi Tân Hồng, Tháp Mười đâu cần vòng ra đường liên tỉnh, mà cứ băng đồng theo tuyến đường mới êm ru. Thị trấn Sa Rài hồi nào như hòn đảo lọt giữa bốn bề nước lũ, nay to đùng nhà ngói nhà lầu, ăng-ten, in-tẹc-nét. Quả là sức nước sức dân đáng nể. Lặng lẽ làm nên một Đồng Tháp Mười đẹp như thế này đây. Nhờ vậy mà có thêm niềm tin để chống chọi với những tin tức tham nhũng, hối lộ hàng ngày chường lên mặt báo. Thôi thì, bàn tay có ngón vắn ngón dài, hãy biết hỷ xả và hy vọng.
Sư bà trụ trì hơn 80 tuổi, người gầy, nhẹ tênh như một áng mây. Tánh tình cũng nhẹ tênh, thanh thản. Cai quản một lũ con nít từ mẫu giáo tới lớp 10, 11, chỉ lo nấu cơm cho tụi nó ăn đã lau chau phát mệt. Lại còn đùa giỡn, nhảy nhót, ca hát. Đêm thứ bảy cả lũ xúm nhau ngủ lại chùa y như ký túc xá, coi tivi xong bèn nổi lửa nấu mì gói húp xì xụp thấy mà thương! Nhưng đừng tưởng... tới giờ tụng kinh là răm rắp Nam-mô, tới giờ đi kinh hành là chân trước nối chân sau im phăng phắc. Sư bà còn đem những bài kệ ra dạy, đứa nào cũng đọc thuộc lòng như cháo. Học ra học, chơi ra chơi, vừa nghiêm túc, vừa thoải mái. Thầy trò khổ hạnh nơi xứ nghèo mà vui, mà gắn bó. Tuần nào ba má không chở vô chùa là có đứa khóc mếu máo. Tụi nhỏ "ghiền" chùa là... tại sư bà. Sư bà dễ thương quá mà! Hổng ghiền sao được! Không ngờ "vùng biên địa" lại có bậc chân tu, và chúng sanh đâu có tệ!
Chùa nghèo, tôi phải "cải tạo" gian nhà kho cạnh chánh điện làm lớp học. Chẳng có bàn ghế, vội đi mua mấy chục bộ bàn ghế nhựa, thứ người ta dùng để mở quán cóc vỉa hè. Mua thêm mấy cây quạt gắn lên tường. Thế là học trò tôi có một lớp học "hoành tráng". Khổ nhất là bộ ampli cứ rè rè như người nghẹt mũi, học trò dỏng tai lên nghe cô giáo giảng tiếng được tiếng mất. Nhưng học giỏi dữ lắm. Bài nào cũng thuộc. Thuộc từ giáo trình Búp Sen Hồng cho tới cuốn Đố vui Phật pháp. Thứ gì vô tay tụi nhỏ cũng học hết trơn. Học như nỗi khát khao, say đắm. Vậy nên cô giáo quên hết 260 cây số ngồi xe rêm xương sống, và 260 cây số lượt về. Vài năm nữa chắc cô hết còn xuống đây với các con. Mỗi năm mỗi yếu dần đi. Các con lớn lẹ lên, biết đâu lên Sài Gòn học, cô trò mình lại gặp nhau.
Học xong, tụi nhỏ ở lại chùa ngủ luôn. Cô giáo lại đãi một chầu kem, mì gói, cà phê sữa. Mấy anh thanh niên trong xóm lân la tới chơi, cũng liên hoan tưng bừng và rộn ràng chuyện đạo. Có hôm, cô trò lấy máy chụp ảnh ra chụp và quay phim lẫn nhau, cười như nắc nẻ. Tội nghiệp, chỉ cần trông thấy mặt mình trên màn ảnh là các con cười sung sướng, niềm vui sao mà giản dị, đáng yêu. Tôi có dẫn theo thằng con trai duy nhất của mình, quay sang hỏi nó: "Con thương các em hôn?" Nó mỉm cười gật đầu. Vốn là con một, bây giờ tự dưng nó có "một bầy em", ngỡ ngàng thú vị lắm chứ!
Một hôm, tôi ngẫu hứng lý qua cầu, rủ học trò đi ra chợ xã ăn chè. Trời đất, đi 5 cây số lận đó cô! Hừm, cô đâu có ngán. Cô là phóng viên, đi bộ giỏi lắm nghen! Rồi, thì đi. Nhưng mà sư cô Thành ơi, sư cô với Út Xuân chạy hai chiếc honda kè theo nhé, vì con biết chắc sẽ có đứa mỏi giò, phải leo lên xe thôi. Nào, bắt đầu hành quân, một, hai...
Thầy trò rồng rắn kéo nhau ra lộ. Eo ơi, hai chục mạng chứ ít sao! Dọc đường còn "rước" thêm mấy em nữa nhập bọn. Vừa đi, vừa nhảy chân sáo, vừa reo hò, vừa... thở. Tới cảnh nào đẹp đẹp thì dừng lại "chộp hình". Cô ơi cô, chưa bao giờ tụi con vui như vầy! Cô ơi cô, tụi con kêu cô là mẹ nha! Ê, con nhỏ này, tránh ra cho tao nắm tay mẹ. Hông, tao nắm hà, mầy nắm nãy giờ rồi. Ứ ứ, mẹ ơi, hai đứa nó giành hoài, cho con nắm một chút đi! Thôi thôi, tụi con tranh nhau một hồi té xuống sình bây giờ. Rồi rồi, mỗi đứa nắm một tí. Hi hi, anh Ni bữa nay mất phần giành mẹ. Mai mốt anh Ni về thành phố tha hồ có mẹ nha.
Tới quán chè. Chủ quán trố mắt. Hả, hai mươi lăm ly. Làm lẹ lên. Trà đá đâu, uống trước đi, khát quá trời rồi. Ai da, muỗi, muỗi. Chạng vạng rồi, muỗi túa ra tấn công. Chủ quán đem ra cả chục cây quạt giấy. Mẹ, để con quạt cho mẹ. Thôi, mẹ tự quạt được mà. Chè xong rồi kìa, hai, ba, dzô! Ngon dễ sợ!
Tính tiền có hơn một trăm ngàn đồng mà lũ con xuýt xoa: "Tội nghiệp mẹ quá! Mẹ tốn tiền vì tụi con!" Tôi muốn rơi nước mắt. Bao nhiêu kẻ tiêu xài bạc tỷ của dân chưa hề biết xót như thế này.
Lại rồng rắn kéo nhau về. Trời tối mịt, mẹ con nắm chặt tay nhau dò dẫm qua từng vũng nước. Vậy mà vẫn có đứa sụp hố. Bùm! Sình văng lên. Áo mẹ, áo con đều tèm lem tuốt luốt. Hi hi, ha ha, he he... Vui quá mẹ ơi!
Năm cây số trở về, bắp chân mỏi nhừ, cứng ngắc. Một số "chiến binh" thua trận phải leo lên honda của sư cô và Út Xuân. Len lỏi qua bóng râm của hai hàng me keo bên đường, ánh trăng lưỡi liềm mỏng te như ráng nhăn răng cười cái đám cô trò "gàn" thấy sợ! Đi gần 10 cây số ăn có ly chè mà vui nỗi gì hổng biết! Nhân gian thiệt lạ thiệt lùng!
Về tới chùa, ly chè "biến" đâu mất tiêu, bụng lại sôi lên vì đói. Cô giáo lại đãi học trò chầu kem, sữa, mì gói, chứ ở thôn quê lấy đâu ra quà bánh. Hoan hô mì gói, đi đâu cũng có mi cứu bồ!
Sư bà cũng thức tới khuya chờ lũ học trò. Rồi giăng mùng cho tụi nhỏ ngủ. Rì rầm, rì rầm, tiếng lá tre xào xạc bên hiên chùa, tiếng con dế gáy thanh tao giữa đêm trường tĩnh mịch. Chập chờn một chốc đã nghe chuông mõ công phu ấm áp dịu dàng. Lũ trẻ không ai bảo mà tự động thức dậy, tụng kinh vang rền. Một ngày mới bắt đầu.
Nhưng cô giáo phải quay về thành phố. Tạm biệt các con. Tạm biệt. Đừng khóc. Rồi cô sẽ trở về thăm. Hãy giữ mãi tuổi thơ trong sáng nơi mái chùa quê. Một ngày nào đó các con lớn lên, sẽ hiểu những phút giây này là thiên đường giữa chốn trần gian...
Tác giả: Diệu Kim
PHẦN I: HOA CỦA MỖI NGƯỜI
NHỮNG NGÀY HOẰNG PHÁP
Những ngày hoằng pháp biết bao nhiêu kỷ niệm, nhưng rảnh đâu mà ghi lại. Ghi được một hai năm đầu, rồi sau đó bận quá, bỏ luôn quyển sổ. Bây giờ chỉ lướt qua những tấm ảnh mà "chú thích" lại, một chút bồi hồi những ngày "lãng du" cùng chiếc ba lô, chẳng khác nào "nhất bát thiên gia phạn, cô thân vạn lý du..."
Chùa Đông An...
Chùa nhỏ xíu, nằm ngay biên giới huyện Tân Hồng (Đồng Tháp). Bước ra một chút là thấy đồn biên phòng Bình Phú, và nhìn chéo qua sông Sở Thượng là đất nước Campuchia. Mười mấy năm trước, tôi đã lặn lội suốt nơi này để viết những bài phóng sự cho báo Văn Nghệ Đồng Tháp. Chân tôi ngập trong cát nóng, nhìn xung quanh chỉ có cây me keo là sống nổi, cát bụi bám trắng xóa lá cành. Mùa mưa thì lội bì bõm trong một thứ đất nhão nhoét pha với phân bò rã ra, ớn cả người. Không có xe cộ gì chạy được, tôi thường xuyên lội bộ 4, 5 cây số từ bến tắc ráng đến đồn biên phòng, hoặc đi vào nhà dân. Vậy mà mê đất, mê người nên cứ lặn lội đi. Và thương đồng bào mình ở chốn heo hút xa xôi. Đâu ngờ có ngày trở về nâng niu từng trái tim nhỏ bé...Chỉ có điều... Choáng ngợp bất ngờ khi đi trên những con đường thênh thang như đại lộ, cắt ngang Đồng Tháp Mười như cắt ngang một cái bánh khổng lồ ngút ngàn lúa mượt. Bây giờ từ Tam Nông đi Tân Hồng, Tháp Mười đâu cần vòng ra đường liên tỉnh, mà cứ băng đồng theo tuyến đường mới êm ru. Thị trấn Sa Rài hồi nào như hòn đảo lọt giữa bốn bề nước lũ, nay to đùng nhà ngói nhà lầu, ăng-ten, in-tẹc-nét. Quả là sức nước sức dân đáng nể. Lặng lẽ làm nên một Đồng Tháp Mười đẹp như thế này đây. Nhờ vậy mà có thêm niềm tin để chống chọi với những tin tức tham nhũng, hối lộ hàng ngày chường lên mặt báo. Thôi thì, bàn tay có ngón vắn ngón dài, hãy biết hỷ xả và hy vọng.
Sư bà trụ trì hơn 80 tuổi, người gầy, nhẹ tênh như một áng mây. Tánh tình cũng nhẹ tênh, thanh thản. Cai quản một lũ con nít từ mẫu giáo tới lớp 10, 11, chỉ lo nấu cơm cho tụi nó ăn đã lau chau phát mệt. Lại còn đùa giỡn, nhảy nhót, ca hát. Đêm thứ bảy cả lũ xúm nhau ngủ lại chùa y như ký túc xá, coi tivi xong bèn nổi lửa nấu mì gói húp xì xụp thấy mà thương! Nhưng đừng tưởng... tới giờ tụng kinh là răm rắp Nam-mô, tới giờ đi kinh hành là chân trước nối chân sau im phăng phắc. Sư bà còn đem những bài kệ ra dạy, đứa nào cũng đọc thuộc lòng như cháo. Học ra học, chơi ra chơi, vừa nghiêm túc, vừa thoải mái. Thầy trò khổ hạnh nơi xứ nghèo mà vui, mà gắn bó. Tuần nào ba má không chở vô chùa là có đứa khóc mếu máo. Tụi nhỏ "ghiền" chùa là... tại sư bà. Sư bà dễ thương quá mà! Hổng ghiền sao được! Không ngờ "vùng biên địa" lại có bậc chân tu, và chúng sanh đâu có tệ!
Chùa nghèo, tôi phải "cải tạo" gian nhà kho cạnh chánh điện làm lớp học. Chẳng có bàn ghế, vội đi mua mấy chục bộ bàn ghế nhựa, thứ người ta dùng để mở quán cóc vỉa hè. Mua thêm mấy cây quạt gắn lên tường. Thế là học trò tôi có một lớp học "hoành tráng". Khổ nhất là bộ ampli cứ rè rè như người nghẹt mũi, học trò dỏng tai lên nghe cô giáo giảng tiếng được tiếng mất. Nhưng học giỏi dữ lắm. Bài nào cũng thuộc. Thuộc từ giáo trình Búp Sen Hồng cho tới cuốn Đố vui Phật pháp. Thứ gì vô tay tụi nhỏ cũng học hết trơn. Học như nỗi khát khao, say đắm. Vậy nên cô giáo quên hết 260 cây số ngồi xe rêm xương sống, và 260 cây số lượt về. Vài năm nữa chắc cô hết còn xuống đây với các con. Mỗi năm mỗi yếu dần đi. Các con lớn lẹ lên, biết đâu lên Sài Gòn học, cô trò mình lại gặp nhau.
Học xong, tụi nhỏ ở lại chùa ngủ luôn. Cô giáo lại đãi một chầu kem, mì gói, cà phê sữa. Mấy anh thanh niên trong xóm lân la tới chơi, cũng liên hoan tưng bừng và rộn ràng chuyện đạo. Có hôm, cô trò lấy máy chụp ảnh ra chụp và quay phim lẫn nhau, cười như nắc nẻ. Tội nghiệp, chỉ cần trông thấy mặt mình trên màn ảnh là các con cười sung sướng, niềm vui sao mà giản dị, đáng yêu. Tôi có dẫn theo thằng con trai duy nhất của mình, quay sang hỏi nó: "Con thương các em hôn?" Nó mỉm cười gật đầu. Vốn là con một, bây giờ tự dưng nó có "một bầy em", ngỡ ngàng thú vị lắm chứ!
Một hôm, tôi ngẫu hứng lý qua cầu, rủ học trò đi ra chợ xã ăn chè. Trời đất, đi 5 cây số lận đó cô! Hừm, cô đâu có ngán. Cô là phóng viên, đi bộ giỏi lắm nghen! Rồi, thì đi. Nhưng mà sư cô Thành ơi, sư cô với Út Xuân chạy hai chiếc honda kè theo nhé, vì con biết chắc sẽ có đứa mỏi giò, phải leo lên xe thôi. Nào, bắt đầu hành quân, một, hai...
Thầy trò rồng rắn kéo nhau ra lộ. Eo ơi, hai chục mạng chứ ít sao! Dọc đường còn "rước" thêm mấy em nữa nhập bọn. Vừa đi, vừa nhảy chân sáo, vừa reo hò, vừa... thở. Tới cảnh nào đẹp đẹp thì dừng lại "chộp hình". Cô ơi cô, chưa bao giờ tụi con vui như vầy! Cô ơi cô, tụi con kêu cô là mẹ nha! Ê, con nhỏ này, tránh ra cho tao nắm tay mẹ. Hông, tao nắm hà, mầy nắm nãy giờ rồi. Ứ ứ, mẹ ơi, hai đứa nó giành hoài, cho con nắm một chút đi! Thôi thôi, tụi con tranh nhau một hồi té xuống sình bây giờ. Rồi rồi, mỗi đứa nắm một tí. Hi hi, anh Ni bữa nay mất phần giành mẹ. Mai mốt anh Ni về thành phố tha hồ có mẹ nha.
Tới quán chè. Chủ quán trố mắt. Hả, hai mươi lăm ly. Làm lẹ lên. Trà đá đâu, uống trước đi, khát quá trời rồi. Ai da, muỗi, muỗi. Chạng vạng rồi, muỗi túa ra tấn công. Chủ quán đem ra cả chục cây quạt giấy. Mẹ, để con quạt cho mẹ. Thôi, mẹ tự quạt được mà. Chè xong rồi kìa, hai, ba, dzô! Ngon dễ sợ!
Tính tiền có hơn một trăm ngàn đồng mà lũ con xuýt xoa: "Tội nghiệp mẹ quá! Mẹ tốn tiền vì tụi con!" Tôi muốn rơi nước mắt. Bao nhiêu kẻ tiêu xài bạc tỷ của dân chưa hề biết xót như thế này.
Lại rồng rắn kéo nhau về. Trời tối mịt, mẹ con nắm chặt tay nhau dò dẫm qua từng vũng nước. Vậy mà vẫn có đứa sụp hố. Bùm! Sình văng lên. Áo mẹ, áo con đều tèm lem tuốt luốt. Hi hi, ha ha, he he... Vui quá mẹ ơi!
Năm cây số trở về, bắp chân mỏi nhừ, cứng ngắc. Một số "chiến binh" thua trận phải leo lên honda của sư cô và Út Xuân. Len lỏi qua bóng râm của hai hàng me keo bên đường, ánh trăng lưỡi liềm mỏng te như ráng nhăn răng cười cái đám cô trò "gàn" thấy sợ! Đi gần 10 cây số ăn có ly chè mà vui nỗi gì hổng biết! Nhân gian thiệt lạ thiệt lùng!
Về tới chùa, ly chè "biến" đâu mất tiêu, bụng lại sôi lên vì đói. Cô giáo lại đãi học trò chầu kem, sữa, mì gói, chứ ở thôn quê lấy đâu ra quà bánh. Hoan hô mì gói, đi đâu cũng có mi cứu bồ!
Sư bà cũng thức tới khuya chờ lũ học trò. Rồi giăng mùng cho tụi nhỏ ngủ. Rì rầm, rì rầm, tiếng lá tre xào xạc bên hiên chùa, tiếng con dế gáy thanh tao giữa đêm trường tĩnh mịch. Chập chờn một chốc đã nghe chuông mõ công phu ấm áp dịu dàng. Lũ trẻ không ai bảo mà tự động thức dậy, tụng kinh vang rền. Một ngày mới bắt đầu.
Nhưng cô giáo phải quay về thành phố. Tạm biệt các con. Tạm biệt. Đừng khóc. Rồi cô sẽ trở về thăm. Hãy giữ mãi tuổi thơ trong sáng nơi mái chùa quê. Một ngày nào đó các con lớn lên, sẽ hiểu những phút giây này là thiên đường giữa chốn trần gian...
Gửi ý kiến của bạn