- 1. Nghệ thuật sống hạnh phúc
- 2. Tiếp xúc với cái đẹp
- 3. Những biểu hiện của tâm từ
- 4. Tham ái: Chướng ngại của tâm từ
- 5. Đối trị sân hận
- 6. Tâm từ: Mở rộng con tim thương yêu
- 7. Tâm bi: Phát triển con tim cứu khổ
- 8. Tâm hỷ: Một niềm vui giải thoát
- 9. Những đồng minh của tâm hỷ
- 10. Tâm xả: Quân bình và tĩnh lặng
- 11. Năng lượng của sự bố thí
- 12. Đem tình thương vào cuộc đời
SỐNG VỚI TÂM TỪ
Sharon Salzberg, Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Không chỉ đối với những thứ như tài sản và vật chất, mà cả với những vấn đề như tình thương, niềm tin và hạnh phúc, chúng ta cũng nghĩ như thế. Chúng ta cảm thấy ghen tức trước những ai có một niềm tin hoặc tình thương lớn, những ai vẫn giữ được an tĩnh cho dù họ đối diện với những nhọc nhằn trong cuộc đời, những ai vẫn dễ thương cho dù sự việc có khó khăn đến đâu... Chúng ta tưởng rằng sẽ không còn một niềm tin và tình thương nào để lại cho ta nữa, vì người khác đã lấy mất hết rồi! Ta khổ đau vì so sánh và thấy mình không bằng những người ấy, ta muốn họ sẽ bị thất bại để cũng chỉ giống như ta thôi.
Nếu ta nhìn thực tại bằng ánh mắt ấy - khi người khác được nhiều hơn, ta sẽ được ít đi - lẽ dĩ nhiên ta sẽ cảm thấy bị đe dọa và trở nên ganh ghét. Ta sẽ có một thái độ nhỏ nhen và hẹp hòi hơn đối với người khác. Khi ta cho rằng những điều tốt lành trên thế giới này là giới hạn, thì ta lúc nào cũng chỉ muốn giành lấy cho mình mà thôi. Vì không thấy được rằng những cái hay, cái đẹp trên đời này lúc nào cũng tự sinh trưởng, tự cung ứng đầy đủ, nên chúng ta sẽ mãi mãi là một người nghèo túng!
Trong truyền thống đạo Phật có một pháp môn tu tập gọi là “hồi hướng”. Hồi hướng có nghĩa là đem những lợi lạc, công đức mình có được chia sẻ với người khác. Pháp tu này giúp ta đối trị ý niệm sai lầm về sự giới hạn của công đức. Chúng ta tích lũy công đức qua những việc làm lành. Nhưng tích lũy ở đây không có nghĩa là ta đem những công đức ấy chất giữ vào một nhà kho nào đó cho riêng mình. Công đức là một năng lực rất sinh động và vi tế. Nó là một sức mạnh được phát sinh và tăng trưởng qua chính mỗi việc làm lành của ta.
Những gì chúng ta nghĩ đến hoặc tha thiết mong ước, hoặc thực sự đã làm, đều mang lại một năng lượng ảnh hưởng. Đó là một điều mà ta có thể chứng nghiệm được. Khi ta trao cho ai một vật gì, hành động ấy tự nó mang theo một năng lượng rất cụ thể. Khi ta an ủi một người nào đang gặp khổ đau, khi ta hy sinh thì giờ của mình, khi ta ngồi thiền, ta sẽ cảm thấy có một năng lực rất thật có mặt trong giây phút ấy. Mỗi khi ta tiếp xúc với tự tánh của sự vật, mỗi khi ta có một con tim từ bi, là chúng ta đang làm những việc gây dựng công đức cho chính mình.
Và những công đức ấy, ta có thể đem ra hồi hướng đến cho tất cả. Đó là pháp môn hồi hướng. Theo truyền thống, chúng ta thực tập lời nguyện như sau: “Nguyện đem công đức này, hướng về khắp tất cả, đệ tử và chúng sinh, đồng trọn thành Phật đạo.” Chúng ta có thể chia sẻ công đức của mình cho bất cứ một ai, cá nhân, đoàn thể, muôn loài... không phân biệt. Và ta cũng có thể hồi hướng công đức ấy cho những người quá cố, để họ có thể nương tựa vào năng lượng giải thoát này.
Chia sẻ công đức tự nó là một việc rất cao thượng và hiệu quả. Kinh Phật dạy, khi chúng ta chia sẻ công đức cho ai thì phần công đức của ta cũng nhờ đó mà được tăng lên. Bằng cách cho đi mà ta có được nhiều hơn! Tôi thường suy nghĩ về điều này và tự hỏi: “Làm sao chuyện đó lại có thể được? Tôi cho đi rồi, làm sao lại có thêm?”
Muốn cho dễ hiểu, chúng ta có thể dùng hạnh phúc làm một ví dụ. Hạnh phúc đâu có mất đi khi ta đem nó ra chia sẻ? Nó đâu phải là một thứ đồ vật có giới hạn mà ta cần phải lo lắng bảo vệ cẩn thận kẻo mất hết không còn gì! Hạnh phúc tăng trưởng khi ta đem nó ra chia sẻ, vì chính hành động ấy giúp ta tiếp xúc được với cội nguồn của nó, vốn là vô cùng tận.
Thái độ hẹp hòi của ta đối với những may mắn của người khác là một chiến lược chủ bại. Khi ta mong cho hạnh phúc người khác bị suy sụp, điều đó sẽ làm suy sụp hạnh phúc của chính ta. Và ngược lại, khi ta làm tăng trưởng hạnh phúc người khác, hạnh phúc của ta cũng sẽ tăng trưởng theo. Vì hạnh phúc bao giờ cũng đủ cho tất cả mọi người, nó vô tận và vô biên.
Sharon Salzberg, Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Tâm hỷ: Một niềm vui giải thoát
Hẹp hòi
Một phương pháp khác để thực tập tâm hỷ là đừng nhỏ nhen và hẹp hòi. Chúng ta có thể nhìn thành công và hạnh phúc của người khác, rồi mong cho địa vị và sự thành đạt của họ sẽ bị suy giảm - như thể nhờ đó mà hạnh phúc của ta sẽ được tăng lên vậy! Có lẽ chúng ta nghĩ rằng hạnh phúc là một món hàng có giới hạn - khi người này có nhiều hơn thì người kia sẽ phải bớt đi.Không chỉ đối với những thứ như tài sản và vật chất, mà cả với những vấn đề như tình thương, niềm tin và hạnh phúc, chúng ta cũng nghĩ như thế. Chúng ta cảm thấy ghen tức trước những ai có một niềm tin hoặc tình thương lớn, những ai vẫn giữ được an tĩnh cho dù họ đối diện với những nhọc nhằn trong cuộc đời, những ai vẫn dễ thương cho dù sự việc có khó khăn đến đâu... Chúng ta tưởng rằng sẽ không còn một niềm tin và tình thương nào để lại cho ta nữa, vì người khác đã lấy mất hết rồi! Ta khổ đau vì so sánh và thấy mình không bằng những người ấy, ta muốn họ sẽ bị thất bại để cũng chỉ giống như ta thôi.
Nếu ta nhìn thực tại bằng ánh mắt ấy - khi người khác được nhiều hơn, ta sẽ được ít đi - lẽ dĩ nhiên ta sẽ cảm thấy bị đe dọa và trở nên ganh ghét. Ta sẽ có một thái độ nhỏ nhen và hẹp hòi hơn đối với người khác. Khi ta cho rằng những điều tốt lành trên thế giới này là giới hạn, thì ta lúc nào cũng chỉ muốn giành lấy cho mình mà thôi. Vì không thấy được rằng những cái hay, cái đẹp trên đời này lúc nào cũng tự sinh trưởng, tự cung ứng đầy đủ, nên chúng ta sẽ mãi mãi là một người nghèo túng!
Trong truyền thống đạo Phật có một pháp môn tu tập gọi là “hồi hướng”. Hồi hướng có nghĩa là đem những lợi lạc, công đức mình có được chia sẻ với người khác. Pháp tu này giúp ta đối trị ý niệm sai lầm về sự giới hạn của công đức. Chúng ta tích lũy công đức qua những việc làm lành. Nhưng tích lũy ở đây không có nghĩa là ta đem những công đức ấy chất giữ vào một nhà kho nào đó cho riêng mình. Công đức là một năng lực rất sinh động và vi tế. Nó là một sức mạnh được phát sinh và tăng trưởng qua chính mỗi việc làm lành của ta.
Những gì chúng ta nghĩ đến hoặc tha thiết mong ước, hoặc thực sự đã làm, đều mang lại một năng lượng ảnh hưởng. Đó là một điều mà ta có thể chứng nghiệm được. Khi ta trao cho ai một vật gì, hành động ấy tự nó mang theo một năng lượng rất cụ thể. Khi ta an ủi một người nào đang gặp khổ đau, khi ta hy sinh thì giờ của mình, khi ta ngồi thiền, ta sẽ cảm thấy có một năng lực rất thật có mặt trong giây phút ấy. Mỗi khi ta tiếp xúc với tự tánh của sự vật, mỗi khi ta có một con tim từ bi, là chúng ta đang làm những việc gây dựng công đức cho chính mình.
Và những công đức ấy, ta có thể đem ra hồi hướng đến cho tất cả. Đó là pháp môn hồi hướng. Theo truyền thống, chúng ta thực tập lời nguyện như sau: “Nguyện đem công đức này, hướng về khắp tất cả, đệ tử và chúng sinh, đồng trọn thành Phật đạo.” Chúng ta có thể chia sẻ công đức của mình cho bất cứ một ai, cá nhân, đoàn thể, muôn loài... không phân biệt. Và ta cũng có thể hồi hướng công đức ấy cho những người quá cố, để họ có thể nương tựa vào năng lượng giải thoát này.
Chia sẻ công đức tự nó là một việc rất cao thượng và hiệu quả. Kinh Phật dạy, khi chúng ta chia sẻ công đức cho ai thì phần công đức của ta cũng nhờ đó mà được tăng lên. Bằng cách cho đi mà ta có được nhiều hơn! Tôi thường suy nghĩ về điều này và tự hỏi: “Làm sao chuyện đó lại có thể được? Tôi cho đi rồi, làm sao lại có thêm?”
Muốn cho dễ hiểu, chúng ta có thể dùng hạnh phúc làm một ví dụ. Hạnh phúc đâu có mất đi khi ta đem nó ra chia sẻ? Nó đâu phải là một thứ đồ vật có giới hạn mà ta cần phải lo lắng bảo vệ cẩn thận kẻo mất hết không còn gì! Hạnh phúc tăng trưởng khi ta đem nó ra chia sẻ, vì chính hành động ấy giúp ta tiếp xúc được với cội nguồn của nó, vốn là vô cùng tận.
Thái độ hẹp hòi của ta đối với những may mắn của người khác là một chiến lược chủ bại. Khi ta mong cho hạnh phúc người khác bị suy sụp, điều đó sẽ làm suy sụp hạnh phúc của chính ta. Và ngược lại, khi ta làm tăng trưởng hạnh phúc người khác, hạnh phúc của ta cũng sẽ tăng trưởng theo. Vì hạnh phúc bao giờ cũng đủ cho tất cả mọi người, nó vô tận và vô biên.
Gửi ý kiến của bạn