- 1. Đại cương kinh Pháp Hoa
- 2. Nội dung 28 phẩm kinh Pháp Hoa
- 3. Đại thừa Diệu pháp Liên Hoa Kinh
- 4. Vị trí kinh Pháp Hoa theo cách phán giáo của Ngài Thiên Thai
- 5. Kinh Pháp Hoa giữa các kinh Đại Thừa
- 6. Hình tượng Hoa sen trong kinh Pháp Hoa
- 7. Nhất thừa đạo
- 8. Nhà Như Lai, Áo Như Lai, Tòa Như Lai
- 9. Kinh Pháp Hoa với lời thệ nguyện "Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ"
- 10. Điều kiện đến với kinh Pháp Hoa
- 11. Bồ-tát Thường Bất Khinh
- 12. Nhĩ căn viên thông hay là pháp môn Quán Âm
- 13. Giải thích Phẩm Tựa
- 14. Phân tích Phẩm Phương tiện
HoàThượngThích Thiện Siêu
TuViệnKim Sơn ấn hành PL. 2542-1998
PhápHoalà nói tắt của kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Bản gốc củakinh Diệu Pháp Liên Hoa được viết bằng Phạn văn là Saddharmapundarika-sitra.Ngài La Thập (Kumàrajiva) dịch là Diệu Pháp Liên Hoa. DiệuPháp là pháp, Liên Hoa là ví dụ. Kết hợp pháp và dụ thànhDiệu Pháp Liên Hoa, vì thế khi nói kinh Pháp Hoa thì cũng phảihiểu là Diệu Pháp Liên Hoa.
KinhPháp Hoa lấy hoa sen làm biểu tượng. Vì sao vậy? Vì Hoa senkhông những thường được nhắc đến trong kinh điển màthế gian cũng rất được ưu thích như Ca dao đã nhắc:
"Trongđầm gì đẹp bằng sen,
Láxanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụyvàng bông trắng lá xanh,
Gầnbùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"
Hoasen là một loài hoa rất đặc biệt, bản chất thanh cao củanó hơn hẳn các loài hoa khác. Cuộc đời của đức Phậttừ khi Ngài đản sanh cho đến khi nhập diệt, luôn luôn gắnliền với hoa sen. Vì vậy, hoa sen là biểu tượng cho sự giảithoát trong Phật giáo (Chín phẩm sen vàng lên giải thoát).Khi đức Phật giáng sanh, Ngài đi trên hoa sen bảy bước. Khiđức Phật truyền pháp cho Tôn giả Ca Diếp, ngài cũng cầmhoa sen. Vì vậy đức Phật luôn luôn được tôn trí ngồitrên hoa sen.
Cólần ngoại đạo Dona hỏi: Vậy Ngài phải được hiểu nhưthế nào? Ngài điềm tĩnh trả lời: Cũng giống như hoa sen,Ta sinh ra trong đời, lớn lên trong đời mà không bị đờilàm ô nhiễm. Như vậy Ta là Phật, Như Lai.
Hoasen ấy cao quí vô cùng. Nó từ dưới bùn mọc lên, nhưng khôngdính mùi bùn. Hoa sen có hoa mọc trước hoa mọc sau, nhưng khicó cơ hội mọc lên gặp ánh sáng mặt trời, tất cả đềunở ra, tỏa mùi thơm ngát như nhau. Các loài hoa khác khi mọclên, một thời gian hoa rụng mới có quả ; còn hoa sen vừabúp đã có quả, quả bọc trong gương sen. Hoa sen to chừngnào thì quả và gương sen to chừng ấy. Hoa quả đồng thời.Hoa sen có cái đặc biệt là bướm không đậu, sâu không ăn,người ta không lấy để trang sức trên đầu.
Khiđức Phật mới vừa Thành Đạo dưới cội Bồ-đề, Ngàiliền suy nghĩ: "Giáo lý mà Ta chứng ngộ quá siêu việt, siêulý luận, siêu ngôn ngữ, thậm thâm vi diệu. Còn chúng sanhở giữa đời này thường ham thích ái dục, khoái ái dụcthì làm sao hiểu cho thấu". Cho nên Ngài chần chừ, ngần ngạichưa muốn thuyết pháp. Hàng chư thiên biết rõ tâm ý củaPhật không muốn thuyết pháp, cho nên mới đến thỉnh cầuNgài thuyết pháp. Đức Phật nhìn giữa hồ sen, thấy cáchoa sen, có thứ đã ngoi lên khỏi bùn mà chưa khỏi nước,có thứ mọc lên giữa nước mà chưa lên khỏi mặt nước,có thứ mọc lên khỏi mặt nước mà chưa nở, có thứ sắpsửa nở đang đợi ánh sáng mặt trời mới tỏa bông ra.
ĐứcPhật nghĩ rằng: "Tất cả chúng sanh ở thế giới này cũngđều như thế. Có hạng căn cơ thấp, có hạng căn cơ vừa,có hạng căn cơ cao, nhưng nếu các hạng căn cơ đó đượcgặp ánh sáng, được gặp giáo lý của đức Phật cũng sẽđược giải thoát và giác ngộ". Do đó nên Ngài quyết địnhChuyển pháp luân, thuyết pháp độ sanh.
Lạinữa, hoa sen còn có một tính cách rất đặc biệt nữa, vìtính cách đặc biệt đó mà Phật đã lấy nó để ví dụcho Diệu Pháp của Ngài. Vậy Diệu Pháp đó là gì ? Đó làcái Phật tính, tri kiến Phật. Thấy biết như thế nào gọilà thấy biết Phật ? Thấy biết như thế nào là thấy biếtchúng sanh ? Phải mà thấy trái, là thấy biết chúng sanh. Thấyđúng sự thật là thấy biết Phật. Giả mà thấy thật làthấy biết của chúng sanh. Thấy đúng sự thật là thấy biếtPhật. Vô thường mà thấy là thường, vô ngã mà thấy làngã, là thấy biết chúng sanh. Trái lại vô thường thấy làvô thường, vô ngã thấy là vô ngã, là thấy biết Phật...Thành thử thấy biết Phật là cái thấy biết đúng chân lý,đúng tánh tướng của sự vật. Đó là cái thấy biết thoátra ngoài có, không, thường, đoạn, nhị biên theo thiên kiếncủa chúng sanh. Thấy biết Phật đó nó bao hàm cả tính từbi, hỶ xả, trí tuệ, giải thoát, nên cái thấy biết đócao quí vô cùng, ví như hoa sen ở trong bùn mà không hôi tanhmùi bùn. Hoa sen mọc ở trong bùn là bùn gì ? Phật giáo vídụ bùn đó là phiền não của chúng sanh. Phiền não đó nólàm cho cái thấy biết Phật bị khuất lắp, không hiện vàkhông mọc lên được, cũng như bùn khuất lắp hoa sen. Nhưngkhi thứ bùn đó được vạch ra, hoa tất sẽ mọc lên. Hoamọc lên từ trong bùn cũng như cái thấy biết Phật mọc lêntừ trong tâm phiền não của chúng sanh. Vì thế Thiền sư ChânNguyên của Việt Nam chúng ta đã diễn tả:
"Trầntrần sát sát Như Lai,
Chúngsanh mỗi người mỗi có hoa sen.
Hoalà bản tánh trạm viên,
Baohàm trời đất dưới trên cùng bằng.
Hậuhọc có biết hay chăng ?
Tâmhoa ứng miệng, nói năng mọi lời"
Trầntrần sát sát Như Lai:
Trầntrần sát sát... nghĩa là cõi Phật nhiều vô cùng, vô tậnnhư bụi trần không ai mà đếm hết. Thế giới của chúngsanh, thế giới của Phật cũng nhiều như thế, hằng hà sasố thế giới. Nếu chúng ta thay thế chữ trần trần sátsát bằng hằng hà sa số thế giới thì thế giới nào hễcó chúng sanh tức nhiên thế giới đó có Phật. Cho nên trầntrần sát thế giới đều có trần trần sát sát Phật, trầntrần sát sát chúng sanh.
Chúngsanh mỗi người mỗi có hoa sen:
Mỗingười chúng ta gọi là chúng sanh dầu có trí, không trí, giàusang, nghèo khổ, thông minh, ngu đần, chí đến hạng hung dữcũng đều có hoa sen. Họ hung dữ ngày nay nhưng ngày mai hếthung dữ, chẳng lẽ họ cứ hung dữ đời đời kiếp kiếpmà không lúc nào có một chút từ tâm hay sao ? Dầu họ u tốitới mức nào thì trong họ cũng có một chút sáng suốt. Xétcho cùng, những hạng người như vậy họ cũng có tình thươngchứkhông phải hung dữ hoàn toàn. Thế thì chính nơi người ấy,cũng có một đốm lửa sáng hay có một chút hoa sen tức làmỗi người có một hoa sen như Ngộ Ấn Thiền sư người ViệtNam đã nói:
"Diệutánh rỗng không chẳng thể bâu, (vin)
Rỗngkhông tâm ngộ, khó gì đâu?
Trênnon ngọc đốt màu thường đẹp
Sennỡ trong lo ướt chưa khô"
(ThuyềnUyển Tập Anh Lê Mạnh Thất dịch)
Hoalà bản tánh trạm viên:
Trạmlà đứng lặng. Viên là tròn đầy, viên mãn. Hoa sen nơi chúngsanh thì dù có lặn lội (luân hồi khi làm trời khi làm thìngười, khi súc sanh, khi ngạ quỉ...), nói chung là luân hồitrong sáu nẽo. Nếu làm người cũng đủ mọi hạng. Khi thìlàm người thông minh, người ngu dốt, người lành ngườiác... dầu làm người gì thì làm nhưng cái hoa sen, tánh trikiến Phật vẫn không bao giờ thay đổi. Nó luôn luôn vắnglặng, tròn đầy, không méo mó, không biến mất, không thêmbớt. Thành thử tri kiến Phật ở đây nói bằng ẩn dụ hoasen, thì nơi chúng sanh hay nơi Phật cũng y như nhau, không khác.Nhìn bề ngoài, hình tướng diện mạo mỗi người mỗi khác,nhưng Phật tính trong họ là hoa sen không khác, nó chỉ khácnhau ở chỗ biểu hiện mà thôi.
Baohàm trời đất dưới trên cùng bằng:
Hoasen đó viên tịch bình đẳng như nhau, không hơn, không thua,không cao, không thấp, tất cả đều bình đẳng. Chỉ khi nàohoa sen đó bị vùi lấp, bởi lấp bùn phiền não, thì khi đócon người trở nên bé nhỏ. Khi nào cái ta (ngã) phiền nãotrong mỗi chúng sanh nhỏ đi thì khi ấy hoa sen Phật tánh mớinở ra to lớn được. Đức Phật là hoa sen đã nở trọn vẹn,cho nên đức Phật lớn lắm. Đức Phật to lớn nên Ngài diệtđộ đã 2500 rồi mà chúng sanh vẫn niệm tưởng đến Ngài,vẫn thấy Ngài hàng ngày, khắp nơi.
Phậtlà bao hàm trời đất dưới trên cùng bằng. Nên Ngài tuyênbố "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn" Ngài là chubiến pháp giới (biến khắp mười phương).
Hậuhọc có biết hay chăng ?:
NgàiChân Nguyên nói hậu học (tức chỉ vào chúng ta đây) có biếthay không? Là một lời nhắc nhở để chúng ta cảnh tĩnh,dứt bỏ mê tình tự tìm thấy lại hoa sen trong chính mìnhđể đến bờ giác.
Tâmhoa ứng miệng, nói năng mọi lời:
Làý nghĩ của chúng ta (tâm hoa) ứng ra nơi miệng mình để nói.Nói cho đúng với cái tâm hoa tức cái hoa sen trong tâm mìnhứng ra mà nói. Khi ứng thì ứng ra hoa thơm chứ đừng ứngra hoa thối, nói ra ai cũng ghét, không ưa nghe. Tâm hoa thì lờiphải thơm, nhẹ nhàng phảng phất hơi thơm y như hoa sen. Giáopháp của Phật cũng có cái đặc sắc, vi diệu như tâm hoa- Hoa sen trong tâm. Phật tánh là tâm hoa, tâm hoa là tri kiếnPhật, đó chính là diệu pháp. Diệu pháp ở trong bùn mà khôngdính mùi bùn nên gọi là diệu pháp, tức là pháp mầu. Aiđược cái pháp mầu xuất hiện thì an lành, nên gọi là diệupháp.
Tấtcả giáo lý Phật từ đầu đến cuối đều lấy hoa sen làmbiểu tượng, cho nên đạo Phật cũng gọi là đạo Hoa sen:
- Khiđức Phật giáng sanh cũng bước đi trên hoa sen.
- Khiđức Phật sắp thuyết pháp cũng nhìn thấy hoa sen.
-Khiđức Phật truyền pháp cho Ngài Ma-ha Ca Diếp ở trên hộiLinh Sơn cũng bằng cái hoa sen.
Tronglịch sử Phật có nói tâm truyền tâm. Khi Ngài truyền chánhpháp nhãn tạng cho Tôn giả Ma-ha Ca Diếp ở hội Linh Sơn,hôm đó, đức Thích Ca không thuyết gì hết. Chúng hội tậphọp rồi, Ngài nhìn Hội chúng một lượt rồi từ từ cầmmột cái hoa sen đưa lên trước mặt mọi người. Cả chúnghội khi đó đều im lặng không ai hiểu gì cả, duy chỉ cóTôn giả Ma-ha Ca Diếp chúm chím cười. (niêm hoa vi tiếu).Phật biết Ca Diếp đã ngộ được cái hoa sen mà Phật đưalên. Đó chính là tâm ấn (lấy tâm ấn tâm). Tôn giả Ma-HaCa Diếp mặc dầu không nghe Phật nói gì hết nhưng mà đượccái tâm của Phật cho, nên mỉm cười. Đức Phật cũng thấycái chỗ Ca Diếp đã ngộ được cho nên mới nói rằng: "Ngôhữu Chánh pháp nhãn tạng, Niết-bàn Diệu tâm, thật tướngvô tướng, vi diệu pháp môn, kim phó nhữ Ma-ha Ca Diếp". (Tacó kho tàng mắt Tạng, con mắt Chánh pháp là Niết-bàn diệutâm, thật tướng vô tướng. Nay phó chúc cho Ma-ha Ca Diếp).
Từđó Ma-ha Ca Diếp lãnh cái giáo chỉ của Phật để sau nàykhi đức phật vừa nhập Niết-bàn thì ngài có kết tập Kinhđiển lần đầu tiên để truyền bá cho đến ngày nay.
KinhHoa Nghiêm nói về Hoa Tạng thế giới như sau: "Có những biểnhương thủy nhiều như bụi trần của mười bất khả thuyếtcõi Phật. Từ biển ấy nổi lên hoa sen lớn tên Nhất thiếtma ni vương trang nghiêm,... Đây là thế giới hoa sen".
Nhữngai đã từng đọc truyện Tây Du Ký thì chắc biết rằng: ĐườngTam Tạng đi thỉnh kinh ở Tây Trúc. Trải qua bao nhiêu sựkhó khăn, gian nan nguy hiểm, mà sau này người ta tiểu thuyếthóa thành động ma, động quỉ trên bước đường đi cầupháp của Ngài.
Khitriều nhà Đường bên Tàu mới thống nhất đất nước, cấmngặt sự ra vào Trung Hoa. Ngài Huyền Trang cùng với vài vịHoà thượng nữa dâng biểu lên nhà vua xin phép qua Ấn Độdu học.
Đợimãi không được phép, các vị Hòa thượng cùng dâng biểuvới ngài ngả lòng bỏ đi. Ngài kiên nhẫn đêm ngày cầunguyện các vị Bồ-tát gia hộ.
Mộtđêm năm 629, Ngài nằm mộng thấy một ngọn Linh Sơn ở giữabiển, bèn nhảy xuống nước để lội qua, thì vừa lúc đó,một bông sen xuất hiện, đưa tới chân núi. Thích quá, tỉnhdậy.
Từđó Ngài càng quyết tin rằng thế nào cũng thành công, vàchính nhờ đó mà Ngài đã thắng mọi gian nan sau này.
Mườisáu năm đi thỉnh kinh, mười chín năm âm thầm chuyên dịchkinh, khi tuổi sắp mãn Ngài gát bút, dặn dò đệ tử: "Đờithầy sắp hết, thầy nằm xuống thì đừng bầy vẽ gì cả! Quấn thầy trong một chiếc chiếu rồi chôn trong một thunglũng, chỗ nào vắng vẻ, tịch mịch !" Trước khi tịch, Ngàinhư bừng tỉnh, nói: Ta thấy một bông sen ở trước mắt,tươi đẹp lạ lùng !
Bamươi lăm năm trước Ngài thấy một hoa sen, đưa Ngài qua biểncả đến ngọn núi Phật, bông sen lần này lại đưa Ngàiđến cõi Phật. Đó cũng là hoa sen".
Ngàynay chúng ta niệm Phật cầu vãng sanh cũng là hoa sen (chín phẩmsen vàng). Thành thử hoa sen bên trong nó ứng với bên ngoài.Bên ngoài phù hợp với bên trong. Nếu tâm của chúng ta thanhtịnh đến chừng nào thì hoa sen của chúng ta khi cầu nguyệnvãng sanh cũng lớn chừng đó (Thượng phẩm thượng sanh.)Ngược lại, nếu hoa sen của chúng ta nhỏ bé chỉ lu lú dướinước thì dù có ngồi lên hoa sen để vãng sanh Tịnh độcũng chỉ ngồi được hoa sen hạ phẩm mà thôi, chứ khônglàm sao lên được hoa sen trung phẩm và thượng phẩm. Thếcho biết hoa sen trong tâm như thế nào thì ứng hiện ra hoasen bên ngoài như thế đó. Đời này nó hiện ra như thế nào,thì ngày mai ở cõi Tịnh Độ cũng hiện như thế ấy.
Vậytụng trì, sao chép, diễn nói... Pháp Hoa cũng chỉ để làmsao cho cái hoa sen ở trong chính tự tâm chúng ta ngày càng mọclên tươi tốt, thoát khỏi bùn, xuất hiện phô bày, tỏa hươngngát thơm cho đời. Như nàng Tiểu Thánh từng nguyện trướcPhật đài:
"Khểthủ từ bi đạo sĩ tiền,
Mạcsanh Tây thổ mạc sanh thiên,
Nguyệnvi nhất trích dương chỉ thủy,
Sáitác nhân gian tịnh đế liên."
Nghĩalà:
"Trướcđấng từ bi nguyện mấy lời,
Chẳngsanh đất Phật chẳng lên trời,
Xinlàm giọt nước cành dương nhỏ.
Sáirực đài sen sạch bụi đời."